SKKN Hứa Trường Xuân 2009-2010
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÓAN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở Tiểu học phần lớn thời gian của học sinh dành cho việc học bốn phép tính
và giải các bài tóan có lời văn . Trong đó việc học bốn phép tính thường không
khó đối với tuyệt đại đa số học sinh còn việc học giải tóan có lời văn lại không
dễ đối với hầu hết các em. Vì sao vậy ? Đó là vì trong các bài tóan có lời văn,
bốn phép tính cộng trừ nhân chia không hiện ra một cách rõ ràng mà chúng ẩn
náu đằng sau các câu chữ nhiều khi rất khó nhận thấy mô tả những tình huống
trong đời sống , sinh họat, lao động và học tập thường ngày. Nếu không biết
phương pháp suy nghĩ tìm hiểu thì không thể phát hiện ra cách giải. Do đó đa số
học sinh tiểu học không sợ các bài tóan số mà thường chỉ sợ các bài tóan đố tức
tóan có lời văn nhất là các em có sức học từ trung bình trở xuống.
Ngòai ra trong mạch kiến thức cần thiết nầy học sinh giải được những bài
tóan có lời văn từ đó tích hợp với các môn học khác như Môn Tiếng Việt : Tập
đặt câu lời giải cho đúng , hợp lý và hay . Liên hệ với các môn học khác như
Khoa học , lịch sử, địa lý ... Biết suy luận lôgic và trình bày bài tóan hợp lý , lời
giải rõ ràng , sạch , đẹp.
Tuy nhiên với việc cải cách phương pháp và nội dung chương trình sách
giáo khoa hiện nay ở trường Tiểu học phải thay đổi về cả phương pháp giảng
dạy và nội dung cho phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới đã làm nhiều
giáo viên lúng túng, các tài liệu tham khảo chưa nhiều như chương trình cũ ,
các dạng tóan nâng cao không còn phù hợp nhất là từ khi Bộ giáo dục và đào
tạo bỏ kỳ thi học sinh Giỏi tiểu học hàng năm.
Là một giáo viên dạy lớp nhiều năm và làm công tác quản lý chuyên môn
được giao bồi dưỡng kiến thức Tóan cho học sinh giỏi lớp 4,5 và là thành viên
của hội đồng bộ môn Tóan cấp Tỉnh, được trực tiếp giảng dạy và tham gia
nghiên cứu chương trình Tóan tiểu học qua các năm triển khai thay sách bản
thân mạnh dạn đề xuất một số ít kinh nghiệm dạy TÓAN CÓ LỜI VĂN cho
học sinh lớp 4,5 trong những năm gần đây. Trong đề tài nầy ngòai những cập
nhật theo chương trình thay sách người viết sẽ so sánh với chương trình bồi
dưỡng học sinh giỏi Tóan nhất là ở lớp 5 trong những năm chín mươi thế kỷ
trước từ đó rút ra được một số kinh nghiệm cung cấp kiến thức dạy giải tóan có
lời văn cho học sinh lớp 4, 5 vì suy cho cùng kiến thức Tóan tiểu học từ bao
năm nay trên thế giới cũng như trong nước chưa có thay đổi về căn bản mà chủ
yếu là đổi mới về phương pháp.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI:
1. Thuận lợi:
1
SKKN Hứa Trường Xuân 2009-2010
Trong một lớp học luôn có những cá nhân nổi trội , đòi hỏi người dạy phải
đầu tư một cách đặc biệt hơn nhất là ở môn Tóan cụ thể là mạch kiến thức giải
tóan có lời văn ở lớp 4,5, các em mong muốn có những đề tóan ứng dụng nhiều
hơn , khó hơn để thử sức mình khi đã hòan tất các bài tập trong sách giáo khoa
như các bạn. Qua giảng dạy bản thân đã gặp những học sinh ham hiểu biết luôn
đặt câu hỏi về những kiến thức cao hơn chương trình . Đó là nguồn động viên
cho người dạy phải tìm hiểu thỏa mản yêu cầu chính đáng cho các em cũng như
ngừơi dạy phát hiện học sinh của mình của năng khiếu cần được bồi dưỡng thì
phải tìm tòi trong các tài liệu tham khảo, các kiến thức đã được trang bị ở
trường Sư phạm để có kế họach bồi dưỡng cho các em nầy , không phải để
tham gia các cuộc thi kiểu nuôi gà chọi mà mục đích cuối cùng là hướng cho
các em có năng khiếu một con đường đi sau nầy về môn học mà các em yêu
thích. Là người Giáo viên không có hạnh phúc nào bằng được nhìn thấy thành
quả của mình là những học sinh xuất sắc trong các môn học các em yêu thích và
thành quả nầy đôi khi kéo dài cho đến lúc các em vào đại học, trưởng thành
đóng góp nhiều cho xã hội.
