Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Phương pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng nói môn Tiếng Anh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.92 KB, 14 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG NÓI TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I.

Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong một xã hội không ngừng phát triển về công nghệ thông
tin, khoa học kỹ thuật, sự phát triển đó đang làm cho cuộc sống của con người ngày
càng văn minh hơn. Các nước đang ngày càng xích lại gần nhau hơn, mở rộng giao lưu
hợp tác cùng phát triển. Hoà vào dòng chảy ấy ngôn ngữ đặc biệt là tiếng anh đã và
đang trở thành một ngôn ngữ thông dụng nhất và được sữ dụng như một ngôn ngữ thứ
hai ở một số nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, Tiếng anh được đưa vào giảng dạy trong các trường học như một
môn học chính. Khi nhận định môn Tiếng Anh là môn chính, chúng ta tự hỏi tại sao?
Có lẽ có nhiều lý do. Một trong những lý do lớn nhất đó là sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế thời mở cửa, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khi nước ta đã là
thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đã làm cho nhu cầu sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp xã hội ngày càng cao. Tất cả mọi người nhận ra rằng ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh, là cái vốn cần có để sống và làm việc trong thời đại mới. Sau tiếng
mẹ đẻ, tiếng Anh rất cần thiết trong giao tiếp hằng ngày, trong nhiều lónh vực như
buôn bán, đọc sách báo nước ngoài, tìm việc làm trong các công ty do nước ngoài.
01


Với nhu cầu đó việc học tiếng Anh trở thành một phong trào rộng khắp. Để đáp
ứng được các vấn đề trên, bản thân người học phải có một vốn kiến thức vững vàng,
các kỹ năng phải thành thạo, đặc biệt là kỹ năng nói đây là một trong những kỹ năng
quan trọng trong giao tiếp. Và tôi nghó rằng chúng ta cần rèn luyện kỹ năng nói cho
các em một cách hiệu quả trong quá trình học chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này.
II. Mục đích nghiên cứu:


Đánh giá kỹ năng nói của học sinh khối 8 tại đơn vị trường THCS Lê Đình Chinh
qua đó áp dụng một số phương pháp nhằm giúp học sinh phát triển , vận dụng tiếng
anh môït cách linh hoạt trong tiết học .
III. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng: “áp dụng một số phương pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng nói
trong giờ học tiếng anh”
2. Khách thể: Học sinh khối 8 trường THCS Lê Đình Chinh-EaRiêng- MrákDakLak.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
2. Thực trạng và thái độ, hứng thú học môn tiếng anh của học sinh khối 8 Trường
THCS Lê Đình Chinh- Madrak.
3. Rút ra kết luận và áp dụng một số phương pháp nhằm giúp học sinh có hứng thú,
thái độ tích cực trong giờ học tiếng anh cũng như phát triển kỹ năng nói trong giờ học
tiếng anh.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp quan sát:
Thông qua việc quan sát học sinh thực hành nói trong các tiết dạy của bản
thân cũng như dự giờ dạy Tiếng anh của giáo viên trong trường. Qua đó đánh giá
được kỹ năng nói của học sinh.
2. Phương pháp đàm thoại:
Đặt những câu hỏi đơn giản để tìm hiểu thái độ, mức hiểu bài của học sinh.
3. Phương pháp tìm hiểu phương tiện dạy học:
Tìm hiểu về các thiết bị trợ giảng : tranh ảnh, vật thật , casette, bảng phụ…


02

4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh:
Đánh giá nhận xét sản phẩm hoạt động của học sinh thông qua bài kiểm tra miệng,
kiểm tra kỹ năng nói theo căïp , nhóm qua tiết học nói.


