Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Luận án tiến sỹ - Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THANH TÂM

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
LÚA GẠO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THANH TÂM

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
LÚA GẠO VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9 34 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1.PGS.TS TRẦN HỮU DÀO
2.TS LƢƠNG MINH HUÂN

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Luận án này được tác giả nghiên cứu và thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân
dưới sự hướng dẫn của hai giáo viên hướng dẫn. Các tài liệu được trích dẫn đầy đủ
và rõ ràng. Các số liệu và thông tin đưa ra trong luận án đảm bảo tính trung thực và
khách quan. Những kết quả nghiên cứu của luận án và các cơng trình cơng bố của
tác giả khơng trùng với bất kỳ cơng trình nào./.
TÁC GIẢ

Phan Thị Thanh Tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................................. 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế có liên quan đến đề tài.................................... 11
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài................16
1.3. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................................ 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.............................................................................................................. 26
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO......................................................................................... 27
2.1. Khát quát về cạnh tranh................................................................................................ 27
2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành gạo......................................................................... 35
2.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành gạo......................37
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành gạo....................43
2.5. Kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo ở
một số quốc gia và bài học cho Việt Nam...................................................................... 57
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
LÚA GẠO VIỆT NAM.................................................................................................................. 70

3.1. Thực trạng phát triển ngành lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2019.........70
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam.......................78
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam110
3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam.............130
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030........................135
4.1. Định hướng và chiến lược phát triển ngành lúa gạo Việt Nam..................135
4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam142

4.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các ban ngành liên quan...............151
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 159


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Thống kê mẫu khảo sát..................................................................................................... 7
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh............................................. 24
Bảng 3.1: Sản lượng lúa cả năm phân theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019................73
Bảng 3.2: Sản lượng lúa cả năm phân theo mùa vụ giai đoạn 2010-2019.................... 74
Bảng 3.3: Diện tích lúa cả năm phân theo khu vực giai đoạn 2010 – 2019.................79
Bảng 3.4: Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ giai đoạn 2010 – 2019..................81
Bảng 3.5: Diện tích lúa của các nước trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu nhiều
gạo nhất thế giới.................................................................................................................... 85
Bảng 3.6: Năng suất lúa cả năm phân theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019................86
Bảng 3.7: Năng suất lúa đông xuân của Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019.........87
Bảng 3.8: Năng suất lúa vụ hè thu của Việt Nam đoạn 2010 – 2019.............................88
Bảng 3.9: Năng suất lúa vụ mùa của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019........................89
Bảng 3.10: Năng suất lúa của Việt Nam và các nước trong nhóm 5 quốc gia
xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới................................................................................... 90
Bảng 3.11. Mức tăng trưởng của năng suất ngành lúa gạo................................................. 90

Bảng 3.12: Chi phí sản xuất ngành lúa gạo của các nước thuộc top 5 nước xuất khẩu
gạo nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2013- 2014................................................ 93
Bảng 3.13: Giá gạo mà nông dân bán tại nông trại................................................................ 94
Bảng 3.14: Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam..................................................................... 96
Bảng 3.15: Thị phần xuất khẩu gạo ra thế giới....................................................................... 98
Bảng 3.16: Thị phần xuất khẩu gạo trong vỏ trấu ra thế giới............................................ 99
Bảng 3.17: Thị phần xuất khẩu gạo trấu (màu nâu) ra thế giới......................................... 99
Bảng 3.18: Thị phần xuất khẩu gạo xay không vỡ ra thế giới........................................ 100
Bảng 3.19: Thị phần xuất khẩu gạo xay vỡ ra thế giới...................................................... 100
Bảng 3.20: Chỉ số năng lực cạnh tranh (RCA) của top 5 quốc gia xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 1997- 2019...................................................... 102
Bảng 3.21: Chỉ số RCA của gạo trong trấu của top 5 quốc gia xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2010- 2019...................................................... 103


Bảng 3.22: Chỉ số RCA của gạo trấu (màu nâu) của top 5 quốc gia xuất khẩu
gạo nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2010- 2019............................................. 103
Bảng 3.23: Chỉ số RCA của gạo xay không vỡ của top 5 quốc gia xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2010- 2019...................................................... 104
Bảng 3.24: Chỉ số RCA của gạo xay vỡ của top 5 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều
nhất thế giới trong giai đoạn 2010- 2019.................................................................. 105
Bảng 3.25: Chỉ số đa dạng hóa mặt hàng ngành gạo của 5 nước xuất khẩu gạo
lớn nhất thế giới.................................................................................................................. 106
Bảng 3.26: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo của 5 nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới......................................................................................................... 107
Bảng 3.27: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo trong trấu của 5 nước
xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới..................................................................................... 108
Bảng 3.28: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo trấu (màu nâu) của 5
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới......................................................................... 108
Bảng 3.29: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo xay khơng vỡ của 5

nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới......................................................................... 109
Bảng 3.30: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo xay vỡ của 5 nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới.............................................................................................. 109
Bảng 3.31: Thống kê mô tả yếu tố điều kiện sản xuất và kinh doanh ngành lúa gạo
................................................................................................................................................................. 110

Bảng 3.32: Thống kê mô tả yếu tố điều kiện cầu trong nước và quốc tế....................111
Bảng 3.33: Thống kê mô tả yếu tố các ngành hỗ trợ và liên quan................................ 112
Bảng 3.34: Thống kê mô tả yếu tố chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh .. 113

Bảng 3.35: Thống kê mơ tả yếu tố vai trị chính phủ......................................................... 113
Bảng 3.36: Thống kê mô tả yếu tố năng lực marketing.................................................... 114
Bảng 3.37: Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
ngành lúa gạo....................................................................................................................... 115
Bảng 3.38: Thống kê mô tả các biến phân theo khu vực.................................................. 116
Bảng 3.39: Thống kê mô tả các biến phân theo đối tượng khảo sát............................. 117
Bảng 3.40: Kiểm định chất lượng thang đo........................................................................... 119


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................

