Đề: Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố,
thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Bài làm:
Huỳnh Lê Việt Trinh
Cuộc sống thường nhật ồn ã là thế, vội vã là thế, và, mỗi người trong chúng ta đều có thể dễ dàng để vụt qua một ngày
trong quỹ thời gian của mình một cách lãng phí chỉ để ngủ, mua sắm hay lang thang “internet”.. và đấy có chăng cũng chỉ là
một ngày của những con người nhàn rỗi, giàu có. Thế nhưng một ngày của những con người nhàn rỗi, giàu có ấy là cả một
chặng đường mưu sinh đầy khó khăn, gian khổ của những người lao động nghèo khó, những đứa trẻ “đường phố”- trẻ em lang
thang, cơ nhỡ- để kiếm kế sinh nhai.
Cuộc sống là thế đấy các bạn ạ! Nó chính là một ông thầy khắc nghiệt. “Ông thầy” ấy có thể đưa chúng ta đến đỉnh
vinh quang của cuộc đời, nhưng cũng chính “ông ấy” sẽ thẳng tay triệt tiêu ngay chúng ta khi ta mới chỉ bước vào “bài học đầu
tiên”. Thế kỉ XXI, một cuộc sống hiện đại, mỗi ngày là một cuộc chạy đua họi nhập, phát triển như vũ bão, trên đường đua này
nước ta không ngừng tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, và cũng không tránh khỏi việc nền văn hóa bị lai căng,
pha tạp. Sự pha tạp, lai căng nền văn hóa phương Tây được thể hiện nhiều nhất ở giới trẻ mà những biểu hiện của nó hiện nay
đó là: khái niệm “sống thử”, các mối quan hệ tình dục không lành mạnh, sự ràng buộc của phong tục tập quán, lễ giáo phong
kiến bị phá vỡ làm cho việc kết hôn và li hôn của giới trẻ hiện nay trở nên dễ dàng hơn, sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ đối
với con cái trở nên lỏng lẽo, làm cho tầng lớp thanh thiếu niên có lối sống buông thả; các tệ nạn xã họi ngày càng phát sinh và
phát triển…Và kết quả của những cách nghĩ, và hành động ấy là những mảnh đời bén nở, lang thang, côi cút giữa giông tố
cuộc đời, để rồi ta có khái niệm “trẻ em lang thang, cơ nhỡ”!
Đấy chính là thực trạng của cuộc sống hiện tại, trên đất nước ta, trong các thành phố, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp
hình ảnh trẻ em đang lao động, mưu sinh dưới nhiều hình thức, với nhiều lứa tuổi( khoảng từ 9, 10 đến 16, 17 tuổi), cái tuổi mà
đáng lẽ các em phải chăm sóc, bảo vệ, vui chơi, học hành. Vậy mà hằng ngày các em lại phải lặn lỗi với chồng báo, sấp vé số,
khay bánh, hay bưng bê rửa chén bát trong các quán ăn. Một bộ phận khác lại tụ tập thành lập băng nhóm trộm cắp. Các em-
những trẻ em lang thang, cơ nhỡ- những trang giấy trắng tinh khôi rất dễ dàng bị “nhuốm màu cuộc sống”, dễ bị tiêm nhiễm, bị
sa vào các tệ nạn xã hội, một khi các em trở thành đối tượng của các thể lực xấu. Và mĩ quan đô thị cũng sẽ bị các em làm mất
dần khi vì mưu sinh mà các em cứ bám lấy khách du lịch nước ngoài để mong kiếm “chút đỉnh”.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Chính giờ phút này đây câu ca dao trên của ông cha ta thật sự có giá trị hơn bao giờ hết. Tình thương là cơ sở quan
trọng nhất tạp nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc bản
chất của người lao động. tình yêu thương, sự cưu mang, sẻ chia, giúp đỡ giữa con người với con người, với những mảnh đời
bất hạnh hơn mình, đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các hội bảo trợ xã hội, các nhà mở, mái ấm tình thương trên khắp mọi
miền của Tổ Quốc, làm cho các em- trẻ em lang thang, cơ nhỡ- xích lại gần hơn với cuộc sống lành mạnh, thoát li các em khỏi
cuộc mưu sinh “cơm áo gạo tiền”, giúp các em trở lại “đúng với lứa tuổi”, để các em được giáo dục, được hưởng những quyền
lời vốn có của mình, có thể kể đến các trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em lang thang, cơ nhõ đã và đang hoạt động mạnh đó
là làng trẻ em SOS, một trong những làng trẻ nhận được nhiều nhất sự quan tâm, tài trợ của các cơ quan, tổ chức từ thiện; hầu
hết các em ở đây đều là những em mồ côi, bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa. Mái ấm của các em là được sự
yêu thương chăm sóc của nhiều người, các em được vui chơi, học hành như các trẻ em khác. Các em được sống trong mô hình
gia đình, mỗi gia đình có mười em và có một mẹ mà chúng gọi với một cái tên rất thân thương là mẹ SOS. Bên cạnh làng SOS
