Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chủ đề 2 tế bào nhân thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.58 KB, 16 trang )

Tiết 8 – 10: CHỦ ĐỀ 2: TẾ BÀO NHÂN THỰC
Kiến thức về tế bào là một trong những nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình
sinh học THPT. Các hiểu biết về thành phần hóa học, cấu trúc của tế bào và các hoạt động sống của
tế bào sẽ là nền tảng để tìm hiểu và tiếp thu kiến thức ở các cấp độ tổ chức sống khác của sinh giới.
Do đó để giúp học sinh có thể tìm tịi và tiếp thu kiến thức một cách logic về đặc điểm cấu trúc
chung của tế bào, chức năng của các thành phần cấu trúc trong tế bào, phân biệt được cấu tao của
tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ, vận dụng các kiến thức lý thuyết để giải quyết các hiện tượng
thực tiễn trong đời sống, sản xuất và trong tự nhiên, chúng tôi chọn dạy chủ đề : “Tế bào nhân
thực” được xây dựng dựa trên kiến thức của các bài 8, 9, 10 – “Tế bào nhân thực” của sinh học 10
cơ bản.
A. Yêu cầu cần đạt trong chương trình SH - Mục tiêu dạy học của chủ đề; Cấu trúc chủ đề,
thời lượng dạy học
I. Yêu cầu cần đạt trong chương trình SH - Mục tiêu dạy học của chủ đề
Yêu cầu cần đạt

Năng lực

- Trình bày được các đặc điểm chung của tế
bào nhân thực.
- Chỉ ra đặc điểm khác nhau giữa tế bào nhân
sơ và tế bào nhân thực.
- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và
chức năng quan trọng của nhân.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và
chức năng của các bào quan trong , màng sinh
chất của tế bào.
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu
tạo tế bào thực vật và động vật.
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng
thực tế và ứng dụng thực tiễn trong việc đưa
ra các biện pháp bảo vệ bào quan trọng tế bào.



SH1.1. Trình bày được các đặc điểm chung của
tế bào nhân thực.
SH1.2. Chỉ ra đặc điểm khác nhau giữa tế bào
nhân sơ và tế bào nhân thực.
SH1.1.Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào
và chức năng quan trọng của nhân.
SH1.2. Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo
và chức năng của các bào quan trong , màng
sinh chất của tế bào.
SH2.1.Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh
cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
SH3.1. Vận dụng kiến thức giải thích hiện
tượng thực tế và ứng dụng thực tiễn trong việc
đưa ra các biện pháp bảo vệ bào quan trọng tế
bào.

II. Nội dung chính chủ đề
1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
2. Cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực.
2.1. Nhân tế bào.
2.2. Các bào quan.
2.3. Khung xương tế bào.
2.4. Màng sinh chất.
2.5.Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
III.Thời lượng chủ đề: Tế bào nhân thực ( 3 tiết)
STT
1

Nội dung

I.
II.

Đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
Cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân
thực.

Dự tính
số tiết
1


1. Nhân tế bào
2. Các bào quan trong tế bào chất
II.
2

3

-

Cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân
thực.
3. Khung xương tế bào
4. Màng sinh chất.
5. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
Luyện tập
Vận dụng và tìm tịi mở rộng
Tổng


1

1
3

B. Ma trận hoạt động – biểu hiện hành vi của năng lực
Trong chủ đề này thể hiện các đặc trưng sống của tế bào: Trao đổi chất và năng lượng, sinh sản,
di truyền.
Bảng ma trận hoạt động cho chủ đề

Hoạt động
Hoạt 1. Khởi động.
Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới.

