Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bài soạn Chính tả 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.23 KB, 32 trang )

Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nghe -viết)
Tiết 1. DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết và trình bày đúng chính tả đoạn “Một hôm … vẫn khóc”.
- Làm đúng bài tập phân biệt l/n.
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a (5). Vở bài tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát chuyển tiết.
II. Mở đầu: Nhắc nhở yêu cầu giờ học chính tả.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- Củng cố nội dung: HS đọc thầm đoạn văn.
* Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
* Chi tiết nào cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Hướng dẫn chính tả:
* Những chữ nào khó viết? Chữ nào cần viết hoa?
- HS viết lại từ khó.
- HS viết bài:
+ Nhắc tư thế.
+ GV đọc, HS viết bài.
- Soát bài: GV đọc bài, HS soát bằng bút chì.HS đổi vở cho nhau soát bài (hoặc tự
đối chiếu SGK và sửa chữ viết sai bên lề trang vở).
- Chấm bài: Chấm 7 – 10 bài.
- GV nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2a (5):
- HS đọc yêu cầu bài tập – Hướng dẫn làm câu 1.


- HS từ làm bài vào vở bài tập. 2 HS chữa bài. Nhận xét
lẫn - .béo lẳn - nở nang - chắc nịch - loà xoà – lông mày – làm cho
IV. Củng cố: Nhận xét giờ học.
V.Dặn dò: Về nhà học thuộc 2 câu đó.
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nghe -viết)
Tiết 2. MƯỜI NĂM CÕNG BẠN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết và trình bày đúng chính tả đoạn văn.
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x; ăng/ăn.
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 (16). Bài tập 3. Vở bài tập tiếng Việt.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát chuyển tiết.
II. Kiểm tra: HS viết:
béo lẳn nở nang chắc nịch loà xoà
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài, HS đọc thầm đoạn văn, củng cố nội dung.
* Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?
* Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
- Chú ý tên riêng, viết con số, từ ngữ dễ viết sai.
- HS phát hiện chữ khó viết, phân tích. HS viết lại.
- HS viết bài(GV đọc). - Soát bài.
- GV chấm chữa bài (HS khác đổi vở cho nhau soát bài).
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:

Bài 2 (16):
- HS đọc thầm bài tập, làm vào vở bài tập.
- Chữa bài. (lát sau - rằng - phải chăng – xin bà – băn khoăn – không sao- để xem)
Tìm hiểu nội dung.
Bài 3 (17): Lựa chọn bài tập 3a.
- 2 HS đọc câu đố.
- Cả lớp thi giải nhanh. GV chốt lời giải đúng.
+ Dòng thơ 1: chữ (sáo). + Dòng thơ 2: chữ (sao).
IV. Củng cố: Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò: Đọc lại truyện vui “Tìm chỗ ngồi”.
- Về nhà tìm 10 từ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x.
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nghe -viết)
Tiết 3. CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết trình bày đúng, đẹp các dòng lục bát và các khổ thơ.
- Viết đúng các tiếng có âm đầu ch/tr.
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a (27).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát
II. Kiểm tra: HS viết:
săn sóc, đĩa xôi, nước sôi, song song, xong việc. Nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài, 1 HS đọc.
- Nội dung:

