Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hãy phân tích truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp để cho thấy đã có tâm thức hậu hiện đại trong nhà văn này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.15 KB, 10 trang )

Đề bài: Hãy phân tích truyện ngắn "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp để cho thấy đã
có tâm thức hậu hiện đại trong nhà văn này.

Bài làm
Những năm gần đây ở Việt Nam, các thuật ngữ Chủ nghĩa hậu hiện đại, Văn học hậu hiện
đại trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, đối với bạn đọc trong nhà trường phổ thơng, các thuật ngữ
này cịn ở tình trạng rất “uyên bác”. Nhiều thầy giáo, cô giáo và một số học sinh đã bày tỏ sự băn
khoăn làm sao hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ này, đặc biệt là thuật ngữ văn học hậu hiện
đại.Tâm thức hậu hiện đại là một lối cảm nhận về thế giới như là hỗn độn, vô nghĩa, bất khả nhận
thức; nơi mọi bảng giá trị đều đổ vỡ, mọi định hướng ý nghĩa đều vơ vọng. Con người khơng cịn
tin vào những gì lâu nay họ từng tin: Thượng đế hay Nhà nước, Tổ quốc hay Con người, Chân lí
hay Lịch sử,...
Có thể có bạn đọc hỏi rằng, văn học là nhân học, vậy nếu văn học không đi sâu vào thế
giới nội tâm của con người để khám phá, thì đó cịn là văn học nữa khơng? Có thể trả lời rằng,
văn học hậu hiện đại khơng xa rời mục đích của văn học, nhưng nó muốn thể hiện những chiều
sâu giá trị của con người bằng một hình thức khác, hình thức của tranh lập thể. Muốn khám phá
những giá trị nhân văn, người đọc phải ghép nối các mảnh đoạn khác nha. Nói cách khác, văn
học hậu hiện đại kích thích nhiều hơn tính “đồng sáng tạo” của người đọc. Cùng một nhân vật
nhưng mỗi người đọc có một cách giải mã khác nhau.
Văn chương Hậu hiện đại ở Việt Nam manh nha từ bao giờ? Từ khi có những yếu tố gọi là
“điều kiện hậu hiện đại” xuất hiện ở Việt Nam ! Những cái tên Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
Hồi, Bảo Ninh có thể coi là những cái mốc đầu tiên của quá trình hình thành nền “văn chương
có dấu hiệu hậu hiện đại” ấy.
Nguyễn Huy Thiệp không phải là người duy nhất đổi mới phương thức trần thuật. Trước
ơng đã có Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... tích cực mở đường. Nhưng phải
đến Nguyễn Huy Thiệp thì sự khai phóng về tư tưởng nghệ thuật mới được thể hiện một cách
đậm nét. Tất cả được Nguyễn Huy Thiệp kiến tạo qua một trò chơi đầy tính bất ngờ.


Trong bài viết ngày hôm nay, tôi xin được phân tích truyện ngắn " Tướng về hưu" của
Nguyễn Huy Thiệp. Đây là một trong những truyện ngắn thể hiện gần như rõ nhất tâm thức hậu