4

Sơ đồ 2. Mơ hình kim cương Porter ......................................................................... 44
Sơ đồ 3: Mơ hình nghiên cứu .................................................................................... 57
Biểu đồ 3.1: Sản lượng lúa Việt Nam từ năm 2010- 2019 ....................................... 70
Biểu đồ 3.2: Sản lượng lúa vụ Đông Xuân của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 .........

75


Biểu đồ 3.3: Sản lượng lúa vụ Hè Thu của Việt Nam giai đoạn...............................

76

Biểu đồ 3.4: Sản lượng lúa vụ Mùa của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 ...............

77

Biểu đồ 3.6: Diện tích lúa vụ đơng xn theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019 ........ 82
Biểu đồ 3.7: Diện tích lúa vụ hè thu theo khu vực giai đoạn 2010 – 2019 ............... 83
Biểu đồ 3.8: Diện tích lúa vụ mùa theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019 .................. 84
Biểu đồ 3.9: Năng suất lúa của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019 ................... 85
Hình 3.1. Đánh giá của khách hàng tại 24 thành phố ở Đông Á và Đông Nam
Á về chất lượng gạo của một số quốc gia. ..................................................... 91
Hình 3.2. Giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giới ................................................

95

Biểu đồ 3.10. Giá xuất khẩu gạo bình quân của Việt Nam .......................................

96

Biểu đồ 3.11: Chỉ số năng lực cạnh tranh (RCA) của ngành gạo giai đoạn
1997- 2019 .................................................................................................... 101
Sơ đồ 3.1: Thực trạng các nhân tố tác động đên năng lực cạnh tranh ngành lúa
gạo của Việt Nam theo mơ hình kim cương của Porter ............................... 118


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh trở thành yêu
cầu tất yếu đối với tất cả các ngành kinh tế và quốc gia. Cạnh tranh được coi là yếu
tố cần thiết để phân bổ lại nguồn lực xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông
qua việc điều tiết cung trên thị trường, kích thích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo,
ứng dụng công nghệ.
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp ngành là chủ đề được nhiều nhà nghiên
cứu kinh tế và hoạch định chính sách quan tâm. Việc nghiên cứu năng lực cạnh
tranh không chỉ giúp các doanh nghiệp, ban ngành và quốc gia hiểu được xu hướng
hoạt động của thị trường mà còn giúp họ đưa ra chiến lược phát triển trong ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn. Đối với doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh giúp
họ tạo được vị thế trên thị trường, chiếm lĩnh được thị trường. Đối với các ngành,
nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành từ đó góp phần
nâng cao vị thế của quốc gia.
Việt Nam được biết đến là nước truyền thống nông nghiệp. Trong những năm
qua, nhờ vào sự mở cửa thương mại và tồn cầu hóa, sản xuất nơng nghiệp của Việt
Nam đã đạt được những thành tích vượt bậc, đặc biệt là ngành lúa gạo. Lúa gạo là
một trong một sản phẩm xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp, mặc dù
không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, cũng như kim ngạch xuất khẩu rất lớn
nhưng khá ổn định. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, hiện nay, sản
phẩm ngành lúa gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang trên 135 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Tính thời tháng 12 năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt
2.621,44 triệu USD, đứng thứ 3 thế giới.
Xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, mặc dù có những điểm mạnh nhưng
ngành lúa gạo của Việt Nam cũng có nhiều khó khăn và rào cản hạn trong việc phát
triển năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế như qui mô sản xuất nhỏ, nhiều
vùng canh tác cịn lạc hậu, cơng nghiệp chế biến còn hạn chế, chất lượng chưa đồng
đều, giá bán trên thị trường thế giới còn thấp... Theo Thứ trưởng Đỗ Thanh Hải:
―gạo là mặt hàng nông sản nhạy cảm được nhiều nước chú trọng áp dụng các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường rất cao‖ Uyên

(2018) [43]. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng gạo của Việt Nam rất khó đáp ứng các
tiêu chuẩn đó do hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong sản phẩm

1


còn rất lớn. Hơn nữa, sau cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, các nước láng
giềng của Việt Nam như Indonesia, Philippines, Malaysia đã dần chuyển hướng
chính sách phát triển nơng nghiệp sang hướng tự chủ [15]. Điều này có nghĩa rằng,
Việt Nam đã và đang có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường.
Xét về lợi thế cạnh tranh trên thị trường, năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo của Việt Nam đang có xu hướng giảm. Theo tính tốn dựa trên số liệu thống kê
của Uncomtrade, lợi thế cạnh tranh- RCA ngành lúa gạo của Việt Nam đang có xu
hướng giảm. Nếu trong giai đoạn 1997- 2000, Việt Nam có chỉ số lợi thế cạnh tranh
đứng đầu trong nhóm 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong giai đoạn 20152018, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 4. Thêm vào đó, mức
độ đa dạng hóa thị trường ngành lúa gạo của Việt Nam cũng có xu hướng giảm
trong khi các nước lớn như Mỹ, Ấn độ đang phát triển rất ổn định theo hướng đa
dạng hóa thị trường. Những điều này cho thấy thực trạng rằng năng lực cạnh tranh
ngành lúa gạo của Việt Nam đang giảm trên thị trường quốc tế.
Theo nhiều nhà nghiên cứu nguyên nhân của những vấn đề này có thể là do:
Thứ nhất, gạo của Việt Nam chưa được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất
lượng. Thực tế, điểm yếu nhất của gạo Việt Nam là chất lượng không đồng đều, chủ
yếu phân chia theo tỷ lệ tấm, thông dụng 5%, 15%, 25%. Nơng dân vẫn lạm dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá mức, không trung thực khi khai bao nên dẫn tới
chất lượng lúa gạo càng khó kiểm soát. Thứ hai, thương hiệu gạo của Việt Nam
chưa được khẳng định trên thị trường quốc tế, năng lực marketing của các doanh
nghiệp xuất khẩu còn hạn chế. Thứ ba, sản phẩm gạo của Việt Nam chưa thực sự đa
dạng cả về mẫu mã và thị trường.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong chủ đề nâng cao năng lực
cạnh tranh tại Việt Nam khá nhiều nhưng các nghiên cứu chuyên sâu về nâng cao

năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế khá hạn
chế. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các yếu tố và giải pháp liên quan
tới chính sách của Nhà nước, nâng cao năng lực lao động, đổi mới công nghệ,... Tuy
nhiên, những nghiên cứu tập trung vào yếu tố năng lực marketing còn hạn chế,
trong để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành lúa gạo Việt Nam cũng như các doanh
nghiệp xuất khẩu rất cần yếu tố này. Chính vì những lý do trên nghiên cứu sinh đã
quyết định lựa chọn đề tài: ―Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam‖ làm
luận án nghiên cứu ngành quản trị kinh doanh.

