Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Trải nghiệm sáng tạo GV_L4_CD4_Những người sống quanh tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.71 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lớp 4 – Chủ đề 4 NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH TÔI 1. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, học sinh: – Tìm hiểu được những gia đình sống xung quanh, sự khác nhau về sở thích, khả năng, tính cách của những người sống xung quanh. – Tổ chức được một hoạt động chung để gắn kết với những người sống xung quanh. Bên cạnh đó, góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: – Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu thông tin của những người sống xung quanh, xây dựng và tổ chức hoạt động chung, – Phẩm chất nhân ái thể hiện thông qua sự quan tâm tới những người sống xung quanh. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giấy, A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán,… 2.2. Học sinh: bút màu, giấy A4/giấy vẽ, khăn quàng/khẩu trang,… 3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1, 2 Khởi động: Trò chơi tự giới thiệu 1. Giáo viên tổ chức trò chơi Tự giới thiệu. Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn, từng người chơi sẽ tiến hành giới thiệu về bản thân. Người chơi sau trước khi giới thiệu về mình phải giới thiệu lại về người chơi liền trước. Khi đến lượt của người chơi nào mà lúng túng không bật ngay ra được câu trả lời thì cả lớp đếm lùi từ 10 đến 0, nếu trong thời gian đó người chơi vẫn không giới thiệu được thì là người thua cuộc và phải chịu hình phạt do cả lớp đặt ra..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lưu ý: Lựa chọn thông tin để giới thiệu sao cho ngắn gọn trong khoảng từ 2 đến 3 câu, có thể giới thiệu về tên, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách,…. Hoạt động 1: Tìm hiểu về những người xung quanh 1. Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của hoạt động cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự điền thông tin vào trang 24 của sách học sinh dựa vào thực tế nơi mình sinh sống và hỗ trợ học sinh nếu cần. 3. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về những người hàng xóm quanh gia đình mình. 4. Giáo viên gọi một số học sinh lên giới thiệu về những gia đình sống xung quanh gia đình mình trước lớp. 5. Giáo viên tổng kết hoạt động. Hoạt động 2: Điều tra về các gia đình sống quanh em 1. Giáo viên gọi một học sinh đọc yêu cầu của hoạt động trong sách học sinh cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: – Sử dụng những thông tin đã chuẩn bị điền vào bảng trang 25 sách học sinh. – Học sinh dựa vào nội dung bảng trang 25, tổng hợp thông tin để hoàn thành lọ hoa trang 26. Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Tìm tên những người cùng sở thích, cùng nghề nghiệp, cùng sở trường và viết thành một nhóm. Ví dụ: Nhóm thích nấu ăn: Cô Lan, chú Bình, chị Linh,… + Viết tên sở thích, nghề nghiệp, sở trường có trong bảng điều tra vào nhuỵ của mỗi bông hoa. + Viết tên những người cùng nghề nghiệp, sở trường, sở thích vào cánh hoa tương ứng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi trong nhóm 4 về những người hàng xóm: tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích, sở trường, những người có điểm chung. (dựa vào nội dung trang 25, 26 sách học sinh vừa hoàn thành) 4. giáo viên gọi đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác đặt câu hỏi. 5. Giáo viên đánh giá, tổng kết làm rõ hơn ý nghĩa của của việc tìm điểm chung của những người hàng xóm trong việc kết nối. Hoạt động 3: Kế hoạch kết nối những người sống quanh em 1. Giáo viên đọc yêu cầu của hoạt động và tổ chức cho học sinh trao đổi xem các em đã hiểu nhiệm vụ chưa. 2. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ về ý tưởng tổ chức hoạt động chung cho những người hàng xóm. Giáo viên nêu một số câu hỏi gợi ý: + Em định tổ chức hoạt động gì?(liên hoan, sinh nhật, văn nghệ, đi du lịch,…) + Dự kiến có bao nhiêu người tham gia? + Những người tham gia thuộc độ tuổi nào? + Dự kiến tổ chức những hoạt động cụ thể gì? + Những người em dự định mời vào Ban tổ chức cùng em là ai? 3. Giáo viên yêu cầu học sinh xem kĩ hai bảng kế hoạch mẫu ở trang 28, 29, sách học sinh và căn cứ vào bảng tổng hợp số liệu điều tra ở mục a, b Hoạt động 2, sách học sinh để lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với sở thích của mọi người và phân công công việc theo đúng năng lực, sở trường của từng thành viên. Ví dụ: Có nhiều người thích nấu ăn và hát karaoke nên tổ chức liên hoan chung kết hợp ca hát. 4. Giáo viên yêu cầu học sinh lập bản kế hoạch chi tiết và về nhà thuyết phục bố mẹ, người thân cùng em tổ chức hoạt động kết nối với những người hàng xóm. 5. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6 về cách phổ biến và thống nhất kế hoạch với những người hàng xóm. Giáo viên mời một số nhóm lên chia sẻ trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 6. Giáo viên nhận xét và cung cấp hướng dẫn: Để trao đổi với những gia đình hàng xóm, em nên tổ chức một buổi họp chung, nên nhờ bố mẹ, người thân cùng phổ biến kế hoạch với các gia đình hàng xóm. Em nhờ mọi người đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch về các nội dung: thời gian, địa điểm, các hoạt động, phân công công việc,... Lưu ý: Trong buổi họp, em cần: + Nói lưu loát, trôi chảy. + Chuẩn bị đầy đủ bản kế hoạch và giấy, bút để ghi chép. 7. Giáo viên yêu cầu học sinh tham gia buổi sinh hoạt chung theo kế hoạch đã thống nhất. Lưu ý: + Cần ghi lại các minh chứng về buổi sinh hoạt chung (chụp ảnh, quay phim, gthi chép về cảm xúc khi tham gia buổi sinh hoạt chung,…) + Ghi lại những nội dung không thực hiện theo đúng kế hoạch, những nội dung phát sinh. Hoạt động 4: Báo cáo kế hoạch 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước báo cáo kế hoạch kết nối những người sống quanh em theo các bước: Bước 1: Tập hợp thông tin Thu thập các phiếu điều tra, bản kế hoạch, ảnh chụp, đoạn phim clip về buổi sinh hoạt chung. Bước 2: Sắp xếp tư liệu Phân loại các tư liệu đã thu thập được theo từng bước hoặc loại công việc đã thực hiện. Bước 3: Thiết kế báo cáo Lựa chọn hình thức báo cáo và thiết kế theo hình thức mình lựa chọn (triển lãm, trình chiếu kết hợp thuyết minh bằng lời, báo cáo trên giấy A4 và kết hợp thuyết minh bằng lời,…).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bước 4: Tập thuyết trình trước người thân và nhờ người thân nhận xét, góp ý. 2. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài báo cáo theo các bước đã hướng dẫn.. Chuẩn bị cho tiết hoạt động sau – Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện việc triển khai kế hoạch tổ chức và tham gia hoạt động chung cùng những người hàng xóm. – Ghi lại những minh chứng của buổi sinh hoạt chung. – Chuẩn bị nội dung báo cáo và đồ dung theo hình thức báo cáo mình lựa chọn: + Nếu chọn phương án triển lãm: ảnh, giấy A0, kéo, hồ dán, màu vẽ,… + Nếu chọn phương án trình bày trên giấy A4: ảnh chụp, giấy A4, kéo, hồ dán, màu vẽ,… + Nếu chọn phương án làm bản trình chiếu trên phần mềm: File ảnh, máy tính đã cài phần mềm cần dùng,… – Thảo luận và lập kế hoạch cho buổi sinh hoạt chung của lớp. – Chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho buổi sinh hoạt chung của lớp. 3.2. Gợi ý tổ chức tiết 3, 4 Hoạt động 5: Báo cáo kết quả 1. Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu học sinh báo cáo kết quả buổi sinh hoạt chung trong nhóm. Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư ký. Nhiệm vụ của thư kí là ghi chép lại thông tin trong khi các thành viên báo cáo (tên thành viên báo cáo, hoạt động mà thành viên đó tổ chức, kết quả của hoạt động). 2. Giáo viên yêu cầu thư kí của các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 3. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ cảm nhận sau khi tổ chức hoạt động gắn kết với những người hàng xóm. 4. Giáo viên nhận xét và tổng kết hoạt động. Hoạt động 6: Tổ chức buổi sinh hoạt chung của lớp Từ cuối tiết học trước, giáo viên cho học sinh thảo luận để lựa chọn hình thức tổ chức cho buổi sinh hoạt chung nhằm tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lưu ý: Trước khi lựa chọn hình thức tổ chức buổi sinh hoạt chung, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ để tìm hiểu về mong muốn, khả năng,… của các bạn trong lớp để lựa chọn hoạt động cho phù hợp, ưu tiên lựa chọn những hoạt động có sự phối hợp của các thành viên, tạo điều kiện để các bạn trong lớp hiểu nhau hơn, khuyến khích học sinh thể hiện được sở trường của bản thân. Gợi ý một số hoạt động: Buổi sinh hoạt chung có thể là: Tổ chức sinh nhật cho các bạn sinh trong cùng một tháng, một bữa liên hoan chung, một buổi diễn văn nghệ, tổ chức các trò chơi tập thể,… – Sau khi đã lựa chọn được hình thức tổ chức hoạt động chung, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận về các hoạt động diễn ra trong buổi sinh hoạt và cử 2 đại diện tham gia vào ban tổ chức của lớp. Các thành viên trong ban tổ chức xây dựng kế hoạch cho buổi sinh hoạt chung. – Ban tổ chức phổ biến kế hoạch cho cả lớp. Các nhóm tiến hành chuẩn bị những vật dung cần thiết cho buổi sinh hoạt chung. Lưu ý: Giáo viên để học sinh là người đứng ra tổ chức hoạt động, giáo viên chỉ là người tư vấn, hỗ trợ cho học sinh. 1. Học sinh tổ chức buổi sinh hoạt chung của lớp theo kế hoạch đã thống nhất. Lưu ý: Ghi lại các minh chứng về buổi sinh hoạt chung (chụp ảnh, quay phim,…) 2. Giáo viên cho học sinh chia sẻ cảm nhận sau khi tổ chức buổi sinh hoạt chung của lớp. 3. Giáo viên nhận xét và tổng kết hoạt động Hoạt động 7: Đánh giá 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung tự đánh giá ở mục a, trang 31. 2. Giáo viên yêu cầu học sinh xin ý kiến đánh giá của những người hàng xóm vào mục b, trang 31. 3. Giáo viên ghi nhận xét vào mục c, trang 31..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thư gửi phụ huynh: Ngay từ tiết học đầu tiên của chủ để giáo viên sử dụng thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình học sinh những nội dung sau: 1. Phụ huynh hỗ trợ con trong việc tìm hiểu thông tin (tên các thành viên, nghề nghiệp, sở thích, sở trường,…) của các gia đình sống xung quanh. 2. Hỗ trợ con trong việc kết nối với những người hàng xóm để phổ biến kế hoạch tổ chức buổi sinh hoạt chung và cùng thực hiện với con. Phụ huynh hỗ trợ con ghi lại các minh chứng của buổi sinh hoạt chung..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×