Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Gián án HÌNH ẢNH NĂM MỚI 2011 THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 17 trang )

Giao thừa 2011 “gõ cửa” thế giới
(Dân trí) - Thế giới bắt đầu bước sang năm mới 2011, với lễ đón giao thừa được tiến hành ở khắp các
thành phố lớn khi năm mới lần lượt “lướt qua”.

Auckland là một trong những nơi đầu tiên đón chào năm mới.

Những nước ở nam Thái Bình Dưỡng đã trở thành những nước đầu tiên đón chào năm 2010, trong khi
phần còn lại của thế giới vẫn đang náo nức chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này.

Quốc đảo nhỏ bé Kiribati trở thành nơi đầu tiên đón chào năm 2011 vào 10h GMT ngày thứ bảy.
Cộng đồng sùng đạo với khoảng 6.000 dân này đã đón chào sự kiện bằng những buổi lễ nhà thờ.

New Zealand, vào 11h GMT, và chỉ 2 giờ sau là Australia đã khai màn cho lễ đón giao thừa với
những màn trình diễn pháo hoa tuyệt đẹp.

Khi đồng hồ chỉ đúng nửa đêm tại Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand, pháo hoa đã được bắn
lên từ trên đỉnh tòa tháp Sky cao 328m, tòa nhà cao thứ 15 của thế giới. Hàng chục ngàn người đã quy
tụ quanh Vịnh Auckland để chiêm ngưỡng màn pháo hoa tuyệt đẹp có thể thấy ở khắp mọi nơi trong
thành phố này.

Tại Sydney, Australia, người dân đón năm mới với màn trình diễn pháo hoa được coi là lớn nhất và
hiện đại nhất thế giới.

Khoảng 1,5 triệu người đã mang chăn mềm, lều bạt cắm trại dọc Vịnh Sydney từ trước đó hơn 12
tiếng để được chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa "ngốn" mất 7 tấn pháo.

“Chúng tôi biết các bữa tiệc năm mới ở quê nhà lớn như thế nào, nhưng Sydney mới có bữa tiệc lớn
hơn, tuyệt vời hơn bất kỳ nơi nào”, Marcio Motta, một du khách 26 tuổi đến từ Brazil cho biết.

Trong khi đó, năm nay là năm đầu tiên thủ đô Hà Nội, Việt Nam chính thức tổ chức lễ đón năm mới.
Trong những năm trước, giới chức trách chủ yếu tập trung vào Tết âm lịch truyền thống.



Còn ở Hồng Kông, hàng trăm ngàn người đã tập trung dọc Vịnh Victoria để xem pháo hoa được bắn
từ nóc các tòa nhà nổi bật nhất thành phố.

Tại đền Zozoji, trung tâm Tokyo, Nhật, chật cứng người tới tham dự lễ đếm ngược năm mới. Hàng
ngàn hàng vạn quả bóng bạc mang ước nguyện của người dân đã được thả lên.

Trong khi đó, ở Đài Bắc, thủ phủ Đài Loan, pháo hoa hình rồng uốn lượn đã vút bay lên từ tòa nhà
cao nhất hòn đảo này trong một buổi trình diễn ngoạn mục, hoành tráng nhất từ trước tới nay. Màn
trình diễn có chi phí lên tới 2 triệu USD.

Tại London, người dân đã tụ tập bên bờ sông Thames để chiêm ngưỡng pháo hoa. Một số được bắn
lên từ vòng đu quay khổng lồ London Eye, hiện đang kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10.

Còn ở Tây Ban Nha, dân chúng quy tụ về quảng trường Puerta del Sol ở Madrid để tham gia vào lễ ăn
nho “Las Uvas” truyền thống. Theo đó mỗi người sẽ ăn một quả nho khi mỗi tiếng chuông vang lên
báo hiệu thời khắc giao thừa. Tổng cộng có 12 tiếng chuông.

Khi năm mới đến, Estonia trở thành nước thứ 17 gia nhập đồng tiền chung châu Âu euro, với Thủ
tướng Andrus Ansip đánh dấu sự kiện bằng vẽ hình những đồng euro.

Và tại Hy Lạp, nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2010, nhiều người đã
dành ngày thứ năm vừa qua xếp hàng để trả thuế đường đúng hạn hoặc làm thủ tục để miễn thuế.

Tại châu Mỹ, khoảng 2 triệu người đã đổ về bãi biển Rio de Janeiro Copacabana để ngắm pháo hoa và
tham dự nhạc hội, trong khi biểu tượng của Olympic 2016 được hé lộ.
Ước tính khoảng 1 triệu người đã tham gia tiễn biệt năm cũ, chào đón năm mới ở Quảng trường Thời
Đại, New York với màn thả quả cầu truyền thống. Với sự trợ giúp của Thị trưởng Michael
Bloomberg, quả cầu pha lê lấp lánh được thả vào 11h59 trong sự hò reo, hân hoan của công chúng.
Hàng tấn hoa giấy cũng được thả, với điều ước của mỗi người được viết bằng 25 thứ tiếng, một

truyền thống có từ 3 năm trước.
Người dân trên khắp thế giới bắt đầu tổ chức lễ đón giao thừa.
Người New Zealand được chiêm ngưỡng màn pháo hoa tuyệt đẹp được bắn từ Tháp Sky cao 328m tại
Auckland, một trong những thành phố lớn đầu tiên được đón giao thừa.


Thành phố Sdyney, Australia đánh dấu thời khắc năm 2010 đi qua bằng màn bắn pháo hoa truyền thống
trên những địa điểm nổi tiếng, trong đó có nhà hát Con sò, Cầu Vịnh Sydney.


Màn bắn pháo ở Trung tâm nghệ thuật tại Melbourne, Australia.

Tại Nhật Bản, các thầy tu dòng Shino tới ngôi đền Meiji tại Tokyo để thực hiện những nghi lễ năm mới.

×