2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và phân tích thực trạng
năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực canh tranh nói chung và
năng lực canh tranh của ngành lúa gạo nói riêng.
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trên thị
trường quốc tế trong giai đoạn 2010- 2019.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo
Việt Nam, trên cơ sở đó nghiên cứu sẽ lượng hóa tác động của các yếu tố này đến
năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo

Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới
năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam, bao gồm: (1) Năng lực sản xuất;
(2) Chi phí sản xuất; (3) Biến động về giá gạo; (4) Thị phần xuất khẩu lúa gạo; (5)
Lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế; (6) Sự đa dạng hóa mặt hàng và thị
trường.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam
trên thị trường quốc tế.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ
năm 2010- 2019, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2019.

3


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình nghiên cứu
Tổng quan

Tổng quan tài liệu
Mơ hình nghiên cứu
tổng qt

Phương pháp nghiên cứu

tài liệu và
phƣơng pháp
nghiên cứu


Lý luận về năng lực canh tranh ngành
lúa gạo

Mơ hình
nghiên cứu
cụ thể

Năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo

Cơ sở lý luận

Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh
tranh ngành lúa gạo

Thực trạng
năng lực cạnh
tranh ngành
lúa gạo

-Kết quả
đạt được
-Hạn chế
-Nguyên
nhân

Thực trạng các nhân
tố tác động tới năng
lực cạnh tranh ngành
lúa gạo


Phân tích tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh
ngành lúa gạo
Nhóm nhân tố

thực nghiệm
tại Việt nam

Năng lực cạnh tranh ngành
lúa gạo

Đề xuất định hướng
Chú thích:

Nghiên cứu

Giải pháp

: Mối quan hệ phối hợp;

: Mối quan hệ trước sau;

Định hƣớng
và giải pháp
: Mối quan hệ tác động

Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu
4.2. Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tổng kết của Tổng cục

thống kê, các báo cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… Các
4


báo cáo tổng kết các đề tài nghiên cứu khoa học, các cơng trình khoa học cơng bố
tại các cơ sở uy tín như trường đại học, viên nghiên cứu và các tạp chí chuyên
ngành liên quan đến lĩnh vực: Phát triển ngành lúa gạo của Việt Nam cũng được tác
giả sử dụng cho nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu thuận tiện đối
với chọn mẫu theo khu vực nghiên cứu với chọn mẫu theo đối tượng khảo sát. Chọn
mẫu phân tầng: chia tổng thế nghiên cứu thành các nhóm nhỏ khác nhau thỏa mãn
tiêu chí là các phần tử trong cùng 1 nhóm có tính đồng nhất cao, và các phần tử
giữa các nhóm có tính dị biệt cao. Chọn mẫu thuận tiện: là phương pháp chọn mẫu
phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận
được. Tác giả lựa chọn hai phương pháp này là vì do số lượng nơng dân, thương lái
và các doanh nghiệp trong ngành lúa gạo rất lớn, không thể xác định rõ số lượng cụ
thể. Hơn nữa, do khoảng cách về vị trí địa lý và chi phí khảo sát nên tác giả lựa
chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
+ Phương pháp xác định kích thước mẫu
Theo Thọ (2011) [39], kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như phươmg pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay,
các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho
từng phương pháp xử lý. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phân
tích Exploratory Factor Analysis (EFA) và hồi qui tuyến tính.
- Đối với phương pháp phân tích EFA: cỡ mẫu thường được xác định dựa
vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.
Theo Hair và cộng sự (2006) [66] để sử dụng phương pháp phân tích EFA, quy mơ
mẫu cần đáp những ứng yêu cầu sau:
+ Kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100

+ Tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến
đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên.
- Đối với phương pháp hồi qui tuyến tính, có hai phương pháp xác định cỡ
mẫu cơ bản:
+ Theo Cochran (1977) [51], đối với trường hợp mẫu lớn và không biết tổng
thể, công thức xác định cỡ mẫu như sau:

5


Trong đó:
n: là cỡ mẫu
z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì
giá trị z là 1,96…)
p: là ước tính tỷ lệ % của tổng thể mẫu
q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất
có thể xảy ra của tổng thể).
e: sai số cho phép thường sẽ là 0.05 (5%)
+ Đối với trường hợp mẫu nhỏ, biết rõ được tổng thể, công thức xác định cỡ
mẫu như sau:
N
n=
1 + N(e)

2

Trong đó:
n: là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)
N: là tổng số các đơn vị của tổng thể chung
e: là sai số cho phép (%)

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp EFA và hồi
qui tuyến tính. Do khơng thể xác định tổng thể mẫu nên tác giả sử dụng công thức
xác định mẫu của Cochran (1977) [51] như sau:

Do vậy cỡ mẫu phải đạt tối thiểu là: 384 quan sát.
Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện phỏng vấn nông dân sản xuất (200
người), thương lái (200 người), nhà máy xay xát (100), công ty lương thực (100
người) và cửa hàng bán lẻ (100 người). Thống kê khảo sát được trình bày tại bảng
2. Số phiếu gửi đi là 600. Sau khi sàng lọc, loại bỏ những phiếu không đủ tiêu
chuẩn, tác giả thu được số phiếu là 421 (> 384).

