Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN: Một số phương pháp giúp phát triển kĩ năng nói môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.81 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ</b>


<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN</b>


1. Lời giới thiệu


Trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của chúng ta ngày
nay, ai ai cũng muốn góp cơng sức của mình vào sự nghiệp đổi mới đất nước, đưa
nước ta hòa nhập với thế giới trên mọi lĩnh vực Văn hóa - Kinh Tế - Chính trị - Thể
thao… Đặc biệt, với sự bùng nổ về công nghệ thông tin trên tất cả các mặt của đời
sống xã hội trong nước và quốc tế, thì việc trang bị cho mình những kiến thức
ngơn ngữ chung của thế giới là vô cùng cần thiết. Trước những yêu cầu đó, Đảng
và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và đưa môn Tiếng
Anh vào dạy ở trường học như một ngôn ngữ tất yếu, bắt buộc - Một ngôn ngữ
chung của thế giới để giao tiếp, đưa mọi người đến gần nhau hơn. Thực tế, nước ta
đang trên đường đổi mới, chính sách mở cửa với các nước trên thế giới gia tăng
đáng kể. Việc giao tiếp với các nước bằng Tiếng Anh ngày càng được quan tâm.
Theo quyết định 1400/ QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ đã ban hành đề án “Dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008-2020” thì đến năm 2020,
hầu hết thanh niên Việt Nam có thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo trong lao động
và học tập. Vì vậy, việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay đang trở nên cấp thiết và
cấp bách hơn bao giờ hết. Học ngoại ngữ khơng chỉ để biết mà cịn để làm việc, để
giao lưu học hỏi với bạn bè quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thực tế cho thấy, nhiều học sinh có khả năng viết văn bản rất tốt; đọc, nghe rất có
tính thuyết phục nhưng khi trình bày ý kiến trước đám đơng lại gặp rất nhiều khó
khăn. Vậy thì làm thế nào để giúp các em nói tốt hơn? Đặc biệt với đối tượng là
học sinh Tiểu học. Và quan trọng hơn, đó lại là kỹ năng nói cho một ngơn ngữ
nước ngồi - Tiếng Anh?


Trước hết, để nói đúng được Tiếng Anh thì chúng ta cần phải học cách phát


âm Tiếng Anh cho thật chuẩn. Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở
trường Tiểu học, tôi nhận ra rằng: học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát
âm đúng. Phát âm đúng rất khó nên học sinh thường lười phát âm dẫn đến lười nói,
thậm chí khơng nói được bằng Tiếng Anh khi giao tiếp.


Ngày nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, được sử dụng rộng rãi
trên thế giới. Môn Tiếng Anh đã được đưa vào dạy và học ở bậc Tiểu học hơn
mười năm qua với các giáo trình đã được áp dụng như: sách Công nghệ, sách Let’s
learn English, sách Let’s go, sách Family and Friends và hiện nay là chương trình
Tiếng Anh mới: Tiếng Anh 3, 4, 5 của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam. Môn
Tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và trở thành mơn học chính thức
trong các nhà trường.


Chúng ta biết rằng việc dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học đặc biệt quan
trọng vì đây chính là thời điểm trẻ mới bắt đầu học ngôn ngữ mới bên cạnh tiếng
mẹ đẻ. Dạy Tiếng Anh cho trẻ chính là tạo tiền đề vững chắc, bước đầu hình thành,
phát triển kiến thức, các kĩ năng cơ bản cho các em. Vốn tri thức đó sẽ tiếp tục đặt
nền móng cho các em ở bậc học THCS, THPT, để các em học tốt hơn.


Xuất phát từ yêu cầu đó và trải nghiệm qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số phương pháp giúp phát triển kĩ năng nói mơn
Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” nhằm giúp phát triển kĩ năng nói, kĩ năng giao
tiếp bằng Tiếng Anh của các em học sinh ngay từ khi bắt đầu làm quen với môn
học này.


