Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN Biện pháp rèn luyện thói quen biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN</b>
<b>-</b>Họ và tên:


<b>-</b>Ngày, tháng, năm sinh: 02/09/1989


<b>-</b>Cơ quan, đơn vị công tác:


<b>-</b>Chức vụ/ chức danh: Giáo viên


- Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm


<b>1. Tên sáng kiến:</b> <i>“Biện pháp rèn luyện thói quen biết quan tâm chia sẻ với mọi</i>
<i>người xung quanh cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A trường Mầm non 2/9”</i>


<b>2. Lĩnh vực áp dụng: </b>


<b>2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: </b>Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội.


<b>2.2. Mục tiêu</b>:


Trong những năm gần đây, từ gia đình đến cơ sở giáo dục, chúng ta nghe nói
nhiều đến kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống. Nhất là trẻ giai đoạn lứa tuổi mầm
non. Trẻ từ 3-5 tuổi, giai đoạn này chính là thời điểm “ Cửa sổ vàng”. Trẻ dễ tiếp thu,
xây dựng ý thức, thói quen hình thành nhân cách sau này. Trong nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ hiện nay, việc hình thành, rèn luyện thói quen quan tâm, chia sẻ cho
trẻ lại càng được chú trọng. Chính vì vậy, giáo viên cần phải tạo mọi điều kiện cũng
như cơ hội để trẻ được rèn luyện thói quen biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.



Rèn luyện thói quen biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh giúp trẻ
nhận biết về bản thân và các mối quan hệ xã hội xung quanh trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ
được tích cực tham gia hoạt động trải ngiệm, khám phá, học hỏi, sáng tạo. Phát triển
năng lực cá nhân của trẻ.


Trẻ hiểu về cảm xúc của mình, từ đó trẻ học cách giao tiếp, ứng xử với mọi
người xung quanh, có trách nhiệm với việc làm của mình và có kỹ năng xử lý tình
huống phù hợp. Từ đó, phát triển tồn diện nhân cách trẻ.


Bên cạnh đó, việc rèn luyện cho trẻ thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người
xung quanh. Giúp cho giáo viên lựa chọn được những nội dung phù hợp, sáng tạo
trong phương pháp tổ chức, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân


<b>2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Phạm vi nghiên cứu: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ Mẫu giáo
5-6 tuổi A trường Mầm non 2/9. Từ tháng 9/2019 – tháng 4/2019


<b>3 . Cơ sở pháp lý:</b>


Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng Giáo
dục mầm non, xác định nhiệm vụ Giáo dục mầm non là thực hiện việc ni dạy, chăm
sóc giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào học ở lớp 1.


Trong Chương trình giáo dục mầm non (ban hành theo Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) nêu rõ: Hình thành và phát triển ở trẻ em những
chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống


cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.


Trong văn bản chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2011-2020
(Thủ tướng chính phủ,2016) đã nêu: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong
những nội dung được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt trong chương trình giáo
dục ở tất cả các cấp học và các bậc học.


Về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, trong Chương trình giáo
dục mầm non ban hành theo Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 đã yêu
cầu thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và
kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống; cung cấp kỹ
năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ biết kính trọng, yêu mến, lễ phép, quan tâm,
chia sẻ với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; yêu quý nh chị, bạn bè...ham hiểu biết, thích
đi học.


Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019-2020 của trường mầm non 2/9 năm đã đề ra
một số giải pháp đổi mới chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Giáo dục
mầm non, trong đó chú trọng tổ chức các hoạt động giáo dục hình thành và phát triển
kĩ năng sống cho trẻ ở các độ tuổi.


Từ những nội dung chỉ đạo của các cấp các ngành, tôi nhận thấy được tầm quan
trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo nói chung và cho trẻ lớp tơi
đang phụ trách nói riêng.


Khi tham gia các hoạt động cùng với trẻ, tôi nhận thấy trẻ lứa tuổi mầm non,
giáo dục kỹ năng sống nói chung và việc giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ, giao lưu
cảm xúc trực tiếp nói riêng cần phải được chú trọng. Đặc biệt, đối với trẻ độ tuổi 5-6
tuổi, trẻ cần hiểu được sự quan tâm, chia sẻ, hợp tác là cần thiết. Trẻ biết phối hợp với
bạn trong các hoạt động: Biết thảo luận, thống nhất và cùng thực hiện hoạt động. Trẻ


biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn. Biết nhận xét và tỏ thái độ với những hành động
hợp tác, chia sẻ đúng-sai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trẻ biết hợp tác, đoàn kết và quan tâm, chia sẻ với bạn bè trong mọi hoạt động. Hình
thành cho trẻ lối sống văn minh, cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc khi biết yêu
thương chia sẻ.


