ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT ĐỘNG TỪ,
TÍNH TỪ, CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI TRONG
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Môn tiếng việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát
triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để
học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học
sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn tiếng việt (nghe,
đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ
môn Tiếng Việt phân môn luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều
kiến thức sơ giản về Viết Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu
(nói - viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:
1- Rèn học sinh nhận biết:Động từ, tính từ,Danh từ, câu hỏi và dấu
chấm hỏi .
2- Biết dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu,
có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn tôi mạnh dạn nghiên cứu
chuyên đề ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở lớp
4,5'' ở trường TH XXX
Tôi thực hiện đề tài này với mục đích là với việc phối hợp đồng bộ và có
hiệu quả các giải pháp sẽ giúp học sinh có thể tiếp thu bài học một cách hứng
thú hơn, tích cực hơn đồng thời giúp cho các em nhớ lâu hơn và nhớ chính
xác hơn.
Nội dung nghiên cứu này được thực hiện đồng thời trên hai nhóm đối
tương đương thuộc trường Tiểu học XXX. Lớp 5/3 là lớp thực nghiệm và lớp
5/1 là lớp đối chứng. Lớp 5/3 là lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp
thay thế khi dạy các bài Luyện từ và câu. Sau khi làm bài định kì hằng tháng
bằng cách cho học sinh kiểm tra viết, lớp 5/3 đã có số điểm học sinh đạt từ
khá trở lên cao hơn hẳn so với lớp đối chứng cụ thể là điểm trung bình đầu ra
của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là ………. ; điểm bài kiểm ta đầu ra
của lớp đối chứng là …… Qua kết quả T- test thì p = 0,00085 < 0,0001
điều này thể hiện sự khác biệt nhau tương đối cao về điểm trung bình của lớp
đối chứng và điểm trung bình của lớp thực nghiệm. Điều này cũng chứng
minh được sử dụng một số biện pháp tích cực cho học sinh qua việc giảng dạy
môn luyện từ và câu sẽ giúp học sinh học phân môn này có hiệu quả hơn.
II. GIỚI THIỆU
Đối với chương trình giáo dục tiểu học hiện nay việc giúp cho các em
có được một phương pháp tích cực là hết sức quan trọng. Trong chương trình
học việc mở rộng vốn từ và cách dung từ đặt câu có phần hạn chế là không
thể tránh khỏi. Học sinh lớp 5 của trường tiểu học XXX cũng không ngoại lệ.
Vì vậy việc giúp cho các em mở rộng vốn từ và dung từ đặt câu là hết sức
quan trọng.
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy cũng như giúp cho học
sinh có khả năng mở rộng vốn từ và cách dung từ đặt câu khoa học hơn và
hiệu quả hơn qua việc học tập môn Luyện từ và câu nên tôi đã nghiên cứu đề
tài này.
Giải pháp thay thế: để học sinh tập trung cũng như tích cực hơn trong
việc học tập môn Luyện từ và câu đòi hỏi giáo viên phải có nhiều biện pháp
giúp học sinh trong việc dạy học môn Luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú
cũng như giúp cho tiết học thêm phần sinh động hơn, hấp dẫn hơn để cho các
em có thể tập trung vào tiết học một cách hăng say và đầy hứng thú.
Vấn đề nghiên cứu: việc sử dụng một số biện pháp tích cực qua việc
dạy học môn Luyện từ và câu có giúp học sinh dễ hiểu bài hơn cũng như có
nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 5 trường Tiểu học XXX không ?
Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học Luyện từ và câu sẽ nâng
cao kết quả học tập cho học sinh lớp 5 trường TH XXX.
III. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu của tôi được thực hiện tại trường Tiểu học Mỹ
An 2 là trường mà tôi đang công tác để thuận lợi cho việc nghiên cứu.
Giáo viên:
Hai giáo viên của hai lớp đều có lòng nhiệt tình say mê công việc luôn
năng nổ và quan tâm hết mực đối với học sinh.
1. XXX – Giáo viên dạy lớp 5/3 ( lớp thực nghiệm)
2. SSS – Giáo viên dạy lớp 5/1 ( lớp đối chứng)
Học sinh:
Tôi chọn hai lớp này để nghiên cứu vì có những nét cơ bản gần tương
đương nhau về một số yếu tố khách quan. Cụ thể như:
Số học sinh của hai lớp Kết quả kiểm tra định kì tháng 9
Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu
Lớp 5/3 15 9 6 5 4 6
Lớp 4/1 20 9 11 4 3 13
- Tất cả học sinh lớp này đều ngoan, hiền lễ độ,biết lắng nghe.
- Trong năm học trước, cả hai lớp đều cóp kết quả học tập gần như tương
đồng với nhau về điểm số.
1. Thiết kế
Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn trọn vẹn số học sinh của mỗi lớp:
lớp 5/3 là lớp thực nghiệm và lớp 5/1 là lớp đối chứng. Trong đó, tôi lấy kết
quả bài kiểm tra tháng 12 làm kiểm tra trước tác động vì điểm trung bình c,ủa
hai nhóm cũng có sự chênh lệch nên chúng tôi buộc phải kiểm chứng T- test
độc lập để kiểm chứng lại sự chênh lệch của hai nhóm trước khi tác động.
2. Kết quả:
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 7.61 7.64
P = 0.03
P = 0.03 < 0.05 cho thấy sự chênh lệch số điểm trung bình của hai
nhóm là không có ý nghĩa vì thế hai nhóm này được xem là tương đương.
Sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra trước và sau tác động đối với các
nhóm tương đương ( được mô tả từ bảng 2)
Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
KT sau
Tác động
Thực nghiệm O1
Dạy học có sử dụng
PP gây tập trung chú ý cho
học sinh.
O3
Đối chứng O2
Dạy học không sử
dụng PP gây tập trung chú
ý cho học sinh.
O4
Trong bảng thiết kế trên, tôi đã sử dụng phương pháp T- Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Cô: XXX -dạy lớp đối chứng: thiết kế bài dạy theo kiểu truyền thống,
không sử dụng các biện pháp tăng cường trí nhớ cho học sinh qua việc dạy
môn luyện từ và câu.
- Thầy: SSS thiết kế bài dạy theo hướng có sử dụng các phương pháp
tích cực cho học sinh như thiết kế giáo án có sử dụng đồ dung dạy học tực
quan dạy học nhằm tạo cho học sinh tập trung chú ý cao trong khi học phân
môn luyện từ và câu nhằm giúp cho các em có khả năng nhớ một cách lâu
hơn và chính xác hơn.
Tiến hành thực nghiệm:
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, tôi vẫn thực hiện đúng theo kế
hoạch giảng dạy của nhà trường nhằm tao sự khách quan trong quá trình
nghiên cứu. Cụ thể là:
Thời gian thực hiện:
Thứ ngày Môn Lớp Tên bài dạy
4/1/XXX LTVC 5/3 – 5/1 Câu ghép
6/1/XXX LTVC 5/3 – 5/1 Cách nối các vế câu ghép
13/1/XXX LTVC 5/3 – 5/1 Cách nối các vế câu ghép
bằng QHT
4. Đo lường
Chúng tôi chọn bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra định kỳ hằng
tháng do giáo viên chủ nhiệm lớp kiểm tra có sự giám sát của BGH nhà
trường để việc kiểm tra được khách quan cho tất cả các lớp và câu hỏi giữa
hai lớp là tương đồng nhau về nội dung.
Chúng tôi cũng chọn bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra định kì
tháng thứ 5 tức tháng 1.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Khi kết thúc chương trình giảng dạy theo thời gian thực hiện, chúng tôi
tiến hành kiểm tra 1 tiết.
Sau khi kiểm tra xong Tôi và cô XXX cùng tiến hành chấm bài chéo
theo đáp án đã thống nhất xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 7,86 8,65
Độ lệch chuẩn 0,87 0,63
Giá trị P của T- test 0,00085
Chênh lệch giá trị TB chuẩn 0,9
Từ bảng dữ liệu trên cho thấy sự chênh lệch ở 2 nhóm trước tác động là
gần như bằng nhau và sau tác động với kết quả T – test là 0,00085 là có ý
nghĩa nhất định, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối
chứng đấy không phải là kết quả chênh lệch ngẫu nhiên mà là do tác động
mới có được.
Giá trị trung bình chuẩn SMD =
9.0
87.0
86.765.8
=
−
. Điều này đã minh
chứng cho việc dạy học có sử dụng các giải pháp đổi mới cho học sinh làm
cho học sinh hiểu bài chính xác và nhớ bài lâu hơn. Việc sử dụng các biện
pháp tích cực giúp học sinh tăng cường trí nhớ qua việc dạy học môn luyện từ
và câu là một phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cũng đồng thời góp
phần gây hứng thú học tập cũng như phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
cho học sinh.
V. BÀN LUẬN
* Ưu điểm:
Từ kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm sau tác động là 8,65 bên
cạnh nhóm đối chứng là 7,86 và số điểm chênh lệch 0,79 đã chứng tỏ điểm số
của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là rõ
ràng mang tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về giá trị trung
bình giữa hai bài kiểm tra SMD = 0,9 đã thể hiện mức độ ảnh hưởng giữa
chúng là tương đối lớn.
Và cũng qua phép kiểm chứng T – test thì P = 0,00085 < 0,001 điều đã
thể hiện độ chênh lệch về điểm trung bình từ hai nhóm không phải ngẫu nhiên
mà có mà là do tác động từ các phương pháp dạy học đổi mới tạo nên.
* Tồn tại:
Việc sử dụng kết hợp các biện pháp tích cực cho học sinh lớp 5 qua
việc dạy học môn luyện từ và câu là một phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng học sinh trong việc nhớ bài lâu hơn nhưng cũng đòi hỏi giáo viên cũng
cần phải sử dụng một cách hợp lí vào từng bài học cụ thể và đòi giáo viên cần
phải có biện pháp hướng học sinh vào bài một cách hợp lí để có thể phát huy
tính tích cực cho học sinh, có như thế thì việc áp dụng một số phương pháp
tích cực cho học sinh lớp 5 qua việc dạy môn luyện từ và câu mới mang lại
hiệu quả cao.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
+ Kết luận:
Nếu sử dụng một số phương pháp tích cực cho học sinh lớp 5 trong
việc dạy học môn luyện từ và câu sẽ giúp cho tiết dạy thêm phần sinh động và
hấp dẫn hơn cũng như sẽ giúp cho các em nhớ bài một cách lâu hơn và chính
xác hơn. Đồng thời cũng góp phần làm cho kết quả học tập của các em cao
hơn và đạt chất lượng hơn.
+ Khuyến nghị:
- Đối với các cấp lãnh đạo :
* Cần quan tâm về cơ sở vật chất .
* Khuyến khích động viên,giáo viên, áp dụng phương pháp tích vào
dạy học.
- Với các bạn đồng nghiệp: không ngừng tự học, tự nâng cao về trình
độ chuyên môn.
Xin chân thành cảm ơn !