PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON XÃ VĨNH QUỲNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3 - 4 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON XÃ VĨNH QUỲNH BIẾT QUAN TÂM
CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANH
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
NĂM HỌC: 2012-2013
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “Một năm bắt đầu từ mùa
xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đúng
như thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày
tháng không thể nào quên trong cuộc đời. Những tháng ngày không thể nào
quên. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của
nước nhà, “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng
chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào
những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật
chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá
trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người cần được khắc sâu vào tâm
trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho xã
hội và biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.
Chia sẻ là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước mỗi sự vật
hiện tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, quan tâm hay giúp dỡ người
khác về cả vật chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt khó
khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những
việc nhỏ bất cứ ai cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những việc to
tác mới đáng chia sẻ, nếu nghĩ nhưi vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ cho ai
được cái gì.
Thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể
hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Do đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này trẻ
bắt đầu ý thức được mình, ý thức được khả năng của mình. Đồng thời xuất hiện
một thái độ mới đó là trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn và mơ ước được
làm những điều giống như người lớn, đặc biệt trẻ thích được độc lập và tự chủ
trong hành động. Mọi hành vi thói quen đã được hình thành trước đó nay bị phá
vỡ, trẻ biểu hiện thái độ nghịch ngợm, không đồng ý hoặc phản kháng ngược lại
những điều bố mẹ và những người xung quanh mong muốn. Lúc này ở trẻ xuất
hiện tính bướng bỉnh, nhõng nhẽo không ngoan như trước nữa. Trong khi chơi
với bạn hay giao tiếp với những người xung quanh trẻ xuất hiện tính ích kỷ, trẻ
chỉ thích hành động với những gì có lợi cho trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ hành động,
bắt chước những hành vi xấu thì rất nhanh còn những hành vi tích cực thì khó
2
như khi anh chị, bố mẹ nói tục, chửi bậy thì trẻ nói lại hoặc bắt chước được
ngay.
Tổ ấm gia đình, đó là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ, là môi trường
văn hóa được tạo dựng trên cơ sở tình yêu thương ruột thịt của ông bà, bố mẹ
và anh chị ruột trong gia đình. Đặc trưng của văn hóa gia đình là môi trường an
toàn và phong phú: Chỉ có trong gia đình trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêu
thương có những phút vui đùa thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với người
thân, trẻ được giao lưu trực tiếp và thường xuyên, trẻ được học cách làm người
một cách tự nhiên. Những truyền thống, nếp sống thói quen của các thành viên
trong gia đình đều ảnh hưởng tuyệt đối đến sự phát triển của đứa trẻ. Đứa trẻ
học được những điều hay, lẽ phải hay không chủ yếu trong môi trường gia đình.
Trẻ ở lứa tuổi này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễ
hư hỏng, gây nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước...bị người lớn cấm đoán
dẫn đến ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ , với sự
cấm đoán bảo vệ của người lớn.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỉ lệ sinh con nên số người trong mỗi gia
đình ngày một ít đi. Trong mội gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được
gia đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càng
ích kỷ, không biết yêu quý , nhường nhịn. các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn
vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà
mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũng
có một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quan
tâm đến mọi người xung quanh.
Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn băn
khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương,
đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh?
Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn học hỏi, nghiên cứu ứng dụng lồng ghép nội
dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì thế năm
học 2012-2013 tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo
bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi
người xung quanh"làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượng
nào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như
trẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi ai đó khen mình xinh, đẹp, học
giỏi và cảm thấy buồn, chán khi không có ai chịu chơi hay quát mắng mình.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độ
phát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứ
giai đoạn phát triển nào sau này. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi tư duy gắn với cảm xúc và
ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúc
cảm- tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi người
xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm người
lớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi
- bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hài
lòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốt
nhất. Cuối tuổi mẫu giáo bé tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát
triển. Hoạt động với đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh,
tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triến song
song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng thuận lợi hoạt động học tập của
trẻ.
Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có
cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố
mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc
áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có
sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới
góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một
loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của
trẻ đối với bạn bè,gia đình và với những người xung quanh.Trong điều kiện có
sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai
đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương
lai.