còn có làng trẻ em BIRLA ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội trải qua gần 20 năm hoạt động; trung tâm nuôi dưỡng
bảo trợ trẻ em Gò Vấp tọa lạc ở phường 4, thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những trung tâm bảo trợ trẻ em lớn nhất thành
phố Hồ Chí Minh từ trước giải phóng; ngoài ra ở thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều trung tâm khác như: trung tâm nuôi dưỡng
bảo vệ trẻ em Tân Bình, trung tâm bảo trợ xã họi trẻ em thiệt thòi (Christina Noble Children’s Foundation) ở phường 7, quận
3, thành phố Hồ Chí Minh và còn với 15 mái ấm ở quận 8 với hơn 14 năm thành lập; trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hoa
Mai, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng hoạt động từ năm 2002 và hiện đang nuôi dưỡng 45 trẻ mồ côi; xuống
đến Hậu Giang ta có thêm Nhà nuôi trẻ mồ côi Hướng Dương, thị trấn Cái Tắc, tỉnh Hậu Giang được thành lập thừ năm 1996,
với hơn 30 em được nuôi dưỡng… Bên cạnh các trung tâm, các nhà mở còn có nhiều hơn nữa các cá nhân, gia đình, các ngôi
chùa cũng sẵn sàng “mở rộng vòng tay” với các em. Bước vào cửa chùa Bồ Đề, Hà Nội ngoài tiếng chuông chùa thiêng liêng
ta còn có thể bắt gặp tiếng khóc của trẻ em, điều này không còn là điều lạ lẫm với khách viếng chùa, vì chùa đang nuôi dưỡng
đến hơn 10 đứa trẻ sơ sinh và chùa còn giành ra một góc cho việc sinh hoạt vui chơi của các trẻ em mồ côi độ tuổi từ 13 đến 14
tuổi; hình ảnh những gương mặt bụ bẫm, đáng yêu đang lim dim ngủ say như thiên thần của hơn 10 em bé ờ chùa Bồ Đề đập
vào mắt tôi, khiến tôi không phải đau lòng, buồn thương cho số phận bất hạnh mà các bé phải gánh chịu ngay khi mới chào
đời, nỗi căm giận những con người vô trách nhiệm đã sinh thành để rồi bỏ rơi chúng lạc lõng giữa cuộc đời. Qua đó, mỗi người
chúng ta mới thực sự được thức tỉnh, mới thật sự cảm nhận được tình cảm gia đình và niềm hạnh phúc có một gia đình nó vô
giá đến nhường nào, làm cho chúng ta ý thức hơn nữa về trách nhiệm của từng thanh niên trong một gia đình, trách nhiệm của
từng thành viên trong một gia đình, trách nhiệm của từng gia đình đối với xã hội, của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Và đừng
sống chỉ vì chính bản thân của các bạn mà hãy sống cho cả cộng đồng, cả xã hội.
Nguyễn Thị Nhung Nhận thức đúng, cần dẫn chứng
Trẻ em là mầm non của tổ quốc. Vì thế từ nhỏ trẻ em cần được giáo dục, đào tạo, nuôi dưỡng một cách bài bản để trở thành công dân
có ích cho tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những đứa trẻ được gia đình nuôi dưỡng, sống hạnh phúc trong vòng tay của cha mẹ, gia đình
và xã hội, vẫn còn nhiều trẻ phải sống lang thang, không nơi nương tựa. Hiện tượng này thường được thấy ở nhiều thành phố, thị trấn
lớn của đất nước. Vậy chúng ta phải làm gì để giúp các em ấy có cuộc sống tốt hơn.?
Trẻ em suy nghĩ còn rất non nớt, rất dễ bị tổn thương bởi các tác động, điều kiện ngoại cảnh của môi trường xung quanh. Khảo
sát cho thấy, nguyên nhân chủ yếu đưa trẻ vào đời sớm là xuất phát từ hoàn cảnh gia đình: bố mẹ ly hôn, mồ côi, sống với mẹ kế hoặc
dượng, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, sự quản lý trẻ của gia đình lỏng lẻo hoặc quá khắt khe; không những thế, việc giáo dục trẻ
em của cha mẹ chưa đúng đắn, thậm chí có hành vi ngược đãi cũng tạo cho trẻ nhận thức về đạo đức kém…Bất mãn với hoàn cảnh của
mình, lại không được quan tâm, giáo dục kịp thời, như một phản xạ tự nhiên, các em tìm cách bỏ đi khỏi nhà, lang thang với cuộc sống
mà các em cho rằng đó là cách giải thoát. Ra đời sớm, chưa có nhận thức về cuộc sống, không thể tự lao động nuôi sống bản thân, các
em dễ đi vào con đường tệ nạn xã hội như ăn cắp, móc túi… Đối với các em lớn hơn một chút, có sức khoẻ thì đi làm mướn, làm thuê
nhưng cũng dễ bị người xấu dụ dỗ vào con đường phạm pháp, nghiện ngập. Hơn nữa, các trẻ em lang thang này thường sống thành
từng băng nhóm, sinh hoạt không lành mạnh, tiêu xài hoang phí với số tiền bất chính có được…Các em nữ lại càng khó khăn và dễ bị
lạm dụng hơn.
