Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NĂM -2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.18 KB, 3 trang )

Phòng GD& ĐT Huyện Cư Kuin
Trường THCS Dray Bhăng
BẢN THUYẾT MINH SẢN PHẨM
------------
Tên sản phẩm: Chu Trình CacBon Trong Tự Nhiên
Tên tác giả: PhạmVăn Hiếu
I. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG.
- Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn hoá học 9 & môn sinh
học về sự tuần hoàn của CacBon trong tự nhiên
- Khi học sinh được học về chu trình này thì các em sẽ dễ hiểu bài hơn khi các em tiếp
cận với những mô hình không qua lời giảng giải của giáo viên .
- Khi học với mô hình này các em sẽ không thấy bị nhàm chán bởi những hình vẽ
thông thường hay những lời thuyết trình của giáo viên khiến cho học sinh cảm thấy khó
hiểu bài.
II. MÔ TẢ CẤU TẠO.
Mô hình “Chu Trình Các Bon Trong Tự Nhiên” của tôi được cấu tạo gồm 2 phần:
1. Bảng nền.
Được cấu tạo bởi tấm xốp mềm, nhẹ, kích thước tấm bảng là 60 x 80.
Cả tấm bảng được cấu tạo bởi những vật liệu nhẹ xốp giúp cho giáo viên có thể dễ di
chuyển từ nơi này đến nơi khác.
2. Xốp.
Gồm mô hình và những mũi tên có vẽ & tô màu trang trí nhằm tạo ra tính sinh động
trong khi giảng dạy.
Ngoài ra còn có những chú thích được đề can & dán theo chiều mũi tên để giải thích sự
chuyển hoá của CacBon Đioxit trong chu trình.
3.Cách dạy bài này.
Các mô hình được dán cố định, còn các mũi tên dán không cố định & các chú thích
chuyển hoá(nhưng bị che khuất). Khi giảng bài này GV có thể dán mũi tên chuyển
hoá chỗ mình đang giảng giải & mở các chú thích đó ra cho HS hiểu. Sau đó cho HS
lên thuyết trình lại & dán lại .
III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.


Khi dạy bài “Chu Trình CacBon Trong Tự Nhiên” ở bộ môn Hoá học 9 & Sinh học
6
Đến phần có liên liên quan đến đề tài trên.
Giáo viên treo đồ dùng dạy học lên trên bảng & giải thích sự vận hành của CacBon
Đioxit trong tự nhiên .
Giảng giải cho học sinh hiểu từng bước chuyển hóa trong chu trình, sau đó cho học
sinh
Phát biểu lại chu trình đó.

1
IV. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG.
Cacbon Đioxit trong tự nhiên chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác theo một chu
trình khép kín.
- Khi CacBon Đioxit trong không khí về ban ngày dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời
thực vật bậc cao hấp thụ CO
2
để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể & thải Oxy ra ra
môi trường không khí. Nhưng Về ban đêm quá trình này lại vận hành ngược lại lúc này
bằng con đường hô hấp cây xanh thải CO
2
lại được thải ta môi trường không khí .
- Lúc này CacBon Đioxit lại có sự chuyển hóa trong thực vật. Thông qua quá trình đồng
hóa ở động vật, động vật hấp thụ một phần CacBon Đioxit trong cây xanh làm nguồn thức
ăn. Khi CacBon Dioxit được chuyển hoá trong cơ thể động vật, một phần CacBon đi oxit
được thải trực tiếp ra môi trường không khí thông qua cơ chế hô hấp. chuyển hóa bằng cơ
chế Hô hấp thải CacBon Dioxit ra ngoài môi trường không khí.
Khi CacBon Đioxit ở thực vật, khi thực vật chết được chuyển hóa thành chất đốt thông
qua quá trình cháy tạo ra CO
2
lại được thải về môi trường không khí.

Nhưng cũng ở thực vật (trái chín, cây chết, lá rụng…), là nguồn thức ăn thối rữa do vi
khuẩn và vi sinh phân hủy tạo ra nguồn CO
2
lại được thải ra môi trường không khí.
Khi CacBon Ddioxit được chuyển hóa ở động vật và nấm cũng thải ra CacBon Dioxit
thông qua quá trình hô hấp ra môi trường không khí.
Như vậy điểm xuất phát khởi đầu của CacBon Dioxit là môi trường không khí bằng sự
chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác CacBon Dioxit được chuyển hóa theo một chu
trình khép kín điểm cuối cùng là môi trường không khí.
Một đặc điểm dễ nhận thấy trong chu trình này là có tất cả 8 mũi tên biểu diễn sự
chuyển hoá trong đó có 02 mũi tên chuyển hoá cacbon đioxit từ dạng này sang dạng
khác&05 mũi tên đi lên nhưng chỉ 01 mũi tên đi xuống điều đó cho ta thấy lượng cacbonic
thải ra môi trường không khí là rất lớn nhương chỉ có 01 mũi tên thu khí cacbonic là quá
trình quang hợp.vì vậy ta pải giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua chu
trình này!
V. Giá trị và hiệu quả sử dụng:
Đồ dùng dạy học tự làm nêu trên có cấu tạo đơn giản bằng những vật liệu dễ kiếm.
Bằng việc mô tả những hình ảnh sinh động giúp HS dễ dàng cảm nhận và tiếp thu vấn đề
nhanh nhất.
DrayBhăng, ngày 19 tháng 01 năm 2010

Người thuyết trình
PhạmVăn Hiếu
2
3

×