Năng
lực SH
SH 1.2

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1.Hướng dẫn tiến trình tham gia và thực hiện chủ đề.
Hoạt động 2.2: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Hoạt động 2.3: Cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào
nhân thực.
a. Nhân tế bào.
b. Các bào quan.
c. Khung xương tế bào.
d. Màng sinh chất.
e.Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tịi mở rộng


SH1.1
SH1.2
SH1.2
SH2.1
SH3.1

Đặc
trưng
sống
- Trao đổi
chất và
năng
lượng.
-Sinh sản
-Di
truyền

SH1.2
SH 3.1
SH 1.2
SH 3.1

C. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Hình ảnh tế bào nhân thực (H8.1-SH10).
- Phiếu học tập về cấu trúc và chức năng các loại bào quan trong cấu trúc tế bào nhân thực;
2. Chuẩn bị của HS:



- Đọc trước các bài 8, 9, 10
- Bảng phụ, bút dạ, đồ dùng học tập.
*Hướng dẫn tiến trình tham gia và thực hiện chủ đề.
Giáo viên
Học sinh
Hướng dẫn, tổ chức lớp tham gia hoạt động
- Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, nhóm phó,
học tập
thư ký…
- Phân nhóm: 6 - 7 nhóm, mỗi nhóm 05 HS.
- Thảo luận thống nhất mạch kiến thức của
( tùy theo sĩ số lớp)
chuyên đề.
- Hướng dẫn HS thảo luận xây dựng và thống
- Nhận các phiếu học tập, kế hoạch tự học,…
nhất mạch kiến thức của chuyên đề.
Nghe hướng dẫn, ghi nhận thông tin.
- Kế hoạch học tập. ( kế hoạch giải bài tập về
- Phân công nhiệm vụ học tập:
nhà, xây dựng sơ đồ tư duy…).
- Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ và lập kế
- Hướng dẫn HS chuẩn bị kế hoạch học tập hoạch cho nhóm; các thành viên lập kế hoạch tìm
(Làm mơ hình tế bào nhân thực, phiếu học tập , hiểu theo sự phân cơng của nhóm trưởng.
kế hoạch tự học của nhóm, kế hoạch thực hiện dự
án học tập của nhóm…)
- Quy định thời gian chuẩn bị để hồn
thành chủ đề: 1 tuần
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức:

Lớp
10A4
10A5
10A6
10A7

Tiết (ppct)
8
9
10
8
9
10
8
9
10
8
9
10

Thứ

Ngày

Tiết

Sĩ số

HS vắng


2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép vào hoạt động khởi động
3. Chuỗi các hoạt động học:
A. Đặt vấn đề/khởi động:
*Mục tiêu kiến thưc/ KN
- Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu.
- Kích thích tinh thần học tập cho các em vui vẻ, đồn kết
*Nội dung
GV tạo tình huống có vấn đề kích thích tìm tịi của hs bằng cách chơi trị chơi ô chữ
*Phương thức tổ chức
Trò chơi ô chữ


Luật chơi: GV cho hs chọn ô chữ và trả lời câu hỏi tương ứng, trả lời đúng 1 hàng ngang được 1
điểm cộng, trả lời đúng hang dọc nhanh nhất được điểm 10
Câu hỏi hang ngang: có 8 hàng ngang
1. Axit Deeoxiribo Nucleic viết tắt là gì?
2. ………được cấu tạo chủ yếu là peptidoglycan.
3. Tế bào có nhân chưa hồn chỉnh, khơng có màng bao bọc gọi là tế bào gì?
4. Đoen phân của ADN?
5. Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống?
6. ……được cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và protein?
7. Tên của 1 giới sinh vật?
8. Vì sao vi khuẩn khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường?
*Sản phẩm

T

M


K

Í

À

C

N

H

G

T

H

S

H

A

D

N

À


N

H

T



B

N

H

Â

N

S

Ơ

N

U

C

T




À

O

L

Ê

Ơ

B

À

O

I

N

H

C

H




T

T

H



C

V



T



Ơ

C

N

H



T


I

T

Từ ơ chữ hang dọc gv dẫn dắt học sinh vào chủ đề
B: Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân thực:
*Mục tiêu:
- SH2.1. Nêu được điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.
- SH3.1. Làm được mơ hình tế bào nhân thực ( TB động vật hoặc tế bào thực vật)
*Nội dung
GV sử dụng hỏi đáp trực tiếp cùng với hình ảnh giúp học sinh nắm được đặc điểm của tế bào nhân
thực từ đó so sánh sự khác biệt so với tế bào nhân sơ
* Phương thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên.
- Hãy quan sát lại hình vẽ kết hợp đọc SGK và so sánh
đặc điểm tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

Hoạt động của học sinh.