* Bài thơ nói lên điều gì? (Tình thương của 2 bà cháu dành cho 1 cụ già bị lẫn đến
mức không biết đường về nhà).
- Lớp đọc thầm bài thơ.
- Hướng dẫn viết đúng chính tả:
* Nêu cách trình bày bài thơ?
- HS viết bài
- Soát bài.
- GV chấm chữa bài (HS khác đổi vở cho nhau soát bài).
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2a (27):
Hướng dẫn câu 1
Ý nghĩa đoạn văn: Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con
người.
- HS đọc thầm bài tập, điền vào vở bài tập.(tre - không chịu - trúc dẫu cháy – tre -tre
- đồng chí - chiến đấu)
- Chữa bài. Nhận xét.
IV. Củng cố: Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: Về nhà tìm 5 từ chỉ con vật bắt đầu bằng tr/ch.
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nhớ -viết)
Tiết 4. TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bài viết: 14 dòng đầu của bài thơ (nhớ - viết).
- Viết đúng, đủ, trình bày đẹp theo thể thơ lục bát.
- Rèn kỹ năng viết đúng các âm đầu r/d/gi. Hoàn thành bài 2(a)
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi bài tập 2a (27). Vở bài tập tiếng Việt.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát
II. Kiểm tra:
2 nhóm thi tiếp sức viết đúng, nhanh tên các con vật bắt đầu bằng: tr/ch.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Hướng dẫn chính tả: 1 HS đọc bài viết. Củng cố nội dung:
*Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
- Hướng dẫn HS nhận xét bài chính tả: trình bày theo thể thơ lục bát.
- Hướng dẫn phân biệt chính tả:
+ HS phát hiện chữ khó viết (Ví dụ: truyện, nghiêng, nghe …), phân tích.
+ Phát hiện những chữ dễ sai, hay lẫn lộn (rồi, rặng)
- HS viết chính tả: Cả lớp đọc thầm bài viết. Nhắc nhở từ thế, cách trình bày.
- HS nhớ, viết bài (14 dòng đầu).
- Chấm, chữa bài: GV chấm 7-10 bài.
- HS đổi vở cho nhau để soát bài, chữ viết sai sửa viết bên lề vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a (38):
- GV Hướng dẫn làm mẫu 1 phần bài tập.
- HS làm bài – 1 HS làm bảng phụ.
Các từ cần điền: gió – gió - diều.
- Chữa bài. Nhận xét.
IV. Củng cố, : Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: Về nhà luyện viết cho đẹp đoạn còn lại của bài thơ.
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nghe -viết)

Tiết 5. NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bài viết: Nghe viế đúng và trình bày sạch sẽ bài “Những hạt thóc giống” (“Lúc
ấy … hiền minh”).
- Làm đúng bài tập 2a: phân biệt l/n.
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi bài tập 2a (47). Vở bài tập tiếng Việt.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát
II. Kiểm tra: 2 HS lên bảng, lớp viết nháp:
rộn ràng dồn dập gió thổi dân giàu nước mạnh
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài viết. HS đọc thầm lại đoạn văn.
- Củng cố nội dung:
* Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Luyện viết từ khó: (HS phát hiện).luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết
- HS viết bài: GV nhắc nhở tư thế, GV đọc bài . HS viết.
- Soát bài. - Chấm bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a (47):
- GV nêu yêu cầu bài tập. HS đọc thầm đoạn văn, làm bài.
- Chữa bài: thi tiếp sức.(lời giải- nộp bài - lần này – làm em –lâu nay – lòng thanh
thản –làm bài)
Bài 3: Giải câu đố.(HS khá)
- Cho HS thi giải câu đố: mỗi ý cho 3 em lên viết nhanh trên bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét.
a, con nòng nọc b, chim én
IV. Củng cố: Nhận xét tiết học.

V. Dặn dò: Học thuộc lòng 2 câu đố.
Chính tả:(Nghe -viết)
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Tiết 6. NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật.
- Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
- Viết đúng chính tả các từ láy có chứa phụ âm đầu s/x.
B. ĐỒ DÙNG: Vở bài tập tiếng Việt, từ điển để làm bài tập 3.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát
II. Kiểm tra: 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp :
lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên, lên non…
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài viết. HS theo dõi SGK. 1 HS đọc bài. Tìm hiểu nội dung truyện.
* Nhà văn Ban- dắc có tài gì? Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, phát hiện những chữ ghi tiếng khó viết.
Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn…
- HS viết bài (GV nhắc nhở tư thế, cách trình bày)
- Soát bài (Gv đọc chậm HS đổi vở để soát lỗi). Chấm bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2 (56): - 1 HS đọc thầm bài tập- Nêu yêu cầu Phát hiện và sử lỗi chính tả
- HS làm bài vào vở Bài tập.- Báo cáo - nhận xét.
Bài 3a (57): Tìm từ láy có chứa âm s/x
- HS làm bài N4( dùng từ điển),- Báo cáo - nhận xét.

s x
san sát
sóng sánh
sẵn sàng
săn sóc
sáng suốt
sầm sập
sần sùi
sấn sổ
xa xa
xam xám
xa xôi
xinh xắn
xao xuyến
xó xỉnh
xồn xoàn
xốn xang
IV. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Gà Trống và Cáo
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nhớ -viết)
Tiết 7. GÀ TRỐNG VÀ CÁO
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhớ, viết lại chính xác, trình bày đúng dòng thơ lục bát đoạn trích từ: Nghe lời
… hết bài Gà Trống và Cáo.
- Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch/tr để điền vào chỗ
trống hợp với nghĩa đã cho.