Lẽ ra ở tuổi này, các em phải được vui chơi, học tập, được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình và bạn bè…Nhận thức được
điều đó, cũng như tầm quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục các em trở thành những con người có ích cho xã hội, nhiều cá nhân,
gia đình, tổ chức đã trực tiếp hoặc gián tiếp thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái
ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Như nhà mở Đồng Nai được thành lập
vào ngày 25/11/1998 theo quyết định số 67QD/TĐ với mục đích: chăm sóc, giáo dục hướng nghiệp, tìm việc làm cho những trẻ lang
thang, cơ nhỡ, đưa trẻ tái hòa nhập cộng đồng, ngăn ngừa trẻ bị tác động, ảnh hưởng từ các tệ nạn xã hội. Điều đó chứng tỏ nhà nước
đã quan tâm đến trẻ em từ rất sớm thông qua Việt Nam là nước đầu tiên ký công ước bảo vệ quyền trẻ em. Ngoài ra, một số diễn đàn
internet cũng đã đưa các địa chỉ cần thiết để mọi người có thể chung tay góp sức với cộng đồng đưa trẻ thơ về với mái ấm gia đình như
diễn đàn Cha Mẹ. Hay các trung tâm quen thuộc với chúng ta như làng trẻ em Hòa Bình, mái ấm Mai Linh.
Những nghĩa cử trên thật cao đẹp. Đối với trẻ em lang thang, cơ nhỡ được quan tâm, chăm sóc như bao trẻ em khác là điều hạnh phúc
và may mắn. Có câu “Trẻ em như búp trên cành”. Búp trên cành nhỏ bé, yếu đuối nhưng tràn đầy nhựa sống, nó cũng cần cây mẹ che
chở bởi những tác động của thiên nhiên. Trẻ em cơ nhỡ, lang thang cũng thế, cũng cần được quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ
một cách chu đáo và ân cần.
Hàng động chung tay góp sức vì cộng đồng thật đáng để chúng ta học tập và noi theo. Hành động đó thể hiện sự quan tâm của những
người lớn đối với trẻ thơ đồng thời nó còn thể hiện tinh thần nhân đạo của cha ông ta.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Đã là người Việt Nam thì không phân biệt người thân hay người dưng. Giúp trẻ lang thang, cơ nhỡ trở về đúng vị trí của mình- mái ấm
gia đình- là một hành động nhân đạo, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Hành động đó cần được tuyên truyền, đề cao, nhân
rộng.
Mỗi con người đều chứa đựng một tấm lòng nhân ái.Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân, gia đình, tổ chức tích cực tìm kiếm, khuyên
bảo trẻ đưa về những mái ấm tình thương thì vẫn còn nhiều người lạnh nhạt, xua đuổi trẻ lang thang, cơ nhỡ. Hành động đó thật đáng
lên án. Có ai chưa từng làm trẻ con, có ai chưa trải qua cảm xúc của tuổi trẻ vì thế có ai chưa có cái suy nghĩ bồng bột là bỏ nhà đi
“bụi”. Thế thì tại sao một số người vẫn không đồng cảm với những đứa trẻ có một mảnh đời bất hạnh, cay đắng. Họ xa lánh, xua đuổi
các em. Ai có thể cầm lòng được khi nhìn thấy những em nhỏ bơ vơ, nhặt rác, ngủ bờ ngủ bụi, vất vả kiếm sống qua ngày như bao
người trưởng thành khác. Những mùa hè nắng gắt, những cơn mưa dầm lạnh, những đêm khuya, sương buốt lạnh đều “trải” trên vai
các em…
Đã là con người thì hãy làm một việc gì đó thật có ích. Bảo vệ trẻ lang thang, cơ nhỡ có nghĩa là xây dựng đất nước. Chúng ta nên hành
động bằng cách tham gia phong trào “Để thành phố, thị trấn không còn trẻ em lang thang, cơ nhỡ” mà Nhà nước đã phát động. Không
cần phải hành động gì to tát, chỉ cần một cử chỉ quan tâm, dù là nhỏ nhưng cũng khiến các trẻ em khác không được may mắn như bao
trẻ khác này cũng phải nhớ về mái ấm gia đình, những buổi cơm hạnh phúc bên gia đình, vòng tay ấm áp của cha mẹ. Đó là việc tối
thiểu mà mỗi cá nhân phải làm vì mình, vì đất nước, vì trẻ em.
Mai Thiên Ý Có quan tâm mối quan hệ giữa văn học- âm nhạc, ,thiếu giải pháp
“Trong đêm một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường… em rất buồn vì em không biết đi, đi về đâu! Cuộc sống mưu
sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày, vì em không cha, vì em đã mất mẹ…”
Chắc hẳn không ai trong chúng takhi nghe bài hát “ Đứa bé” của nhạc sĩ Minh Khang lại không chạnh òng nghĩ đến số phận
những đứa trể lang thang. Đó là một hiện tượng trong cuộc sống hôm nay. Còn rất nhiều trẻ em phải mưu sinh từ nhỏ, tự nuôi sống bản
thân mình. Thật bất hạnh cho các em. Nhưng, như một chân lý của cuộc sống, nếu có những mảnh đời bất hạnh thì cũng có những tấm
lòng vàng để chia sẻ, giúp đỡ. Đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Mang trong mình dòng máu yêu thương của người Việt,
đã có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống về những mái nhà tình thương để nuôi dạy, giúp
các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Như chúng ta đã biết, ngày nay có rất nhiều em nhỏ phải sống một cuộc sống lang thang, cơ nhỡ, nay đây mai đó. Chúng ta dễ
dàng bắt gặp những hoàn cảnh ấy bất cứ nơi đâu: một đứa bé bán vé số trong các quán vỉa hè, một cậu nhỏ đi đánh giày, một em gái đi
nhặt đồ phế thải, hay một em nhỏ ăn xin bên đường… Chẳng phải là các em đang gánh lấy những đau khổ quá mức đó sao?! Cái thời