II. Cơ sở thực tiễn
1 Đặc điểm tình hình
4
- Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh
huyện Thanh Trì- Hà Nội. Trường có 4 cơ sở nằm trên 3 thôn: Vĩnh Ninh,
Quỳnh Đô và Ích vịnh.
- Năm học 2012- 2013 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp C4 tại khu Vĩnh Ninh với tổng số là 52 trẻ. Trong đó có 35 trẻ nam và
17 trẻ nữ.
- Lớp do 3 cô phụ trách, 2 cô có trình độ đại học phạm mầm non và 1 cô
có trình độ trung cấp sư phạm mầm non.
- Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi gặp những thuận lợi khó
khăn sau:
2 Thuận lợi:
- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc,
thực hiện quy chế chuyên môn.
- Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ.
Bán thân tôi là giáo viên trẻ , nhiệt tình năng động, yêu nghề, mến trẻ, có
nhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc gáo
dục trẻ.
3 Khó khăn:
- 2/3 số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, thói quen trong mọi
hoạt động của lớp.
- Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cho nên việc dạy
trẻ “ Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh “ còn gặp nhiều khó
khăn.
- Lớp có 12 trẻ thì nghịch ngợm, hiếu động, 6 trẻ rụt rè nhút nhát không
thích tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ.
- Trẻ sống trong môi trường gia đình nên bị ảnh hưởng một số văn hóa
xấu từ gia đình, bố mẹ còn mải lo kiếm tiền, một số phụ huynh cho rằng lo cho
con ăn ngon, mặc đẹp là đủ nên bố mẹ vẫn giao việc dạy dỗ trẻ cho ông bà, anh
chị, trẻ thường chơi tự do không có sự giám sát của người lớn.
- 90% phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa chưa hiểu tầm quan trọng
việc nuôi dạy con theo khoa học.
5
- Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nên
trẻ có lối sống ích kỷ chỉ biết ” nhận” mà không biết ” mình phải làm gì”.
- Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người
xung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ
quan tâm đến mọi người xung quanh.
Xuất phát từ thực rạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻ
biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh là rất cần thiết.
II MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1. Biện pháp 1: Khảo sát
1.1 Khảo sát trẻ tại nhà thông qua phiếu điều tra
- Đây là cách làm rất nhanh gọn và mang lại kết quả cao vì như chúng ta
đều biết thời gian trẻ ở nhà bằng 2/3 thời gian trẻ ở lớp.
- Môi trường sống ở nhà là nơi trẻ dễ bộc lộ những tính cách, tình cảm, sự
quan tâm, chia sẻ của mình, trẻ bộc lộ những tình cảm đó một cách tự nhiên,
trung thực nhất như: Khi chơi trẻ có nhanh dành đồ chơi vơi các anh chị em
không?. Trẻ đã biết làm gì để giúp đỡ bố mẹ?. Trẻ có biết quan tâm đến mọi
người xung quanh không?.
- Để biết trẻ có quan tâm chia sẻ với người thân hay không, tôi đã xây
dựng phiếu điều tra với những nội dung như sau:
Phiếu điều tra( Phụ lục 1)
1.2 Khảo sát trẻ trên lớp học:
- Để nắm được khả năng, mức độ, ý thức của trẻ khi chơi đồ chơi hoặc
làm một công việc cô giao vừa sức với trẻ hay sự thể hiện tình cảm của trẻ với
người thân trong gia đình, ban bè và mọi người xung quanh. Từ đó đưa ra các
biện pháp giáo dục phù hợp tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau:
- Tôi cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh các trẻ đang chơi có đoạn
hai bạn đang tranh giành đồ chơi và đặt ra câu hỏi đàm thoại với trẻ:
Con thấy các bạn trong đoạn băng đang làm gì?
Điều gì xảy ra khi hai bạn tranh giành đồ chơi?
Nếu là con con sẽ làm gì?
6
- Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ
chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận xem trong khi chơi trẻ tranh giành,
không biết nhường bạn hay trẻ đã biết chơi đoàn kết chưa, trẻ có biết phối hợp
cùng bạn trong lúc chơi không.
- Thông giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn,
tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô
giáo và các bạn.
- Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:
Hàng ngày con giúp bố mẹ những công việc gì?
Con có thích làm những công việc đó không?
Vì sao con thích?
Khi làm những công việc đó con thấy bố mẹ có vui không?
Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?
- Ngoài ra tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như: Chia
thìa, đĩa, xếp ghế về bàn hay phơi khăn cùng cô.... Qua quá trình trẻ làm tôi quan
sát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ.
- Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
+ 15 trẻ hiếu động, nghịch ngợm
+ 12 trẻ nút nhát, rụt rè
+ 30 trẻ không phải làm việc gì
+ 34 trẻ không biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi đồ chơi với bạn.
+ 27 trẻ không hoàn thành công việc được giao.
+ 12 trẻ khi cô đứng kèm cặp mới hoàn thành công việc.
+ 38 trẻ không biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ.
- Là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn khi thấy đa số trẻ lớp mình
không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi phải làm thế nào để
trẻ lớp mình đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm
mỹ và tình cảm xã hội trong chương trình của bộ giáo dục đề ra . Bên cạnh đó
tôi mong muốn trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về các mặt để sau này trở thành
7
con người con ngoan, trò giỏi. Một người có đức, trí, thể, mỹ, một người có ích
cho xã hội.
2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để trẻ được chia
sẻ.
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân
giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa
giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và
cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp
tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như
các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và
tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về những nội quy,
qui định trong lớp học và nội quy giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp như không
nói to, không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhau, chia sẻ, động viên, giúp đỡ
bạn khi cần. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học
mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay
qui định với trẻ về cách chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau,
có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn
gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ. Cô cho trẻ cùng cô tham gia xây
dựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn và
ngoan ngoãn chấp hành . Cô có thể để trẻ thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơn
giản trong lúc chơi.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản
phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các
góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên
trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán
dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo
được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
Chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên
vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó
giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và
đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân
trọng thành quả lao động của mình và của bạn.
8
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn
dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương
để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi
luôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻ
vào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường đồ chơi cho trẻ để trẻ
nín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp , bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng
trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ về
sớm đón con
Tôi cũng trao đổi với hai cô và phụ huynh thể hiện tình cảm của mình
theo hướng tích cực: Như khi đến lớp trẻ khóc thì mẹ bế trẻ vào lớp, mẹ trò
chuyện cùng trẻ xem trong lớp có những gì, các bạn đang chơi trò chơi gì? Các
bạn chơi như thế nào?. Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ
dễ gần gũi với cô.
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ
giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
3. Biện pháp 3. Sưu tầm các trò chơi, bài thơ, có nội dung dạy trẻ biết chia
sẻ.
Như chúng ta đã biết thơ ca có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn trẻ,
ngay từ khi sinh ra trẻ đã được bà, mẹ hát ru cho nghe. Lớn thêm một chút khi
đến lớp trẻ được các cô kể truyện, đọc thơ và chơi các trò chơi trẻ càng hiểu
thêm về những vấn đề xung quanh trẻ hơn. Hiểu được điều đó tôi và các cô giáo
trong lớp đã sưu tầm thêm các bài thơ, trò chơi để trẻ có cơ hội được chia sẻ với
những người xung quanh.
Thông qua các trò chơi, bài thơ, câu truyện hay phù hợp với tâm sinh lý
trẻ làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó
phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những
người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ,
làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè
và muốn học. Vì thế tôi sưu tầm các trò chơi, bài thơ có nội dung dễ hiểu giúp
trẻ dễ tiếp thu về vấn đề giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người xung
quanh.
3.1 Những trò chơi:
Vì sao bé buồn, bé vui
9
* Mục đích: Giúp trẻ có khả năng nhận biết và bộc lộ những cảm
xúc( buồn, vui, phấn khởi...) đúng với tâm trạng ciuar mình.
* Chuẩn bị: Bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn, vui
* Cách chơi: Cô đưa bức tranh ra và đàm thoại cùng trẻ
- Tranh 1: Ảnh em bé đang buồn
Tranh vẽ ai? Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
Vì sao em bé lại buồn?
( Cô gợi ý để trẻ đưa ra lời giải thích hợp lý: Bé không có đồ chơi, em
không có ai chơi cùng, Mẹ đi vắng.....).
Vậy lớp mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?
(Tặng đồ chơi cho em, chơi cùng em).
- Tranh 2: Ảnh em bé đang cười
Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
Vì sao em bé lại cười?
