PHÒNG GD&ĐT TP BẾN TRE ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS NHƠN THẠNH NĂM HỌC 2010-2011
(Thời gian làm bài : 150 phút)
I. TRẮC NGHIỆM : (60 câu – thời gian làm bài 90 phút)- 6 điểm
Chọn câu trả lời đúng nhất theo yêu cầu của mỗi câu hỏi
Câu 1 : Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học :
a. là yêu cầu cơ bản về kiến thức của môn học mà học sinh có thể đạt được sau
mỗi đơn vị kiến thức(bài, chủ điểm, chủ đề, mô đun).
b. là yêu cầu cơ bản về kỹ năng của môn học mà học sinh có thể đạt được sau
mỗi đơn vị kiến thức(bài, chủ điểm, chủ đề, mô đun).
c. là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh
cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức(bài, chủ điểm, chủ đề, mô
đun).
d. là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của của môn học mà giáo viên chọn lọc khi
dạy mỗi đơn vị kiến thức(bài, chủ điểm, chủ đề, mô đun).
Câu 2: Các mức độ xem như đạt chuẩn kiến thức bao gồm các cấp độ mà học sinh
có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức là:
a. nhận biết và thông hiểu.
b. nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
c. nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích và đánh giá.
d. nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích đánh giá và sáng tạo.
Câu 3: Các mức độ xem như đạt chuẩn kỹ năng bao gồm các cấp độ mà học sinh có
thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức là:
a. thực hiện được.
b. thực hiện thành thạo.
c. thực hiện sáng tạo.
d. thực hiện được và thực hiện thành thạo.
e. thực hiện được, thực hiện thành thạo và thực hiện sáng tạo.
Câu 4: Khi sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị kế hoạch bài giảng (giáo án) phù
hợp với khả năng tiếp thu của học sinh qua việc xác định trọng tâm kiến thức, kỹ
năng giáo viên cần căn cứ tài liệu nào sau đây ?
a. Chuẩn kiến thức kỹ năng quy định trong chương trình môn học.
b. Sách giáo viên.
c. Sách thiết kế bài giảng.
d. Cả nội dung được nêu ở câu a,b và c.
1
Câu 5: Khi gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào
đó giữa sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông thì cần căn cứ vào:
a. sách giáo khoa để giảng dạy.
b. chương trình giáo dục phổ thông để giảng dạy.
c. hoặc sách giáo khoa hoặc chương trình giáo dục phổ thông để giảng dạy.
d. thống nhất của tổ chuyên môn để chọn phương án phù hợp.
Câu 6: Khi gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào
đó giữa sách giáo khoa và sách giáo viên cần căn cứ vào tài liệu nào?
a. Sách giáo khoa để thiết kế bài giảng.
b. Sách giáo viên để thiết kế bài giảng.
c. Hoặc sách giáo khoa hoặc sách giáo viên để thiết kế bài giảng.
d. Thống nhất của tổ nhóm chuyên môn chọn tài liệu phù hợp để thiết kế bài
giảng.
Câu 7: Khi gặp tình huống có các cách hiểu khác nhau về một chủ đề, nội dung nào
đó giữa sách giáo khoa và sách bài tập giáo viên cần chọn tại liệu nào ?
a. Sách giáo khoa làm căn cứ để giảng dạy, học tập.
b. Sách giáo viên làm căn cứ để giảng dạy, học tập.
c. Tài liệu tin cậy khác làm căn cứ để giảng dạy, học tập.
d. Thống nhất của tổ nhóm chuyên môn chọn tài liệu phù hợp để thiết kế bài
giảng.
Câu 8: Quy trình biên soạn đề kiểm tra gồm các bước sau:
1. Thiết lập ma trận hai chiều
2. Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng.
3. Xác định mục tiêu của đề kiểm tra.
4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận.
5. Xây dựng đáp án và biểu điểm.
6. Phân tích và xử lý kết quả bài kiểm tra.
Quy trình biên soạn được sắp xếp theo trình tự nào ?
a. 1-2-3-4-5-6.
b. 2-3-1-4- 5-6.
c. 3-2-1-4-5-6.
d. 3-2-1-4-5-6.