Trường mầm non, giáo viên và trẻ đều biểu hiện 1 trạng thái cảm xúc nhất định
thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, nụ cười, ánh mắt. Những biểu hiện yêu thương, quan
tâm, đồng tình, chia sẻ của cô giáo gợi lên ở trẻ những cảm xúc tích cực. Trẻ tham gia
vào các hoạt động cơ giáo tổ chức với tinh thần vui vẻ, hứng thú và đó cũng là cơ sở để
hình thành, phát triển đời sống tính cảm tích cực của trẻ sau này. Ngược lại, thái độc
lạnh lùng, thờ ơ, thiếu quan tâm của cô giáo khiến trẻ rơi vào trạng thái tâm lý nặng nề,
căng thẳng, trẻ không muốn và không dám tham gia vào các hoạt động.


Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết,
quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân ? Để trả lời câu hỏi này, là giáo viên tôi đã
vận dụng các biện pháp, giải pháp, tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo cơ hội để trẻ
được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Và
đó là lí do tơi chọn đề tài <i>“Một số biện pháp rèn luyện thói quen biết quan tâm chia</i>
<i>sẻ với mọi người xung quanh cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A trường Mầm non 2/9”</i>


<b>4. Thực trạng: </b>


Trẻ ở độ tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Trẻ cần học được cách làm chủ
ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người
khác. Trẻ học cách cư xử, hợp tác làm việc, quan tâm, hòa thuận với các bạn trong
nhóm... Tuy nhiên điều này thực sự khơng dễ dang với một số trẻ. Chuẩn bị cho trẻ
thay đổi những hành vi này là một nhiệm vụ khó khăn nhưng rất quan trọng để trẻ
thấy tự tin và vui vẻ trong giao tiếp xã hội. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như


làm thế nào đề hòa hợp với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng.


Qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm nội dung giáo dục rèn luyện thói quen biết
quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi gặp nhiều thuận lợi và khơng ít khó
khăn như sau:


<b>* Thuận lợi:</b>


- Phòng học kiên cố, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc,
giáo dục, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ.


- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát sao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện
quy chế chuyên môn.


- Hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm, phối hợp với giáo viên lớp và hỗ trợ các
trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>* Khó khăn và nguyên nhân: </b>


- Giáo viên chưa có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc tìm tịi, lập kế hoạch, tận
dụng, tạo cơ hội cho trẻ tương tác với người lớn và cộng đồng


- Một số trẻ rụt rè nhút nhát ít giao tiếp với bạn, khơng thích tham gia các hoạt
động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ.


- Đa số trẻ được bao bọc, nng chiều khiến trẻ ích kỷ, khơng quan tâm đến người
khác và các kỹ năng trong cuộc sống còn rất hạn chế.


- Phụ huynh quá chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến
phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Đa phần phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy


trẻ quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.


<b>5. Mô tả sáng kiến:</b>


<b>5.1: Về nội dung của sáng kiến</b>:


Nhận thức của trẻ mầm non là quá trình phản ánh của thế giới khách quan vào
trong não của trẻ, giúp trẻ cảm nhận, đánh giá được hiện thực khách quan đó. Dựa
trên cơ sở thực tiễn trẻ có thể cảm nhận, thực hiện và hiểu được các kĩ năng sống. Trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi khả năng ghi nhớ, phân biệt khá tốt, nhận biết , phân biệt được hành
vi đúng, sai. Nhưng trẻ chỉ biết tới thời điểm hiện tại, do đó khơng hiểu được khái
niệm "hậu quả tương lai" hay hậu quả lâu dài. Thời điểm này trẻ chưa học được cách
tự kiểm sốt bản thân, do đó việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống là rất quan
trọng. Đặc biệt là kĩ năng đồng cảm, quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.


Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, giáo viên cần phải rèn cho trẻ khả năng
giao tiếp, cả nghe hiểu lẫn biểu lộ tình cảm, yêu thương quan tâm giúp đỡ bạn bè,
người thân. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số biện pháp như sau:


<b>Biện pháp 1: Khảo sát khả năng của trẻ</b>


Trong năm học 2019-2020 lớp tơi có 46 trẻ, trong đó có 15 trẻ chưa qua lớp 3-4,
4-5 tuổi. Khả năng, nhận thức của trẻ chưa đồng đều, có những trẻ rất mạnh dạn, hay
quan tâm, trị chuyện cùng cơ và các bạn, nhưng cũng có nhiều trẻ lần đầu đi học cịn
nhút nhát, chưa mạnh dạn giao tiếp với cơ và các bạn. Vì vậy nên tơi phải tìm ra các
biện pháp phù hợp để tất cả các trẻ có thể mạnh dạn giao tiếp. Đặc biệt là rèn luyện
thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Đầu năm học, tôi đã đã tổ
chức 1 số hoạt động để khảo sát khả năng của trẻ và có kết quả khảo sát như sau:


* Khảo sát đầu năm



<b>Tiêu chí</b>


<b>Trẻ nhận</b>
<b>ra/Kiểm sốt</b>


<b>cảm xúc</b>


<b>Quan tâm/ Chia</b>


<b>sẻ</b> <b>Đồng cảm</b> <b>Xử lý tình huống</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>đạt</b> <b>đạt</b> <b>đạt</b>


<b>Tổng số 46</b> 28 18 22 24 20 26 21 25


<b>Tỷ lệ %</b> 60,


7 39,3 47,8 52,2


43,


5 56,5 45,7 54,3


* Dự kiến kết quả cuối năm:


<b>Tiêu chí</b>


<b>Trẻ nhận</b>
<b>ra/Kiểm sốt</b>



<b>cảm xúc</b>


<b>Quan tâm/ Chia</b>


<b>sẻ</b> <b>Đồng cảm</b> <b>Xử lý tình huống</b>


<b>Mức độ</b> <b>Đạt</b> <b>Chưa đạt</b> <b>Đạt</b> <b>Chưa</b>


<b>đạt</b> <b>Đạt</b>


<b>Chưa</b>


<b>đạt</b> <b>Đạt</b> <b>Chưa đạt</b>


<b>Tổng số 46</b> 39 7 42 4 41 5 39 7


<b>Tỷ lệ %</b> 84,


8 15,2 91,3 8,7


89,


1 10,9 84,8 15,2


Nếu khơng có những hình thức tổ chức hợp lý, phù hợp và thực hành thường
xuyên thì việc thay đổi hành vi của trẻ sang những hành vi tích cực là điều rất khó. Do
vậy tơi đã suy nghĩ, nghiên cứu và tìm ra những biện pháp nhằm rèn kĩ năng sống biết
quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh và áp dụng tại lớp tôi phụ trách.



<b>Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giáo dục trẻ</b>


Việc lập kế hoạch giáo dục, rèn luyện thói quen biết quan tâm chia sẻ với mọi
người xung quanh nhằm đảm bảo nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục, để phù
hợp với tâm lý lứa tuổi và phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục.


- Dựa trên kế hoạch chuyên môn của nhà trường xây dựng; căn cứ vào mục tiêu,
nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo theo độ tuổi; dựa vào kinh nghiệm thực tế của trẻ, dựa
vào thời gian thực hiện các chủ đề phù hợp với hoạt động trong chương trình năm học
để xây dựng kế hoạch rèn kĩ năng sống quan tâm chia sẻ cho trẻ phù hợp với điều
kiện cơ sở vật chất của trường, lớp, phong tục tập quán của địa phương.


Kế hoạch giáo viên xây dựng cần đảm bảo:


+ Xác định được các kĩ năng sống cần tập cho trẻ


+ Dự kiến được thời gian giáo dục cụ thể cho từng kĩ năng sống.


+ Lựa chọn được những phương pháp và hình thức giáo dục thích hợp cho trẻ.
+ Xác định được các điều kiện thực hiện kĩ năng sống cho trẻ


+ Đặt kế hoạch tập kĩ năng sống vào kế hoạch chăm sóc-giáo dục chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Ví dụ: ở chủ điểm Trường Mầm non: Tôi lồng ghép các hoạt động dạy trẻ kĩ
năng giao tiếp: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, vui vẻ, hịa thuận với các bạn, đồn kết, yêu
thương các bạn trong lớp


Qua chủ điểm bản thân. Tôi tiến hành tổ chức 1 số hoạt động, tạo các tình huống
để trẻ nhận ra và quan tâm, chia sẻ tới cảm xúc của mọi người xung quanh: Hỏi thăm
vì sao hơm nay bạn khóc? Rủ bạn cùng chơi chung...



