Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Video Tò vò xây tổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.07 KB, 115 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


----



<b> </b>



<b> </b>



<b>PGS.TS. LÊ VĂN THĂNG</b>






<b>GIÁO TRÌNH</b>



<b>KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG ĐẠI</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>



Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo đại học. Năm 2004,


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất chương trình đào tạo giữa các trường đại học Việt


Nam có đào tạo Cử nhân Khoa học Mơi trường. Theo đó, ngồi các Học phần thống nhất


trong cả nước, tùy thuộc vào đặc điểm vùng miền mà các trường thiết kế một số Học phần


mang tính chất đặc thù.



Học phần Khoa học môi trường đại cương là một trong những Học phần thống nhất


trong cả nước đối với các trường đào tạo Cử nhân khoa học môi trường. Tại Đại học Huế,


dưới sự hổ trợ kinh phí của Dự án Giáo dục đại học pha 1, mức C, cùng với nhiều giáo trình


được biên soạn, giáo trình Khoa học môi trường đại cương được biên soạn nhằm phục vụ cho


nhiệm vụ đào tạo Cử nhân Khoa học môi trường tại Đại học Huế, ngồi ra cịn là tài liệu


tham khảo cho nhiều đối tượng khác có chun mơn gần với Khoa học môi trường.




Tác giả xin chân thành cảm ơn Dự án Giáo dục đại học mức C tại Đại học Huế đã tạo


điều kiện cho tác giả biên soạn giáo trình này.



Do điều kiện hạn chế về nhiều mặt, chác chắn giáo trình sẽ cịn nhiều thiếu sót, tác giả


rất mong được nhận sự góp ý của đồng nghiệp và sinh viên để giáo trình được hoàn thiện tốt


hơn.



Xin trân trọng cám ơn!



Tác giả



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN</b>



<b>1.1. Khái niệm môi trường</b>


<i><b>1.1.1. Định nghĩa môi trường.</b></i>


Thuật ngữ mơi trường(MT) - Environment (Tiếng Anh), tiếng Hoa: Hồn cảnh. MT
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật BVMT của
VN, 2005).


 <i>Định nghĩa 1</i>: Theo nghĩa rộng nhất thì MT là tập hợp các điều kiện và hiện
tượng bên ngồi có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện.Bất cứ một vật
thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT.


Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Mơi trường sống” là tổng
hợp những điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển
của cơ thể.



 <i>Định nghĩa 2</i>: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố
vơ sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển
và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000).


Theo tác giả, MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau:


- MT tự nhiên bao gồm nước, khơng khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.
- MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.


- MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ,
phương hướng và sự thay đổi trong MT.


 <i>Định nghĩa 3</i>: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên,... mà ở đó, cá thể, quần thể, lồi,... có quan hệ trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000).
 Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng. Theo định nghĩa của


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, MT sống đối với con người không chỉ là
nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà
còn là “ <i>khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con</i>
<i>người</i>”.


 Như vậy, có thể nêu định nghĩa chung về MT : <i>MT là tập hợp các yếu tố tự</i>


<i>nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động</i>
<i>qua lại với các hoạt động sống của con người như: khơng khí, nước, đất, sinh</i>
<i>vật, xã hội loài người...</i>


 MT sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:



- MT tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn
tại ngồi ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người.


- MT xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi
hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài
người.


- MT nhân tạo : Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và
chịu sự chi phối của con người.


<i>Như vậy, MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và</i>
<i>xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, khơng khí,</i>
<i>đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Theo nghĩa hẹp, thì MT sống của con</i>
<i>người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng</i>
<i>cuộc sống của con người.</i>


<i><b>1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của Khoa học môi trường. </b></i>


MT là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học liên ngành có mục đích chủ
yếu là BVMT sống lâu dài của con người trên Trái đất. Vậy Khoa học MT là gì ?


Khoa học MT là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người


và môi trường chung quanh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh
hưởng bởi con người, nước, khơng khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, KCN, đô thị,
nông thôn...


 Nghiên cứu công nghệ , kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng MT sống của


con người.


 Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã
hội nhằm BVMT và PTBV.


 Nghiên cứu về phương pháp mơ hình hóa, phương pháp phân tích hóa học,vật
lý, sinh học phục vụ cho 3 nội dung trên.


<i>Về phương pháp nghiên cứu: </i>


 Các phương pháp thu thập và xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm
 Các phương pháp phân tích thành phần MT


 Các phương pháp phân tích, đánh giá xã hội, quản lý xã hội, kinh tế.
 Các phương pháp tính tốn, dự báo, mơ hình hóa


 Các giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật
 Các phương pháp phân tích hệ thống
<b>1.2.Phân loại mơi trường</b>


Theo chức năng, MT được chia thành 3 loại:


 MT tự nhiên, bao gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại
khách quan bao quanh con người. Nó cịn chia nhỏ hơn theo các thành phần:
MT sinh thái, ở đó yếu tố sinh thái học chiếm vai trị chủ đạo là MT đất, khơng
khí, nước, địa chất...


 MT xã hội, là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự
thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng dân cư.
 MT nhân tạo, là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và



chịu sự chi phối bởi con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Nghiên cứu các thành phần của MT sống tự nhiên và xã hội đang tồn tại trên
Trái đất trong mối quan hệ với các hoạt động của con người.


 Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ MT, nguyên nhân và biện pháp xử lý ô nhiễm
MT, các công nghệ xử lý nước thải, khí thải, rác thải, xử lý tiếng ồn...


 Quản lý MT, nghiên cứu các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, kinh tế, luật pháp,
chính sách để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu ơ nhiễm.


<b>1.3.Quan hệ giữa môi trường và phát triển</b>


<b> </b>Có thể trình bày một cách cô đọng MT là tổng hợp các điều kiện sống của con
người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa MT và phát triển có
mối quan hệ rất chặt chẽ. MT là địa bàn và đối tượng của phát triển.


Trong phạm vi một quốc gia, một châu lục hay trên toàn thế giới, người ta cho rằng,
tồn tại hai hệ thống: “hệ thống KTXH và hệ thống MT”. <i>Hệ thống KTXH</i> cấu thành bởi các
thành phần sản xuất, lưu thơng- phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo nên một dòng nguyên
liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa, phế thải lưu thơng giữa các phần tử cấu thành hệ.


<i>Hệ thống môi trường</i> với các thành phần MT thiên nhiên và MT xã hội. Khu vực giao giữa


hai hệ tạo thành “<i>MT nhân tạo</i>”, có thể xem như là kết quả tích lũy mọi hoạt động tích cực
hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa bàn MT. Khu vực giao này
thể hiện tất cả các mối quan hệ giữa phát triển và MT. MT thiên nhiên cung cấp tài nguyên
cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn
trong MT thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở về hệ kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất mà


chất phế thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây
tổn hại đến MT. Lãng phí tài ngun khơng tái tạo được, sử dụng tài nguyên tái tạo được
một cách quá mức khiến cho nó khơng thể hồi phục được, hoặc phục hồi sau một thời gian
quá dài, tạo ra những chất độc hại đối với con người và MT sống là những hoạt động tổn
hại tới MT. Những hành động gây nên những tác động như vậy là hành động tiêu cực về
MT. Các hoạt động phát triển ln ln có hai mặt lợi và hại. Bản thân thiên nhiên cũng có
hai mặt. Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người, nhưng đồng thời
cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với đời sống và sản xuất của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Trong phát triển kinh tế một phần đáng kể của nguồn nguyên liệu và năng lượng
được tiêu thụ một cách quá mức tại các nước phát triển vốn được khai thác tại các nước
đang phát triển. Bên cạnh hiện tượng “<i>ô nhiễm do thừa thải</i>” xảy ra tại các nước công
nghiệp phát triển, gần đây tại hầu hết các nuớc đang phát triển có thu nhập thấp đã xảy ra
hiện tượng “ <i>ơ nhiễm nghèo đói</i>”. Thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc men, vệ sinh,
mù chữ, bất lực trước thiên tai là nguồn gốc cơ bản của những vấn đề MT nghiêm trọng
đang đặt ra cho nhân dân các nước đang phát triển. Cần nói thêm rằng sự tiêu thụ quá mức
nguyên liệu và năng lượng của các nước phát triển cũng đã làm cho các vấn đề MT ở các
nước đang phát triển trầm trọng hơn.


Tại Hội nghị LHQ về MT con người họp năm 1972 tại Stockholm- Thụy Điển, các nhà
khoa học đã đi đến kết luận rằng, nguyên nhân của nhiều vấn đề quan trọng về MT khơng
phải là do phát triển mà chính là hậu quả của sự kém phát triển. Tư tưởng đó đã được thể
hiện trong chiến lược phát triển 10 năm lần thứ nhất của LHQ. Chiến lược đã đề cập tới mối
quan hệ giữa phát triển với MT, dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đất, bảo vệ rừng,...


Các mục tiêu phát triển KTXH và BVMT phải được gắn bó với nhau trong việc xây
dựng mục tiêu, xác định chiến lược kế hoạch hóa, cũng như điều hành và quản lý việc thực
hiện các mục tiêu đó.


<b>1.4.Các chức năng chủ yếu của môi trường</b>



 MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật


Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động
sống như: nhà ở, nơi nghĩ, đất để sản xuất nơng nghiệp,... Mỗi người mỗi ngày cần trung
bình 4 m3<sub> khơng khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực</sub>
phẩm tương ứng 2000-2500 calo. Tuy nhiên, hiện nay không gian này ngày càng bị thu hẹp
(xem bảng 1.1)


<i> Bảng 1.1: Suy giảm diện tích đất bình quan đầu người trên thế giới(ha/người)</i>


<b>Năm</b> <b>- 106</b> <b><sub>-10</sub>5</b> <b><sub>-10</sub>4</b> <b><sub>O(CN)</sub></b> <b><sub>1650</sub></b> <b><sub>1840</sub></b> <b><sub>1930</sub></b> <b><sub>1994</sub></b> <b><sub>2010</sub></b>


Dânsố(tr.ng) 0,125 1,0 5,0 200 545 1.000 2.000 5.000 7.000


DT(ha/ng) 120.000 15.000 3.000 75 27,5 15 7,5 3,0 1,88


<b>Bảng 1.2: Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam</b>





</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Bình quân đầu người(ha/
ng)


0,2 0,16 0,13 0,11 0,10


Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và cơng
nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm. Tuy
nhiên, con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và
tái tạo chất lượng MT. Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần thiết nhất cho mình


bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như:
khai hoang, phá rừng,...


Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể
sau đây:


+ Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đơ thị, khu cơng
nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.


+ Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng khơng gian và nền móng cho giao
thơng đường thủy, đường bộ và đường không.


+ Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải
+ Chức năng giải trí của con người


+ Chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xây dựng các hồ chứa


+ Chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp
+ Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh


tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản...


<i><b> </b> </i>


<i>Hình1.1: Các chức năng chủ yếu của mơi trường (KHMT)</i>


 MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của
con người


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII. Xét về bản chất, mọi hoạt động của con người đều nhằm


vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên theo sơ đồ sau:


<i>Hình1.2: Hệ thống sinh thái của tự nhiên và nhân tạo. (KHMT)</i>


Mọi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp,... của con người đều bắt
nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái đất và không gian bao quanh Trái đất.


Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số
lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này
của MT cịn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:


- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì
nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.


- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí
và ácc nguồn thủy hải sản.


- Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Khơng khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây


cối ra hoa và kết trái.


- Các loại quặng, dầu mở: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt
động sản xuất nông nghiệp,…


 MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất của mình. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các
loại sau:


- Chức năng biến đổi lý – hóa học


- Chức năng biến đổi sinh hóa
- Chức năng biến đổi sinh học


 MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật
trên Trái đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

định,…Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các
thành phần của MT Trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển.


- Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch
nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,…


- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hồn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các
chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật.
- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của


Trái đất, giảm tác động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.
 MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người


- Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của lồi người.


- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo
động sớm các hiểm họa.


- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen.


<sub></sub> Như vậy, có thể có các dạng vi phạm chức năng của môi trường sống như: Làm
cạn kiệt nguyên liệu và năng lượng cần cho sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống.
Làm ứ thừa phế thải trong không gian sống, Làm mất cân bằng sinh thái giữa các loài sinh


vật với nhau và giữa chúng với các thành phần môi trường. Vi phạm chức năng giảm nhẹ
tác động của thiên tai. Vi phạm chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
<b>1.5. Những vấn đề môi trường thách thức hiện nay trên thế giới</b>


Báo cáo tổng quan MT toàn cầu năm 2000 của Chương trình MT LHQ(UNEP) đã
phân tích 2 xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba:


- Thứ nhất, đó là các HST và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất
cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ, sự
phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân
văn và cùng với nó là MT tồn cầu.


- Thứ hai, thế giới đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý MT ở
quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành
quả về MT thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang khơng theo
kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>1.5.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng</b></i>


Theo đánh giá của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu tồn cầu thì có bằng
chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu tồn cầu. Các nhà khoa
học cho biết trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái đất đã nóng lên khoảng 0,50<sub>C và trong thế</sub>
kỷ này sẽ tăng từ 1,50<sub>C - 4,5</sub>0<sub>C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Hậu quả của sự nóng lên tồn</sub>
cầu là:


- Mực nước biển dâng cao từ 25 đến 140cm, băng tan sẽ nhấn chìm một vùng
đất liền rộng lớn, theo dự báo nếu tình trạng như hiện nay thì đến giữa thế kỷ
này biển sẽ tiến vào đất liền từ 5-7m độ cao.


- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, hỏa hoạn


và lũ lụt. Ví dụ, các trận hỏa hoạn tự nhiên khơng kiểm sốt được vào các
năm từ 1996-1998 đã thiêu hủy nhiều khu rừng ở Braxin, Canada, khu tự trị
Nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, Inđônêxia, Italia, Mêhicô, Liên bang Nga
và Mỹ.


Việt Nam tuy chưa phải là nước cơng nghiệp phát triển, tuy nhiên xu thế đóng góp
khí gây hiệu ứng nhà kính cũng thể hiện khá rõ nét.


<i>Bảng 1.3: Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 1990-1993 (Tg-triệu tấn)</i>


<b> Năm</b>
<b>Nguồn phát thải</b>


<b>1990</b> <b>1993</b>


- Khu vực năng lượng thương mại (Tg CO2)
- Khu vực năng lượng phi thương mại (Tg CO2)
- Sản xuất ximăng (Tg CO2)


- Chăn nuôi (Tg CH4)
- Trồng lúa nước (Tg CH4)
- Lâm nghiệp (Tg CO2)


19,280
43,660
0,347
1,135
0,950
33,90



24,045
52,565
2,417
0,394
3,192
34,516


<b> </b>Với những nguyên nhân trên, thiên tai không chỉ xuất hiện với tần suất ngày càng
gia tăng mà quy mô tác động gây thiệt hại cho con người cũng ngày càng lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Ơzơn (O3) là loại khí hiếm trong khơng khí gần bề mặt đất và tập trung thành lớp dày
ở những độ cao khác nhau trong tầng đối lưu từ 16km đến khoảng 40km ở các vĩ độ. Nhiều
kết quả nghiên cứu cho thấy, ôzôn độc hại và sự ô nhiễm ôzôn sẽ có tác động xấu đến
năng suất cây trồng.


<i>Hình 1.3: Phổ sóng điện từ của bức xạ Mặt trời </i>


<i>Hình 1.4: Tầng ơzơn - "ơ bảo vệ" sự sống trên trái đất </i>


Tầng ơzơn có vai trị bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác
động, hầu hết mang tính chất phá hủy đối với con người và sinh vật cũng như các vật liệu
khác, khi tầng ơzơn tiếp tục bị suy thối, các tác động này càng trở nên tồi tệ.


<i>Bảng 1.4: Tác động của O3 đối với thực vật</i>


Loại cây Nồng độ


O3(ppm)



Thời gian tác động Biểu hiện gây hại
- Củ cải


- Thuốc lá
- Đậu tương
- Yến mạch


0,050
0,100
0,050
0,075


20 ngày (8h/ngày)
5,5h



-19h


50% lá chuyển sang màu vàng
Giảm 50% phát triển phấn hoa
Giảm sinh trưởng từ 14,4-17%
Giảm cường độ quang hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Như chúng ta đã biết, nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo


thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái đất và năng lượng bức xạ


nhiệt của mặt đất phản xạ vào khí quyển. Bức xạ Mặt trời là bức xạ sóng ngắn nên nó dễ dàng


xuyên qua các lớp khí CO2 và tầng Ơzơn rồi xuống mặt đất, ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất


phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài, nó khơng có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 và lại bị


khí CO2 và hơi nước trong khơng khí hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh Trái đất sẽ


tăng lên tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất (xem hình 1.), hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng nhà



kính”(green house effect), vì lớp cacbon đioxit ở đây có tác dụng tương tự như lớp kính giữ nhiệt


của nhà kính trồng rau xanh trong mùa đơng.



Tính chất nguy hại của hiệu ứng nhà kính hiện nay là làm tăng nồng độ các khí này


trong khí quyển sẽ có tác dụng làm tăng mức nhiệt độ từ ấm tới nóng, do đó gây nên những


vấn đề MT của thời đại. các khí nhà kính bao gồm: CO2, CFC, CH4, N2O.



Hoffman và Wells (1987) cho biết, một số loại khí hiếm có khả năng làm tăng nhiệt


độ của Trái đất. Trong số 16 loại khí hiếm thì NH4 có khả năng lớn nhất, sau đó là N2O,


CF3Cl, CF3Br, CF2Cl2 và cuối cùng là SO2.



<i><b>1.5.4. Tài nguyên bị suy thoái.</b></i>


- Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ,
đất hoang bị biến thành sa mạc. Một bằng chứng mới cho thấy sự biến đổi khí hậu cũng là
ngun nhân gây thêm tình trạng xói mịn đất ở nhiều khu vực. Theo FAO, trong vòng 20
năm tới, hơn 140 triệu ha đất sẽ bị mất đi giá trị trồng trọt và chăn nuôi.Đất đai ở hơn 100
nước trên thế giới đang chuyển chậm sang dạng hoang mạc, có nghĩa là 900 triệu người
đang bị đe dọa. Trên phạm vi toàn cầu, khoảng 25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trơi hằng năm
vào các sơng ngịi và biển cả.


- Diện tích rừng của thế giới cịn khoảng 40 triệu km2<sub>, song cho đến nay, diện tích</sub>
này đã bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ơn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới
chiếm 2/3.Sự phá hủy rừng xảy ra mạnh chủ yếu ở các nước đang phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an
tồn.


<i><b>1.5.5. Ơ nhiễm mơi trường đang xảy ra ở quy mơ rộng</b></i>



Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quá
trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa. Nhiều vấn đề MT tác động ở các khu vực nhỏ, mật độ
dân số cao. Ơ nhiễm khơng khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang
biến những khu vực này thành các điểm nóng về MT.


Bước sang thế kỷ XX, dân số thế giới chủ yếu sống ở nông thôn, số người sống tại
các đô thị chiếm 1/7 dân số thế giới. Đến cuối thế kỷ XX, dân số sống ở đô thị đã tăng lên
nhiều và chiếm tới 1/2 dân số thế giới.


Năm 1950, có 3 trong số 10 thành phố lớn nhất trên thế giới là ở các nước đang
phát triển như: Thượng Hải (Trung Quốc), Buenos Aires (Achentina) và Calcuta (Ấn
Độ).Năm 1990, 7 thành phố lớn nhất thế giới là ở các nước đang phát triển. Năm 1995 và
2000 đã tăng lên 17 siêu đô thị (xem bảng 1.5)


<i>Bảng 1.5: Dân số các siêu đô thị</i>


<b>Thành phố</b> <b>1995</b> <b>2000</b>


1. Tokyo, Nhật Bản
2. Sao Paulo, Braxin
3. New York, Mỹ
4. Mexico City, Mexico
5. Thượng Hải, Trung Quốc
6. Bombay, Ấn Độ


7. Los Angeles, Mỹ
8. Bắc Kinh, Trung Quốc
9. Calcuta, Ấn Độ


10. Seoul, Hàn Quốc


11. Jakarta, Inđonêxia
12. Bueros Aires, Braxin


26,8
16,4
16,3
15,6
15,1
15,1
12,4
12,4
11,7
11,6


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

13. Tianjin, Trung Quốc
14. Lagos, Nigeria


15. Rio de Janeiro, Braxin
16. New Dehli, Ấn Độ
17. Karachi, Pakistan
18. Cairo, Ai Cập
19. Manila, Philippin
20. Dakha, Bangladet


21.

Bangkok, Thái Lan


11,5
11,0
10,7
10,3


9,9
9,9
9,9
9,7
9,3
7,8
6,6


14,1
12,8
12,4
13,5
10,2
11,7
12,1
10,7
10,8
10,2
7,3


Ở Việt Nam, trong số 621 đô thị thì chỉ có 3 thành phố trên 1 triệu dân. Trong vịng
10 năm đến, nếu khơng quy hoạch đơ thị hợp lý thì có khả năng TP HCM và HN sẽ trở
thành siêu đơ thị khi đó những vấn đề MT trở nên nghiêm trọng hơn.


<i><b>1.5.6. Sự gia tăng dân số</b></i>


Con người là chủ của Trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều
kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay đang xảy ra tình trạng
dân số gia tăng mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống thấp, nhiều vấn đề MT nghiêm trọng cho
nên đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng giữa dân số và MT.



Đầu thế kỷ XIX dân số thế giới mới có 1 tỷ người, đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ người,
năm 1960 - 3 tỷ, năm 1974 - 4 tỷ, năm 1987 - 5 tỷ và 1999 là 6 tỷ.Mỗi năm dân số thế giới
tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự báo đến năm 2015, dân số thế giới sẽ ở mức 6,9
– 7,4 tỷ người và đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người, trong
đó 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển, do đó sẽ phải đối mặt với nhiều
vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề MT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

từ 2% mỗi năm vào những năm trước 1980 xuống còn 1,7% và xu hướng này ngày càng
thấp hơn.


Sự gia tăng dân sô tất nhiên dẫn đến sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và hậu quả
dẫn đến ô nhiễm MT. Ở Mỹ, hằng năm 270 triệu người sử dụng khoảng 10 tỷ tấn nguyên
liệu, chiếm 30% trữ lượng toàn hành tinh. 1 tỷ người giàu nhất thế giới tiêu thụ 80% tài
nguyên của Trái đất. Theo LHQ, nếu toàn bộ dân số của Trái đất có cùng mức tiêu thụ trugn
bình như người Mỹ hoặc Châu Âu thì cần phải có 3 Trái đất mới đáp ứng đủ nhu cầu cho
con người. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải đảm bảo sự hài hịa giữa: dân số, hồn cảnh MT,
tài ngun, trình độ phát triển, kinh tế - xã hội.


<i><b>1.5.7. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái đất </b></i>


Các lồi động thực vật qua q trình tiến hóa hằng trăm triệu năm đã và đang góp
phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng MT sống trên Tr đất, ổn định khí hậu, làm
sạch các ngn nước, hạn chế xói mịn đất, làm tăng độ phì nhiêu đất.Sự đa dạng của tự
nhiên cũng là nguồn vật liệu quý giá cho các ngành công nghiệp, dược phẩm, du lịch, là
nguồn thực phẩm lâu dài của con người và là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài
mới.


Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vơ cùng quan
trọng. Việc bảo vệ đa dạng sinh học có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ và lịa người phải có


trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật. Đa dạng sinh học lại là nguồn
tài nguyên nuôi sống con người. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề mất đa dạng sinh học đang là
vấn đề nghiêm trọng, nguyên nhân chính của sự mất đa dạng sinh học là:


- Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
- Săn bắt quá mức để buôn bán.


- Ô nhiễm đất, nước và khơng khí.


- Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh
học


Hầu hết các loài bị đe dọa đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong
rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biệt là các dải san hô là những môi
trường sống rất dễ bị thương tổn.