trong sáng, đẹp đẽ cùa một đời người dường như khó đạt được đối với các em. Thoáng thấy ánh mắt buồn và thèm khát của một bé gái
khi thấy một bạn nhỏ khác được đi học, lại ăn mặc đẹp… lòng bỗng cảm thấy hụt hẫng… Nguyên nhân nào khiến các em ra nông nỗi
này? Nhiều lí do, nhưng lí do chính là do các em mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Trẻ nhỏ nào mà lại chẳng cần đến ba mẹ, nếu không có cha mẹ
thì các em sẽ ngã quị và dễ bất lực trong cuộc sống. Nói vậy chẳng phải các em đã hết con đường đi tiếp sao? Không. Vì rằng, đã, đang
và sẽ có những cá nhân, tổ chức tiếp nhận, nuôi dưỡng các em, và vì cuộc sống này đang còn tình thương. Như cách đây không lâu,
trong chương trình “Câu chuyện ước mơ” có nói về hoàn cảnh “gà trống nuôi con”. Một người đàn ông đã hi sinh, chấp nhận sống đơn
độc, không lập gia đình để có thể chú tâm vào việc nuôi dưỡng 11, 12 em nhỏ cơ nhỡ hơn và coi các em như con ruột, nuôi dạy các em
khôn lớn mà không mong đáp trả. Gần đây nhất là trường hợp em Thiện Nhân được tìm thấy trong bụi cây lúc mới ba ngày tuổi, em bị
kiến ăn mất một chân và mất bộ phận sinh dục. Xúc động trước hoàn cảnh của em, gia đình chị Kim Anh đã nhận nuôi em. Quả là
những tấm gương sáng. Nếu chúng ta, tất cả mọi người đều biết chia sẻ và mở lòng ra đón nhận các em thì chắc rằng sẽ không còn
nhiều mảnh đời bất hạnh nữa. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều thay chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em lang thang cơ nhỡ
có cơ hội hòa nhập với xã họi. Ta có thể bắt gặp nhiều chương trình hoạt động, vui chơi dành cho các em bất hạnh, giúp các em sống
vui vẻ, lạc quan hơn. Ta cũng không khó để thấy những cơ sở mái ấm tình thương dành cho các em, và những chương trình ca nhạc
quyên góp cho trẻ em đường phố. Nhiều, và còn nhiều lắm những hoạt động như trên. Tất cả đều vì tương lai cùa các em.
“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất
cả trái tim con người Việt Nam!”
Lời kết của bài hát trên đã phần nào làm ấm lòng chúng ta.
Nguyễn Thị Ngọc Hà Có đầu tư, xem lại phần mở bài (ý)
Nếu trở thành tỉ phú bạn sẽ làm gì đầu tiên? Đó có thể là kế hoặc kinh doanh qui mô lớn, cũng có thể là chuyến du lịch vòng
quanh thế giới. Hay bạn muốn tặng số tiền lớn cho những người nghèo, trẻ lang thang, cơ nhỡ? Đó là một hành động “đẹp” nhưng còn
“đẹp hơn” khi chúng ta biết đồng cảm với sự đau khổ, khó khăn, nhọc nhằn và những thiếu thốn ấy đã làm phai đi sự ngây thơ, trong
sáng vốn có của những em lang thang, cơ nhỡ và chúng ta biết thực hiện những hành động thiết thực giúp các em vươn lên trong cuộc
sống. Vì vậy ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận các em về mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập,
rèn luyện trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Hiện nay, ở nước ta số lượng trẻ em lang thang rất lớn, tăng gần 15000 em (1996) đến 23000 em (2000) trong thực tế thì số
lượng này còn cao hơn nhiều. Đây là thực trạng nhức nhối trong xã hội nước ta nhất là khi Việt Nam là một trong những nước đầu tiên
kí công cước về bảo vệ quyền trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do kinh tế gia đình của các em vô cùng khó khăn, cha
mẹ không thể nuôi nổi con cái của mình rồi để các em bơ vơ kiếm sống ở thành phố, thị trấn. Ngoài ra, các em còn bị tác động tâm lí
bởi gia đình tan vỡ, chán nản cuộc sống gia đình hay cũng có những em mồ côi cha mẹ lang thang, côi cút một mình. Một số em nghe
theo lời rủ rê của bạn bè, bỏ gia đình đi để có cuộc sống tự do. Nhưng dù lí do gì đi chăng nữa thì cuộc sống của các em là sẽ những
chuỗi ngày cơ cực khổ nhất, tương lai mờ mịt. Để giải quyết tình trạng trên, Nhà nước ta đã ra quyết định số 19 nhằm hỗ trợ cho các
em học văn hóa, học nghề, chi phí tàu xe để hồi gia. Nhưng thực tế lại không cho kết quả như ý muốn. Vì vậy việc mở ra những mái
ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, sống lành mạnh là biện pháp tối ưu nhất. Tiêu biểu là làng trẻ SOS Việt
Nam đã nuôi dưỡng 2647 trẻ trong đó có 318 em đến tuổi trưởng thành rời làng và có cuộc sống ổn định. Vào năm 2008, chương trình
nuôi trẻ em mồ côi, lang thang sẽ mở rộng về qui mô và số lượng. Những mái ấm tình thương, những làng trẻ SOS tập trung chủ yếu ở
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nay đã có hầu khắp cả nước, vào năm 2016 sẽ có 18600 trẻ được nuôi dưỡng trong đó có 3600 trẻ
được nuôi tại làng trẻ SOS và 15000 trẻ được nuôi tại cộng đồng dân cư, mỗi tỉnh sẽ nuôi dưỡng 1000 trẻ ở cộng đồng. Nhiều mái ấm
tình thương, làng trẻ được mở ra là nhờ sự giúp đỡ của SOS quốc tế, hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam và quan trọng nhất là sự giúp sức của
các cá nhân có tấm lòng thương người ở Việt Nam hay quốc tể.