- Lập kế hoạch giáo dục cụ thể
Kế hoạch cụ thể như sau:


<b>Chủ</b>
<b>đề</b>


<b>Hoạt</b>


<b>động</b> <b>Mục đích</b>


<b>Thời</b>
<b>gian</b>


<b>Chuẩn</b>


<b>bị</b> <b>Hoạt động</b>


Trườn
g mầm
non


- Dạy trẻ
kĩ năng
giao tiếp:
Chào hỏi,
cảm ơn,
xin lỗi, vui
vẻ, hòa
thuận với


các bạn


- Trẻ nhận biết
1 số trạng thái
cảm xúc qua
nét mặt, cử
chỉ, giọng nói
của người
khác.


- Giao tiếp với
cô và các bạn
mạnh dạn, tự
tin, phù hợp
hồn cảnh.
- Khơng tranh
giành đồ dùng,
đồ chơi. Giữ
gìn đồ chơi, vệ
sinh lớp học.


Tháng
9/2019


- Đồ
dùng, đồ
chơi
phục vụ
cho các
hoạt


động
- Bài
thơ, câu
chuyện
về tình
bạn


- Trong giờ đón, trả
trẻ:Thực hành chào các
cô, bố mẹ một cách vui
vẻ. Tập kĩ năng để đổ
dùng đúng nơi qui định.
- Hoạt động chơi: Đóng
vai cơ giáo


- Trị chơi: Làm quen;
Nói tới ai; Sàn nhảy hẹp
- Hoạt động khám phá:
Một ngày ở trường của
bé, Rèn kĩ năng chào
hỏi lễ phép.


- Hoạt động làm quen
văn học: Truyện: Bạn
mới; Chú vịt khàn; Thơ:
Tình bạn


- Hoạt động sinh hoạt
hàng ngày: Thực hiện
đúng các qui định trong


lớp.


Bản
thân


- Dạy trẻ kĩ
năng nhận
thức cảm
xúc: Chăm
sóc, hỏi
han, quan


- Trẻ nhận biết
các trạng thái
cảm xúc vui,
buồn, ngạc
nhiên, sợ hãi,
tức giận, xấu


Tháng
10/201
9
- Đồ
dùng, đồ
chơi
phục vụ
cho các
hoạt


- Hoạt động học: Bé và


những cảm xúc. Vẽ các
khuôn mặt cảm xúc
khác nhau


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tâm, chia
sẻ buồn,
vui;


hổ của người
khác


- Trẻ biết thể
hiện tình cảm
của mình bằng
lời nói, cử chỉ.
- Biết ứng xử
phù hợp với
giới tính bản
thân.


- Biết chia sẻ
đồ dùng, đồ
chơi, kinh
nghiệm sử
dụng các loại
đồ dùng, đồ
chơi.


động
- Bài thơ,


câu


chuyện
về bản
thân
- Nội
dung
cung cấp
cho trẻ


trả trẻ, điểm danh, giờ
ăn, giờ ngủ): Thực hành
giới thiệu về sở thích,
tính cách, giới tính,
hành vi của bản thân.
Luyện tập các hành vi
ứng xử phù hợp.


- Hoạt động chơi: Xây
phòng khám; Cơng
viên; Tự phân vai chơi;
Trị chơi Ai đã thay đổi
- Hoạt động âm nhạc:
Khuôn mặt cười, Mời
bạn ăn, Nắm tay thân
thiết


Gia
đình



- Dạy trẻ kĩ
năng thể
hiện cảm
xúc: Lễ
phép, yêu
thương, an
ủi, hỏi han,
chia sẻ, giúp
đỡ, nhường
nhịn, biết ơn


- Trẻ biết an ủi
và chia vui với
người thân và
bạn bè


- Biết mối liên
hệ trong gia
đình


- u thương,
kính trọng,
cách thể hiện
tình cảm với
người thân
trong gia đình
- Biết nói lời
cảm ơn, xin
lỗi, giúp đỡ,
hoặc đề nghị


sự giúp đỡ của
người khác
khi cần thiết.


Tháng
11/201
9
- Nội
dung
muốn
cung cấp
đến trẻ
- Đồ
dùng
sinh hoạt
hàng
ngày
- Đồ
dùng, đồ
chơi phục
vụ cho
hoạt động
- Bài thơ,
bài hát,
câu
chuyện


- Hoạt động khám phá
xã hội: Trò chuyện về
những thành viên trong


gia đình. Dạy trẻ nói lời
cảm ơn, xin lỗi


- Hoạt động âm nhạc:
Ru em ngủ; Bầu và bí;
Ơng cháu


- Tạo hình: Làm thiệp
tặng người thân


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Giao
thông


- Dạy trẻ kĩ
năng thực
hiện các
qui tắc xã
hội: Kĩ
năng làm
việc theo
nhóm, chờ
đến lượt,
đồn kết, kĩ
năng xử lí
tình huống


- Trẻ biết lắng
nghe, trao đổi,
chia sẻ kinh
nghiệm với


bạn.