( Cô gợi ý để trẻ đưa ra câu trả lời hợp lý: Em được bố mẹ mua quà cho,
em được bố mẹ khen...).
Nếu thấy bạn vui con sẽ làm gì?
Khi nào các con vui?
Lúc nào con cảm thấy buồn?
Tôi cho trẻ thể hiện khuôn mặt với những tâm trạng khác nhau.
=> Qua đó giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn bè,
người thân và những người xung quanh.
Gia đình vui vẻ
* Mục đích: - Trẻ kể được với các ban về người thân trong gia đình.
- Thể hiện tình cảm quan tâm, chia sẻ, sự yêu thương, kính trọng
những người thân trong gia đình.
* Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bức ảnh về gia đình mình: Sinh nhật của trẻ, anh
chị em, bố mẹ,các hoạt động trong gia đình: Ăn, ngủ, vui chơi, dã ngoại...
* Cách chơi:
Cô trẻ kể về những người thân trong gia đình có trong bức ảnh. Kể lại
những cảm xúc, ấn tượng của mình về bức ảnh đó.
Cô mời trẻ lên nói về bức ảnh của mình:
Trong ảnh có những ai?
Ảnh chụp ở đâu?
Những cảm xúc, ấn tượng của con về bức ảnh?
10
=> Sau khi chơi trò chơi tôi giáo dục trẻ yêu quý những người thân trong
gia đình.
3.2 Những bài thơ sưu tầm, sáng tác
Chiếc quạt nan
Bà cho cháu chiếc quạt
Viền nan đỏ, nan xanh
Chiếc quạt nhỏ xinh xinh
Em quạt gọi gió đến
Ước gì em mau lớn
Ngày đêm quạtcho bà
Bà ngon giấc ngủ say
Bàn tay em gọi gió.
Sưu tầm
Chơi bán hàng
Bé hương và bé thảo
Rủ nhau chơi bán hàng
Hương có củ khoai lang
Nào thảo mua đi nhé.
Thảo cười như nắc nẻ
Nhặt một chiếc lá rơi
Tớ trả đủ tiền rồi
Được mang về nhà chưa?
Rồi Thảo bẻ hai nửa
Mời người bán ăn chung
Vị bùi khoai đất bãi
Thơm ngọt ngào chiều đông.
Sưu tầm
Em hỏi mẹ
Mẹ ơi, tăm bé tí
Sao mẹ cầm hai tay
Còn xô nước rõ đầy
Mẹ lại một tay xách?
Xô nước mẹ đổ bể
Cái tăm mẹ mời bà
Giảng điều này khó nhỉ?
Cô giáo chắc giảng ra!
Sưu tầm
Biết vâng lời cô
11
Bé ơi bé nhớ lời cô
Đến lớp thì phải yêuthương bạn bè
Về nhà cung phải thật ngoan
Giúp đỡ cha mẹ kính yêu ông bà
Ông bà cha mẹ tuổi già
Biết xoa biết bóp những ngày ốm đau
Lúc này cho đến mai sau
Mãi mãi chia sẻ mới là trò ngoan
Sáng tác: Nguyễn Thị Nhung.
Bé ngoan
Bé ngoan tới lớp
Không cướp đồ chơi
Cùng chia cho bạn
Có bánh có kẹo
Cùng mời bạn ăn
Tay mà không sạch
Bảo bạn rửa ngay
Nghe lời cô dạy
Yêu thương bạn bè
Chia sẻ buồn vui
Phải hỏi thăm bạn
mới là bé ngoan.
Sáng tác: Nguyễn Thị Nhung
Cô dạy
Đến lớp em chào cô
Quay đầu em chào mẹ
Cô mỉm cười nhỏ nhẹ
Nhắc chúng em lắng nghe
Phải yêu thương cha mẹ
Quan tâm các em bé
Và phải biết chia sẻ
Giúp đỡ nhau bạn nhé
Để ngày mai khôn lớn
12
Sẽ thành người tốt thôi
Sáng tác:Nguyễn Thị Nhung
4. Biện pháp 4. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua các hoạt động:
4.1 Thông qua hoạt động học:
Hoạt động học là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể
tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chức
nhất là tiếp thu các tri thức, kỹ năng sống và các kỹ xảo theo một chương trình
có tính hệ thống. Ngoài ra, hoạt động học còn phát triển tình cảm thẩm mỹ của
trẻ như là: Biết quan tâm mọi người xung quanh, biết chia sẻ tình cảm với bạn
và trở thành người tốt.