<b> Hộp 1.1.</b>


<b>Nguyên nhân</b> <b>Ví dụ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Săn bắn để thương mại hóa
- Săn bắn với mục đích thể thao
- Kiểm sốt sâu hại và thiên dịch


- Ơ nhiễm, ví dụ: hóa chất bảo vệ thực vật,
hữu cơ


- Xâm nhập của các loài lạ


- Báo tuyết, hổ, voi


- Bồ câu, chim gáy, cú


- Nhiều loài sống trên cạn và dưới nước
- Chim đại bàng, hải sản quý


- Ốc bươu vàng, trinh nữ, cơn trùng đưa các
lồi vào làm thức ăn cho chim


<b>1.6.Khoa học - Công nghệ và Quản lý môi trường</b>


 Khoa học MT nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với MT. Từ các nghiên
cứu đó, khoa học MT đề xuất các mơ hình sinh thái hợp lý, đảm bảo sự cân bằng
sinh thái giữa con người và MT.


 Công nghệ MT là tổng hợp các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học nhằm ngăn
ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của
con người.


 Quản lý MT là tổng hợp các biện pháp luật pháp, kỹ thuật, chính sách, kinh tế
nhằm hạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến MT


<i>Ba nội dung trên của ngành khoa học MT không thay thế cho nhau mà chỉ hổ trợ và</i>


<i>bổ sung cho nhau, đảm bảo cho MT sống ln trong lành và thích hợp với con</i>
<i>người.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Chương 2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MƠI </b>


<b>TRƯỜNG</b>



<b>2.1. Thạch quyển</b>



<i><b>2.1.1. Sự hình thành và cấu trúc của Trái đất</b></i>


Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào thời điểm sau khi hình thành (cách
đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái đất là một quả cầu lạnh, khơng có khí quyển, tự quay xung
quanh Mặt trời. Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái đất nóng lên dần,
dẫn đến sự phân dị của vật chất bên trong và thoát khí, hơi nước, tạo nên khí quyển nguyên
sinh gồm CH4, NH3 và hơi nước. Các chất rắn trong lòng Trái đất phân dị, phần nặng nhất
gồm Fe, Ni tập trung tạo thành nhân Trái đất. Các phần nhẹ hơn gồm các hợp chất MgO,
FeO, SiO2,... tạo nên Manti. Phần nhẹ nhất gồm các kim loại Al, Si tập trung ở lớp ngoài.
Dần dần, lớp ngoài Trái đất nguội dần trở nên đông cứng và tạo nên Vỏ Trái đất. Thành
phần và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển thay đổi theo thời gian cho đến hiện nay.


<b> Bảng 2.1: Các đặc trưng chủ yếu của Thái Dương hệ</b>


<b>Thiên</b>
<b>thể</b>


<b>Bán kính</b>
<b>(km)</b>


<b>Thể tích</b>
<b>(Trái đất=1)</b>


<b>Khối lượng</b>
<b>(Trái đất =1)</b>


<b>Tỷ trọng</b>
<b>riêng</b>



<b>(g/cm3<sub>)</sub></b>


<b>Nhiệt độ</b>
<b>cực đại bề</b>
<b>mặt</b>


<b>(oC<sub>)</sub></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Mặt trời</b>
<b>Sao Thủy</b>
<b>Sao Kim</b>
<b>Trái đất</b>
<b>Sao Hỏa</b>
<b>Sao Mộc</b>
<b>Sao Thổ</b>
<b>Thiên Vg</b>
<b>HảiVươg</b>
<b>Diêm Vg</b>
695.000
2.400
6.100
6.371
3.400
69.000
57.500
23.700
21.500
2.900
1.300.000
0,05


0,87
1,0
0,15
1.320
736
51
39
0,1
332.000
0,05
0,81
1,0
0,11
318
95,3
14,5
17,2
0,03
1,41
5,33
5,15
5,52
3,97
1,35
0,71
1,56
2,47
2
5.500
350

460
60
- 55
-138
-153
-184
-200
- 220
nhiều
không có
CO2
Nhiều
CO2,H2O
CH4,NH3
CH4,NH3
CH4
CH4
-


Vỏ Trái đất (Thạch quyển) là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có cấu tạo hình thái rất
phức tạp, có thành phần khơng đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý. Vỏ Trái đất
được chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là
các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO2 trải dài trên tất cả các đáy của các đại dương với chiều
dày trung bình 8 km. Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10-20km ở dưới và
các loại đá khác như granit, sienit giàu SiO2, Al2O3 và đá trầm tích ở bên trên. Vỏ lục địa
thường rất dày, trung bình 35km, có nơi 70-80km như ở vùng núi cao Hymalaya. Ở vùng
thềm lục địa, nơi tiếp xúc giữa đại dương và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km.
Thành phần hóa học của Trái đất bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ
1-92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Mg
Ca
Na
K


2,09
3,63
2,83
2,59


0,29
1,03
1,32
1,83


8 nguyên tố hóa học phổ biến trên chiếm 99% trọng lượng thạch quyển.
Cấu trúc bên trong của Trái đất được trình bày ở hình sau:


<i> Hình 2.1: Cấu tạo bên trong của Trái đất</i>


<i><b>2.1.2. Sự hình thành đá và q trình tạo khống tự nhiên</b></i>


Đất đá và các khoáng vật tự nhiên được tạo ra trên Trái đất nhờ 3 q trình địa chất:
macma, trầm tích và biến chất . Ba loại đá macma, biến chất và trầm tích có quan hệ nhân
quả chặt chẽ với nhau trong vỏ Trái đất


<i>Hình 2.2: Chu trình biến đổi các loại đá chính trong vỏ Trái đất</i>


Các tính tốn của các nhà Địa chất cho thấy: trọng lượng các đá trong vỏ Trái đất
có tỷ lệ phân bố như sau: macma 65%, biến chất 25% và trầm tích 10%.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Đất là lớp ngoài cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp
của nước, khơng khí, sinh vật. Các thành phần chính của đất là chất khống, nước, khơng
khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến cơn trùng, chân đốt,... Thành phần chính
của đất được trình bày ở hình sau:


Hình 2.3: Các thành phần chính của đất


Đất có cấu trúc phân lớp rất đặc trưng, xem xét một phẩu diện đất có thể thấy sự
phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:


 Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân hủy ở mức độ khác nhau


 Tầng mùn thường có mầu thẩm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng
của đất


 Tầng rữa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới
 Tầng tích tụ chứa các chất hịa tan và hạt sét bị rửa trơi từ tầng trên
 Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá
 Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến đổi.


Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vơ cơ, hữu cơ, có
nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ. Hàm lượng các nguyên tố hóa học của đất khơng cố định,
biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng
đối với cây trồng, các nguyên tố hóa học của đất được chia thành 3 nhóm:


- Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H.
- Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co,…



- Nguyên tố hiếm và phóng xạ: Br, In, Ra, I, Hf, U, Th,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

giai đoạn khác nhau trên các cấu trúc địa chất rất khác nhau, nên rất đa dạng. sự phân loại
địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái được thể hiện qua bảng sau:


<i> Bảng 2.3: Phân loại địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái (Alan E. kêhew, 1998)</i>


<b>Tính chất địa hình</b> <b>Độ cao tuyệt đối(m)</b> <b>Đặc điểm hình thái</b>
<b>Đồng bằng</b>


- Trũng
- Thấp
- Cao
- Trên núi


Dưới mực nước biển
0-200


200-500
500-2500


Gợn sóng, chia cắt yếu, có gị thấp, chỗ trũng
Độ chia cắt sâu hoặc dao động độ cao dưới
10m


<b>Đồi</b>


- Đồi ở vùng thấp
- Đồi ở vùng cao
- Đồi ở vùng núi



0-200
200-500
500-2500


Dao động độ cao 10-100m
- Đồi thấp, tỷ cao 10-25m


- Đồi trung bình thấp, tỷ cao 25-50m
- Đồi lớn, tỷ cao 50-75m


- Đồi rất lớn, tỷ cao 75-100m


- Có dạng bát úp, dạng nón, dạng vách dốc
<b>Núi</b>


- Thấp


- Trung bình thấp
- Trung bình
- Cao vừa
- Cao
- Rất cao


600-900
700(900)-1200
1200-2500
2500-3000
3000-5000
>5000



Dao động độ cao trên 100m
Giá trị độ chia cắt sâu:
- Nhỏ 100-250


- Trung bình 250-500m
- Lớn 500-750m


- Rất lớn 750-1000m


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>2.1.4. Tai biến địa chất, xói mịn, trượt lở đất đá</b></i>


<i>1.</i> <i>Khái niệm tai biến môi trường.</i>


Tai biến MT là điều kiện, yếu tố, hiện tượng, quá trình xảy ra trong MT sống, gây
nguy hiểm và tổn hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản, hoạt động của con người và các
chức năng của MT. Với cách hiểu này, nhiều khi nói đến khái niệm tai biến người ta ngụ ý là
tai biến MT.


Tai biến MT là quá trình gây hại vận hành trong hệ thống MT. Q trình tai biến phản
ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn của hệ thống và thường gồm 3 giai đoạn. Với mỗi giai đoạn
của quá trình tai biến sẽ có những chiến lược ứng phó thích hợp và cần phải cân nhắc trong
quá trình ra quyết định:


- Giai đoạn nguy cơ hay hiểm họa: Đã tồn tại các yếu tố gây hại nhưng chưa
gây mất ổn định cho hệ thống.


- Giai đoạn phát triển: Tập trung và gia tăng các yếu tố tai biến, xuất hiện
trạng thái mất ổn định, nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ
thống MT.



- Giai đoạn sự cố: Trạng thái mất ổn định đã vượt qua ngưỡng an toàn của hệ
thống, gây ra các thiệt hại không mong đợi cho con người đwocj gọi là thiên
tai hoặc sự cố MT.


Là thiên tai nếu thiệt hại gây ra do quá trình tự nhiên, là sự cố nếu thiệt hại được gây
ra do cả quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo.


<i>2.</i> <i>Nguyên nhân</i>


- Quá trình tự nhiên (hạn hán, lũ lụt, động đất,…)


- Hoạt động nhân sinh (khai thác quá mức, xả thải chất ô nhiễm, can thiệp thô
bạo vào HST,…)


- Hỗn hợp của hoạt động nhân sinh và quá trình tự nhiên – loại tai biến thường
xảy ra.


<i>3.</i> <i>Phân loại tai biến MT.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

 Các tai biến hóa học liên quan tới sự phát tán và tập trung các nguyên tố hóa
học vượt ngưỡng sinh thái trong các hợp phần MT


 Tai biến sinh học như bệnh dịch nguy hiểm, nổ bom sinh học, nạn côn trùng phá
hoại mùa màng...


 Các tai biến kinh tế - xã hội bao gồm phá sản, tham ô làm thất thoát tài sản, ma
túy, các tệ nạn xã hội khác và do coi thường pháp luật, thiếu việc làm, khủng
hoảng tinh thần, sai sót về điều hành,...



<i>4.</i> <i>Một số tai biến thường gặp.</i>


Tai biến địa chất, xói mịn, trượt lở đất đá là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích
cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển.


Tai biến địa chất là một dạng tai biến MT phát sinh trong thạch quyển. Các dạng tai
biến như là : phun núi lửa, động đất, nứt đất, lún đất. Chúng thường liên quan tới các quá
trình địa chất xảy ra trong lòng Trái đất.


Trên bề mmặt Trái đất, hoạt động của nước và gió gây ra sự xói mịn. Xói mịn do
mưa là dạng xói mịn phổ biến nhất. Lượng đất xói mịn do mưa hằng năm trên một đơn vị
diện tích có thể xác định theo công thức lý thuyết:


A = R.K.L.S.C.P.
R- khả năng xói mịn do mưa
K- tính chất dễ xói mịn của đất
L- chiều dài sườn dốc


S- độ dốc của sườn dốc
C- thảm thực vật


P- hiệu quả của các biện pháp chống xói mịn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i>Hình 2.4: Xói mịn đất đồi núi</i>


<b>2.2. Thủy quyển</b>


<i><b>2.2.1. Cấu tạo hình thái của thủy quyển</b></i>


Khoảng 71 % với 361 triệu km2<sub> bề mặt Trái đất được bao phủ bởi mặt nước.Cho</sub>


nên đã có nhà khoa học gọi Trái đất là “<i>Trái nước</i>”.Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục
bao quanh Trái đất gồm: nước ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thủy
quyển bao gồm: Đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết. Khối lượng
của thủy quyển khoảng 1,4. 1018 <sub>tấn, tương đương với 7 % trọng lượng thạch quyển. Hiện</sub>
nay người ta chia thủy quyển làm 4 đại dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn.


<i>Bảng 2.4: Diện tích các Đại dương và các Biển chính</i>


<b> Đại dương, biển Diện tích(triệu km2<sub>)</sub></b> <b><sub> Phần trăm</sub></b>


Thái Bình Dương 165,242 46,91
Đại Tây Dương 82,362 23,38
Ấn Độ Dương 73,556 20,87
Bắc Băng Dương 13,986 3,97
Biển Malaixia 8,143 0,80
Biển Caribbe 2,756 0,71
Biển Địa Trung Hải 2,505 0,64
Biển Bering 2,269 0,58
Vịnh Mexico 1,544 0,39
<b> Tổng</b> <b> 252,36</b> <b> 100</b>


<i><b>2.2.2. Sự hình thành đại dương</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

song có thể thấy các khí nhẹ như hyđrơ, heli bị mất vào khơng gian vũ trụ, cịn các khí khác
nặng hơn như oxy, nitơ vẫn được Trái đất giữ lại. Vào thời kỳ này, núi lửa vẫn hoạt động rất
mạnh, phát thải ra nhiều loại khí hình thành nên khí quyển với thành phần khác xa với khí
quyển hiện tại. Khí quyển lúc này chứa một hàm lượng oxy tự do nhỏ còn phần lớn là CO2
và hơi nước.Với sự lạnh dần đi của Trái đất làm cho hơi nước ngưng kết lại rơi xuống bề
mặt Trái đất. Trái đất tiếp tục bị lạnh đi làm cho hơi nước tích lũy ngày một dày tạo nên các
đại dương đầu tiên trên Trái đất. Chính sự bốc hơi (mất nhiệt), ngưng kết (tỏa nhiệt) của hơi


nước với nhiệt dung lớn lại làm gia tăng quá trình lạnh đicủa bề mặt Trái đất qua thoát nhiệt
vào các đám mây vũ trụ. Vì vậy, có thể nói hơi nước tự bản thân nó quyết định sự tồn tại
của mình trên bề mặt Trái đất.


Từ khi hình thành, khoảng 3,8 tỷ năm về trước, diện mạo của đại dương đã có
những thay đổi lớn. Sự thay đổi này biểu hiện qua độ mặn của nước biển, mực nước biển,
quá trình hình thành và tạo những khối băng khổng lồ, địa hình đáy biển và đặc biệt là sự
phân bố giữa đại dương và đất liền.


Để có hình dạng lục địa và đại dương như hiện nay, đã có nhiều giả thuyết về sự
hình thành, có thể nêu ra các giả thuyết sau: trôi dạt lục địa, nới rộng đáy biển và kiến tạo
mảng.


<i><b>2.2.3. Đới ven biển, cửa sông và thềm lục địa</b></i>


- Đới ven biển là nơi gặp nhau giữa đất liền và biển, được đánh dấu bằng những
nét chung của hệ thống lục địa-đại dương. Là khu vực chịu sự chi phối của 3 quyển chính:
thạch quyển, thủy quyển và khí quyển.


Đây được coi là hệ thống mở, ln diễn ra các tương tác lý hóa với ảnh hưởng của
văn hóa. Đới ven biển có năng suất sinh học cao. Đới ven biển còn là nơi diễn ra nhiều hoạt
động mạnh mẽ như xói mịn, bão lũ, bất ổn định, ngồi ra cịn có tranh chấp lợi nhuận liên
quan tới hoạt động của con người như gây ô nhiễm, khai thác tài nguyên và phát triển
không bền vững.


Vùng ven biển bao gồm nhiều thành phần như :
 Vách: là phần lục địa giáp biển, có độ dốc cao
 Bãi biển: là phần cát sỏi, bùn do sông đưa ra


 Bờ sau: được giới hạn bởi vách và mực nước biển khi thủy triều cao



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Ở nhiều nơi, bờ trước có khoảng cách lớn, cấu tạo bởi phù sa các sông và là nơi rừng
ngập mặn phát triển tốt, với HST rất đa dạng, phong phú.


<i>Hình 2.5: Đới ven bờ và các thành phần của nó</i>


- Vùng cửa sơng là cửa của một con sông, nơi nước chảy ra biển. Các điều kiện
vùng cửa sơng phụ thuộc nhiều vào q trình xảy ra trong đại dương và biển, đặc biệt là sự
trộn lẫn nước ngọt của sông và nước mặn của biển và ảnh hưởng của thủy triều.


HST vùng của sông là HST nhạy cảm và chịu nhiều ảnh hưởng của độ mặn nước
biển. Phần lớn sinh vật cửa sông là sinh vật biển, năng suất sinh học thuộc diện cao nhất,
tới gần 2.000g/m2<sub>/năm. Do đa dạng về MT sống và nhiều chất dinh dưỡng nên vùng cửa</sub>
sông khá đa dạng về lồi động vật, như lồi chim, bị sát, cá, thân mềm,…


Hiện nay việc khai thác vùng ven biển nói chung và vùng cửa sơng nói riêng đã làm
nảy sinh nhiều vấn đề MT.


- Thềm lục địa có thể coi là vùng biển nông, gần bờ với đáy biển tương đối bằng
phẳng.Thềm lục địa với phạm vi rộng lớn xuất hiện ở vùng bờ biển ít chấn động địa chất và
hoạt động của núi lửa.Thềm lục địa thường rộng cỡ vài trăm km tới 1.500km. Độ dốc đáy
biển ở đây rất nhỏ chỉ trong vòng vài độ. Thềm lục địa được giới hạn xa bờ có độ dốc đáy
biển tăng đột ngột.


<i><b>2.2.4. Băng </b></i>


Băng là một thành phần quan trọng của thủy quyển, tập trung chủ yếu ở 2 cực Trái
đất. Theo các số liệu hiện nay, khối lượng băng trên Trái đất chiếm trên 75% tổng lượng
nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển. Khối lượng băng trên Trái đất thay đổi theo
thời gian địa chất, phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình của Trái đất.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>2.3. Khí quyển</b>


<i><b>2.3.1. Sự hình thành và cấu trúc khí quyển Trái đất</b></i>


Khí quyển là lớp vỏ ngồi của Trái đất, với ranh giới dưới là bề mặt thủy quyển,
thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển Trái đất
được hình thành do sự thốt hơi nước, các chất khí từ thủy quyển và thạch quyển. Thời
kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ và hydro.
Dưới tác dụng phân hủy của tia mặt trời, hơi nước bị phân hủy thành oxy và hydro. Oxy
tác động với amoniac và metan tạo ra khí N2 và CO2. Q trình tiếp diễn, một lượng H2
nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển cịn lại chủ yếu là hơi nước, Nitơ, CO2, một
ít Oxy.


Khí quyển Trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau:
tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt, tầng điện ly.( xem hình 2.3)


- Tầng đối lưu (Troposphere): là tầng thấp nằm ngay trên mặt đất, chiếm khoảng 70%
khối lượng khí, ở tầng này càng lên cao nhiệt độ càng giảm, có nhiệt độ thay đổi giảm dần từ
+400<sub>C ở lớp sát mặt đất tới -50</sub>0<sub>C ở trên cao. Tầng đối lưu có chiều cao thay đổi từ 7- 8km ở</sub>
các đới cực và khoảng 16-18km ở đới xích đạo. Số lượng các khí ở tầng này khoảng 4,12 x
1015<sub> tấn so với tổng khối lượng khí là 5,15.10</sub>15 <sub>tấn. Tầng đối lưu là nơi tập trung nhiều hơi nước</sub>
nhất, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão,…


- Tầng bình lưu (Stratosphere): có một vùng thấp hơn với độ cao trên 25km và có nhiệt
độ gần như khơng đổi, trong khi đó tầng trên của nó nhiệt độ tăng cùng với tăng độ cao. Khơng
khí ở tầng bình lưu lỗng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao khoảng 25km
trong tầng bình lưu, tồn tại một lớp khơng khí giàu khí ơzơn thường được gọi là tầng ôzôn.


- Tầng trung quyển (Mesosphere): nằm bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80km.


Nhiệt độ tầng này giảm theo độ cao, từ -20<sub>C ở phía dưới giảm xuống -92</sub>0<sub>C ở lớp trên.</sub>


- Tầng nhiệt quyển (Thermosphere): có độ cao từ 80km đến 500km, ở đây nhiệt độ
khơng khí có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -920<sub>C đến +1200</sub>0<sub>C. Nhiệt độ khơng khí ban</sub>
ngày rất cao và ban đêm thấp.


- Tầng ngoại quyển (Exosphere): bắt đầu từ độ cao 500km trở lên. Tầng này là nơi xuất
hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vơ tuyến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i>Hình 2.6 : Cấu trúc của khí quyển theo chiều thẳng đứng </i>


<i><b>2.3.2. Thành phần của khí quyển</b></i>


Thành phần khí quyển Trái đất khá ổn định theo phương nằm ngang và phân dị theo
phương thẳng đứng. Phần lớn khối lượng 5.1015<sub> tấn của tồn bộ khí quyển tập trung ở tầng</sub>
thấp: đối lưu và bình lưu. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 0,05% khối lượng thạch quyển, khí
quyển Trái đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống Trái đất. Thành phần khơng khí của
khí quyển thay đổi theo thời gian địa chất, cho đến nay khá ổn định, bao gồm chủ yếu là
nitơ, ôxy và một sô loại khí trơ.


<i>Bảng 2.5: Hàm lượng trung bình của khí quyển</i>


<b>Chất khí</b> <b>% thể tích</b> <b>% trọng lượng</b> <b>Khối lượng</b>
<b>( n. 1010<sub>tấn)</sub></b>


N2
O2
Ar
CO2



Ne
He
CH4


<b>Kr</b>


N2O


78,08
20,91
0,93
0,035
0,0018
0,0005
0,00017
0,00014
0,00005


75,51
23,15
1,28
0,005
0,00012
0,000007
0,000009
0,000029
0,000008


386.480
upload.123doc.net



.410
6.550


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

H2
O3
Xe


0,00005
0,00006
0,000009


0,0000035
0,000008
0,00000036


0,02
0,35
0,18


<i><b>2.3.3. Ozon khí quyển và chất CFC</b></i>


Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu để duy trì sự sống trên Trái đất. Bức xạ
đó khi truyền xuống Trái đất với một phổ sóng rất rộng. Bầu khí quyển Trái đất có tác dụng
khuếch tán, hấp thụ và lọc một phần các tia BXMT, không cho chúng chiếu tồn bộ xuống bề
mặt Trái đất. Vì vậy, khí quyển khơng phải là nơi cung cấp khơng khí cho hoạt động sống của
sinh vật mà cịn là màn chắn đối với các tác động có hại của tia sáng mặt trời. Cấu trúc của phổ
BXMT và độ rộng của các cửa sổ khí quyển được trình bày ở hình sau:


<i>Hình 2.7: Cấu trúc phổ bức xạ Mặt Trời và màn chắn khí quyển</i>



<i><b> </b></i>


Như vậy, khí quyển Trái đất chỉ để lọt xuống bề mặt Trái đất các tia sóng vơ
tuyến có bước sóng từ 104<sub> đến 10</sub>6<sub> µm và ánh sáng trong phạm vi từ 10</sub>-1<sub> đến 10 µm. Cơ</sub>
chế hấp thụ tia tử ngoại của tầng Ơzon có thể trình bày theo các phương trình phản ứng
sau:


O2 + Bức xạ tia tử ngoại --- O + O
O + O2--- O3


O3 + Bức xạ tia tử ngoại ---- O2 + O


Các phản ứng trên liên tục xảy ra trong khí quyển, dẫn tới sự ổn định và tồn tại tầng
Ôzon của Trái đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

khí trên có khả năng tác dụng với Ơzon biến nó thành O2. Cơ chế tác động của khí CFC có
thể trình bày theo sơ đồ sau:


Tia tử ngoại


CFC + O2 --- ClO + O2
ClO + O3 --- 2O2 + Cl
Cl + O3 --- ClO + Cl


Các phản ứng dây chuyền trên diễn ra liên tục, cho tới khi nguyên tử Cl hóa hợp
được với H2 có trong khí quyển thành HCl và gây mưa axit.