2. Tên sáng kiến: Một số phương pháp giúp phát triển kĩ năng nói môn
<b>Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học</b>


3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Minh
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:


Ngay sau khi đăng kí thực hiện sáng kiến tôi đã xây dựng kế hoạch thực
hiện. Sáng kiến được đưa vào thử nghiệm từ tháng 9 năm 2016 đến nay


6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1. Về nội dung của sáng kiến


<b> </b>Chương trình mơn Tiếng Anh bậc Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở
học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về ngoại ngữ (mơn Anh văn) và những
phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục con đường học tập hoặc đi vào cuộc sống lao
động. Trong đó, học sinh cần đạt được những yêu cầu chủ yếu là nghe, nói, đọc,
viết. Riêng kĩ năng nói thường được dùng xuyên suốt hầu hết trong các bài học nên
nó là một kĩ năng quan trọng. Tuy nhiên thực hành nói là việc mà các em học sinh
ngại ngùng nhất do nhút nhát, thiếu tự tin nên hiệu quả thường thấp nhất so với ba
kĩ năng còn lại. Để áp dụng được các thủ thuật dạy học nhằm nâng cao năng lực nói
Tiếng Anh cho học sinh trong trường, tôi thực hiện các bước sau:


6.1.1 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi học sinh luyện nói Tiếng Anh
Qua quá trình thực tế giảng dạy phần luyện âm ở trường Tiểu học Hướng
Đạo, tôi đã nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn trong thực tế giảng dạy kĩ năng
nói cho học sinh cũng như tình hình học Tiếng Anh ở bậc Tiểu học như sau:


6.1.1.1 Thuận lợi


Từ khi triển khai dạy học bộ môn Tiếng Anh đến nay, giáo dục cấp Tiểu học
đã thu được nhiều kết quả và tiến bộ rõ rệt. Tất cả các trường Tiểu học trong huyện
đều đã dạy học môn Tiếng Anh. Đa số các trường dạy Tiếng Anh 4 tiết/ tuần theo
đề án của Bộ Giáo dục và đã có một số trường trong huyện đã và đang dạy Tiếng


Anh cho học sinh lớp 1, 2 theo chương trình First Friends, Family & Friends.


- Về phía giáo viên: Chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở Tiểu học đã có sự
tiến bộ. Chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn này cơ bản
đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trẻ, u
nghề, nhiệt tình trong cơng tác, ln cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy để
phù hợp hơn với các đối tượng học sinh. Giáo viên được học tập, trao đổi kinh
nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi tập huấn, hội giảng, chuyên đề; được sự quan
tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>quốc dân giai đoạn 2008-2020"</i>; đã tổ chức các đợt tập huấn thay sách giáo khoa
cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên Tiếng Anh Tiểu học
trong toàn huyện để tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học
tích cực. Phịng Giáo dục cũng đã tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi bổ
ích như thi Tiếng Anh qua mạng Internet và có nhiều học sinh đạt kết quả cao.
Cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị nên chất lượng
dạy và học ngày càng được nâng lên.


- Về phía học sinh: Học sinh Tiểu học với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham
gia vào các hoạt động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào chúng. Tiếng Anh là một
môn học khó đối với đa số học sinh. Song, do nhận thức được tầm quan trọng của
bộ môn cũng như các em ngày càng u thích mơn học này nên các em đã cố gắng
nhiều và có thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Bên cạnh đó việc học Tiếng Anh
ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Chất lượng Tiếng Anh
ngày càng được cải thiện


<b> - Về cơ sở vật chất: Đa số các trường đều đảm bảo thiết bị dạy học theo danh</b>
mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh.


<b> 6.1.1.2 Khó khăn:</b>



Bên cạnh những kết quả đạt được, tuy nhiên trong thực tế hiện nay chất
lượng, hiệu quả việc dạy học Tiếng Anh vẫn còn là một vấn đề cần phải tiếp tục
đầu tư tìm giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b> - Về phía học sinh: Bên cạnh những học sinh u thích học ngoại ngữ vẫn</b>
cịn khơng ít học sinh khơng thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học bộ
mơn này. Đa phần học sinh ở nơng thơn ít có điều kiện tiếp cận với sách tham
khảo, các phần mềm học Tiếng Anh hay Internet để học Tiếng Anh tốt hơn.


Chất lượng đại trà còn thấp so với các huyện trong tỉnh, chưa có học sinh đạt
giải cao trong các kì thi năng khiếu Tiếng Anh, chất lượng đầu vào trung học cơ sở
mơn Tiếng Anh cịn thấp.


<b> - Về phía gia đình học sinh: Nơi tôi công tác là một vùng nông thơn, miền</b>
núi, bình qn thu nhập đầu người hàng năm cịn khiêm tốn, đa số các gia đình làm
nơng nghiệp nên chưa có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình.


