Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG NGHỆ 9 - HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.65 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trường THCS Phú An</b>


<b>Tên HS:……….Lớp: 9A…</b>


<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 9 - HKII (NH: 2019-2020)</b>
<b>Câu 1: Trình bày các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện?</b>


Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
- Bước 1: Vẽ đường dây nguồn


- Bước 2: Xác định vị trí đặt bảng điện, bóng đèn
- Bước 3: Bố trí các thiết bị điện lên bảng điện.
- Bước 4: Nối dây dẫn theo sơ đồ nguyên lý


<b>Câu 2: Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi, kiểu ngầm? </b>


- Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ,
khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm
xà,...


- Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như
tường, trần, sàn bê tông...và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.


<b>Câu 3: Nêu yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?</b>
Yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi:


- Đường dây phải song song với vật kiến trúc cao hơn mặt đất 2,5m trở lên và cách vật kiến
trúc không nhỏ hơn 10mm.


- Tổng tiết diện của dây dẫn không vượt quá 40% tiết diện ống.
- Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 đến 1,5 m.



- Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh thì phải tăng thêm kẹp ống.
- Không luồn dây khác cấp điện áp vào cùng một ống.


- Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn qua ống cách điện, hai đầu ống
nhô ra khỏi tường 10mm.


<b>Câu 4: Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp lắp đặt mạch điện kiểu ngầm?</b>
*Ưu điểm:


- Đảm bảo yêu cầu về mỹ thuật


- Tránh được tác hại của môi trừơng đến dây dẫn điện.
*Nhược điểm:


- Khó lắp đặt,
- Khó sửa chữa


<b>Câu 5: Tại sao cần phải kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong nhà?</b>
- Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả.


- Phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.


<b>Câu 6: Khi kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà, cần phải tiến hành kiểm tra các</b>
<b>phần tử nào của mạng điện?</b>


Khi kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà, cần phải tiến hành kiểm tra các phần tử của
mạng điện sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

a. Cầu dao, công tắc.


b. Cầu chì.


c. Ổ cắm điện và phích cắm điện.
4. Kiểm tra các đồ dùng điện.


<b>Câu 7: Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.</b>
<b>Câu 8: Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn.</b>
<b>Câu 9: Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.</b>




<i><b>--Hết---(Chúc các em học bài thi tốt!!!)</b></i>
O


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×