- Quan sát hình, nghiên cứu sgk phần mở
đầu trang 36 bài 8, trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung

- GV đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh kiến thức-> Tiểu kết.

- Các nhóm hoặc cá nhân nộp sản phẩm

- GV kiểm tra mơ hình TB nhân thực đã giao cho các

nhóm và cá nhân làm từ tiết trước, nhận xét sản phẩm và
có thể cho điểm.
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS:
Câu hỏi

Mức 1
- Nêu điểm khác biệt giữa tế bào nhân - Nêu được điểm
sơ và nhân thực.
khác biệt cơ bản
- Làm mơ hình tế bào nhân thực.
giữa tế bào nhân
sơ và nhân thực.

Mức độ hoàn thành
Mức 2
Mức 3
- Nêu được và - Làm được mơ
phân tích trên hình tế bào nhân
hình vẽ điểm thực.
khác biệt giữa
tế bào nhân sơ
và nhân thực.

* Sản phẩm:
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực :
- Có kích thước lớn hơn TB nhân sơ.
- Có cấu trúc phức tạp.
+ Có nhân tế bào, có màng nhân.
+ Có hệ thống màng chia TBC thành các xoang riêng biệt.
+ Các bào quan đều có màng bao bọc.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực.
*Mục tiêu:
SH1.1. Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.
SH1.2. Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong , màng sinh
chất của tế bào.
SH2.1: Chỉ ra điểm khác nhau giữa các bào quan như lục lạp và ti thể.
SH3.1: Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến chức năng các bào quan.
*Nội dung.
GV giúp hs tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, và các bào quan như riboxom, bộ
máy gôn gi…
* Phương thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.


1. Nhân tế bào
GV yêu cầu HS đọc SGK mục I ( trang 37) quan sát hình ảnh:

HS nghiên cứu thơng tin trang 37
SGK và hình ảnh trả lời câu hỏi
+ Cấu tạo:

- Nhân tế bào có cấu tạo thế nào?
GV chiếu hình mơ tả thí nghiệm:
Một nhà khoa học đã tiến hành phá huỷ nhân tế bào trứng ếch
thuộc lồi A. Sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của lồi
B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm ông đã nhận được các
con ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân.
- Em hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của lồi

nào?
-Thí nghiệm này có thể chứng minh đặc điểm gì về nhân tế
bào?
=>Vậy nhân tế bào có chức năng gì?
2. Các bào quan trong tế bào chất
GV chiếu các hình ảnh về các bào quan khơng chú thích, u
cầu HS nhận diện từng bào quan hoặc cho HS chỉ ra các bào
quan trong mơ hình đã làm
- GV nhận xét
+ Tiếp tục cho HS quan sát hình ảnh các bào quan riêng lẻ và
u cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhó,hồn thành phiếu
học tập số 1:

+ Chức năng: ( giải thích thí
nghiệm)
-

HS khác nhận xét, bổ sung

- HS hoạt động nhóm, nghiên cứu
thông tin trong SGK trang 37 đến 42
và quan sát hình , hồn thành PHT
- Đại diện 1 nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung


Bào quan

Cấu trúc


Chức năng

Sự phù hợp
giữa cấu trúc
và chức năng

Lưới nội
chất
Riboxom
Bộ máy
gôngi
Ti thể
Lục lạp
Không bào
Lizôxôm
- GV quan sát sự hoạt động của các nhóm, có thể giúp đỡ các
nhóm gặp khó khăn.
- Nhận xét báo cáo của các nhóm
- Hỏi thêm:
+ Dựa vào hình 8.2 hãy cho biết những bộ phận nào của tế
bào tham gia vào việc vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào?

- HS độc lập quan sát hình ảnh và
vận dụng kiến thức chức năng của 2
bào quan trả lời

+ Tại sao lá cây có màu xanh, màu xanh của lá cây có liên
quan đến chức năng quang hợp hay không?
- GV kết luận ( Tiểu kết)
c. Khung xương tế bào

- GV chiếu hình ảnh khung xương tế bào cho HS quan sát và
yêu cầu HS trả lời:
+ Cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào?

