Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Luận văn tốt nghiệp xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NÔNG THỊ MINH PHƯƠNG

XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC
CÂY GIẢO CỔ LAM 7 LÁ (Gynostemma pubescens (Gagnep.)
C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) TẠI TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính qui

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2015 - 2019

THÁI NGUYÊN - 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NÔNG THỊ MINH PHƯƠNG

XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC
CÂY GIẢO CỔ LAM 7 LÁ (Gynostemma pubescens (Gagnep.)
C. Y. Wu ex C. Y. Wu et S. K. Chen) TẠI TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính qui

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên rừng

Lớp

: 47 - QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học


: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Thu Hà

THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hồn
tồn trung thực, chưa cơng bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

PGS.TS Trần Thị Thu Hà

Nông Thị Minh Phương

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN


ii

LỜI CẢM ƠN
Mục tiêu của Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên là đào tạo được những kỹ sư khơng chỉ nắm vững lý thuyết mà cịn
phải thành thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn khơng thể
thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm
quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm
cần thiết sau này.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa
Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập
tốt nghiệp với đề tài : “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc
cây giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y.
Wu etS. K. Chen) tại tỉnh Hà Giang”
Để hồn thành khóa luận này tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
cán bộ cơng nhân viên Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, Công ty
Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam, đặc biệt là sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cơ giáo hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Thu
Hà đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm đề tài.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Lâm nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ
ban đầu trong q trình hồn thành khóa luận này.
Trong q trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp
đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của quý thầy cơ giáo và tồn thể các bạn
đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tơi được hồn thành hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực tập
Nông Thị Minh Phương


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng ......................................................... 17
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Giảo cổ lam 7 lá đầu dòng
để xây dựng vườn giống gốc ........................................................................ 19
Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc ... 22
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Giảo cổ lam
7 lá tại vườn giống gốc .................................................................................... 24
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Giảo cổ
lam 7 lá tại vườn giống gốc ............................................................................. 25
Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính của các giống cây Giảo cổ lam
7 lá tại vườn giống gốc .................................................................................... 26


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Cây Giảo cổ lam 7 lá ......................................................................... 4
Hình 2.2 Cây mơ Giảo cổ lam 7 lá .................................................................. 10
Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xun, Hà Giang ............................. 11
Hình 3.1. Sơ đồ ơ theo dõi .............................................................................. 16
Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá
tại Vị Xuyên, Hà Giang ................................................................................. 20
Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc .... 23
Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Giảo cổ lam 7 lá ............. 26
Hình 4.4. Một số hình ảnh lồi sâu hại cây Giảo cổ lam ................................ 29


v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Sơ lược về cây Giảo cổ lam bảy lá............................................................. 4
2.1.1. Đặc điểm hình thái .................................................................................. 4
2.1.2. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 4
2.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý ............................................... 5
2.1.4. Tình hình thị trường ................................................................................ 6
2.2. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây Giảo cổ lam .............................. 6
2.2.1. Trên thế giới ........................................................................................... 6
2.2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 7
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 10
2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 10
2.3.2. Địa hình – thổ nhưỡng .......................................................................... 11
2.3.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết .................................................................... 12
2.3.4. Diện tích và dân số ................................................................................ 13
2.3.5. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên .................................................... 13


vi


Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 15
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá ... 15
3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá tại
vườn giống gốc ................................................................................................ 16
3.4.3 Phương pháp sử lý số liệu ...................................................................... 18
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 19
4.1. Thiết lập vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá ....................................... 19
4.1.1. Lựa chọn giống để xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam bảy lá 19
4.1.2. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc.................................................................. 20
4.1.3. Kỹ thuật trồng vườn giống gốc ............................................................. 20
4.2. Tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc ......... 21
4.2.1. Tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc ...................... 21
4.2.2. Tình hình sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc .......... 23
4.3. Tình hình sâu bệnh hại của cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc ....... 26
4.3.1. Sâu hại chính đối với cây Giảo cổ lam ................................................. 26
4.3.2. Bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam ......................................................... 29
4.4. Một số kinh nghiệm, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc . 30
4.4.1. Một số bài học kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá30
4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc ..................................... 31
4.4.3. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 31
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 33
5.1. Kết luận .................................................................................................... 33