hiện đại trong sáng tác của ông.
Đầu tiên, phải kể đến yếu tố motip truyện trong " Tướng về hưu". Có hai
mơtip chủ đề thường xuyên được Nguyễn Huy Thiệp triệt để sử dụng để làm nổi bật câu chuyện
về sự vô nghĩa của thế sự, nhân sinh. Những môtip ấy vừa lạ, vừa quen, vừa giống như được khai
thác trực tiếp từ hiện thực đương đại, lại vừa gợi nhớ tới những gì đã được khuôn đúc trong sáng
tác dân gian, tồn tại trong ý thức cộng đồng, trong thành ngữ, tục ngữ, nơi cửa miệng dân chúng.
Nguyễn Huy Thiệp bắt đầu nổi tiếng với Tướng về hưu. Trong Tướng về hưu có cơ Thuỷ là con
dâu ơng Thuấn. Nghe nói bố chồng ngỏ ý muốn giúp ông Cơ và cô Lài dọn đỡ việc nhà, cô con
dâu liền phản đối: “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì
dễ loạn cờ ". Câu nói của Thuỷ hé lộ, giúp ta nhận ra: “loạn cờ” là chủ đề làm nên hồn cốt của
thiên truyện. Cho nên, “loạn cờ”, “khơng có vua” là chủ đề quan trọng nhất, bao trùm toàn bộ
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Trong ý thức của con người, thế giới phải có trật tự. Trật tự là
nghĩa lí quan trọng nhất của sự sống. Vậy thì, “khơng có vua”, “loạn cờ” là trạng thái nhân thế
đảo điên, thiếu vắng chuẩn mực giá trị, điểm tựa tinh thần và vì thế mà sự sống trở nên vô nghĩa.
" Cuộc sống vô nghĩa" chính là một mơ tip truyện mới. Trước Nguyễn Huy Thiệp, hầu như
khơng có nhà văn nào khai thác sâu vào khía cạnh này của cuộc sống. Cuộc sống phải luôn tràn
ngập lý tưởng, khát khao cống hiến, sự hy sinh cao đẹp, khơng thì chí ít cũng là nỗi đau dằn vặt
khi những giá trị trong xã hội ngày càng xuống cấp. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp thì khơng như
vậy, ông dùng đôi mắt dửng dưng của một " kẻ ngoài cuộc" , giống như một khán giả đang xem
một bộ phim hỗn loạn và nhạt nhẽo. Chính bằng lối kể chuyện dường như vô hồn, trơ lạnh,
không cảm xúc mà người đọc được tiếp cận đến bức tranh đời sống một cách chân thực nhất,
trần trụi nhất.
Đúng, dấu hiệu hậu hiện đại trong " Tướng về hưu" thể hiện rõ nét qua giọng điệu của tác
giả.Giọng điệu là nơi thể hiện thái độ, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện thực
được miêu tả. Giọng của nhân vật và giọng của người trần thuật trong bất cứ tác phẩm tự sự nào
cũng đều khắc in kiểu cách cảm thụ hiện thực vốn có của người trần thuật, cái nhìn thế giới cũng
như phương thức tư duy của anh ta, lời nói của người trần thuật khơng chỉ có ý nghĩa tạo hình
mà cịn có tính biểu hiện.



Có thể nói khi viết truyện Nguyễn Huy Thiệp ln tạo được một chất giọng độc đáo.
Khơng chan chứa tình cảm như những nhà lãng mạn chủ nghĩa, cũng không đạo mạo rao gương
chân lí hoặc hùng hồn cắt nghĩa hiện thực như lời văn uyên huấn, truyện của ông gây ấn tượng
bởi cái giọng điệu vô âm sắc. Người đọc có cảm giác rợn rợn đến lạnh người với lối viết gai góc,
khinh bạc, với cách nói trần trụi, tàn nhẫn. Điều này thể hiện trước hết ở giọng điệu của người kể
chuyện. Người kể chuyện trong Tướng về hưu là nhân vật tham gia vào câu chuyện. Tuy vậy anh
ta quan sát và kể lại câu chuyện bằng giọng bàng quan của người ngồi cuộc: “Cha tơi tên là
Thuấn, cn trưởng họ Nguyễn (...) tôi ba mươi bảy tuổi là kĩ sư, làm việc ở Viện Vật lí. Thủy, vợ
tôi là bác sĩ, làm việc ở viện sản. Chúng tơi có hai con gái, đứa mười bốn tuổi, đứa mười hai. Mẹ
tôi lẫn lộn suốt ngày chỉ ngồi một chỗ”. Lời kể khách quan, trung tính. Mỗi người thân được giới
thiệu qua một bản “lí lịch trích ngang”. Các câu được lặp lại theo một kiểu cấu trúc tạo cho đoạn
văn tính đơn điệu, hầu hết thiếu tính từ, thán từ, hư từ. Trước hầu hết những tín hiệu ngơn ngữ có
thể định hướng cho tình cảm người đọc nhân vật người kể chuyện vẫn giữ một giọng đều đều, vơ
cảm. Dù nói về niềm vui hay nỗi buồn, kể cả nỗi đau mất mát, giọng của người kể chuyện đều
không khác nhau: “Cha tôi buồn”, “Cha tôi đăm chiêu”, “Ơng luống cuống khổ sở”, “Cha tơi
khóc”... Đó là những thứ giọng “vô âm sắc”.
Thuần kể chuyện một cách bất ngờ: “Cha tơi đi được vài ngày thì ở nhà xảy ra chuyện cười
nôn ruột. Số là ông cơ cùng với ông Bổng vớt bùn dưới ao (...) Cả nhà mừng rỡ ai cũng đoán là
vàng. Mở ra trong thấy tồn một chuỗi “Bảo Đại thơng bảo” bằng đồng đã han rỉ cả (...) Cả nhà
được một mẻ cười nơn ruột”. Đọc đoạn văn trên ta có cảm giác câu chuyện chẳng có gì vui và
người kể chuyện cũng chẳng có gì buồn cười. Anh ta hai lần nhắc lại “cười nôn ruột” bằng cái
giọng rất thờ ơ. Và chuyện buồn: “Điện của ông Chưởng (...) Tôi lặng người. Vợ tôi xếp đặt mọi
việc rất nhanh. Tôi ra thuê xe, về nhà đã thấy gọn đâu vào đấy”. Đúng với chất văn Nguyễn Huy
Thiệp chẳng dùng những tính từ đao búa, chỉ viết những lời ai cũng hiểu mà tạo nên cả một bầu
khơng khí điên đầu, cả một thế giới trong đó khơng ai hiểu ai. Nói chuyện cha chết nhưng Thuần
rất bình tĩnh. Liên tục là những câu ngắn miêu tả hành động và có cấu trúc gần giống nhau. Ngay
cả khi anh ta khóc cha cũng như một người nào đó tách khỏi anh ta, quan sát anh ta khóc và bình
luận: “Tơi khóc, chưa bao giời tơi khóc như thế. Bây giờ tơi mới hiểu khóc như cha chết là khóc
như thế nào. Hình như đấy là cái khóc lớn nhất đời một con người”. Người kể chuyện khơng có ý
định bộc lộ tâm trạng mà chỉ bình luận, triết lí về cuộc đời. Khơng biểu lộ tình cảm, khách quan