Hoạt động: Khám khá xã hội:
Đề tài: Trò chuyện về những thành viên trong gia đình.
Chủ đề: Những người bé yêu mến.
Đầu tiên tôi cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình
- Bố con tên là gì?
- Mẹ con tên là gì?
- Trong nhà con thương ai nhất? Vì sao?
- Khi bố mẹ bị ốm các con sẽ làm gì?
- Trò chơi: Gia đình giỏi
- Cách chơi, luật chơi: Các gia đình lên chọn những đồ dùng( ăn, uống...)
theo yêu cầu của cô, những đồ dùng nào sai mục đích thì không được tính.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
=>Qua tiết học tôi giáo dục trẻ có tình yêu thương ông bà, bố mẹ, anh chị
em trong gia đình, biết quan tâm, chia sẻ công việc với mọi người trong gia
đình, kính trọng, vâng lời những người trên mình ( Ông bà, bố mẹ ....), biết chào
hỏi xưng hô lễ phép với mọi người. Qua trò chơi tôi giáo dục trẻ tinh thần đoàn
kết, động viên nhau để đạt kết quả tốt.
13
Hình ảnh cô và trẻ trong giờ học
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Hoạt động âm nhạc: Là một hình thức hoạt động có tính nghệ thuật sáng
tạo, được trẻ yêu thích và thích hợp với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Hoạt động âm
nhạc sẽ khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thử nghiệm những cảm
xúc qua các giai điệu lời ca và những vận động của bài hát. Âm nhạc cũng giúp
trẻ phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Đề tài: Dạy hát: Cả nhà thương nhau
Nghe hát: Ru con
Trò chơi: Tai ai tinh
Chủ đề: Gia đình
Sau khi hát cho trẻ nghe xong bài hát” Cả nhà thương nhau” tôi đàm thoại
hỏi trẻ
- Cô vừa hát xong bài hát gì?
- Do ai sáng tác?
- Bài hát nói về ai?
- Mọi người trong gia đình sống với nhau như thế nào?
- Con có yêu gia đình mình không? Vì sao?
=> Qua tiết học, tôi giáo dục trẻ tình yêu thương gia đình, lòng biết ơn
những người đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy các
con phải ngoan ngoãn, biết vâng lời bố mẹ, biết giúp đỡ những người thân trong
gia đình và học giỏi để bố mẹ vui.
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Kể truyện”Quà tặng mẹ”
14
Chủ đề: Gia đình
Khi kể xong lần hai, tôi đặt ra những câu hỏi đàm thoại sau:
- Bé nhi định tặng mẹ món quà sinh nhật gì?
- Nhi đã đi xin ông hạt giống để làm gì?
- Đến ngày sinh nhật mẹ, những hạt giống của nhi đã nở hoa chưa?
- Điều gì đã xẩy ra?
- Mẹ đã nói gì với Nhi?
=> Tôi giáo dục trẻ lớp tôi biết quan tâm đến những người thân trong gia
đình mình như; Biết làm quà nhân ngày sinh nhật, những ngày lễ của bà, mẹ,
biết xin phép người lớn nếu muốn làm một điều gì đó, biết xin lỗi khi mình làm
sai và vui sướng khi được ông bà, bố mẹ động viên. Biết làm nhưng điều tốt để
ông bà,bố mẹ vui.
Đề tài: Thơ: Giúp bạn
Chủ đề: Trường mầm non
Sau khi đọc xong lần hai, tôi đàm hoại cùng trẻ:
- Đến giờ chơi các bạn được chơi những trò chơi gì?
- Đang chơi thì điều gì đã xảy ra
- Em bé trong bài thơ đã làm gì?
- Nếu là con, con sẽ làm gì?
=> Tôi giáo dục trẻ biết quan tâm đến các bạn, khi chơi không được xô
đẩy nhau, chen lấn nhau, khi thấy bạn bị ngã thì ra đỡ bạn dậy.
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Tô màu bức tranh cho đẹp
Chủ đề: Trường mầm non
Với tiết học này, tôi đưa ra các câu hỏi đàm thoại sau:
- Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
- Trong tranh có những ai?