vii

5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 37


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc,
có nhiều yếu tố phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng để trồng các lồi cây dược
liệu có giá trị kinh tế cao. Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Hà Giang đang tập
trung đẩy nhanh tiến độ triển khai phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói
giảm nghèo tại các huyện nghèo 30a. Theo kết quả điều tra, hiện toàn tỉnh có
184 họ, 662 chi, 1.101 lồi, trong đó có 51 lồi cây thuốc quý hiếm có nguy
cơ bị đe dọa trong sách đỏ Việt Nam. Tiêu biểu như các loại: Thảo quả,
Hương thảo, Giảo cổ lam, Đỗ trọng, Đương quy, Thiên niên kiện… được
phân bố tại tất cả các huyện trong tỉnh, trong đó tập trung tại một số xã vùng
cao, vùng sâu, biên giới của tỉnh như: Lao Chải, Xín Chải (thuộc huyện Vị
Xuyên); Tả Ván, Tùng Vài, Thái An (thuộc huyện Quản Bạ); Pờ Ly Ngài, Tả
Sử Chng, Ðản Ván (thuộc huyện Hồng Su Phì). Với 19 dân tộc cùng sinh
sống, Hà Giang có nhiều cây thuốc, bài thuốc dân gian quý hiện đang lưu
truyền trong nhân dân chưa được khai thác. Nhờ có nguồn tài nguyên cây
thuốc phong phú và điều kiện thích hợp nên Hà Giang là tỉnh được Nhà nước
quan tâm để phát triển cây dược liệu và một trong số đó cây Giảo cổ lam bảy
lá Gynostemma pubescens cũng được quan tâm rất nhiều.
Giảo cổ lam bảy lá có nguồn gốc từ các vùng núi của miền nam trung

Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á . Ở Việt Nam, Giảo cổ lam được tìm thấy ở
một số địa phương thuộc vùng đồi núi phía bắc như Hịa Bình, Sa Pa,…
Các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng thần kỳ của Giảo cổ
lam đối với sức khỏe con người và nó đã trở thành cây thuốc quý có giá trị.
Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và
nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của


2

khối u một cách rõ rệt, giúp bình ổn huyết áp. Sử dụng Giảo cổ lam giúp dễ
ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não
mạnh, giảm các cơn đau tim (Phạm Thanh Kỳ, 2007) [18]. Trong tự nhiên
Giảo cổ lam thường mọc ở các sườn vách đá có độ ẩm cao, nhưng hệ số nhân
giống thấp, tốc độ phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh. Do nhu
cầu sử dụng dược liệu này tăng mạnh trong thời gian gần đây dẫn đến nguồn
nguyên liệu không thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Theo sách đỏ Việt
Nam Giảo cổ lam được xếp trong thang bậc phân hạng IUCN 1994 sách đỏ
VN: EN A1a,c,d (Bộ Khoa Học và Công Nghệ 2007) [3].
Cho nên cần có các biện pháp nhân giống để mở rộng khu vực trồng
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Để chủ động được công tác
nhân giống cần có vườn giống gốc cây mẹ đảm bảo. Từ những thông tin trên
cho thấy Hà Giang là nơi thích hợp để xây dựng và phát triển vườn giống gốc
về cây giảo cổ lam 7 lá góp phần phát triển cây dược liệu cho tồn nói riêng
và cả nước nói chung.
Vì vậy việc thực hiện đề tài “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn
giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu
ex C. Y. Wu et S. K. Chen) tại tỉnh Hà Giang” là rất cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá nhằm cung cấp

nguồn nguyên liệu nhân giống đã qua tuyển chọn, chất lượng dược liệu tốt,
sinh trưởng và phát triển mạnh, khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt.
- Xây dựng được vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá diện tích 2.000 m2
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây mẹ Giảo cổ
lam 7 lá tại vườn giống gốc.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho các
sinh viên, nhà khoa học trên đối tượng cây Giảo cổ lam 7 lá, góp phần duy trì,
bảo tồn và phát triển lồi tại tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác.
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ
sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn.
- Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm
thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục cho cho công
tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Thông qua việc xây dựng được vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá sẽ góp
phần chủ động trong cơng tác nhân giống loài Giảo cổ lam 7 lá trên quy mơ
lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tại tỉnh Hà Giang.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Sơ lược về cây Giảo cổ lam bảy lá

2.1.1. Đặc điểm hình thái
Tên khoa học: Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu ex C. Y.
Wu et S. K. Chen, họ Cucurbitaceae. Tên gọi thông thường: Giảo cổ lam bảy
lá, cây Trường sinh, Dền toòng, Thất diệp sâm.
Đặc điểm hình thái: Giảo cổ lam 7 lá là một lồi cây thảo có thân
mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây
cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trơng như lá kép chân vịt. Cụm hoa
hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau x hình
sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vịi nhuỵ. Quả khơ hình cầu, đường
kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m. (Đỗ Tất
Lợi 1990;1991) [9,10].