Thiết nghĩ trong cuộc sống ai cũng muốn được sống đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần. Song có những nguyên nhân chủ quan
hay khách quan nên không thực hiện được, gia đình không đủ ăn, đủ mặc, con cái không được học hành tử tế mà phải sóng tha phương,
lang thang kiếm sống. Đây là nỗi đau lớn không chỉ riêng cho các nhân, gia đình đó mà của cả toàn xã hội. Với truyền thống “lá lành
đùm lá rách” của dân tộc ta bao đời nay và những giáo lý tôn giáo đều khuyên dạy mọi người bình đẳng, bác ái, từ bi đã “ăn sâu” vào
trái tim con người Việt Nam, chúng ta đau xót cho những mảnh đời bất hạnh, khốn khó. Vì vậy có rất nhiều nhà hảo tâm cùng chung
tay với nhà nước giải quyết tình trạng này và được thể hiện qua việc xây dựng nhiều mái ấm tình thương. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại
những mặt hạn chế như qui mô còn nhỏ gặp nhiều khó khăn về kinh phí vật chất dẫn đến chất lượng ăn ở học tập chưa đạt yêu cầu.
Đứng trước thực trạng trê thì trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội phải làm gì? Trước tiên mọi cá nhân, gia đình
phải nêu cao ý thức trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái của cha mẹ, gia đình, không nên bóc lột sức lao động của trẻ em đế kiếm lợi
hoặc khoán trắng việc nuôi dạy con em mình cho xã hội. Đồng thời chúng ta phải thuyết phục, giáo dục ý thức trách nhiệm của gia đình
đối với con cái phải thương yêu, đùm bọc nuôi nấng để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt như bao trẻ thơ khác. Trong xã họi cần
phải có nhiều tổ chức đoàn thể hết lòng hỗ trợ giúp đỡ các mái ấm tình thương được xây dựng nhiều hơn. Làm sao để mái ấm tình
thương là chỗ dựa vững chắc của các em, bù đắp những thiệt thòi, bất hạnh. Bên cạnh đó, xã hội có trách nhiệm tuyên truyền pháp luật
về quyền bảo vệ trẻ em, vận động mọi người xây dựng gia đình văn hóa, sống hạnh phúc, dứt khoát không để con em lao động vất vả.
Nhà nước cần phải thực hiện kỉ cương pháp luật, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Đồng thời tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho các tổ chức mái ấm tình thương thực hiện tốt công tác từ thiện của mình về tinh thần và vật chất. Nếu như mọi cá nhân, gia
đình, cộng đồng biết phối hợp trách nhiệm để giải quyết vấn đề cần thiết trên. Nếu như mọi người trong xã hội biết chung sức xây dựng
thêm nhiều mái âm tình thương thì đất nước ta sẽ không còn những trẻ em lang thang kiếm sống và rộng hơn là hạn chế các tệ nạn xã
hội do các em không được giáo dục, rèn luyện.
Trong thời kì hiện nay, nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng có nhiều mặt hạn chế
ảnh hưởng đến truyền thống, đạo đức của dân tộc ta. Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải trân trọng những việc làm đầy ý nghĩa của các
nhà từ thiện nhằm cứu vớt, giúp đỡ những trẻ thơ thoát ra nỗi cơ cực, vất vả mà lẽ ra các em phải được sống ấm no, hạnh phúc, được
bảo bọc bởi tình yêu thương gia đình và xã hội.
Trần Thị Bích Trâm Có đầu tư, cần giải pháp
“Trong đêm, một bàn chân bước bé xíu lang thang trên đường…” giọng hát đầy cảm thông đâu đó vẫn vang lên hòa vào nõi
đau, nỗi bất hạnh của các em nhỏ lang thang, cơ nhỡ, không cha không mẹ. Để góp phần giúp đỡ các em, nhạc sĩ trẻ Minh Khang đã
cho ra đời “đứa con thân yêu” là tác phẩm đã làm cho biết bao người nghe bùi ngùi xúc động với khách mời là 180 nghệ sĩ, ca sĩ nổi
tiếng cùng cất tiếng hát vang bài “Đứa bé” như một lời kêu gọi tất cả mọi người cùng chung tay, giúp đỡ các em. Đáp lại lời kêu gọi đó
đã có nhiều cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng chăm sóc các em bé thơ này bằng những hành động cụ thế và thiết thực.
