Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.1 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT KrôngAna. Giáo án Ngữ Văn 10. Ngày soạn : Tuần lễ thứ : 01. Tiết thứ :. TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: - Nắm được đặc trưng cơ bản, giá trị và ý nghĩa của thể loại truyền thuyết. - Nhận thức được bài học kinh nghiệm và việc giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. - Mối quan hệ giữa tình yêu và tuổi trẻ với vận mệnh dân tộc - đất nước - Rèn luyện thêm kỹ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. . Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1.. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH. GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi… D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: + So sánh hai tù trưởng về thái độ, phẩm chất, tài năng, hành động trong cảnh đánh nhau? Nhận xét về từng nhân vật? + Thái độ của mọi người đối với chiến thắng của Đăm Săn là gì? Qua đó nói lên được nguyện vọng gì của cộng đồng? + Cảnh ăn mừng chiến thắng thể hiện những khát vọng gì của cộng đồng? + Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích? 3. Bài mới Ca dao Việt Nam ta có câu: “Ai về qua huyện Đông Anh, Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương” Đó là những địa danh, những di tích gắn liền với một truyền thuyết mà mỗi con người Việt Nam đề thuộc nằm lòng. Truyền thuyết đó là Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ mà ta sẽ tìm hiểu trong buổi học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV cho HS đọc phần tiểu dẫn I. Tìm hiểu chung 1. Truyền thuyết Nêu định nghĩa về loại truyền thuyết? - Định nghĩa: sgk Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết - Đặc trưng: GV mô tả thành Cổ Loa qua di tích văn hoá + Đề tài: lấy từ lịch sử, thường là những vấn đề Đông Anh - Hà Nội có tính chất trọng đại + Sử dụng nhiêu yếu tố tưởng tượng, hư cấu + Nhân vật được xây dựng hết sức đơn giản + Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết, được tổ chức theo hướng thắt nút, mở nút + Gắn với lễ hội dân gian, phong tục, các di tích lịch sử… - Giá trị: Phản ánh và lí giải các nhân vật, sự kiện Truyền thuyết có giá trị và ý nghĩa như thế lịch sử, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống cộng nào trong đời sống dân tộc? đồng, gắn với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Tổ Ngữ Văn. GV: Ngọc Anh ÊBan Lop11.com.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THPT KrôngAna. Giáo án Ngữ Văn 10. Cho biết xuất xứ của văn bản ? Tóm tắt câu chuyện?. Có thể chia văn bản làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn là gì?. GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Quá trình xây thành, chế nỏ của nhà vua diễn ra như thế nào ? Do đâu mà An Dương Vương được thần giúp đỡ ? Tưởng tượng ra những chi tiết thần kì đó, tác giả dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua?. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện ở những chi tiết nào?. Sáng tạo thêm chi tiết nhà vua chém đầu con gái rồi theo gót Rùa vàng xuống biển, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử ADV và viẹc mất nước? GV liên hệ, so sánh: o Thánh Gióng: bay về trời (ngẩng mặt lên mới nhìn thấy) Rực rỡ, hoành tráng vì nhân vật không mắc phải sai lầm, thất bại o An Dương Vương: cúi xuống sâu thẳm mới nhận ra Không rực rỡ, hoành tráng vì đã để mất nước. Quan điểm, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật. Sự mất cảnh giác của Mị Châu được biểu hiện ở những chi tiết nào?. 2. Văn bản a. Xuất xứ Trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “ Lĩnh Nam chích quái”, bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối TK XV. b. Nội dung: kể về quá trình xây thành chế nỏ của ADV dưới sự giúp sức của rùa vàng, nguyên nhân mất nước Âu Lạc c. Bố cục: 2 phần - P1: từ đầu đến "…bèn xin hoà": Quá trình xây thành, chế nỏ của ADV dưới sự giúp đỡ của Rùa vàng - P2: Còn lại: Bi kịch tình yêu của MC và TT gắn với thất bại của nước Âu Lạc II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nhân vật An Dương Vương a. Vai trò của ADV trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước - Xây thành, chế nỏ: có công, có tấm lòng đối với đất nước - Chi tiết kì ảo: cụ già xuất hiện bí ẩn, rùa vàng, nỏ thần. Khẳng định việc làm của ADV là chính nghĩa, được lòng trời, hợp lòng dân - Kết quả: quân TĐ thua to Nêu cao bài học cảnh giác, tinh thần trách nhiệm, khẳng định vai trò của ADV và sự ca ngợi của nhân dân với những việc làm có ý nghĩa lịch sử. b. Bi kịch nước mất - nhà tan - Chấp nhận lời cầu hòa, gả con gái, còn cho TTcon trai kẻ thù - ở rể ngay trong Loa Thành không nhận thấy bản chất ngoan cố của kẻ thù, mở đường cho con trai đối phương làm nội gián - Lúc giặc đến chân thành: vẫn mãi lo chơi cờ, cười nhạo kẻ thù có thái độ ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng, xem thường địch - Kết quả: thất bại, bỏ chạy, giết con, sự nghiệp tiêu vong Vua- có trách nhiệm cao đối với vận mệnh đất nước nhưng mất cảnh giác, rơi vào bi kịch: nước mất nhà tan Chi tiết: - ADV tự tay chém đầu con gái: hành động quyết liệt, dứt khoát đứng về phía công lí và quyền lợi của dân tộc, cũng là sự thức tỉnh muộn màng của nhà vuamang tính bi kịch - ADV cầm sừng tê bảy tấc rồi theo gót Rùa vàng xuống biểnhuyền thoại hoá, bất tử hoá người anh hùng 2. Nhân vật Mị Châu - Trọng Thuỷ a. Mị Châu Sự mất cảnh giác của Mị Châu - Lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần vô tình làm lộ bí mật quốc gia. Tổ Ngữ Văn. GV: Ngọc Anh ÊBan Lop11.com.