6


Bảng 1 : Thống kê mẫu khảo sát
STT
1
2
3
1
2
3
4
5

Nhóm

Số phiếu
gửi đi


Chỉ tiêu

Số phiếu
đủ tiêu
chuẩn

Cơ cấu

Khu
vực Miền Bắc (Đồng bằng
300
209
nghiên cứu
sông hồng)
49.64%
Miền Nam (Đồng bằng
200
123
sông cửu long)
29.22%
Miền Trung (Duyên hải
100
89
miền trung)
21.14%
Đối
tượng Nông dân sản xuất
150
143 33.97%
khảo sát

Thương lái
150
120 28.50%
Nhà máy xay xát
100
46 10.93%
Công ty lương thực
100
41 9.74%
Cửa hàng bán lẻ
100
71 16.86%
Tổng
600
421
100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Bên cạnh việc phỏng vấn những người có liên quan trực tiếp tới khâu sản

xuất, bán lúa gạo, tác giả thực hiện phỏng vấn 30 chuyên gia là những người làm
việc tại sở công thương trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, giảng viên nghiên cứu
tại một số trường đại học kinh tế, kinh tế nơng nghiệp.
4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.2.1. Phương pháp định tính
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu chun gia kết hợp thảo
luận nhóm nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu và bảng hỏi khảo sát. Các phương
pháp này góp phần giúp NCS có một cái nhìn tồn diện về vấn đề nghiên cứu, đồng
thời có những điều chỉnh hợp lý để phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển
nơng nghiệp ở Việt Nam.
4.2.2.2. Phương pháp định lượng

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố
(Exploratory Factor Analysis - EFA) để tìm ra các nhân tố tác động đến năng lực
cạnh tranh ngành. Đồng thời, sử dụng phương pháp hồi quy OLS để lượng hóa tác
động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng trong nghiên cứu này vì
nó có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên
hệ với nhau và số lượng của chúng phái được giảm bớt xuống đến một số lượng mà
ta có thế sử dụng được. Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi
7


một vài nhân tố (một nhân tố đại diện cho một số biến). EFA được sử dụng trong
trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến
mới tương đối ít, khơng có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có
tương quan với nhau nhằm thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau như hồi
qui hay phân tích biệt số.
Sau khi sử dụng EFA, nghiên cứu này sử dụng phương pháp rút trích nhân tố
( Principal components), với nguyên tắc dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng
nhân tố (chi nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại), và phép xoay nhân tố
Varimax. Đồng thời, chỉ những biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5 được
giữ lại.
Sau khi tìm được các biến mới từ EFA ở trên, các biến mới này sẽ được xem
là biến độc lập trong mơ hình hồi qui. Biến phụ thuộc là ―năng lực cạnh tranh
ngành lúa gạo‖. Phương trình cụ thể như sau:
Trong đó: SC là: năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo
BC: là điều kiện sản xuất và kinh doanh ngành lúa gạo
SS: là vai trò của chính phủ
MS: là điều kiện cầu
IEI: là nhân tố chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh
MC: là năng lực marketing của các doanh nghiệp

β1- β6: là các hệ số hồi quy.
ε: là phần sai số
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính (OLS)
để đánh giá tác động của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt
Nam.
4.2.2.3. Kiểm định sử dụng trong mơ hình
* Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo tác giả sử dụng phương pháp kiểm tra
hệ số alpha (Cronbach alpha).
Hệ số a của Cronbach là một phương pháp kiểm định thống kê về mức độ
chặt chẽ mà các mục đòi hỏi trong thang đo tương quan với nhau, a có cơng thức
tính:

8


a = Np/(1 + p(N-l))
Trong đó: p là hệ số tương quan trung bình giừa các mục hỏi. N là số mục hỏi.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang

đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Hệ số tương quan biến tổng phải
từ 0.3 trở lên. Một số nhà nghiên cứu khác đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở
lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc
mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
* Kiểm định Bartlett:
Kiểm định Bartlett để kiểm tra xem liệu ma trận đơn vị có phải là ma trận đơn
hay khơng. Trong đó nếu phép kiểm định Bartlett có p<5%, bác bỏ giả thuyết H 0
(ma trận tương quan là ma trận đơn vị). Nói cách khác các biến có quan hệ với
nhau.
* Kiểm định KMO:

Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) thường được các nhà nghiên cứu
đánh giá là phương pháp tốt nhất để kiểm tra sự phù hợp của ma trận tương quan để
phân tích nhân tố. Theo Kaiser (1974), kiểm định này có giá trị > 0.5 có nghĩa rằng
phân tích nhân tố là phù hợp.
* Kiểm định đa cộng tuyến
Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến (VIF) được sử dụng để đánh giá sự
chắc chắn của kết quả ước lượng. Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF (variance
inflation factor) > 2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến, đây là điều không mong muốn.
Nếu VIF > 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến. Nếu VIF <2: khơng bị đa cộng tuyến.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Nghiên cứu này có những đóng góp về mặt khoa học như sau:
* Về mặt lý thuyết: (i) Dựa trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh tác giả đã
hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn năng lực cạnh tranh của ngành của ngành lúa gạo.
Tác giả đã thực hiện phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của
Việt Nam trên thị trường quốc tế thông qua các chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh
như năng suất của ngành, giá bán trên thị trường quốc tế, thị phần xuất khẩu, chỉ số
cạnh tranh RCA và chỉ số đa dạng hóa sản phẩm, thị trường- HI. Bên cạnh đó, luận
án cũng kết hợp cả phương pháp định lượng (phương pháp phân tích nhân tố EFA,
phương pháp hồi quy OLS) và phương pháp định tính nhằm đánh giá cụ thể năng
9


lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế. (ii) Bên cạnh
những yếu tố cơ bản đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như chính sách, điều
kiện sản xuất, diện tích đất sản xuất, chiến lược kinh doanh...dựa trên mơ hình của
Poster và cơ sở lý luận, tác giả đưa vào mơ hình nhân tố mới là năng lực marketing.
* Về mặt thực tiễn: Luận án đã chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế trong năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam giai đoạn 20102019.
Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó, chú trọng tới những giải pháp

về phát triển thị trường, phát triển năng lực marketing và áp dụng cơng nghệ cao để
tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, luận án cũng đề xuất một số kiến
nghị đối với Nhà nước, các bộ ban ngành và ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao
năng lực sản xuất, khả năng tiếp cận vốn, đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo

Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam.

