Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Cách chúng ta học chính là sự phản ánh đường đi mà bộ não tiếp nhận và xử lý thông tin. Chương 3: Nhận thức bản thân – Hiểu được bạn là ai và cách bạn học như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.11 KB, 35 trang )

Chương 3:

Nhận thức bản thân –
Hiểu được bạn là ai và cách bạn học như thế nào?
Thinking it through
Xem lại những vấn đề có liên quan tới bạn được liệt kê dưới đây:






Tôi vẫn chưa rõ thế nào là “cách học”.
Tơi thực sự vẫn chưa tìm được mối liên quan trong một số môn học.
Tôi không rõ cách học của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nghề nghiệp mà
mình sẽ chọn lựa.
Tơi biết có một số thói quen cần phải thay đổi.
Tơi vẫn chưa rõ mình muốn chun tâm vào cái gì.

Và trong chương này, các bạn sẽ trả lời được những câu hỏi:
 Có phải chỉ có một cách tốt nhất để học?
 Bằng cách nào bạn có thể khám phá được cách học của mình?
 Đâu là lợi ích của việc hiểu được cách học của bản thân?
 Làm thế nào để bạn khám phá mình là ai?
 Làm thế nào để bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về việc lựa chọn chuyên môn?
Học tập khơng chỉ đơn thuần là một cái gì đó bạn thực hiện ở trường lớp. Trong cuộc sống,
học tập giúp chúng ta bắt kịp với những bước tiến chóng mặt mà ở đó khoa học cơng nghệ
đang từng giờ làm thay đổi thế giới. Mạng internet cho phép người ta trong tích tắc có thể
gửi cho nhau những văn kiện hay ảnh chụp qua đường dây điện thoại. Những máy móc như
camera, ơ tơ, máy ghi âm.. đều chịu sự điều khiển của những con chip nhỏ xíu bên trong
nó. Y học cũng vừa tìm được cách cơ lập những gien gây ra các loại bệnh di truyền và một


số đặc điểm nhất định..
Khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh tới mức ngày hôm nay bạn không thể học hết
được mọi cái mà chỉ trong 5 năm nữa thôi chúng sẽ trở nên cũ rich đối với thế giới. Tuy
vậy, bạn lại có thể học để trở thành một người học tập nghiên cứu hay làm việc thực sự
hiệu quả ở trường lớp hoặc nơi làm việc. Trong chương này, các bạn sẽ nhận ra được cách
thức học tập của bản thân mình thơng qua việc hồn thành một bản đánh giá. Từ đó, bạn
cũng sẽ khám phá ra những nhân tố quan trọng khác của bản thân như: sự tự nhận thức,
thiên hướng, thói quen, khả năng cũng như những hạn chế.
IS THERE ONE BEST WAY TO LEARN?
Có phải chỉ có một cách tốt nhất để học?
Cách chúng ta học
chính là sự phản
ánh đường đi mà
bộ não tiếp nhận
và xử lý thông tin.

Bộ não là thứ tài sản mạnh nhất mà bạn có. Thơng qua bộ não mà
chúng ta được rèn luyện các kỹ năng và xử lý được mọi thông tin.

-1-


Tuy nhiên, khi bạn gặp rắc rối trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, nhiều khi
bạn nghĩ rằng mình sẽ khơng thể làm được một cái gì đó mới hơn. Bạn cho rằng chính
những người họ làm được những cái mà bạn không thể làm được mới thực sự là những
người có khả năng “đích thực”. Nhận thức này khơng những khơng đúng, mà nó cịn làm
hư hại đến niềm tin vào bản thân của bạn.
Trên thực tế, mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Có rất nhiều
người thành cơng và nổi tiếng đôi khi chỉ xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó và ngược lại, rất
kém ở những cái khác. Chẳng hạn như Winston Churchill đã từng phải học lại vào năm lớp

6; Abraham Lincoln đã từng bị giáng chức xuống binh nhì trong cuộc chiến chống lại
người da đen; Louis Pasteur thì học rất tệ mơn hố; Walt Disney đã từng bị sa thải và được
xem là người khơng có sáng kiến hay. Và rất đơn giản, vấn đề của những kém cỏi, bất tài
ấy chính là một phương pháp học đúng đắn.
Khơng phải chỉ có một cách “tốt nhất” để học. Ngược lại, có rất nhiều cách học khác nhau
ứng với những hoàn cảnh khác nhau. Trên thực tế, cách học của mỗi người là hồn tồn
khơng giống nhau. Đơi khi, nó cịn được xem như một biểu hiện của tính cách cá nhân. Do
vậy, hiểu được cách học của bản thân cũng chính là thực hiện được bước đi đầu tiên trên
con đường khám phá Bạn là ai.
HOW CAN YOU DISCOVER YOUR LEARNING STYLES?
Bằng cách nào bạn có thể khám phá được cách học của mình?
Có rất nhiều cách đánh giá giúp con người khám phá cũng như khai thác những điểm
mạnh, nhận biết những điểm yếu, những khả năng và hạn chế của bản thân. Tuy nhiên,
chương này sẽ chỉ tập trung vào một cách đánh giá cụ thể. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều
hơn, bạn có thể xem thêm hai cách đánh giá nữa được trình bày ở Phụ lục 2. Hoặc bạn cũng
có thể tìm kiếm các thơng tin liên quan trên mạng, các trung tâm tư vấn nghề nghiệp: chỉ số
phân loại MBTI của Myers-Briggs hay Keirsey (một hình thức rút ngắn của MBTI).
Sau khi hiểu được cách đánh giá được trình bày trong chương này, bạn sẽ đọc những chiến
lược mà có thể cho bạn một cái nhìn cụ thể nào đó về cách học của mình ở trường cũng
như ngồi thực tế. Hiểu được cách học của mình giúp bạn hiểu hơn về bản thân, hiểu được
cách mà con người bạn “vận động” ở trường, nơi làm việc, cũng như trong cuộc sống riêng.
Thuyết Bội số thông minh/Thuyết Những năng lực tư duy .
Có một câu châm ngơn nói rằng “Vấn đề không phải là bạn thông minh như thế nào mà vấn
đề là ở chỗ làm thế nào để bạn trở thành thông minh”. Năm 1983, một giáo sư của Trường
Đại học Harvard của Mỹ, ông Howard Gardner, đã cho ra mắt công chúng cái mà ông gọi
là Lý thuyết về Bội số thông minh (Năng lực tư duy). Lý thuyết này đã làm thay đổi nhận
thức của mọi người về sự thông minh và việc tiếp thu kiến thức. Gardner cho rằng mỗi
người đều có ít nhất tám năng lực khác nhau và rằng có một số năng lực sẽ được phát triển
mạnh hơn những cái còn lại. Phần lớn mọi người trong một lúc nào đó, có thể tiếp thu một
điều gì đó rất nhanh chóng và nhẹ nhàng. Và ngược lại, đơi khi dù có nỗ lực đến đâu, họ


