MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta vẫn biết, cùng với môn Toán,Tiếng việt là môn học có vị trí
rất quan trọng trọng trong nhà trường tiểu học. Nó hình thành và phát triển ở
học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt văn hóa: nghe, nói, đọc, viết một cách
có ý thức. Môn học này gồm 7 phân môn, mỗi phân môn đều có mục tiêu,
nhiệm vụ riêng, cụ thể. Chính tả cũng vậy, mục tiêu cơ bản của phân môn
này là rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả, góp phần rèn luyện kĩ
năng nghe, đọc cho học sinh. Phân môn chính tả không có bài dạy riêng về lí
thuyết , việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả được thực hiện bởi hệ thống
bài tập. Bởi vậy, hệ thống bài tập chính tả trong sách giáo khoa là vô cùng
quan trọng trong việc giúp học sinh rèn luyện được các kĩ năng này.
Việc tìm hiểu, khảo sát một cách có hệ thống các bài tập chính tả trong sách
tiếng việt góp phần nêu cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp dạy học chính tả
ở tiểu học. Chương trình Tiêng Việt đưa ra chuẩn về tốc độ viết từ lớp 1 đến
lớp 5, tương ứng là độ dài văn bản viết. Liệu độ dài các bài chính tả trong
sách Tiếng Việt có phù hợp với chuẩn đề ra trong chương trình? Sách đưa ra
những dạng bài tập, nội dung chính tả nào để luyện cho học sinh? Học sinh
tất cả các vùng miền đều luyện như nhau các nội dung chính tả hay có sự lựa
chọn? Việc khảo sát hệ thống bài tập chính tả trong sách Tiếng Việt sẽ góp
phần trả lời được những câu hỏi trên.
Trong giới hạn một bài tập lớn, người thực hiện không thể khảo sát hết hệ
thống bài tập chính tả trên tất cả khối lớp trong sách Tiếng Việt tiểu học. Do
đó, tôi chỉ chọn sách Tiếng Việt lớp 2 làm giới hạn khảo sát.
Trên đây là những lí do để tôi thực hiện đề tài " Khảo sát hệ thống bài tập
chính tả trong sách Tiếng Việt lớp 2".
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 1
2. Lịch sử vấn đề
Bài tập chính tả thường được chia làm hai loại: các bài tập luyện viết đoạn,
bài( bài chính tả) và các bài tập luyện âm, vần, thanh…
Để tiện trình bày cũng như theo dõi, dưới đây người thực hiện tạm thời gọi
bài tập luyện viết đoạn, bài là bài chính tả, bài tập luyện âm, vần, thanh là bài
tập chính tả.
Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lí luận chung :
nguyên tắc dạy học, phương pháp dạy học, các dạng bài chính tả, bài tập
chính tả…[3], [9]. Có công trình đi sâu vào một khía cạnh nhất định, chẳng
hạn Võ Xuân Hào trình bày chuyên đề về " dạy học chính tả cho học sinh tiểu
học theo vùng phương ngữ ".
Về hệ thống bài chính tả, các giáo trình và chuyên đề về phương pháp dạy
học chính tả chỉ nêu khái quát, nêu dạng bài( Tập chép, Nghe chép, nhớ viết)
và biện pháp dạy học [3], [8], [9] chứ chưa thấy tài liệu nào giới thiệu hệ
thống bài chính tả trong sách giáo khoa một cách cụ thể.
Về hệ thống bài tập chính tả trong sách tiếng việt, dường như cũng chưa có
công trình nghiên cứu chuyên sâu.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, trước hết người thực hiện mong muốn bản thân nhận
thức sâu sắc hơn về vấn đề, giúp ích một phần nào đó cho công việc giảng
dạy về sau. Vấn đề này khả thi là nguồn tài liệu cho giáo viên, sinh viên khóa
sau học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả
nói riêng, môn Tiếng việt nói chung trong nhà trường tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt ược mục đích trên, đề tài hướng đến thực hiện những nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu tài liệu cần thiết để xây dựng nên cơ sở lí luận, những vấn đề
chung.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 2
- Tiến hành khảo sát hệ thống bài tập chính tả trong sách Tiếng việt lớp 2,
rút ra một vài nhận xét , nêu một số ưu, nhược điểm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nhược điểm, nâng cao chất lượng
dạy học trong nhà trường tiểu học.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Hệ thống bài tập chính tả.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 2 hiện hành.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên, người thực hiện đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, sử dụng trong việc tìm hiểu các tài liệu
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê nhằm hệ thống hóa toàn bộ các dạng bài viết và bài
tập chính tả trong sách Tiếng Việt lớp 2.
