Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chuyên đề “Biện pháp giúp học sinh mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.12 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH MỞ RỘNG VỐN TỪ </b>
<b>TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5</b>


<b>A.ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>


Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng, nó hình thành
năng lực hoạt động ngơn ngữ cho học sinh, được thể hiện trong 4 hoạt động tương
ứng với 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết. Đó là môn học gồm nhiều phân môn và
chiếm nhiều thời gian học tập ở bậc tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Việc dạy
Tiếng Việt ở trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực
tư duy, giao tiếp, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng nhằm
hình thành nhân cách học sinh.


Trong chương trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách
thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân mơn khác như Tập
đọc, Chính tả, Tập làm văn... Trong đó dạng bài mở rộng vốn từ được chú trọng với
số lượng bài học khá nhiều theo từng chủ điểm. Mục tiêu dạng bài này hướng tới 3
nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hố vớn từ, chính xác hố vớn từ và
tích cực hố vớn từ.


Với học sinh lớp 5, việc mở rộng vốn từ cho các em là rất cần thiết, đó là điều
kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên.
Việc giúp các em trau dồi vớn từ góp phần nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ
giúp các em rèn kĩ năng diễn đạt, giao tiếp, dùng từ đặt câu, sử dụng trong các bài
tập làm văn của mình hết sức quan trọng.


Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học Tiếng
Việt trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 5 học tốt dạng bài mở rộng
vốn từ nói riêng, chúng tơi đã chọn chun đề: “<b>Biện pháp giúp học sinh mở rộng</b>


<b>vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5”.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I.Mục tiêu môn học:</b> có các nhiệm vụ cơ bản sau:


<b>1</b>.Mở rộng hệ thớng hố vớn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về
từ, câu về căn bản.


<b>2</b>.Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.


<b>3.</b>Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức
sử dụng tiếng Việt một cách có văn hố trong giao tiếp.


<b>II. Nợi dung chương trình:</b>


Phân môn luyện từ và câu lớp 5 gồm 62 tiết/ năm, trong đó phần mở rộng vớn
từ gồm 19 tiết bao gồm những nội dung chính sau:


+Mở rộng vớn từ: Tổ quốc (Tuần 2)
+ Mở rộng vốn từ: Nhân dân ( Tuần 3)
+ Mở rộng vớn từ: Hồ bình (Tuần 5)


+ Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác (Tuần 6)
+ Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên ( Tuần 8,9)


+ Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường ( Tuần 12,13)
+ Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc ( Tuần 15)


+ Mở rộng vốn từ: Công dân ( Tuần 20, 21)


+ Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh ( Tuần 23 – 24)


+ Mở rộng vốn từ: Truyền thống ( Tuần 26 -27)
+ Mở rộng vớn từ: Nam và nữ ( Tuần 30 – 31)
+ Mở rộng vốn từ: Trẻ em( Tuần 33)


+ Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận ( Tuần 34)


<b>III.Các kiến thức và kĩ năng cần đạt:</b>


+ Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông
dụng, một số thành ngữ, tục ngữ


+ Hiểu và bước đầu vận dụng được kiến thức về nghĩa của từ ( các hiện tượng đồng
nghĩa, trái nghĩa, chuyển nghĩa, đồng âm) và việc hiểu văn bản văn học và thực
hành nói, viết.


+ Biết vận dụng kiến thức đã học về phương pháp tu từ, so sánh và nhân hoá vào
việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết.


<b>IV.Các phương pháp dạy học thường được sử dụng:</b>
<b>-</b> Phương pháp phân tích ngơn ngữ.


- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp giao tiếp


- Phương pháp rèn luyện theo mẫu
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp luyện tập thực hành


- Phương pháp trò chơi học tập,…v…v…



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

HS. Trong đó đặc biệt chú ý đến phương pháp thảo luận nhóm, các trị chơi học tập
để huy động tới đa vốn từ của tất cả các đối tượng HS trong lớp. Tạo điều kiện để
HS trao đổi học tập lẫn nhau, hỗ trợ kiến thức và chia sẻ cho nhau những kinh
nghiệm cũng như vớn từ có sẵn của mình. Cần tổ chức cho các em được học tập
một cách tự nhiên, thoải mái trao đổi để các em tự tin hơn trong học tập.