-2-


cũng khơng thể hoặc rất khó khăn nhồi nhét một số cái mình phải nhớ vào trong đầu. Theo
như lý thuyết của Howard Gardner, ông cho rằng khi bạn cảm nhận và xử lý cơng việc hay
vấn đề của mình một cách dễ dàng, bạn có thể đã đang sử dụng những năng lực được phát
triển mạnh hơn trong bộ não; và ngược lại, khi bạn gặp rắc rối, có thể bạn đang sử dụng
những năng lực (những trí thơng minh) kém phát triển hơn.
Dưới đây xin được mô tả một cách tổng quan tám khả năng vừa đề cập bên trên. Cịn cách
thức nghiên cứu để có thể phát triển những khả năng này sẽ được trình bày chi tiết ở phần
sau của chương.
 Khả năng về ngôn ngữ- Là khả năng giao tiếp, truyền tin bằng ngôn ngữ bao gồm
nghe, nói, đọc, viết.
 Năng lực tốn học- khả năng nắm bắt được những suy luận logic cũng như khả
năng giải quyết vấn đề. (toán học, khoa học, những mơ hình, dãy số).
 Năng lực về thể chất- là khả năng điều khiển hoạt động của cơ thể một cách khéo
léo và cảm nhận thông qua giác quan (sự phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể).
 Năng lực thị giác: khả năng cảm nhận được khoảng cách về mặt không gian của các
sự vật, nhận thức và sáng tạo hình ảnh. (cái nhìn nghệ thuật, khả năng thiết kế biểu
đồ, sơ đồ, bản đồ..)
 Năng lực kết nối- khả năng quan hệ, tiếp xúc với các cá nhân khác (hoạt động xã
hội, làm việc nhóm..)
 Năng lực nội tâm- khả năng nhận thức được những hành vi, những cảm giác của
bản thân (sự tự nhận thức, mức độ độc lập..)
 Khả năng về âm nhạc- có thể thấu hiểu và tạo ra những âm thanh có nghĩa (âm
nhạc, nhạy cảm với âm thanh..)
 Năng lực tự nhiên- khả năng hiểu được những đặc tính của tự nhiên, của môi
trường. (yêu thiên nhiên, cân bằng môi trường, hệ sinh thái, cảm nhận được sự
khuây khoả, dễ chịu từ môi trường tự nhiên..)

Những khả năng này giúp bạn hiểu thêm về chính mình, hiểu được cách vận động của bản
thân: bạn suy nghĩ như thế nào, quan hệ với người khác ra sao…Tuy nhiên ảnh hưởng
nhiều nhất mà chúng tôi muốn đề cập trong chương này là tới cách học của bạn.
Sau đây các bạn sẽ hoàn thành một đánh giá về những năng lực khác nhau của bạn thân và
chúng ta gọi đó là Đường nhận thức. Nó sẽ giúp bạn biết được mức độ phát triển của những
năng lực bản thân. Và một điều nữa, đừng quá lo nghĩ nếu như kết quả của bạn không cao.
Hãy cố gắng trả lời một cách khách quan, lựa chọn câu trả lời mà chỉ rõ bạn là ai chứ
không phải bạn muốn là ai. Nhớ rằng, ngày hôm nay, bạn càng hiểu rõ mình là ai thì bạn
càng có thể đặt ra những mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả cho những điều mình
muốn.

-3-


Đường nhận thức
Hướng dẫn: Đánh giá những nhận định dưới đây theo mức độ
hiếm khi
1

thỉnh thoảng
2

thường xuyên
3

Luôn luôn
4

Viết số từ 1-4 vào chỗ kẻ ngang trước mỗi câu và hết sáu câu.
1.

2.

_____ Tơi thích tập thể dục.
_____ Tơi thấy khó chịu khi phải
ngồi im.
_____ Tơi thích học thơng qua thực
hành.
_____ Khi ngồi, tơi thường ngọ
nguậy chân tay.
_____ Tơi thích làm những việc có
sử dụng bàn tay của mình.
_____ Tơi thích đi lại một chút trong
khi suy nghĩ.
_____ Tổng điểm Mức độ Thể chất

25.
26.

_____ Tôi sử dụng bản đồ một cách
dễ dàng.
8.
_____ Tơi vẽ hình hoặc đồ thị khi
giải thích những ý tưởng của mình.
9.
_____ Tơi có thể nắm bắt thơng tin
một cách dễ dàng qua các biểu đồ.
10.
_____ Tơi thích vẽ và sao chép.
11.
_____ Tơi khơng thích đọc những

đoạn văn q dài.
12.
_____ Tơi thích một bản đồ hơn là
những chỉ dẫn bằng chữ viết.
_____ Tổng điểm Mức độ Thị giác

31.

13.
14.
15.
16.

37.

3.
4.
5.
6.

7.

_____ Tơi thích kể chuyện.
_____ Tơi thích viết.
_____ Tơi thích đọc.
_____ Tơi có thể diễn đạt một cách
dễ dàng.
17.
_____ Tơi giỏi đàm phán.
18.