Sự suy thối tầng ơzon trên phạm vi tồn cầu địi hỏi phải hạn chế việc phát sinh khí
CFC,CH4, ôxit nitơ,... Theo dự đoán của các nhà khoa học, đến năm 2030 sự suy thối tầng


ơzon trên phạm vi toàn cầu là 6,5% và 16% ở các nước vĩ độ từ 600<sub> trở lên. Trong trường</sub>
hợp chương trình ơzon hoạt động có hiệu quả, thì sự suy thối tầng ôzon vẫn còn ở mức
2% trên phạm vi TG và 8% ở các vĩ độ cao hơn 600<sub>.</sub>


<i><b>2.3.4. Chế độ nhiệt, bức xạ và hồn lưu khí quyển</b></i>


Trái đất tiếp nhận năng lượng từ vũ trụ, chủ yếu là năng lượng mặt trời. Theo tính
tốn, dịng năng lượng đến từ mặt trời ở tầng cao khí quyển là 2 Cal/cm2<sub>/phút, nhưng </sub>
30-40% bị khí quyển phản xạ vào vũ trụ, 60% - 70% bị khí quyển hấp thụ. Hằng năm,Trái đất
nhận được 1,4.1013<sub>Kcal năng lượng từ Mặt Trời, khoảng 1-2% số lượng đó ứng với bước</sub>
sóng 6.700- 7.350A được cây xanh sử dụng để tạo ra sinh khối. Trái đất hoàn trả lại vũ trụ
một phần năng lượng từ mặt trời dưới dạng bức xạ nhiệt sóng dài. Phần cịn lại được tích
lũy dưới dạng nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối.Q trình tiếp nhận và phân phối dịng
năng lượng từ Mặt Trời đến Trái đất thơng qua khí quyển, sinh quyển, thạch quyển và thủy
quyển đạt trạng thái cân bằng trong suốt thời gian gần 2 tỷ năm trở lại đây. Do đó nhiệt độ
trên bề mặt Trái đất hầu như khơng có thay đối đáng kể theo thời gian.


Dịng nhiệt từ Mặt Trời phân bố khơng đồng đều trên bề mặt Trái đất. Do chuyển
động tự quay quanh Mặt Trời, trên Trái đất có hiện tượng ngày đêm và biến đổi mùa. Do
ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái đất theo những góc độ khác nhau, nên lượng
nhiệt ở các khu vực trên Trái đất hấp thụ cũng khác nhau.Tất cả các hiện tượng trên làm
cho nhiệt độ bề mặt Trái đất thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, theo mùa và giữa các vùng có
vĩ độ khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

các khối khơng khí dưới dạng gió.Q trình trên diễn ra liên tục, theo xu hướng san bằng sự
chênh lệch nhiệt độ và áp suất khơng khí ở các đới khí hậu, các khu vực cục bộ trên Trái
đất. Khơng khí nóng, khi bay lên trên hoặc chuyển động ngang, mang theo nhiều hơi nước
tạo ra mưa. Do vậy, q trình hồn lưu của khí quyển ln đi kèm với chu trình tuần hồn
nước trong tự nhiên.



Sự chênh lệch về tính chất của các khơí khơng khí theo chiều ngang tạo nên gió,
bão và các hiện tượng thời tiết khác.Năng lượng và hơi nước đi kèm với các hiện tượng
thời tiết trên góp phần đáng kể điều hịa nhiệt độ và khí hậu của các vùng khác nhau trên
Trái đất.


Bão, giơng, vịi rồng là những hiện tượng đặc biệt của quá trình hồn lưu khí quyển.
Hồn lưu khí quyển và chu trình hoàn lưu nước trong tự nhiên là các nguyên nhân cơ bản
tạo nên đặc điểm khí hậu, thời tiết, chúng tác động mạnh mẽ tới chất lượng MT khơng khí
và điều kiện sống của sinh vật, con người.


<i><b>2.3.5. Hiệu ứng nhà kính</b></i>


Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời đến
bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các hành
tinh. Năng lượng Mặt Trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xun qua cửa sổ khí
quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình + 160<sub>C là sóng dài</sub>
có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ
sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC,...


<i>“ Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không</i>
<i>gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn</i>
<i>ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính”</i>


Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của lồi người đang làm cho nồng độ khí
CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển
Trái đất làm nhiệt dộ Trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ
CO2 trong khí quyển tăng gấp đơi, thì nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên khoảng 3 0C. Các số
liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ Trái đất đã tăng 0,50<sub>C trong khoảng thời gian từ 1885 đến</sub>
1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu
khơng có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên 1,5-4,50<sub>C</sub>


vào năm 2050.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

 Nhiệt độ Trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy,
sẽ có nhiều vùng bị ngập


 Sự nóng lên của Trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh
vật trên Trái đất.


 Khí hậu Trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi.
Toàn bộ các điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động.


 Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện, dịch bệnh lan tràn.
<i><b>2.3.6. Biến đổi khí hậu và sự nóng lên tồn cầu</b></i>


Ngun nhân của sự nóng lên của Trái đất bao gồm các nguồn nhân tạo và tự nhiên.
Sự biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Các biểu hiện
của sự biến đổi khí hậu Trái đất gồm:


 Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung


 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho MT sống của con
người và các sinh vật trên Trái đất


 Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển


 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động bình thường khác của con người



 Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình
tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác


 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.


Nguyên nhân chính của sự biến đổi khí hậu Trái đất là sự gia tăng các hoạt động tạo
ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa
khí nhà kính như: sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải
đạt nằm trong một khung thời gian, đủ để các HST thích nghi một cách tự nhiên với sự thay
đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát
triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.


<i> Hình 2.8: Ống khói nhà máy gây nên ơ nhiễm khơng khí</i>


<b>2.4. Sinh quyển</b>


<i><b>2.4.1. Sinh quyển và sinh khối</b></i>


Các khái niệm hiện đại về sinh quyển đã xuất hiện trong các cơng trình của nhà tự
nhiên vĩ đại người Pháp J.B.Lamac vào đầu thế kỷ XIX. Năm 1875, nhà Địa chất nổi tiếng
người Aïo E.Zins (1831-1914) đã tách sinh quyển thành 1 quyển độc lập của Trái đất. Học
thuyết về sinh quyển (biosphere) được nhà Địa hóa người Nga V.N.Vernatxki đưa ra năm
1926. Theo học thuyết này, sinh quyển là toàn bộ dạng vật chất sống tồn tại ở bên trong,
bên trên và phía trên Trái đất hoặc là lớp vỏ sống của Trái đất, một hệ thống động vô cùng
phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc điểm xác
suất. Đây là một hệ thống động và rất phức tạp. Nhờ hoạt động của các HST mà năng


lượng ánh sáng Mặt trời đã bị biến đổi cơ bản để tạo thành vật chất hữu cơ trên Trái đất.
Sự sống trên bề mặt Trái đất được phát triển nhờ sự tổng hợp các mối quan hệ tương hổ
giữa các sinh vật với MT tạo thành dịng liên tục trong q trình trao đổi vật chất và năng
lượng. Như vậy, trong sự hình thành sinh quyến có sự tham gia tích cực của các yếu tố bên
ngoài như năng lượng Mặt trời, sự nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái đất, các quá trình tạo
núi, băng hà,...Các cơ chế xác định tính thống nhất và tồn diện của sinh quyển là sự di
chuyển và tiến hóa của thế giới sinh vật; vịng tuần hồn sinh địa hóa của các ngun tố
hóa học; vịng tuần hồn nước tự nhiên. Sinh quyển tồn tại trên Trái đất trong mối cân bằng
động với các hệ tự nhiên khác.Với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của lồi người, bên
trên sinh quyển hình thành một quyển đặc biệt là Trí tuệ quyển (Noosphere).


<i><b>2.4.2. Hệ sinh thái</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Sinh quyển được duy trì và phát triển trong những hệ thống tác động tương hỗ giữa
sinh vật và MT vô sinh xung quanh, như một thực thể khách quan, xác định trong không
gian và thời gian, được gọi là HST.


Theo độ lớn, HST có thể chia thành: HST nhỏ (bể ni cá), HST vừa (một thảm
rừng, một hồ chưa nước), HST lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các HST trên bề mặt Trái
đất thành một HST khổng lồ là sinh thái quyển(sinh quyển).


Trong HST, tồn tại hai thành phần : vô sinh (abiotic) như nước, khơng khí,... và sinh
vật ( biotic). Giữa 2 thành phần trên ln có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin. Sinh
vật trong HST được chia làm 3 loại chủ yếu:


 Sinh vật sản xuất, thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng hợp
chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời.


 Sinh vật tiêu thụ, gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là động
vật ăn thực vật. Bậc 2 là động vật ăn thịt,...



 Sinh vật phân hủy gồm các vi khuẩn, nấm, phân bố ở khắp mọi nơi, có chức
năng chính là phân hủy xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành phần
dinh dưỡng cho thực vật.


Trong HST liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất hữu cơ và năng
lượng. Các HST đều có nhu cầu về nguồn năng lượng bên ngoài, nhất là ánh sáng mặt trời
để hoạt động. Những yếu tố vô cơ cần thiết cho đời sống của sinh vật đều được sử dụng và
tái sử dụng theo chu trình trong HST.


<i><b>2.4.3. Các chu trình sinh địa hóa</b></i>


Thực vật tổng hợp hydratcacbon trực tiếp từ khí oxit cacbon, nước, các khống chất
tan trong đất và nước để tạo ra các tế bào của mình. Động vật ăn cỏ sử dụng các chất hữu
cơ do thực vật tổng hợp. Động vật ăn thịt sử dụng động vật ăn cỏ làm thức ăn.Tất cả thức
ăn thừa, xác chết của động vật được vi khuẩn và nấm phân hủy thành các hợp chất đơn
giản làm chất dinh dưỡng cho thực vật. Các chất dinh dưỡng theo chu trình tuần hồn trên
chuyển vận từ đất, nước, khơng khí, đá và các cơ thể sống nhờ nguồn năng lượng được
cung cấp từ Mặt Trời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Chu trình dinh dưỡng của nguyên tố hóa học tham gia vào thành phần của các cơ
thể sống có thể trình bày dưới dạng sơ đồ sau:


1. Chu trình nước.


Nước là thành phần quan trọng cần thiết cho sự sống và cơ thể sống của sinh vật.
Nước tồn tại trên Trái đất ở 3 dạng: rắn, lỏng và hơi tùy thuộc vào nhiệt độ của bề mặt Trái
đất. Ở trong biển và đại dương, nước chiếm 97,5%. Nước vận chuyển trong các quyển, hòa
tan và mang theo nhiều các chất dinh dưỡng khoáng và một số chất khác rất cần thiết cho
sinh vật.



Nước từ bề mặt đại dương, ao, hồ,… nhờ NLMT, bốc hơi vào khí quyển, ở đó hơi
nước ngưng tụ rồi rơi xuống bề mặt Trái đất. Nước chu chuyển trên phạm vi toàn cầu, tạo
nên các cân bằng nước và tham gia vào sự điều hịa khí hậu.


2. Chu trình cacbon.


Protêin, cacbon hydrat và nhiều phân tử chứa cacbon khác rất cần thiết cho cơ thể
sống. Cacbon chứa ở dạng khí CO2 hịa tan như cacbonat (CO2-3 ) và bicacbonat(HCO-3)
trong đá vôi. Thực vật hấp thụ CO2 trong q trình quang hợp và chuyển hóa thành những
hợp chất hữu cơ trong sinh vật sản xuất. (xem hình 2.5)


<i>Hình 2.9: Chu trình dinh dưỡng của Cacbon</i>


<i>Bảng 2.6: Cacbon trong sinh quyển (tỷ tấn)(Bolin et al, 1979)</i>


- Khí quyển
- Nước đại dương
- Trong trầm tích
- Cơ thể sinh vật
- Nhiên liệu hóa thạch


692
35.000
>10.000.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

+ Tổng cacbon hữu cơ
+ Tổng cacbon vô cơ


8.432


10.035.692


3. Chu trình nitơ.


Khí nitơ chiếm 78% thể tích khí quyển mà phần lớn động thực vật không sử dụng
được. Nếu nitơ biến đổi hòa tan trong nước dưới dạng hợp chất chứa NO


-3 thì được rễ cây
hấp thụ như là một phần của chu trình nitơ. Thực vật biến đổi NO


-3 thành phân tử chứa nitơ
như protein, axit nucleic cần thiết cho sự sống. Khi động vật và thực vật chết, vi sinh vật
phân hủy các phân tử N2 thành khí NH3 và các muối chứa ion NH+4.


<i>Hình 2.10: Chu trình dinh dưỡng của Nitơ</i>


4. Chu trình photpho.


P là thành phần quan trọng của chất nguyên sinh. Hàm lượng photpho trong cơ thể
thường lớn hơn so với mơi trường bên ngồi. Vì vậy, photpho trở thành nhân tố sinh thái
vừa mang tính giới hạn, vừa mang tính chất điều chỉnh. Trong tự nhiên, photpho có nhiều
trong các loại đá, đặc biệt là apatit.


Q trình phong hóa đá và khống hóa các hợp chất hữu cơ, photpho được giải
phóng ra và tạo thành các muối của axit photphoric được các rễ cây hấp thụ. Một số lớn
photpho đi theo chu trình nước vào đại dương và làm giàu cho nước mặn, làm thức ăn cho
sinh vật phù du và phân tán vào các chuỗi thức ăn.


<i><b>2.4.4. Quang hợp và hô hấp</b></i>



Từ khi Trái đất được hình thành thì quá trình tổng hợp và phân hủy các chất bằng
con đường hóa học cũng diễn ra, q trình này gọi là “Vịng tuần hoàn địa chất”. vào thời kỳ
tiền Cambri, những sinh vật đơn bào đầu tiên đã xuất hiện và song song với vịng đại tuần
hồn địa chất là sự ra đời của “Vịng tuần hồn sinh học”. Sinh quyển ra đời và tiến hóa
dưới ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố:


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Yếu tố bên trong: sự thay đổi của các thành phần sinh vật bên trong các
HST.


Bằng con đường chọn lọc tự nhiên và đột biến trong điều kiện MT thay đổi, nhiều lịa
bị mất đi, nhiều lồi lại phát triển. Dần dần thực vật quang hợp xuất hiện, đánh dấu bước
ngoặt quan trọng trên Trái đất về phương diện biến đổi vật chất. Mối quan hệ giữa 2 vòng
tuần hồn trên được minh họa theo hình sau:


<i> Hình 2.11: Quan hệ giữa vịng đại tuần hồn địa chất và vịng tiểu tuần hồn sinh học</i>


Quang hợp và hơ hấp là 2 khía cạnh của q trình chuyển hóa năng lượng bên trong
sinh vật và sinh quyển.


Quang hợp là tổ hợp phức tạp các phản ứng khác nhau về bản chất.Trong quá trình
này xảy ra sự tái tạo các mối liên kết trong các phần tử CO2 và H2O, từ các mối liên kết cũ
kiểu cacbon - oxy và hydro - oxy, xuất hiện một kiểu liên kết hóa học mới cacbon - hydro và
cacbon - cacbon ;


Kết quả các biến đổi trên, xuất hiện phân tử cacbon nguồn tích lũy năng lượng trong
tế bào.


Phương trình tổng qt q trình quang hợp có thể biểu diễn như sau:

Ánh sáng Mặt Trời




6 CO2 + 6 H2O --- C6H12O6+ 674 kcal/mol


Chu trình tuần hồn năng lượng trong sinh quyển bởi quang hợp và hô hấp được
trình bày trong hình sau:


<i>Hình 2.12: Dịng năng lượng trong sinh quyển</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>3.1. Sự sống và sự tiến hóa của sinh vật</b>


Theo các tư liệu khoa học được biết hiện nay, Trái đất là nơi duy nhất có sự sống
phát triển cao và con người. Sự hình thành và phát triển sự sống trên Trái đất liên quan chặt
chẽ với quá trình hình thành Trái đất nói riêng và tồn bộ Thái Dương hệ và cũng như vũ trụ
nói chung. Bảng 3.1, minh họa cho sự sống trên Trái đất


Sự sống có 5 đặc thù cơ bản sau:


 Khả năng tái sinh - tạo ra các vật thể giống mình


 Khả năng trao đổi chất - tiếp nhận, phân giải và tổng hợp vật chất mới và nguồn
năng lượng cần thiết cho vật sống


 Khả năng tăng trưởng theo thời gian


 Khả năng thích nghi để phù hợp với điều kiện MT sống
 Sự tiến hóa của các cá thể và quần thể sinh vật.


Sự tiến hóa của sinh vật được hình thành theo 2 cơ chế: Biến dị di truyền và chọn
lọc tự nhiên.


Theo mức độ tiến hóa sinh vật trên Trái đất có thể chia thành 5 giới :



- Giới đơn bào(Monera) xuất hiện khoảng 3 tỷ năm trước đây như tảo lam, vi khuẩn.
- Giới đơn bào (Protista) như lỵ, amip.


- Giới nấm như nấm, men, mốc có chức năng phân hủy xác chết, biến chúng thành
chất dinh dưỡng.


- Giới thực vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sáng mặt trời và các chất
chất vơ cơ, tích lũy năng lượng mặt trời.


- Giới động vật có chức năng tiêu thụ năng lượng sinh khối và khả năng tự di chuyển
trong mơi trường.


<i>Bảng 3.1: Sự hình thành và phát triển vật chất và sự sống trên Trái đất</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>(cách HT)</b>


<b>triệu năm</b>


<b> Đặc điểm </b>
<b>của giai đoạn</b>
<b> Khí quyển</b> <b> Thủy quyển</b> <b> Thạch quyển</b>


15.000 - Vụ nổ lớn trong vũ trụ (big bang)
- Hình thành các tinh vân




4.800 - Hình thành ngân hà



4.600 - Hình thành Thái dương hệ


- Hình thành Trái đất


- Xuất hiện khí quyển CH4, NH3


4.400 -Hình thành các


đại dương


-Xuất hiện các tế
bào sống đơn sơ


3.500 Xuất hiện oxy do


quang hợp


2.000 Hình thành khí


quyển chứa


O2,CO2,N


1.000 Xuất hiện cơ thể


sống dạng đơn
bào


600 Xuất hiện các đa



bào, nhuyễn thể,
sâu bọ


450 Xuất hiện & phát


triển thực vật cạn


400 Động vật biển


60 Động vật phát


triển trên mặt đất


3,5 Cá voi, cá heo trở


lại đại dương


2,0 -Xuất hiện vượn


người


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>3.2. Cấu trúc sự sống trên Trái đất</b>


Các sinh vật trên Trái đất liên quan chặt chẽ với nhau, gắn bó với nhau trong một hệ
thống phức tạp và nhiều bậc. Mức độ cao nhất là sinh quyển <sub></sub> sinh đới <sub></sub> Hệ sinh thái <sub></sub> quần xã
quần thể sinh vật <sub></sub> cá thể sinh vật.


Sinh quyển đuợc chia thành những vùng đặc thù về khí hậu, hệ động thực vật và
kiểu đất gọi là sinh đới. Mỗi kiểu sinh đới có diện tích rộng hàng triệu km2<sub>.</sub>



Trên Trái đất có khoảng 12 sinh đới (biom). Không gian của các sinh đới được xác
định bởi nhiệt độ, lượng mưa và sự phong phú các loài động thực vật.Trong mỗi sinh đới,
tồn tại các hệ sinh thái ổn định tương tác phức tạp với nhau.


Đặc điểm chủ yếu của các sinh đới trên Trái đất như sau:
 Sinh đới tundra (đồng rêu vùng cực) có các đặc điểm sau:


- Phân bố ở vùng cực thuộc Bắc cực và Nam cực
- Nhiệt độ sinh đới thường lạnh quanh năm


- Thực vật nghèo nàn, gồm rêu, địa y và cây bụi thấp hỗn hợp


- Động vật nghèo nàn gồm cáo xanh, hươu, tuần lộc, hươu kéo xe, chim cánh
cụt, gấu trắng, chim vãng lai, bò sát và ếch nhái rất hiếm


 Sinh đới đỉnh núi cao có đặc điểm sau:


- Phân bố trên các đỉnh núi cao, lạnh và áp suất thấp


- Thực vật phân bố thành đai thẳng đứng, theo độ cao và hướng về phía ánh
sáng mặt trời.


- Động vật đa dạng, phân bố theo các đai thảm thực vật và độ cao. Chom thú
hiếm gặp, các loài động vật khác rất phong phú, được phân bố theo sự phân
bố của thực vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Rừng ôn đới: phân bố ở vùng có khí hậu ơn đới, thực vật khá đa dạng, động
vật rừng sinh đới rất đa dạng, gồm các loài thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú sống trên
cây, thú gậm nhấm, chim các loại, côn trùng.



- Rừng nhiệt đới: phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, động thực vật rất phong
phú và đa dạng, tổng sinh khối rất lớn


 Sinh đới thảo ngun thường phân bố ở vùng có mùa khơ kéo dài, lượng mưa
nhỏ, thực vật gồm các lồi có kích thước bé, động vật chủ yếu là loài ăn cỏ, tổng
sinh khối nhỏ.


 Sinh đới savan phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới có lượng mưa nhỏ, thực vật
tương đối phong phú, động vật khá phong phú với các loài ăn cỏ và ăn thịt.
 Sinh đới sa mạc phát triển và phân bố ở các vùng có khí hậu khơ hạn, động


thực vật rất nghèo nàn.


 Các sinh đới vùng nước và các sinh đới thủy bao gồm sinh đới thủy vực nước
ngọt, thềm lục địa, đáy biển,…thường có những đặc trưng riêng, nhân tố sinh thái chủ
yếu quyết định đặc điểm của sinh đới là tốc độ dịng chảy, thành phần trầm tích đáy,
hàm lượng khí O2 hòa tan, áp suất, hàm lượng chất dinh dưỡng và độ mặn.


<b>3.3. Cơ chế hoạt động của hệ sinh thái</b>


<i>HST là hệ thống các quần thể sinh vật và các thành phần của MT sống bao quanh, trong một</i>
<i>quan hệ chặt chẽ và tương tác với nhau.</i>


<i>Trong HST có 2 loại nhân tố : nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh .</i>


<i>Xét về mặt cấu trúc, HST có 4 thành phần cơ bản: các yếu tố MT, sinh vật sản xuất, sinh vật</i>
<i>tiêu thụ và sinh vật phân hủy.</i>


<i>Sinh vật sản xuất là thực vật và các vi khuẩn có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng từ các</i>
<i>chất vô cơ và ánh sáng mặt Trời. Sinh vật tiêu thụ lấy chất dinh dưỡng từ sinh vật sản xuất thơng qua</i>


<i>tiêu hóa thức ăn. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là động vật ăn cỏ; sinh vật tiêu thụ bậc 2 là động vật ăn thịt</i>
<i>bậc 1; sinh vật tiêu thụ bậc 3 là động vật ăn thịt bậc 2,...Sinh vật phân hủy gồm vi khuẩn và nấm có</i>
<i>chức năng phân hủy xác chết và thức ăn thừa, chuyển chúng thành các yếu tố MT.</i>


Giữa các thành phần trên ln có sự trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin.
Quan hệ dinh dưỡng giữa các thành phần trên trong HST được thực hiện thông qua chuỗi
thức ăn.Có 2 chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn thực vật và chuỗi thức ăn phân hủy.Tập hợp các
chuỗi thức ăn cùng tồn tại trong một HST tạo thành mạng hoặc lưới thức ăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

tính ổn định của mình nhờ 3 cơ chế: điều chỉnh tốc độ dòng năng lượng đi qua hệ; điều
chỉnh tốc độ chuyển hóa vật chất ben trong hệ và điều chỉnh bằng tính đa dạng sinh học của
hệ. Tốc độ chuyển hóa vật chất bên trong HST được điều chỉnh bằng tốc độ phân hủy xác
động thực vật, tốc độ của vòng tuần hồn sinh địa hóa. Nhờ các cơ chế trên, các HST tự
nhiên duy trì tính ổn định trong suốt một quá trình lâu dài trước các thay đổi của MT và tự
nhiên.


