Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề Khảo sát chất lượng giáo viên cấp THCS Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2017-2018. Môn Lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.82 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b> <b>KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN</b>
<b>NĂM HỌC 2017 – 2018</b>


<b>MÔN: LỊCH SỬ; CẤP THCS</b>


<i>Thời gian làm bài:180 phút, không kể thời gian giao đề.</i>
<b>Câu 1 </b><i><b>(2,0 điểm)</b></i>


Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt ở thế kỷ XIII.


<b>Câu 2 </b><i><b>(2,0 điểm)</b></i>


Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến
năm 1917 và nêu ý nghĩa của những hoạt động đó.


<b>Câu 3 </b><i><b>(3,0 điểm)</b></i>


Nêu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương (5-1941).


<b>Câu 4 (</b><i><b>3,0 điểm)</b></i>


Trình bày ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ
năm 1945 đến nay.


--- <b>Hết</b>


<i>---Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. </i>
<i>Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b> SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC</b>
<b> </b>


<b>HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN</b>
<b>NĂM HỌC: 2017-2018</b>


<b>MƠN: LỊCH SỬ CẤP THCS</b>
<i>(Hướng dẫn chấm có 03 trang)</i>


<b>Câu</b> <b>Đáp án</b> <b>Điểm</b>


<b>1</b> <b>Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống</b>
<b>quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt ở thế kỷ XIII.</b>


<b>2,0</b>
<i>Thí sinh phân tích và làm rõ được các ý sau đây:</i>


- Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành
phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước với tinh
thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng...


0,75
- Nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho các cuộc


kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn
bó đồn kết giữa triều đình và nhân dân. Quý tộc vương hầu nhà Trần đã
chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều tạo nên hạt
nhân của khối đoàn kết dân tộc…



0,75


Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông
-Nguyên không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của
vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng:
Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...


0,5


<b>2</b> <b>Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm</b>
<b>1911 đến năm 1917 và nêu ý nghĩa của những hoạt động đó.</b>


<b>2,0</b>
<i>1. Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm</i>


<i>1911 đến năm 1917</i>


- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường
cứu nước với nhận thức xem các nước phương Tây làm thế nào rồi sẽ về
giúp đồng bào cứu nước.


0,5


- Từ năm 1911 đến năm 1916, Người qua nhiều nước ở châu Phi, châu
Mĩ, châu Âu để khảo sát thực tiễn.


0,5
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Ở đây Người đã làm rất


nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động. Tham gia hoạt


động trong Hội những người Việt Nam yêu nước… Sống và hoạt động
trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng
tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những chuyển biến…


0,5


<i>2. Ý nghĩa…</i>


- Những nhận thức và hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong
những năm 1911-1917 tuy chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng
để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941). </b>
<i>1. Hoàn cảnh</i>


- Năm 1941, chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ 3 ngày càng
ác liệt. Sau khi chiếm phần lớn lục địa châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị
tiến cơng Liên Xơ....


0,5


- Tháng 9 năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết đàn áp
và bóc lột nhân dân Việt Nam, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt
Nam với Pháp - Nhật phát triển gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt
ra cấp thiết hơn bao giờ hết.


0,5



- Trước yêu cầu của lịch sử, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước
trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian chuẩn bị, Người triệu tập
và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương tại Pắc Bó (CaoBằng) từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941.


0,5


<i>2. Nội dung</i>


- Hội nghị chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc
Đơng Dương khỏi ách áp bức của Pháp – Nhật.


0,25
- Quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất


cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và
Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng
công”, tiến tới thực hiện “người cày có ruộng”.


0,25
- Hội nghị chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh bao gồm


các tổ chức quần chúng lấy tên hội cứu quốc nhằm “Liên hiệp hết thảy
các giới đồng bào yêu nước… mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.


0,25
- Xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng


phần tiến lên tổng khởi nghĩa… 0,25



<i>3. Ý nghĩa</i>


- Những quyết định của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã hoàn chỉnh chủ trương đấu
tranh của Đảng, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là dân
tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu
ấy.


0,25


- Có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân ta tích
cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám; khắc phục hồn tồn hạn chế
của Luận Cương chính trị (10-1930), khẳng định sự đúng đắn sáng tạo
của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.


0,25
<b>4</b> <b>Trình bày ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ</b>


<b>thuật từ năm 1945 đến nay. </b> <b>3,0</b>


- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vơ cùng to lớn như một
cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của lồi người, mang lại
những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to
lớn trong cuộc sống của con người.


0,5
- Cách mạng khoa học kĩ thuật cho phép con người thực hiện những bước


nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, nâng cao mức



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tiện nghi sinh hoạt mới.


- Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu
dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và
công nghiệp giảm dần giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành
dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.


0,75
- Cách mạng khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự hình thành một thị trường


thế giới với xu thế tồn cầu hố.


0,5
- Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cũng đã mang lại


những hậu quả tiêu cực. Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương
tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi
trường, những dịch bệnh mới…


</div>

<!--links-->

×