Hiện nay, trên đất nước ta đặc biệt là các thành phố lớn, lượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ tăng lên ngày càng nhiều, là vấn đề mà
nhà nước, xã hội đang rất quan tâm và lo lắng. So với các bạn đồng trang lứa có ba có mẹ, được ba mẹ yêu thương chăm sóc, được ăn
no, mặc đẹp, được hưởng tình yêu thương của gia đình còn các em này thì không được hưởng những hạnh phúc đó. Các em phải tự lo
cho bản thân mình, tự chăm sóc mình phải làm việc kiếm tiền nuôi sống bản thân. Với các bạn nhỏ khác thì được học tập, vui chơi giải
trí nhưng các em thì không có thời gian để nghỉ ngơi huống chi là được vui chơi. Các em làm việc từ sáng đến tối khuya, ăn hôm nay
phải lo lắng cho bữa sau không biết ăn cái gì. Cái ăn lo chưa nỗi thì làm sao mơ ước đến việc được đến trường. Cuộc sống cùa các em
chỉ biết đánh giày, bán vé số, bán bảo, lượm ve chai… Đối với em không có quan niệm về nhà, sau một ngày làm việc meetj mỏi, nơi
trú ngụ cuối cùng của các em chỉ có thể là hầm cầu, ngôi miếu bỏ hoang, những sạp chợ hay là kho hàng bỏ trống, không chăn, không
mền, một mình đối mặt với sự lạnh lẽo, hiu quạnh.
Nhiều em nấc tiếng khóc trong đêm không biết vì sao mình lại có cuộc sống bất hạnh như vậy? Nhiều em do cuộc sống ở nông
thôn quá thiếu thốn, các em đã đi đến các thành phố lớn để kiếm sống giúp đỡ cha mẹ và em út ở quê. Một số khác do mối quan hệ hôn
nhân giữa cha mẹ bị rạn nứt dẫn đến việc li hôn, mỗi người đi mỗi phương con cái thì mỗi đứa đi một nơi. Bố mẹ lại đi bước nữa chỉ
quan tâm đến hạnh phúc của mình, làm cho con cái rơi vào tình trạng mất cân bằng, tâm lý rối loạn không thể chấp nhận được sự thật
quá phũ phàng thế là bỏ nhà ra đi. Hoặc các em phải chịu sự mất mát quá lớn là mồ côi cha mẹ phải sống với họ hàng song vì sự ghẻ
lạnh và đối xử thiểu tình thương của người thân đầy các em vào con đường lang thang và đặc biệt đáng thương cảm hơn nữa là các em
nhỏ bị bỏ rơi khi mới vừa lọt lòng vì những lí do bất đắc dĩ của bố mẹ không thể nuôi dưỡng và chăm sóc. Các em này còn không được
biết đến khuôn mặt của cha mẹ mình, không thể cất tiếng gọi cha gọi mẹ để phải trơ trọi giữa cuộc đời.
Các em sống lang thang không được đi học, không được dạy dỗ, dễ sa vào con đường hư hỏng, và sẽ rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng
làm những điều phạm pháp như ăn trộm, ăn cắp, lừa đảo, đánh nhau… Do vậy nhà nước và xã hội đang rất quan tâm đến hoàn cảnh
của các em bất hạnh này. Nhà nước nươc luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đầu tư ngân sách cho cac tổ chức từ thiện nhận nuôi
các em có hoàn cảnh lang thang cơ nhỡ này. Không chỉ có những tổ chức hoạt động theo ngân sách nhà nước mà tinh nhân ái đùm bọc
còn thể hiện ở các tổ chức tôn giáo. Với số tiềnquyên góp từ những ân nhân trong và ngoài nước, các viện mồ côi, mái ấm tình thương
do các dòng tu thuộc Thiên Chúa giáo hay các sư cô thuộc Phật giáo vẫn ngày phát triển và trở thành những mái ấm gia đình để bảo
bọc che chở các em. Tại những tổ chức này, hoạt động với mục đích chung là trở thành ngôi nhà hạnh phúc giúp các em học tập rèn
luyện vươn lên sống lành mạnh và tốt đẹp có ích cho xã hội. Khong một ai trong tổ chức nhận được lợi ích vật chất từ công việc chăm
sóc các em mà là xuất phát là lòng cảm thông và nhân ái. Ở các trung tâm mái ấm này, các em sẽ được học nghề để có được một nghề
nghiệp ổn định, các em sẽ được học tập kiến thức phổ thông để có được một hành trang vững chắc khi bước vào đời. Bên cạnh đó vẫn
có nhiều bài học về đạo đức, các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội (ma tuý, trộm cắp, mại dâm..) đưa ra để các em có thể hiểu một
cách cặn kẽ và đầy đủ giúp các em tránh đi vào con đường sai trái, giúp các em có định hướng rõ ràng cho cuộc sống của bản thân
mình và trở thành một công dân có ích cho đất nước xã hội. Các em cũng sẽ được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, tổ chức các
đêm diễn văn nghệ, giao lưu với sự giúp đỡ của các thanh niên tình nguyện. Các tổ chức, mái ấm đang cố gắng hoàn thiện hơn, ngày
càng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động để cuộc sống của các em tốt đẹp hơn. Nhiều trung tâm tổ chức đã rất thành công và góp
phần giúp đỡ các em như Trung Tâm Hi Vọng, Mái Ấm Tre Xanh (được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch), cô nhi viện Thánh An
giáo phận Bùi Chu, Chùa Bồ Đề… đã để lại tiếng vang lớn. Tiếp nối sự thành công của các tổ chức này, hiện nay đã có rất nhiều trng
tâm tổ chức đã và đang được thành lập dể không còn một trẻ em phải sống trong tình cảnh lang thang cơ nhỡ. Và một điển hình đó
chính là làng trẻ em SOS ở Khánh Hòa là nơi quy tụ rất nhiều trẻ em khuyết tật, lang thang, không cha không mẹ.