- Phương pháp so sánh, phân tích ngôn ngữ để tìm hiểu, nhận xét đặc điểm
các dạng bài luyện tập.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm Chính tả Tiếng Việt tiểu học
Chương 2: Khảo sát hệ thống bài tập chính tả trong sách tiếng việt lớp 2
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chính tả
lớp 2
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 3
NỘI DUNG
Chương 1: Đặc điểm Chính tả Tiếng Việt Tiểu học
1.1. Khái niệm Chính tả
Chính tả là cách viết đúng hoặc là lối viết đúng với chuẩn và những quy
định mang tính quy ước xã hội. Chính tả là tiêu chuẩn hóa hình thức chữ viết
của một ngôn ngữ và tiến hành chuẩn hóa cách viết thống nhất ở mọi cá nhân
và tất cả những loại hình văn bản . Theo đó, chính tả như là một thực thể vốn
có tự than của ngôn ngữ lại vừ đặt ra yêu cầu đối với mọi đối tượng khi thực
hiện hoạt động viết.
1.2. Mục đích của phân môn chính tả
Chính tả Tiếng việt chủ yếu được thực hiện trên nguyên tắc ngữ âm học.
Nguyên tắc này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa âm và chữ, là sự chuyển
đổi các biểu tượng của thính giác thành biểu tượng thị giác, Dựa vào nguyên
tắc đó, có thể nói mục đích cơ bản của phân môn chính tả là:
- Giúp học sinh nắm vững quy tắc và hình thành kĩ năng chính tả. Nói cách
khác, Phân môn chính tả có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành năng lực và
thói quen viết đúng chính tả: Viết đúng chữ ghi âm đầu, âm chính, âm cuối,
viết dấu thanh đúng vị trí, viết hoa tiến tới viết nhanh, viết đẹp,
- Rèn cho học sinh có một số phẩm phẩm chất như tính cẩn thận,tinh thần
trách nhiệm với công việc, Chính tá chính là " Luyện nét chữ, rèn nét người".
1.3. Chuẩn kiến thức và kĩ năng chính tả lớp 2
Viết đúng chính tả bài viết với độ dài khoảng 50 chữ, tốc độ 45- 50 chữ / 15
phút, trình bày sạch sẽ, đúng quy định, không mắc quá 5 lỗi.
Chuẩn trên đây là yêu cầu kiến thức và kĩ năng cần đạt được của chương
trình đối với học sinh lớp 2, chuẩn của chương trình là cơ sở cho việc biên
soạn sách giáo khoa cũng như là định hướng cho việc tổ chức dạy học.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 4
1.4. Nội dung phân môn chính tả lớp 2
Mỗi tuần có hai tiết chính tả với hai hình thức: Tập chép và nghe viết.
Kĩ năng rèn luyện:
+ viết đúng các chữ mở đầu bằng c/k. g/gh, ng/ngh,viết được một só chữ ghi
tiếng có vần khó( uynh, ươ, uyu, oay, oăm...).
+ Viết đúng một số cặp từ dễ lẫn âm đầu( l/n, s/x, d/gi/r...), các vần( an/ang,
at/ac, iu/iêu...) thanh( hỏi/ngã, ngã/nặng) mà nguyên nhân chính là ảnh hưởng
của cách phát âm địa phương.
+ Biết viết hoa các chữ cái mở đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lí việt
Nam.
- Các bài chính tả trong tiếng việt 2, tập 1 thuộc các chủ điểm: Em là học
sinh, Bạn bè, Trường học, Thấy cô, Ông bà, Cha mẹ, Bạn trong nhà.
- Các bài chính tả trong Tiếng việt 2, tập 2 thuộc các chủ điểm: Bốn
mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác, Nhân dân.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 5
Chương 2: Khảo sát hệ thống bài tập chính tả trong sách
Tiếng việt lớp 2
2.1. Hệ thống bài chính tả
2.1.1. Bài chính tả
2.1.1.1. Vai trò của bài chính tả
Bài chính tả có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh rèn luyện chữ
viết, viết đúng mẫu, rõ ràng, nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em ghi
chép bài học của tất các môn học khác. Qua quá trình viết bài và lắng nghe
giáo viên hướng dẫn cách viết các em được mở rộng vốn từ cũng như vốn
hiểu biết về cuộc sống, con người, xã hội. Ngoài ra học sinh còn được rèn
luyện đức tính cần cù, cẩn thận, tinh thần kĩ luật và óc thẫm mĩ.