<b>V. Một số biện pháp giúp học sinh mở rộng vốn từ ở lớp 5:</b>


<b>1.Giáo viên cần nắm bắt nội dung cũng như mức độ yêu cầu về mở rợng vớn</b>
<b>từ có trong chương trình tiểu học</b><i><b>.</b></i>


Như chúng ta biết, Tiếng việt được xây dựng mang tính đồng tâm, kế thừa theo
từng mạch kiến thức từ các lớp dưới. Để giúp việc dạy học mở rộng vớn từ có hiệu
quả địi hỏi người giáo viên phải hệ thớng được nội dung về phần kiến thức này có
trong chương trình Tiểu học cũng như chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt ở các lớp
dưới và lớp mình đang dạy. Có như vậy người giáo viên biết được học sinh đã học
được những gì, mở rộng vớn từ đến mức độ nào. Điều này rất thuận lợi cho việc
hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập.


VD: Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa các em đã được học từ lớp 2,3,4; các từ nói về
phẩm chất con người như: dũng cảm, gan dạ, siêng năng...các em học ở lớp 2 (từ
chỉ đặc điểm)....


<b>2. Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua các dạng bài tập:</b>


2<b>.</b>1. Mở rộng vốn từ qua quan sát tranh (nới từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng, dựa
vào tranh tìm từ tương ứng...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Ví dụ:</b> Khi dạy bài “Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” (TV 5 tập 1,tuần 13 –
<i>chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”), giáo viên sưu tầm các hình ảnh về các lồi động</i>


vật, thực vật, các lồi bò sát… vào bài giảng và giới thiệu cho học sinh biết về sự
đa dạng của “khu bảo tồn đa dạng sinh học” nơi đó có các lồi vật như: hổ, báo,
gấu, chim, ếch, nhái…Qua đó, học sinh nhận biết được những gì mình đã quan sát
vừa gần gũi vừa xa lạ với cuộc sớng các em. Vì thế, các em có cơ hội tiếp xúc với
thế giới xung quanh làm tăng sự nhạy bén, óc quan sát và trí tưởng tượng phong
phú…Hoặc bài “Mở rộng vốn từ: “Trật tự -an ninh”(TV 5 tập 2, Tuần 24 – chủ
<i>điểm “Vì cuộc sống thanh bình”), giáo viên sưu tầm các đoạn phim nói về các hoạt</i>
động trật tự - an ninh và các hình ảnh về những cơng việc liên quan đến bài tập 3
như: cơng an, đồn biên phịng, tịa án…, từ đó các em sẽ làm được các câu hỏi ở bài
tập 2 và 3 (SGK trang 59).


Đối với một số dạng bài tập dạy nhận diện từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa)
cũng có thể sử dụng tranh ảnh. Học sinh khi nhìn vào hình ảnh có thể đốn được
hoạt động đó là gì? Nhưng có những hoạt động học sinh trung bình và học sinh yếu
khơng có khả năng tìm được từ chỉ hoạt động tương ứng, giáo viên phải có những
câu hỏi gợi ý:


2.2. Mở rộng vớn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: (“Tìm từ ngữ cùng chủ điểm”, “Tìm
từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn”…)


Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động
nhóm thi tìm từ tiếp sức, tìm bạn đồng hành. Nếu từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng,
khó nhận biết, để trợ giúp hoạt động tìm từ của học sinh, giáo viên giải thích nghĩa
của từ cho sẵn và nêu một số ngữ cảnh điển hình, trong đó có sử dụng từ cho sẵn
ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

qua ví dụ (“bình tĩnh” có nghĩa là: làm chủ bản thân trước khó khăn bất ngờ xảy
đến). Sau đó, lấy ví dụ bằng cách đặt câu: Sau mấy phút hoảng hốt, bạn ấy bình
<i>tĩnh lại. Từ đó học sinh dễ dàng hiểu nghĩa của từ và tìm từ. (Ví dụ: trái nghĩa với</i>
từ “bình tĩnh” là “cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng”). Những từ còn lại cho học


sinh làm tương tự.


Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thi kể tiếp sức tìm từ theo chủ điểm.


<b>Ví dụ: </b>Thi tìm từ nhanh theo chủ điểm đưa ra: tìm từ nói về chủ điểm hịa bình,
<i>hạnh phúc ….( Sử dụng trong các tiết ơn tập giữa kì, ći kì)</i>


2.3. Mở rộng vớn từ theo quan hệ cấu tạo từ (tìm thêm từ mới, ghép nghĩa của từ
với cụm từ thích hợp…)


Dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có liên quan đến từ đã cho.
Dạng bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh phát triển, mở rộng
vốn từ. Trong các tiết có những loại bài tập này, người giáo viên có thể thiết kế một
sớ trị chơi giúp học sinh mở rộng vớn từ: trị chơi tiếp sức tìm từ, tìm bạn đồng
hành, tìm tiếng trung tâm,…


<b>Ví dụ:</b> Thảo luận nhóm: Thi ai nhanh tay, nhanh mắt : Giáo viên dán lên bảng 2
bảng phụ ghi bài tập 2 (Mở rộng vốn từ: Công dân, TV 5 tập 2, tuần 21 – chủ điểm
<i>“Người công dân”), giáo viên làm sẵn 3 mũi tên sau đó chia lớp làm 2 nhóm để</i>
chơi.