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường THPT KrôngAna. Giáo án Ngữ Văn 10. Theo em, những hành động của nàng có đúng như những lời nhận xét như ở câu hỏi 2 phần Hướng dẫn học bài không? Những sai lầm đã dẫn đến kết cục gì cho Mị Châu? Kết cục này thể hiện thái độ gì của nhân dân đối với Mị Châu? GV: Giảng giải thêm. Lời nguyền của Mị Châu trước khi chết thể hiện điều gì? Qua chi tiết hư cấu máu Mị Châu sau khi chết biến thành hạt châu, xác hoá thành ngọc thạch, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?. Qua nhân vật Mị Châu, nhân dân ta muốn nhắn gởi điều gì đến thế hệ trẻ mai sau? Ở phần đầu của truyện, Trọng Thủy là con người như thế nào? Trọng Thuỷ đóng vai trò gì trong việc mất nước Âu Lạc và cái chết của cha con An Dương Vương?. Khi nàng Mị Châu đã chết, Trọng Thủy có những thái độ và hành động như thế nào?. GV cho HS thảo luận Sáng tạo hình ảnh " ngọc trai - giếng nước" có phải nhân dân ta muốn ca ngợi mối tình chung thuỷ MC- TT?. Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng lại càng sáng đẹp hơn cần được hiểu như thế nào? Với hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” này, nhân dân ta đã thể hiện cách phán xét ntn?. - Nghe lời chồng rứt áo lông ngỗng đánh dấu chỉ đường cho giặc đuổi theo nhẹ dạ, cả tin, đặt tình cảm vợ chồng lên trên lợi ích quốc gia Kết cục của Mị Châu - Bị Rùa Vàng kết tội là giặc và bị vua cha chém đầu Nhân dân muốn phê phán Mị Châu – bằng bản án tử hình – vì những lỗi lầm gây tổn hại cho đất nước Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thiết tha đối với độc lập, tự do của dân ta. - Trước khi chết, Mị Châu nói lên lời nguyền: “nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha… nhục thù” mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ - Sau khi chết, máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch (hoá thân ko trọn vẹn– phân thân) Lời nguyện của nàng được linh ứng Sự bao dung, cảm thông của nhân dân đối với sự trong trắng, thơ ngây của Mị Châu khi phạm tội một cách vô tình. Lời nhắn nhủ cho thế hệ sau: Cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa “tình nhà” với “nợ nước”, giữa cái riêng và cái chung. b.Trọng Thủy Giai đoạn đầu - Lợi dụng sự ngây thơ của Mị Châu đã đánh tráo lẫy nỏ thần theo âm mưu của cha mình - Tấn công nước Âu Lạc và đuổi theo cha con An Dương Vương Là tên gián điệp nguy hiểm, kẻ thù của dân tộc, trực tiếp gây ra bi kịch mất nước và cái chết của hai cha con An Dương Vương. Sau khi Mị Châu chết - Ôm xác vợ khóc lóc thương nhớ - Lao đầu xuống giếng tự tử Tình cảm với vợ thực sự xuất hiện, nhưng đã quá muộn . Là nạn nhân của của chiến tranh xâm lược phi nghĩa Hình ảnh ngọc trai – giếng nước: - Là hình ảnh có giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ cao. - Hình ảnh ngọc trai: phù hợp với lời ước nguyện của Mị Châu chứng minh cho tấm lòng trong sáng của nàng - Chi tiết nước giếng có hồn Trọng Thuỷ là chứng nhận cho sự hối hận và ước muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ - Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng lại càng sáng đẹp hơn Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoá giải của Mị Châu ở thế giới bên kia. => Sự phán xét thấu lí đạt tình, vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân (rộng lòng tha thứ cho những người vô tình phạm tội như Mị Châu hay những kẻ biết ăn năn hối hận như Trọng Thuỷ). Tổ Ngữ Văn. GV: Ngọc Anh ÊBan Lop11.com.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trường THPT KrôngAna. Giáo án Ngữ Văn 10. Đâu là cốt lõi lịch sử trong câu chuyện này? GV hướng dẫn HS tổng kết lại tp. 3. Nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ - Xây dựng nhân vật chứa đầy mâu thuẫn - Xây dựng chi tiết cô đọng, hàm súc, ý nghĩa - Nhiều hư cấu nghệ thuật III. Tổng kết. 4. Củng cố - Nêu những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương? Qua những chi tiết đó, em có nhận xét như thế nào về nhân vật lịch sử này? - Nhân vật Mị Châu đã phạm phải những sai lầm nào? Do đâu? Kết cục của nhân vật này như thế nào? Nhân dân ta có thái độ như thế nào về Mị Châu? - Đánh giá về nhân vật Trọng Thuỷ. Theo em, hình ảnh “Ngọc trai – giếng nước’ có nhằm ca ngợi mối tình chung thuỷ của hai người không? Ý kiến của em? 5. Dặn dò - Học thuộc bài cũ. - Soạn bài: Lập dàn ý bài văn tự sự Câu hỏi chuẩn bị 1. Đọc và trả lời các câu hỏi trong ngữ liệu 1 của bài học. 2. Từ việc tìm hiểu ngữ liệu trên, hãy cho biết hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện là ta tiến hành những công việc nào? 3. Cho biết cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự? 4. Thử lập dàn ý cho phần tiếp theo tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố theo gợi ý của SGK (2 câu chuyện khác nhau)? RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY. Tổ Ngữ Văn. GV: Ngọc Anh ÊBan Lop11.com.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>