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế có liên quan đến đề tài
* Nhóm nghiên cứu tập trung đo lường năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo

Eng (2004) [62] đã thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của
các nước Đông Nam Á trong nền kinh tế lúa gạo thế giới bao gồm Thái Lan, Việt
Nam, Campuchia, Burma, Malaysia và Philippines. Trong nghiên cứu này tác giả đã
thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo thông qua năng suất lao động,
chi phí sản xuất, năng suất của ngành. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất lao
động cao là nguồn lợi thế so sánh chính trong sản xuất lúa gạo của Campuchia, Thái
Lan và Việt Nam. Các yếu tố về phía cung dường như là quan trọng trong việc giải
thích lý do tại sao các quốc gia Đông Nam Á chiếm lĩnh thị trường gạo thế giới
trước chiến tranh. Ưu điểm trong sản xuất nông nghiệp tại những quốc gia này là

công nghệ sản xuất lao động đơn giản, chi phí thấp, năng suất lao động cao hơn
nhiều so với các khu vực sản xuất lúa gạo đông dân khác ở Đông Á.
Irshad và cộng sự (2018) [71] đã nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành
gạo tại Pakistan trên thị trường quốc tế và tiềm năng xuất khẩu của quốc gia này ra
thị trường thế giới. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng chỉ số về thị phần xuất
khẩu, lợi thế cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành gạo Pakistan
trên thị trường thế giới trong giai đoạn 2003-2016. Theo đó, Pakistan có lợi thế cạnh
tranh cao nhất so với các nước lớn khác trên thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng sự
biến động trong chỉ số về năng lực khả năng cạnh tranh của gạo Pakistan cho thấy
các nhà sản xuất và xuất khẩu Pakistan đang phải đối mặt với gánh nặng thuế suất
cao, chi phí sản xuất, giá cao và thiếu điện. Bên cạnh đó việc thiếu hoạt động nghiên
cứu và phát triển cũng là một trong những lý do chính dẫn tới suy giảm khả năng
cạnh tranh xuất khẩu gạo của Pakistan.
Ilyas và cộng sự (2009) [70] với nghiên cứu năng lực cạnh tranh giữa các
nước xuất khẩu Châu Á trên thị trường gạo thế giới đã thực hiện đánh giá năng lực
cạnh tranh thông qua chỉ số lợi thế cạnh tranh của Balassa (1965) [44]. Kết quả
nghiên cứu khá tương đồng với nghiên cứu của Irshad và cộng sự (2018) [71]. Theo
đó, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam đều có lợi thế cạnh tranh so với Trung

11


Quốc trong xuất khẩu gạo. Khơng có sự khác biệt đáng kể về lợi thế cạnh tranh giữa
Thái Lan và Việt Nam hoặc giữa Ấn Độ và Việt Nam trong thương mại nông sản
hoặc Pakistan và Việt Nam trong tổng thương mại hàng hóa. Pakistan là quốc gia có
lợi thế cạnh tranh cao hơn so với tất cả các quốc gia Châu Á khác.
Báo cáo của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế
về phát triển nghành lúa gạo và nghề nghiệp tại vùng Mekong đã tổng quan về thực
trạng phát triển của ngành lúa gạo của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái
Lan và Việt Nam. Báo cáo này đã thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành

lúa gạo thông qua nguồn cung đầu vào, năng suất, chuỗi giá trị gạo. Trong báo cáo
đã chỉ ra rằng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nước ngoài những quốc
gia này khơng thể chỉ phụ thuộc vào nâng cấp q trình sản xuất mà phải chú ý tới
chất lượng, an toàn, độ tin cậy cung cấp, tiếp thị và thương hiệu. Bên cạnh đó, việc
đa dạng hóa các sản phẩm trong ngành lúa gạo là cần thiết và nó sẽ thành công hơn
nếu các quốc gia chú trọng nâng cao hiệu quả canh tác lúa cũng như chất lượng
nguồn nhân lực. Thực tế nghiên cứu cho thấy những người nông dân đang vật lộn
với việc nâng cao năng suất, chất lượng lúa và các vấn đề khác trong quá trình canh
tác. Do đó, để thúc đẩy xuất khẩu, giảm nghèo cũng như nâng cao năng lực cạnh
tranh các quốc gia này cần nâng cao kiến thức chuyên môn về canh tác và tăng khả
năng tiếp cận với thị trường đô thị cho người nơng dân [59].
* Nhóm nghiên cứu tập trung nhân tố điều kiện sản xuất và kinh doanh
ngành lúa gạo
Nghiên cứu của Li và Luo (2018) [77] nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của
ngành lúa gạo tại Tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong nghiên cứu các tác giả đã sử
dụng thị phần xuất khẩu hàng hóa và hiệu suất xuất khẩu tương đối để tính tốn khả
năng cạnh tranh của ngành lúa gạo tại tỉnh Hồ Nam và kết hợp mơ hình kim cương
của Porter để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố thuộc nhóm điều kiện sản xuất như: nguồn
nước, điều kiện đất và mơi trường là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới năng lực
cạnh tranh ngành lúa gạo của tỉnh này. Tỉnh Hồ Nam thuộc vùng khí hậu gió mùa
cận nhiệt đới nên thích hợp cho trồng lúa. Ở đây, lượng mưa trung bình hàng năm là
1200-1800mm, và nhiệt độ trung bình hàng năm là từ 16-18 độ C. Đặc biệt, ba yếu