- Các bạn đang làm gì?
- Các bạn chơi như thế nào?
- Ở trường các con được chơi những trò chơi gì?
- Khi chơi các con chơi như thế nào?
=> Tôi giáo dục trẻ khi đến trường các con được chơi những trò chơi
thêm nhiều trò chơi ở trong lớp cũng như ở ngoài sân trường, được học thêm
nhiều kiến thức mới về thế giới xung quanh trẻ, có thêm những bạn mới, biết
15
thêm nhiều điều bổ ích mà trẻ chưa được biết .... Thông qua tiết tạo hình tôi
cũng giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ các bạn như: Các
con nhắc bạn giữ gìn vở sạch sẽ, không tô chờm ra ngoài, không làm gãy bút,
không vẽ bậy ra bàn, không vứt giấy lung tung. Tô xong giúp cô cất đồ dùng
gọn gàng, ngăn nắp, gọn gàng đúng nơi quy định.
4.2 Thông qua các hoạt động khác
* Hoạt động đón trẻ:
Trò chuyện cùng trẻ trong chủ điểm trường mầm non, tôi đưa ra các câu
hỏi về các bạn trong lớp: Như bạn tên là gì? Bạn là con trai hay con gái?. Hôm
nay lớp mình có bạn đi học khóc nhè không? Vì sao bạn khóc? Bạn khóc chúng
mình phải làm gì để bạn nín? Ngoài các bạn trong lớp còn có ai? Các cô tên là
gì? Hàng ngày các cô làm những công việc gì? Các con làm gì để giúp đỡ cô?.
Với chủ đề”Gia đình”, tôi đàm thoại cùng trẻ những câu hỏi như: Trong nhà con
có những ai? Ai hay đưa đón con đi học? Khi đến cửa lớp các con chào ai? Bố
mẹ rất vất vả để cho chúng mình có quần áo đẹp để mặc, cho chúng mình ăn
những đồ ăn ngon. Vậy các con làm gì để biết ơn và giúp đỡ những người thân
trong gia đình. Các con phải biết vâng lời ông bà, bố mẹ, không được khóc nhè,
biết giúp đỡ mọi người trong gia đình như: Lấy nước cho ông bà, bố mẹ, lấy rổ
cho mẹ nhặt rau, biết chơi với em, dỗ em khi em khóc, ăn xong thì lấy tăm mời
mọi người.....
Khi đến trường các con phải ngoan vâng lời cô giáo, không tranh dành đồ chơi
của bạn, không xô đẩy bạn, đoàn kết trong khi chơi và biết thực hiện một số nội
quy của trường, lớp như: Cất đồ chơi đúng nơi quy định, không làm hỏng đồ
chơi, chơi gọn gàng, ngăn nắp....
Hoạt đông vui chơi đã giải quyết được nhu cầu bức thiết mong muốn
được làm người lớn, hành động như người lớn. Qua chơi trẻ học được cách hợp
tác và thoả thuận với nhau, trẻ có thể học và thực hành các kỹ năng phát triển
các mối quan hệ.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ chơi gây ra những biến
đổi về chất có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ MG và chơi làm tiền
đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
Hoạt động vui chơi là những phương tiện giáo dục và phát triển cho trẻ,
trong khi chơi trẻ được phát triển trí tuệ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể lực
và phát triển thẩm mỹ. Ngoài ra, chơi còn là hình thức tổ chức đời sống của trẻ,
16
trong khi chơi hình thành " xã hội trẻ em " và các biểu hiện tình cảm thân ái cảm
thông lẫn nhau.
Hình ảnh cô nhắc cháu Kiên chào mẹ trước khi vào lớp
* Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có mục đích:Quan sát cầu trượt
Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do: Trẻ chơi với vòng, phấn, đá sỏi...
Tôi cho trẻ xung quanh cầu trượt quan sát:
- Đây là cái gì?
- Dùng để làm gì?
- Khi chơi, các con chơi như thế nào?