đó là kiểu giọng điệu rất riêng của Nguyễn Huy Thiệp. Nó cho thấy một thế giới khơng có liên


kết, nhợt nhạt và thiếu tình người. Chất giọng dửng dưng, vô cảm như phản chiếu một thực tại
đáng buồn, một thực tại mà quan hệ giữa con người thì lỏng lẻo, tinh thần thì rệu rã đầy mất mát
và vô nghĩa. Đối thoại và độc thoại là hai thủ pháp, hai thao tác hết sức quan trọng tạo ra một
hiệu quả thống nhất là xác lập giọng điệu cho tác phẩm. Những lời đọc thoại như tự vấn, tra vấn,
những đối thoại lệch hướng, không hồi đáp... đều in đậm dấu ấn con người cơ đơn. Hình tượng
con người cô đơn trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp được tổ chức khá thành công qua kĩ thuật tổ
chức đối thoại. Phổ biến là những đối thoại lẻ tẻ, rời rạc, khơng song hành từ hai phía. Qua đối
thoại của nhân vật mà người đọc hình dung ra khá đầy đủ mối quan hệ hết sức lỏng lẻo giữa mọi
người, qua đối thoại mà người đọc nhận ra tính cách, tâm lí của nhân vật... Đối thoại nửa vời,
khơng nói hết những điều mình nghĩ, thể hiện thái độ bất hợp tác rất dễ nhận ra trong Tướng về
hưu. Trong những ngày bà Thuấn ốm, bà đột nhiên ngồi dậy được, đi lại lững thững ra vườn.
Thuần bảo: “Mừng rồi”. Thủy khơng nói năng gì, chiều hơm ấy mang về chục mét vải trắng, lại
gọi thợ mộc. Thuần hỏi: “Chuẩn bị à?”, Thủy lại trả lời: “Không”. Rõ ràng Thủy biết điều gì
đang diễn ra và điều gì sắp đến, nhưng chị đã khơng nói ra. Những câu trả lời của chị thể hiện
một thái độ chối từ đối thoại, không muốn chia sẻ.Đối thoại làm con người ta phát điên muốn nổ
tung ra, muốn phá hủy nhịp điệu nhàm chán.
Một kiểu đối thoại khác là người nói ít để ý đến người nghe, không ai quan tâm đến ai, mỗi
người một dòng suy nghĩ. Kiểu đối thoại này khiến người đọc có cảm giác rất rõ rệt về sự lỏng
lẻo trong mối quan hệ của các nhân vật. Đây là một đoạn trong Tướng về hưu: Ơng Chưởng bảo:
“Chúng tơi có lỗi với gia đình”. Thuần bảo: “Khơng phải thế. Đời người có mệnh”. Ơng Chưởng
bảo: “Cụ nhà ra trận địa đòi lên chốt”. Thuần bảo: “Cháu hiểu rồi chú đừng kể nữa”. Có rất nhiều
lời phát ngơn, nhưng hầu như khơng có đối thoại. Chỉ là những lời song sonng đơn độc. Dường
như hai nhân vật ấy không đối thoại mà đang độc thoại với chính mình, hoặc theo đuổi dịng suy
nghĩ riêng khơng quan tâm đến người đang đối thoại với mình. Như vậy cịn đâu là đối thoại, còn
đâu là nhịp cầu giữa con người với con người?
Kiểu đối thoại theo mơ hình: chủ thể cộng động từ chỉ hành vi nói (nói, bảo, hỏi) như: “tơi
bảo”, “vợ tôi bảo”, “cha tôi bảo”... xuất hiện với tần số cao. Và một điều cũng dễ nhận thấy là,