<b>3.4. Dòng năng lượng và năng suất sinh học của hệ sinh thái</b>


<i><b>3.4.1. Dòng năng lượng</b></i>


<i><b> </b></i>Các HST ở cạn tồn tại và phát triển chủ yếu nhờ nguồn năng lượng vô tận của mặt
trời. Sự biến đổi của năng lượng mặt trời thành hóa năng trong q trình quang hợp là điểm
khởi đầu của dòng năng lượng trong các HST. Bức xạ mặt trời gồm gần như tồn bộ các
bước sóng ngắn và 98% là các bước sóng từ 0,15-3,0 m. Khi bức xạ mặt trời tới mặt đất,
được mặt đất hấp thụ một phần, còn một phần bị phản xạ trở lại khí quyển ở dạng bức xạ
sóng ngắn và được định lượng bằng chỉ số Albedo.


<i><b>3.4.2. Năng suất sinh học của hệ sinh thái</b></i>


Nguồn năng lượng duy trì các hoạt động bình thường của các HST là năng lượng


Mặt trời và năng lượng bên trong lòng Trái đất.Sự phân bố năng lượng Mặt Trời tới Trái đất
được trình bày ở sơ đồ hình 3.2.


Theo sơ đồ này chỉ có một phần rất nhỏ _< 1% năng lượng Mặt trời tạo nên nguồn
năng lượng cho sự hoạt động của HST.


Phân bố của dòng năng lượng sinh thái trong một bậc của chuỗi thức ăn có dạng
hình như sau:




</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

E - Năng lượng bị bài tiết
G - Năng lượng tăng trưởng


I = ND + R + E + G <sub></sub> G/I <_ 10% năng lượng đầu vào


Theo sơ đồ, dòng năng lượng sinh thái theo chuỗi thức ăn ngày càng bé đi do bị
phát tán vào MT xung quanh. Sự thu nhỏ của dòng năng lượng sinh thái theo sự phát triển
của chuổi thức ăn, tạo nên tháp sinh thái hoặc tháp năng lượng sinh thái. Mô hình về tháp
năng lượng sinh thái có thể lấy theo ví dụ tháp sinh thái của ao, hồ VN của Tác giả Vũ
Trung Tạng




<i>Hình 3.3: Tháp sinh thái của ao hồ Việt Nam </i>



<i> </i>


Năng suất sinh học của HST là khả năng chuyển hóa năng lượng Mặt trời hoặc năng
lượng chứa trong thức ăn ban đầu thành sinh khối.



<b>3.5. Chu trình tuần hồn sinh địa hóa</b>


<b> </b>Dịng năng lượng đi qua HST chỉ theo một chiều, khơng hồn ngun. Ngược lại, vật
chất tham gia tạo thành các cơ thể sống ln vận động, biến đổi trong nhiều chu trình từ các
cơ thể sống vào MT vật lý không sống và ngược lại. Chu trình này được gọi là chu trình sinh
địa hóa.(xem hình 3.4)


Như vậy, chu trình sinh địa hóa là chu trình vận động có tính chất tuần hồn của vật
chất trong sinh quyển từ mơi trường bên ngồi chuyển vào trong cơ thể sinh vật, rồi từ cơ
thể sinh vật lại chuyển trở lại MT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Chu trình tuần hồn sinh địa hóa là vịng tuần hồn khép kín về vật chất và vịng
tuần hồn hở về năng lượng, được biểu diễn bằng sơ đồ tổng quát ở hình vẽ trên(hình 3.4)


Chu trình sinh địa hóa của các ngun tố hóa học được chia làm 2 loại:
- Chu trình sinh địa hóa chủ yếu : C,P,N,S, nước.


- Các chu trình cịn lại là chu trình thứ yếu.
 Chu trình cacbon.


Chu trình cacbon bắt đầu từ phản ứng quang hợp của thực vật, thực hiện dưới tác
động của ánh sáng Mặt trời với chất xúc tác là các hạt diệp lục( clorophyll) và kết thúc bằng
việc tạo ra các hợp chất hữu cơ theo phản ứng:


Ánh sáng Mặt Trời


CO2 + H2O --- C6H12O6 + O2 + Q
Clorophyll



Trong phản ứng quang hợp trên,Q là năng lượng sơ cấp thô chứa trong sinh khối
thực vật, có giá trị bằng 674 kcal/kg, tồn tại dưới dạng năng lượng liên kết H-C-O của
cacbuahydro C6H12O6. Cùng với việc tổng hợp C6H12O6, q trình quang hợp cịn tạo ra oxy
cần thiết để duy trì sự sống trên Trái đất.(xem hình 3.5)


<i>Bảng 3.2: Cacbon trong sinh quyển (tỷ tấn)(Bolin et al, 1979)</i>


- - Khí quyển


- - Nước đại dương


- -Trong trầm tích


- - Cơ thể sinh vật


- 692


- 35.000


- >10.000.000


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- - Nhiên liệu hóa thạch


- + Tổng cacbon hữu cơ


- + Tổng cacbon vô cơ


-


- >5.000



- 8.432


- 10.035.692


 Chu trình Nitơ


Chu trình Nitơ có vai trị quan trọng trong đời sống của Trái đất, vì N là nguyên tố
cấu thành nên các prôtit, axit amin, AND,ARN (xem hình 3.6)




<i>Hình 3.6: Chu trình Nitơ tự nhiên trên Trái Đất</i>



 Chu trình P


Photpho là thành phần quan trọng của chất nguyên sinh. Hàm lượng photpho trong
cơ thể thường lớn so với MT bên ngoài. Trong tự nhiên phtopho chứa nhiều trong các loại
đá, đặc biệt là apatit.


Chu trình P thường bắt đầu từ việc khai thác các muối photpho trong thạch quyển
dưới dạng photphat (apatit và photphorit), sau khi tham gia vào sự chuyển hóa trong sinh
quyển cuối cùng quay trở về thủy quyển và thạch quyển.


 Chu trình nước


Chu trình nước bao gồm việc bốc hơi nước từ các đại dương, tạo ra mưa, các dòng
chảy mặt, ngầm và kết thúc ở các đại dương. Chu trình nước có vai trò cực kỳ quan trọng
trong đời sống của Trái đất ở các khía cạnh: tạo ra nguồn nước ngọt cho động thực vật và
con người, thực hiện sự tái phân bố nhiệt độ bề mặt Trái đất, vận động dịng chuyển dịch


của khơng khí và nước trên Trái đất.


<b>3.6. Sự tăng trưởng và tự điều chỉnh của sinh vật</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Gọi N là lượng cá thể của quần thể tại thời điểm t


Nn là số lượng cá thể sinh trong khoảng thời gian<sub></sub>t
Nm là số lượng cá thể chất trong khoảng thời gian <sub></sub>t
Ta có : dN là tốc độ thay đổi số lượng cá thể đối với một cá thể
dt


dN là tốc độ thay đổi số lượng cá thể đối với một cá thể
<i> N.dt</i>


Ba = <sub></sub> Nn là tỷ lệ sinh tuyệt đối của quần thể
<sub></sub>t


Ba = <sub></sub> Nn là tỷ lệ sinh tương đối của quần thể
N<sub></sub>t


Tương tự ta có : Mn là tỷ lệ chết tuyệt đối, Ms là tỷ lệ chết tương đối của
quần thể:


Mn = <sub></sub> Nm , Ms = <sub></sub> Nm
<sub></sub>t N<sub></sub>t


<b>3.7. Tương tác giữa các quần thể sinh vật</b>


Tương tác giữa các quần thể sinh vật trong HST về nguyên tắc là tổ hợp tương tác
của các cặp quần thể. Xét tương tác giữa 2 quần thể trên một ma trận tương tác, có thể đưa


ra 8 loại quan hệ tương tác sau:


<i>Bảng 3.3 : Ma trận tương tác giữa 2 quần thể sinh vật<b> </b></i>
<b> Tác động của</b>


<b>quần</b>


<b> Tác 1 đến</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>--của thể 2</b>


<b>quần thể 2 đến </b>


<b>quần</b> <b>thể</b>


<b>1 </b>
0


+




Trung lập


Lợi một bên


Hạn chế


Lợi một bên



Cộng sinh


Ký sinh


Hạn chế


Thú dữ-con mồi


Cạnh tranh


Dấu ký hiệu 0: khơng có dấu hiệu tác động tới sự tăng trưởng
+ : tác động tích cực tới sự tăng trưởng


-- : tác động tiêu cực tới sự tăng trưởng


<i>Quan hệ trung lập :</i> xác lập mối quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau,
nhưng lồi này khơng làm lợi hoặc gây hại cho sự phát triển số lượng loài kia.


<i>Quan hệ lợi một bên :</i> hai loài sinh vật sống chung trên 1 địa bàn, loài thứ nhất lợi
dụng điều kiện do loài thứ hai đem lại nhưng khơng gây hại cho lồi thứ nhất.


<i>Quan hệ ký sinh:</i> quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật
chủ, có thể gây hại và giết chết vật chủ như giun, sán trong cơ thể động vật và người


<i>Quan hệ thú dữ con mồi :</i> quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và lồi kia là con mồi
của nó, như giữa sư tử, hổ và các loài động vật ăn cỏ sống trên đồng cỏ


<i>Quan hệ cộng sinh :</i> quan hệ của 2 loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này đem lại
lợi ích cho lồi kia và ngược lại. Ví dụ tảo và địa y,...



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i>Quan hệ hạn chế:</i> quan hệ giữa 2 lồi sinh vật, lồi thứ nhất đem lại lợi ích cho loài
kia và loài thứ hai khi phát triển lại hạn chế sự phát triển của loài thứ nhất.


<b>3.8. Sự phát triển và tiến hóa của hệ sinh thái</b>


Sự phát triển của các q trình tự nhiên thơng thường được xem xét theo nguyên lý
nhiệt động 2. Trong các hệ tự nhiên, các quá trình tự diễn biến là q trình tăng entropia (ds
≥ 0), hay nói cách khác là q trình tăng trạng thái vơ trật tự, phân bố đều năng lượng và vật
chất, ngược lại với quá trình trật tự hóa và hình thành các cấu trúc trật tự ( ds < 0).


Sự phát triển của hệ sinh thái tự nhiên tiến triển theo quy luật chung là duy trì và gia
tăng độ trật tự cấu trúc của HST. Từ HST có rất ít các lồi tiến tới HST có nhiều các nhóm
lồi sinh vật, sắp xếp theo một cấu trúc nhiều tầng. HST tự nhiên có mức độ phát triển và
cấu trúc trật tự cao ứng với điều kiện cụ thể của MT, thường được gọi là HST đỉnh cực.


Như vậy, sự phát triển của HST tự nhiên có một số khác biệt so với các quá trình tự
nhiên khác. Để duy trì cấu trúc trật tự và sự phát triển trên, HST tự nhiên ln ln cần có
nguồn năng lượng từ bên ngồi. Do vậy, HST tự nhiên không thể tồn tại nếu thiếu nguồn
năng lượng Mặt Trời.


Sự phát triển của HST và các quần xã sinh vật từ mức này sang mức khác gọi là
diễn thế sinh thái. Có 2 loại diễn thế sinh thái : diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

Diễn thế nguyên sinh



Thí dụ 1 : Hồ cạn <sub></sub> đầm lầy <sub></sub> thực vật cạn <sub></sub> Rừng


Thí dụ 2 : Bãi triều lầy <sub></sub> cây mắm, cây trang <sub></sub> cây đước, cây tràm <sub></sub> rừng cây nhiệt đới

Diễn thế thứ sinh



Vườn hoang <sub></sub> cỏ dại <sub></sub> cỏ, lau lách, cây bụi <sub></sub> rừng cây thứ sinh


<b>3.9. Tác động của con người lên hệ sinh thái</b>


Con người là một sinh vật của HST, có số lượng lớn và khả năng hoạt động được
nâng cao nhờ KHKT. Trong thời đại ngày nay, tác động của con người lên HST là hết sức
lớn và có thể chia ra như sau:


 Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

 Tác động vào sự cân bằng của các chu trình sinh địa hóa tự nhiên


Con người sử dụng năng lượng hóa thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2,...
Thí dụ , mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch.
Nguồn chất thải bổ sung vào khí quyển trên đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên
của Trái đất , dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần MT tự nhiên.


Thay đổi và cải tạo các HST tự nhiên.


- Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều lồi động thực vật q
hiếm, tăng xói mịn đất, thay đổi khả năng điều hịa nước và biến đổi khí hậu,...


- Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác, làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng đối với MT sống của nhiều loài sinh vật và con người


- Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên
sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ


- Gây ô nhiễm MT ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau
 Tác động vào cân bằng sinh thái


Tác động của con người vào cân bằng sinh thái thể hiện trong một số thí dụ như sau:


- Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức, gây ra sự suy giảm thậm chí làm biến mất
một số lồi và gia tăng sự mất cân bằng sinh thái


- Săn bắt các loài động vật quý hiếm như : hổ, tê giác, voi,... có thể dẫn đến sự tiệt
chủng nhiều loại động vật quý hiếm


- Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật
- Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên


- Đưa vào các HST tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật khơng có khả năng
phân hủy


 Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của con người.
- Đầu tư nghiên cứu và đánh giá đầy đủ các đặc điểm của HST


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Xây dựng mơ hình phát triển dựa trên việc bảo vệ và phát triển hợp lý 4 loại HST
(HST bảo vệ, HST sản xuất, HST đô thị và KCN, HST phụ trợ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Chương 4. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN</b>



<b>4.1. Đặc điểm chung và phân loại tài nguyên</b>


<i><b>4.1.1. Khái niệm về tài nguyên.</b></i>


Nhiều ngưới cho rằng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng, thơng tin có trên Trái đất và trong khơng gian vũ trụ liên quan mà con ngưới có thể
sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.


Ngưới ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiên
và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố hoạt động của con ngưới và xã hội.



Trong thực tế sử dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó như tài
ngun đất, tài ngun khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên lao động,
tài ngun thơng tin, tài ngun trí tuệ...


Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên


không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào năng lượng được


cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất, dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn


thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, sinh sơi; chỉ mất đi khi khơng


cịn nguồn năng lượng và thơng tin nói trên. Tài nguyên tái tạo được cũng có thể định nghĩa


một cách đơn giản hơn, đó là các tài ngun có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên


tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E, 1981). Nước, giờ, tài nguyên sinh


vật ... là những tài nguyên tái tạo được. Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu


hạn sẽ mất đi hoặc hồn tồn bị biến đổi, khơng cịn giữ được tính chất ban đầu sau q trình


sử dụng. Các khống sản, nhiên liệu, các thơng tin di truyền bị mai một không giữ lại được


cho đời sau là những tài nguyên không tái tạo được. Trên lý thuyết thì với thời gian hàng


triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng được tái tạo một cách tự nhiên, nhưng xét


theo tuổi thọ của con ngưới hiện nay thì phải xem là khơng tái tạo được.



Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động của con
ngưới. Vậy tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn ngun liệu, nhiên liệu, năng lượng, thơng
tin, có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng cho mục đích
tồn tại và phát triển của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i><b>4.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên.</b></i>


Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và
tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc
sống. Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung :



 Tài nguyên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng
một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên
với từng vùng lãnh thổ, từng Quốc gia.


 Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình
thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.


<i><b>4.1.3. Con người với tài nguyên và môi trường.</b></i>


Con người khi sinh ra là có nhu cầu về tiêu thụ tài nguyên, tuy nhiên dân số ngày
càng tăng và chất lượng cuộc sống con người luôn cải thiện, do đó, các công cụ và
phương thức sản xuất được cải tiến để khai thác và sử dụng TNTN được nhiều hơn tất yếu
dẫn đến suy thoái MT lớn hơn.


Giữa con người, tài nguyên và mơi trường có mối quan hệ với nhau theo hình sau
<i><b> </b></i>


<i>Hình 4.2: Mối quan hệ giữa con người, TNTN và MT</i>


<b>4.2. Tài nguyên đất</b>


<b> </b>Con người được sinh ra trên mặt đất , sống và lớn lên nhờ vào đất và khi chết lại trở
về với đất . Tuy nhiên khơng ít người có thái độ thờ ơ với thiên nhiên nên không biết đất là
gì, đất sinh ra từ đâu, đất quý giá thế nào và vì sao chúng ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên
đất.


Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đất. Vào1897, nhà thổ nhưỡng
học người Nga Docutraep định nghĩa: “ <i>Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời</i>
<i>do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm có : đá địa</i>


<i>hình, khí hậu, nước, sinh vật và thời gian</i> “.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Nếu biểu thị định nghĩa trên dưới dạng một cơng thức tốn học thì ta có thể coi đất
là hàm của một số yếu tố hình thành đất theo thời gian:


Đ = f ( Đa , Đh, Kh, N, SV, CN) t
Trong đó : Đ : đất


Đa : đá
Đh : địa hình
Kh : khí hậu
N : nước


SV : sinh vật


CN : hoạt động của con người
t : thời gian


Thành phần cấu tạo của đất gồm: các hạt khống 40%, hợp chất humic 5%, khơng khí
20% và nước 35%. Thành phần hóa học trung bình của đất được thể hiện trong bảng 4.1.


<i>Bảng 4.1: Hàm lượng trung bình của các ngun tố hóa học trong đá và đất tính theo %</i>


<i>trọng lượng( Nguồn Vinograđơp, 1950)</i>


<i> </i>


<b>Nguyên tố</b> <b>Đá</b> <b>Đất</b>


O


Si
Al
Fe
Ca
Na


47,2
27,6
8,8
5,1
3,6
2,64


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

K
Mg
Ti
H
C
S
P
N
2,6
2,1
0,6
0,15
0,10
0,09
0,08
0,00
1,36


0,46
0,46

-2,0
0,08
0,09
0,10
<i>[Nguồn: 10]</i>


DT đất tồn cầu và quy mơ sử dụng đất trên Trái đất như bảng 4.2 và 4.3
<b> Bảng 4.2: Diện tích và sử dụng đất trên Trái đất</b>


<b>TT</b> <b>Hệ sinh thái</b> <b> Diện tích ( x 106<sub> km</sub>2<sub>)</sub></b>


1
2
3
4
5
6
7
8
9


Rừng mưa nhiệt đới
Rừng nhiệt đới theo mùa


Rừng thường xanh vùng khí hậu ơn hịa
Rừng rụng lá vùng khí hậu ơn hịa
Rừng Taiga



Rừng cây gỗ, cây bụi
Savan


Đồng cỏ nhiệt đới


Đồng cỏ vùng khí hậu ơn hòa


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

10
11
12
13
14
15
16


Sa mạc, bán sa mạc
Sa mạc khắc nghiệt
Đất canh tác


Đất lúa


Đầm lầy, đầm phá
Tundra


Pha tạp


12,001
12,575
15,776


1,45
2,101
6,947
15,210


<b>Tổng số</b> <b>130.428</b>


<i>Nguồn : Bouwman,1988</i>
<i>Bảng 4.3: Tỷ lệ % diện tích các loại đất trên thế giới (FAO,1990)</i>


- <b>Loại đất</b> - <b>Tỷ lệ%</b>


- - Tuyết, băng, hồ - 11,5


- - Đất hoang mạc - 8,7


- - Đất núi - 16,3


- - Đất đài nguyên - 4,0


- - Đất podzon - 9,2


- - Đất nâu rừng - 3,5


- - Đất đỏ - 17,1


- - Đất đen - 5,2


- - Đất màu hạt dẻ - 8,9



- - Đất xám - 9,4


- - Đất phù sa - 3,9


- - Các loại đất khác - 3,2


Qua bảng trên cho thấy, những loại đất quá xấu (4 loại đầu) chiếm tới 40,5%. Hiện
trạng sử dụng đất của thế giới theo FAO như sau:


- 20% diện tích đất ở vùng quá lạnh, không sản xuất được


- 20% diện tích đất ở vùng quá khô, hoang mạc cũng không sản xuất được
- 20% diện tích đất ở vùng quá dốc không canh tác nông nghiệp được
- 20% diện tích đất đang làm đồng cỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Tài nguyên đất thế giới như sau: Tổng diện tích : 14.777 triệu ha; Đất đóng băng :
1.527 triệu ha; Đất không phủ băng : 13.251 triệu ha. Trong đó : 12 % DT đất canh tác, 24%
DT đất đồng cỏ, 32% DT đất rừng và 32% DT đất cư trú, đầm lầy. DT đất có khả năng canh
tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 triệu ha.


Hiện nay tài nguyên đất thế giới đang bị suy thối nghiêm trọng do xói mịn, rửa trôi,
bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Trong đó, 10% đất có
tiềm năng nơng nghiệp đang bị sa mạc hóa.


<i>Bảng 4.4: Tỷ lệ % của các yếu tố đóng góp vào việc làm suy thoái đất trên </i>
<i>TG</i>


<b>Những ngun</b>
<b>nhân gây thối</b>



<b>hóa đất</b>


<b>Châu</b>
<b>Âu</b>


<b>Bắc Mỹ Trung</b>
<b>Mỹ</b>


<b>Nam Mỹ Châu</b>
<b>Phi</b>
<b>Châu </b>
<b>Á</b>
<b>Châu Đại</b>
<b>Dương</b>
<b>Tồn</b>
<b>Thế giơí</b>


- Do mất rừng
- Do khai thác
rừng quá mức
- Do gặm cỏ quá
mức


- Do hoạt động
nông nghiệp
- Do hoạt động
công nghiệp
39

-23


29
9
4

-30
66

-22
18
15
45

-41
5
28
26

-14
13
49
24

-40
7
26
27

-12

-80

8

-30
7
34
28

<i>Nguồn : Viện Tài nguyên thế giới, 1995</i>


<i> </i>



<i> Bảng 4.5: Sự suy giảm diện tích đất bình qn đầu người ở Việt Nam</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Năm</b> <b>Dân số ( tr người)</b> <b>Diện tích đất NN (tr.ha )</b> <b>Bình qn/ng ( ha/ng )</b>


1940

20,2

5,2

0,26



1955

25,1

4,7

0,19



1975

47,6

5,6

0,12



1980

53,7

7,0

0,13



1985

59,7

6,8

0,11



1990

65,7

7,1

0,105



1995

74,0

7,0

0,095



<i>Nguồn : Lê Thạc Cán</i>




<i>Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất đến hết năm 1998</i>

<i> </i>



<b>Vùng</b> <b>Đất đang sử dụng</b> <b>Đất chưa sử dụng</b>


<i>Diện tích (ha) % so với đất</i>
<i>tự nhiên của</i>


<i>vùng</i>


<i>% so với đất</i>
<i>đang sử</i>
<i>dụng của cả</i>


<i>nước</i>


<i>Diện tích (ha) % so với đất</i>
<i>tự nhiên của</i>


<i>vùng</i>


<i>% so với đất</i>
<i>đang sử</i>
<i>dụng của cả</i>


<i>nước</i>


<b>Toàn</b>
<b>quốc</b>



<b>22.226.830</b> <b>68,83</b> <b>100,0</b> <b>10.667.577</b> <b>33,04</b> <b>48</b>


Trung du
MNPB


5.017.720 48,62 22,58 5.301.838 51,38 23,85


Đồng
bằng BB


1.076.464 85,01 4,84 198.790 15,00 0,85


Khu IV cũ 3.069.138 59,82 13,81 2.061.316 40,18 9,27


DHMT 2.923.147 66,11 13,15 1.498.563 33,89 6,74


Tây
Nguyên


4.437.714 81,57 19,97 1.002.908 18,43 4,51


ĐNB 2.174.720 92,49 9,87 176.666 7,51 0,80


ĐBSCL 3.528.818 88,99 15,88 436.496 11,69 1,96


<i> Nguồn : Tổng cục Địa chính, 1999</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i><b>4.3.1. Khái niệm.</b></i>


<i><b> </b></i>Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát


triển KTXH, sinh thái và MT. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là
HST điển hình trong sinh quyển (Tenslay,1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống
nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật - trong đó thực vật với các loại cây gỗ giữ
vai trò chủ đạo, đất và môi trường.


Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm
thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Sự phân bố của thảm thực vật rừng là
sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái và được hiểu như là một đơn vị địa lý thực vật
độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành nhũng đai rừng lớn trên
Trái đất.


Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại: rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.


 Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mịn, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, bảo vệ MT.