Hình 2.1. Cây Giảo cổ lam 7 lá


5

2.1.2. Đặc điểm sinh thái
Đặc điểm sinh thái và phân bố: Giảo cổ lam 7 lá là cây ưa ẩm, ưa bóng,
có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhưng tốt nhất là ở các vùng khí
hậu mát,ẩm. Cây có khả năng chịu lạnh tốt, có thể sinh trưởng, phát triển bình
thường trong khoảng nhiệt độ thấp từ -10 đến -5oC với rất nhiều loại đất như
đất cát, đất mùn, đất thịt,... (Ngô Triệu Anh, 2011)[1]. Giảo cổ lam 7 lá thích
hợp với các vùng có khí hậu mát mẻ vùng miền núi nơi đất ẩm gần khe suối
hoặc nước chảy chậm; thường leo trùm lên các tảng đá, hay những cây bụi,
dây leo khác ở ven rừng thưa núi đá vôi, độ cao phân bố từ 220-1.600m, như
Sapa- Lào Cai, Tam Đảo- Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Ngun, Lai Châu,
Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia
Lai. Mùa đơng cây có hiện tượng bán tàn lụi, sinh trưởng mạnh trong mùa

mưa ẩm. Mùa hoa quả tháng 6-10. Có khả năng tái sinh tốt nhưng chủ yếu từ
chồi, và mọc chồi nhiều từ các phần còn lại sau khi cắt (Phạm Hồng Hộ,
2006) [5].
2.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Có khả năng chống oxy hóa
tế bào, làm thuốc hạ cholesterol, thải độc trong cơ thể, chống viêm gan, chứng
cao huyết áp, tim mạnh, ho hen, viêm khí quản, đau đầu mất ngủ, đau nửa
đầu, đái tháo đường. Giảo cổ lam kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục
máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thơng máu lên não và kìm hãm
sự phát triển của khối u (Trần Lưu Vân Hiền và cs, 2011)[4]. Ngồi ra trong
Giảo cổ lam cịn chứa Flavonoid. Đây là chất có khả năng chống lão hóa
mạnh, tăng cường sức khỏe, giúp ổn định huyết áp, làm tan huyết khối,
ngăn ngừa xơ vữa mạch, phòng chống các tai biến về tim, mạch, não, chống
lão hóa, ngăn ngừa stress, ngừa ung thư não, tử cung, da, … (Đỗ Huy Bích
2006) [2].


6

2.1.4. Tình hình thị trường
Thị trường: Hiện nay Giảo cổ lam 7 lá nói riêng và Giảo cổ lam nói
chung đã được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng dưới dạng khác
nhau như: trà, dạng viên. Giá bán trên thị trường trong khoảng 150.000 –
200.000 đồng/kg đối với trà Giảo cổ lam, cịn đối với dạng viên thì giá bán thì
trường 85.000/hộp/60 viên (Phạm Thanh Huyền, 2016) [6].
2.2. Tình hình nghiên cứu về nhân giống cây Giảo cổ lam
2.2.1. Trên thế giới
Cây Giảo cổ lam là một loài dược liệu quý với nhiều công dụng và
được sử dụng sản xuất ra nhiều loài thuốc và thực phẩm chức năng có giá trị
cao trên thị trường thế giới (Arichi S. et al., 1989) [16]. Theo Edward (2016)