B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2a.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: Hát
II. Kiểm tra: 2 HS lên bảng:
- Viết 2 từ láy chứa âm s, 2 từ láy chứa âm x.
Lớp làm vào nháp. Kiểm tra, chữa bài, nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài Gà Trống và Cáo.
- GV đọc đoạn thơ. HS đọc thầm, phát hiện từ khó viết. GV hướng dẫn cách viết,
trình bày. Củng cố nội dung đoạn thơ.
* Vì sao Gà Trống không nghe lời Cáo?
* Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy để làm gì?
* Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói?
* Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
- HS viết đoạn thơ theo trí nhớ.
- HS tự soát lại bài. GV chấm chữa bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a (67): HS nêu yêu cầu. HS đọc thầm đoạn văn, N2làm bài vào vở bài tập .
Các từ cần điền: trí, chất, trong, chế, chinh, trụ, chủ.
Bài 3a (68): GV viết nghĩa đã cho lên bảng lớp. HS chơi trò chơi: chọn từ nhanh.
- 2 HS lên bảng thi đua nhau, lớp cùng làm.
+ Ý muốn … tốt đẹp → chí.
+ Khả năng … hiểu biết → trí tuệ.
- GV chữa bài, nhận xét.
IV. Củng cố: Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Trung thu độc lập
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả:(Nghe -viết)
Tiết 8. TRUNG THU ĐỘC LẬP
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe -viết đúng và trình bày đúng đoạn trong bài: Trung thu độc lập “Ngày
mai … to lớn, vui tươi”.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi để điền vào ô
trống, hợp với nghĩa đã cho.
B. ĐỒ DÙNG: Bảng lớp viết bài tập 2a, 3a.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát
II. Kiểm tra:
2 HS lên bảng, cả lớp viết nháp các từ : chung thuỷ, trung thực, họp chợ, trợ giúp
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- 1HS đọc bài viết.- lớp đọc thầm.
- Củng cố nội dung:
* Anh chiến sỹ mơ ước đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
* Hiện thực đất nước ta so với mơ ước của chiến sĩ ra sao ?
- Hướng dẫn HS viết từ khó: HS tự phát hiện những từ khso viết. GV hướng dẫn HS
phân tích cách viết.
- HS viết bài: GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, nhắc nhở cách trình bày, từ ngữ
dễ viết sai. GV đọc bài, HS viết bài.
- Soát bài. - Chấm bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a (77): GV nêu yêu cầu bài, HS đọc thầm bài tập. Làm bài vào vở bài tập. 1 HS
làm bài trên bảng lớp, chữa bài, nhận xét.
Lời giải: kiếm giắt; làm gì; kiếm rơi xuống nước; đánh dấu; kiếm rơi; đã đánh dấu .

* Câu chuyện “Đánh dấu mạn thuyền” đã kể lại cho chúng ta anh chàng ngốc đã
làm gì để tìm kiếm bị rơi.
Bài 3a (78): HS nêu yêu cầu bài, làm bài, chữa bài.
Lớp giải: r: rẻ; d: danh nhân; gi: giường.
IV. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài: Thợ rèn (86).
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả:(Nghe -viết) Tiết 9. THỢ RÈN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Thợ rèn”.
- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu l/n.
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi bài tập 2a (87).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: Hát
II. Kiểm tra: 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp
Con dao, rao vặt, giao hàng, đắt rẻ, hạt dẻ, cái giẻ.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài “Thợ rèn”, HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm bài thơ.
* Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
* Người thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
* Bài thơ cho các em biết gì về nghề thợ rèn? (nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều
niềm vui trong lao động).
- Luyện viết từ khó: trăm nghề, quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch ...

- Nhắc nhở HS trước khi viết bài: Trình bày bài thơ, tư thế ngồi.
- GV đọc, HS viết bài.
- Soát bài. Chấm bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a (87):
- HS đọc thầm bài tập, suy nghĩ làm bài theo 4 nhóm.
- 4 HS của các nhóm lên điền 4 dòng thơ. - Nhận xét.
Thu ẩm
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm thâu đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ chòm khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
- 1 vài HS đọc lại bài thơ.
* Đây là cảnh ở đâu, vào thời gian nào? (cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng).
IV. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài thơ- Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả:(Nghe -viết)
Tiết 11. NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nhớ - viết đúng 4 khổ thơ đầu bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”.
- Làm đúng bài tập3.Làm được bài tập 2(a)
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi bài tập 2a.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát

II. Kiểm tra: Viết các từ bắt đầu bằng l/n.
nóng nực, lập loè, lóng lánh, nên non
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
* GV nêu yêu cầu của bài chính tả. HS đọc 4 khổ thơ đầu của bài. Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Hỏi: +Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước điều gì? (mong ước thế giới trở
nên tốt đẹp).
* Hướng dẫn HS viết chính tả.
- Luyện viết (hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong suốt)
- HS nhớ - viết chính tả.
- Soát bài (Đổi bài cho bạn để soát bài).
- Chấm, chữa bài. Nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a (105): HS đọc thầm suy nghĩ, làm bài N2 vở BTTV- Báo cáo - Nhận xét.
Đáp án:
Trỏ lối sang; đèn lồng nhỏ xíu; chạm vào sức nóng; dồi dào sức sống; thắp
sáng quê hương.
Bài 3:HS đọc thầm yêu cầu, HS làm vào vở bài tậpN2 –GV chốt
a, Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. -Nước sơn là vẻ ngoài, nếu nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì
đồ vật chóng hỏng.
b, Xấu người đẹp nết. -Con người mà tính tình tốt còn hơn vẻ đẹp bên
ngoài.
c, Mùa hè cá sông, mùa đông - Mùa hè ăn cá sống ở sông thì ngon. Mùa đông ăn
cá bể. cá sống ở biển thì ngon.
d, Trăng mờ còn tỏ hơn sao -Trăng dẫu mờ cũng sáng hơn sao. Núi có lở cũng
cao hơn đồi.
- HS học thuộc lòng các câu thơ trên. Những câu trên khuyên em điều gì?
IV. Củng cố: - GV nhận xét tiết học.

V. Dặn dò: - Chuẩn bị bài 12.
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả:(Nghe -viết)
Tiết 12. NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe-viết chính xác, viết đẹp đoạn văn “Người chiến sỹ giàu nghị lực”.
- Viết đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn (bài tập).
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi bài tập 2a.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát.
II. Kiểm tra: 2 HS viết các câu ở bài tập 3 cho đúng chính tả.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn.
- Củng cố nội dung bài.
* Khi bị thương anh Lê Duy Ứng đã làm gì?
* Tác phẩm của hoạ sỹ đã có tác dụng gì?
- Hướng dẫn HS viết chính tả.
- Luyện viết: Sài Gòn, tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng.
- HS viết chính tả.
- Soát bài (Đổi bài cho bạn để soát bài).
- Chấm, chữa bài. Nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a (105): Điền vào chỗ trống tr hay ch. Các từ:
Trung Quốc
chín mươi tuổi

hai trái núi
chắn ngang
chê cười, chết
cháu, cháu
chắt
truyền nhau
chẳng thể
trời, trái núi
IV. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại truyện “Ngu công rời núi”
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài 13.
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Giáo án 4
-------------------------------------------------------------
Chính tả:(Nghe -viết)
Tiết 13. NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe-viết chính xác, viết đẹp đoạn từ “Xi-ôn-côp-xki … đến hàng trăm lần”.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính i/iê.
B. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát
II. Kiểm tra:
2 HS lên bảng - Lớp làm nháp:- GV đọc:
châu báu, trâu bò, châu chấu, chân thành, trân trọng, chân chính.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.

2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài viết. HS đọc thầm. Củng cố nội dung bài.
* Xi-ôn-côp-xki ước mơ điều gì?
* Ông đã làm gì để thực hiện ước mơ đó?
- Hướng dẫn HS viết chính tả.
- Luyện viết: Xi-ôn-côp-xki, nhảy, dại dột, rủi ro, non nớt, thí nghiệm, cửa sổ.
- HS viết chính tả. Soát bài (Đổi bài cho bạn để soát bài).
- Chấm, chữa bài. Nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a (126): HS đọc yêu cầu và nội dung. Thảo luận và làm bài.
l n
lỏng lẻo
long lanh
lung linh
lóng lánh
lơ lửng
lặng lẽ
lạnh lẽo
lộng lẫy
lững lờ
lớn lao
nóng nảy
nặng nề
não nùng
non nớt
năng nổ
nõn nà
nông nổi
no nê
náo nức

nô nức
Bài 3 (127): HS Thảo luận và làm bài
Lời giải: nản chí (nản lòng); lý tưởng; lạc lối (lạc hướng).
IV. Củng cố: GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò: Về nhà làm tiếp bài 2b, 3b. Chuẩn bị bài tiết 14.
-------------------------------------------------------------
Bàng Thị Minh Huyền - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×