 Rừng đặc dụng: để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn HST VQG, nghiên cứu khoa
học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghĩ ngơi,
du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và mơi trường.


 Rừng sản xuất: sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản khác,
động vật rừng kết hợp phòng hộ, BVMT.


<i><b>4.3.2. Tầm quan trọng của rừng đối với môi trường.</b></i>


Rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về
tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý khơng thể thiếu được trong tự nhiên;
nó có vai trị cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan và có tác dụng mạnh mẽ đến các yếu tố khí


hậu, đất đai.Vì vậy, rừng khơng chỉ có chức năng trong phát triển KTXH mà cịn có ý nghĩa
đặc biệt trong BVMT.


Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, thành phần khí quyển và có ý
nghĩa điều hịa khí hậu. Rừng khơng chỉ chắn gió mà nó cịn làm sạch khơng khí và có ảnh
hưởng lớn đến vịng tuần hồn cacbon trong tự nhiên. Là máy lọc bụi khổng lồ, trung bình
trong 1 năm,1 ha rừng thơng có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ khơng khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

nước, bảo vệ đất, chống xói mịn. Là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh
hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.


<i><b>4.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng.</b></i>


<i><b> </b></i>Tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Số liệu
thống kê cho thấy, diện tích rừng của Trái đất thay đổi theo thời gian như sau :


- Đầu thế kỷ XX 6 tỷ ha
- Năm 1958 4,4 tỷ ha
- Năm 1973 3,8 tỷ ha
- Năm 1995 2,3 tỷ ha


Tốc độ mất rừng hằng năm của Thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới bị suy
giảm nhiều nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung
chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau: mở rộng diện tích đất nơng nghiệp, nhu cầu lấy
củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng, phá rừng để trồng cây đặc sản và
cây công nghiệp, cháy rừng.


Ở VN, năm 1943, có khoảng 14 triệu ha rừng, chiếm 43% DTTN, năm 1976 giảm
xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn khoảng 34%, năm 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ
che phủ là 30%, năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28% ( Jyrki Salmi và cộng sự,


1999).


<i>Bảng 4.7: Biến động diện tích rừng qua các năm</i>


(đơn vi:1.000ha)
- <b>Năm</b> - <b>1943</b> - <b>1976</b> - <b>1980</b> - <b>1985</b> - <b>1990</b> - <b>1995</b>


- Diện tích
rừng


- Trong đó:


- - Rừng
trồng


- - Độ che
phủ


- 14.300


-


- 0


- 43,0


- 11.169


-



- 92


- 33,8


- 10.608


-


- 422


- 32,1


- 9.892


-


- 584


- 30,0


- 9.175


-


- 745


- 27,8


- 9.302



-


- 1.050


- 28,9


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i>Hình 4.3: Hình ảnh minh chứng về sự suy thoái tài nguyên rừng</i>


<b>4.4. Tài nguyên nước</b>


<i><b>4.4.1. Khái niệm và tầm quan trọng của nước.</b></i>


<i><b> </b></i>Nước là yếu tố chủ yếu của HST, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất
và cần thiết cho mọi hoạt động KTXH của con người.


Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng MT
sống của con người. Viện sĩ Xiđorenko khẳng định: ”<i>Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các</i>


<i>loại khống sản</i>”. Nhà Bác học Lê Q Đơn khẳng định: ”<i>Vạn vật khơng có nước khơng thể</i>


<i>sống được, mọi việc khơng có nước khơng thành được…</i>”


<i><b>4.4.2. Đặc điểm các nguồn nước.</b></i>


 Nguồn nước mưa. Nguồn nước mưa được sử dụng rộng rãi ở các vùng khan
hiếm nước ngọt. Lượng nước mưa phân bố không đều trên bề mặt Trái đất theo
thời gian và không gian


 Nguồn nước mặt. Chất lượng nước mặt thay đổi nhiều từ vùng này sang vùng
khác, từ mùa này sang mùa khác



 Nguồn nước dưới đất. Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất,
trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá. Nước dưới đất
được coi là một hệ thống phức tạp, thay đổi theo thành phần và hoạt độ của các
phân tử có mặt và theo điều kiện nhiệt động học.


- <b>Hộp 4.1.</b>


- Phá Tam Giang – Cầu Hai hình thành trên 2.000 năm, lớn nhất ĐNÁ, Dài


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Hiện nay có 2.500 thuyền đang xuôi ngược khai thác thủy sản trên đầm
phá với nhiều phương thức như: nò, sáo, đáy, rớ giàn, chuôm,…


- <i>(Theo Tuổi trẻ, ngày</i>


<i>27.8.2006)</i>


<i><b>4.4.3. Các vấn đề về MT nước hiện nay.</b></i>


<i><b> </b></i>Các vấn đề về MT nước hiện nay liên quan đến tài ngun nước quy mơ tồn cầu có
thể phân ra như sau:


 Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất


 Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn
 Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người
 Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng


- <b>Hộp 4.2.</b>



- Nhân tuần lễ nước thế giới ( bắt đầu từ ngày 20/8), Qũi Bảo tồn thiên


nhiên thế giới (WWF) đưa ra cảnh báo rằng tình trạng thiếu nước gia tăng là “
vấn đề tồn cầu” và khơng loại trừ cả các nước giàu. Nguyên nhân của vấn đề
này được lý giải là sự kết hợp của hiện tượng thay đổi khí hậu thế giới và yếu
kém trong quản lý nguồn nước. WWF kêu gọi bảo tồn nguồn nước ở quy mơ tồn
cầu và các nước giàu nên làm gương trong việc sửa chữa hệ thống cấp nước bị
thất thoát và giải quyết ô nhiễm.


- Trước đó, các nhà khoa học Anh cho rằng nhiệt độ Trái đất tăng lên sẽ


làm phát sinh thêm rủi ro cháy rừng, hạn hán và lụt lội trong vòng hai thế kỷ tới.


- Nhóm nghiên cứu của Đại học Bristol đưa ra kết luận trên dựa vào dữ liệu


của hơn 50 hình mẫu khí hậu về tác động của hiệu ứng nhà kính. Họ chia ra các
mốc gia tăng của nhiệt độ toàn cầu: ít hơn 20<sub>C, từ 2-3</sub>0<sub>C và trên 3</sub>0<sub>C. Trong từng</sub>


tầm mức này, các nhà nghiên cứu đánh giá khả năng thay đổi về diện tích rừng
bao phủ, tần suất xảy ra cháy rừng và sự thay đổi nguồn nước ngọt.


- Theo trưởng nhóm nghiên cứu Marko Scholze, những phát hiện cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

- <i>( Theo BBC, Reuters)( Báo Tuổi trẻ ngày</i>


<i>17.8.2006).</i>


<b> </b>


<i>Hình 4.4: Tài nguyên nước bị suy thoái</i>



<b>4.5. Tài nguyên khoáng sản</b>


<i><b>4.5.1. Khái niệm</b></i>


Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong
vỏ Trái đất. Là các thành tạo hóa lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong cơng nghiệp hoặc
có thể lấy chúng từ kim loại và khống vật dùng cho các ngành cơng nghiệp


Tài ngun khống sản được phân ra :
 Theo dạng tồn tại: rắn, lỏng, khí


 Theo nguồn gốc: nội sinh và ngoại sinh


 Theo thành phần hoá học: khoáng sản kim loại, phi kim loại và khoáng sản cháy


<i> Bảng 4.7: Dự trữ các loại khoáng sản thế giới</i>
- <b>Loại khoáng</b>


<b>sản</b>


- <b>Dự trữ thế</b>


<b>giới(năm )</b>


- <b>Loại khoáng</b>


<b>sản</b>


- <b>Dự trữ thế</b>



<b>giới(năm )</b>
- Dầu


- Khí đốt


- Than


- Đống


- Molipđen


- 55


- 47


- 216-393


- 47


- 53


- Niken


- Quặng sắt


- Quặng mangan


- Quặng crôm



- Bauxit


- 60


- 85


- 100


- 270


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- Chì


- Kẽm


- 24


- 25


- Thiếc - 20


<i>Tính bằng năm theo số liệu tới 1989</i>


<i><b>4.5.2. Các đặc trưng của khoáng sản</b></i>


1. <i>Phân bố:</i> Diện phân bố khoáng sản được phân chia ra làm nhiều loại (đai, bể),
khu vực, trường, mỏ, thân khoáng sản


 Mỏ khống sản là những phần vỏ Trái đất có cấu trúc đặc trưng, trong đó khống
sản tập trung trong các thân quặng, về mặt số lượng đủ để khai thác, về mặt chất
lượng đảm bảo các yêu cầu sử dụng cho một hoặc nhiều ngành cơng nghiệp. Khái


niệm mỏ khống sản thay đổi theo thời gian lịch sử và theo các nền kinh tế xã hội
khác nhau


 Tỉnh khoáng sản là phần vỏ Trái đất liên quan với một vùng nền, một đai uốn nếp địa
máng hoặc một đáy đại dương chứa các mỏ khoáng sản đặc trưng cho chúng


 Vùng khoáng sản ( đai, bể khoáng sản) chiếm một phần tỉnh khoáng sản và được
đặc trưng bằng một tập hợp các mỏ khoáng sản xác định về thành phần và nguồn
gốc, cùng thuộc về một hoặc nhóm yếu tố kiến tạo quan trọng của khu vực


 Bể khoáng sản đặc trưng cho các kiến trúc chứa dầu khí, than, khống sản phi
quặng, quặng sắt và mangan, trầm tích biến chất


 Khu vực khoáng sản là một phần của vùng khống sản có sự tập trung cục bộ các
mỏ khống sản đơi khi cịn gọi là nút khoáng sản


 Trường khống sản là nhóm các mỏ khống sản có chung nguồn gốc và giống
nhau về cấu tạo địa chất


 Thân khoáng sản là các tích tụ cục bộ tự nhiên của khoáng sản liên quan tới một
yếu tố hoặc một tập hợp các yếu tố cấu trúc


<i>2.</i> <i>Thành phần hoá học và khoáng vật quặng.</i>


Khoáng sản chia ra 2 loại: loại chứa các khoáng vật hoặc nguyên tố được sử dụng
trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho ngành luyện kim gọi là quặng. Loại chứa các
khoáng vật khác gọi là khoáng vật mạch. Theo thành phần khoáng vật chủ yếu trong quặng,
người ta chia ra làm các loại quặng :


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

 Quặng silicat đặc trưng cho khoáng sản phi kim loại ( kaolin, mica, atbet, tan,...)


 Quặng sunfua dưới dạng sunfua, acsenit, thường gặp với phần lớn kim loại mầu
 Quặng cacbonat đặc trưng cho các mỏ quặng sắt, magan, magiê, chì, kẽm, đồng,...
 Quặng sunfat : mỏ bari, stronxi...


 Quặng phôtphat: các mỏ phôtphat, apatit,...
 Quặng halogen : các mỏ muối và fluorit
 Quặng tự sinh : các mỏ vàng, Pt, Cu,...


<i>3.</i> <i>Phân loại khoáng sản và mỏ khoáng sản</i>


Theo chức năng sử dụng, khoáng sản được phân ra làm 3 nhóm lớn:


 Khống sản kim loại: nhóm khống sản Fe và hợp kim sắt; nhóm kim loại cơ bản;
nhóm kim loại quý hiếm; nhóm kim loại phóng xạ và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm


 Khống sản phi kim loại: nhóm khống sản hố chất và phân bón; nhóm nguyên
liệu sứ; nhóm nguyên liệu kỹ thuật và nhóm vật liệu xây dựng


 Khoáng sản cháy : than, dầu khí


<i><b>4.5.3. Tác động của việc khai thác mỏ và chế biến quặng đến môi trường.</b></i>


<i>1. Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản.</i> Hoạt động khai thác khống
sản nhìn chung rất đa dạng, các q trình trên gây ra các tác động tới hàng loạt các yếu tố MT
như : suy thối chất lượng khơng khí, chất lượng nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm,
thay đổi cảnh quan và địa hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng
ồn và ảnh hưởng tới sức khoẻ dân cư địa phương và người lao động...


<i>2. Tác động môi trường của hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản.</i> Hoạt động



chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm tuyển khoáng, chế biến sơ bộ khoáng sản theo
phương pháp vật lý và hoá học vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khống sản.


Các cơng đoạn chủ yếu của tuyển khoáng gồm: chuẩn bị quặng, tuyển quặng bằng
các phương pháp khác nhau.


<i><b>4.5.4. Quản lý tài nguyên khoáng sản.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i>1.</i> <i>Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản.</i>
 Lập báo cáo ĐTM


 Kiểm toán và thanh tra thường kỳ hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế
biến


 Giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nguồn


 Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý MT


 Quan trắc thường xuyên tác động MT của hoạt động khai thác và chế biến khoáng
sản


<i>2.</i> <i>Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.</i>


<b> Hình 4.4 : Các phương hướng sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản</b>


<b>4.6. Tài nguyên biển</b>
<i><b>4.6.1. Đặc điểm biển.</b></i>


<i><b> </b></i>Biển và đại dương TG chiếm 71% DT Trái đất với độ sâu trung bình 3.710 m, tổng
khối nước 1,37 tỷ km3<sub>. Biển và đại dương có những đặc thù riêng :</sub>



 Ít bị chia cắt như lục địa, trừ một số biển kín như Caspiên, Aral và nữa kín như
Bantic, Hắc Hải, Địa Trung Hải


 Môi trường biển tiếp nhận mọi nguồn dinh dưỡng, các chất ô nhiễm, các loại
muối tan từ lục địa, là môi trường phát sinh phát triển sự sống trên Trái đất.
 Theo độ sâu, biển chia ra làm các vùng: thềm lục địa có độ sâu từ 0- 200m,


sườn lục địa có độ sâu 200-2.000m và biển sâu trên 2.000m
<i><b>4.6.2. Khai thác và sử dụng tài nguyên biển.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng sạch khai thác từ gió, nhiệt độ
nuớc biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều


 Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người


 Biển và đại dương là kho chứa hố chất vơ tận, tổng lượng muối tan chứa trong
nước biển là 48 triệu km3<sub>. Các loại khống sản khai thác từ biển là dầu khí,</sub>
quặng Fe,Mn, vàng sa khoáng, Ti và cá loại muối. ( xem bảng IV.9, trang
125-LĐHải)


 Các vấn đề MT liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển hiện nay :
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh học


- Ô nhiễm biển từ các hoạt động khai thác dầu khí, vận tải biển, đổ chất thải
độc hại và chất thải phóng xạ xuống biển, đưa nước thải từ đất liền ra biển
 Biển còn là nguồn năng lượng được khai thác trong vận tải biển, chạy máy phát


điện và nhiều lợi ích khác



 Biển Đơng VN có diện tích 3.447.000km2, với độ sâu trung bình 1.140m, lớn
nhất là 5.416 m, tài nguyên biển Đông rất đa dạng cho phép khai thác trên 1 triệu
tấn /năm, sản lượng dầu khí khai thác ở vùng biển VN đạt 20 triệu tấn


<b>4.7. Tài nguyên khí hậu</b>


<i><b>4.7.1. Khái niệm về khí hậu</b></i>


<i><b> </b></i>Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện nhiều năm,
được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của mặt đệm về hồn lưu khí quyển.


<i><b>4.7.2. Tài ngun khí hậu</b></i>


<i><b> </b></i>1. Bức xạ Mặt trời. Tổng năng lượng và vật chất của Mặt trời đi đến Trái đất được
gọi là Bức xạ Mặt trời. BXMT là nguồn năng lượng chính của tất cả các q trình trong khí
quyển. BXMT quy định chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng của lớp vỏ địa lý.


2. Nhiệt độ không khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

4. Bốc hơi và độ ẩm khơng khí. Do sự bốc hơi từ bề mặt thủy quyển, bề mặt lục địa
và do sự thoát hơi của thực vật đã tạo nên một khối lượng lớn hơi nước trong khí quyển.
Đại lượng đặc trưng cho lượng hơi nước có trong khơng khí được gọi là độ ẩm. Độ ẩm
khơng khí được xác định thông qua sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai nhiệt kế: nhiệt kế khô
và nhiệt kế ướt đặt trong lều khí tượng.


<i><b>4.7.3. Sử dụng tài nguyên khí hậu</b></i>


Việc sử dụng tài nguyên khí hậu phụ thuộc nhiều vào tính chất của các ngành nghề
kinh tế và nhu cầu của con người. Chính vì vậy mà đã hình thành nhiều chun ngành khí
hậu như:



- Khí hậu nơng nghiệp: khai thác các điều kiện khí hậu phục vụ cho chăn nuôi
và trồng trọt như xác định cơ cấu mùa vụ,…


- Khí hậu y học: có những bệnh do khí hậu và thời tiết tạo nên.


- Khí hậu xây dựng: nghiên cứu khí hậu để thiết kế các cơng trình xây dựng
phù hợp với điều kiện khí hậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>Chương 5. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG</b>



Ô nhiễm MT là sự thay đổi thành phần và tính chất của MT, có hại cho các hoạt
động sống bình thường của con người và sinh vật.


Nguyên nhân gây ô nhiễm MT là do các hoạt động nhân tạo của con người hoặc các
quá trình tự nhiên.


<b>5.1. Ô nhiễm nước </b>


<i><b>5.1.1. Khái niệm chung về ô nhiễm nước</b></i>


 Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay
nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật


 Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:" <i>Sự ô</i>


<i>nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng</i>
<i>nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp,</i>
<i>nơng nghiệp, ni cá, nghĩ ngơi- giải trí, cho động vật ni cũng như các lồi</i>


<i>hoang dại</i>".


<i>“ Việc thải các chất thải hoặc nước thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu cơ,</i>
<i>nhiệt, phóng xạ. Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng</i>
<i>đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải đó của nước(khả năng</i>
<i>pha lỗng, tự làm sạch…). Những hoạt động kinh tế, xã hội của các cộng đồng,</i>
<i>những biện pháp xử lý nước đóng vai trị rất quan trọng trong vấn đề này”.</i>


 Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:


- Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ơ nhiễm này cịn
được gọi là ơ nhiễm không xác định nguồn gốc.


- Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng.
Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động
giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nơng nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i><b>5.1.2. Ơ nhiễm nước mặt</b></i>


<i><b> </b></i>Nước mặt bao gồm nước mưa, nước hồ ao, đồng ruộng và nước các sông, suối,
kênh mương. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và
đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao.


Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là phú dưỡng, ơ nhiễm do kim loại nặng và
hố chất độc hại, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật.


 Phú dưỡng : Biểu hiện của phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao, tỷ
lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và mơi trường khử
của lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự
kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc


đen, có mo khai thối do thốt khí H2S,... Nguyên nhân của sự phú dưỡng là sự
thâm nhập một lượng lớn N,P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự
đóng kín và thiếu đầu ra của MT hồ.


 Ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại : Thể hiện bởi nồng độ cao của các
kim loại nặng trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp và
nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu mà cho vào MT. Hậu
quả là chúng tích luỹ theo chuổi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người .


 Ô nhiễm vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh cho
người và động vật lan truyền vào MT nước mặt, gây ra các loại dịch bệnh cho
các khu vực dân cư tập trung.


 Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hố học: Khi bón
phân và phun thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể không được cây trồng
tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông
nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.


<i><b>5.1.3. Ơ nhiễm và suy thoái nước ngầm</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

 Theo độ sâu phân bố, chia nước ngầm thành 2 loại: nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu.


 Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm: các tác nhân tự
nhiên và các tác nhân nhân tạo.


 Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp
mực ngầm, lún đất.


<i><b>5.1.4. Ô nhiễm biển</b></i>



<i><b> </b></i>Các biểu hiện của ô nhiễm biển :


 Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển


 Gia tăng nồng độ các chất ơ nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ
 Suy thoái các hệ sinh thái biển như HST san hô, HST rừng ngập mặn, cỏ biển...
 Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển
 Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các


thực phẩm lấy từ biển.


 Theo Công ước Luật biển năm 1982, có 5 nguồn có thể gây ơ nhiễm biển :
- Các hoạt động trên đất liền


- Việc thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương
- Việc thải các chất độc hại ra biển


- Vận chuyển hàng hoá trên biển
- Ơ nhiễm khơng khí.




<i>Bảng 5.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường</i>


<b>TT</b> <b>Tác nhân ô nhiễm</b> <b>Tải lượng(g/người/ngày)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

2
3
4


5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24


COD (nhu cầu ơxy hóa học)
Tổng chất sắt


Chất rắn lơ lững


Rác vơ cơ (kích thước >0,2mm)
Dầu mỡ


Kiềm(theo CaCO3)


Cl


-Tổng Nitơ(theo N)
Nitơ hữu cơ
Amoni tự do
Nitrit(NO


-2)
Nitrat(NO


-3)
Tổng Photpho
P vô cơ
P hữu cơ
Kali (theo K2O)


Vi khuẩn( trong 100ml nước thải)
Coliform


Fecal streptococus
Salmonella typhosa
Đơn bào


Trứng giun


Siêu vi khuẩn(virus)


1,6-1,9 x BOD520
170-220
70-145


5-15
10-30
20-30
4-8
6-12
0,4 tổng N
0,6 tổng N




-0,8-4
0,7 tổng P
0,3 tổng P
2,0-6,0
109<sub> - 10</sub>10


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>5.2. Ô nhiễm khơng khí </b>


<i><b>5.2.1. Các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí </b></i>


<i><b> </b></i>Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó
chịu, giảm tầm nhìn xa


 Nguồn gốc tự nhiên :
- Phun núi lửa
- Cháy rừng


- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên trời thành bụi



 Nguồn gốc nhân tạo
- Hoạt động công nghiệp


- Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông


<i><b>5.2.2. Các tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí và sự tác động của chúng</b></i>


 Các loại axit như : nitơ oxit ( NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các
loại khí halogen ( Clo, Brom, Iôt)


 Các hợp chất Flo


 Các chất tổng hợp ( ête, benzen)


 Các chất lơ lửng ( bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử
cácbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa


 Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc,
cađimi,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

 Nhiệt
 Tiếng ồn


<i><b>5.2.3. Sự lan truyền chất ơ nhiễm trong khí quyển</b></i>


<i><b> </b></i>Có 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự khuyếch tán chất ô nhiễm không khí
là : điều kiện khí tượng, địa hình khu vực, điều kiện nguồn thải


 Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng tới sự lan truyền chất gây ô nhiễm khơng khí


gồm: hướng gió, đặc điểm phân bố nhiệt độ khí quyển, độ ẩm và chế độ mưa.
Hướng gió là yếu tố cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm.
 Địa hình khu vực có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự lan truyền chất ơ nhiễm. Địa


hình ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm phân bố profil nhiệt của khí quyển và
hướng gió của khu vực


 Đặc điểm nguồn thải có ảnh hưởng mạnh tới sự khuếch tán chất ô nhiễm chịu
ảnh hưởng mạnh của địa hình, tốc độ gió,...


<b>Hộp 5.1:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i> (Tuổi trẻ, ngày 16/12/2006)</i>


<b>5.3. Ô nhiễm môi trường đất</b>


<i><b>5.3.1. Hệ sinh thái đất</b></i>


 Trên quan điểm cấu trúc và chức năng, đất đã tự nó là một HST hồn chỉnh
(xem hình sau):


<i><b>5.3.2. Ơ nhiễm mơi trường đất</b></i>


<i>1. Khái niệm chung và nguồn gốc </i>


Đất thường là chổ tiếp nhận chủ yếu tất cả các nguồn thải. Sự thải các chất thải rắn ở
các đô thị đã sinh ra hàng loạt vấn đề về bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm đất và nước, phá hủy
cảnh quan, chiếm dụng đất làm bãi thải,...


Nguồn gốc:



 Ô nhiễm do tác nhân sinh học
 Ô nhiễm do tác nhân hóa học
 Ô nhiễm do tác nhân vật lý
Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Đất được coi là nơi lưu giữ các mầm bệnh. Trước hết là các nhóm trực khuẩn và
nguyên sinh vật gây bệnh đường ruột: trực khuẩn lỵ, thương hàn và phó thương hàn, phâíy
khuẩn tả, lỵ amíp, xoắn trùng vàng da, trực trùng than, nấm, bệnh uốn ván,... Tiếp đến là
các bệnh ký sinh như giun, sán lá, sán dây, ve bét,...


