Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 1)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu của HS.
- Rèn kỹ năng đọc trôi chảy, diễn cảm, phát âm đúng. Thể hiện đúng nội dung
văn bản nghệ thuật.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập
đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Có chí thì nên, tiếng sáo diều.
B. ĐỒ DÙNG:
Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (học kỳ 1). Bảng phụ kẻ sẵn bài
tập 2 (174).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát.
II. Ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/6 HS trong lớp.
- HS lên bốc thăm bài đọc – chuẩn bị
- HS đọc bài SGK (1 đoạn văn hoặc cả bài theo chỉ định ghi sẵn trên phiếu).
- GV đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc, cho điểm.
3. Bài tập 2 (174): 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- Củng cố: truyện kể (có một chuỗi sự việc liên quan đến 1 hay một số nhân vật,
nói lên một điều có ý nghĩa).
- HS làm bài (theo nhóm 4).
*Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên ?
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật
Ông Trạng thả
diều
Trinh Đường Nguyễn Hiền nhà nghèo
mà hiếu học
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thủy”
Bạch Thái Bưởi.
Từ điển nhân vật
lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay
trắng, nhờ có chí đã làm
nên nghiệp lớn
Bạch Thái
Bưởi
Vẽ trứng. Xuân Yến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên
trì khổ luyện đã trở thành
danh hoạ vĩ đại
Lê-ô-nác-đô
đa Vin-xi
Người tìm đường
lên các vì sao.
Lê Quang Phong -
Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo
đuổi ước mơ, đã tìm được
đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
III. Củng cố: Ôn tập mấy chủ đề, là những chủ đề nào ? GV nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò : Về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 2)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: rèn kỹ năng đọc.
- Ôn luyện kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua các
bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ
hợp với tình huống đã cho.
B. ĐỒ DÙNG:
Phiếu ghi các bài tập đọc và học thuộc lòng (học kỳ 1). Bảng phụ kẻ sẵn bài
tập 3.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát.
II. Ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/6 HS trong lớp (tiến hành như tiết 1).
3. Bài tập 2 (174): - HS đọc yêu cầu bài tập, 1em làm mẫu
HS làm vào vở bài tập.
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt, GV cho nhận xét và ghi điểm.
4. Bài tập 3 (174):
a, Nếu bạn em có quan tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
b, Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
c, Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
- Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
• HS đặt câu khuyên bạn, trong đó có sử dụng thàng ngữ phù hợp với nội dung
bài?
• Chấm điểm động viên kịp thời HS làm bài tốt.
III. Củng cố: HS đọc lại những thành ngữ trên.
Nhận xét giờ học,
IV. Dặn dò : Nhắc HS về ôn tập tập đọc & học thuộc lòng.
Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 3)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện.
B. ĐỒ DÙNG:
- Phiếu kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
- Bảng phụ: Viết ghi nhớ (SGK-113;122).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức: HS hát.
II. Ôn tập:
Bài 1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng:
1/6 HS lớp (như tiết 1).
- HS bốc thăm bài, đọc bài và trả lời câu hỏi.
Bài 2: Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
- Viết một mở bài theo kiểu gián tiếp, một kết bài theo kiểu mở rộng.
Đề bài: Kể chuyện ông Nguyễn Hiền.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp đọc thầm truyện “Ông Trạng thả diều” SGK-104.
- 1 HS đọc nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trên bảng) hoặc SGK-112.
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- 2 cách kết bài:
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục câu chuyện, có lời bình luận thêm
về câu chuyện.
+ Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình
luận gì thêm.
- HS làm bài.
- HS trình bày –GV sửa lỗi- Cho điểm.
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.
III. Củng cố:
HS nhắc lại phần ghi nhớ về mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
IV. Dặn dò :
- Về nhà xem lại ghi nhớ vừa ôn tập.
- Hoàn chỉnh bài tập 2 vào vở.
- Chuẩn bị tiết ôn tập 4.
Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 4)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc tập đọc, học thuộc lòng
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Đôi que đan”.
B. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát.
II. Ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/6 HS trong lớp.
- HS bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo chỉ định trong phiếu.
3. Bài tập 2:
Nghe viết “Đôi que đan”.
- GV đọc bài thơ.
- HS theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc bài thơ.
- Tìm hiểu nội dung:
* Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra? (mũ len, khăn, áo của
bà, của bé, của mẹ cha).
* Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào? (rất chăm chỉ, yêu
thương những người thân trong gia đình).
- HS phát hiện và luyện viết những từ ngữ dễ viết sai (chăm chỉ, mũ, giản dị, đỡ
ngượng, que tre, ngọc ngà, …)
- HS viết bài (GV đọc).
- Soát bài.
- Chấm chữa bài, nhận xét.
III. Củng cố:
* Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò :
- HS tiếp tục luyện đọc.
- Học thuộc lòng bài thơ “Đôi que đan”.
Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 5)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc tập đọc, học thuộc lòng
- Ôn tập về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
B. ĐỒ DÙNG: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. Bảng phụ viết sẵn
bài tập 2 (kẻ bảng theo yêu cầu).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát.
II. Ôn tập:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/6 HS trong lớp.
3. Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS phát huy ý kiến, nhận xét, chốt lời giải đúng.
a, Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn:
- Danh từ:
buổi nắng mắt hổ Tu Dí
chiều phố mi quần áo Phù Lá
xe huyện cổ sân
thị trấn em bé móng Hmông
- Động từ: dừng lại, chơi đùa.
- Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b, Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
- Buổi chiều, xe làm gì?
- Nắng phố huyện thế nào?
- Ai đang chơi đùa trước sân?
III. Củng cố:
* Danh từ là gì ? Động từ là gì ? Tính từ là gì ?
- GV nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò :
- Làm lại bài tập 2. - Tiếp tục luyện đọc.
Tiếng Việt: ÔN TẬP (Tiết 6)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiểm tra đọc hiểu (lấy điểm) các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 11 → tuần
17
B. ĐỒ DÙNG:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng.
- Bảng phụ: ghi sẵn phần ghi nhớ (SGK - 145; 170).
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát.
II. Ôn tập:
1. Kiểm tra đọc: 1/6 lớp.
- HS bốc thăm phiếu, đọc bài, trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
2. Ôn luyện về văn miêu tả:
- HS đọc yêu cầu bài: Tả một đồ dùng học tập của em.
- Củng cố: HS đọc ghi nhớ (bảng phụ).
- HS tự lập dàn bài, viết mở bài, kết thúc.
- GV nhắc HS: Đây là bài văn miêu tả đồ vật. Quan sát chiếc bút, tìm đặc điểm riêng.
Không tả quá chi tiết, rườm rà.
- HS trình bày dàn ý.
- GV ghi bảng:
+ Mở bài: Giới thiệu cây bút được tặng nhân dịp nào?
+ Thân bài: Tả bao quát bên ngoài: hình dáng, chất liệu, màu sắc, nắp bút,
hoa văn trang trí, cái cài ….
Tả bên trong: ngòi bút rất thanh, sáng loáng. Nét trơn đều…
+ Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút.
- HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt (mở bài gián tiếp, kết
bài mở rộng).
III. Củng cố:
HS nhắc lại dàn ý bài văn Tả một đồ dùng học tập của em.
- GV nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò :
- Về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.