Câu 9: Tại sao cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá ?
a. Do thay đổi mục tiêu dạy học dẫn đến thay đổi kiểm tra đánh giá.
b. Đổi mới đánh giá tạo điều kiện để đổi mới phương pháp.
c. Thực trạng đánh giá nước ta còn nhiều hạn chế.
2
d. Bao gồm các nội dung ở a,b.c.
Câu 10: Phương pháp dạy học là gì ?
a. Cách giáo viên dạy và cách học sinh học.
b. Con đường học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập.
c. Cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của
học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học.
d. Những động tác hành động của giáo viên và học sinh đối với các tình huống
nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Câu 11: Bản chất của việc dạy và học tích cực ?
a. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
b. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
c. Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác.
d. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
e. Gồm tất cả các yếu tố được nêu ở câu a,b,c,d.
Câu 12 : Biểu hiện nào không phải là biểu hiện tính tích cực của học sinh trong
hoạt động học tập ?
a. Hay nêu thắc mắc.
b. Hăng hái phát biểu ý kiến.
c. Đi học chuyên cần ghi chép bài đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên.
d. Kiên trì làm xong các bài tập bằng nhiều phương pháp, không nản trước các
bài tập khó.
Câu 13: Những dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của trí sáng tạo của
học sinh trong hoạt động học tập ?
a. Sản sinh những ý tưởng mới, độc đáo.
b. Áp dụng nguyên vẹn những mẫu hành động đã đạt được.
c. Trước cùng một tình huống có thể đề xuất nhiều giải pháp.
d. Suy nghĩ độc lập tự tin.
Câu 14 : Quan điểm nào sau đây không đúng về mục tiêu bài học theo hướng dạy
học tích cực ?
a. Mục tiêu là cái đích giáo viên phải đạt trong khi dạy học.
b. Mục tiêu là cái đích học sinh phải đạt sau khi học.
c. Bên cạnh mục tiêu chung cho cả lớp,có những mục tiêu riêng cho học sinh
đặc biệt.
d. Mục tiêu là căn cứ đánh giá kết quả bài học.
3
Câu 15: Hoạt động nào sau đây của giáo viên trên lớp không có tác dụng phát huy
tính tích cực của học sinh ?
a. Đưa ra những câu hỏi, những bài tập tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi và phát
hiện kiến thức mới.
b. Khuyến khích sự tham gia của tất cả học sinh đặc biệt là học sinh nhút nhát
bằng lời nói và bằng ngôn ngữ, cử chỉ.
c. Lời giảng của giáo viên trau chuốt, hấp dẫn.
d. Dành nhiều thời gian để học sinh thực hành.
Câu 16: Thiết kế thành công kế hoạch bài học theo hướng tích cực hóa hoạt động
của học sinh, cần tránh những điều gì dưới dây ?
a. Xác định đúng mục tiêu bài học.
b. Lựa chọn nội dung có vấn đề suy nghĩ.
c. Xây dựng hệ thống câu hỏi mà học sinh có thể trả lời nhanh gọn, đúng nội
dung SGK.
d. Xây dựng hứng thú học tập cho học sinh.
Câu 17: Những hoạt động nào không phù hợp trong khâu đánh giá kết quả bài học
mà phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi ?
a. Hướng dẫn học sinh thói quen và kỹ năng tự đánh giá.
b. Kiểm tra bài cũ đầu tiết học.
c. Coi trọng nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh và hướng dẫn sửa chữa
thiếu sót.
d. Hướng dẫn học sinh kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau.
e. Đánh giá nhiều lần trong giờ học.
Câu 18 : Học sinh học hết chương trình THCS có đủ điều kiện theo quy định của Bộ
trưởng bộ GD-ĐT thì được ai cấp giấy chứng nhận?
a. Hiệu trưởng.THCS cấp giấy CN TNTHCS.
b. Hiệu trưởng cấp bằng TNTHCS
c. Trưởng phòng Giáo dục quận huyện cấp bằng TNTHCS.
d. Trưởng phòng Giáo dục quận huyện cấp giấy Chứng nhận tốt nghiệp THCS
và giám đốc Sở Giáo dục cấp bằng TNTHCS.