2. Khó khăn:
Việc cung cấp kiến thức tóan cho học sinh nói chung và ở mạch kiến thức
giải tóan có lời văn lớp 4, 5 nói riêng chỉ được giáo viên có tâm huyết và yêu
thích môn Tóan mới nghiên cứu, tìm hiểu để chắc lọc và cung cấp cho học sinh
theo các đối tượng Giỏi, Khá Trung bình, Yếu và nhất là khi có cấp trên tổ chức
các cuộc thi học sinh Giỏi các cấp vô tình đã khiến các trường học coi việc cung
cấp kiến thức để bồi dưỡng học sinh Giỏi là một phong trào, sau khi thi xong
chẳng còn ai để ý và nếu có một kế họach dài hạn cho số học sinh nầy chẳng
qua để chạy theo thành tích, nâng thương hiệu của đơn vị mình mà quên mục
đích chính của việc bồi dưỡng. Vì đã bỏ trường chuyên , lớp chọn nên đa số
giáo viên không đầu tư nhiều cho việc bồi dưỡng học sinh , dù trong phương
giảng dạy đổi mới mà giáo viên được tập huấn luôn coi việc dạy học cho từng
đối tượng học sinh là một phương pháp tích cực cần được thực hiện trong suốt
quá trình dạy học
Ngòai ra cũng có một số phụ huynh học sinh vì hòan cảnh gia đình không
muốn cho con em học thêm chương trình bồi dưỡng, ngược lại có một số phụ
huynh lại muốn con em mình được tham gia hầu hết các lớp bồi dưỡng dù
những em nầy không có năng khiếu , không tiếp thu được như các bạn.
3. Số liệu thống kê:
Cụ thể 5 năm học ở một trường Tiểu học : Trường TH Hiệp Phước
Từ năm 2004-2005 Trường TH hiệp Phước đều đặn tổ chức bồi dưỡng cho số
học sinh khá, giỏi 2 môn Tiếng Việt và Tóan vừa để cho các em dự thi cọ xát
với các bạn nhưng dù cấp trên không tổ chức các cuộc thi thì việc bồi dưỡng đã
2
SKKN Hứa Trường Xuân 2009-2010
thành nề nếp là cung cấp một số kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi có
điều kiện theo học tốt ở các lớp trên
Số liệu thống kê học sinh được bồi dưỡng Giải tóan có lời văn
Năm học
Học sinh lớp 4 Học sinh lớp 5 G. chú
Tổng số
học sinh
Số HS
được
BD T
Trong đó
b.dưỡng
GTCLVăn
Tổng số
học sinh
Số HS
được
BDT
Trong đó
b.dưỡng
GTCLVăn
2005-2006 174 14 14 181 20 20
2006-2007 170 16 16 181 22 22
2007-2008 136 32 32 182 40 40
2008-2009 192 52 52 139 55 55
2009-2010 180 26 26 198 23 23
Nhận xét qua bảng thồng kê: Hàng năm nhà trường đều tổ chức bồi dưỡng
học sinh Giỏi khối 4 và 5 để tham dự các kỳ thi như Hành trình Lê Quý Đôn, Em
vui học cùng bạn …những năm có tổ chức thi Tuy nhiên với số lượng trên dưới 20
học sinh trên tổng số là ít chỉ chọn được mỗi lớp từ 2 đến 3 học sinh và bồi dưỡng
cả Tóan , Tiếng Việt và Tự nhiên –Xã hội. Đây là hình thức theo phong trào không
hướng đến học sinh giỏi mà chỉ bồi dưỡng để dự thi. Những năm gần đây người
viết đã chọn số học sinh giỏi Tóan nhiều hơn, bồi dưỡng cho các em kiến thức
Tóan không phải để dự thi các phong trào mà để các em học lên và có điều kiện