<b> - Về tài liệu giảng dạy, học tập: Chương trình, sách giáo khoa cịn nặng, có</b>
nhiều bài q sức học sinh, nhất là đối với các khối 4, 5. Vì vậy, để truyền tải hết
nội dung sách giáo khoa theo phân phối chương trình, giáo viên khơng thể đi sâu,
giảng kỹ. Thêm nữa, do môi trường ở nông thôn nên việc vận dụng ngoại ngữ cịn
rất hạn chế, vì vậy học sinh khơng có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng.


<b> - Sau cùng là trang thiết bị, đồ dùng dạy học: Thiết bị dạy học cần thiết như</b>
băng, đĩa, máy cassette hầu hết các trường đều có trang bị. Tuy nhiên cịn rất nhiều
trường, máy casette quá cũ hoặc chất lượng sử dụng không tốt dẫn đến việc giáo
viên phải đọc cho học sinh nghe hoặc chất lượng nghe không tốt trong giờ luyện
nghe Tiếng Anh. Sách tham khảo, các loại từ điển, tranh ảnh và các đồ dùng khác
còn hạn chế nhiều. Chưa có đủ phịng học riêng theo đặc thù của bộ môn này.


6.1.2. Phương pháp thực hiện.


<b> 6.1.2.1. Mục tiêu của phát triển kĩ năng nói</b>


Lấy học sinh làm trung tâm. Trao đổi trực tiếp bằng ngơn ngữ nói ở mức độ
đơn giản các tình huống giao tiếp hằng ngày thơng qua việc vận dụng kiến thức
ngôn ngữ cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Diễn đạt được ý mình trong những
tình huống giao tiếp thơng thường có liên quan đến những chủ điểm quen thuộc
thông qua việc vận dụng các chức năng ngôn ngữ đã học.


Luyện phát âm được coi là một bộ phận gắn liền mật thiết với các hoạt động
lời nói trong các chủ điểm khác nhau, do vậy không chủ trương giới thiệu tách rời
thành các mục bài tập riêng biệt. Việc luyện phát âm sẽ được tiến hành với các hoạt
động khác như việc dạy từ mới, dạy nghe và dạy nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh, muốn học sinh tiếp nhận kiến thức một
cách chủ động và kết quả giảng dạy được tốt thì giáo viên phải xác định rõ phương
pháp dạy cho học sinh ở bậc Tiểu học là:


<i> Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà khơng dạy”,</i>
trong đó, giáo viên lên lớp khơng theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng
chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng Tiếng
Anh cho học sinh. Từ đó, hướng dẫn học sinh tự làm chủ sân chơi và từng bước tự
bổ sung các hoạt động khác nhau, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham
gia q trình học và nói Tiếng Anh một cách tự nhiên.


<b> Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Hình ảnh, trị chơi, nhạc họa, diễn kịch...</b>
nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử dụng
Tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp học
sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính


là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập. Các hoạt động “chơi hơn dạy” giúp
học sinh sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên.


<i><b> Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng</b></i>
lực sáng tạo của cả thầy lẫn trị. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động
trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết. Cần chú ý những học cụ (kể cả
bài hát, trị chơi, diễn kịch...) bình thường, dễ kiếm để làm tăng hoạt động của học
sinh, nhất là cần khuyến khích học sinh tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú
thêm quá trình học tập. Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe
nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy
nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả
sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cách tốt nhất là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi,
nghe nhạc...


<i><b> Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước là không thể thiếu được đối với thiếu</b></i>
nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn,
trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Ngữ pháp được hình thành từng
bước trong q trình học nhưng tránh khơng để ngữ pháp là trở ngại trong bắt
chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do
giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để học sinh tự xác định và hành động
phù hợp.


<i><b> Vui hơn cho điểm. Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học khơng riêng gì</b></i>
ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm
nay học có vui khơng, có gì mới khơng” như trong các hệ thống giáo dục khác.
Chính vì tư tưởng này, học sinh phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ
yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách
phải có điểm số cao. Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên học sinh


nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp sinh
động, học sinh có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ
lực đạt kết quả.


Mục tiêu cần đạt được là học sinh có thể giao tiếp được và nói Tiếng Anh
một cách tự nhiên. Vì vậy dạy kỹ năng nói Tiếng Anh là cực kỳ quan trọng. Do đó
trong q trình hướng dẫn học sinh học, giáo viên quan sát chú ý xem các em nói
như thế nào, cái gì được và cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và phương pháp
giảng dạy thích hợp cho từng bài học.