[17] , Giảo cổ lam được sử dụng cho người có cholesterol cao, huyết áp cao,
và cải thiện chức năng tim, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề
kháng, cải thiện trí nhớ, và ngăn ngừa rụng tóc. Nhân giống Giảo cổ lam có
thể thực hiện bằng hữu tính (hạt) hoặc vơ tính bằng giâm hom, ni cấy mơ tế
bào. Một số nghiên cứu nhân giống Giảo cổ lam năm lá được thực hiện bằng
công nghệ nuôi cấy mô. Anchalee et al. (2012)[15] đã nghiên cứu nuôi cấy
Gynostemma pentaphyllum Makino trên môi trường MS bổ sung BA (1 mg/l)
phát sinh chồi tốt nhất (7,28 chồi). Đối với môi trường MS bổ sung 2,4-D (1
mg/l) sau 12 tuần thu được chiều cao chồi 0,94 cm. Môi trường MS + BA (1
mg/l) + NAA (0,1 mg/l) cho ra 6,8 chồi; môi trường MS + 2 mg/l BA + 0,05
mg/l NAA tao ra 2,7 chồi. Tuy nhiên, cho đến nay, nghiên cứu về nhân giống
Giảo cổ lam bảy lá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào chưa thấy công bố.
Một nghiên cứu gần đây của tác giả Rehman Gauhar và cộng sự (2012)
[7] đã khẳng định dịch chiết từ cây Giảo cổ lam có tác dụng hoạt hóamen
AMPK, một men có vai trị quan trọng trong q trình điều hịa chuyển hóa
năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy q trình oxy hóa chất béo và tăng cường


7

chuyển hóa đường, đạm, mỡ trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng béo phì.
Một thử nghiệm trên chuột cho thấy khi dùng dịch chiết Giảo cổ lam với mức
liều 150, 300 mg/kg cân nặng, sau 8 tuần điều trị thì trọng lượng cơ thể giảm
đi 5,7% và 7,7% so với thời điểm ban đầu.
GS. Tan H., Liu Z.L.,Liu MJ [18] Chứng minh giảo cổ lam có tác dụng
kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đơng, chống huyết khối, tăng
cường lưu thông máu lên não.
Lin, J.M.,và cộng sự [18] chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống
viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Có tác dụng chống viêm
mạnh hơn Indomethacin.

Wang và cộng sự [18] đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống u
rõ rệt, tăng cường miễn dịch.
Ji Lin và cộng sự [18] chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và
bình ổn huyết áp.
Các nghiên cứu của Thái Lan [18] chứng minh giảo cổ lam tốt cho tim
mạch, giảm béo.
2.2.2. Tại Việt Nam
Bùi Đình Lãm và cs (2015) [8] đã nhân giống in vitro thành công trên
cây Giảo cổ lam năm lá trong môi trường MS + KIN 0,4 mg/l + BA 0,5 mg/l
cho hệ số nhân nhanh chồi đạt 4,36 lần sau 4 tuần nuôi cấy. Ở giai đoạn ra rễ
ở môi trường MS + IBA 0,1 mg/l cho tỷ lệ ra rễ 100%, số rễ đạt 4.16 rễ/ chồi.
Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND.
Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà nội thực hiện
từ năm (1997) [19] đã đi đến kết luận sau: Giảo cổ lam làm hạ cholesterol
toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ
thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt. Bệnh nhân
uống giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp


8

tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm
các cơn đau tim. GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc (2012)
[18] đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây giảo cổ lam Việt
Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên
khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt
chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên
đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường
Thụy điển [18] . Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt

Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, hội đái
tháo đường Thụy Điển về cây giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt
chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh
đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào
đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh
gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng.
Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Đặng Kim Vui và Cs (2016) [13] đã nghiên cứu một số đặc điểm phân
bố tự nhiên và hình thái của các lồi thuộc chi Giảo cổ lam (Gynostemma
Blume) tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả nghiên cứu: Xác định được 3 loài thuộc chi
Giảo cổ lam là: Giảo cổ lam 3 lá, Giảo cổ lam 5 lá và Giảo cổ lam 7 lá, Giảo
cổ lam lông. Các loài này phân bố ở sinh cảnh núi đất và núi đá ở các trạng
thái rừng có độ tàn che 0,5-0,7 phân bố ở dộ cao 210-1064 m. Các loài trong
chi Giảo cổ lam tại khu vưc nghiên cứu có khả năng tái sinh chồi tốt. Kết quả
nghiên cứu này sẽ la cơ sở khoa học cho côn tác bảo tồn và phát triển loài
trong tương lai.