<i><b>Cách chơi: Sau khi giáo viên đếm (3, 2, 1) học sinh 2 nhóm thay nhau lên ghép</b></i>
làm sao cho từ có nghĩa. Mỗi bạn trong nhóm tới đa một lần, nhóm nào phạm lỗi bị
trừ điểm, nhóm nào nhanh nhất sẽ dành phần thắng.


<b>3. Mở rộng vốn từ bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Ví dụ</b> : Khi dạy bài ‘Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên’ (TV 5 tập 1,tuần 9 – chủ điểm
<i>‘con người với thiên nhiên’)</i>



- Bài tập 1, 2 : Đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu và tìm những từ ngữ tả bầu
trời....


Từ bài tập trên học sinh xác định: những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện,
những từ ngữ thể hiện sự so sánh, những từ thể hiện sự nhân hóa của bầu trời.


- Những từ ngữ tả bầu trời:…rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa;
xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao; được rửa mặt sau cơn mưa; xanh biếc; dịu
dàng; buồn bã; trầm ngâm; ghé sát mặt đất…


- Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: …xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao…
- Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa bầu trời: …được rửa mặt sau cơn mưa; dịu
dàng; buồn bã; trầm ngâm; nhớ đến; ghé sát mặt đất; cúi x́ng lắng nghe để tìm
thêm…


Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Hằng ngày em thấy bầu trời thế nào? Em thấy vào
ban ngày và ban đêm bầu trời có gì khác nhau khơng?... Hay giáo viên có thể chia
lớp làm các nhóm nhỏ. Gọi nhóm đại diện đóng vai người hỏi và người trả lời về đề
tài “Thiên nhiên”. Các nhóm khác quan sát, nhận xét và đưa ra tình h́ng ứng xử.
* Cần chú ý đến mọi đới tượng học sinh trong giờ học sinh trong giờ học để cho
các em được nói, được làm việc.


<b>VI. Quy trình dạy – học:</b>
<b>1.Kiểm tra bài cũ</b>:<b> </b>


- Cho học sinh nhắc lại kiến thức bài trước ( phần ghi nhớ, kiến thức bài tập)
hoặc làm bài tập để củng cố kiến thức bài cũ hay kiểm tra kiến thức có liên quan
đến bài mới.


<b>2. Dạy bài mới:</b>



<b>a. Giới thiệu bài:</b>


+ Giới thiệu trực tiệp hoặc gián tiếp.
+ Nêu mục tiêu của tiết học.


+ Nhấn mạnh những vấn đề học sinh cần lưu ý trong tiết học để học sinh tập
trung chú ý.


<b>b. Hướng dẫn luyện tập thực hành.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Tổ chức cho học sinh làm lần lược từng bài tập thực hành theo nhiều hình
thức khác nhau: cá nhân, cặp, nhóm…


+ Sau mỗi bài tập tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả.
+ Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá kết quả.
+ GV tổng kết các ý kiến chốt lại ghi bảng.


<b>3. Củng cớ dặn dị.</b>


+ GV nêu một sớ câu hỏi để học sinh trả lời nhằm củng cố lại kiến thức, kỹ
năng cơ bản cần nắm được qua bài học.


+ GV nhận xét tiết học.


+ Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.


<b>C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:</b>


- Dù dạy kiểu bài nào thì GV cũng cần phải thực hiện đầy đủ các quy trình của một


sớ tiết dạy và khơng được xem nhẹ hay bỏ qua một bước nào cả. Sự thành công của
một tiết dạy là do nhiều yếu tố tạo nên chính vì vậy theo tơi tiết dạy đạt hiệu quả
cao là do sự chuẩn bị chu đáo của tất cả các bước từ kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài
mới, sử dụng phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học, cách thức tổ chức tiết dạy,
củng cố, nhận xét, dặn dò của GV và ý thức học tập của HS.


- Trong q trình giảng dạy giáo viên khơng nên nóng vội, mà phải bình tĩnh trong
thời gian khơng phải ngày một ngày hai. Đặc biệt luôn xem xét phương pháp giảng
dạy của mình để điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp với việc nhận thức của
học sinh, gây được hứng thú học tập cho các em.