6.1.2.2.1. Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nên sử dụng thường xuyên trong lớp học để các em có điều kiện phản xạ tốt như
những câu hỏi về bản thân: What’s your name ? , How are you ? ; những câu hỏi về
đồ vật, sử dụng các đồ vật thật có trong lớp học (bàn, ghế, thước, vở... ) như các
mẫu câu : What’s this ? , What are these ? ...Giáo viên cần tập cho học sinh không
nên hiểu ngầm Tiếng Việt rồi mới dịch sang Tiếng Anh.


6.1.2.2.2. Rèn luyện cách phát âm cho học sinh


Trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh, muốn người khác hiểu nội dung
mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi giới
thiệu ngữ liệu, mẫu câu, giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu, có
trọng âm để các em bắt chước. Đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe-nói. Tuy
khơng thể chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng để có một kết quả phát
âm chuẩn xác nhất thì chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa của người bản địa. Giáo
viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát
âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng
phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng khơng tốt trong quá trình học và
giao tiếp sau này.



- Cần chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối như: bag /bỉg/,
book /buk/....


- Tập cho học sinh có thói quen đọc nối.
Ví dụ: stand-up /’stỉnd^p/ , look-at /lukæt/
It’s a pencil. /itsəpensl/


It is a desk. /itizədesk/


6.1.2.2.2.1. Consonants and vowels:


Chỉ cho học sinh nắm vững nguyên âm, phụ âm và một số cách đọc của một
số từ khi đứng trước nguyên âm.


Eg: The pen / əpen /


Khi phiên âm có dấu /:/ thì đọc kéo dài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

/ ^ / đọc ă và ơ


/  / đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng.
6.1.2.2.2.2. Stress:


Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn - tức âm đó được đọc mạnh hơn. Dấu
nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết.


Eg: hello / hə'ləu /


* Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ 2.


Eg: notebook / 'nəutbuk /


* Dấu nhấn trong cụm từ và câu.


Eg: listen and repeat / 'lisn en(d) ri'pi:t /


<b> 6.1. 2. 2. 2. 3. Dạy cho học sinh phân biệt được các âm /s/; /iz/; /z/ khi đọc</b>
các danh từ số nhiều hoặc động từ chia ở ngơi thức 3 số ít (thì hiện tại đơn).


- Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong
việc nhấn mạnh đuôi số nhiều :


+ Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/
Ví dụ: cassettes, books, ....


+ Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/,
/d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/.


E.g.: crayons, tables, markers ....


+ Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm
như : /z/, /s/, /ʤ/, / tʃ/, /ʃ/ , /ʓ/


E.g: pencil cases, oranges, nurses...


<b> 6.1.2.2.3. Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ
điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu.



Nên để cho học sinh nhận ra ngữ điệu tự nhiên hơn là hướng dẫn. Tuy nhiên
cũng cần chú ý cho học sinh 2 loại ngữ liệu cơ bản:


*Rising tone (Đọc lên giọng):


<b> + Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions để diễn đạt sự ngạc</b>
nhiên, nghi ngờ:


Eg:


- Really? Is he your teacher?
- Is your book big?


- Do you have pets?


+ Được dùng trong câu hỏi láy khi người hỏi thật sự muốn hỏi.
Eg:


It’s cold, isn’t it?


* Falling tone (Đọc xuống giọng):


+ Được dùng trong câu trần thuật bình thường, câu mệnh lệnh và câu
hỏi: WH- question:


Eg:


- Come in, please


- What's your name ? - My name’s Nam.



+ Được dùng trong câu hỏi láy khi người hỏi muốn hỏi xã giao, mong ở
người nghe một sự đồng tình.


Eg: - It’s cold, isn’t it?


6.1.2.2.4. Các cách luyện tập cách phát âm (practising sound):


Thường thì khơng cần dạy âm Tiếng Anh riêng biệt, học sinh có thể tiếp thu
cách phát âm ngôn ngữ qua nghe giáo viên nói, nghe băng và qua luyện từ, cấu trúc
câu. Tuy nhiên có một số âm đặc biệt, âm ghép, mà học sinh khó phát âm hoặc mắc
lỗi khi phát âm. Ta cần phải luyện tập cho học sinh theo các cách sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Giáo viên đọc một cặp từ không theo thứ tự, yêu cầu học sinh nói thứ tự
của mỗi từ trong cặp từ đó.


Eg: 1- ship
2- sheep
T: ship
S: one
T: sheep
S: two
T: sheep
S: two


- Giáo viên đọc các từ khác nhau có phát âm khác nhau yêu cầu học sinh nói
số ứng với từ có âm đó.