12


tố mưa, ánh sáng và nhiệt có giá trị cao đồng bộ hơn. Tuy nhiên, do sự phân bố
không gian và thời gian không đồng đều trong một năm và tần suất của thiên tai ở
Hồ Nam khá cao nên đã gây ảnh hưởng xấu đến việc trồng và thu hoạch lúa. Ngoài

ra, mối đe dọa của cây bệnh và sâu thường dẫn đến giảm năng suất lúa ở Hồ Nam.
Bên cạnh đó, điều kiện đất đai cũng là một trong những yếu tố đang ảnh hưởng tiêu
cực tới năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của tỉnh này. Tổng diện tích đất trồng lúa
ở tỉnh Hồ Nam là 2755,9 nghìn ha, chiếm 16,5% tổng diện tích đất ở Hồ Nam. Tuy
nhiên, theo kết quả nghiên cứu tài nguyên đất đang đối mặt với vấn đề "chất lượng"
và "số lượng" giảm ở Hồ Nam. Từ quan điểm "số lượng", diện tích trồng trọt trên
đầu người của Hồ Nam chỉ là 540 mét vng, ít hơn 60% so với Trung Quốc.
Nghiêm trọng hơn, diện tích đất canh tác ở Hồ Nam bị giảm khoảng 23 nghìn ha
mỗi năm. Từ góc độ "chất lượng", tỉnh Hồ Nam có nguồn tài ngun khống sản
phong phú, nhưng một số doanh nghiệp khoáng sản thiếu cơ chế xử lý "ba chất thải"
(khí thải, nước thải và chất thải) ở một số khu vực dẫn tới đất phải chịu ô nhiễm kim
loại nặng ở các mức độ khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn
của lúa và các sản phẩm phụ của nó.
Sampaothon (2016) [96] phân tích, so sánh lợi thế cạnh tranh của ngành lúa
gạo Thái Lan và Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Các tác giả cho rằng so với
Việt Nam, ngành gạo của Thái Lan có lợi thế cạnh tranh trong công nghệ, năng lực
sản xuất và chất lượng gạo cao cấp. Tuy nhiên họ cũng có một vài điểm yếu như
năng suất thấp, chi phí nhân cơng và hậu cần cao và nhận thức của người nông dân
còn hạn chế. Trong nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các nguồn lực đầu vào là yếu
tố then chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. Nếu Việt Nam có lợi thế với
nguồn nhân lực rẻ thì Thái Lan khá vượt trội trong việc áp dụng công nghệ vào quá
trình sản xuất, đặc biệt là việc phát triển hệ thống thơng tin. Bên cạnh đó quy mơ
doanh nghiệp được coi là một lợi thế của ngành lúa gạo Thái Lan vì nó tăng nguồn
lực sẵn có và giảm chi phí thơng qua hội nhập theo chiều dọc và tính kinh tế theo
quy mơ. Từ kết quả nghiên cứu và thực trạng xuất khẩu gạo của Thái Lan
nghiên cứu đã đề xuất rằng người lao động của Thái Lan cần nâng cao nhận thức về
chất lượng gạo, tầm quan trọng của chất lượng gạo trong việc duy trì lợi thế cạnh
tranh. Hơn nữa, việc nghiên cứu cách thức bảo vệ thương hiệu gạo Thái Lan, đặc

13



biệt là gạo Hom Mali cao cấp và các loại gạo mới được phát triển tại thị trường
Trung Quốc cũng cần được lưu tâm.
* Nhóm nghiên cứu tập trung vào các ngành hỗ trợ và liên quan
Nghiên cứu của Jafar và cộng sự (2015) [72] về năng lực cạnh tranh ngành
lúa gạo Pakistan trong bối cảnh thương mại toàn cầu. Nền kinh tế của Pakistan dựa
vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong đó, ngành nơng nghiệp là ngành mang lại nguồn
thu ngoại tệ chính. Trong ngành nơng nghiệp, xuất khẩu gạo đóng một vai trị quan
trọng trong nền kinh tế của đất nước. Trong vài năm trở lại đây, xuất khẩu gạo giảm
do thị trường truyền thống suy giảm, khủng hoảng năng lượng và thiếu sự đầu tư
trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Như vậy, Pakistan đã
mất hơn 30% thị phần từ khu vực thị trường cho các đối thủ nước ngồi. Chi phí
giao dịch đối với hàng nhập khẩu thấp hơn đáng kể so với xuất khẩu, điều này ảnh
hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của quốc gia. Vì vậy,
nghiên cứu này cho rằng Pakistan cần phải chú ý tới việc xây dựng chuỗi xuất khẩu,
tiếp cận khu vực thị trường mới như Châu Âu để gia tăng hiệu quả thương mại của
ngành gạo cũng như thực hiện các cải cách trong chính sách thương mại để tạo nên
lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nghiên cứu của Mukhopadhyay và Chakrabarti (2016) [83], cơng nghiệp hóa
nơng nghiệp ở Ấn Độ đã tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực lúa gạo. Hiện nay
nền kinh tế Ấn Độ đang phải đối mặt với việc suy giảm lợi nhuận của ngành sản
xuất lúa, xu hướng thay đổi nhu cầu lương thực ở các thành phố đang phát triển
nhanh và sự hội kinh tế. Những vấn đề này đã đặt ra thách thức cho các nhà hoạch
định chính sách với mục tiêu duy trì tăng trưởng sản lượng lương thực ổn định để
đảm bảo an ninh lương thực và đồng thời tạo ra cơ hội việc làm. Kết quả nghiên cứu
đã cho thấy ngành lúa gạo Ấn Độ đang thiếu sự gắn kết với các thành phần kinh tế
khác nên không tạo ra được chuỗi giá trị cho ngành lúa gạo và khơng đạt được mục
tiêu đề ra. Từ đó, các tác giả cho rằng Ấn Độ cần thúc đẩy ngành công nghiệp chế
biến; cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo giống lúa mới, xây dựng chuỗi giá trị nhằm gia

tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh lúa gạo cũng như đạt được mục tiêu đề ra.
Nghiên cứu của Ogbe và cộng sự (2011) [89] về năng lực cạnh tranh của
chuỗi giá trị sản xuất lúa và ngô tại Nigeria. Nghiên cứu của tác giả với mục tiêu là