những từ chỉ hành vi hồi đáp trực tiếp như: “đáp”, “trả lời’ rất ít. Kiểu đối thoại này làm triệt tiêu
sự gắn kết giữa các nhân vật. Lời thoại không phải để con người hiểu nhau, thông cảm với nhau.
Đối thoại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nói chung và cụ thể trong Tướng về hưu
cho một người đọc cảm giác về một thế giới ngổn ngang sự vật, sự kiện nhưng rất ít liên hệ.


Trong thế giới đó, con người tồn tại bên nhau như những cá thể xa lạ. Đối thoại rời rạc, cộc lốc,
một chiều, hạn chế bộc lộ cảm xúc giúp tác giả tạo nên hình ảnh một thế giới lạnh lùng vơ cảm.
Đó là một thực trạng rạn vỡ, cơ đơn.
Thế giới nhân vật trong " Tướng về hưu "cũng ẩn chứa tâm thức hậu hiện đại trong nhà văn
Nguyễn Huy ThiệpChúng ta khơng khó để nhận thấy trong Tướng về hưu, phần lớn các nhân vật
đều cơ đơn. Đó là sự cơ đơn tinh thần, tâm lý, thậm chí cả ý thức hệ. Những người sống trong
ngôi nhà ấy, mỗi người đều có một thế giới riêng khơng hịa nhập vào cuộc sống chung mặc dù
đời sống vật chất của họ khơng đến nỗi nào. Chính điều này đã dẫn đến hệ quả là tuy có mối
quan hệ ruột thịt nhưng họ lại nhìn nhau như những kẻ xa lạ, những mâu thuẫn đơn thuần được
tích tụ qua thời gian tạo nên sự trầm uất, bắt buộc mỗi cá thể phải tự chịu đựng, làm các mối
quan hệ và cách thức ứng xử trở nên gượng gạo, thiên cưỡng, đôi khi giả dối. Mỗi thân phận cô
đơn ở đây giống như một lát cắt ngẫu nhiên mang tính quy luật, trong đó thấp thống bóng dáng
cuộc sống được ẩn dụ như là sự phản chiếu của một tương lai được nhà văn dự phóng tổng quát
dưới dạng những bi kịch, hài kịch và cả chính kịch.

Ba nhân vật Thuấn, Thuần và Thủy trong

Tướng Về Hưu là ba mơ-típ điển hình thời đại:
- Người cha, ơng Thuấn, tướng về hưu, 70 tuổi, lãnh đạo "chính thức" gia đình. Trốn nhà đi
bộ đội từ năm 12 tuổi. Khơng thích văn học. Thích viết thư "giới thiệu" người quen. Trọng việc
lớn: "chiến tranh". Khinh việc nhỏ: "kiếm tiền". Nhưng không ngại tiêu và thích cho tiền.
- Người con trai tên Thuần, 37 tuổi, đã du học nước ngoài, nghề nghiệp kỹ sư nhưng làm
việc ở viện vật lý. Trí thức ăn bám. Nhục. Gì cũng hỏi vợ. Vợ rúc rích với tình nhân ở nhà:
Lẩn. Đếm 28 mâm cỗ, vợ bảo 32 cũng gật. Duyên do là bởi anh đếch sống được một mình: ơng

bố bảo vậy.
- Người con dâu, tên Thủy, lãnh đạo "thực thụ" gia đình, chủ trì kinh tế, nuôi 8 miệng ăn.
Nghề nghiệp: bác sĩ nạo thai. Sống nhờ lợi tức ni gà vịt, ni heo, ni chó béc-giê bằng thai
nhi.