B.
PHẦN NỘI DUNG
I.
Thực trạng:
1. Thuận lợi :
- Đa số học sinh khối 8 có hứng thú với môn tiếng anh, các em hầu hết xuất thân
từ gia đình làm nông nên ngoan, chịu khó, có ý thức tự học.
- Được sự quan tâm của nhà trường về việc mua sắm các thiết bị dạy học khá đầy
đủ.
2. Khó khăn:
Học sinh khối 8 có lực học không đồng đều, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
việc học của các em. Đa số các em sống ở vùng nông thôn sâu xa nên ít được tiếp
cận với trang thiết bị hiện đại cũng như được giao tiếp với người bản ngữ. Các em
còn thụ động trong các tiết học tiếng anh.Tôi đã áp dụng một số phương pháp nhằm
giúp học sinh tích cực hơn trong giờ học tiếng anh, phần nào cải thiện được kỹ năng
nói vốn rất yếu của các em.
II.
Nguyên nhân của việc học sinh yếu kỹ năng nói :
1. Nguyên nhân khách quan:
Học sinh vùng sâu khi học tiếng anh không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài,
các phương tiện thông tin bằng tiếng anh hàng ngày, các em chưa ý thức được tầm
quan trọng của tiếng anh trong thời đại mới.học sinh còn rụt rè, ngại nói.
2. Nguyên nhân chủ quan:
Giáo viên chưa có đủ điều kiện đễ chuẩn bị các thiết bị trợ giảng đa dạng phong phú
cho tiết dạy nói.Chưa có biện pháp khuyến khích học sinh nói tiếng anh.
III.Cách thức tiến hành nghiên cứu:
Theo tên đề tài tôi chú trọng nghiên cứu thái độ , hứng thú của học sinh trong việc
học tiếng anh.
Tôi sẻ phát phiếu bài tập trắc nghiệm sau đó thu lại để tổng hợp kết quả để đánh giá



thái độ hứng thú của học sinh đối với môn học tiếng anh.
03
Bài tập 1( điều tra vào tháng 8 năm 2008)
Yêu cầu : Cho học sinh làm 9 câu, mỗi câu các em sẻ chon một phương án trả
lời,Phần điểm của các câu được che đi.( phụ lục 1)
+ Cách đánh giá: Mỗi câu sẻ tương ứng với một con điểm.
- Từ 10 đến 19 điểm : không có hứng thú trong việc nói tiếng anh.
- Từ 20 đến 34 điểm: có một chút hứng thú với việc nói tiếng anh
nhưng thái độ còn thờ ơ.
- Từ 35 đến 45 điểm: có hứng thú trong giờ nói tiếng anh , có thái độ
rèn luyện nghiêm túc ,có sự đầu tư cho môn học này.
Bài tập 2: ( phụ lục 2)
Yêu cầu: Bài tập gồm 10 câu tình huống, mỗi câu có 4 phương án để lựa chọn.
+ Cách đánh giá :
- Từ 7 điểm trở lên loại khá ,giỏi.
- Từ 5 đến 6 điểm loại trung bình.
- Từ 4 điểm trở xuống loại yếu ,kém.
IV. Kết quả nghiên cứu:
1. Kết quả quan sát:
Trong các tiết dạy ,cũng như dự giờ các giáo viên khác , tôi nhận thấy: khả năng đọc
thành tiếng của học sinh còn yếu . Mỗi lớp chỉ có số ít giơ tay phát biểu. Phần thực
hành có kiểm soát thì một số học sinh còn nói được qua phần thực hành tự do thì hầu
hết không nói được.Giáo viên chưa linh hoạt trong việc truyền tải các yêu cầu nói
trong sách giáo khoa.
2. Kết quả nghiên cứu phương tiện dạy học:
Điều kiện của trường còn hạn chế nên chưa có phòng học riêng cho tiết học nói,
các thiết bị trợ giảng chưa có nhiều đặc biệt là tranh ảnh minh hoạ.
3.Kết quả kiểm tra các bài tập trắc nghiệm:

* Số liệu điều tra tháng 8/ 2008: Điều tra trên 80 em học sinh khối 8 cho kết
quảsau :


