Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 68: Bài thực hành số 5: tính chất của Oxi – Lưu huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.35 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 04/02/2010 Ngày giảng: 05/02/2010. TIẾT 68: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5:. TÍNH CHẤT CỦA OXI – LƯU HUỲNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Tính oxi hóa của oxi, lưu huỳnh: tác dụng của oxi, lưu huỳnh với Fe. - Tính khử của S: Tác dụng với oxi - Sự biến đổi trạng thái của S theo nhiệt độ. 2. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Dụng cụ thí nghiệm: • Ống nghiệm: 5 • Đèn cồn: 1 • Kẹp ống nghiệm: 1 • Giá để ống nghiệm: 1 + Hoá chất: • Dây thép xoắn • Bột Fe • Lưu huỳnh • 2 bình oxi điều chế sẵn Số lượng dụng cụ hoá chất trên chuẩn bị cho 1 nhóm thực hành x 4 (nhóm) - HS: Chuẩn bị bản tường trình theo mẫu GV đã giao. III. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, thực hành. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động  Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài.  Thời gian: 5p  Cách tiến hành: - Y/c HS nêu nội dung bài thực hành, kiến thức áp dụng vào bài thực hành. 2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức và lưu ý khi thực hành * Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cần củng cố trong bài thực hành và chú ý an toàn khi thực hành. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV nhấn mạnh những nội dung kiến thức cần áp dụng và nội dung bài thực hành cho HS. Lưu ý HS an toàn khi tiến hành các TN. - HS ghi nhớ Bước 2: - GV chia lớp thành 4 nhóm để tiến hành TN, cho HS làm TN chéo nhau - HS thực hiện Kết luận: - Tính chất hóa học của Oxi: Tính oxi hóa mạnh - Tính chất hóa học của lưu huỳnh: Tính oxi hóa và tính khử - Khi nhiệt độ tăng, trạng thái, màu sắc của S thay đổi theo. 3. Hoạt động 2: Học sinh thực hành * Mục tiêu: Thực hành được nội dung bài học theo tiến trình SGK. * Thời gian: 30p * ĐDDH: Hợp chất và dụng cụ như trên. * Cách tiến hành: Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bước 1: - Y/c các nhóm về vị trí tiến hành TN - HS thực hiện Bước 2: - GV theo dõi, quan sát và uốn nắn HS khi thao tác thực hành chưa chính xác - HS thao tác theo sự hướng dẫn của GV. Kết luận: TN 1: * Đốt dây thép trong bình khí oxi: - Hiện tượng: + Dây thép cháy sáng chói không thành ngọn lửa, không khói trong bình oxi, có nhiều tia hạt nhỏ bắn tóe ra xung quanh như pháo hoa. Đó là sắt (II, III) oxit; oxit sắt từ Pthh: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 + Fe là chất khử, oxi là chất oxi hóa. * Phản ứng của Fe và S: - Hiện tượng: + Hỗn hợp Fe và S có màu xám. Khi đun trên ngọn lửa đèn cồn phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt làm đỏ rực hỗn hợp tạo thành hợp chất FeS màu xám đen. Pthh: Fe + S → FeS + Fe là chất khử, S là chất oxi hóa. TN 2: - Hiện tượng: S cháy trong oxi mãnh liệt hơn nhiều so với ngoài không khí tạo thành khói trắng, đó là SO2 có lẫn SO3, mùi hắc, khó thở, gây ho. + Pthh: S + O2 → SO2 + S là chất khử, O2 là chất oxi hóa. TN 3: - Hiện tượng: + Trạng thái thay đổi: Rắn – quánh nhớt – hơi + Màu sắc: Vàng – nâu đỏ - da cam 4. Công việc sau buổi thực hành - HD HS hoàn thành bản tường trình - Y/c bàn trực nhật vệ sinh PTN, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất. - GV nhận xét buổi thực hành - Chuẩn bị bài: Hidro sunfua + Nguyên nhân tính khử mạnh của hidro sunfua + Tính axit của dung dịch H2S + Tính khử của H2S + Nhận biết ion S2-.. Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×