Eg: 1 /i/
2 /e/


T: bell
S: two
T: fill
S: one
T: win
S: one
+ Missing words:


- Giáo viên nói các câu ngắn hoặc các cụm từ ngắn mà có bỏ trống một từ.
Học sinh trong lớp đốn từ có âm mà giáo viên muốn cho học sinh luyện tập.


Eg: Giáo viên cho học sinh luyện tập âm /ai/
T: This is __ hat.


S: my


T: It’s __ for you.
S: nice


T: We are __ thanks.
S: fine


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Giáo viên viết từ lên bảng, những từ này được viết theo hai nhóm có cùng
một âm hoặc hai âm dễ bị nhầm lẫn giống nhau.


- Yêu cầu học sinh đặt câu có một từ ở nhóm 1 và một từ ở nhóm 2 theo cặp.
- Gọi học sinh ở các cặp nói câu của mình, chú ý phát âm hai âm của hai từ
trong cùng một câu.


Eg: Group 1 Group 2


Saw dog
/ :/ / :/
Sister alone
/ / / /
Put boot
/u/ /u/
….. …..
Pair 1: My sister lives alone.
Pair 2: I put my boot in the box.


Pair 3: I saw her dog crossing the street.
6.1.2.2.5. Phiên âm:


Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là
quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên cạnh
đó ln khuyến khích các em đọc bằng cách cho học sinh làm quen với một số kí
hiệu phiên âm cơ bản để khi học từ vựng, đặc biệt từ khó, từ nhiều âm tiết, giáo
viên có thể phiên âm một số âm khó đó. Khơng nhất thiết phải phiên âm tất cả vì
như thế học sinh làm theo chậm và sẽ mất nhiều thời gian.


Eg: Khi dạy một từ như sau, giáo viên có thể phiên âm lên phía trên từ đó:
e i i eiz i


telephone eraser policeman


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Muốn làm được như thế giáo viên cho học sinh biết các kí hiệu như: s, , dz,
…, t , , ,


Việc phiên âm những âm chính như trên giúp học sinh rất nhiều, đặc biệt là
những em phát âm chưa tốt và học sinh nơng thơn chưa có điều kiện tốt để luyện


âm.


Bên cạnh việc phiên âm như trên thì phát âm của giáo viên dạy trực tiếp có
ảnh hưởng rất lớn đối với cách phát âm của học trị mình mặc dù hiện nay đã có
đầy đủ băng đĩa do người bản xứ đọc nhưng trong các tiết luyện nói thì băng đĩa
chẳng giúp được gì. Chính vì thế giáo viên phải phát âm đúng và thận trọng khi nói
Tiếng Anh vì với học sinh Tiểu học các em rất dễ tập theo (imitating).


6.1.2.2.6. Tổ chức làm việc theo cặp, nhóm( Pair work and group work)
Muốn phát triển kĩ năng nói thì việc tổ chức cặp, nhóm chỉ là bước khởi đầu
cho quá trình luyện tập. Muốn cho các cặp, nhóm luyện nói và luyện cấu trúc có
hiệu quả, lớp học cần thực hiện tốt ba bước cơ bản sau:


<i>Pre- speaking: </i>giáo viên cần thực hiện bước “pre- speaking” bằng cách thực
hiện một quy trình gồm ba yếu tố: Chuẩn bị tâm thế cho học sinh - xác định mục
đích và chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện ấn định thời gian (engage instruct
-initiate).


<i>While-speaking: </i>Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước (brainstorm),
các cá nhân sau đó trao đổi nhiệm vụ trong các cặp để rút ra những vấn đề chung,
các cặp được ghép thành các nhóm để trao đổi kết quả nhiệm vụ và rút ra những
vấn đề chung của nhóm, cuối cùng đại diện nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả của
nhóm mình trước lớp. Trong khi học sinh luyện tập giáo viên có thể đứng ở một vị
trí nào đó trong lớp (trước lớp, cuối lớp hoặc giữa lớp) hoặc đi xung quanh lớp
quan sát và lắng nghe hoạt động của các cặp nhóm diễn ra, giáo viên có cơ hội tập
trung giúp đỡ các đối tượng học sinh giỏi hoặc học sinh kém.