04


Bài tập 1:
Điểm
10- 19
20- 34
35- 45

Số lượng học sinh
30
35
15

%
37,5 %
43,8 %
18,7 %

Bài tập 2:
Khá , giỏi
Trung bình
Yếu, kém
Số lượng học sinh
14 %
30 %

36 %
17,5 %
37 %
45 %
Nhận xét : Số học sinh không có hứng thú trong giờ học tiếng anh rất nhiều: 37,5 %,
một số học sinh còn lại có đôi chút yêu thích môn nhưng thái độ học tập chưa cao chiếm
43,8 %, trong khi đó học sinh thực sự tích cực và học tốt chỉ chiếm 18,7%.
Các em học sinh chưa nắm vững tình huống giao tiếp,Do các em ít thực hành nói
tiếng anh, lười học bài nên vốn từ ít. Chính vì vậy việc thực hành nói tiếng anh trở nên
rất khó khăn .
V. Áp dụng một số phương pháp thích hợp giúp học sinh tích phất triển kỹ năng nói
trong giờ học tiếng anh.
Phương pháp dạy học mới đặc biệt là với môn tiếng anh cần tạo cho học sinh tính
chủ động,tích cực trong các tiết học. Để đạt được điều đó trước hết người giáo viên
cần linh hoạt trong tiết dạy.
- Việc dạy nói tiếng anh không nhất thiết là trong giờ luyện nói mà nó cần thường
xuyên sử dụng trong các tiết dạy ky õnăng khác như nghe, đọc ,viết.
Tuỳ từng lớp, từng tiết mà sử dụng những câu tiếng anh tư đơn giản đến phức tạp,
cần khuyến khích học sinh nghe , đoán để trả lời, không nhất thiết phải hiểu từng từ.
- Giáo viên ngay từ đầu dạy một lớp nào đó thì phải trao đổi với học sinh cách sử
dụng khẩu lệnh tiếng anh trên lớp như thế nào và sử dụng một cách thường xuyên để
học sinh có thể nghe và trả lời một cách thành thạo như một thói quen trong tiết học.

05


-

Khi học sinh nói tiếng anh trong tiết học ,giáo viên không nhất thiết sửa lỗi câu
của các em ngoại trừ thực hành cấu trúc như vậy các em sẽ không sợ sai và e ngại khi

nói, khuyến khích tính tích cực giao tiếp bằng tiếng anh. Qúa trình sửa lỗi chỉ thực
hiện sau khi học sinh đã dừng nói.
- Giáo viên cần sử dụng tiếng anh trên lớp càng nhiều càng tốt, tạo nhu cầu giao
tiếp cho các em. Trong quá trình sử dụng tiếng anh nếu thấy các em chưa hiểu rỏ thì
giáo viên nên nói lại bằng tiếng việt.
- Trong các tiết học giáo viên cần cho học sinh thảo luận cặp và nhóm thường
xuyên, thay đổi cặp và nhóm để học sinh có thể nghe cách phát âm của nhiều bạn bắt
chước cách phát âm hay.
Khi gọi các đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm cần thay đổi học
sinh khác nhau tuỳ thuộc vào câu nói dễ hay khó.
- Đối với các học sinh không tích cực trong việc nói tách rời sách thì giaó viên cần
cho các em đóng vai thực hành các bài hội thoại. Bởi các bài hội thoại thường đòi hỏi
sự phản ứng tức thì của ngôn ngữ. Giáo viên cần yêu cầu các em biểu lộ về cử chỉ, nét
mặt, điệu bộ trọng âm, ngữ điệu khi thực hành lời thoại ,chẳng hạn như các từ (oh,
well…).
- Để việc thực hiên nói của học sinh có hiệu quả giáo viên cần chuẩn bị tâm thế
cho học sinh.chỉ dẫn nhiệm vụ nói phải rỏ ràng. Nghỉa là học sinh phải co tâm thế
thoãi mái trước khi nói.
- Giáo viên cần chú trọng làm rỏ yêu cầu bài tập chuẩn bị cho tiết học nói: chuẩn
bị từ vựng ở phạm vi nào, cấu trúc cần thiết là nhứng cấu trúc nào, chia nhiệm vụ cụ
thể cho từng nhóm, cặp , học sinh. Đặc biệt đối với sách giáo khoa tiếng anh 8 những
bài nói thường phức tạp và được học chung một tiết với kỹ năng nghe vì khi đã chuẩn
bị tốt ở nhà thì giáo viên lên lớp chỉ hướng dẫn, bổ sung những thắc mắc của học sinh
và các cấu trúc mới.
- Như tôi đã đề cập ở trên, các thiết bị trợ giảng đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong tiết dạy nói, tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh đặc biệt là sử dụng vật thật.
- Dạy một số bài hát tiếng anh đơn giản cũng là cách có hiệu quả gây không khí
vui vẻ hứng thú cho lớp học.
- Một điều rất quan trọng nữa đó là vai trò của giáo viên. Muốn cho học sinh tham
gia vào hoạt đông nói thì giáo viên phải là người chủ động tạo tình huống nói. Thái độ