Sau đây là một trích đoạn trong Tướng Về Hưu:
"Một tối, tôi đang đọc Sputnhich, cha tôi lặng lẽ đi vào. Ơng bảo: "Cha muốn nói chuyện
với con". Tơi pha cà phê, cha tơi khơng uống. Ơng hỏi: "Con có để ý công việc của Thủy không
con? Cha cứ rờn rợn."
"Vợ tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là phá thai. Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi,
Thủy cho vào phích đá mang về. Ơng Cơ nấu lên cho chó, cho lợn. Thực ra điều này tơi biết
nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì. Cha tơi dắt tơi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó
có các mẩu thai nhi bé xíu. Tơi lặng đi. Cha tơi khóc. Ơng cầm phích đá ném vào đàn chó bécgiê: "Khốn nạn! Tao khơng cần sự giầu có này!" Đàn chó sủa vang. Ơng bỏ lên nhà. Vợ tơi đi
vào nói với ơng Cơ: "Sao khơng cho vào máy xát? Sao để ơng biết!" Ơng Cơ bảo: "Cháu qn,
cháu xin lỗi mợ."
Tháng mười hai, vợ tôi gọi người bán sạch đàn chó bẹc giê. Vợ tơi bảo: "Anh thơi hút
thuốc Ga lăng đi. Năm nay nhà mình hụt hai mươi bảy nghìn, chi lạm mười tám nghìn, cộng là
bốn mươi lăm nghìn".
Nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, méo mó, dị hình về cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Cái
ác – những con “quỉ sống với người” – với muôn bộ mặt luôn lẩn quất quanh họ, thúc giục họ.
Người cha, ơng tướng và chủ gia đình, bản tính nhân từ và độ lượng, nhưng soi kỹ ông chỉ là thứ
xếp bù nhìn vơ tích sự. Cả đời đi hoang, làm được mỗi việc lớn là chơn ba nghìn người. Đến cái
chết của ông cũng lãng xẹt: già rồi mà còn bò ra trận địa, mọi người dở tay đánh nhau, khơng ai
tiếp; ơng lần mị lên chốt một mình. Lóng ngóng, chết uổng.
Con trai ơng, trí thức, vơ tích sự và vơ trách nhiệm hơn ơng: Trước tất cả khó khăn vật
chất của gia đình, hắn hút Ga lăng, hắn đọc Sputnhich. Người chú, phu xe, vừa quịt nợ, vừa chửi:
"Quân trí thức khốn nạn, rẻ dân lao động". Cũng đúng. Cũng đáng. Người vợ một mình xoay sở,
chạy vạy, nuôi đủ hai con, hai bố mẹ, hai người ở và một chồng. Đối với Thủy: cứu cánh biện