14


đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất lúa và ngô ở Nigeria. Tác giả đã
1

sử dụng ma trận phân tích chính sách (PAM ) với mẫu khảo sát 122 nông dân sản
xuất lúa và ngô. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hệ sinh thái sản xuất có khả năng
cạnh tranh mạnh mẽ ở cấp độ trang trại và có lợi thế so sánh. Phân tích độ nhạy cho
thấy sản lượng tăng 50% và đồng nội tệ giảm 13,3% sẽ làm tăng khả năng cạnh
tranh và lợi thế so sánh của ngành sản xuất lúa và ngô. Từ đó tác giả đã kiến nghị
chính phủ Nigeria nên đảm bảo mức độ ổn định chính sách trong lĩnh vực lúa và
ngô, hỗ trợ nông dân với hệ thống nước tưới, đảm bảo cung cấp nước liên tục và
tăng mức sản lượng thông qua việc cung cấp giống được cải thiện.
Codjo và cộng sự (2016) [52] cũng sử dụng mơ hình PAM làm cơng cụ đánh
giá năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo ở cấp độ kinh tế vi mô. Dữ liệu nghiên cứu
được thu thập từ 265 nông dân trồng lúa được chọn ngẫu nhiên ở Benin. Kết quả chỉ
ra rằng sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận tài chính cho 84,2% nơng dân và có lợi
nhuận kinh tế cho 63,4% trong số họ. Nông dân trồng lúa khơng có lợi thế so sánh
trung bình trong sản xuất lúa. Tuy nhiên, phân tích phân phối chi phí tài nguyên
trong nước chỉ ra rằng 63,4% nông dân trồng lúa có lợi thế so sánh trong sản xuất
lúa gạo. Kết quả phân tích của mơ hình PAM cho thấy chính sách, trợ cấp từ chính
phủ có tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo. Tính cạnh tranh
của sản xuất lúa gạo có thể được cải thiện thông qua các hoạt động hỗ trợ của các
ban ngành và Chính phủ. Nhìn chung, để cải thiện khả năng cạnh tranh, các chính
sách nên ưu tiên vào các đầu vào khác nhau và ở mức giá thấp. Cải thiện thu nhập

của các nhà sản xuất có thể góp phần làm giảm mức độ nghèo đói, kích thích khả
năng sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh.
Nghiên cứu của Narayan và Bhattacharya (2019) [86] về khả năng cạnh tranh
xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa nơng
nghiệp tại Ấn Độ. Trong bài báo này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu về khả
năng cạnh tranh xuất khẩu của 4 ngành chính tại Ấn Độ (gạo, lúa mì, bơng và
1

Ma trận phân tích chính sách (PAM) là phương pháp tính toán được phát triển bởi Eric A Monke and Scott R Pearson, The Policy Analysis
Matrix for Agricultural Development (Ithaca and London: Cornell University Press, 1989)., và được tiếp tục củng cố bởi William A. Masters and
Alex Winter‐ Nelson, "Measuring the Comparative Advantage of Agricultural Activities: Domestic Resource Costs and the Social Cost ‐ Benefit
Ratio," American Journal of Agricultural Economics 77, no. 2 (1995). Nó là kết quả của sự phát triển về thay
đổi giá. Cách tiếp cận của PAM dựa trên ước tính ngân sách sử dụng giá thị trường và chi phí cơ hội xã hội và được sử dụng để đo lường hiệu quả
trong sản xuất, lợi thế so sánh và mức độ can thiệp của chính phủ (tác động của chính sách) đến sản xuất hàng hóa.

15


đường) trong khoảng thời gian từ 1961 đến 2012. Các tác giả nhận thấy rằng năng
lực cạnh tranh của cả bốn mặt hàng này đã tăng theo thời gian nhưng so với các
nước khác còn khá hạn chế. Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra các yếu tố tác động
tới năng lực cạnh tranh của bốn mặt hàng này, trong đó tập trung vào các yếu tố bao
gồm tài nguyên và tổng hợp của cây trồng, giá trong nước, giá xuất khẩu và GDP,
các hiệp định thương mại ưu đãi, chính sách từ chính phủ và Cách mạng xanh Ấn
Độ. Phân tích hồi quy cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành lúa mì, gạo và bơng
bị suy giảm do hạn chế xuất khẩu. Quy mô lao động và trang trại không ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh trong các mặt hàng. Ngược lại, chính sách từ chính phủ, các
hiệp định thương mại tự do và cuộc cách mạng xanh có tác động mạnh mẽ tới năng
lực cạnh tranh của các ngành, đặc biệt đối với ngành lúa và bông. Theo kết quả
nghiên cứu, WTO đã có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh trong ngành gạo.

Hiệp định Khu vực thương mại tự do Nam Á (SAFTA) đã ảnh hưởng xấu đến năng
lực cạnh tranh của ngành lúa mì và gạo nhưng đã củng cố REC trong bơng và
đường.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài
Năng lực cạnh tranh đã được nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau và các
quốc gia khác nhau trên thế giới, năng lực cạnh tranh cũng được nghiên cứu tại Việt
Nam ở các lĩnh vực khác nhau:
* Nhóm nghiên cứu tập trung vào các chuỗi giá trị
Nghiên cứu của Chau Thanh và cộng sự (2017) [8], với đề tài Tăng cường
chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản ở khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam. Các tác giả đã
chỉ ra tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ và sự cần thiết phải phát triển
kinh tế vùng, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Đồng thời, các tảc giả đã cho thấy việc
tăng cường chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản ở khu vực này là rất cần thiết và có ý
nghĩa. Các kết quả nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp cụ thể để loại bỏ những
khó khăn trong việc hình thành chuỗi giá trị để đảm bảo rằng xuất khẩu nông sản
của khu vực để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và thiết lập chuỗi giá trị
theo hướng bền vững. Như vậy, nghiên cứu này đã không đi sâu vào nghiên cứu
năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp, mà chỉ giới hạn vào khu vực Đông Nam Bộ
vào việc gia tăng chuỗi giá trị xuất khẩu nông sản ở khu vực này.