Ở các nước đang phát triển, ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học rất nặng vì khơng
có đủ điều kiện diệt mầm bệnh trước khi đưa chúng trở lại đất. Các bệnh dịch lây lan rộng
như bệnh đường ruột, bệnh ký sinh trùng,... lan truyền theo đường: người - đất - người;
động vật nuôi - đất - người; đất - người.


Ô nhiễm đất bởi các tác nhân hóa học:


- Chất thải từ các nguồn thải công nghiệp bao gồm các chất thải cặn bả, các sản phẩm
phụ do hiệu xuất của nhà máy không cao.


- Do nguồn từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...
Phân bón và các thuốc trừ sâu, diệt cỏ được dùng với mục đích tăng thu hoạch mùa
màng, các loại muối có trong nước tưới cho cây trồng khơng được hấp thụ hết đều gây ô nhiễm
cho đất. Các tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí khi lắng đọng, các chất phân hủy từ các bãi rác
lan truyền vào đất đều là những tác nhân hóa học gây ơ nhiễm đất.


Thuốc trừ sâu là tác nhân số một gây ô nhiễm đất. Đã có hơn 1.000 hóa chất là thuốc
trừ sâu mà DDT là phổ biến nhất từ trước đến nay. DDT là chất khó phân hủy trong nước và
tạo ra những dư lượng đáng kể trong đất sau đó đi vào chu trình đất - cây - động vật - người.


Người bị nhiễm DDT do ăn cá có nồng độ DDT rất cao qua chuổi thức ăn (sự tích tụ sinh học và
khuyếch đại sinh học) (Bảng 6.3)


<b> Bảng 5.2: Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và </b>


<b>trên cạn</b>



Số lần khuyếch đại

Sinh vật Hàm lượng DDT (ppm)


80.000 Chim nước 1600,00


5.000 Cá 100,00


250 Tơm 5,00


1 Các lồi tảo 0,02


75 Chim cổ đỏ 750,00


9 Giun đất 90,0


1 Đất 10,0


Đất bị ô nhiễm trước tiên sẽ gây tác hại đến hệ sinh vật sống trong đất, các động vật
và thực vật sống trên đất. Đất thiếu sinh vật trở nên môi trường trơ, không thể sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp được nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Bao gồm ơ nhiễm nhiệt và phóng xạ


- Ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các q trình sản xuất cơng nghiệp và thường mang tính
cục bộ: Ơ nhiễm từ nguồn nước thải cơng nghiệp, từ khí thải,... Ngồi ra cịn có các nguồn


từ tự nhiên.


Nhiệt độ trong đất tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật do làm giảm lượng
oxy và sự phân hủy diễn ra theo kiểu kỵ khí với nhiều sản phẩm trung gian gây độc cho cây
trồng như NH3, H2S, CH4... đồng thời làm chai cứng và mất chất dinh dưỡng. Các hoạt động
cháy rừng, đốt nương làm rẫy cũng là nguồn gây ô nhiễm nhiệt.


- Nguồn ơ nhiễm do phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác,
nghiên cứu và sử dụng các chất phóng xạ. Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây
trồng sau đó có thể đi vào người.


Khi phân bón vào đất, cây khơng sử dụng hồn tồn, phần khơng sử dụng được sẽ
chuyển thành chất ơ nhiễm trong MT nước, tích luỹ trong đất và di chuyển vào khí quyển.
Theo tài liệu của FAO (1981), sử dụng phân bón của thế giới như sau :


17 kg/ ha ( 1961) <sub></sub> 40 kg/ ha ( 1980) : ở các nước phát triển
2 kg/ ha (1961) <sub></sub> 9 kg/ ha ( 1980) : ở các nước đang phát triển
Ở VN, theo bảng sau:


<i>Bảng 5.3: Số lượng phân bón hố học sử dụng trong nơng nghiệp Việt Nam</i>
<i> ( đơn vị tính : 1000 tấn)</i>


<b>Loại phân</b>
<b>bón</b>


<b>1990</b> <b>1991</b> <b>1992</b> <b>1993</b> <b>1994</b> <b>1995</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

nước
Phân Lân
trong


nước
Phân Kali
(nhập100)




-326,2


41,0


135,0


391,3


13,0


120,0


423,0


55,6


130,0


450,0


21,6


100



700


84


100


800


60


- Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Ô nhiễm đất do các hoạt động cơng nghiệp
- Ơ nhiễm đất do chất thải của các khu đô thị


<i>2. Biện pháp chống ô nhiễm đất</i>


Để chống ô nhiễm đất trước hết cần phải đề ra các tiêu chuẩn chất lượng môi
trường đất. Hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Sử
dụng phải bảo vệ được đời sống vi sinh vật, thực vật và động vật sống trong đất.


Việc tìm bãi đổ rác để chơn vùi các chất thải rắn ở đô thị và khu công nghiệp cần phải
được lựa chọn cẩn thận, ngăn ngừa được sự rị rỉ chất thải, gây ra ơ nhiễm và sau khi san lấp
vẫn có thể sử dụng vào các công việc khác. Các bãi rác này trở nên các "bãi rác vệ sinh". Căn
cứ vào số dân đô thị và khu cơng nghiệp, dự tính hàng ngày sẽ thải ra bao nhiêu rác mà qui
hoạch bãi rác cho thích hợp. Các kỹ thuật cơng nghệ như thu dọn, vận chuyển, xử lý, chôn vùi
chất thải rắn, rác rưởi đô thị cần được áp dụng để bảo đảm vệ sinh môi trường.


Để xử lý chất thải rắn của đơ thị, thơng thường người ta thực hiện theo trình tự như
sau:



 Thu gom lưu trữ các chất thải đúng quy trình.
 Phân loại chất thải rắn:


- Lựa chọn những chất thải có thể tái chế được: nhựa, kim loại, giấy


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

- Đối với các chất thải chứa các mầm bệnh, vi khuẩn... phải đưa vào lò thiêu để
tiêu hủy các mầm bệnh và vi khuẩn.


 Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xạ cần có biện pháp kỹ thuật xử lý riêng
 Sau cùng những chất thải cịn lại được mang đi chơn lấp tại các bãi rác vệ sinh.


<i>4. Vấn đề xử lý rác thải ở các đô thị Việt Nam</i>


Cho đến gần đây, việc xử lý rác thải của các đô thị lớn ở nước ta chỉ mới dừng lại ở việc
tìm bãi rác để đổ. Tiếp tục như vậy thì ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi, bệnh dịch
và mầm bệnh vẫn được lan truyền.


Trong năm 1996, tổng lượng rác thải sinh hoạt toàn quốc xấp xỉ 16.237 m3<sub>/ngày, nhưng</sub>
mới chỉ thu gom được 45  55%. Lượng rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác tạm
bợ không theo đúng kỹ thuật vệ sinh, hầu hết chất thải rắn không được xử lý. Các thiết bị thu
gom và vận chuyển cịn lạc hậu, khơng đáp ứng được nhu cầu. Các loại chất thải công nghiệp
có chứa một số chất độc hại từ các ngành cơng nghiệp khơng được xử lý hoặc xử lý khơng
thích đáng, gây ô nhiễm môi trường nước và đất khi chúng được thải ra quanh khu vực sản
xuất.


Hàng ngày thành phố Hà Nội đã thải một lượng rác khoảng 3.000 m3<sub>. Công ty Môi</sub>
Trường Đô Thị Hà Nội chỉ thu gom được khoảng 1.000 m3<sub> rác/ngày, còn lại nhân dân tự đổ bừa</sub>
bãi ra các vùng xung quanh nơi ở. Hà Nội hiện có một bãi thải rác là bãi Mễ Trì thì nay đã đầy.
Cần phải qui hoạch thiết kế các bãi thải mới. Trong số 36 bệnh viện của Hà Nội hiện chỉ có một
vài bệnh viện có lị thiêu rác, đa số rác các bệnh viện được đổ cùng với rác thải sinh hoạt.


Thành phố cần phải xây dựng các lò đốt rác.


Hà Nội mới xây dựng một nhà mày làm phân ủ ở Cầu Diễn có cơng suất chế biến
30.000 m3<sub> rác/năm thành 7500 tấn phân hữu cơ. Rõ ràng là vấn đề xử lý chất thải rắn ở Hà Nội</sub>
chưa được giải quyết triệt để và cần phải đầu tư giải quyết. Ở các thành phố khác của nước ta
cũng vậy, vấn đề xử lý rác thải chưa được giải quyết đúng mức. Người dân, các nhà sản xuất
sẽ phải đóng góp chi phí để giải quyết vấn đề chất thải rắn.


Hiện nay việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị đang ở trong tình trạng rất yếu kém do
nhiều nguyên nhân như: lượng thu gom thấp, chất thải không được phân loại, xử lý và các bãi
chôn lấp chất thải không phù hợp và không bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo Luật
Bảo vệ môi trường.


Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định 682/BXD - CSXD ngày
14/12/1996 của Bộ Xây dựng thì việc quản lý chất thải rắn gồm các điểm chính sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

 Các bãi rác thải tập trung của đô thị phải được bố trí theo quy hoạch, ở ngồi phạm vi
đơ thị, cuối hướng gió chính, cuối dịng chảy sơng, suối và cách ly với khu dân cư các
nhà máy thực phẩm. Xung quanh các bãi rác phải bố trí nhiều cây xanh.


 Tại các bãi rác phải có những biện pháp xử lý phù hợp với các điều kiện vệ sinh, kinh
tế và có các biện pháp ngăn ngừa để khơng làm ô nhiễm nước ngầm.


Vấn đề quản lý phân thải cũng đang cịn nhiều tồn đọng: nhiều hố xí tự hoại
không đúng qui cách, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khi vận hành, không được bảo quản
tốt nên hư hỏng gây ứ tắc, nhất là ở các thành phố có dân số cao. Nhiều đơ thị cịn tồn
tại nhiều loại hố xí thấm, xí cầu dọc theo kênh, rạch, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm lan truyền mầm bệnh và mất vẻ mỹ quan.


<i>Bảng 5.4: Tình trạng quản lý rác thải (m3<sub>/ngày) năm 1996</sub></i>




<b>TT</b> <b>Thành phố, thị xã</b> <b>Lượng</b>


<b>rác thải</b>


<b>Lượng rác</b>
<b>thu nhặt</b>


<b>Bãi chứa rác</b>


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hà Nội
Hải Phịng
Lào Cai
Huế
Hạ Long
Đà Nẵng
Bn Mê Thuột


Vũng Tàu


Biên Hịa – Đồng Nai
Tp.Hồ Chí Minh


Cần Thơ


Tân An(Long An)


3.600
922
42
229
310
723
9.568
2.324
526
24
132
315
350
340
120
150
7.300
230
29


Mễ trì, Anh Thanh, Lâm Du


Thượng Lý


Cầu Sạp
Dốc Mít


Đèo Sen – Cái Lân
Khánh Sơn


Bn Kép
Phước Cơ
Tâm Trung


Gị Vấp(Bình Chính), Đơng
Thanh(Hóc Môn)


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

13
14
15


Mỹ Tho(Tiền Giang)
Rạch Giá(Kiên Giang)
Minh Hải


370
72
680


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>Chương 6. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG</b>



<b>6.1. Những khái niệm cơ bản về quản lý môi trường.</b>



<b> </b>Quản lý MT là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh các hoạt động
của con người nhằm làm hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, ssao cho vừa
thỏa mãn nhu cầu của con người, vừa bảo đảm được chất lượng của môi trường và không
quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta.


Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý Nhà
nước. Đó là việc sử dụng các cơng cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp để tổ
chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
mơi trường.


tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo
vệ chất lượng MT sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.


<i><b>6.1.1. Các mục tiêu chủ yếu.</b></i>


 Khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm MT phát sinh trong hoạt động
sống của con người


 Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính
sách về phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, nghiêm
chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường


 Phát triển bền vững KTXH của quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền
vững do Rio - 92 đưa ra


 Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý MT quốc gia và các vùng lãnh thổ.
<i><b>6.1.2. Các nguyên tắc chủ yếu.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

 Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư


trong việc quản lý MT. Mơi trường khơgn có ranh giới khơgn gian, do vậy sự ơ
nhiễm hay suy thối thành phần mơi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ ảnh
hưởng có trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.


 Quản lý MT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và cơng cụ tổng hợp
thích hợp. Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi loại
biện pháp và cơng cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường
hợp cụ thể.


 Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái MT cần được ưu tiên hơn việc
phải xử lý, hồi phục MT nếu để gây ra ơ nhiễm MT. Phịng ngừa là biện pháp ít
tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm.


 Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm MT gây ra và các
chi phí xử lý, hồi phục MT đã bị ơ nhiễm. Đây là nguyên tắc quản lý môi trường
do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng các
quy định về thuế, phí, lệ phí mơi trường và các quy định xử phạt hành chính đối
với các vi phạm về quản lý mơi trường. Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp
với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các
thành phần mơi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu
cực đến mơi trường do việc sử dụng đó gây ra.


<i><b>6.1.3. Nội dung công tác quản lý Nhà nước về MT của nước ta.</b></i>


 Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ
thống tiêu chuẩn MT


 Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ MT, kế hoạch phịng
chống, khắc phục suy thối MT, ô nhiễm MT, sự cố MT



 Xây dựng, quản lý các cơng trình BVMT, các cơng trình có liên quan đến BVMT
 Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng MT,


dự báo diễn biến MT


 Thẩm định các báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh
 Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tieu chuẩn MT


 Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết cácc
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT
 Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT


<i><b>6.1.4. Tổ chức công tác quản lý môi trường</b></i>


Công tác quản lý mơi trường của bất kỳ quốc gia nào có tốt hay không là phụ thuộc
rất nhiều vào bộ máy quản lý mơi trường của quốc gia đó. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình
của từng nước mà hệ thống tổ chức bộ máy được hình thành.


Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường trong cả nước. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ
TN&MT thực hiện bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở trực thuộc quản lý trực tiếp.
UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
tại địa phương. Sở TN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW trong việc
bảo vệ môi trường ở địa phương.


Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Việt Nam:



<i> Hình 6.1: Hệ thống tổ chức công tác quản lý Nhà nước về MT của VN</i>


<i><b>6.1.5. Các công cụ quản lý môi trường</b></i>


Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện những
nội dung của công tác quản lý môi trường. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi
công cụ có một chức năng nhất định, liên kết và hổ trợ lẫn nhau.


Các loại công cụ quản lý môi trường bao gồm:


1. Phân loại theo chức năng: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động, công cụ hổ trợ.
2. Phân loại theo bản chất: Cơng cụ luật pháp chính sách


3. Cơng cụ kỹ thuật quản lý: Bao gồm ĐTM, quan trắc moi trường, tái chế và xử lý chất
thải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<i><b>Hệ thồng quản lý môi trường GREEN GLOBE 21</b></i>


<i> Năm 1999, Cơ quan chứng nhận quốc tế GREEN GLOBE 21 thuộc Uỷ Ban Du lịch và</i>
<i>Lữ hành thế giới đã xây dựng một tiêu chuẩn Hệ thống quản lý môi trường riêng cho ngành</i>
<i>khách sạn nhằm giúp cho các nhà quản lý khách sạn dễ dàng áp dụng Hệ thống này trong</i>
<i>khách sạn của mình. Các doanh nghiệp khách sạn cần phải:</i>


<i>1. Xây dựng, thực hiện và duy trì một Hệ thống quản lý mơi trường thích hợp với phạm</i>
<i>vi các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ, các tác động xã hội và môi trường của</i>
<i>khách sạn. </i>


<i>2. Đề cử một đại diện từ ban lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiêm về việc thực hiện Hệ</i>
<i>thống quản lý môi trường . </i>



<i>3. Tổ chức các buổi huấn luyện cần thiết cho tất cả nhân viên về các trách nhiệm quan</i>
<i>trọng của họ và các hoạt động liên quan đến Hệ thống quản lý môi trường.</i>


<i>4. Giám sát việc thực hiện các cam kết theo các tiêu chuẩn của GREEN GLOBE 21. </i>
<i>5. Ghi chép đầy đủ các tình trạng tuân thủ luật pháp và các quy định, đưa ra các hành</i>


<i>động sữa chửa kịp thời đối với những hành động không tuân thủ để tránh sự lặp lại.</i>
<i>6. Lưu lại ít nhất là 24 tháng các sổ sách theo dõi.</i>


<i>7. Thường xuyên xem xét tính đầy đủ và hiệu quả trong việc hoàn thành các yêu cầu</i>
<i>của tiêu chuẩn GREEN GLOBE 21 dành cho ngành khách sạn. </i>


Sau khi một doanh nghiệp khách sạn đáp ứng được các yêu cầu đề ra thơng qua
một kiểm tốn độc lập, cơ quan chứng nhận GREEN GLOBE 21 sẽ cấp một biểu tượng


chứng nhận (logo) về Hệ thống quản lý môi trường cho họ. Tuy nhiên, để có thể sử dụng


biểu tượng chứng nhận này lâu dài, doanh nghiệp sẽ được tiếp tục được kiểm tra hàng năm
về các tuân thủ của mình.


<i>Hính 6.2: Biểu tượng chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường của GREEN GLOBE 21</i>
<i> Nguồn: Du lịch bền vững – Coastlearn, 2002</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<i><b>6.2.1. Cơ sở triết học của quản lý mơi trường.</b></i>


1. Ngun lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn tự nhiên, con người và xã
hội thành một hệ thống rộng lớn " Tự nhiên - Con người - Xã hội ". Sự thống nhất của hệ
thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh địa hoá của 5 thành phần cơ bản :



 Sinh vật sản xuất
 Sinh vật tiêu thụ


 Sinh vật phân huỷ( vi khuẩn, nấm)
 Con người và xã hội lồi người


 Các chất vơ cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người


2. Tính thống nhất của hệ thống " Tự nhiên - Con người - Xã hôị " đòi hỏi việc giải
quyết vấn đề MT và thực hiện cơng tác quản lý MT phải tồn diện và hệ thống.


3. Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội
lồi người.


<i><b>6.2.2. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường</b></i>


 Quản lý MT là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế,
luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ MT sống và phát triển bền vững KTXH.


 Quản lý MT cần nối giữa khoa học MT với hệ thống " Tự nhiên - Con người - Xã
hội " đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành


<i><b>6.2.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường.</b></i>


 Quản lý MT được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực
hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế


 Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất
đều diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị



<i><b>6.2.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường.</b></i>


 Cơ sở là các văn bản về Luật quốc tế và Luật quốc gia về lĩnh vực MT


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

chặn, loài trừ thiệt hại gây ra cho MT của từng quốc gia và MT ngoài phạm vi tàn
phá quốc gia.


 Với nước ta có Luật BVMT sửa đổi năm 2006, Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày
09/8/2006, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006…. Và nhiều văn bản
khác ...


<b>6.3. Các công cụ quản lý môi trường</b>


<i><b>6.3.1. Khái niệm chung về công cụ quản lý môi trường.</b></i>


 Công cụ quản lý MT là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý MT
của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất.


 Cơng cụ quản lý MT có thể phân loại theo chức năng thành công cụ điều chỉnh
vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hổ trợ


- Công cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia,
các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách MT quốc gia, các ngành kinh tế,
các địa phương


- Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí,...đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh.


- Các công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trị kiểm sốt và giám sát nhà nước về
chất lượng và thành phần MT, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong MT.



<i><b>6.3.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.</b></i>


1. <i>Thuế và phí MT. </i> Là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng
MT đóng góp. Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau :
 Thuế và phí chất thải


 Thuế và phí rác thải
 Thuế và phí nước thải


 Thuế và phí ô nhiễm không khí
 Thuế và phí tiếng ồn


 Phí đánh vào người sử dụng


 Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô
nhiễm


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>2. Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay cơta ơ nhiễm </i>
<i>3. Ký quỹ môi trường</i>


 Là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm MT


 Nội dung chính là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại
ngân hàng một khoản tiền nào đó


 Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ
động khắc phục, khơng để xảy ra ơ nhiễm mơi trường như cam kết thì số tiền ký
quỹ sẽ được hồn trả lại cho xí nghiệp.



<i>4. Trợ cấp môi trường</i>


 Trợ cấp khơng hồn lại
 Các khoản cho vay ưu đãi
 Cho phép khấu hao nhanh
 Ưu đãi thuế


<i>5. Nhãn sinh thái</i>


 Nhãn sinh thái có tác động thúc đẩy các hoạt định hướng tới bảo vệ môi trường
 Nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất


 Nhãn sinh thái do một cơ quan môi trường quốc gia quản lý việc cấp và thu hồi


<i>Kể từ năm 1996, việc cấp nhãn sinh thái khơng ngừng tăng lên một cách nhanh chóng. Sơ </i>
<i>đồ dưới đây cho thấy số lượng gia tăng của nhãn sinh thái Blue Flags ở các khu nghỉ mát </i>
<i>ven biển của Châu Âu. Nhãn sinh thái Blue Flags biểu trưng cho các tiêu chuẩn môi trường </i>
<i>về chất lượng nước, vệ sinh môi trường của bãi biển, đổ bỏ rác thải, cung cấp các thông tin </i>
<i>cập nhật cho du khách, giáo dục môi trường và cam kết bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái </i>
<i>ven biển. Vào năm 2004, hơn 2.300 bãi biển và 605 bến thuyền đã được cấp nhãn sinh thái </i>
<i>Blue Flags. Có đến 25 quốc gia hiện đang tham gia vào chương trình này.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i>Hình 6.4: Nhãn sinh thái Blue Flags</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Chương 7. CÁC VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI</b>


<b>TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN </b>



<b>BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI</b>



<b>7.1. Vấn đề dân số.</b>



<i><b>7.1.1. Tổng quan lịch sử</b></i>


 Dân số đầu công nguyên ước khoảng 200-300 triệu người
 Năm 1650 ước khoảng 500 triệu người


 Năm 1850 tăng gấp đôi là 1 tỷ
 Năm 1930 tăng gấp đôi là 2 tỷ


 Về chỉ số " <i>tăng gấp đôi dân số</i> " theo nghĩa là quãng thời gian cần thiết để dân
số tăng lên 2 lần. Ví dụ, từ năm 8000 B.C đến năm 1650 chỉ số tăng gấp đôi dân
số thế giới là 1.500 năm; chỉ số tăng gấp đôi dân số từ 500 triệu năm 1650 đến 1
tỷ năm 1850 là 200 năm; chỉ số tăng gấp đôi dân số từ 2 tỷ năm 1930 đến 4 tỷ
năm 1975 là 45 năm


 Theo các kịch bản khác nhau về tốc độ tăng trưởng dân số thế giới, dân số tồn
thế giới vào năm 2050 sẽ có các giá trị :


- Tốc độ tăng trung bình 1,7% dân số thế giới 14 tỷ
- Tốc độ tăng trung bình 1,0% dân số thế giới 10 tỷ
- Tốc độ tăng trung bình 0,5% dân số thế giới 7,7tỷ


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

- <b>Phần trăm tăng</b>


<b>dân số</b>


- <b>Thời gian tăng gấp đôi dân</b>


<b>số (năm)</b>
- 0,5



- 0,8


- 1,0


- 2,0


- 3,0


- 4,0


- 139


- 87


- 70


- 35


- 23


- 18


<i><b>7.1.2. Đặc điểm của sự phát triển dân số thế giới</b></i>
 Giai đoạn sơ khai.


Tổ tiên loài người vài triệu năm trước đây có khoảng 125.000 người tập trung sống ở
Châu Phi. Thời kỳ này, con người săn bắt, hái lượm, chế biến thức ăn, quy ước xã hội... Sự
tiến hóa của lồi người gắn liền với sự phát triển của não bộ. Sự tiến hóa não bộ diễn ra
cho đến khoảng 200.000 năm trước đây khi xuất hiện các cá thể mới khác hẳn về chất của


cùng loài mà ta gọi là người “ khôn ngoan- Homo sapiens”.


Sự tiến hóa về văn hóa đã có một số tác động phụ tới sự gia tăng dân số. Dân số
thời kỳ này có tỷ lệ sinh khoảng 40%-50%.