_____ Tơi thích thảo luận về những
chủ đề mà mình u thích.
_____ Tổng điểm Mức độ Ngơn từ

-4-

_____ Tơi thích nghe nhạc.
_____ Tơi chuyển động những ngón
tay hoặc rung chân khi nghe nhạc.
27.
_____ Lời nói của tơi nhịp nhàng.
28.
_____ Tơi thích hát có nhạc.
29.
_____ Mọi người nói tơi có năng
khiếu về âm nhạc.
30.
_____ Tơi thích diễn giải suy nghĩ
của mình qua âm nhạc.
_____ Tổng điểm Mức độ âm nhạc
_____ Tơi thích làm việc cùng người
khác.
32.
_____ Mọi người nhờ tơi giải quyết
những tranh cãi giúp họ.
33.
_____ Tơi thích dành thời gian cho
bạn bè.
34.
_____ Tôi hiểu mọi người.

35.
_____ Tôi làm cho người khác cảm
thấy ln thoải mái.
36.
_____ Tơi thích giúp đỡ mọi người.
_____ Tổng điểm Mức độ kết nối
_____Tôi cần sự yên lặng để suy
nghĩ.
38.
_____ Tôi suy nghĩ trước khi hành
động.
39.
_____ Tơi thích sự tự cải tiến.
40.
_____ Tơi hiểu những suy nghĩ và
cảm nhận của mình.
41.
_____ Tơi biêt những gì mình muốn.
42.
_____ Tơi thích làm việc độc lập.


_____ Tổng điểm Mức độ nội tâm
19.
20.
21.
22.

_____ Tơi thích tốn học.
_____ Tơi thích khoa học.

_____ Tơi giải quyết vấn đề thành thạo.
_____ Tôi đặt câu hỏi mọi thứ vận
động như thế nào.
23.
_____ Tơi thích lập kế hoạch và tạo ra
một cái gì đó mới mẻ.
24.
_____ Tơi có thể sửa chữa một số thứ.

_____ Tổng điểm Mức độ logic

43. _____Tôi tận hưởng thiên nhiên bất kỳ
lúc nào có thể.
44. _____ Tơi suy nghĩ về cơng việc có liên
quan tới thiên nhiên.
45. _____ Tơi thích nghiên cứu cây cối,
động vật, đại dương.
46. _____ Tôi hầu như không ở nhà trừ
những lúc ngủ.
47. _____ Hồi cịn nhỏ, tơi thích nghịch
cơn trùng và lá cây.
48. _____ Khi tơi căng thẳng, tơi tìm đến
với thiên nhiên.
_____ Tổng điểm Mức độ tự nhiên

Dưới đây là tám cột trống tương ứng với tám năng lực tư duy. Đối với mỗi năng lực, bạn kẻ
một gạch ngang với điểm số mình giành được vào cột và ghi số điểm ở dưới gạch đó.
Điểm Năng
Năng
Năng

Năng
Năng
Năng
Năng
Năng
số
lực thể lực hình lực ngôn lực logic lực âm lực kết lực nội lực
tự
chất
ảnh
ngữ
nhạc
nối
tâm
nhiên
23
22
21
20
19
18
17
16
15
14
13
12
11
10
9

8
7
6
5
4
3
2

-5-


1
0

Cách tiếp cận hợp lý đối với Phương pháp học
Không một sự đánh giá nào về cách học có thể đưa cho bạn một từ cuối cùng và duy nhất
để trả lời bạn là ai, bạn có thể hoặc khơng thể làm được những gì. Con người ln muốn có
một câu trả lời rạch ròi như một trang giấy A4 nói về tất cả những bí ẩn của bản thân,
nhưng tiếc thay nó lại khơng tồn tại. Bạn là một con người phức tạp mà không thể lột tả hết
qua một bài thử nghiệm hay đánh giá.
Cách hợp lý để tiếp cận với bất kỳ một kiểu đánh giá nào về cách học đó là xem nó như
một bản tham khảo hơn là coi đó là một hình mẫu để dựa dẫm. Ln ln khơng có câu trả
lời đúng, và cũng như khơng có cái gọi là điểm số thơng minh tuyệt vời nhất. Thay vì bó
hẹp mình qua một vài kiểu mẫu, bạn nên sử dụng những bản đánh giá về cách học của bản
thân như một công cụ giúp mở rộng những nhận thức về chính mình. Hãy nhìn nhận đó
như một thấu kính, khơng phải tạo ra cho bạn những con đường hay những khả năng mới,
nhưng sẽ giúp bạn nhìn thấy rõ hơn những hướng đi và những khả năng vốn vẫn tồn tại
trong mình. Chúng mang tới cho bạn năng lượng để khám phá, để lựa chọn và vượt lên với
một niềm tin vào bản thân.
Suốt cuộc đời, chúng ta sẽ vẫn cứ học, cứ thay đổi và tiếp tục trưởng thành. Bất cứ một sự

đánh giá nào đơn giản cũng chỉ là sự nhìn nhận tại một thời điểm trong hiện tại. Câu trả lời
có thể và sẽ thay đổi bởi bạn, bởi hồn cảnh có thể và cũng sẽ thay đổi. Chúng cho ta cơ
hội để nhận thức hiện tại của mình và suy nghĩ về những câu hỏi: Lúc này tôi là ai? Con
người ấy khác gì so với con người tơi mong muốn trở thành?
Sử dụng những năng lực tư duy để thấu hiểu
Hiểu được những năng lực của bản thân sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính mình. Đừng tự thu
nhỏ bản thân với việc chỉ dùng một trong số những năng lực đó như kiểu bạn nói: “Tơi
khơng giỏi tốn đâu.” Trên thực tế, ai cũng có thể học toán học. Một số người học toán hiệu
quả hơn mà khơng phải phát huy tối đa năng lực lơgic- tốn học của mình. Thay vào đó, họ
lại dùng năng lực về hình ảnh- khơng gian để vẽ những biều đồ và giải quyết những vấn đề
tốn học.
Mỗi người đều có sự pha trộn của tất cả những năng lực tư duy nhưng tất nhiên, ở những
mức độ không giống nhau. Phần lớn đó là sự kết hợp giữa những sở thích của bạn với một
hoặc hai năng lực nổi trội. Khi bạn cảm thấy bối rối trong việc tiếp nhận một điều gì đó,
hãy sử dụng những năng lực mạnh nhất của mình. Và ngược lại, khi có một vấn đề nào bạn
cảm thấy có thể thực hiện nó một cách dễ dàng, đây chính là cơ hội để bạn sử dụng những
năng lực còn chưa được phát huy một cách mạnh mẽ của bản thân. Cứ như vậy, tất cả
những năng lực tư duy của bạn sẽ luôn được phát triển. Hãy hiểu thật nhiều về những sở
thích của bản thân để từ đó bạn có thể tìm ra cách tối ưu hố cách học của mình.