Bên cạnh các tổ chức lớn, các cá nhân cũng tham gia vào công việc giúp đỡ các em lang thang cơ nhỡ bằng nhiều cách khác
nhau. Tôi đã thật sự xúc động khi xem qua chương trình “Một Điều Ước” của đài truyền hình HTV7 thực hiện. Chương trình đó giới
thiệu về anh Bông một người cha của mười người con, nhưng thật bất ngờ trong mười người con đó không có một ai là con ruột của
anh cả. Anh đã đến bệnh viện và nhận nuôi những đứa bé bị bố mẹ bỏ rơi vừa khi mới lọt lòng và hiện giờ đứa lớn nhất của anh đang
học lớp bốn. Anh đã cùng mẹ già chăm sóc và thương yêu đàn con thơ mặc dù không có quan hệ ruột rà. Là một người không giàu có
gì, chỉ có vườn cây ăn trái đủ để cho anh dành dụm lo ăn lo mặc cho các con anh và tạo điều kiện cho các con đi học đầy đủ. Đối với
nhiều người chăm sóc một trẻ thơ đã khó, một mình anh Bông cùng mẹ già lại chăm sóc đển mười em nhỏ đúng là hành động quá phi
thường từ một người quá bình thường.
Vẫn còn rất nhiều người quan tâm đến các em lang thang cơ nhỡ, các nghệ sĩ thì lập nên các vở kịch, bộ phim, nhạc sĩ thì sáng
tác nhạc về các em, các nhiếp ảnh gia thì đưa các hình ảnh các em vào các tác phẩm của mình… đang góp phần kêu gọi mọi người
quan tâm hơn đến các em có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh này.
Bên cạnh sự giúp đỡ vì lòng nhân ái, cũng đã có một số người lợi dụng nuôi dưỡng các em để rồi hành hạ, bất các em phải làm
việc cực khổ, kiếm tiền cho họ. Chính quyền địa phương cần phải quan tâm, và không để cho việc làm trái phát luật của những kẻ độc
ác này làm tổn hại đến các em.
Nhìn vào hoàn cảnh đáng thương của các em nhỏ chúng ta càng ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi cá nhân gia đình. Mỗi gia
đình phải thực sự trở thành một mái ấm che chở bảo bọc các em. Mọi người hãy chung tay giúp sức để các em có được cuộc sống tốt
đẹp hạnh phúc hơn.
Mọi sự giúp đỡ không chỉ thể hiện ở lời nói mà phải hành động một cách cụ thể và thiết thực như hoạt động của các cá nhân, tổ
chức đã và đang tích cực giúp đỡ các em, để phấn đấu trên đất nước ta không còn những trẻ em phải sống lang thang, cơ nhỡ.
Vân
Một thực tế đang xảy ra là càng ngày, số trẻ em lang thang, cơ nhỡ kiếm sống trên các đường phố tăng lên đáng kể. Dù chất lượng cuộc
sống của toàn xã hội chúng ta ngày càng được nâng cao, nhưng với nhiều lí do khác nhau, vẫn còn nhiều trẻ em phải sống ở góc phố,
vỉa hè. Hiện trạng này đòi hỏi xã hội phải có một kế hoạch nhân đạo mang tính kịp thời và cụ thể hướng tới mục đích không còn trẻ em
lang thang, cơ nhỡ. Hiện nay, nước ta đã có nhiều tổ chức, cá nhân thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang về những mái ấm tình
thương và tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp các em học tập, rèn luyện và tái hòa nhập với cộng đồng.
Bên cạnh những em sống trong gia đình khá giả được cha mẹ chăm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ thì có không ít em phải hằng
ngày bươn chải với cuộc sống để tự nuôi sống bản thân.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam , cả nước hiện có trên 16000 trẻ lang thang( 2,2% tổng số
trẻ em cả nước). Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 10000 trẻ em lang thang trên các đường phố, không nhà, không nơi che chở hoặc
được chăm sóc. 28%số trẻ trên đường phố là bé gái. Riêng tại Đồng Nai, gần 500 trẻ em đang lao động sớm, gần 1300 trẻ mồ côi
không nơi nương tựa và trẻ em của khoảng 6800 hộ gia đình nghèo đói ở các vùng nông thôn có nguy cơ về thành phố sống.
Thống kê của UNICEF và Tổ chứ Y tế thế giới WHO, hơn 100 triệu trẻ em đang phải trải qua phần lớn thời gian trên đường phố,
nơi mà các em dễ bị tổn thương, bị bóc lột lao động, lạm dụng tình dục và bị đối xử tàn tệ. Khoảng 171triệu trẻ em đang làm việc trong
điều kiện không bảo đảm an toàn, môi trường độc hại với các máy móc thiết bị nguy hiểm tại các nhà máy,hầm mỏ và trong nàgnh
công nghiệp.
Cũng theo thống kê mới nhất của bộ LĐTBXH, có nhiều nguyên nhân cơ bản( chiếm 70%) vẫn là trẻ em gia đình đói nghèo, đông
con phải ra đi để thoát khỏi gia đình, hoặc phải kiếm sống để phụ giúp gia đình, số còn lại là các trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi.