 Giai đoạn cách mạng nông nghiệp


Canh tác nông nghiệp đã xuất hiện vào khoảng 7000 - 5500 B.C ở vùng Trung Đông
và người dân đã trồng nhiều loại cây và chăn nuôi gia súc.Cơ cấu tổ chức xã hội mới theo
hướng phân công lao động xuất hiện.Tuổi thọ trung bình tăng hơn thời kỳ nguyên thuỷ


 Giai đoạn sau Cách mạng nông nghiệp


Sau Cách mạng nông nghiệp, sự gia tăng dân số không tiếp diễn liên tục, lúc tăng
lúc giảm, nhưng cơ bản vẫn là tăng.


 Giai đoạn tiền Cách mạng công nghiệp ( 1650 - 1850)


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

 Giai đoạn cách mạng công nghiệp ( 1850 - 1930)


Đến gần cuối thế kỷ XIX xuất hiện một khuynh hướng khác kéo theo tỷ lệ sinh giảm
xuống ở các nước phương Tây. Nó đánh dấu một thời kỳ về dân số mà ta gọi là sự chuyển tiếp
dân số. Tỷ lệ tăng bình quân trong thời gian này là vào khoảng 0,8%/ năm. Dân số thế giới tăng
từ 1 tỷ lên 2,5 tỷ người. Trong quảng thời gian này, dân số Châu Á tăng dưới 2 lần, Châu Âu và
Châu Phi tăng 2 lần, Bắc Mỹ tăng 6 lần và Nam Mỹ tăng 5 lần.


 Giai đoạn hiện đại ( từ 1930 - nay)


Sang thế kỷ XX, khuynh hướng trên thay đổi dần. Từ những năm 40, dân số thế giới
bước vào giai đoạn mới: " <i>giai đoạn bùng nổ dân số</i>"



<i><b>7.1.3. Phân bố và di chuyển dân cư</b></i>
 Sự phân bố dân cư


Nhân loại phân bố không đều trên Trái Đất. Mật độ dân số ở các nước kém phát
triển cao hơn nhiều so với các nước phát triển(mật độ dân số của Mỹ khoảng 23
người/km2<sub>). </sub>


Mật độ và sự phân bố dân số, đặc biệt mối liên quan của chúng đến tài ngun thiên
nhiên đã đóng vai trị quan trọng trong nhiều sự kiện lịch sử của nhân loại.


Sự di cư được gọi là đặc trưng của loài người Homo sapiens. Nguyên nhân của sự
di cư thường là do dư thừa dân số. Sự di cư gây ảnh hưởng đến cấu trúc dân số của các
nước liên quan và đến mật độ dân số từng vùng. Do đó, nó ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã
hộ và chính trị của những nước liên quan.


 Sự di cư


Sự di cư được coi là đặc trưng của loài người. Từ một nguồn gốc lúc đầu là ở Châu Phi,
các nhóm người đã tỏa đi chiếm cứ tất cả các vùng đất của hành tinh này. Nguyên nhân của di
chuyển dân cư thường là do thừa dân số, sức ép dân số quá lớn, thiếu tài nguyên cơ bản. Sự
di cư không gây nên sự gia tăng dân số chung của thế giới, nhưng nó ảnh hưởng đến cấu trúc
dân số của các nước liên quan và đến mật độ dân số ở các khu vực


 Sự đơ thị hố


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Hiện nay diện tích các thành phố trên thế giới chiếm 0,3% diện tích Trái đất và 40%
dân số thế giới.


<i><b>7.1.4. Các vấn đề môi trường của sự gia tăng dân số thế giới</b></i>



 Tác động MT của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng
quát:


I = C.P.E , trong đó : C - sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người
P - sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới


E - sự gia tăng tác động đến MT của một đơn vị tài nguyên được
loài người khai thác


I - tác động MT của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số
 Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu


hiện ở các khía cạnh :


- Sức ép lớn tới TNTNvà MT Trái Đất do khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp,...


- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của MT
tự nhiên


- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước cơng nghiệp hố và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang
phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước cơng nghiệp hố


- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn- siêu đơ thị làm
cho MT khu vực đơ thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng


<i><b>7.1.5. Dân số Việt Nam</b></i>



<i><b> </b></i> Theo ước tính, đầu cơng ngun nước ta có khoảng 1 triệu dân. Thời Pháp thuộc tỷ
lệ tử cao hơn tỷ lệ sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<i> Bảng 7.2: Tỷ lệ gia tăng dân số Việt Nam qua các thời kỳ</i>
<i> </i>


- - <b>Sinh</b>


<b>(%)</b>


- <b>Tử(%)</b> - <b>Tăng tự nhiên(%)</b>


- Trước năm 1945 - - -


- Bắc Kỳ


- Trung Kỳ


- Nam Kỳ


- Toàn quốc


- 3,78


- 2,96


- 3,70


- 3,75



- 2,20


- 1,76


- 2,41


- 2,42


- 1,58


- 1,20


- 1,29


- 1,33


- Từ 1955-1971 - - -


- Miền Bắc
1955-1960


-
1960-1965


-
1965-1974


- Miền Nam
1955-1976



- 4,60


- 4,30


- 4,20


- 4,20


- 1,20


- 1,20


- 1,40


- 1,20


- 3,40


- 3,10


- 2,80


- 3,00


- <b>Hộp 7.1.</b>


- <i> Theo bản báo cáo “Dân số thế giới 2006” (2006 WP) do Cục Tham chiếu </i>


<i>dân số Mỹ (PRB) vừa cơng bố, dân số VN tính đến giữa năm 2006 đạt 84,7 triệu </i>


<i>người, đứng thứ 3 trong khu vực ĐNÁ, sau Indonesia (225,5 triệu) và Philippines (</i>
<i>86,3 triệu).</i>


- <i> Theo 2006 WP, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của VN là 1,3%/năm, gần</i>


<i>mức trung bình của khu vực(1,4%) và thấp hơn khá nhiều so với các quốc gia</i>
<i>như Đông Timor (2,7%), lào(2,3%), Philippines, Campuchia(2,1%), Brunei(1,7%). </i>


- <i> So với các nước trong khu vực, tỷ lệ tử vong của VN khá thấp18/1.000.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i>Philippines (70), nhưng thấp hơn Malaysia(74), Brunei(75), đặc biệt là</i>
<i>Singapore(80).</i>


- <i>Nguồn: Báo Tuổi trẻ, ngày </i>


<i>21.8.2006</i>


- <b>Hộp7.2.</b>


- - Đầu 2007, dân số TG sẽ là 6.589.115.982 người(Qũy dân số tồn cầu), mỗi


giây có 2,6 người ra đời, hay là mỗi tuần có hơn 1,5 triệu người sinh ra, tức mỗi
năm 80 triệu người sinh ra.


- - Đến 2025, theo dự báo của các chuyên gia LHQ, trên TG sẽ có 7,9 triệu


người; tới 2050, có 9,1 tỷ người.


- - Đối VN, đến tháng 9.2006, VN xếp thứ 13 trong tổng số 15 nước đông dân



nhất của TG. Xếp như sau: TQ(1,319 tỷ)-21% của TG, Ấn Độ(1,122 tỷ)-17,1%,
Mỹ(300 triệu)-4,6%, Indonesia(225 triệu)-3,5%, Brazil(186 triệu)-2,8%.


- - Mật độ dân số VN cao nhất Châu Á, diện tích đất canh tác chỉ đáp ứng 2/5


yêu cầu tối thiểu để bảo đảm lương thực.


- <i>(Tuổi trẻ, số ngày </i>


<i>27/12/2006)</i>


<b>7.2. Vấn đề lương thực và thực phẩm của loài người</b>


<i><b>7.2.1. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu</b></i>


Có khoảng 45 hợp chất và nguyên tố có trong các loại lương thực và thực phẩm được
coi là các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho cuộc sống và sức khoẻ của con người.
Các chất dinh dưỡng này nằm trong 5 nhóm là glucit, lipid, protein, viatmin và muối khống.
Mỗi chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy trong các loại lương thực và thực phẩm khác
nhau, tuy nhiên khơng có loại thức ăn nào có thể chứa đầy đủ các hợp chất cần thiết. Mỗi
một loại thức ăn có một chức phận hay các chức phận khác nhau trong cơ thể, như cung
cấp năng lượng, xây dựng các mơ hay duy trì các quá trình sinh lý cơ bản của cơ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Về lương thực chủ yếu có 3 lồi: lúa, lúa mì và ngơ với q nửa diện tích đất đai trồng
trọt của Trái đất. Chỉ riêng lúa và lúa mì đã cung cấp chừng 40% năng lượng dạng thức ăn
cho loài người.


1. Lúa.



Là cây lương thực quan trọng hơn cả và nó cũng đã thích ứng với các điều kiện khí


hậu sinh thái rất khác nhau: nhiệt đới, ôn đới, vùng cao, khô, vùng thấp, trũng,... Diện tích
trồng lúa trên thế giới khoảng 140 triệu hecta chủ yếu ở Châu Á (90% diện tích), năng suất
trung bình 25 tạ/hecta một vụ với sản lượng tổng cộng khoảng 344 triệu tấn.


2. Mì (lúa mì)



Đứng hàng thứ hai sau lúa về cây lương thực chủ yếu. Mì thích nghi với khí hậu ơn
đới. Năng suất trung bình 20 tạ/ha trên diện tích 210 triệu ha và tổng sản lượng thế giới
khoảng 355 triệu tấn.


<i> 3. Ngô</i>


Là loại ngũ cốc đứng thứ ba, sản lương ngô trên thế giới khoảng 322 triệu tấn. Chừng
40 % tập trung ở Bắc và Trung Mỹ. Về giá trị năng lượng thì lúa thua ngơ: lúa cho 234
kcal/100g và 4% protein cịn ngơ cho 327 kcal/100g và 7,6% protein. Tuy nhiên lúa gạo lại
có đầy đủ các acid amin cần thiết, trong khi ngô thiếu hẳn hai loại quan trọng mà cơ thể
không thể tự tổng hợp được là lizin và triptophan.


Các thực phẩm chủ yếu có rau, quả, thịt, cá,.... những thứ này bổ sung chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể mà ở hạt cốc khơng có đủ.


Về rau củ có khoai tây, khoai lang, sắn... là những cây vừa làm lương thực, vừa làm
thực phẩm. Khoai tây trồng ở vùng khí hậu ơn đới là chủ yếu. Khoảng 23 triệu ha với sản
lượng chừng 1/3 tỷ tấn. So với khoai tây, khoai lang có tỷ lệ glucit cao hơn (26%) nhưng tỷ
lệ protein lại thấp hơn (1,4%). Sắn giống như khoai lang, thích nghi với khí hậu nóng. Tổng
sản lượng thế giới khoảng 90 triệu tấn củ/năm.


Về rau hạt, quan trọng nhất là đổ tương (đậu nành) và lạc. Theo sản lượng thì chúng
khơng thể so với các loại ngũ cốc, nhưng thành phần protein lại cao hơn gấp nhiều lần và
rất quan trọng cho dinh dưỡng của con người và động vật. Sản lượng của các loại rau hạt


chừng 100 triệu tấn/năm.


<i> Bảng 7.3: Sản lượng cây có hạt trên thế giới (triệu tấn/năm; UNEP, 1982)</i>


<b>Loại</b> <b> Sản lượng</b>


Mì 355


Lúa 344


Ngô 322


Kê 46


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Thịt cá là loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong khẩu phần, bảo đảm lượng
protein cần thiết cho cơ thể. Trừ cá ra, 9 loài động vật ni là trâu, bị, lợn, dê, cừu, ngỗng,
gà, vịt, gà tây đã cung cấp phần lớn protein nuôi sống con người. Bò và lợn đã thỏa mãn
khoảng 90% tổng lượng thịt do gia súc đem lại. Về sữa, thì bò bảo đảm khoảng 90%, trâu
khoảng 4-5%, còn lại là dê và cừu.


<i><b>7.2.2. Sản xuất lương thực và dinh dưỡng thế giới</b></i>


Mặc dù sản xuất lương thực trên thế giới tính trên đầu người gia tăng và năng suất
cũng tăng (Bảng 7.4), nhưng nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn xảy ra phổ biến.


<i>Bảng 7.4: Sản xuất ngũ cốc trên thế giới từ 1960 đến 1993</i>


<b>Thời kỳ Tổng diện tích canh</b>
<b>tác (ngàn ha)</b>



<b>Năng suất</b>
<b>(triệu tấn/ha)</b>


<b>Tổng sản lượng trung bình</b>
<b>năm (ngàn tấn/năm)</b>


<b>Tính theo đầu</b>
<b>người (kg)</b>


1960-64 613.719 1,4 739.695 283


1970-74 689.455 1,9 1.300.621 338


1980-84 725.145 2,3 1.675.344 364


1991-93 696.063 2,7 1.910.819 349


Trong số hơn 6 tỷ người đang sống trên Trái đất ngày nay thì cứ 10 người có một
người đang bị đói. Trong số 60 triệu người chết hàng năm, thì chết do đói ăn là 10 - 20 triệu,
số cịn lại chết vì thiếu dinh dưỡng và bệnh tật. Ngoài số người bị đói, thường xuyên có
khoảng 850 triệu người thiếu ăn, hầu hết tập trung ở các nước đang phát triển. Để có thể
sản xuất đủ số lương thực và thực phẩm cho dân số hiện nay, người ta tính rằng phải tăng
thêm 40% số lương thực và thực phẩm đang sản xuất cũng như phải tăng năng suất cây
trồng lên 26%. Đây là bài tốn khó giải cho nhân loại.


Để tính nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho một đầu người dân, người ta thường
qui về số kcal cần cho một ngày đêm (Bảng 7.5).


<i> Bảng 7.5 : Mức calori cần thiết hàng ngày và sự thiếu dinh dưỡng ở các nước nghèo</i>



<b>Vùng</b> <b>Mức calori</b>


<b>(kcal/người)</b>


<b>Tổng dân số</b>
<b>(triệu người)</b>


<b>Dân số suy dinh</b>
<b>dưỡng (triệu người)</b>


<b>% tổng</b>
<b>số</b>


Châu Phi 2.100 500 220 43


Nam Á 2.500 1.160 260 22


Bắc Phi/Cận đông 3.000 310 40 12


Đông và Đông Nam Á 2.500 1.680 270 16


Châu Mỹ La Tinh 2.700 430 60 20


Tổng (các nước nghèo) 850


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

cho nam; 1600 kcal/ngày cho nữ. Người Việt Nam có nhu cầu thấp hơn, tương ứng là 2100
kcal/ngày và 1400 kcal/ngày. Trong khẩu phần thức ăn hàng ngày, khơng phải chỉ tính ở số
kcal mà còn cả ở thành phần chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Nếu thiếu protein động
vật thì phải bù bằng protein thực vật. Sự thiếu protein trong khẩu phần thức ăn ở các nước
kém phát triển, có khi còn nghiêm trọng hơn cả thiếu calo, nhất là đối với phụ nữ có thai,


phụ nữ đang ni con và trẻ em.


Ở nước ta, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng thì tình hình dinh dưỡng của nhân dân ta
trong 3 năm 1987-1989 cũng rất kém, bình quân số kcal cung cấp cho một người mỗi ngày mới
chỉ đạt 1950 kcal, so với u cầu thì cịn thiếu. Để bảo đảm nhu cầu năng lượng và thành phần
dinh dưỡng qua khẩu phần thức ăn, thông thường người ta tính là trong khẩu phần thức ăn cần
2100 kcal từ thức ăn là thực vật và 2000 kcal từ thức ăn là động vật. Như chúng ta đã biết,
muốn có 1 kcal ở dạng thức ăn động vật cần 7 kcal thức ăn ở dạng thực vật.


Việt Nam hiện nay đang tập trung mọi nổ lực vào sản xuất lương thực và thực phẩm.
Nhờ đổi mới đường lối nông nghiệp, nước ta từ một nước thiếu lương thực đã trở thành
một nước có gạo xuất khẩu, (đứng thứ hai trên thế giới) nhưng do dân số tăng nhanh nên
có nơi cịn có tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Nếu lấy năm 1994 để tính diện tích dành
cho trồng lúa là 6,43 triệu hécta và năng suất lúa là 35,6 tạ ha thì sản lượng lúa là 23,4 triệu
tấn (kể cả màu là 26,2 triệu tấn) và dân số là 72 triệu người thì bình quân ở Việt Nam mỗi
người dân có 360 kg lúa gạo. Đến năm 2000 bình quân lương thực đầu người ở nước ta đã
tăng lên 444 kg. Phấn đấu đến năm 2010 là 40 triệu tấn.


<i><b>7.2.3. Tiềm năng lương thực và thực phẩm của thế giới </b></i>
 Các thành tựu của cách mạng xanh


- Cách mạng xanh có 2 nội dung quan trọng hổ trợ và bổ sung cho nhau là tạo ra
những giống mới và năng suất cao chủ yếu là cây lương thực và sử dụng tổ hợp
các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới


- Cách mạng xanh đã tạo ra những thành tựu lớn trong sản xuất lương thực
của thế giới. Bên cạnh đó cách mạng xanh cũng tạo ra những hạn chế


 Tiềm năng sản xuất lương thực và thực phẩm của biển



- Biển và đại dương thế giới là kho dự trữ lương thực và thực phẩm của con
người


<i> Bảng 7.6: Sản lượng đánh bắt hải sản của thế giới đến năm 2000 ( triệu</i>
<i>tấn)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>1980</b> <b>1990</b> <b>2000</b>


<b>Tăng trưởng (%)</b>


<b>1963</b> <b>1980</b> <b>1990</b>


Sản lượng thế giới
- Nhu cầu làm thực phẩm
Các nước đang phát triển
- Sản lượng


- Nhu cầu làm thực phẩm


75
60
37
29
85
79
46
43
92
97
53


57
3,6

-3,4

-1,2
2,7
2,0
3,8
1,0
2,4
1,7
3,4


 Tăng cường tỷ lệ sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất lương thực
<i><b>và thực phẩm</b></i>


- <b>Hộp7.3.</b>


- <i> Thế giới cần tiến hành cuộc cách mạng xanh lần thứ hai để có đủ lương</i>


<i>thực ni sống 9 tỷ người trên hành tinh sắp tới ( Lời kêu gọi của Giám đốc FAO</i>
<i>đọc tại San Francisco ngày 13.9.2006).</i>


- <i> Theo ước tính của FAO, sản lượng ngũ cốc của thế giới năm 2006 sẽ chỉ</i>


<i>đạt 2 tỷ tấn, giảm 1% so năm 2005, trong khi đó, dân số thế giới mỗi năm tăng</i>
<i>thêm 76 triệu người, vì vậy đến năm 2050, sản lượng ngũ cốc phải tăng thêm 1</i>
<i>tỷ tấn.</i>



- <i>Năm 1999, nguồn dự trữ lương thực của thế giới có thể đảm bảo 33%</i>


<i>nhu cầu lương thực tồn thế giới thì nay chỉ cịn 20%. </i>


- <i>Cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất chủ yếu là mặt kỹ thuật. Còn cuộc cách</i>


<i>mạng xanh lần thứ hai sẽ liên quan đến công tác quản lý, điều hành và việc phân</i>
<i>bố tài nguyên.</i>


- <i>(Theo Libe’ration, Xinhua) </i>Báo Tuổi trẻ,
ngày 15.9.2006


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<i><b>7.3.1. Khái niệm.</b></i>


Năng lượng là một dạng vật chất, xuất phát từ hai nguồn chủ yếu là năng lượng Mặt
Trời và năng lượng lòng đất.


 Năng lượng Mặt Trời : Bức xạ Mặt Trời, năng lượng sinh học dưới dạng sinh
khối động thực vật, năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển, năng
lượng hoá thạch.


 Năng lượng lòng đất : nguồn nước nóng, núi lửa và năng lượng phóng xạ của
các mỏ U,Th, Po


Nhu cầu năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng trong q trình phát triển:
- 100.000 năm trước công nguyên : mức tiêu thụ khoảng 4.000- 5.000 Kcal/ người/


năm


- Thế kỷ 15 : 26.000 Kcal/ người/ năm


- Giữa thế kỷ 19 : 70.000 Kcal/ người/ năm
- Hiện nay : 200.000 Kcal/ người/ năm


<b>Bảng 7.7 : Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới từ năm 1900 đến 2020</b>


<b> </b>( Đơn vị tính : % khối lượng)


<b>Nguồn năng lượng</b> <b>1900</b> <b>1960</b> <b>1980</b> <b>2000</b> <b>2020</b>


Than
Dầu mỏ


Khí đốt thiên nhiên
Thuỷ năng


Năng lượng nguyên
tử


Các nguồn khác


57,6
2,3
0,9
0,3

-38,9
42
27
12
7


rất ít
12
27
41
17
6
2
1
31
34
19
7
8
1
32
17
18
7
12
14
<b>Tổng cộng</b> ( tỷ tấn


nguyên liệu quy đổi)


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<i> Nguồn : Hội nghị Năng lượng thế giới lần thứ XII - New Dehli, 1988</i>


<i><b>7.3.2. Tổng quan lịch sử năng lượng</b></i>


Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Con người nguyên thủy cách đây hằng triệu năm, hằng ngày chỉ sử


dụng khoảng 2000 kcal dưới dạng thức ăn nguyên khai. Sau khi phát minh ra lửa, con
người sử dụng khoảng 10.000 kcal/người/ngày, sang thế kỷ XV tăng lên tới 26.000
kcal/người/ngày và đến giữa thế kỷ XX là 70.000 kcal/người/ngày. Hiện nay khoảng
200.000 kcal/người/ngày. Thông thường, mức gia tăng tiêu thụ năng lượng thường có giá trị
gấp hai lần mức gia tăng thu nhập GDP.


Khai thác và tiêu thụ năng lượng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ơ nhiễm MT và
các biến đổi khí hậu toàn cầu.


Căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người tính ra gigajun (109<sub> jun), được</sub>
chia ra như sau:


- Lớn hơn 160 gigajun: mức tiêu thụ năng lượng cao, gồm Mỹ, Canada, Đức,
Hà Lan, Cốet, Ôxtrâylia, Nga, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.


- Từ 80 đến 159 gigajun: mức tiêu thụ trung bình, gồm Đan Mạch, Anh, Thụy
Sĩ, Áo, Singapore, Thụy Điển, Nhật, Nam Tư, Tây Ban Nha,…


- Từ 40 đến 79 gigajun: mức trung bình thấp, gồm Trung Quốc, Braxin, Ai Cập,
Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pêru,…


Sự khác biệt về tiêu thụ năng lượng giữa hai nhóm nước: công nghiệp phát triển và
đang phát triển thể hiện ở các khía cạnh: mức tiêu thụ năng lượng thương mại tính trên đầu
người, cơ cấu các nguồn năng lượng và đối tượng tiêu thụ năng lượng.


<i>Bảng 7.8 : Sự khác biệt về cơ cấu nguồn năng lượng và đối tượng sử dụng năng</i>
<i>lượng giữa hai nhóm nước cơng nghiệp phát triển và đang phát triển thế giới năm 1987</i>
<i> </i>


- <b>Cơ cấu nguồn năng</b>



<b>lượng và đối tượng tiêu thụ</b>
<b>năng lượng</b>


- <b>Các nước công</b>


<b>nghiệp đang phát</b>
<b>triển</b>


- <b>Các nước đang</b>


<b>phát triển</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

%


- - Dầu mỏ


- - Than


- - Khí đốt thiên nhiên


- - Năng lượng hạt nhân


- - Thủy năng


- - Sinh khối


- 37


- 23



- 23


- 5


- 6


- 3


- 23


- 28


- 7


- 1


- 6


- 35


- Đối tượng tiêu thụ năng
lượng %
- - Vận tải
- - Công nghiệp
- - Sản xuất điện
- - Hộ gia đình và dịch vụ
-
- 22



- 19


- 38


- 21


-
- 14


- 34


- 31


- 21


<i> Nguồn: Ngân hàng thế giới, 1992</i>


Phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi năng lượng. Năng lượng nhất là điện năng, tương
quan chặt chẽ với GDP.Vì vậy trong hoạch định phát triển năng lượng, người ta thường
xem xét hai tỷ số, cụ thể là <i>hệ số đàn hồi, </i>dW/d(GDP), và hiệu suất sử dụng năng lượng


hay <i>cường độ năng lượng </i>– GDP/W, W là năng lượng hoặc điện năng. Chính hai tỷ số này,


chứ khơng phải từng tiêu chí GDP và W riêng rẻ, mới nói lên trình độ phát triển của một
quốc gia. Tiêu thụ nhiều năng lượng, mà làm ra ít của cải, hao phí nguồn tài nguyên thiên
nhiên, gây ô nhiễm môi trường là đặc trưng rõ rêt nhất của tình trạng kém phát triển. Tăng
trưởng kinh tế vì thế sẽ khơng vững bền.