17
Sau đó, Tôi giới thiệu với trẻ những trò chơi hôm nay trẻ được chơi ( chơi cầu
trượt, chơi với vòng, chơi vẽ tự do). Tôi trò chuyện cùng trẻ xem trẻ thích chơi
gì, Khi chơi cầu trượt các con chơi như thế nào? Xếp hàng lên lần lượt, không
xô đẩy, chen lấn nhau, nhường các bạn gái chơi trước. Các bạn ở nhóm vẽ thì vẽ
gì? Con vẽ tặng ai? Con cảm thấy thế nào nếu bạn cũng vẽ tặng con một bức
tranh?. Sau những câu hỏi đàm thoại đó tôi giáo dục lớp tôi biết nhường nhịn,
chia sẻ động viên các bạn trong lớp cùng chơi với mình.
Hình ảnh cô nhắc trẻ xếp hàng trước khi lên chơi
18
Hình ảnh bạn An Ly rủ bạn Mạnh, Trường An lên chơi cùng
* Hoạt động góc
Chơi hoạt động góc giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ,
tình cảm đó được trẻ hình thành giữa trẻ những người xung quanh và giữa trẻ
với gia đình. Tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò chơi
như: Bán hàng, gia đình, xây dựng.... Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển
tình cảm tập thể, thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể.
Góc xây dựng:
- Ở góc xây dựng: Những sáng kiến của trẻ sẽ được bộc lộ rõ nét tùy theo
khả năng tưởng tượng của mỗi trẻ, nó được biểu hiện trong công trình của mình.
Qua trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, rèn luyện khả năng chắp ghép
xây dựng , đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, sự
chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.... Đó là những phẩm chất cần thiết của con người
trong thời đại phát triển.
Tôi đàm thoại cùng trẻ:
- Cô đố các con biết chúng mình đang ở chủ điểm gì?
- Chủ điểm này con xây gì?
- Con xây như thế nào?
Góc phân vai:
19
Trẻ ba tuổi rất thích bắt chước nhưng vốn kinh nghiệm sống và vốn từ của trẻ
còn hạn chế nên có những việc hàng ngày trẻ vẫn thấy những người thân trong
gia đình làm trẻ rất muốn được làm mà không ai cho trẻ làm. Những việc đó trẻ
lại được thỏa sức làm trong góc phân vai, trẻ được thỏa sức mình làm bố mẹ,
nấu cháo cho em ăn, đi chợ nấu ăn, cho em bé đi khám bệnh..... Tôi cũng đặt ra
cho trẻ những câu hỏi:
- Muốn cho em bé ăn bột thì đầu tiên con phải làm gì?
- Khi em bé bị ốm con làm như thế nào?
- Con cho em uống thuốc như thế nào?
- Con đi chợ mua gì?
- Con nấu món gì?
- Những bạn ở nhóm bán hàng thì niềm nở, nhiệt tình giới thiệu các mặt
hàng có trong cửa hàng ( Như hôm nay cửa hàng tôi có rất nhiều mặt hàng : Các
loại rau, củ, bánh sữa, trà....) khi có khách đến mua hàng.
20
Hình ảnh trẻ thể hiện hành động mời khách mua hàng
- Bên cạnh đó tôi nhắc trẻ cần giữ gìn đồ chơi sạch sẽ, chơi xong pải cất
gọn gàng vào nơi quy định.
* Hoạt động giao lưu:
- Tôi tổ chức cho trẻ giao lưu theo tổ, nhóm bằng cách mời tổ, nhóm thi
đọc thơ, hát, trả lời câu hỏi của cô, cho trẻ chơi kéo co....
* Hoạt động lao động: Tôi cho trẻ đi nhặt lá vàng, tưới nước và chăm sóc
cây.
21
Hình ảnh cô và cháu lớp C4 đang cùng nhau lao động
=> Qua các hoạt động chơi tôi giáo dục trẻ biết nhường nhịn, không xô đẩy,
tranh giành, không nói tục chửi bậy trong khi chơi. Trẻ tự phân vai cho các bạn
trong nhóm mỗi người đóng một vai (Đóng vai bố thì làm những công việc gì,
vai mẹ làm những việc gì...) chia sẻ công việc với các bạn. Ngoài ra trẻ biết
công việc hàng ngày mà các bà, các mẹ phải làm ở nhà, trẻ biết giúp đỡ những
người thân trong gia đình, biết khi trong nhà có người ốm thì trẻ biết lấy nước,
thuốc, chơi nhẹ nhàng không gây tiếng ồn để người bệnh được nghỉ ngơi
* Giờ ăn
Trong giờ ăn tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như kê
ghế vào bàn ăn, bê thìa về bàn…
* Giờ ngủ
- Trước khi cho trẻ đi ngủ tôi cho trẻ lần lượt đi vệ sinh, nhắc nhở trẻ xếp
hàng không xô đẩy, chen lấn nhau, không tranh giành dép, đi đúng nơi quy định,
nhường chỗ cho các bạn mới ốm dậy, những bạn yếu, chậm trong lớp. Khi vào
22
chiếu ngồi ngay ngắn, không nô đùa, chen lấn các bạn đang ngồi ở chiếu, chạy
nhảy làm xô chiếu của cô. Khi ngủ không kéo chăn của bạn.