<i>Post-speaking: </i>Khi thời gian dành cho hoạt động cặp và nhóm kết thúc giáo
viên cần tổ chức để các cặp, nhóm thơng báo lại kết quả hoạt động của cặp, nhóm
mình, cả lớp lắng nghe, bổ sung thông tin, sửa chữa lỗi, cho nhận xét và đánh giá


kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. Cuối cùng, giáo viên tóm tắt các hiện
tượng ngôn ngữ, cho nhận xét, đánh giá chung cơng việc vừa tiến hành có đảm bảo
mục tiêu, các bước thực hiện và thời gian đã định trước không.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Dần dần học sinh yếu cũng cảm thấy tự tin hơn khi luyện nói và hiểu kỹ hơn về các
cấu trúc đang học.


6.1.3. Các bước luyện nói cho học sinh


Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác nhau.
Về cơ bản trong q trình luyện nói phải tn thủ theo các quy trình sau:


6.1.3.1. Presentation (pre-speaking)


Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới, cấu trúc mới qua thủ thuật Dialogue build,
Concept checking. Kỹ năng nói thường được thực hiện trong phần giới thiệu ngữ
cảnh (set the scene) và phần giới thiệu câu. Hoạt động nói của học sinh chủ yếu là
trả lời câu hỏi.


6.1.3.2. Practice (Controlled Practice)


Cần tuân thủ phương châm từ dễ đến khó. Giáo viên đưa ra các loại hình bài
tập như: Bài tập thay thế ( Substitution drills ), dùng Prompts hay picture cues hay
các trị chơi ngơn ngữ để học sinh hình thành cấu trúc vừa học.


Trong hoạt động này, học sinh được luyện nói nhiều hơn giáo viên. Học sinh
luyện tập theo nhóm, cá nhân dưới sự điều khiển của giáo viên và học sinh thấy tự
tin hào hứng khi nói, tạo cơ hội cho các em phát triển kỹ năng nói.


6.1.3.3. Production (Free Practice)



Giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa được học
với những ngơn ngữ riêng của mình khơng cần sự hỗ trợ của giáo viên.


Giáo viên tạo tình huống, ngữ cảnh, chủ đề để học sinh thực hành nói theo
cặp hay nhóm. Ở phần này, giáo viên có thể dùng tranh, ảnh trong và ngồi sách
giáo khoa hoặc các chủ đề gần gũi với các em như: nói về khả năng mình có thể
làm gì, miêu tả mùa và thời tiết ở Việt Nam, kể lại những hoạt động vào cuối tuần
trước của gia đình em, hay nói về những kế hoạch của bản thân trong thời gian
tới,...sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của bài, vừa đem lại hiệu quả, kích thích được
học sinh nhiệt tình luyện nói.


6.1.4. Những điểm cần lưu ý khi thực hành kỹ năng nói


<b> </b>Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời
thực. Giáo viên cần khuyến khích cho các em học sinh làm theo phương châm thử
nghiệm, chấp nhận mắc lỗi; không nên tạo cho các em áp lực, các em sẽ mang nặng
tâm lý sợ mắc lỗi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Tuỳ theo tình huống và yêu cầu rèn luyện mà giáo viên cần chuẩn bị những
hình thức rèn luyện phù hợp với nhiều đối tượng học sin


Trong luyện tập, giáo viên có hai chức năng chính: một là cung cấp tư liệu,
giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp
phải; hai là theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình
thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh.


Giáo viên cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có
thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa, có hiệu quả.



Chọn chủ đề dễ phát triển, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và mang tính thời sự
như: về sinh hoạt hàng ngày, về bộ phim hay đang được mọi người theo dõi trên
truyền hình, về các mơn thể thao u thích của các em hoặc về người thực, việc
thực.


Giáo viên có thể đặt vấn đề có tính chất phản diện để học sinh tranh luận cho
thêm phần sôi nổi


Trên cơ sở rèn luyện trên lớp, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự luyện
tập ở nhà, và thực hành thường xuyên khi có điều kiện. Ví dụ như gặp khách nước
ngồi mà các em gặp trong thực tế (nhất là các em bé hoặc bạn bằng tuổi) để từng
bước rèn tính tự tin và khả năng phản xạ nhanh trong giao tiếp.


<b> </b>6.1.5. Các loại hình thức luyện tập được sử dụng cho việc phát triển kỹ
năng nói.


<b> </b>6.1.5.1. Repetition.


- The teacher can read a dialouge to the class or play a tape. The class can
repeat what they hear chorally or individually.