- Trẻ biết tuân
thủ một số qui
tắc, qui định
của trường,
lớp, nơi công
cộng


- Trẻ thay đổi
hành vi và thể
hiện cảm xúc
phù hợp với
hoàn cảnh


Tháng
3/2020


- Nội
dung
muốn
cung cấp
đến trẻ
- Đồ
dùng, đồ
chơi
phục vụ
cho hoạt
động
- Bài thơ,


bài hát,
câu
chuyện


- Hoạt động sinh hoạt
hàng ngày: Thực hành
kĩ năng hợp tác; chờ
đến lượt; kĩ năng hòa
giải xung đột; kĩ năng
thực hiện qui tắc giao
thông qua các tình
huống.


- Hoạt động khám phá:
Một số luật lệ giao
thông đường bộ.


- Hoạt động chơi: Đóng
vai chú cảnh sát giao
thông; Xây bến xe; Trị
chơi: Đúng hay sai, tín
hiệu.


<b>Biện pháp 3:</b> <b>Tổ chức hoạt động giáo dục rèn thói quen quan tâm, chia sẻ</b>
<b>với mọi người xung quanh</b>


Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, trong đó có hoạt động rèn
luyện thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Thì việc xây dựng mơi
trường giáo dục cho trẻ rèn luyện thực hành là hết sức quan trọng.



Giáo viên cần xác định cho trẻ một không gian chơi, một góc chơi đảm bảo an
tồn, rộng rãi cho trẻ. Bên cạnh đó, trang trí góc chơi sao cho sinh động và hấp dẫn.
Phù hợp với nội dung chơi, thường xun có sự thay đổi để ln tạo sự hấp dẫn cho
trẻ ở các góc chơi.


Ngay từ đầu năm, khi trang trí mơi trường bên trong lớp, tơi đặc biệt chú trọng
đến các góc đóng vai theo chủ đề: góc Gia đình; Bác sĩ.. Để ở đó trẻ có thể tự do đóng
vai, tự do hoạt động theo ý thích, tự do trị chuyện, trao đổi với bạn bè về cuộc sống
sinh hoạt xung quanh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ngồi ra, tơi cịn tổ chức cho
trẻ cùng nhau tạo ra các sản phẩm để trang trí cho các góc theo chủ đề. Nhằm tăng
khả năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau ở trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Giáo viên có thể sử dụng các hình thức sinh hoạt trong ngày để giáo dục trẻ quan
tâm chia sẻ với mọi người xung quanh cho trẻ như giờ đón, trả trẻ; khi dạo chơi ngồi
trời, trong lúc học, lúc chơi, lúc lao động


Ngay từ đầu năm học cần rèn trẻ đi vào nề nếp trong việc thực hiện các qui định
trong lớp cũng như việc giao tiếp giữa trẻ với nhau trong các hoạt động. Trong giờ
đón trẻ, ngồi trị chuyện về chủ đề cơ có thể đưa ra những câu hỏi về bản thân trẻ để
khơi gợi ở trẻ những cảm xúc tích cực và mong muốn được sẻ chia đặc biệt là những
trẻ cá biệt hoặc nhút nhát.


Ví dụ: Trong chủ đề trường mầm non, tơi đưa ra các câu hỏi về các bạn trong
lớp: Con q nhất bạn nào trong lớp ? Vì sao ? Bạn là con trai hay con gái? Hôm nay
lớp mình có bạn nào đến lớp với tâm trạng khơng vui khơng ? Vì sao bạn buồn ? Con
an ủi bạn như thế nào để bạn vui hơn ? Kết hợp giáo dục trẻ, Khi đến trường thì phải
ngoan vâng lời cô giáo, không tranh dành đồ chơi của bạn, khơng xơ đẩy bạn, đồn
kết trong khi chơi và biết thực hiện một số nội quy của trường, lớp như: Cất đồ chơi
đúng nơi quy định, không làm hỏng đồ chơi, chơi gọn gàng, ngăn nắp.



Với chủ đề “Gia đình”, tơi đàm thoại cùng trẻ những câu hỏi như: Trong nhà con
có những ai ? Ai hay đưa đón con đi học ? Bố mẹ đã vất vả để cho các con có quần áo
đẹp để mặc, cho các con ăn những đồ ăn ngon vì vậy các con cần làm gì để biết ơn và
giúp đỡ những người thân trong gia đình?


