Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

Gián án Giới thiệu về Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.22 KB, 8 trang )


Chào mừng thầy cô và tất cả các bạn!
Môn Lịch Sử
Bài thuyết trình về:
Nguyễn Trãi

Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi
-
Nguyễn Trãi (1380-1442), tên tự là Ức Trai, là đại thần nhà
Hậu Lê, một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch
sử.
-
Đạo đức phong cách của ông rất cao đẹp.
-
Ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại, là nhà chính trị lỗi lạc, nhà
chiến lược thiên tài, nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là một
nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà sử học, nhà địa lý học, nhà làm
luật pháp và âm nhạc xuất sắc.

Thời trẻ của Nguyễn Trãi

Lúc ông lên 5 tuổi mẹ ông mất.

Nguyễn Trãi lúc nhỏ ở với ông ngoại là Trần
Nguyên Đán. Năm 1385, Trần Nguyên Đán về trí
sĩ ở Côn Sơn, đem theo cả Nguyễn Trãi về đấy.
Côn Sơn lại chính là nơi quê tổ của họ Nguyễn vì
cả dãy núi này thuộc vào địa phận xã Chi Ngại,
huyận Phượng Nhãn. Từ năm 1390, sau khi ông
ngoại mất, Nguyễn Trãi về Nhị Khê ở với cha.


Vụ án Lệ Chi Viên

Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê
Thái Tông. Những năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành
triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn về soạn lễ
nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua:"Nguyện xin bệ hạ yêu thương và
nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng
oán hận sầu than".

Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan
về ở ẩn tại Côn Sơn, Chí Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.

Nguyễn Trãi bị triều đình do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép
tội giết vua và bị giết cả 3 họ (tru di tam tộc) ngày 16 tháng 8 năm
1442.

Được minh oan.

Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Con
cháu ông được tìm lại và bổ dụng. Người con út sinh ra sau khi ông qua
đời là Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri
Phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá), cấp cho 100 mẩu ruộng gọi là "Miễn
hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng.
Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai Hà,
làng Dự Quần, lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt; lấy ngày mất của
Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ.

Năm 1464, Lê Thánh Tông đã chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi.
Ông ca ngợi Nguyễn Trãi là Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo,
truy tặng tước Tán Trù Bá, ban cho con là Anh Vũ chức huyện quan.

Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn
Trãi. Việc làm này có thể đã góp phần bảo tồn mồt phần quan trọng các
di sản văn hóa mà Nguyễn Trãi đã để lại.

×