- Phải nghiên cứu để nhận thức rõ về vị trí, nhiệm vụ của phần kiến thức vừa
dạy.


- Lưu ý quá trình giảm tải đề điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh lớp
mình, đề ra hướng giải quyết cho việc cân chỉnh thống nhất giảm tải.


- Không ngừng học hỏi trao đổi với đồng nghiệp để nghiên cứu đổi mới phương
pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng.


- Giáo viên phải giảng dạy theo nguyên tắc từ những điều đơn giản mới đến nâng
cao, khắc sâu...để học sinh nắm vững kiến thức. Lưu ý cho học sinh cách trình bày
sạch sẽ, khoa học, rèn chữ viết đẹp đúng chính tả cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Ban Giám hiệu duyệt</b> <i><b>Đồng Văn, ngày tháng 11 năm 2019</b></i>


<b>Người thực hiện</b>


<b>Tập thể giáo viên tổ 5</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

BÀI SOẠN MINH HOẠ
Môn: Luyện từ và câu


MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN


<b>I/ Mục tiêu:</b>


- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên : biết một số từ ngữ thể hiện sự
so sánh và nhân hóa bầu trời.


- Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp
thiên nhiên.


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


Bút dạ, bảng phụ


<b>III. Các hoạt động dạy – học</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
<b>1/Ổn định tổ chức</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ :</b>


- Tổ chức cho học sinh chơi trị chơi:Ơ
<i>chữ bí mật</i>


- HS tìm các từ hàng ngang


- Hãy tìm từ được xuất hiện ở hàng dọc


- GV nhận xét, tuyên dương


<b>3/ Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1:Giới thiệu bài </b>


- GV giúp HS nắm mục đích, yêu cầu
của tiết học :


+ Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so
sánh, nhân hoá trong mẩu chuyện Bầu
trời mùa thu


+ Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê
hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so
sánh,


<b>Hoạt động 2:Luyện tập:</b>
<b>Bài 1</b>. Đọc mẩu chuyện sau


<b>-</b>GV gọi HS đọc


- Nội dung mẩu chuyện là gì?
- Tìm những câu văn tả bầu trời?
- GV nhận xét, kết luận


<b>Bài 2.</b>


- HS trả lời các câu hỏi để tìm từ
- HS tìm từ: Thiên nhiên



- HS lắng nghe.


-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.


- 1 HS đọc lời thầy giáo, 1 HS đọc lời
các bạn HS.


- HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài


- Hãy tìm những từ ngữ tả bầu trời trong
những câu văn vừa tìm được ở bài tập 1.
- GV cho HS làm phiếu học tập.


- 1 HS làm phiếu lớn


+ Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh ?
Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá?
- Cho HS làm bài nhóm 4


- Cho HS trình bày kết quả.


- GV nhận xét và chốt lại ý đúng :


- Những từ ngữ tả bầu trời thể hiện sự so
sánh:


+ xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.


- Những từ ngữ tả bầu trời thể hiện sự
nhân hoá:


<i>+được rửa mặt sau cơn mưa.</i>
<i>+ dịu dàng.</i>


<i>+ buồn bã.</i>
<i>+ trầm ngâm.</i>


<i>+ nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.</i>
<i>+bầu trời ghé sát mặt đất.</i>


<i>+ cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim</i>
<i>én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.</i>
<i>- Những từ ngữ khác: </i>


<i>+rất nóng và cháy lên những tia sáng của</i>
<i>ngọn lửa.</i>


<i>+xanh biếc</i>


<b>Bài tập 3</b>


- Cho HS đọc yêu cầu của BT


- GV đưa ra hình ảnh về một sớ cảnh đẹp
ở địa phương


- GV giao việc:



Các em cần dựa vào cách dùng từ ngữ
trong mẩu chuyện trên để viết một đoạn
văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê
em.


- Cho HS làm bài vào vở


- 1 HS đọc yêu cầu bài tập


- HS làm cặp đôi ghi vào phiếu học
tập


- HS dán phiếu lớn lên bảng lớp
- HS nhận xét


- HS làm việc nhóm


- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét


-Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS quan sát


-HS làm bài cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Gọi HS trình bày kết quả


- GV nhận xét và khen những HS viết
đoạn văn đúng, hay.



<b>3) Củng cố, dặn dị:</b>


- GV chớt kiến thức
- GV nhận xét tiết học


- Một số em đọc đoạn văn đã viết
trước lớp.


- Lớp nhận xét


<b>Ban Giám hiệu duyệt</b> <i><b>Đồng Văn, ngày tháng 11 năm 2019</b></i>


<b>Người thực hiện</b>


</div>

<!--links-->

×