Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.42 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Trường THPT Hương Vinh</b> <b>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 12</b>
<b>GV: Cao Thị Thái MƠN ĐỊA LÝ</b>
<b>Câu 1 : Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành </b>
công nghiệp trọng điểm ở nước ta .
<b>Câu 2 : So sánh những thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm giữa đồng </b>
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
<b>Câu 3: Cho bảng số liệu dưới đây: </b>
- Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép, tổng số vốn đăng ký và
vốn pháp định thời kỳ 1988 - 1997:
Năm Số dự án Tổng vốn đăng
ký( triệu USD ) Trong đó vốnpháp định
( triệu USD )
Tổng số
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
2.208
37
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
<b>Câu 1 : Công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng</b>
điểm vì đây là ngành có thế mạnh lâu dài , mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của một số ngành kinh tế khác .(0,25 điểm)
1/ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành có thế mạnh lâu dài .
a, Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú .( 1 điểm)
- Nguồn nguyên liệu từ ngành trồng trọt .
+ Lúa và cây lương thực .
Phát triển mạnh : Sản lượng lương thực ngày càng tăng. Diện tích gieo trồng tăng lên
khơng ngừng nhờ thâm canh tăng vụ và khai hoang ( dẫn chứng ).
Là nguồn nguyên liệu phong phú ,trước hết cho công nghiệp xay xát và cho một số
ngành công nghiệp chế biến khác .
+ Cây công nghiệp:
Cây công nghiệp lâu năm : Chè ,cà phê ,cao su, dừa (dẫn chứng để thấy diện tích ,sản
lượng ngày càng tăng ).
Là nguồn nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp mía đường , chế biến chè, cà phê, thuốc
lá.
+ Rau và cây ăn quả.
Đa dạng và phong phú , từ cây nhiệt đới đến ôn đới .
+ Sản lượng ngày càng tăng. Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp .
- Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi .
+ Đàn gia xúc gia cầm tăng lên đáng kể . Từ năm 1980 đến năm 1999 .
Đàn lợn tăng từ 10 triệu lên 19 triệu con.
Đàn bò từ 1,7 triệu con lên 4 triệu con.
Đàn gia cầm khoảng 180 triệu con .
+ Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi .
- Thế mạnh từ ngành nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản .
+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú , hàng năm có thể khai thác từ
1,2 đến 1,4 triệu tấn . Nước ta có nhiều ngư trường lớn .
+ Bờ biển dài 3260 km có nhiều bãi triều vũng vịnh, đầm phá có khả năng ni trồng
thuỷ sản nước lợ, nước mặn .Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản nước
ngọt rất lớn. Mỗi năm cho sản lượng cá nuôi hơn 3 trăm nghìn tấn , tơm ni 55 nghìn
tấn .
+ Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản .
b, Thị trường tiêu thụ rộng lớn. (0,5 điểm)
- Du cầu về sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực ,thực phẩm trong
nước ngày càng tăng.
-Mỡ rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới tạo điều kiện đẩy mạnh
ngành công nghiệp chế biến lương thực ,thực phẩm .
c, Cơ sở vật chất hiện có . (0,25 điểm)
- Một số ngành cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ra đời lâu và đã có các cơ
sở sản xuất nhất định . Phân bố tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ...
2, Cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.
a , Khơng địi hỏi vốn đầu tư lớn , thời gian thu hồi vốn nhanh .( 0,25 điểm)
b, Hiệu quả kinh tế thể hiện ở chỗ :( 0,5 điểm)
- Chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp cả nước .
- Sản xuất một số sản phẩm năm 1997 như sau.
+ Gạo, ngô xay xát 16.8 triệu tấn.
+ Đường luyện 12 vạn tấn , chè chế biến 3,5 vạn tấn dầu thực vật 5,7 vạn tấn hoa quả
hộp 1,7 vạn tấn .
+ Bia 572 triệu lít , rượu 72 triệu lít , thuốc lá 2,1 tỷ bao.
- Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu ở nước ta .
+ Một số mặt hàng chủ yếu đã xuất khẩu năm (1996 ), gạo (3 triệu tấn ), cà phê (28,4 vạn
tấn ), cao su (15 vạn tấn), chè (2,1 vạn tấn), rau quả chế biến ( 90,2 triệu USD) thịt chế
biến (4600 tấn) hàng thủy sản (696,5 triệu USD), cá đông lạnh (3 vạn tấn), tôm đông
lạnh (5,1 vạn tấn)...
+ Chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu .
3, Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tác động mạnh đến sự phát triển một số
ngành kinh tế khác .(0,25 điểm)
a, Đối với các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực ,thực
phẩm .
- Nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi ).
- Ngư nghiệp.
b, Đối với các ngành khác ( công nghiệp chế biến...)
<b>Câu 2: So sánh những thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm giữa hai đồng </b>
bằng: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
1, Sự giống nhau.
a, Về vị trí và qui mô.(0,75 điểm)
- Cả hai đều là đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nằm ở hạ lưu của hai hệ thống sông lớn
nhất ở nước ta .
- Đây là hai vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm quan trọng nhất ở nước ta .
+ Lúa là cây trồng chủ đạo .
+ Diện tích canh tác lớn nhất .
+ sản lượng nhiều nhất với năng suất cao nhất .
- Là hai vùng có vai trị quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước và
xuất khẩu.
b, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :(0,5 điểm)
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp .
- Đất đai của hai đồng bằng này màu mỡ do phù sa sơng ngịi bồi đắp .
- Khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện cho cây trồng vật ni sinh trưởng phát triển .
- Có các sông lớn chảy qua với lưu lượng nước phong phú .
- Giáp với vùng biển rộng lớn có nguồn lợi biển đa dạng phong phú với nhiều bãi cá có
giá trị về mặt kinh tế .
c, Về điều kiện kinh tế - Xã hội .(0,5 điểm)
- Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp
- Có nhiều cơ sở chế biến .
- Trên hai đồng bằng có hệ thống đơ thị lớn như Hà nội,Hải Phịng,Cần Thơ.
2, Sự khác nhau.
a, Về vị trí và qui mô . (1,0 điểm)
- Đồng bằng sông Hồng nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc có nhiều lợi thế
để phát triển nơng nghiệp .
- Về một số chỉ tiêu đồng bằng sông Cửu Long có xu thế hơn.
+ Diện tích của đồng bằng sơng Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng khoảng 2,5 lần
+ Diện tích trồng cây lương thực lớn gấp 3 lần .
+ Sản lượng lương thực quy thóc của đồng bằng sông cửư Long gấp 2,6 lần đồng bằng
sông Hồng 1997.
+ Bình qn lương thực quy thóc theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn
2,3 lần so với đồng bằng sông Hồng năm 1997 .
b, Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.( 0,75 điểm)
- Khác với đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long được phù sa bồi đắp hàng
năm .
- Đồng bằng sông Cửu Long đất bị nhiễm phèn nặng là chủ yếu , trong khi đó ở đồng
bằng sơng Hồng đất bị bạc màu .
- Khí hậu Đồng bằng sơng Cửu Long mang tính chất xích đạo .Cịn ở đồng bằng sơng
Hồng khí hậu nhiệt đới gió mùa .
- Nguồn lợi biển ở đồng bằng sông Cửu Long phong phú hơn.
c, Điều kiện kinh tế xã hội dân cư ở đồng bằng sông Hồng đơng đúc hơn, có nhiều kinh
nghiệm trồng lúa nước ,( 0,5 điểm)
- Trình độ thâm canh ở đồng bằng sông Hồng cao hơn . Hệ số sử dụng ruộng đất lớn hơn
năng suất lúa cao hơn ( năng suất cả năm 48,6 tạ/ ha so với 40,2 tạ/ ha ở đồng bằng sông
Cửu Long năm 1997 .
- Đồng bằng sông Hồng được khai thác lâu đời .
<b>Câu 3: </b>
a, Vẽ biểu đồ đúng đẹp ( 1,5 điểm).
- Cách vẽ: Số dự án được biểu thị bằng đồ thị .Hai thơng số cịn lại được thể hiện bằng
b, Nhận xét về tình hình đầu tư.
* Về số dự án .(0,5 điểm)
- Từ năm 1988 đến năm 1995 tăng đều đặn.
- Hai năm gần đây tốc độ giảm .
* Về vốn đầu tư : (1,0 điểm)
- Từ năm 1988 đến năm 1996 tăng liên tục cao nhất là năm 1996 (gần 8,5 tỷ USD vốn
đăng ký và hơn 2,94 tỷ USD vốn pháp định ).