E.g Teacher: I’m from Vietnam.
Students: I’m from Vietnam.
6.1.5.2. Prompted sentences.


- The teacher can give students the beginning of a sentence which the
students can then complete.



E.g.


Teacher: She is a...


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b> </b>6.1.5.3. Single – word Substitutions


- The Teacher says a sentence to the students and also says a cue word for
them to replace a word in the sentence.


E.g.


Teacher: I’m going to the zoo
Students: I’m going to the zoo
Teacher: museum


Students: I’m going to the museum.
Teacher: circus


Students: I’m going to the circus.
<b> </b>6.1.5.4. Multiple-position Substitutions


- The Teacher says a sentence to the students and also says a cue word for
them to replace a word in a modified sentence.


E.g.


Teacher: I’m drawing a cat.
Students: I’m drawing a cat.
Teacher: a bird



Students: I’m drawing a bird.
Teacher: My sister


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- The teacher gives a sentence to the students along with a brief instruction
which force the students to communicate with another form.


E.g


Teacher: I visit Cuc Phuong National Park.
Students: I visit Cuc Phuong National Park.
Teacher: Last weekend


Students: I visited Cuc Phuong National Park last weekend.
Teacher: Next weekend


Students: I’m going to visit Cuc Phuong National Park next weekend.
<b> </b>6.1.5.6. Chaining.


E.g.


Teacher: I’m going to the zoo


Student 1: I’m going to the museum


Student 2: I’m going to the swimming pool
Student 3: I’m going to the circus.


<b> </b>6.1.5.7. Ask and answer


- The teacher can give the students a topic and then ask students to ask and


answer in pairs or in groups.


E.g.


Student 1: What are you going to do tomorrow?
Student 2: I’m going to play football.


6.1.5.8. Dialogue


+ Dialogue build : Giáoviên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể
hiện -> học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

E.g :


Student 1: What ______ ______ like ?
Student 2 : I ______ ______ very much.


-> Khi học sinh đã nói đạt u cầu thì giáo viên xố hết lời thoại đã viết, trên
bảng chỉ còn những nét gạch -> học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ.


Như ví dụ trên chỉ cịn là:


Student 1: _____ _____ _____ _____ ?
Student 2: _____ _____ _____ _____


6.1.5.9. Picture stories or describing pictures.


+ Giáo viên sưu tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình
đã học.



+ Giáo viên làm mẫu, sắm các vai trong truyện tranh, dùng gợi ý ở tranh làm
lời cho nhân vật. Học sinh quan sát và sau đó tập đóng vai theo các nhân vật trong
tranh.


Ví dụ : Truyện “ Little Red Riding Hood”. Giáo viên cho học sinh đóng vai
cơ bé qng khăn đỏ, bác thợ săn và con sói để tường thuật lại câu chuyện. Bằng
cách sử dụng bức tranh để làm rõ nội dung câu chuyện và xây dựng lời thoại rồi
cho học sinh đóng vai.


+ Giáo viên sử dụng tranh ảnh để cho học sinh luyện tập mẫu câu hoặc miêu
tả đồ vật, người cụ thể.


+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh theo đúng trật tự tình
tiết của câu chuyện. Sau đó học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính.


+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể : Ghi lời kể vào
các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn -> Yêu cầu học sinh quan sát tranh và
ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể
ghi trên tấm bìa đó.


6.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Việc áp dụng sáng kiến vào trong các tiết học giúp học sinh ngày càng u thích
mơn Tiếng Anh, khơng cịn sợ mỗi khi nói.Các em được rèn luyện phản ứng nhanh
nhẹn, khéo léo và tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin hơn. Điều đáng mừng là các em
học rất hào hứng, chờ đợi tiết học và đại đa số học sinh đã yêu thích, ham mê bộ môn
Tiếng Anh.


Qua những kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến vào trong thực tế giảng
dạy của nhà trường tôi nhận thấy rằng việc áp dụng sáng kiến vào trong thực tế là


hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh. Đồng thời sáng
kiến cũng rất hữu ích để áp dụng cho đối tượng học sinh trung học cơ sở trong các
trường phổ thơng vì:


+ Sáng kiến khơng cần sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
+ Mục tiêu chung đối với học sinh ở hai cấp học là giúp học sinh đạt được
những yêu cầu cơ bản đối với các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó tập trung
nhiều hơn vào hai kỹ năng nghe và nói. Việc áp dụng thường xuyên và liên tục các
biện pháp trong sáng kiến giúp học sinh được củng cố và rèn luyện sự tự tin, khả
năng diễn đạt ngôn ngữ trôi chảy. Điều này tạo tiền đề và làm nền tảng vững chắc
cho các em trong việc giao tiếp và tiến trình hội nhập sau này.