-6-


Thêm một điều nữa, tuỳ thuộc vào những tình huống khác nhau mà bạn sẽ thay đổi tập
trung vào những năng lực nào. Ví dụ như đối với một học viên có thể phương pháp ghi bài
là cách tốt nhất để anh ta tiếp thu kiến thức nhưng đối với người giảng viên, đó lại là
phương pháp bố cục hệ thống. Tuy nhiên, khi giảng viên chuyển sang những đề tài khác
nhau, người học viên có thể sử dụng hệ thống Cornell hay kết nối tư duy. (Phương pháp ghi
chú sẽ được đề cập sâu hơn ở Chương 7).


WHAT ARE THE BENEFITS OF KNOWING
YOUR LEARNING STYLES?
Đâu là lợi ích của việc hiểu được cách học của mình?
Xác định được cách học giúp chúng ta nắm bắt công viêc và khám phá chính mình. Những
nội dung dưới đây sẽ nói về những tác động tích cực của việc thấu hiểu cách học của bản
thân.
Lợi ích trong nghiên cứu
Hầu hết các sinh viên đều muốn tối đa hố khả năng học thơng qua việc rút ngắn thời gian
dành cho nghiên cứu cũng như những vấn đề không cần thiết. Nếu nắm được đâu là những
năng lực mạnh cũng như đâu là những năng lực cịn yếu của bản thân, bạn có thể khéo léo
lợi dụng cái mạnh mà phát triển cái yếu. Xem xét một ví dụ, chắc hẳn bạn tự tin mà nói
rằng mình sẽ diễn thuyết tốt hơn ở những lớp học hay những buổi thảo luận vắng người.
Bạn có thể lựa chọn một phần bài giảng và dễ dàng thuyết trình trong giờ thảo luận nhóm.
Và như vậy, nếu lặp đi lặp lại điều này, kỹ năng thuyết trình của bạn sẽ được trau dồi và
bạn sẽ nhanh chóng nói tốt trước những lớp học lớn hơn.
Phần này đề cập tới cách thức hỗ trợ nhau giữa mặt mạnh và yếu trong mỗi một năng lực tư
duy. Hãy nhớ rằng bạn ln có đầy đủ tất cả các năng lực tư duy, cho dù chỉ có một số
đóng vai trị chi phối. Bởi vậy, có thể bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều những gợi ý hay trong mỗi
tiêu đề nhưng cái gì được bạn lựa chọn và sử dụng mới thực sự là cái quan trọng và có ý
nghĩa. Trong khoá học này, hãy cố gắng nhớ thật nhiều phương pháp học khác nhau và cuối
cùng, hãy giữ lại cho mình một cái mà bạn cho là có ích và phù hợp nhất.
Những người mạnh về năng lực thể chất thích ứng dụng kiến thức vào thực tế hơn là chỉ
đọc hoặc nhìn đơn thuần vào những hình ảnh. Hiệu quả tiếp thu lớn nhất mà họ có thể đạt
được đó là thơng qua chính hành động và sự trải nghiệm bản thân.
Một số gợi ý đối với nhóm người này:
 Học nhóm trong đó các thành viên cùng thảo luận, trao đổi ý kiến.
 Suy nghĩ một cách thực tế về vấn đề được đưa ra.
 Học từ từ và ln có sự nhai lại.
 Sử dụng những tấm thẻ có hình hoặc chữ số để nâng cao hiệu quả tiếp thu
 Giảng lại cho những người khác.


-7-


Đối với những người có thiên hướng về hình ảnh, họ sẽ tiếp thu thông tin tốt nhất qua
những biểu đồ, đồ thị, phim ảnh hay những minh chứng cụ thể. Cho dù có những ghi chú
được viết ra trên giấy hay được thể hiện bằng máy chiếu, những người này hầu như chỉ ghi
nhớ những ảnh và hình mà khơng có từ ngữ đi kèm. Thực tế cho thấy họ thường quên
những thông tin chỉ được truyền đạt bằng lời nói.
Một số gợi ý đối với nhóm người này:
 Nếu có thể, hãy thêm vào bên cạnh những ghi chú của mình những biểu đồ, hay
ngày tháng có thể được ghi trên dịng thời gian, các hàm tốn học có thể được minh
hoạ bằng đồ thị, số liệu phần trăm có thể được biểu diễn thơng qua biểu đồ trịn..
 Kết cấu những gì bạn ghi được theo một cách mà bạn có thể dễ dàng nắm bắt được
trọng tâm, bổ sung những kết nối giữa những phần có liên quan.(vấn đề này sẽ được
đề cập sau ở Chương 7).
 Liên kết những dữ liệu có liên quan bằng những dấu mũi tên…
 Sử dụng bút nhớ dòng hay bút màu để tô màu giống nhau cho những dữ liệu phản
ánh cùng một nội dung.
Những người có khả năng nổi trội về ngơn ngữ ghi nhớ tốt những gì họ nghe thấy và nhiều
hơn khi họ truyền đạt lại những gì mình nghe được. Họ thích thú với những buổi thảo luận,
thích giải thích bằng lời nói hơn là những minh hoạ bằng hình ảnh. Họ nhận thức sâu sắc
hơn khi đích thân giải thích cho những người xung quanh. Bởi những thông tin được viết ra
phần lớn đều bắt nguồn từ những thông tin truyền miệng, do vậy nhóm người này cũng tiếp
thu khá hiệu quả thơng qua quá trình đọc hiểu. Những bài giảng, những buổi thảo luận thực
sự là những gì thích hợp với họ.
Một số gợi ý cho nhóm người này:
 Trao đổi về những gì bạn học được. làm việc nhóm để có cơ hội giải thích, bàn luận
về những kiến thức vừa tiếp thu.
 Đọc sách và tìm kiếm những điểm chủ chốt của vấn đề.