2.1.1.2. Các dạng bài chính tả
Hệ thống bài chính tả là các bài tập luyện viết đoạn, bài. Sách giáo khoa
Tiếng việt 2 có 2 dạng: tập chép( nhìn - viết), nghe - viết.
2.1.1.2.1. Dạng bài tập chép
Tập chép là dạng bài chính tả yêu cầu học sinh chép lại chính xá tất cả các
từ, các câu hay đoạn trong sách giáo khoa hoặc trên bảng lớp. Kiểu bài này
có tác dụng giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ các từ trong câu, trong đoạn.
Yêu cầu đối với học sinh lớp 2 trong kiểu bài tập chép là phải đọc trơn được
từ, câu, cụm từ cần chép và chép liền mạch từng tiếng, hết tiếng nọ đến tiếng
kia.
2.1.1.2.2. Dạng bài nghe - chép( Nghe - viết)
Đây là kiểu bài đặc trưng của phân môn chính tả. Chính tả nghe -
chép(nghe - viết) rèn luyện kĩ năng viết trên cơ sở thực hiện việc chuyển đổi
những hiện tượng âm thanh( tiếp nhận qua thị giác) thành văn bản viết,
chuyển dạng thức nói sang dạng thức viết. Hình thức chính tả nghe- viết được
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 6
thể hiện rõ nhất đặc trưng của chính tả tiếng việt là chính tả ngữ âm, giữa âm
và chữ( đọc và viết) có mối quan hệ mật thiết - đọc thế nào viết thế ấy.
Dạng bài này yêu cầu học sinh nghe từng từ, cụm từ, câu do giáo viên đọc
và viết lại một cách chính xác, đúng chính tả những điều nghe được theo
đúng tốc độ quy định.
Chính tả nghe- viết có 2 mức độ: nghe, viết những văn bản đã học và những
văn bản chưa được học.
Sau đây là bảng phân bố số lượng 2 dạng bài chính tả, và bảng số lượng
chữ trên 1 bài trong 2 tập sách:
Bảng 1:
Bảng 2:
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 7
Dạng
bài
Tiếng Việt 2, tập 1
(số bài)
Tiếng Việt 2, tập 2
(số bài)
Tập
chép
16 7
Nghe
viết
20 25
Những số liệu trong 2 bảng trên cho ta thấy được bức tranh khái quát về số
lượng các dạng bài chính tả và sự phân bố các bài theo độ dài văn bản của
sách Tiếng Việt lớp 2. Thấy rằng khá phù hợp với chuẩn kiến thức và kĩ năng
chính tả lớp 2. Nhìn vào bảng 1 ta thấy dạng bài tập chép chiếm số lượng lớn
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 8
Số lượng
chữ/ 1 bài
Tiếng Việt 2, tập 1
( Số bài/ trang)
Tiếng Việt 2, tập 2
(Số bài/ trang)
25 1/11
33 1/131
36 2/( 46,153) 1/ 109
37 1/15
38 1/6
39 1/118 1/66
40 2/( 19, 79)
42 1/76
43 3/( 61, 84, 102) 1/102
44 3/( 50, 106, 136) 2( 62, 71)
45 1/ 114
46 1/88 1/53
47 1/120 2/( 38, 76)
49 1/42
50 2/( 25, 81)
51 1/148
52 3/( 29, 33, 65) 1/145
53 4/( 24, 54, 57, 140) 1/7
54 2/( 85, 114)
55 2/( 69,131)
56 1/43
57 1/97 2/( 16, 33)
58 1/125 2/ (89, 135)
59 1/145 1/48
60 1/110 3( 29, 102, 122)
61 1/ 93
63 2/( 20, 118)
64 1/93
65 1/71 3/( 57, 97, 127)
66 1/11
68 1/140
71 1/37
ở sách tập 1( 16 bài) và giảm xuống còn 7 bài ở sách tập 2, phù hợp với
chuẩn chương trình và đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 2. Số lượng bài
chính tả dạng nghe viết có số lượng lớn ở cả 2 tập sách. Số lượng bài ở sách
tập 2 nhiều hơn sách tập 1 là 5 bài. Điều này cũng phù hợp với sự phát triển
nhận thức của các em.