+ HS vận dụng kiến thức cả kiến
thức vật lý trả lời: màu xanh lục của
lá là do sắc tố khơng hấp thụ màu
xanh lục nên phản vào mắt người
nhìn lá có màu xanh và khơng liên


quan đến chức năng quang hợp
+ HS quan sát hình ảnh và đọc SGK
( trang 43, 44 sinh 10) trả lời câu hỏi

- GV tiểu kết cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào.
d. Màng sinh chất.
- GV chiếu hình ảnh cấu tạo màng sinh chất yêu cầu HS quan
sát kết hợp đọc SGK và thảo luận cặp đôi trả lời phiếu học tập
số 2:

Cấu trúc
1) Gồm 1 lớp kép
phơtpholipit quay đầu kị
nước vào nhau.
2) Có các phân tử prôtêin
xen kẽ (xuyên màng)
3) prôtêin ở bề mặt (bám
màng).
4) Các tế bào động vật có

colestêron
5) prơtêin liên kết với lipit
tạo lipôprôtêin hay liên kết
với cacbohyđrat tạo
glycoprotein

Chức năng
a) Trao đổi chất với mơi
trường một cách có chọn lọc
(bán thấm).
b) Thu nhận thông tin cho tế
bào.
c) "dấu chuẩn"giữ chức năng
nhận biết nhau và các tế bào
"lạ"
d) Làm tăng sự ổn định của
màng sinh chất.
e) Vận chuyển các chất qua
màng

- Sau khi HS đưa ra đáp án, Gv yêu cầu HS phân tích trên
hình ảnh sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng
sinh chất.
- Vận dụng: Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này
sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các
cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó?
- GV nhận xét và tiểu kết.
e. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất

+ HS quan sát và thảo luận rồi

thống nhất trả lời phiếu học tập số 2

(1a+e; 2a+e; 3b; 4d; 5c)

- HS vận dụng kiến thức về ” dấu
chuẩn” trả lời


Quan sát hình ảnh và đọc thơng tin SGK điền nhanh vào bảng
sau:
- HS quan sát hình và đọc thơng tin
trong SGK Tr 46 trả lời vào bảng sau
:
Đặc điểm Cấu trúc
Chức
năng
Thành tế
bào
Chất nền
ngoại bào

- Gọi 2 HS trả lời: Mỗi HS 1 nội dung
- GV tiểu kết.

+ HS trả lời theo hướng dẫn của GV
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS:
Câu hỏi
- Hoàn thành phiếu học tập
- Phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc
và chức năng của các bào quan?

- Giải thích hình 8.2?
- Nêu cấu trúc và chức năng của khug
xương tế bào, thành tế bào, chất nền
ngoại bào?
- Phân tích sự phù hợp giưa cấu trúc
và chức năng của màng sinh chất?
- Tại sao lá cây có màu xanh, màu
xanh của lá cây có liên quan đến chức
năng quang hợp hay không?
- Vận dụng trả lời các câu hỏi lệnh
trong SGK

Mức 1
- Hoàn thành đủ
nội dung trong
phiếu học tập.
- Nêu được cấu
trúc và chức
năng của khug
xương tế bào,
thành tế bào,
chất nền ngoại
bào.

Mức độ hoàn thành
Mức 2
- Phân tích được
sự phù hợp giữa
cấu trúc và chức
năng của các bào

quan?
- Giải thích được
hình 8.2.
- Phân tích được
sự phù hợp giưa
cấu trúc và chức
năng của màng
sinh chất?

Mức 3
- Giải thích
được màu xanh
lá cây khơng
liên quan đến
chức
năng
quang hợp.
- Vận dụng trả
lời được các câu
hỏi lệnh trong
SGK.

* Sản phẩm:
II. Cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân thực.
1. Nhân tế bào:
a. Cấu trúc
- Chủ yếu hình cầu, đường kính 5 um.
- Màng nhân : gồm2 hai lớp màng( màng kép), có nhiều lỗ nhỏ để lưu thông vật chất giữa nhân và
TBC.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con .