 Viết lại ra giấy những ghi chép của mình.
 Lập đại cương cho những chương sách bạn đọc được
 Ghi nhớ những thông tin hoặc viết kịch bản về nội dung và những cuộc tranh luận.
Những người mạnh về tư duy logic-tốn học có khả năng ghi nhớ và tiếp nhận thơng tin tốt
sau khi họ có thời gian phân tích chúng một cách thấu đáo, và cẩn thận. Họ thích tổ chức
các dữ kiện theo hình thức cấu trúc hoặc hệ thống và cũng nhận thức nhanh hơn khi các
vấn đề được trình bày một cách logic và hợp lý.
Một số gợi ý cho nhóm người này:
 Sắp xếp những nguồn tài liệu một cách hợp lý, dễ hiểu
 Giải thích vấn đề cho những người khác
 Phát triển thành hệ thống và tìm cách phân loại thông tin
 Vẽ phát thảo và xây dựng sơ đồ, biểu đồ
 Viết tóm tắt những điểm trọng tâm của vấn đề.

-8-


Những người có năng khiếu về âm nhạc có khả năng ghi nhớ mạnh mẽ những giai điệu và
ln có động lực từ âm nhạc. Trong đầu họ dường như lúc nào cũng ngân nga giai điệu một
bài hát nào đó, và khi nghe nhạc, họ rung rung chân hoặc lắc lư đầu ngón tay một cách
thích thú. Họ tiếp thu tốt khi thông tin được truyền tải theo những kiểu mẫu đặc biệt là
những kiểu mẫu gần với âm nhạc.
Một số gợi ý cho nhóm người này:
 Gieo vần điệu cho những từ vựng
 Lẩm nhẩm một vài âm thanh trong lúc học.
 Tổ chức thông tin theo những mơ hình có cấu trúc
 Nghe nhạc trong lúc học nếu điều đó khơng làm bạn sao lãng, tất nhiên cần thiết
phải lựa chọn những loại nhạc khích thích sự tập trung của bạn.
 Nghe nhạc khi nghỉ giải lao
 Viết một bài hát cho một vấn đề nào đó, có thể bằng cách thêm một vài từ mới vào

những giai điệu mà bạn đã biết.
“Là chính mình và trở
thành cái mà mình có
Những người thiên về kết nối tiếp thu kiến thức hiệu quả thơng
thể trở thành, đó là điểm
qua việc trò chuyện, giao tiếp với người khác. Họ thích thú và
kết duy nhất của cuộc
cảm thấy hữu hiệu khi được trao đổi thơng tin hay giải thích
sống”.
với một ai đó về một vấn đề nào đó. Họ thấy thoải mái trong
mơi trường lớp học có sự tranh cãi và thảo luận.
Robert Louis Stevenson
Một số gợi ý đối với nhóm người này:
 Tổ chức học nhóm trong đó các thành viên cùng nhau trao đổi ý kiến.
 Nếu được, hãy lựa chọn những lớp học thường xuyên có thảo luận.
 Sử dụng những thẻ ghi hình hoặc chữ số, cùng chơi đố với các học viên khác
 Giảng cho một ai đó, sau đó lại yêu cầu người đó dạy lại cho mình.
Những người thiên về nội tâm ghi nhớ và tiếp nhận thông tin tốt sau khi họ dành một chút
thời gian để nghĩ về nó. Họ cảm thấy hiệu quả khi đọc hoặc nghiên cứu một mình và có thể
làm thêm giờ khi cần thiết. Họ thích những bài giảng cũng như những lớp học có sự nghiên
cứu độc lập cũng như những bài tập cá nhân.
Một số gợi ý đối với nhóm người này:
 Học ở những nơi yên tĩnh
 Khi đọc, đôi lúc hãy dừng lại và nghĩ về những gì mình vừa đọc được
 Suy nghĩ về những ý nghĩa cá nhân của thông tin, duy trì việc ghi chép hàng
ngày
 Đừng chỉ nhớ dữ liệu một cách đơn thuần, hãy nghĩ thật nhiều về chúng khi bạn
cảm thấy nó quan trọng. Tìm kiếm những gì có liên quan, xem xét cả ngun
nhân cũng như ảnh hưởng của vấn đề.


-9-


Những người nổi bật về năng lực tự nhiên luôn cảm thấy sảng khối khi gần gũi thiên
nhiên. Những cơng việc họ làm cũng như những thói quen, sở thích của nhóm ngưịi này
ln phản ánh điều đó. Họ tiếp thu thơng tin nhanh chóng và dễ dàng khi chúng được phân
loại, đặc biệt khi cách phân loại đó khiến họ liên tưởng tới cách phân loại những loài cây,
con vật trong tự nhiên.
Một số gợi ý đối với nhóm người này:
 Học tập bên ngồi nếu điều đó khơng làm bạn sao lãng
 Khám phá những chủ đề có liên quan tới những sở thích về tự nhiên của bản thân.
Sự tiếp thu sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn dành cho nó một niềm đam mê thực sự.
 Cố gắng phân loại những thông tin mới
 Gắn giờ nghỉ với những hoạt động như đi dạo, xem cá cảnh, xem phim về tự nhiên.
Lợi ích trong lớp học
Hiểu được cách học của mình giúp bạn có khả năng điều chỉnh để thích ứng với từng mơn
học. Thêm vào đó, bạn cũng có thể hình dung được phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Một cách học duy nhất của bạn có thể hiệu quả đối với cách giảng của một số giao viên
trong khi rất có thể là không hiệu quả đối với một số khác. Làm thế nào để giải quyết vấn
đề này? Trước hết, bạn cần nắm được những phong cách giảng khác nhau mà bạn được tiếp
cận (nhớ rằng phương pháp giảng của một người thường phản ánh chính cách họ học tập và
nhận thức). Sau đó, bước tiếp theo của bạn là tạo ra một sự điều chỉnh để có thể tiếp thu
kiến thức của mơn học đó một cách hiệu quả nhất.
Có thể chỉ sau hai buổi đứng lớp, bạn đã có thể xây dựng một bảng đánh giá khá đầy đủ và
hoàn chỉnh của mình về cách giảng dạy của bất kỳ giáo viên nào. Bạn có thể xem thêm ở
Hình 3-1.
Hình 3-1