Số bài với số lượng chữ từ 43-53 chiếm số lượng nhiều nhất. Số lượng chữ
mỗi bài được tăng dần theo mỗi tập sách. Ở tập 1, số bài có lượng chữ ít
( 25- 44) chiếm phần lớn trong khi đó số bài có số lượng chữ nhiều lại chiếm
ưu thế trong sách tập 2(57 - 68). Điều này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
học sinh lớp 2.Tuy nhiên, vẫn có những bài với số lượng chữ( 57 - 71) cao
hơn so với chẩn kiến thức lớp 2 là khoảng 50 chữ.
Như vậy, chương trình giáo khoa mới lớp 2 có 2 dạng bài chính tả: tập
chép, Nghe - viết, không có dạng bài nhớ - viết, vừa sức với các em khi đang
ở trong giai đoạn 1. Nội dung văn bản dung trong cả hai dạng bài chính tả
khá gần gũi, phù hợp với độ tuổi các em.Các bài chính tả có văn bản mẫu là
những đoạn văn, bài thơ hay, gây được hứng thú cho các em trong quá trình
viết.Các bài chính tả có độ dài khá phù hợp với chuẩn . Độ chênh lệch không
nhiều. Đây là ưu điểm của chương trình mới - xây dựng chương trình vừa sức
với học sinh, thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học sinh viết chính
tả.
2.2.Hệ thống bài tập chính tả
2.2.1. Bài tập chính tả
2.2.1.1. Vai trò của bài tập chính tả
Phân môn Chính tả không có bài dạy riêng về lí thuyết. Các kĩ năng chính
tả đều được hình thành qua việc thực hành viết đoạn, bài và làm bài tập.
Hệ thống bài tập giữ một vị trí quan trọng trong quá trình dạy học chính tả.
Bài tập tạo điều kiện cho học sinh luyện tập chuyên sâu những trường hợp có
vấn đề chính tả.
2.2.1.2. Tiêu chí phân loại bài tập chính tả
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 9
Hệ thống bài tập chính tả trong sách tiếng việt hiện hành có số lượng phong
phú với nhiều hình thức đa dạng, việc phân loại bài tập chính tả giúp người
giáo viên có cái nhìn hệ thống và xây dựng biện pháp luyện tập thích hợp
Có nhiều cách phân loại bài tập chính tả theo mục đích và tiêu chí khác
nhau
a) Dựa vào đối tượng học sinh có thể chia bài tập chính tả làm hai loại: bài
tập bắt buộc và bài tập lựa chọn
Nhóm bài tập bắt buộc dành cho mọi đối tượng học sinh. Vd: Bài tập về
quy tắc viết hoa c/k/q; g/gh; ng/ngh...
Nhóm bài tập lựa chọn( trong sách giáo khoa kí hiệu các bài tập này được
đặt trong dấu ngoặc đơn. Vd: (3)). Đây chủ yếu là bài tập chính tả phương
ngữ. Tùy vào đặc điểm từng phương ngữ của từng đối tượng học sinh, giáo
viên chọn bài tập thích hợp để luyện tập cho học sinh.Vd: Với học sinh Thừa
Thiên Huế, các em thường rất hay mắc lỗi cặp phụ âm cuối t/c, n/ ng do vậy
giáo viên cần cho học sinh luyện tập nhiều các bài tập phân biệt các cặp từ
này.
b) Dựa vào nội dung, có thể chia bài tập chính tả thành các loại : Bài tập về
âm, vần, thanh, dấu câu, viết hoa...
c) Căn cứ vào hình thức, có thể chia hệ thống bài tập chính tả thành những
nhóm cơ bản: điền vào chỗ trống; tìm: từ, tiếng, âm, vần..; dùng từ đặt
câu,phát hiện và sửa lỗi chính tả ...
Việc phân chia bài tập chính tả thành các loại chỉ mang tính tương đối, dựa
vào đặc điểm điển hình.
Dưới đây là kết quả khảo sát hệ thống các dạng bài tập chính tả trong sách
giáo khoa tiếng việt lớp 2 hiện hành dựa trên hình thức của bài tập và thao tác
hoạt động của học sinh.
2.2.2. Các dạng bài tập chính tả
2.2.2.1. Điền vào chỗ trống
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Lớp: TU 3A 10