9

Ngô Thị Nga (2016) [11] nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, tình
hình sinh trưởng và phân bố, kiến thức bản địa trong chọn tạo giống và gây
trồng loài Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb.) làm cơ sở cho
việc bảo tồn và phát triểntại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
Trương Thị Tố Uyên (2010) [12] khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật
và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã
phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc.
Trong đó có 28 cây thuốc thơng tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22
cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 216 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác
dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt;

14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây
thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về
mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư.
Theo Phạm Hồng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn Viện Dược liệu (2010)
[13], số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng
10.500 lồi, dự đốn khoảng 12.000 lồi. Trong đó các lồi cây được sử dụng
làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật.
Cho đến nay, chưa có cơng bố nhân nhanh Giảo cổ lam bảy lá bằng
công nghệ cấy mơ Bùi Đình Lãm và cs (2015) [8] đã nhân giống in vitro
thành công trên cây Giảo cổ lam năm lá trong môi trường MS + KIN 0,4 mg/l
+ BA 0,5 mg/l cho hệ số nhân nhanh chồi đạt 4,36 lần sau 4 tuần nuôi cấy. Ở
giai đoạn ra rễ ở môi trường MS + IBA 0,1 mg/l cho tỷ lệ ra rễ 100%, số rễ
đạt 4.16 rễ/ chồi.


10

Hình 2.2 Cây mơ Giảo cổ lam 7 lá
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
- Vị trí địa lí và lãnh thổ: Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới
phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong
khoảng 22o29’30’’B đến 23o02’30’’B và 104o23’30’’Đ đến 105o09’30’’Đ.
Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và
huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đơng giáp thị xã
Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành
chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1480,5 km2, dân
số 122.350 người. Trung tâm huyện lỵ là TT Vị Xuyên, nằm cách thị xã
Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đơ Hà Nội 265 km về phía Bắc.
Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển

tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng
lớn gần như ơm gọn thị xã Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh
Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung
Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy cho phép huyện Vị Xuyên
trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong


11

tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời cịn có vị trí chính trị, an
ninh quốc phịng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc
Tổ quốc.

Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang


12

2.3.2. Địa hình – thổ nhưỡng
Địa hình phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung
lũng. Độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Phía tây có núi Tây Cơn
Lĩnh cao 2419m, phía bắc có núi Pu Tha Ca 2274m. Sơng suối có độ dốc lớn
tạo ra những tiểu vùng mang những đặc điểm riêng khác nhau. Tổng diện tích
đất tự nhiên 150,1 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nơng - lâm
nghiệp là 106,1 nghìn ha, chiếm 70,7%; diện tích đất chun dùng và đất ở
chỉ có 3985,27 ha, chiếm 2,7%; đất chưa sử dụng 39975,89 ha, chiếm 26,6%
tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung
tính, đất nâu đỏ trên đá vơi, đất đỏ vàng, ngồi ra cịn có đất phù sa ven các
sơng, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích

khơng đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả,
hoa màu và cây cơng nghiệp.
2.3.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Vị Xun nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa
rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đơng lạnh kéo dài, khơ hạn. Nhiệt độ
trung bình năm 23oC , biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 12oC, tháng
nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1;
tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 – 8500oC, số giờ nắng trung bình năm
trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 - 4000 mm/năm. Độ ẩm
trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng
7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một
số bất lợi như sương muối trong mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên thường
xảy ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH của huyện.


13

Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam,
sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại
xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông
chảy qua địa bàn huyện dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700km2, có
chế độ thủy chế phức tạp và khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa.
Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sơng Chảy, Sơng Miện chảy qua
Thuận Hịa và sơng Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ thống suối, ao hồ
khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản xuất và sinh
hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất
là các xã vùng cao.
2.3.4. Diện tích và dân số
Huyện có diện tích 1480,5 km2 dân số 122.350 người (2018). là nơi
sinh sống của 15 dân tộc gồm : Tày, Dao, Kinh, Nùng...