+ Nhân con: prôtêin và rARN
b. Chức năng:
- Nhân là thành phần quan trọng nhất, là nơi chứa đựng VCDT.
- Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.


2. Các bào quan trong tế bào chất:
Phiếu học tập Số 1
Bào quan

Lưới nội
chất

Riboxom

Bộ máy
gôngi

Ti thể

Lục lạp

Cấu trúc

Chức năng

- Hạt:
+ Là hệ thống xoang dẹp
nối với màng nhân ở 1
đầu và lưới nội chất hạt ở

đầu kia.
+ Trên mặt ngoài của
xoang có đính nhiều hạt
ribơxơm.
-Trơn:
+ Là hệ thống xoang hình
ống, nối tiếp lưới nội chất
hạt.
- Bề mặt trơn, có nhiều
enzim.
- Khơng có màng bao bọc
+Gồm một số loại rARN
và nhiều Pr khác nhau.
+ RBX gồm 1 hạt lớn và
1 hạt bé.
- Gồm 1 chồng túi màng
dẹt tách biệt xếp chồng
lên nhau theo hình vịng
cung.

Tổng hợp prơtêin cho tế
bào và prơtêin xuất bào

- Gồm 2 lớp màng bao
bọc:
+ Màng ngồi trơn
khơng gấp khúc.
+ Màng trong gấp nếp
tạo thành các mào ăn
sâu vào chất nền, trên đó

có các enzim hơ hấp.
- Bên trong chất nền có
chứa ADN và ribơxơm.
- Chỉ có ở thực vật
- Hình bầu dục.
- Ngồi có 2 màng trơn.
- Trong là chất nền chứa
enzim cacboxyl (strôma)
và các hạt grana gồm
nhiều túi dẹt (tilacôit)
chứa nhiều hệ sắc tố, xếp
chồng lên nhau, các grana
nối với nhau bằng hệ
thống màng.
-Chứa ADN và riboxom

- Là nơi tổng hợp ATP :
cung cấp năng lượng cho
mọi hoạt động sống của
tế bào
( Hô hấp)

- Màng trong gấp nếp giúp
tăng diện tích tiếp xúc và
chứa được nhiều enzim hô
hấp, phân giải chất hữu cơ
cung cấp năng lượng
nhanh cho tế bào.
- Chứa ADN, ribôxôm nên
tự sinh sản


-Là nơi thực hiện chức
năng quang hợp
-Có khả năng nhân đơi
độc lập

- 2 lớp màng chất nền
trong suốt -> cho ánh sáng
dễ dàng đi qua
- Hình bầu dục thuận lợi
hấp thu và điều tiết ánh
sáng.
- Chất nền chứa enzim là
nơi xảy ra các phản ứng
quang hợp, đặc biệt pha
tối.
- Hệ sắc tố nằm trên màng
tilacoit giúp hấp thụ ánh
sáng

Tổng hợp lipit, chuyển
hoá đường, phân huỷ
chất độc đối với cơ thể.

Nơi tổng hợp Pr cho TB.

Sự phù hợp giữa cấu trúc
và chức năng
Có chứa hạt ribôxôm là
nơi tổng hợp protein


Chứa enzim thực hiện
tổng hợp lipit, chuyển hố
đường, phân huỷ chất
độc..
Có 2 tiểu phần lớn nhỏ
như giá đỡ và giúp dịch
chuyển trong quá trình
tổng hợp protein.

Là nơi lắp ráp, đóng gói Cấu trúc phù hợp giúp
và phân phối các sản thực hiện lắp ráp, đóng gói
phẩm của TB.
và phân phối các sản
phẩm của TB.


- Bao bọc bởi màng đơn,
bên trong là dịch không
bào chứa các chất hữu cơ
và các ion khoáng tạo nên
áp suất thẩm thấu.
- Chỉ có ở TB thực vật,
một số động vât
- Là bào quan dạng túi, có
màng đơn có chứa nhiều
enzim thuỷ phân.
- Chỉ có ở TB động vật.