phát huy sở trường của mình ở trường THCS và THPT
Năm học 2009-2010 vì trường đang xây dựng không có chỗ học nên số học
sinh được bồi dưỡng ít
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Chương trình Tiểu học mới được ban hành theo quyết định số 43/2001/QĐ-
BGD &ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo nêu
rõ: Trọng tâm của của môn Tóan ở Tiểu học là số học số tự nhiên, phân số , số thập
phân , các đại lượng cơ bản ; một số yếu tố hình học cùng những ứng dụng thiết
thực của chúng trong thực hành tính , đo lường , giải bài tóan có lời văn . Nội dung
chương trình phối hợp một cách chặt chẽ , hữu cơ với nhau, quán triết tính thống
nhất của tóan học , đảm bảo sự liên tục giữa tiểu học và trung học. Các kiến thức
và kỹ năng của môn Tóan ở Tiểu học được hình thành chủ yếu bằng họat động
thực hành, luyện tập giải hệ thồng các bài tóan trong đó có các bài tóan phát triển
3
SKKN Hứa Trường Xuân 2009-2010
trí thông minh giành cho một số học sinh Giỏi có năng khiếu về Tóan đòi hỏi học
sinh phải vận dụng độc lập , linh họat, sáng tạo vốn hiểu biết của bản thân.
Để trả lời câu hỏi thế nào là phần cứng và phần mềm trong chương trình
Tóan Tiểu học GS Phạm Đình Thực một chuyên gia về Tóan Tiểu học đã khẳng
định : Phần cứng gồm những kiến thức và kỹ năng có tính chất bắt buộc đối với tất
cả học sinh, không trừ một em nào còn phần mềm là những kiến thức và kỹ năng
nâng cao không có tính chất bắt buộc đối với tất cả học sinh nhưng rất cấn cho
những học sinh khá giỏi được bồi dưỡng riêng.
Mỗi Giáo viên đều phải nắm vững chỗ nào thuộc về phần cứng, chỗ nào
thuộc về phần mềm trong chương trình để việc giảng dạy vừa đạt yêu cầu phổ cập
đối với học sinh đại trà lại vừa không kìm hãm sự phát triển trí tuệ đối với các học
sinh khá, giỏi.
Ví dụ 1:
Trong nội dung giải phương trình ở tiểu học thì :
Phần cứng là các phương trình có chứa một quan hệ
Phần mềm là các phương trình có chứa hai quan hệ
Trong “Các yếu tố về đại số “ thì tòan bộ vấn đề “Giải bất phương trình”
thuộc về phần mềm
Ví dụ 2 :
Đối với các lọai tóan chuyển động có hai động tử ở Học kỳ II lớp 5 thì:
Lọai có hai động tử chuyển động cùng chiều (hoặc ngược chiều) cùng khởi
hành một lúc , không ngừng nghỉ giữa đường không thay đổi vận tốc thuộc về phần
cứng
Lọai tóan : không khởi hành đồng thời ; có ngừng nghỉ, giữa đường, có thay
đổi vận tốc thuộc về phần mềm.
Như vậy trong chương trình Tóan thay sách mà chúng ta đang thực hiện
cũng đã nói đến việc vừa dạy học sinh theo chương trình phổ cập đại trà vừa phát
hiện bồi dưỡng một số kiến thức nâng cao cho diện học sinh khá giỏi không hề
nhằm mục đích tham dự các kỳ thi học sinh Giỏi các cấp .