Một số phương pháp giảng dạy









Phương pháp truyền thống: Giảng viên nói trong suốt buổi học,
sự tham gia của học viên rất ít hoặc gần như khơng có.
Phưong pháp Thảo luận nhóm:Giảng viên trình bày nội dung
nhưng bên cạnh đó khuyến khích sự trao đổi, thảo luận trong
lớp học.
Phương pháp nhóm nhỏ: Giáo viên thuyết trình sau đó chia lớp
thành những nhóm nhỏ để thảo luận hoặc làm bài tập nhóm.
Chú trọng tới hình ảnh: Bài giảng được thể hiện với những yếu
tố hình ảnh như biểu đồ, tranh ảnh, bản vẽ…
Chú trọng tới ngôn từ: Giảng viên tập trung vào từ ngữ, kể cả
những câu chữ được nói ra hay được viết ra hoặc hiện trên màn
chiếu.
Thuyết trình logic: Giảng viên sắp xếp bài giảng theo một trình
tự logic, hợp lý chẳng hạn theo thời gian hay theo mức độ quan
trọng của từng vấn đề.
- 10 Thuyết trình ngẫu hứng: Giảng viên đề cập tới vấn đề không
theo một trật tự nhất định, có phần lộn xộn, thậm chí đơi lúc
cịn đi lạc chủ đề.


Khi đã có những hình dung nhất định về mơn học mà mình cần tiếp cận, hãy đánh giá mức
độ phù hợp và hiệu quả giữa cách học của mình với cách giảng của giáo viên. Bạn cảm
thấy may mắn vì khơng có vấn đề gì xảy ra, tuy nhiên nếu không? Bạn hãy cân nhắc những

lựa chọn sau:
Hãy chú ý nhiều hơn vào những cách học mà bạn thấy mình cịn yếu. Vẫn biết đó khơng
phải là một việc dễ dàng nhưng hãy cố gắng vì điều đó sẽ giúp bạn tạo cho mình những cơ
sở mới trong cách nhận thức và tiếp thu. Ví dụ, bạn là một người mạnh về năng lực ngôn
ngữ, vậy trong giờ học logic hay toán học, bạn nên tập trung cao độ vào phần thuyết trình
của giảng viên để tiếp thu được nhiều nhất kiến thức có thể. Sau đó, bạn có thể dành chút
thời gian để nghiên cứu tài liệu, tự đặt ra những vấn đề rồi tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè
trong lớp, tra cứu những tài liệu có liên quan hay những bài tập hỗ trợ, bổ sung cho kiến
thức của mình.
Bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ phía giáo viên. Ví dụ, bạn là người có năng khiếu
về hình ảnh, bạn có thể yêu cầu giảng viên cung cấp hoặc trình bày những vấn đề trước lớp
thơng qua những hình ảnh minh hoạ cụ thể. Trong trường hợp làm việc nhóm, nếu được,
bạn cũng có thể gợi ý để giáo viên chia nhóm theo phương pháp học . Như vậy những học
viên có cùng năng khiếu hình ảnh như bạn sẽ cùng lập thành một nhóm và dễ dàng hơn
trong việc cùng nhau giải quyết vấn đề.
Hoặc bạn có thể chuyển lớp trong quá trình học tất nhiên trong điều kiện cho phép. Ví dụ,
một học viên mạnh về năng lực kết nối, khi tham dự lớp học ở đó giảng viên sử dụng
những hình ảnh minh hoạ, anh ta sẽ tổ chức học nhóm. Các nhóm cùng nhau lấp dần những
lỗ hổng thơng qua q trình đọc hiểu. Những sinh viên có lợi thế về năng lực hình ảnh sẽ
viết lại những ghi chú có sử dụng những màu sắc khác nhau. Ví dụ như một màu riêng
dành cho chủ đề hoặc ý chính, những màu khác cho những ý bổ sung hoặc ví dụ minh hoạ.
Bản thân những giảng viên cũng như những học viên. Họ dành thời gian để nghiên cứu
phương pháp giảng của mình và điều chỉnh làm sao để các sinh viên của mình có thể tiếp
thu bài giảng một cách hiệu quả nhất. Bạn cũng đừng quên tận dụng thời gian trên lớp để
hỏi thầy cô của mình trong trường hợp bạn cảm thâý khó khăn trong cách học của mình.
Những lợi ích chung
Các trường từ trước tới nay hầu như vẫn luôn chú trọng tới năng lực ngôn ngữ của học
sinh. Tuy nhiên việc áp đặt một năng lực duy nhất cho tất cả các học viên như vậy đã cho
thấy chẳng những không đem lại hiệu quả gì mà cịn rất trái khoa học. Điều duy nhất đem
lại lợi ích cho mỗi người đó là chúng ta phải tự khám phá chính những khả năng của mình