16


Nghiên cứu của Đức và cộng sự (2013) [12] về: Tạo thuận lợi thương mại,
tạo giá trị và năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Báo cáo này gồm khá nhiều nội
dung bao trùm toàn bộ nền kinh tế Việt Nam; trong đó tại tập 2 đã đề cập và nghiên
cứu tình huống về tạo thuận lợi thương mại trong sáu ngành hàng then chốt của Việt
Nam; trong đó có ngành lúa gạo, café và nông sản. Đối với ngành gạo, báo cáo đã
chỉ ra thực trạng chuỗi giá trị, các vấn đề thương mại và năng lực cạnh tranh của
ngành. Cụ thể là: Các thành tựu của ngành gạo Việt nam và vị trí của ngành gạo

Việt trên thế giới xét theo thị phần giá trị gạo xuất khẩu (đứng thứ 2 sau Thái Lan,
nhưng chỉ cung cấp loại gạo phẩm cấp thấp). Kể từ năm 2000, sản lượng lúa của
Việt Nam tăng bình quân khoảng 2% mỗi năm. Mức tăng trưởng này cùng với cải
tiến trong kỹ thuật xay xát và sự gia tăng đáng kể tỷ lệ xuất khẩu với tiêu dùng trong
nước đã khiến khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trung bình 7% một năm
so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong vòng
10 năm qua. Năm 2001 và 2002, Ghana là quốc gia nhập khẩu quan trọng, nhưng kể
từ năm 2005, Philippines đã trở thành thị trường chủ lực cho ngành xuất khẩu gạo
Việt Nam. Xuất khẩu tới Indonesia chịu rất nhiều biến động; Nghiên cứu cũng chỉ ra
các quốc gia xuất khẩu hàng đầu và là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam
như: Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan và mỗi quốc gia đó đều có thế mạnh riêng
trong mặt hàng gạo. Và các thị trường nhập gạo lớn bao gồm: Châu Á, Trung Đơng
trong đó Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất, tiếp theo là Malaysia và
Indonesia; tiếp là Ả Rập, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Iran. Mặc dù
khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lớn, nhưng xét về nhiều khía cạnh, xuất
khẩu gạo vẫn là một hoạt động quy mô nhỏ bao gồm một số lượng lớn hộ nông dân,
người thu mua, nhà máy xay xát, kể cả những công ty xuất khẩu quy mô nhỏ. Bản
chất rời rạc của thương mại cùng với hạn chế về vốn lưu động dẫn tới việc phải giao
hàng nhiều lượt nhỏ lẻ. Hơn nữa, chuỗi cung ứng khơng được thiết kế để duy trì tính
ngun vẹn của thóc/gạo mà lại có xu hướng trộn lẫn tất cả với nhau. Sự trộn lẫn
xảy ra nghiêm trọng hơn với tập quán xay xát hai lần. Những nhà máy xay xát nhỏ
vẫn sử dụng công nghệ cũ và rất hạn chế trong việc điều chỉnh độ ẩm, dẫn tới sản
lượng gạo lức thấp. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng của gạo xuất khẩu mà
còn ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân. Trên cơ sở các nghiên cứu, báo

17


cáo của các tác giả đã đề xuất chiến lược để nâng cao giá trị cạnh tranh cho mặt
hàng gạo thông qua việc phát triển và chú trọng chuỗi cung ứng; cùng với các chính

sách hỗ trợ tài chính và phát huy vai trò nhà nước.
Nghiên cứu của Lộc và Khơi (2011) [26], đã phân tích chuỗi giá trị lúa gạo
vùng đồng bằng sông Cửu Long‖ theo cách tiếp cận tổng hợp của Kaplinsky và
Morris và M4P cùng với phỏng vấn trực tiếp 564 đại diện các tác nhân tham gia
chuỗi và 10 nhóm nơng dân trồng lúa thuộc bốn tỉnh có diện tích và sản lượng lúa
cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích (1) chuỗi
giá trị lúa gạo nội địa và chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu, (2) phân tích kinh tế chuỗi
nhấn mạnh phân phối lợi ích, chi phí, giá trị gia tăng cũng như tổng lợi nhuận của
mỗi tác nhân và tồn chuỗi,(3) phân tích hậu cần, rủi ro và chính sách hỗ trợ có liên
quan, (4) phân tích SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ
cũng như xác định các vấn đề về chất lượng sản phẩm của chuỗi. Kết quả nghiên
cứu đã đề cập đến các chiến lược nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách
nhằm để tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận, lợi thếcạnh tranh cũng như phát
triển bền vững ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu của Hà và Phương (2014) [14] về năng lực cạnh tranh của gạo
Việt trong xuất khẩu; để tiến hành nghiên cứu hai tác giả đã thu thập và sử dụng
những tài liệu, số liệu liên quan đến xuất khẩu gạo từ năm 2008 đến 2014. Hai tác
giả đã ứng dụng phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật, các quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách của nhà nước về xuất khẩu gạo, đồng thời kế thừa các
kết quả nghiên cứu có liên quan đến bài viết (các bài báo, tạp chí khoa học về xuất
khẩu gạo) và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trừu tượng hóa khoa học, kết hợp
logic với lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, thống kê. Kết quả nghiên
cứu của hai tác giả đã cho thấy:
Tầm quan trọng của mặt hàng gạo Việt trong xuất khẩu với vai trò là mặt
hàng nông sản chủ lực mang về nhiều tỷ USD. Mặt hàng gạo khơng những góp
phần thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế, mà còn dần khẳng định được vị
thế của Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế.
Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong năng lực cạnh tranh
của mặt hàng gạo. Mặc dù mặt hàng gạo tạo ra được nhiều giá trị xuất khẩu trong


18


×