7. Những thông tin cần được bảo mật: Không
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến


- Học sinh tham gia áp dụng sáng kiến học chương trình Tiếng Anh 4 tiết/
tuần.


- Giáo viên giảng dạy cần đạt chuẩn B2 theo quy định.


- Có phịng học với không gian tương đối đủ để tổ chức các hoạt động trong
mỗi giờ áp dụng sáng kiến.


- Giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ về giáo án, dụng cụ trực quan, thiết bị dạy
học cần thiết.


- Học sinh ln cần được khuyến khích, thúc đẩy để hào hứng tham gia các
hoạt động trong giờ học. Cần tạo môi trường Tiếng Anh thân thiện, cởi mở giữa
học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh.



9. Đánh giá lợi ích thu được


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn. Giờ nào, tiết nào tôi cũng động viên được
hầu hết các em trong lớp tham gia hoạt động. Những lớp tôi dạy theo phương pháp
này đều có kết quả tốt, đều là những lớp có kết quả cao. Bản thân tôi cũng nắm
chắc được điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh, rút ra được những vấn đề cần
bổ sung cho các bài sau, bổ sung trong giáo trình, giáo án của mình.


Kết quả cụ thể như sau:


<i><b> * Kết quả kiểm tra xếp loại kĩ năng nói cuối kỳ I năm học 2016 -2017 như</b></i>
<i>sau: </i>


Trong quá trình giảng dạy tơi đã tiến hành khảo sát năng lực nói của học sinh
ở hai thời điểm là đầu năm học và cuối kỳ I. Kết quả như sau:


Khối


Số
lượng


HS


Kết quả đầu năm Kết quả cuối kỳ I


Tốt Đạt Cần cố


gắng Tốt Đạt


Cần cố


gắng


TS % TS <b>%</b> TS % TS % TS <b> %</b> TS <b>%</b>


4 40 1 2,5 27 67,5 12 30 10 25 30 75 0 0


Năm học 2016 – 2017:
Chất lượng các cuộc thi:


- Thi Ngày hội Tiếng Anh cấp Huyện:


+ Giải cá nhân: 04 giải. Trong đó 02 giải Ba, 02 giải KK
+ Giải tập thể: 01 giải KK


- Thi IOE cấp Huyện: 03 giải. Trong đó: 02 giải Nhì, 01 giải KK


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng
Tiếng Anh như là ngơn ngữ chính đễ giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học
sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu Tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu,
dễ nhớ, dễ thuộc.


Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói; hãy để các
em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học
sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng Tiếng Anh, làm như vậy sẽ
khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói. Giáo viên nên lồng ghép các
hoạt động nghe và nói Tiếng Anh với hình thức "vừa chơi - vừa học". Đánh giá
đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối
với học sinh khá, giỏi sẽ khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán và sẽ khơng có ý
chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với học sinh yếu sẽ đánh mất sự tự
tin của học sinh, làm giảm sút sự hứng thú của học. Tạo thói quen tư duy bằng


Tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang Tiếng Anh.


Trên đây là một vài phương pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh
Tiểu học mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy trong thời gian qua. Phương pháp đó đã
đem lại những hiệu quả nhất định. Do thời gian thực nghiệm cịn ít, kinh nghiệm có
hạn nên bài viết khơng tránh khỏi những hạn chế, rất mong sự đóng góp chân thành
của bạn bè, đồng nghiệp.


10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu


<b>Số TT</b> <b>Tên tổ chức/cá</b>


<b>nhân</b>


<b>Địa chỉ</b> <b>Phạm vi/Lĩnh vực</b>
<b>áp dụng sáng kiến</b>
1 Nguyễn Thị Minh Trường Tiểu học


Hướng Đạo - Tam
Dương - Vĩnh Phúc


Môn Tiếng Anh
trường Tiểu học
Hướng Đạo


<i>Hướng Đạo, ngày </i>
<i>21 tháng 02 năm </i>
<i>2017</i>



<b>THỦ TRƯỞNG</b>
<b>ĐƠN VỊ</b>


<i>Hướng Đạo, ngày 21 tháng 02 năm 2017</i>
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN


<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22></div>

<!--links-->

×