* Hoạt động chiều
Như thứ hai rèn kỹ năng vệ sinh, thứ ba làm vở trò chơi học tập, thứ tư
hướng dẫn trò chơi mới, thứ năm rèn kỹ năng tạo hình, thứ sáu biểu diễn văn
nghệ. Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện đúng chương trình nhà trường đề ra. Tiếp
theo tôi nêu gương bé ngoan mỗi ngày: Tôi mời từng tổ lên nhận xét, mời các
bạn trong tổ, cả lớp nhận xét bạn. Các con thấy hôm nay tổ Sơn ca, Vàng anh,
Hoạ mi những bạn nào ngoan, những bạn nào xứng đáng được cắm cờ. Ngày
thứ sáu thì tôi mời các bạn lên đêm cờ và phát bé ngoan. Sau giờ học đó tôi cho
trẻ được chơi ở những góc trẻ thích. Trước khi chơi tôi đầm thoại cùng trẻ: Các
con chơi ở góc nào?, Khi chơi các con chơi như thế nào?
=> Qua đó tôi giáo dục trẻ, khi đến lớp ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, khi
chơi không tranh giành đồ chơi của bạn, không đánh bạn, không xô đẩy, chen
lấn nhau, chơi đoàn kết và biết giúp đỡ, nhường nhịn bạn trong lúc chơi để thứ
sáu được khen thưởng trước lớp và được phát bé ngoan.
* Thông qua các tình huống xảy ra trong ngày
Khi trẻ có một hành động đúng lời khen của bố mẹ, cô giáo cổ vũ động
viên kịp thời thì hiệu suất việc làm ấy sẽ tăng lên rất nhiều.
Ví dụ: Khi thấy một bạn tronng lớp chia bánh cho bạn khác, cô ra ân cần
hỏi trẻ
- Con chia bánh cho bạn hoa phải không?
- Cô thấy bạn ấy cười rất tươi, chắc bạn vui lắm đấy
- Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cảm thấy như thế nào?
=> Qua những tình huống xảy ra hàng ngày tôi giáo dục trẻ biết quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ những người thân xung quanh.
5. Biện pháp 5 : Tổ chức các ngày hội, ngày lễ.
Việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu
quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông
qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .
Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp
từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt
chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên
Đán, ngày 8/3, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ
chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
23
Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày
hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà
tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu
thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ.
Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan
tâm chia sẻ, để được yêu thương và có thể hiểu các con nhiều hơn kính mời
bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C4 tổ chức”.
Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ.
Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh
trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm
một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.
Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C4 lại thật
đặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được
sự tôn vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp.Các bạn trai làm thiếp tặng các bạn
gái, cả lớp làm thiếp, hoa về tặng bà, mẹ. Các bé gái ở lớp cũng hát những bài
hát để tặng bà, mẹ.
24
Với chủ đề ‘Gia đình” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt
một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi ” Chúng tôi là
chiến sĩ”các bé gái cũng được các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu
riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp
yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình
quí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây
phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được
trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm chia sẻ, một số
phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế
kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các
bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời.
Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con
như: Tổ chức ngày Tết Trung thu, ngày khai giảng, Noel.. mỗi hoạt động một
hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là
giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức
tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ
và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và
quan tâm đến bạn bè. Những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn
quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả
lớp mới làm.
6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh:
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao
trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô
cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là
những người thầy đầu tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm
non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi . Cha mẹ cần đi cùng với con
suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc
chắn cho bé khi trưởng thành.
Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà
trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ
huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ
huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về
đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với
25