- 11 -


thơng qua những phân tích trung thực và khách quan. Bạn có thể thấy ba lợi ích trước tiên
của việc hiểu được cách học của bản thân.
1. Bạn tránh được những tình huống phân vân, do dự. Nếu khơng biết rõ cái gì là tốt
nhất cho mình, có thể bạn sẽ buộc mình vào những tình huống cá nhân hay công
việc ảnh hưởng tới sự sáng tạo, phát triển và hạnh phúc của bản thân. Tóm lại, hiểu
được cách bạn suy nghĩ và kết nối với thế giới giúp bạn có được những lựa chọn
khơn ngoan hơn.
2. Bạn sẽ thành công hơn trong công việc. Cách bạn học thực chất chính là cách bạn
làm việc. Nếu bạn hiểu được mình học như thế nào, bạn sẽ tìm được cho mình mọot
mơi trường học tập thích hợp và hoạt động tích cực, hiệu quả hơn khi làm việc
nhóm.
3. Bạn có thể hiểu hơn về những năng lực còn chưa được phát triển mạnh mẽ của
chính mình. Càng nắm rõ được cách học của mình, bạn càng định vị được chính xác
những gì cịn là khó khăn. Điều này trước hết đem lại cho bạn hai lợi ích. Một là,
bạn có thể từng bước tập trung nhiều hơn cho những vùng tư duy cịn yếu của mình.
Hai là khi vấp phải một vấn đề đụng chạm tới năng lực đó, bạn sẽ hiểu mình nên
giải quyết theo một cách đặc biệt hơn hoặc sẽ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một ai đó
có khả năng về năng lực đó.

- 12 -


Cửa sổ nhìn ra thế giới
Người thực việc thực

Làm thế nào để tơi có thể nắm bắt được cách học của mình?

Anwar Smith, sinh viên trường Taylor, Upland, bang Indiana, chuyên ngành Thiên chúa
giáo dục học kể lại..
Cách đây không lâu, tơi có làm bản đánh giá về các năng lực tư duy. Phần nào trong đó
khẳng định lại những gì tơi đã biết, tuy nhiên kết quả vẫn rất bất ngờ. Tơi biết mình là
người thích phát ngơn, thích tiếp thu thông qua tranh luận. Tôi cũng đã trả lời những câu
hỏi trong đó và kết quả cho thấy tơi là một người rất có khả năng về kết nối và về mặt ngơn
ngữ.
Ngồi việc học, tơi cịn tham gia đội bóng đá của trường Taylor và đảm nhận việc duy trì
cũng như dẫn dắt đội bóng. Tơi cố gắng tiếp thu tất cả những gì mình học được ở trường.
Sau khi tốt nghiệp, có thể tơi sẽ trở lại khu phố cũ ở Chicago, nơi mình đã sinh ra, và sẽ
giúp cho những con người ở đó nhất là những thanh thiếu niên, hiểu và đạt được những
mục đích, mục tiêu của họ.
Tơi cũng ln tự hỏi liệu cách học của mình có ảnh hưởng gì tới những dự định tôi muốn
làm trong tương lai hay không. Theo bạn thì những gì có thể liên quan trực tiếp tới cơng
việc và lĩnh vực mà tơi theo đuổi?
Cịn đây là phát ngôn của Giáo sư. Tiến sĩ Rev. Eric Gerard Pearman, ứng cử viên của
trường Đại học Denver, Denver, bang Colorado.
Trước tiên tơi rất hoan nghênh bạn vì mong muốn quay trở lại khu phố nhỏ của Chicago.
Bản đánh giá về các năng lực tư duy cũng như những gì bạn thể hiện chứng tỏ bạn là người
thích tranh luận, thích giúp đỡ và ln mở lịng với mọi người. Nếu có thể, bạn hãy tìm một
người bạn cùng lớp để thường xuyên trao đổi về những gì các bạn được học trên lớp.
Có thể nói để giải quyết vấn đề của những đứa trẻ tại khu phố nhỏ này, chúng tôi rất cần
những mẫu người như bạn. Những người như bạn sẽ có thể trờ chuyện với chúng, giúp
chúng thấu hiểu bản thân, tự mình nỗ lực vươn lên chứ không phải trông đợi vào sự giúp
đỡ của người khác.
Tơi lớn lên trong một gia đình chỉ có mẹ. Trong ngơi nhà nhỏ nằm ở phía nam của Chicago,
tơi đã từng tham gia hoạt động băng nhóm để rồi lại theo đuổi giáo dục để tìm kiếm tấm
học vị tiến sĩ với mong muốn thoát khỏi cái khu phố nhỏ bé này. Mẹ là người luôn cho tôi
những gì cần thiết để tơi có được những quyết định đúng đắn những lần khó khăn. Tham
gia vào băng nhóm, nhìn những người cùng cảnh ngộ đấu đá, chém giết nhau, tôi nhận ra


- 13 -


mình phải tìm kiếm một hướng đi khác cho cuộc đời. Những ảnh hưởng tích cực từ nhà thờ
càng hun đúc những gì mẹ đã dạy. Dần dần chúng giúp tôi hiểu được rằng Việc bạn đã sống
trong một vùng tăm tối khơng có nghĩa là sự tăm tối của nó tồn tại trong con người bạn.
Một điều có thể nhận thấy đó là bạn rất có tấm lịng, rất quan tâm tới mọi người. Điều đó,
cộng thêm với trí thông minh cũng như những năng lực tư duy của bạn, có thể sẽ hướng
bạn đi theo con đường giáo dục. Hãy thử theo đuổi học vị tiến sĩ xem sao. Hãy cứ coi đó
như một lời thách thức tơi dành cho bạn cũng được. Việc bạn không ngừng nâng cao sự
hiểu biết của mình sẽ càng hỗ trợ bạn trong việc giúp các bạn trẻ hiểu được những giá trị có
được từ giáo dục cũng như từ q trình nghiên cứu và lòng quyết tâm thực sự.
Hiểu được cách học của bạn là một phần quan trọng trong sự nhận thức bản thân. Dưới đây
bạn sẽ tìm thấy một số yếu tố quan trọng khác giúp bạn xác định rõ hơn mình là ai.