Khơng bào


Lizôxôm

Chức năng của không
bào phụ thuộc vào từng
loại tế bào và tuỳ theo
từng loài sinh vật

Tham gia phân huỷ các tế
bào, các tế bào già các tế
bào bị tổn thương, các
bào quan hết thời hạn sử
dụng.

+ Chứa AND, ribôxôm
nên tự sinh sản
Không bào lớn, nhỏ chứa
săc tố tạo nên màu sắc hoa
hoặc chứa inon khoáng tạo
lực hút (áp suất thẩm thấu)
cho rễ…
Chứa enzim thuỷ phân nên
phân huỷ các tế bào, các tế
bào già các tế bào bị tổn
thương, các bào quan hết
thời hạn sử dụng.

3. Khung xương tế bào.
a. Cấu trúc:
Gồm các sợi và ống protein (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau nâng đỡ tế bào.

b.Chức năng:
- Giá đỡ cơ học cho tế bào→Duy trì hình dạng.
- Nơi neo giữ các bào quan: ti thể, ribosome, nhân vào các vị trí cố định.
- Tham gia vào chức năng vận động của tế bào (trùng amip, trùng roi xanh, bạch cầu)
4. Màng sinh chất.
Cấu trúc
* Màng sinh chất có cấu trúc khảm – động.
* Khảm: Thành phần chính cấu trúc nên lớp màng là lớp
kép phơtpholipit, xen kẽ là các phân tử protein.
- Lớp kép phôtpholipit: các phân tử phơtpholipit quay đầu
ưu nước ra ngồi, đi kị nước vào trong.
- .Các prôtêin màng gồm:
+ Protein xuyên màng: xuyên suốt lớp kép phôtpholipit tạo
thành các “kênh” protein đặc hiệu.
+ Protein bám màng: chỉ bám trên bề mặt màng.
+ Protein liên kết với cacbonhidrat tạo thành các “dấu
chuẩn” glycoprotein.
- Ở tế bào động vật và người cịn có nhiều phân tử
cholesteron.
* Động: Các phân tử cấu trúc nên màng có khả năng di
chuyển trong phạm vi lớp phơtpholipit → có khả năng thay
đổi hình dạng.

Chức năng

- Trao đổi chất với mơi trường một
cách có chọn lọc (bán thấm).
- Thu nhận thông tin cho tế bào.
- "Dấu chuẩn"giữ chức năng nhận
biết nhau và các tế bào "lạ"

- Cholesteron làm tăng sự ổn định
của màng sinh chất.

5. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
Đặc điểm
Thành tế
bào
Chất nền

Cấu trúc
Chức năng
+ Tế bào thực vật: cấu tạo chủ yếu bằng - Bảo vệ tế bào.
xenlulơzơ
- Quy định hình dạng tế bào.
+ Tế bào nấm: cấu tạo bằng kitin
- Chỉ có ở tế bào động vật và người.
- Liên kết các tế bào tạo thành mô


ngoại bào

- Chủ yếu là sợi glicôprôtêin + chất vô cơ +
chất hữu cơ

- Giúp tế bào thu nhận thông tin.

C. Luyện tập.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ.
HS làm việc độc lập trả lời các câu hỏi sau tự luận và trắc nghiệm sau: ( 25 phút)
TỰ LUẬN:

1. So sánh điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực băng cách điền vào bảng sau:
Đặc điểm

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Kích thước
ADN
Nhân
Thành tế bào
Bào quan
Ribosome
Ví dụ
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật và điền vào bảng sau:

So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật:
- Giống nhau:
- Khác nhau: điền có hoặc khơng vào cột tương ứng với cấu trúc
Tên cấu trúc
Thành tế bào
Trung thể
Lục lạp
Lizôxôm
Khung xương tế bào

Tế bào động vật

Tế bào thực vật


TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Khơng có thành tế bào bao bọc bên ngồi
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein


Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 2: Nhân của tế bào nhân thực khơng có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm ADN liên kết với protein
C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân
D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
Câu 3: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào q trình tổng hợp lipit
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 4: Mạng lưới nội chất trơn khơng có chức năng nào sau đây?
A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Chuyển hóa đường trong tế bào
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
D. Sinh tổng hợp protein
Câu 5: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?