,cử chỉ, giọng điệu của giáo viên cần tự nhiên, thân thiện.
06


Giáo viên trong quá trình giải thích hay cho học sinh cần phải đến gần từng nhóm,
em học sinh, sau khi đã hướng dẫn thì nên hỏi lại các em ngay như thế sẽ khuyến
khích các em nói tự nhiên và nhớ lâu tâm lý của các em là thích được quan tâm

Một số cách mà tôi thường sử dụng trong tiết dạy nói:
* Hát một bài hát đơn giản,vui, phù hợp với tiết day: Merry christmas and happy new
year, happy birthday, chalk duck…
* Hỏi một số câu đơn giản để tạo không khí gần gủi: How are you ?, How do you feel to
day ?, What’s the weather like to day ? Are you cold / hot ?...
* Chơi một trò chơi để cả lớp có thể tham gia giễ dàng: Tounge Twisters, Kim’s
game,Chain game…
* Kể một câu chuyện thật hoặc tự tạo bằng tiếng anh.
* Hỏi thăm học sinh ốm vừa đi học lại: What was wrong with you ? How are you now?...
* Khen ngợi những việc mà lớp đã đạt được sau một đợt thi đua của trường: I khow your
class won in rice- cooking compertition, canguratulation ! , please give a big clap…
* Số liệu điều tra tháng 1 /2009 ( sau khi đã áp dụng các phương pháp )
Bài tập 1:
Điểm
10- 19
20- 34
35- 45

Số lượng học sinh
20
30
30


%
25 %
35,5 %
37,5 %


07

Bài tập 2:

Số lượng học sinh

Khá , giỏi
20 %
25 %

Trung bình
35 %
43,8%

Yếu, kém
25 %
31,2%

Nhận xét : Sau khi áp dụng các biện pháp thích hợp vào giảng dạy, số học sinh có
hứng thú với việc nói tiếng anh trong giøơ học đã tăng lên đáng kể, từ 18,7 % tăng lên
37,5 %. Số học sinh thờ ơ , không có hứng thú với việc nói tiếng anh đã giảm hẳn từ
37,5 % xuống 25 %. Điều đó có nghóa là học sinh đang dần có chuyển biến trong thái
độ học ngoại ngữ của mình.

Số học sinh nắm ngôn ngữ giao tiếp đã tăng lên. Từ 17,5 % tăng lên 25 %, tỷ lệ
các em nói tiếng anh yếu kém cũng giảm hẳn từ 45% xuống còn 31,2 %. Điều này
cho thấy các em đã có hứng thú học nói tiếng anh, các em có ý thức học tiếng anh,
sử dụng tiếng anh để giao tiếp trong giờ học.


08

C. KẾT LUẬN CHUNG

Dạy học là một nghệ thuật , cách mà giáo viên cho học sinh hoạt động và thực hành
tiếng anh chỉ có thể đạt kết quả khi nó được tiến hành dưới sự điều khiển tài nghệ
của giáo viên.
Kết hợp với sự đổi mới của ngành giáo dục về mục tiêu giáo dục thì mục tiêu
môn học là vô cùng quan trọng để nưng cao chất lượng giáo dục. Dạy ngoại ngữ nói
chung và tiếng anh nói riêng cần đổi mới phương pháp một cách sáng tạo. Xác định
rỏ học ngoại ngữ là sinh từ để giao tiếp chứ không phải học thật nhiều từ mà không
giao tiếp được.
Qua một số năm dạy tiếng anh, hiểu được kỹ năng nói là vô cùng khó khăn đối với
học sinh nói chung và đặc biệt là học sinh ở vùng sâu xa này. Tuy vậy sau khi áp
dụng được một số phương pháp tích cực trên phần nào đã có sự chuyển biến về khả
năng nói của học sinh.


Tôi cảm thấy phương pháp của tôi có thể đưa ra trao đổi tham khảo đối với các
giáo viên cùng môn. Mong rằng sẻ có sự phản hồi tích cực tư quý thầy cô.Tuy nhiên
dù sử dụng phương pháp nào thì việc giáo viên hiểu được học sinh mà mình trực tiếp
giảng dạy là vô cùng quan trọng.
Người giáo viên ngoài việc trang bị cho mình một kiến thức tốt bằng cách không
ngừng học hỏi thì cần phải có một trái tim yêu nghề để từ đó thân thiện, yêu thương,

giảng dạy nhiệt tình đối với thế hệ trẻ.Có thế chúng ta mới kỳ vọng vào một thế hệ
tương lai có thể giao tiếp tiếng anh như tiếng mẹ đẻ của mình.