Hầu hết nguyên nhân khiến trẻ đi lang thang đều xuất phát từ người lớn. Ở nhiều làng quê, vì thiếu việc làm vào thời gian nông
nhàn trong hoàn cảnh nghèo khó của gia đình, nhiều em đã ra đô thị kiếm sống. Thậm chí nhiều bậc cha mẹ vì hoàn cảnh khó khăn đã
khuyến khích con cái mình tự kiếm sống dù các em còn rất nhò. Cũng có trẻ vì muốn tự lập sớm, do đua đòi, nghe bạn bè rủ rê hoặc đã
phạm lỗi lầm nào đó như học kém, lưu ban,…mà lo sợ, xấu hổ hay những em có hoàn cảnh bố mẹ li hôn, mồ côi, sống với mẹ kế hoặc
dượng, điều kiện kinh tế khó khăn, sự quản lí của gia đình quá lỏng lẽo hoặc quá khắt khe. Không những thế, việc giáo dục trẻ em của
cha mẹ chưa đúng đắn, thậm chí có hành vi ngược đãi cũng tạo cho trẻ nhận thức về đạo đức kém, muốn rời bỏ gia đình. Bất mãn với
hoàn cảnh của mình, lại không được quan tâm, giáo dục kịp thời, như một phản xạ tự nhiên các em tìm cách bỏ đi khỏi nhà , lang thang
với cuộc sống mà các em cho rằng đó là cách giải thoát. Lúc ấy, hầu như không có gia đình, không có người đỡ đầu, không có nơi
nương tựa. Từ đó, các em tụ tập thành băng nhóm, kiếm sống bằng những công việc như lượm rác, bán vé số, ăn xin…Kiếm sống trên
các đường phố, ngủ dưới mái hiên, nhiều lúc các em trở thành nạn nhân của những cuộc đánh nhau giữa các băng nhóm lưu manh,
thậm chí còn bị cướp đi những gì kiếm được trong ngày. Nhiều em gặp khó khăn, rủi ro đã phải thực hiện những hành vi phạm tội, mắc
phải những tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, nghiện hút…Những hành vi này đã làm hư hỏng rất nhiều trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
Chúng ta không thể không xót xa trước cảnh một bé trai 12 tuổi, da ngăm đen, bé nhỏ và rất lanh lợi_Phạm Văn Thanh sống ở
Thanh Hoá, tranh thủ ba tháng hè ra Hà Nội ăn xin để kiếm tiền đi học. Năm nay lên lớp 6( năm 2004), em đã có 6 mùa hè ăn xin cùng
bà nội. Hay cảnh một cậu bé bán vé số với bộ quần áo bạc màu, đôi dép rách tả tơi. “Thằng ung thư”_tên người ta gọi Hoàng Phúc theo
chứng bệnh mà em đang mang trong người, da vàng nhợt nhạt với đôi chân ngày càng teo lại trong khi bụng ngày một phình ra. Rồi
những buổi sáng sớm, tại một xóm trọ trong ngõ 62, phố Trần Quý Cáp, lũ trẻ ở đây đã lục đục gọi nhau dậy, chuẩn bị đồ nghề đi làm
trong khi nhiệt độ tại Hà Nội xuống đến 9 độ C. Đứa nào cũng lo lắng một ngày ế khách được dự đoán trước…
Những cuộc đời ấy, những số phận ấy sẽ đi về đâu nếu không có những tấm lòng nhân ái đang dang rộng tay cưu mang các em.
Nhiều mái ấm tình thương đã lập ra trên toàn quốc để giúp đỡ những người tàn tật bất hạnh, trẻ em mồ côi…..nhằm chia sẻ nỗi đau
mất mát và bù lại một phần nào đó thiệt thòi của các em như mái ấm Ánh Sáng, mái ấm Bà Chiểu, mái ấm Bình Minh, mái ấm hướng
Dương,…
Tại mái ấm Mai Linh, thuộc Hội dòng nữ tu Bác Ái Vinh tiếp nhận những em gái có thai ngoài ý muốn, bị bỏ rơi và không thể tự túc
sinh sống trong thời gian mang thai được nuôi dưỡng, bảo đảm an oàn, chăm sóc sức khoẻ để dưỡng thai, đồng thời được học nghề và
giải quyết vịêc làm tại chỗ…
Bên cạnh các hoạt động giáo dục trong và ngoài cơ sở, mái ấm tình thương còn tiến hành đào tạo nghề, tổ chức các cuộc đoàn tụ gia
đình và thu xếp việc làm.
Có nhiều dự án, tổ chức và các chương trình tình thương được tiến hành nhằm giúp những em lang thang, cơ nhỡ được vui chơi và
học tập theo đúng lứa tuổi của các em như: Dự án kéo dài trong 5 năm trên toàn cầu trị giá 10 triệu USD của ngân hàng HSBC hỗ trợ
giáo dục và kĩ năng sống cho trẻ em cơ nhỡ, Với mục tiêu cung cấp tài chính cho những chương trình giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, tư
vấn nuôi dưỡng, dạy nghề và truyền đạt kĩ năng sống cho trẻ em đường phố, cơ nhỡ, kém may mắn. Tính đến nay, chương trình Future
First đã hỗ trợ hơn 115.700 trẻ em toàn cầu tại 37 quốc gia với tổng số tiền tại trợ lên đến 3,18 triệu USD. Trong đó, Việt Nam đứng
thứ hai về số lượng dụ án.
Sở LĐBTXH Hà Nội đang xây dựng đề án” Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại,
nguy hiểm trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Tối 12/7, hội trại hè lần thứ 12 với chủ đề “ Hướng tới tương lai” cho hơn 600 trẻ em đường phố, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
thuộc các mái ấm được tổ chức ở Đà Nẵng…