<i> </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<i>b. Các nước đang phát triển</i>


<i> Hình 7.1: Tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng Thế giới ở các nước khác nhau</i>


<i><b>7.3.3. Tiêu thụ năng lượng trên thế giới.</b></i>


<b> </b>Mức tiêu thụ năng lượng thương mại trên đầu người trong một thời gian dài được
xem là một tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển kinh tế
xã hội của một quốc gia. Căn cứ vào mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người tính ra
gigajun (109<sub> jun) được chia ra :</sub>


 Lớn hơn 160 gigajun - mức tiêu thụ cao
 Từ 80-159 gigajun - mức tiêu thụ trung bình
 Từ 40- 79 gigajun - mức tiêu thụ trung bình thấp
<i><b>7.3.4. Các dạng năng lượng và sự biến đổi.</b></i>


 Theo khả năng tái tạo: năng lượng tái tạo và không tái tạo


 Theo khả năng gây ô nhiễm: năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm
 Theo khả năng trao đổi và buôn bán: năng lượng thương mại và phi thương mại
 Theo bản chất năng lượng: năng lượng BXMT, năng lượng hố thạch, năng


lượng thuỷ triều, gió, thuỷ điện, phóng xạ, năng lượng sinh khối


Tổng hợp tất cả các tiêu chí trên có thể phân chia nguồn năng lượng trên TĐ thành
một số dạng cơ bản :


 Các dạng tài nguyên tái tạo và vĩnh cửu


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<i><b> 1. Các nguồn năng lượng </b></i>



<b> Các nguồn năng lượng trên Trái đất được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:</b>


- Theo khả năng tái tạo: năng lượng tái tạo và không tái tạo


- Theo khả năng gây ô nhiễm: năng lượng sạch, năng lượng gây ô nhiễm
- Theo khả năng trao đổi và buôn bán: năng lượng thương mại và phi thương mại.
- Theo bản chất năng lượng: năng lượng bức xạ mặt trời, năng lượng hóa thạch,


năng lượng thủy triều, gió, thủy điện, phóng xạ, năng lượng sinh khối.


Tuy nhiên, để tiện lợi trong nghiên cứu cũng như sử dụng, có thể phân chia các
nguồn năng lượng trên Trái đất thành một số dạng cơ bản sau:


- Các dạng tài nguyên năng lượng tái tạo và vĩnh cửu
- Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu
- Các dạng tài nguyên không tái tạo và có giới hạn
- Năng lượng điện


<i> 2. Các dạng tài nguyên năng lượng không tái tạo</i>


<i> </i>* Than đá: Tổng trữ lượng trên 2.000 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các quốc gia: Nga, Trung
Quốc, Mỹ, Đức, Ơxtrâylia, có khả năng đáp ứng nhu cầu cho loài người khoảng 200 năm.


Khai thác than đá có tác động đến môi trường. Chế biến và sàng tuyển than đá tạo
ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Đốt than đá tạo ra các loại khí độc như bụi,
SO2, CO2, NOx,… Theo tính tốn, một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000MW
hằng năm thải ra MT 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn NOx, 11.000-680.000 tấn chất thải rắn.
* Dầu mỏ và khí đốt: Là loại năng lượng quan trọng đối với con người, nó chiếm từ
51-62% nguồn năng lượng của các quốc gia.



Khai thác và sử dụng dầu mỏ và khí đốt sẽ tạo ra các vấn đề mơi trường như: q trình
khai thác gây lún đất, ơ nhiễm dầu đối với đất, nước, gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu gây ô
nhiễm biển là do khai thác dầu trên biển). Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng kể cả
kim loại phóng xạ. Đốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than.


<i>1. Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

nước nóng, năng lượng của các khối đá macma trong các vùng nền cổ, gradien nhiệt của
các lớp đất đá,…


Ưu điểm của chúng là khai thác và sử dụng chúng khơng gây ơ nhiễm mơi trường,
mất ít diện tích và khơng gây khí nhà kính.


* Năng lượng nguyên tử và năng lượng hạt nhân: năng lượng hạt nhân là nguồn năng
lượng giải phóng trong quá trình phân hủy hạt nhân các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp
nhiệt hạch từ nhiên liệu là các đồng vị H, He, Li,…


Ưu điểm là khơng tạo ra khí nhà kính như CO2, bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện
nguyên tử hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn đối với mơi trường bởi sự rị rỉ chất thải
phóng xạ khí, rắn, lỏng và các sự cố nổ nhà máy.


<i>2. Các dạng năng lượng vĩnh cửu và tái tạo</i>


<i> * </i>Năng lượng bức xạ mặt trời: Bức xạ mặt trời vô cùng quan trọng đối với con người
và Trái đất. Ưu điểm là không tạo ra các hiệu ứng tiêu cực đối với môi trường sống của con
người, nhưng nhược điểm là cường độ yếu và khơgn ổn định, khó chuyển hóa thành năng
lượng thương mại.


<i> </i>* Thủy năng: là năng lượng sạch của con người. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa



học Trung Quốc đã chứng minh rằng, thủy điện lớn cũng gây ô nhiễm môi trường. Tổng trữ
lượng thủy điện trên thế giới vào khoảng 2.214.000 MW, riêng VN là 30.970 MW, tương
đương với 1,4% tổng trữ lượng thế giới.


* Các nguồn năng lượng tái tạo khác: gồm năng lượng gió, thủy triều, sóng, các
dịng hải lưu, năng lượng sinh khối.


Gió và thủy triều được xếp vào loại năng lượng sạch, có cơng suât bé và thích hợp
cho những khu vực ở xa các trung tâm đô thị.


<i>Bảng 7.9 : Của cải làm ra tính theo USD khi tiêu thụ một kWh điện năng của </i>
<i>các nước năm 2002</i>


- <b>Khối các nước</b> - <b>Trung</b>


<b>bình</b>


- <b>Cao</b>


<b>nhất</b>


- <b>Thấp</b>


<b>nhất</b>
- 20 nước OECD ở Tây Âu, Bắc Mỹ,


Châu Đại Dương


- 2,9 - 4,7 - 1,4



- Các nước tiến tiến Đông Á Nhật
Bản, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan,


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

Hàn Quốc


- Bốn nước ASEAN đang phát triển


Malaysia, Thái Lan, Indonesia,
Philippines


- 1,4 - 1,8 - 1,1


- Chín nước Trung Đơng Âu mới gia
nhập EURO


- 1,3 - 1,7 - 0,8


- Sáu nước SNG - 0,36 - 0,5 - 0,16


- Trung Quốc - 0,7 - -


- Việt Nam - 1,2 - -




Đối với Việt Nam, tuy tiêu thụ năng lượng chưa nhiều như các nước trong vùng và
trên thế giới, nhưng sự mất cân đối nghiêm trọng giữa phát triển điện năng và phát triển
kinh tế khiến chúng ta phải xem xét kỹ những nguyên nhân sau đây:



- Tổn thất và lãng phí nhiều,


- Hiệu quả sử dụng điện năng thấp,


- Tài nguyên, nhất là nhiên liệu hóa thạch, nhanh chóng cạn kiệt,
- Môi trường bị ô nhiễm ở mức tới hạn.


<i><b> * Tổn thất và lãng phí.</b></i>


<i><b> </b></i>Theo EVN, năm 2005 điện sản xuất là 53,32 GWh mà điện thương phẩm chỉ có 44,9
GWh, nghĩa là tổn thất có thể đến 15,8%, trong khi ở nhiều nước trên thế giới mức tổn thất
chỉ vào khoảng 7-9%.


<i><b> * Hiệu quả sử dụng điện năng thấp.</b></i>


<i><b> </b></i>Ai là “<i>thủ phạm</i>” gây nên hiệu quả sử dụng điện năng thấp ở nước ta? Theo thốgn kê,
công nghiệp và xây dựng tiêu thụ 47,9% nên khi xét duyệt các dự án đầu tư, tiêu thụ điện
năng trên giá trị sản phẩm chưa đặt thành tiêu chí cạnh tranh với các tiêu chí khác. Hộ dân
và hệ thống quản lý chiếm 42,2%, là nơi mà tiêu thụ điện cịn khá lãng phí. Có rất nhiều biện
pháp vừa giảm bớt gánh nặng từ các hộ tiêu thụ điện mà vẫn nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

ngốn hết gần 2 tỷ kWh hằng năm, bằng sản lượng của một nhà máy điện cơng suất trung
bình.


<i><b> * Ô nhiễm môi trường.</b></i>


<i><b> </b></i>Chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ ô nhiễm môi trường trên cả
nước do đốt nhiên liệu (khoảng 11 triệu tấn dầu, 12 triệu tấn than và một khối lượng lớn
nhiên liệu phi thương mại). Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường đã đến mức tới hạn, mà chủ yếu


là do sử dụng nhiên liệu. Hàm lượng các khí SO2, NO2, CO, O3 và đặc biệt là bụi khí PM10,
PM2,5 ở các thành phố lớn đều đã ngấp nghé, thậm chí vượt xa tiêu chuẩn quốc tế. Xe cộ là
nguồn phát thải chính ở các thành phố.


<i><b> * Tài nguyên cạn kiệt.</b></i>


<i><b> </b></i>Sử dụng năng lượng cũng đang đe dọa xảy ra cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa
thạch. Hiện tại sản xuất than là 30 triệu tấn /năm, dầu thơ: 20 triệu tấn/năm, khí: 860 tỷ
tấn/năm. Theo ước tính, dự trự hiện nay sẽ khơng đủ đáp ứng nhu cầu phát triển điện năng
sau năm 2020, nếu tiêu thụ điện năng lúc này là 200 GWh như quy hoạch của EVN. Trong
khi đó thủy điện sẽ được khai thác gần như triệt để.


<i><b>7.3.5. Các giải pháp về năng lượng của loài người</b></i>


<i> 1. Chiến lược năng lượng thế giới</i>


<i> </i>Hằng năm cả thế giới tiêu thụ nguồn nhiên liệu tương đương 8 tỷ tấn dầu quy
đổi( Theo báo cáo của LHQ), trong đó có 90% có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch như:
dầu, than đá, khí đốt tự nhiên. Khối lượng lớn nhiên liệu này bị đốt cháy sẽ thải vào môi
trường 37.051.670 tấn CO2.


Chiến lược và chính sách năng lượng thế giới đề ra một số hành động ưu tiên sau:
- Soạn thảo những chiến lược quốc gia về năng lượng cho thời gian 30 năm tới.
- Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, sự lãng phí trong phân phối năng
lượng và ô nhiễm môi trường trong sản xuất năng lượng thương mại.


- Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được và năng lượng khơgn hóa thạch.
- Sử dụng năng lượng có hiệu quả cao hơn nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Trong bối cảnh môi trường thế giới đang bị biến động mạnh bởi sự gia tăng hiệu ứng


nhà kính và biến đổi khí hậu tồn cầu, thì việc giảm bớt sự phát thải khí nhà kính đang là
vấn đề cần được ưu tiên của các tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên.


Một số ý kiến khác cho rằng, sử dụng phương án TQM về cải tiến chất lượng. TQM là
một phương pháp tổng hợp vừa có cơ sở lý thuyết, vừa có ứng dụng hệ thống các công cụ
và kỹ thuật giải quyết vấn đề, và là một phương pháp khó phản bác. Tuy nhiên, phương
pháp TQM chưa đáp ứng đủ yêu cầu nếu nó chỉ được áp dụng một cách riêng lẻ. TQM có
thể đạt được chất tốt nếu biết sử dụng tốt các nguồn lực của mình, nó là bài tốn đố có thể
giúp giải quyết chống ô nhiễm.


<i><b> </b>2. Chiến lược năng lượng ở Việt Nam</i>


<i> </i>Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược và chính sách năng lượng. Tuy nhiên,


dựa vào các văn bản liên quan đến bảo vệ mơi trường quốc gia thì có thể phát thảo một
khung chiến lược năng lượng Việt Nam, gồm các điểm sau: Chiến lược về nguồn năng
lượng; Chiến lược tiết kiệm tiêu dùng năng lượng thương mại; Chiến lược ưu tiên phát triển và
sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo quy mô nhỏ.


<b>7.4. Phát triển bền vững</b>


<i><b>7.4.1. Yêu cầu của phát triển bền vững</b></i>


Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con
người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.




<i><b>7.4.2. Các mơ hình phát triển bền vững</b></i>



<i>a.</i> <i>Theo Jacobs và Sadler(1990 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<i>Hình 7.3: Tương tác giữa 3 hệ thống Tự nhiên- kinh tế- xã hội và phát triển bền </i>
<i>vững. (theo Jacobs và Sadler 1990) </i>


<i>b. Quan hệ giữa kinh tế, xã hội và Mơi trường thời gian và khơng gian có thể minh </i>
<i>họa trong sơ đồ hình 7.4</i>


<i>Hình 7.4: Sơ đồ quan hệ thời gian và không gian của các hệ kinh tế- xã hội - mơi trường</i>


c.<i>Mơ hình của hoạt động về Môi trường và Phát triển bền vững thế giới, người ta tập</i>


<i>trung trình bày quan niệm về Phát triển bền vững trong các lĩnh vực sau (Hình 7.5)</i>


<i>Hình 7.5:</i>

<i>Mơ hình phát triển bền vững của WCEP 1987</i>

.



3. <i>Mơ hình Phát triển bền vững của Villen 1990</i> : gồm các nội dung cụ thể để duy trì sự


cân bằng của mối quan hệ kinh tế - sinh thái - xã hội đang duy trì phát triển kinh tế xã
hội ở các quốc gia. (Hình 7.6)


<i>Hình 7.6: Mơ hình phát triển bền vững Villen 1990</i>.


4. <i>Mơ hình của Ngân hàng Thế giới hiểu Phát triển bền vững</i> là sự phát triển kinh tế xã


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<i>Hình 7.7: Mơ hình phát triển bền vững của nhiều tác giả</i>


<i><b>7.4.3. Định lượng hóa sự phát triển bền vững. </b></i>


<i>1.Các chỉ thị Môi trường của sự phát triển bền vững.</i>



 Nhóm các yếu tố liên quan tới sự khá nhau giữa phân tích trạng thái và xác
định mục tiêu.


 Nhóm các yếu tố liên quan đến sự khác nhau giữa phân tích trạng thái phân bố
của các nhóm mục tiêu khác nhau với vấn đề xác định mục tiêu.


Cơng thức tính bền vững mơi trường quốc tế, quốc gia.


SD: Giá trị của tính bền vững mơi trường
P: Số lượng dân cư


HP: Hàng hóa và dịch vụ
NT: Năng lượng và tài nguyên
EI: Tác động môi trường.


<i>2. Các chỉ thị kinh tế xã hội của sự phát triển bền vững.</i>


 Các chỉ thị xã hội
HDI = L + H + T


L: Tuổi thọ trung bình của người dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

 Các chỉ thị kinh tế.


Quan điểm truyền thống dùng GNP nhưng hiện nay sử dụng chỉ số SNP (tổng sản
phẩm quốc dân bền vững) hoặc chỉ số SNI (tổng thu nhập quốc dân bền vững).


<i>3.Các chỉ thị tích hợp về phân tích bền vững toàn cầu.</i>



Trong sự phát triển của xã hội lồi người có 4 khía cạnh nền tảng cần được mô tả:
kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trường. Để đo tính bền vững của từng khía cạnh đó cần có
các chỉ thị bền vững riêng.


<i><b>7.4.4. Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững</b></i>


Hội nghị Thượng đỉnh về MT và PTBV tại Rio-de Janeiro (Braxin) tháng 6 năm
1992 đã đưa ý kiến thống nhất của 172 quốc gia về sự cần thiết phải xây dựng một xã
hội PTBV trên Trái Đất.


Có 9 nguyên tắc được đưa ra chỉ sự PTBV như sau:


<i>1. Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng.</i>


- Nền đạo đức dựa vào sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau và Trái đất là nền tảng
cho sự sống bền vững. Sự phát triển khơng được làm tổn hại đến lợi ích của các nhóm
khác hay các thế hệ mai sau, đồng thời không đe dọa đến sự tồn tại của những loại
khác.


- Bốn đối tượng cần thiết để thực hiện nguyên tắc này:


+ Đạo đức và lối sống bền vững cần phải được tạo ra bằng cách đối thoại
giữa những người lãnh đạo tôn giáo, những nhà tư tưởng, những nhà lãnh đạo xã hội,
các nhóm cơng dân và tất cả những người quan tâm.


+ Các quốc gia cần soạn thảo bản tuyên ngôn chung và bản giao kèo về sự
bền vững để tham gia vào nền đạo đức thế giới và phải biết kết hợp những nguyên tắc
của sự bền vững vào Hiến pháp và Luật pháp của nước mình.


+ Con người nên thể hiện đạo đức này vào tất cả những hành vi cá nhân và


tư cách nghề nghiệp ở tất cả các hoạt động của cuộc đời.


+ Một cơ quan quốc tế mới cần được thành lập để theo dõi sự thực hiện nền
đạo đức thế giới và hướng sự quan tâm của quần chúng vào những điểm quan trọng của
nó.


<i>2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

biến. Phát triển chỉ đúng vào nghĩa của nó khi nó làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn


trong tồn bộ những khía cạnh này.



<i>3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng trên Trái Đất.</i>


Phát triển phải dựa vào bảo vệ: nó phải bảo vệ cấu trúc, chức năng và tính đa dạng
của những hệ tự nhiên thế giới mà loài người chúng ta phải phụ thuộc vào chúng. Để đạt
được điều đó cần phải:


- Bảo vệ các hệ duy trì sự sống
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học


- Bảo đảm cho việc sử dụng bền vững các tài nguyên tái tạo.


<i> 4. Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo.</i>


Sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo như khống sản, dầu khí và than
phải được giảm đến mức thấp nhất . “<i>Tuổi thọ</i>” của những tài nguyên khơng tái tạo có
thể được tăng lên bằng cách tái chế.


<i>5. Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất.</i>



Sức chịu đựng của các hệ sinh thái của trái đất là rất có hạn, mỗi khi bị tác động vào,
các hệ sinh thái và sinh quyển khó có thể tránh khỏi những suy thối nguy hiểm. Để đảm bảo
cho việc sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo một cách bền vững, cần có 3 hoạt động:


Sự tăng dân số và tiêu thụ tài nguyên cần phải được đặt trong một giải pháp tổng
hợp và hiện thực trong quy hoạch và chính sách phát triển quốc gia.


- Cần tạo ra những sản phẩm mới để bảo vệ tài nguyên và tránh những lãng phí,
thử nghiệm chúng và áp dụng chúng.


- Hoạt động nhằm ổn định dân số phải dựa trên sự hiểu biết các nhân tố tương
tác với nhau để xác định KÍCH THƯỚC của gia đình.


- Muốn đứng vững trong khả năng chịu tải của Trái đất và điều kiện để cải thiện
chất lượng cuộc sống của con người, cần có những hoạt động nhằm quản lý và bảo vệ
các hệ sinh thái bền vững.


<i>6. Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân.</i>


Để thay đổi thái độ và hành vi của con người cần phải có một chiến dịch thơng tin do
phong trào phi Chính phủ đảm nhiệm được các Chính phủ khác khuyến khích.


Nền giáo dục chính thống về môi trường cho trẻ em và người lớn cần phải được phổ
cập và kết hợp với giáo dục ở tất cả các cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<i>7. Giúp cho các cộng đồng có khả năng tự giữ gìn mơi trường của mình.</i>


Mơi trường là ngơi nhà chung, không phải của riêng một cá nhân nào, cộng đồng
nào. Vì vậy, việc cứu lấy Trái đất và xây dựng một cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm
tin và sự đóng góp của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, những cộng đồng cần phải có được thẩm


quyền, khả năng và kiến thức để hoạt động. Có 3 loại hoạt động:


- Các cộng đồng cần có sự kiểm sốt hữu hiệu cơng việc của chính họ.


- Các cộng đồng phải được cung cấp nhu cầu thiết yếu của mình trong khi họ tiến
hành bảo vệ môi trường.


- Giao quyền lực để giúp các chính quyền địa phương và các cộng đồng thực
hiện được vai trị của mình trong việc gìn giữ mơi trường.


<i>8. Đưa ra một khn mẫu quốc gia cho sự phát triển tổng hợp và bảo vệ </i>


Để đạt tới một nền đạo đức cho lối sống bền vững, mỗi người cần kiểm tra lại phẩm
chất của mình và thay đổi thái độ.


Một xã hội muốn bền vững phải biết kết hợp hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi
trường, phải xây dựng được một sự đồng tâm nhất trí và đạo đức cuộc sống bền vững trong
các cộng đồng.


Một quốc gia muốn đạt tới tính bền vững cần phải bao gồm tồn bộ quyền lợi, phát
hiện và ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng nảy sinh. Chương trình này phải thích ứng,
liên tục đính chính phương hướng hoạt động của mình để phù hợp với thực tế và những
nhu cầu mới.


Hội đồng quốc gia cần phải có 4 thành phần:


- Phải có những tổ chức có quan điểm tổng hợp, nhìn xa trông rộng, quan hệ giữa
các khu vực khi quyết định.


- Tất cả các nước cần phải có một hệ thống tồn diện về luật mơi trường nhằm


bảo vệ quyền sống của con người, quyền lợi của các thế hệ mai sau, sức sản xuất và sự
đa dạng của Trái đất.


- Những chính sách kinh tế và cải tiến cơng nghệ để nâng cao phúc lợi từ một
nguồn tài nguyên và duy trì sự giàu có của thiên nhiên.


- Vấn đề kiến thức, dựa trên kết quả nghiên cứu và giám sát.


<i>9. Xây dựng khối liên minh tòan cầu.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

- Tăng cường luật pháp quốc tế



- Giúp đỡ các nước có thu nhập thấp hơn xác định được những ưu tiên về mơi trường.


- Xoay vịng các dịng tài chính B-N.



- Tăng cường những cam kết và quyền lực quốc tế để đạt được sự bền vững.


- <b>Hộp 7.5.</b>


- <i><b>Những sự kiện và con số về dân số và sự tiêu thụ tài</b></i>


<i><b>nguyên.</b></i>


- Mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người là thước đo hữu hiệu về tác


động đối với môi trường.


- - 42 nước với mức tiêu thụ năng lượng bình quân /người cao và


cao trung bình, chỉ 1/4 dân số thế giới nhưng tiêu thụ 4/5 năng lượng thế giới.



- - 128 nước với mức tiêu thụ năng lượng bình quân/người chiếm 3/4
dân số thế giới chỉ tiêu thụ 1/5 tổng năng lượng.


- - Mỗi người dân Bắc Mỹ thải ra lượng CO2 gấp đôi mỗi người dân


Nam Mỹ và gấp 10 lần một người dân ở Nam Á hoặc Đông Á (trừ Nhật Bản)


- - Hầu hết các nước có thu nhập cao lại có dân số ổn định, nhưng mức


tiêu thụ tài nguyên vẫn tiếp tục gia tăng.
-


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<b>Tài liệu tham khảo</b>



1. Lê Huy Bá, 1997. Môi trường tập I. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.


2. Bộ TN&MT – Cục BVMT, 2002. Tài liệu tập huấn “ Nâng cao nhận thức môi trường”.
Hà Nội.


3. Lê Thạc Cán, 1995. Cơ sở khoa học môi trường. Viện Đại học Mở Hà Nội.
4. Phạm Ngọc Đăng, 2004. Môi trường khơng khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Lưu Đức Hải, 2001. Cơ sở khoa học môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.


6. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2000. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền
vững. NXB ĐHQG Hà Nội.


7. Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiễm. NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Văn Khoa và nnk, 2002. Khoa học môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội.



9. Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng, 2000. Chiến lược và chính
sách mơi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.


10. Luật Bảo vệ mơi trường, 2006. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Mai Trọng Nhuận, 2002. Địa hóa mơi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×