A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
C. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
D. Riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
Câu 6: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào biểu bì.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào hồng cầu.
D. Tế bào cơ.
Câu 7: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển nhất?
A.Tế bào bạch cầu.
B. Tế bào hồng cầu.
C.Tế bào cơ.
D. Tế bào biểu bì.
Câu 8: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất?
A.Tế bào biểu bì
B.Tế bào hồng cầu
C.Tế bào cơ tim.
D.Tế bào xương.
Câu 9: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ?
A. Giúp tế bào di chuyển
B. Nơi neo đậu của các bào quan
C. Duy trì hình dạng tế bào
D. Vận chuyển nội bào
Câu 10: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động
B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể
C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất
D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào
Câu 11: Lục lạp có chức năng nào sau đây?

A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngồi tế bào
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit
Câu 12: Cấu trúc nằm bên trong tế bào gồm một hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau
được gọi là?


A. Lưới nội chất
B. Bộ máy Gôngi
C. Riboxom D. Màng sinh chất
Câu 13: Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
(4) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit
(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất
hạt?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14: Heemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu gồm 2 chuỗi poolipeptit α và 2
chuỗi poolipeptit β. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp protein cung cấp cho quá trình tổng
hợp hemoglobin là?
A. Ti thể
B. Bộ máy Gôngi
C. Lưới nội chất hạt
D. lưới nội chất trơn

Câu 15: Lưới nội chất trơn khơng có chức năng?
A. Tổng hợp bào quan peroxixom
B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc
C. Tổng hợp protein
D. Vận chuyển nội bào
Câu 16: Cho các phát biểu sau về riboxom. Phát biểu nào sai?
A. Lizoxom được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Lizoxom chỉ có ở tế bào động vật
C. Lizoxom chứa nhiều enzim thủy phân
D. Lizoxom có chức năng phân hủy tế bào già và tế bào bị tổn thương.
Câu 17: Tế bào nào trong các tế bào sau đây chứa nhiều lizoxom nhất?
A. Tế bào hồng cầu.
C. Tế bào bạch cầu.
B. Tế bào thần kinh.
D. Tế bào cơ.
Câu 18: Testosteron là hoocmon sinh dục nam có bản chất là lipit. Bào quan làm nhiệm vụ
tổng hợp lipit để phục vụ quá trình tạo hoocmon này là?
A. Lưới nội chất hạt
B. Riboxom
C. Lưới nội chất trơn
D. Bộ máy Gôngi
Câu 19: Cho các nhận định sau về không bào, nhận định nào sai?
A. Không bào ở tế bào thực vật có chứa các chất dự trữ, sắc tố, ion khống và dịch hữu cơ...
B. Khơng bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi
C. Không bào được bao bọc bởi lớp màng kép
D. Khơng bào tiêu hóa ở động vật nguyên sinh khá phát triển.
Câu 20: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất?
(1) Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa
(2) Liên kết với các phân tử protein và lipit cịn có các phân tử cacbohidrat
(3) Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng

(4) Xen giữa các phân tử photpholipit cịn có các phân tử colesteron
(5) Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein
Có mấy đặc điểm đúng theo mơ hình khảm - động của màng sinh chất?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
HS độc lập vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi tự luận và trắc nghiệm trên của giáo viên.
Bước 3. Báo cáo.


GV sử dụng kĩ thuật tia chớp.
-Gọi bất kì 1 vài HS trả lời.
-HS khác nghe và có ý kiến nếu khơng giống mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
-Đánh giá độ chính xác về câu trả lời.
-Đánh giá khả năng trả lời câu hỏi ( phản xạ nhanh/chậm)
Đáp án:
- Câu trắc nghiệm là các đáp án gạch chân.
- Câu tự luận:
1. So sánh điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực:
Đặc điểm
Kích thước
AND
Nhân
Thành tế bào

Bào quan
Ribosome

Ví dụ

Tế bào nhân sơ
Kích thước nhỏ (nhỏ hơn 2 Mm)
ADN dạng vịng
Khơng có nhân, ADN trong vùng
nhân
Thành tế bào được cấu trúc từ các
phân tử polysaccharide được gọi là
peptidoglycan
Khơng có bào quan có màng bao
bọc, ví dụ: khơng có ty thể
Ribosome nhỏ (20nm hoặc nhỏ hơn)
Ví dụ: Vi khuẩn E.coli