2.3.5. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên
Huyện Vị Xuyên có diện tích rừng khá lớn, trong đó diện tích đất lâm
nghiệp có rừng 85196,36 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên trong đó diện
tích rừng sản xuất có 14283,22 ha; diện tích rừng phịng hộ 41684,39 ha, diện
tích rừng đặc dụng 29228,75 ha. Độ che phủ rừng luôn đạt trên 50% (năm
2009 là 59%). Diện tích rừng trồng tập trung 15942,24 ha; trong đó trồng mới
2231,10 ha. Các lồi gỗ quý: pơ mu, ngọc am, lát, nghiến, thơng đá, trị chỉ,...;
các lồi thực vật đặc hữu: cây Vù Hương, Bồ an, Bồ đề lá bời bời; các loài
cây dược liệu quý: sa nhân, thảo quả, quế, đỗ trọng... huyện cịn có thế mạnh
về cây cơng nghiệp dài ngày (chè, cam), cây ăn quả và cây đặc sản. Trên địa
bàn huyện cịn có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cơn Lĩnh II. Rừng có vai trị
rất lớn bảo vệ môi trường, cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp, xây
dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái. Tài nguyên động vật tương đối


14

phong phú, có nhiều lồi q hiếm: gấu ngựa, gà lơi, đại bàng,... Tuy nhiên,
do diện tích rừng bị suy giảm trong những thập niên qua, cùng với tập quán
săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiếm đã bị suy giảm về cả số loài và
cá thể.
- Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,4 ha,
chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên tồn huyện; trong đó diện tích rừng
trồng tập trung là 13711,14 ha; trồng rừng kinh tế tập trung ở các xã Việt
Lâm, Đạc Đức, Trung Thành, Linh Hồ. Năm 2009 trồng mới được 2331 ha;
độ che phủ rừng đạt 59%, cao hơn mức trung bình của Hà Giang và của cả
nước tương ứng 52,6% và 38,6%. Thực hiện giao đất giao rừng cho người
dân, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung, tích cực trồng mới; phát
triển các mơ hình nông - lâm kết hợp.



15

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Giảo cổ lam 7 lá Gynostemma pubescens Gagnep
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2019 – tháng 6/2019
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá
- Theo dõi tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn
giống gốc
- Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá
3.4.1.1. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống
Kế thừa những kết quả nghiên cứu từ đề tài: “Nghiên cứu chọn giống
và phát triển công nghệ nhân giống quy mơ cơng nghiệp cho một số lồi
cây lâm sản ngồi gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi
phía Bắc Việt Nam” của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp chúng
tôi lựa chọn được 3 xuất xứ cây Giảo cổ lam bảy lá ( xuất xứ Yên Bái, Lào
Cai và Hà Giang) để làm vật liệu giống xây dựng vườn giống gốc tại Hà
Giang. Lựa chọn những cây giống có chỉ tiêu sinh trưởng tốt và không bị sâu
bệnh hại.
3.4.1.2. Phương pháp bố trí vườn giống gốc
- Diện tích: 2.000 m2



16

- Thời vụ trồng: Vụ xuân (tháng 2-3 âm lịch)
- Yêu cầu về đất: Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát
nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Lên luống cao khoảng 1520cm, rộng khoảng 80-100cm, rãnh rộng khoảng 25-30cm, thoát nước tốt.
- Khoảng cách, mật độ: Khoảng cách trồng 20 x 20cm, cây cách cây
20cm, hàng cách hàng 20cm.
- Phân bón: Bón lót khoảng 3 kg phân chuồng mỗi hốc. Tiến hành bón
thúc định kỳ 2 lần/năm trong 3 năm đầu. Lượng phân bón 0,2 kg phân vi
sinh/gốc. Năm tiếp theo tùy thuộc vào điều kiện và sự phát triển của cây có
thể bón thúc 1 lần hoặc chỉ chăm sóc, xới đất xung quanh và vun gốc.
- Chăm sóc: Làm dàn che cao 2-2,5m, phủ một lượt lưới đen bên trên.
Tưới nước: cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng, vì vậy phải thường xun
theo dõi độ ẩm để có thể cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây, tránh
ngập úng.
3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Giảo cổ lam 7 lá tại
vườn giống gốc
Dụng cụ: Thước đo chiều dài (20cm,1m), thước panme đo đường kính,
máy ảnh, sổ và bút ghi.
Phương pháp: Trên diện tổng diện tích trồng, chọn 5 điểm theo đường
chéo góc như sơ đồ góc như sơ đồ.

Hình 3.1. Sơ đồ ơ theo dõi


×