Muốn làm tốt cả hai nhiệm vụ trên người giáo viên dạy lớp cần tham khảo
các tài liệu giảng dạy , cần đầu tư bài soạn , đồ dùng giảng dạy và lưu ý đến số học
sinh khá giỏi trong lớp để vừa đáp ứng được nội dung kiến thức theo chương trình
và còn có những bài tập riêng đòi hỏi tư duy , vận dụng nhiều hiểu biết của cá nhân
học sinh giỏi tóan.
2. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
Qua các năm hướng dẫn triển khai công tác thay sách giáo khoa và hướng
dẫn cho giáo viên dạy các lớp 4, 5 môn Tóan người viết đã phân tích 4 mạch kiến
thức của tóan tiểu học cho giáo viên gồm : Số học –các phép tính; Các yều tố đo
đại lượng; các yếu tố hình học và Giải tóan có lời văn Trong các mạch kiến thức
trên trong từng bài đều có các khả năng gọi là phần mềm cần chú ý khi dạy cho
học sinh khá giỏi không nhất thiết phải tổ chức thành một lớp bồi dưỡng dạng đội
4
SKKN Hứa Trường Xuân 2009-2010
tuyển mà trong chính khóa giáo viên nào cũng có thể bồi dưỡng cho học sinh của
mình những kiến thức nâng cao về tóan trong các mạch kiến thức Trong đề tài nầy
người viết đi sâu vào kiến thức giải tóan có lời văn ở lớp 4,5:
2.1/ Ý nghĩa của việc giải tóan :
Trong môn Tóan ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4, 5 nói riêng các bài
tóan có lời văn có mợt vị trí rất quan trọng. Một phần lớn thời gian học tóan của
học sinh dành cho việc học giải các bài tóan ấy . Kết quả học Tóan của học sinh
cũng được đánh giá trước hết qua khả năng giải tóan .Biết giải thành thạo các bài
tóan là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ tóan học của mỗi
học sinh, Việc giải tóan giúp học sinh củng cố , vận dụng và hiểu sâu sắc các kiến
thức về số học, đo lường, hình học. Phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc,
tính chất tóan học ở tiểu học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải tóan
chứ không qua con đường lý luận.
Thông qua nội dung thực tế nhiều hình nhiều vẻ của các đề tóan .Học sinh sẽ
tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện để rèn
luyện khả năng áp dụng các kiến thức tóan học vào cuộc sống ; làm tốt điều Bác
Hồ căn dặn:”Học phải đi đôi với hành”
Việc giải các bài tóan sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói
quen làm việc một cách khoa học cho học sinh. Vì khi giải tóan học sinh phải biết
tập trung chú ý vào cái bản chất của đề tóan, gạt bỏ những cái thứ yếu, phải biết
phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải biết phân tích tìm ra đường dây liên hệ
giữa các số liệu...
2.2/ Các bước nên theo khi giải các bài tóan:
2.2.1 Đọc thật kỹ đề tóan :
Học sinh cần xác định được đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm , tập
trung vào những từ khóa quan trọng, gạt bỏ những yều tố không quan trọng
Ví dụ: Một trường có 639 học sinh , trong đó một phần ba là đội viên . Nhân
ngày thành lập Đội 15/5 có thêm 72 em được kết nạp vào Đội .Hỏi hiện nay trường
đó có bao nhiêu Đội viên ?
Lưu ý từ : “Một phần ba” mặc dù nó không được viết bằng số và khộng cần
quan tâm đến số chỉ thời gian 15/5
2.2.2 Tóm tắt đề tóan:
Bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn thông qua đó để thiết
lập mối quan hệ giữa những cái đã cho và cái phải tìm. Khi tóm tắt đề tóan cần gạt
bỏ đi những gì là thứ yếu, lặt vặt hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào
những điểm chính yếu của đề tóan tìm cách biểu thị chúng bằng hình vẽ hay ngôn
ngữ ngắn gọn. Sau đây là một số cách tóm tắt đề tóan thường áp dụng:
2.2.2.1 Tóm tắt đề tóan bằng sơ đồ đọan thẳng:
Là cách tóm tắt hay dùng hiện nay dùng các đọan thẳng để biệu thị các số đã
cho, các số phải tìm, các quan hệ tóan học, trong các bài tóan tìm hai số khi biết
5