Tế bào nhân thực
Kích thước lớn (từ 2-200Mm)
ADN dạng thẳng
Có nhân, ADN nằm trong nhân
Tế bào động vật khơng có thành, tế bào
thực vật có thành xenlulozo, tế bào nấm
có thành kitin
Có nhiều bào quan có màng bao bọc
Ribosome lớn (hơn 20nm)
Ví dụ: tế bào gan người, nấm men,
trùng giầy

2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật:
- Giống nhau: + Đều là tế bào nhân thực cấu tạo gồm 3 thành phần chính: Màng sinh chất, Tế bào
chất và nhân.

+ Đều có các bào quan sau chính sau: Lưới nội chất, bộ máy gơngi, ribơxơm, ti thể, không bào.
- Khác nhau:
Tên cấu trúc
Thành tế bào
Trung thể
Lục lạp
Lizơxơm
Khung xương tế bào

Tế bào động vật
Khơng có

Khơng có



Tế bào thực vật

Khơng có

Khơng có
Khơng có

Hoạt động 4. Vận dụng và tìm tịi mở rộng.
GV u cầu HS trả lời một số câu hỏi vận dụng sau:
- GV sử dụng kỹ thuật động não hỏi mỗi HS 1 câu:
Câu 1: Trong q trình phát triển của nịng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan
chứa enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi?
Câu 2: Bào quan nào được ví như phân xưởng đóng gói, lắp ráp các sản phẩm của tế bào?
Câu 3: Nếu một người uống thuốc pelicillin với một lượng lớn thì chỉ vài ngày, trong các tế bào gan

có một loại bào quan tăng gấp đôi, số lượng bào quan này chỉ trở lại bình thường trong vịng 5 ngày
sau khi thơi dùng thuốc. Tên gọi của bào quan có sự thay đổi đó?


Câu 4:“Nhờ bào quan này mà tế bào được xoang hố nhưng vẫn đảm bảo sự thơng thương mật
thiết giữa các khu vực”. Nhận định trên đang nói về bào quan nào ở tế bào nhân chuẩn?
Câu 5: Trong tế bào loại bào quan nào được ví như “nhà máy điện” của tế bào?
Câu 6: Dựa vào cấu trúc màng, các bào quan trong tế bào thực vật được chia thành những loại nào,
kể tên các loại bào quan tương ứng với sự phân loại đó?
Đáp án:
Câu 1: Lizoxom

Câu 4: Lưới nội chất.

Câu 2: Bộ máy gôngi

Câu 5: Ty thể.

Câu 3: Lưới nội chất trơn.
Câu 6: Dựa vào cấu trúc màng, các bào quan trong tế bào thực vật được chia thành những loại nào,
kể tên các loại bào quan tương ứng với sự phân loại đó?
-Bào quan có cấu trúc màng đơn : Không bào, lizôxôm, bộ máy gôngi, lưới nội chất.
- Cấu trúc và bào quan có cấu trúc màng kép: Nhân tế bào, màng sinh chất, ti thể, lục lạp
- Bào quan khơng có cấu trúc màng: Ribôxôm
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án
4. Kiểm tra đánh giá
-Giáo viên đánh giá quá trình hoạt động của học sinh: mức độ tích cực, thái độ, hành vi..khả năng
thuyết trình, phản biện.
-Đánh giá năng lực tự học, năng lực hợp tác thơng qua sản phẩm của nhóm/ cá nhân.
5. Hướng dẫn về nhà.

-Trả lời câu hỏi cuối bài 8,9,10 và tìm và làm thêm bài tập trên trang 247
- Vận dụng thực tiễn bản thân: Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ ( Vì hàng ngày tế bào chết đi rất nhiều
và lại sinh tế bào mới.)
RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………….............................………………
…………………………………………………….............................………………
…………………………………………………….............................………………
…………………………………………………….............................…………………
…………………………………………………….............................…………………



×