Từ đó, trẻ hiểu được phải biết vâng lời ông bà, bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người
trong gia đình những cơng việc vừa sức như: Tự phục vụ bản thân, dỗ em khi em
khóc, ăn xong thì lấy tăm mời mọi người. Biết quan tâm, hỏi thăm người thân khi ốm
đau.


Ngoài ra việc rèn kĩ năng sống quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh có
thể tiến hành trong các hoạt động học. Hoạt động học ở trường mầm non không nên
nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho trẻ mà cần chú ý đến việc hình thành những tình
cảm, cảm xúc tích cực. Trẻ cần được thực hành và trải nghiệm với nhiều hình thức,
nhiều phương tiện và nhiều hoạt động linh hoạt, sáng tạo khác nhau.


Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình: Tơi hướng dẫn cho trẻ vẽ, xé, dán, nặn, cắt,
dán, làm đồ chơi…bằng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên để tập các kĩ năng sáng
tạo, ý thức về bản thân, yêu thương, thể hiện tình cảm với người thân thiết: Làm thiệp,
làm quà tặng, nặn bánh tặng bạn...


Trong hoạt động Kỹ năng sống. Tôi tổ chức hoạt động ‘Thư gửi bạn ốm”


<b>Mục đích</b>:


Trẻ biết cách quan tâm, chia sẻ đến bạn bè


Trẻ biết rằng những câu nói ra có thể được viết ra giấy và đọc được


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Tiến hành</b>:



Trò chuyện để trẻ biết khi bạn nghỉ học có thể do bạn bị ốm: “Khi bạn ốm, các
bạn ở lớp nên làm gì?” (Gọi điện, đến thăm hoặc viết thư hỏi thăm và chúc bạn chóng
khỏi...).


Giáo viên cho trẻ xem một lá thư thăm hỏi hoặc mẫu thiếp chúc và đọc cho trẻ
nghe.


Thảo luận về nội dung bức thư sẽ viết cho bạn bị ốm. Ví dụ: “Chúng ta sẽ viết gì
vào thư này cho bạn?” (Mình rất buồn khi nghe tin bạn bị sốt. Mình rất nhớ bạn. Chúc
bạn mau khỏe. Gửi bạn những bông hoa đẹp do mình vẽ).


- Trẻ đọc và cơ giáo viết vào tấm thiệp có hình ảnh đẹp (Do trẻ tự làm trong giờ
tạo hình). Cơ đọc lại cho trẻ nghe.


- Giáo viên chuẩn bị phong bì, ghi địa chỉ, dán tem rồi nhờ một bạn và phụ
huynh bỏ vào hộp thư.


- Khuyến khích trẻ ốm khi khỏi bệnh đến lớp sẽ lấy thư ra đọc và cảm ơn các
bạn.


Trong hoạt động khám phá xã hội: Bé và những cảm xúc trong chủ để bản thân,
đầu tiên tôi cung cấp cho trẻ các biểu hiện cảm xúc của con người khi vui, buồn, ngạc
nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ. Tiếp theo dạy trẻ các bước thực hiện kĩ năng chia sẻ
cảm xúc vui, buồn với người khác, cách kiềm chế sự tức giận. Sau đó cho trẻ đóng
tình huống để thực hành các kĩ năng đó. Qua đó trẻ hình thành được các cảm xúc và
hành vi tích cực cũng như hiểu được các điều kiện cần khi thực hiện kĩ năng chia sẻ
cảm xúc với người khác.


Đối với chơi, hoạt động ở các góc: Chơi đóng vai ở các góc là một trị chơi mơ


phỏng lại chủ đề của cuộc sống. Trẻ sử dụng những kiến thức, thái độ, hành động phù
hợp với mối quan hệ với con người, đồ vật, đồ chơi trong tình huống đó. Khi tổ chức
cho trẻ chơi đóng vai ở các góc, trước tiên tơi xác định kĩ năng muốn giáo dục trẻ, lựa
chọn vai chơi, tình huống chơi phù hợp với kĩ năng đó, sau đó gợi mở tình huống
chơi. Tơi hướng dẫn trẻ cách phân chia vai, hóa thân vào các vai khi chơi, cùng nhau
tạo ra tình huống phù hợp và cùng giúp nhau xử lý tính huống đó: “Chúng mình sẽ
chơi gì với những đồ chơi này ?”. “Con thích làm người bán hàng hay người mua
hàng ? Người bán hàng và người mua hàng nói chuyện với nhau như thế nào?”.