minh cho phương tiện. Thảm kịch này không phải chỉ xẩy ra trong lịng một gia đình, mà là thảm
kịch chung của mọi gia đình.
Ơng tướng là hình ảnh người cha lý tưởng và không tưởng, một thứ cha chung, "cha già
dân tộc" chăng? Cả đời chỉ lo chuyện lớn. Lấy việc bình quân làm lẽ sống. Lấy chiến tranh làm
dưỡng khí. Trong hịa bình, ơng thoi thóp, ơng ngộp thở. Ông xây dựng thượng từng cơ sở trên
vinh quang và chiến thắng mà không biết những vinh hạnh ấy dựng trên xác người. Ơng khơng
màng đến những chuyện nhỏ như kiếm tiền, kiến trúc xã hội, kiến trúc kinh tế, kiến trúc đời sống
trong hạ tầng cơ sở. Ông tưởng ông phụng sự con người, thật ra ông chỉ thạo việc chơn người.
Tha hóa và bất hạnh bắt nguồn từ chỗ đó. Vì xã hội thiếu hạ tầng cơ sở, dùng người khơng đúng
chỗ, cho nên có du học ngoại quốc cũng bằng thừa. Người con trai kỹ sư, làm việc ở viện vật lý
trở nên một thứ trí thức bất lực, ăn bám, hèn và nhục, ký sinh trùng của xã hội. Vì thiếu hạ tầng
cơ sở, thiếu kế hoạch dân sinh và an sinh, người dân không dùng thượng sách ngừa thai mà phải
xuống hạ sách phá thai. Bác sĩ sản khoa thay vì đỡ đẻ cứu người lại phải nạo thai, hủy trẻ. Những
biện pháp bất nhân nho nhỏ này được phát triển, bình thường hóa, cập nhật hóa, dẫn đến những
bất nhân linh tinh khác và trở thành một thứ trật tự, ổn định xã hội mới dựa trên các công thức
chạy vạy, xoay xở, kiếm tiền và tất cả mọi thủ đoạn, mọi phương tiện đều tốt.
Xã hội mới ấy khu biệt mẹ già. Mẹ già. Mẹ lẫn. Mẹ ngã. Mẹ chết. Nhìn xác bà miệng
nhét đồng xu, cái Vi hỏi: "Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không?" Đạo đức xã hội thấm vào lời
con trẻ. Đám ma chị, tiếc quan tài gỗ giổi, ông Bổng chửi thề: "Mất mẹ bộ xa lông". Đánh bạc
canh xác chị, ông Bổng khấn: "Lạy chị, chị phù hộ cho em vét nhẵn túi chúng nó". Chị hấp hối,
nhận ra mình là người, ơng Bổng ồ lên khóc: "Thế là chị thương em nhất. Cả làng họ gọi em là
đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là
người." Nguyễn Huy Thiệp kê khai ngần ấy thứ trong một con người: Ngoài người, kiếp gì có
thể đa mang và đa đoan đến thế? Mức độ tha hóa, nhục nhã của kiếp người đã lên tới cực điểm ở
đây.

Hôm nay, trong bài viết này, tôi xin được phân tích truyện ngắn " Tướng về hưu"
dưới 3 khía cạnh : motip, giọng điệu và hệ thống nhân vật để thấy được những dấu hiệu của tâm



thức hậu hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Những giá trị, những ý nghĩ, cảm xúc,
khát vọng, trăn trở và có thể cả sự tuyệt vọng, đau đớn... sẽ được nhận diện trong sự tìm tịi và
trải nghiệm của mỗi người. Và để làm được điều đó Nguyễn Huy Thiệp đã phá vỡ những gì đang
bền vững và dựng lên một thế giới đa phương, nhiều chiều trong một bầu khơng khí bất tín đầy
ma thuật. Đó là tài năng của nhà văn. Đối với nhiều người, " hậu hiện đại" vẫn đang là khái niệm
mơ hồ. Hậu hiện đại tuy được nhiều nhà văn, nhà thơ rao rảng, tun bố nhưng thực chất có hay
khơng chủ nghĩa hậu hiện đại ở nước ta vẫn còn là điều đáng phải bàn. Hậu hiện đại trong thực
tiễn sáng tác, giờ khơng cịn là chuyện “có hay khơng?” nữa, mà vấn đề là ở chỗ: ta nhìn nhận,
đánh giá nó như thế nào. Nhìn từ hơm nay, tơi cho là, chúng ta đã có một khuynh hướng hậu hiện
đại trong văn chương đương đại. Khuynh hướng này phản ánh một qui luật phát triển khách quan
của văn học gần đây. Dấu hiệu nổi bật của nó là sự in đậm của “tâm thức hậu hiện đại” trong
sáng tác. Nhà văn khơng thể nhìn cuộc đời bằng con mắt hời hợt, phiến diện, một chiều. Không
thể chỉ ca tụng cái đẹp đẽ nhìn thấy bên ngồi mà làm ngơ hoặc bỏ qua những chai sần của cuộc
sống. Bằng tâm thức hậu hiện đại của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nên một thiên
truyện ngắn " Tướng về hưu" thành công như thế.



End xén xồ!



×