Giáo án số: 08 - Tiết: 08
Ngày soạn: 24/ 09/ 2010 - Ngày thực hiện: Tuần 08 ( từ 27/ 09/ 2010 đến 02 /10/ 2010)
Giáo viên: Phạm Trung Hiếu - Tổ KHXH - Trường THPT Văn Chấn (Nghĩa Tâm)
BÀI 7
THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Về kiến thức
- Biết được những đặc điểm tự nhiên cơ bản nhất của biển Đông.
- Đánh giá được ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên VN
2. Về kĩ năng
- Đọc được bản đồ địa hình biển Đông
- Sử dụng được ATLAS.
- Liên hệ được với thực tế.
- Phân tích được những tác động của Biển Đông, đặc biệt sự tác động của thiên tai tới đời sống và hoạt
động kinh tế của đất nước
3. Về thái độ
Có ý thức trong việc sử dụng và tác động hợp lí tới môi trường và biển Đông
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Atlas Địa lí VN.
- Một số hình ảnh minh họa (nếu có)
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1, Ổn định tổ chức lớp
2, Kiểm tra bài cũ
3, Bài mới
Trong cuốn “Thiên nhiên Việt Nam” GS Lê Bá Thảo viết: “ Hàng ngày, biển Đông võ sóng vào các
bãi cát và các vách đá ven bờ nước ta một cách dịu dàng, nhưng cũng có khi nổi giận, gào thét và đạp
phá, nhất là trong các cơn bão. Tuy nhiên điều đó không đáng ngại, cũng như con người, biển có cá
tính của nó”.
Em biết gì về “cá tính” của biển?
GV Những đặc điểm riêng của biển Đông có ảnh hưởng như thế nào tới thiên nhiên và các hoạt động
KT-XH nước ta? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài này.
NỘI DUNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Khái quát về biển Đông
- Biển Đông là 1 vùng biển rộng, có diện tích là:
3,477 triệu km
2
.(Lớn thứ 2 trong TBD)
- Là vùng biển tương đối kín
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên có
tính nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Biển Đông là 1 bộ phận không tách rời trong
thành phần thiên nhiên Việt Nam.
2. Ảnh hưởng của biển đông tới thiên nhiên
Việt Nam
a. Khí hậu:
Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính
hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ảm
tương đối của không khí trên 80%.
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:
- Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các
HĐ 1: Tìm hiểu các đặc điểm của biển Đông.
Hình thức: Cả lớp
?) Dựa vào SGK và bản đồ, em hãy nêu các đặc
điểm chính của biển Đông?
?) Việt Nam cùng có chung biển Đông với những
quốc gia nào?
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức.
?) Tại sao độ mặn trung bình của biển Đông lại
có sự thay đổi theo mùa?
?) Gió mùa ảnh hưởng như thế nào tới dòng chảy
của các dòng hải lưu ở Biển Đông?
HĐ 2: Đánh giá ảnh hưởng của biển Đông đến
thiên nhiên Việt Nam.
Hình thức: Nhóm/cặp
1/ GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ
- Các nhóm lẻ: đọc mục 2 kết hợp những hiểu biết
của bản thân, hãy nêu những tác động của biển
Đông tới khí hậu, địa hình ven biển và các hệ sinh
thái biển ở nước ta
Giáo án Địa lí khối 12 - Ban cơ bản Trang 1
Giáo án số: 08 - Tiết: 08
Ngày soạn: 24/ 09/ 2010 - Ngày thực hiện: Tuần 08 ( từ 27/ 09/ 2010 đến 02 /10/ 2010)
Giáo viên: Phạm Trung Hiếu - Tổ KHXH - Trường THPT Văn Chấn (Nghĩa Tâm)
NỘI DUNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
tam giác châu thổ với bãi triều rộng, các bãi cát
phẳng, các đảo ven bờ, các rạn san hô…..
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và
giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái
đất phèn, nước lợ ….
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
- Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát,
quặng ti tan …, trữ lượng muối biển lớn.
- Tài nguyên hải sản rất phong phú: nước mặn,
nước lợ, ….
d. Thiên tai:
- Bão lụt, sóng lừng ……
- Sạt lở bờ biển
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng
ruộng, ……..
- Các nhóm chẵn: đọc mục 2 kết hợp những hiểu
biết của bản thân, hãy chứng minh biển Đông giàu
có khoáng sản nhưng cũng rất nhiều thiên tai.
?) Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đối với
cảnh quan thiên nhiên nước ta?
2/ HS các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình
bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
3/ GV nhận xét phần trình bày cảu HS và kết luận
cho phần trả lời của các nhóm.
?) Thiên tai ở VN diễn ra mạnh vào khoảng thời
gian nào trong năm? Bão tác động mạnh mẽ vào
khu vực nào ở nước ta?
?) Vì sao tần suất và cường độ các cơn bão đổ bộ
vào nước ta ngày càng có xu hướng mạnh hơn,
mức độ nguye hiểm hơn?
IV - ĐÁNH GIÁ
- Trả lời nhanh theo phiếu trả lời trắc nghiệm trong 10 phút lấy bổ sung
V - HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Làm các câu hỏi cuối bài
- Ôn tập các nội dung đã học từ đầu năm tiết sau Kiểm tra 1 tiết
- Học bài và đọc trước Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
VI - RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giáo án Địa lí khối 12 - Ban cơ bản Trang 2