Ví dụ: Ở nhóm chơi "Bác sĩ nhí" có bác sĩ khám bệnh kê đơn cho bệnh nhân, y
tá phát thuốc, tiêm cho bệnh nhân. Nếu chỉ dừng ở những thao tác như vậy thì trị chơi
thật đơn điệu. Nên tơi cùng trẻ tạo ra tình huống có trẻ bị sốt, hay em bé bị đau
bụng...để trẻ có cơ hội tự mình giải quyết tình huống, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ
với bệnh nhân. Qua đó sẽ giúp trẻ yêu thương, quan tâm đến nhau hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

những lời chúc mừng và tặng quà cho mẹ... Khi trẻ tham gia chơi, giáo viên kịp thời
động viên, khuyến khích trẻ có những hành vi xã hội tích cực.


Ngồi ra, các hoạt động chơi ngồi trời cũng giáo dục cho trẻ tinh thần tập thể,
yêu lao động, hay giáo dục trẻ nhường nhịn, giúp đỡ các em nhỏ khi chơi cùng dưới
sân và sự quan trọng của việc tuân thủ các qui định.


* Ví dụ ở chủ đề Phương tiện giao thông: Cho trẻ quan sát và tập các kĩ năng
sang đường, tuân thủ các qui tắc nơi công cộng khi tham gia giao thông (Đi ở bên
phải, đi bộ trên vỉa hè, nhường đường cho cụ già…). Từ đó trẻ hiểu nếu khơng tn
thủ các qui định có thể gây nguy hiểm cho bản thân cũng như ảnh hưởng đến người
khác.


Khi trẻ chơi các nét tính cách của trẻ thể hiện rõ ràng nhất. Chính vì thế, giáo
viên càng cần phải tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên và tận dụng cho trẻ thực hành


các kĩ năng chia sẻ, yêu thương, hòa nhập với tập thể…, nếu chỉ học mà không được
thực hành thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, hàng ngày, trong các hoạt động giáo
dục thích hợp thì những kĩ năng sống cũng nhanh chóng mất đi.


Khi chơi trẻ cịn được tiếp xúc với những đồ dùng hàng ngày hay những đồ phế
thải được tận dụng như báo, tranh ảnh, lịch cũ, vỏ chai nhựa, bìa cát tơng… những
ngun vật liệu thiên nhiên như các loại hột, hạt, sỏi, vỏ trứng, quả khơ…, từ đó hình
thành ở trẻ kĩ năng quan tâm đến môi trường.


Như vậy hoạt động chơi là phương tiện rèn các kĩ năng cho trẻ một cách hiệu
quả nhất vì trẻ được thực hành thường xuyên và trẻ rất hứng thú tham gia vào các trị
chơi đó.


Ngồi ra một hình thức nữa được sử dụng để rèn kĩ năng cho trẻ đó là thơng qua
hoạt động lao động. Khi hướng dẫn cho trẻ lao động tự phục vụ (vệ sinh cá nhân, ăn
uống, cất bát, cất ghế…), chăm sóc cây trồng (nhổ cỏ, tưới cây, xới đất, gieo hạt...),
trực nhật…để tập các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng hịa giải xung đột, hợp tác, kĩ năng
hồn thành cơng việc đến cùng.


Chẳng hạn khi cho trẻ chăm sóc góc thiên nhiên: Tơi trị chuyện, hỏi han về
những sự vật xảy ra xung quanh trẻ và sử dụng “phương pháp làm cùng” cùng trẻ nhổ
cỏ, tưới cây, cho trẻ nhận xét về những gì mình đã làm được và lợi ích của việc đó,
khuyến khích động viên khen ngợi trẻ để tập cho trẻ các kĩ năng sống đồng cảm, thể
hiện tình cảm, hợp tác, trách nhiệm.


Tóm lại sau khi đã tập được các kĩ năng cho trẻ thì cần tiếp tục duy trì rèn luyện
kĩ năng này thơng qua các thời điểm đã chọn trong chế độ sinh hoạt.


<b>Biện pháp 4:</b> <b>Phối hợp với phụ huynh</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh cho trẻ là rất cần thiết, rất khả thi và mang lại
hiệu quả cao.


Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường
ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tơi ln tiếp xúc phụ huynh với
một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ
sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính
cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các
con.


Giáo viên tuyên truyền, triển khai trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, dán kế
hoạch hoạt động ở góc tuyên truyền để phụ huynh được biết những hoạt động, các đề
tài mà giáo viên cho trẻ hoạt động ở trường.