Phụ lục 1
Bài tập 1
Khoanh tròn câu trả lời mà em
cho là phù hợp với mình nhất.
Tình huống
1. Em đã dành bao nhiêu thời
gian cho luyện nói tiếng anh?
2. Tâm trạng của em khi giáo
viên hỏi em bằng tiếng anh?
3. Khi gặp khó khăn trong việc
nói tiếng anh em sẻ làm gì ?

4. Em rèn luyện nói tiếng anh
hằng ngày để nâng cao khả
năng nói tiếng anh vì mục đích
gì?

09
Họ và tên :…………………………………………………
Lớp : …………………………………..
Phương án lựa chọn
Điểm
a. Rất nhiều
5
b. Rất ít
1
c. Vừa phải

3
a. Thích thú
5
b. Ghét và sợ
1
c. Không thích , không sợ
3
a. Gặp giáo viên tiếng anh để
5
hỏi
b. Hỏi bạn bè
3
c. Chán nản, bỏ cuộc
1
a. Để đạt điểm cao
3
b.Để có thể giao tiếp tiếng anh 5
với giáo viên, và bạn bè.
c. Thấy các bạn học thì học
theo.
1


5. Em thích chọn mức độ bài
nói như thế nào ?
6. Em có thái độ như thế nào
khi giáo viên dạy các bài hát
tiếng anh ?

a. Dễ

b. Mới lạ
c. Sao cũng được
a. Rất thích
b. Thích nghe, không thích hát
c. Không thích

7. Đối với em việc nói tiếng
anh là:

a. Một cực hình
b. Niềm say mê
c. Cơ hội để trau dồi kỹ năng
nói tiếng anh.
8. Khi nói tiếng anh với các bạn a.. Ngại ngùng ,khó khăn
em có cảm giác:
b. Tự tin và nói tự nhiên
c.Cảm thấy mình là người khác
9. Em muốn giáo viên nói tiếng
anh trong lớp với mức độ:

a. Thỉnh thoảng
b. Thường xuyên
c. Hiếm khi

1
5
3
5
3
1

1
5
3
1
5
3
3
5
1

10
Phụ lục 2
Bài tập tình huống:
Em hãy khoanh tròn đáp án đúng nhất cho các tình huống sau :
1. Khi gặp một người lớn tuổi hơn em vào buổi sáng , em chào như thế nào ?
a. Hi
b. Hello
c. Goodbye
d. Goodmorning
2. Khi muốn nói lời cảm ơn với người khác em sẻ nói sao ?
a. Thanks
b. Sorry
c. Excuse me
d. Ok
3. Em rất bận , một người bạn rủ em đi chơi em tù chối như thế nào?
a. Fine
b. Ok
c. Thanks
d. I’m sorry, I’m busy
4.Muốn rủ bạn chơi bóng đá em nói sao ?

a. Let’s play soccer.
B. Play soccer
c. go soccer
d. have pay soccer
5. Khi em muốn giúp đỡ người khác em nói sao ?
a. Can you help me ? b. Can I help you ?
c. And you
d. What about you ?
6. Em muốn hỏi giờ em dùng câu nào ?
a. Time, please
b. What time is it ?
c. What about time d. Give time
7. Muốn bạn mở cửa sổ giùm em nói sao ?


a. Open the window b. Do you mind opening the window ?
c.Can I open the window ? d. Could you close the window ?
8.Muốn hỏi số điện thoại của bạn em noùi sao?
a. What is the number ?
b. Will you call me ?
c. What’s your telephone number ?
d. What’s your aadress ?
9.Muốn khen một ngôi nhà đẹp em nói sao ?
a. What a beautiful house !
b. How a nice house !
c. Is it a nice house ?
d. What a new house !
10. Khi muốn hỏi bạn di học bằng phương tiện gì em nói sao ?
a. Where do you live ?
b. How do you go to school ?

c. How far is it from your house to school ?
d. How long is your school ?

11
11


Người thực hiện đề tài:

Nguyễn Thị Chung





×