Câu 19: Cho biết thẩm quyền quy định những trường hợp học sinh học vượt lớp,
học trước tuổi ?
a. Hiệu trưởng.
b. Trưởng phòng GD Quận, Huyện.
c. Giám đốc sở GD-ĐT.
d. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Câu 20 : Mục tiêu của phát triển giáo dục là gì ?
4
a. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
b. Phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ KH, công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh.
c. Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.
d. Mở rộng qui mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào
tạo và sử dụng.
Câu 21: Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm để làm gì ?
a. Xác định và điều chỉnh mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch GD.
b. Xác định mức độ thực hiện mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục đối với
nhà trường.
c. Xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với
nhà trường để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
d. Xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục đối
với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Câu 22 : Chủ đề năm học 2010-2011 là :
a. Năm học ứng dụng công nghệ thông tin.
b. Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
c. Năm học Xây dựng Trường học thân thiện- học sinh tích cực.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 23 : Mỗi lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá :
a. 30 học sinh.
b. 35 học sinh.
c. 40 học sinh.
d. 45 học sinh.
Câu 24 :Biên chế của tổ chuyên môn bao gồm
a. hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên.
b. hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn thư, kế toán thủ quỹ, giáo viên.
c. hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết
bị thí nghiệm.
d. hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thiết bị thí nghiệm.
Câu 25 : Mỗi lớp học ở cấp THCS và THPT , tổ chức lớp học được quy định có :
a. một lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó được tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm
học ; mỗi tổ có 1 tổ trưởng , 1 tổ phó do tổ bầu ra vào đầu mỗi năm học.
b. một lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó được tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm
học ; mỗi tổ có 1 tổ trưởng , 1 tổ phó do giáo viên chủ nhiệm chỉ định vào đầu
mỗi năm học.
c. một lớp trưởng, 2 hoặc 3 lớp phó được tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm
học ; mỗi tổ có 1 tổ trưởng , 1 tổ phó do tổ bầu ra vào đầu mỗi năm học.
5
d. một lớp trưởng, 2 hoặc 3 lớp phó được tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm
học ; mỗi tổ có 1 tổ trưởng , 1 tổ phó do GVCN chỉ định vào đầu mỗi năm học.
Câu 26 : Nhiệm vụ nào không phải là nhiệm vụ của tổ chuyên môn ?
a. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản
lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình
môn học theo khung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm
học của trường.
b. Phân công công tác giảng dạy cho các thành viên trong tổ.
c. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đánh giá xếp loại các
thành viên của tổ theo Quy định của Bộ giáo dục và đòa tạo.
d. Đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên.
Câu 27 : Luật Giáo dục quy định các hành vi nào nhà giáo không được làm ?
a. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
c. Quan hệ không trong sáng với PHHS.
b. Gian lận.
d. Làm ca sĩ, diễn viên.
Câu 28: Điều lệ trường trung học quy định hành vi nào nhà giáo không được làm ?
a. Ký tên tập thể vào đơn thư tố cáo.
b. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
c. Hút thuốc, uống rượu, bia; nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang
dạy học, khi đang tham gia các hoạt động ở nhà trường.
d. Các ý ở câu a,b,c đều đúng.
Câu 29: Người có thẩm quyền quyết định cho học sinh được học trước 1 tuổi ở
cấp THCS là :
a. Hiệu trưởng.
b. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
c. Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo.
d. Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
Câu 30 : Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ của giáo viên bộ môn ?
a. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tại địa phương.
b. Dạy học và giáo dục theo chương trình và kế hoạch giáo dục.
c. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn
TNCS HCM, Đội TNTP HCM trong dạy học và giáo dục học sinh.
d. Các nội dung câu a,b,c đều là nhiệm vụ của giáo viên bộ môn.
Câu 31: Một trong những nội dung của đạo đức nghề nghiệp là gì ?
a. Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần trách nhiệm, sống trung thực lành mạnh.
6