Trẻ khó mà có kĩ năng lễ phép, nhường nhịn, quan tâm, chia sẻ với mọi người
xung quanh khi trẻ chỉ được thực hành ở lớp mà không được thực hành trong gia đình
và cộng đồng. Chính vì vậy, giáo viên phải thường xuyên trao đổi thông tin với phụ
huynh, để khi về nhà phụ huynh cùng kết hợp cung cấp thêm những hiểu biết có liên
quan đến đề tài hoạt động ở trường và để thống nhất trong cách giáo dục trẻ


Mời ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp dự một số hoạt động rèn kĩ năng sống
của trẻ, để cha mẹ trẻ hiểu rõ hơn về chương trình giáo dục mầm non, nhận thức được
ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.Từ đó các bậc cha
mẹ học sinh ủng hộ mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng học tập của trẻ.


Tuyên truyền cha mẹ học sinh ủng hộ đồ dùng đồ chơi đã cũ và các nguyên vật
liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ và phục vụ cho hoạt động rèn kĩ
năng sống. Cùng trẻ trang trí, làm quà tặng người thân...


<b>5.2: Về khả năng áp dụng của sáng kiến</b>:



Biện pháp được áp dụng thực hiện trong lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng
xã hội và ở mọi lúc mọi nơi, mọi độ tuổi trong trường mầm non, tuỳ khả năng nhận
thức và độ tuổi của trẻ để cô đưa ra mục tiêu và kĩ năng phù hợp với trẻ và có thể áp
dụng trong nhiều hoạt động.


Trẻ đều rất vui vẻ, tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, khơng cịn hiện tượng
tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa.


Trẻ biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với bạn bè, cô giáo và người thân.


Giáo viên nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của biện pháp rèn luyện
thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh đó là cần tạo mọi điều kiện
cho trẻ được vui chơi, tự do, tự nguyện, tự tin thể hiện ý tưởng của mình trong mọi
hoạt động.


Giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Mạnh dạn, sáng tạo đưa nhiều hoạt động
rèn kỹ năng sống cho trẻ vào chương trình giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Phụ huynh ý thức hơn về việc rèn kỹ năng sống cho trẻ, quan tâm tới con em mình
nhiều hơn. Thường xuyên trao đổi với giáo viên và tham gia cùng trẻ trong các hoạt động
có lồng ghép rèn kỹ năng sống ở lớp cũng như ở trường.


Biện pháp này có thể áp dụng ở tất cả các lớp mẫu giáo ở độ tuổi 5-6 tuổi ở các
trường mầm non trong thị xã Ninh Hịa có cùng điều kiện như trường mầm non 2/9.
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung giáo dục và đặc điểm hành vi của trẻ để giáo viên đưa ra
mục đích yêu cầu phù hợp với trẻ.


<b>6. Kết luận</b>:



Để tổ chức được tốt việc rèn kĩ năng sống biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
xung quanh cho trẻ giáo viên cần khơng ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn
luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập.


Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và
nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung.


Tạo mơi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và
học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm
u thương cịn cơ giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ
chia cùng trẻ.


<b>THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ</b>


<i>(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)</i>


<b>TÁC GIẢ</b>


<i>(Ký tên và ghi rõ họ tên)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

* Phụ lục 2:


Cơ và cháu cùng trang trí đồ dùng, đồ chơi chuẩn bị cho Chủ để mới
* Phụ lục 3:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Cháu biết quan tâm, chia sẻ với bạn trong ngày sinh nhật. Biết nói xin lỗi, cảm ơn
đúng lúc


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Cháu chới đóng vai: Bác sỉ hỏi thăm sức khỏe và khám bệnh cho bệnh nhân
* Phụ lục 7



Cháu biết quan tâm đến môi trường xung quanh: Cùng cô dọn vệ sinh, nhổ cỏ cho
vườn rau


* Phụ lục 8:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Góc tuyên truyền của lớp
UBND THỊ XÃ NINH HỊA


<b>PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>Kính gửi: Hội đồng Xét duyệt sáng kiến thị xã</b>

<b>ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN </b>



Đề tài :


<b>“ Biện pháp rèn luyện thói quen biết quan tâm, chia sẻ với mọi người </b>
<b>xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A ở trường Mầm non 2/9”</b>


<b>Họ và tên : </b>


<b>Chức vụ : Giáo viên</b>
<b>Đơn vị công tác : </b>


<b>Đề tài chun mơn:Chăm sóc – Giáo dục trẻ mầm non</b>


</div>

<!--links-->

×