Tư duy lại
1. Nêu ba năng lực tư duy nổi trội của bạn (dựa trên cách đánh giá vừa rồi) trong đó
nếu rõ những điểm mạnh cụ thể của bạn về năng lực đó.
a. _____________________________________________________________
b. _____________________________________________________________
c. _____________________________________________________________
2. Điều gì khiến bạn ngạc nhiên về cách học của mình?
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
3. Nêu ba cách thức nghiên cứu mà bạn cho là phù hợp với mình nhất sau khi đã hoàn
thành bảng đánh giá trên.
a. ________________________________________________________________
b. ________________________________________________________________

c. ________________________________________________________________

Tư duy về phía trước

- 14 -


1. Đưa ra một tình huống mà bạn khơng tự tin vào mình. Theo bạn thì vì sao điều đó
lại xảy ra?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
2. Kể tên hai lĩnh vực hoặc công việc mà bạn thích. Sau đó, hãy đưa ra điểm nổi bật
ứng với từng cái.
a.
b.
3. Nêu một thói quen mà bạn cho là tốt và một thói quen mà bạn cho là xấu sau đó hãy
nói một cách tóm tắt vì sao bạn lại duy trì chúng.
Thói quen tốt:_______________________________________________________
___________________________________________________________________
Thói quen xấu: ______________________________________________________
___________________________________________________________________
4. Ghi ra những điểm mạnh nhất cũng như những điểm mà bạn cho là hạn chế lớn nhất
của mình.
Điểm mạnh:_________________________________________________________
___________________________________________________________________
Hạn chế:___________________________________________________________
___________________________________________________________________

HOW DO YOU EXPLORE WHO YOU ARE?

Bằng cách nào bạn có thể khám phá ra mình là ai?
Bạn là một cá nhân hồn tồn khác biệt. Có thể bạn giống ai đó ở một nét tính cách nào đó
nhưng sự kết hợp những nét đó lại khiến bạn khơng giống bất cứ ai. Bản thân bạn luôn vận
động, luôn thay đổi bởi vậy có thể bạn sẽ phải đi gần hết cuộc đời mới có thể hiểu về chính
- 15 -


mình một cách sâu sắc và đầy đủ. Tuy nhiên, ngay từ lúc này hãy bắt đầu điều đó bằng
việc khám phá: nhận thức, thói quen, sở thích và những khả năng của chính mình.
Sự nhận thức bản thân
Để có một cái nhìn đúng đắn về chính bản thân mình quả là
một điều khơng dễ. Đáng tiếc là có khá nhiều người vẫn ln
có cái nhìn tiêu cực về bản thân. Sẽ khơng có vấn đề gì nếu bản
thân bạn thỉnh thoảng cảm thấy khơng hài lịng về mình nhưng
nếu là ln ln thì có thể gây ra những ảnh hưởng khơng tốt.
Hãy thử nhìn những người bạn biết, những người ln cho
rằng mình kém cỏi, khơng thơng minh mà thực ra họ rất có khả năng. Chính những suy
nghĩ đó sẽ làm giảm sự tự tin cũng như những động lực trong họ. Và bạn cũng sẽ rơi vào
tình trạng tương tự như vậy nếu luôn tự đánh giá mình quá thấp.
Nhận thức bản thân là
cách mà bạn nhìn
nhận, đánh giá về
chính bản thân mình.

Việc nhận thức về bản thân một cách tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới việc biến ước mơ của bạn
trở thành hiện thực. Bởi khi bạn ln tự thuyết phục bản thân rằng điều gì đó sẽ xảy ra thì
điều đó phần nào sẽ trở thành sự thực. Nếu bạn tự nói với chính mình rằng mình khơng có
đủ khả năng để làm hoặc trở thành một cái gì đó, rồi bạn sao lãng những nỗ lực cần thiết và
cuối cùng bạn sẽ không làm hay trở thành những cái mà bạn tin chắc là điều khơng thể.
Ví dụ, bạn có suy nghĩ là mình sẽ khơng thể theo hết khố học lần này. Bạn cảm thấy mình

khơng có cơ hội, và bạn đã khơng nỗ lực cố gắng học trong suốt khoá học. Cuối học kỳ,
bạn đã trượt trong kỳ thi lên lớp. Nhưng đôi khi điều tồi tệ nhất lại nằm ở chỗ đáng lẽ phải
nhận ra thất bại là do chính mình đã tự kìm hãm bản thân, khơng buộc mình phải nỗ lực và
phấn đấu, thì bạn lại nhìn nhận nó như một chứng cớ chứng minh cho sự bất tài và kém cỏi
của mình. Điều này khá phổ biến. Khi nó xảy ra ở cơng sở, kết quả là bạn tự làm mất cơng
việc của mình. Ngược lại, trong cuộc sống nếu để điều đó diễn ra, bạn tất yếu sẽ đánh mất
đi những mối quan hệ của mình.
Nguyên nhân của việc nhận thức khơng tích cực về bản thân có thể xuất phát từ một số lý
do sau:
 Bố mẹ hay những người quản lý ln chỉ trích: Hầu như ngày nào bọn trẻ cũng ít
nhiều phải nghe những lời phê phán nào đó. Nếu bạn thường xuyên phải hứng chịu
những lời chỉ trích và chê bai như vậy, bạn có thể sẽ tin đó là sự thật.
 Những giảng viên hay những người bề trên ln tìm kiếm bới móc những khuyết
điểm của bạn.
 Những tờ báo, tạp chí hay các phương tiện truyền thơng. Họ đưa ra những chuẩn
mực, rồi thì thế nào là một phương pháp học tập hiệu quả, thế nào là một người
thông minh..vân vân và vân vân. Và tất nhiên, khi bạn không thoả mãn những tiêu
chí và chuẩn mực đó, bạn sẽ dần có những suy nghĩ khơng tích cực về bản thân
chẳng hạn như: mình là một đứa thật kém cỏi..
 Đặt những kỳ vọng quá lớn vào bản thân. Có rất nhiều người ln cố đặt cho mình
những mục tiêu q lớn. Khi khơng đạt được điều đó, họ lại quay sang chỉ trích
chính mình và khơng cịn niềm tin vào bản thân.

- 16 -


Hãy biết chọn lọc để bạn có thể có cái nhìn đúng đắn nhất về bản thân mình. Điều đó sẽ
giúp bạn:
 Tin tưởng vào bản thân. Nếu bạn không tin vào chính mình thì khó có thể làm cho
người khác đặt niềm tin vào bạn. Hãy làm việc để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

về bản thân và để có được niềm tin vào những khả năng của mình. Khi đạt được
một mục tiêu nào đó, dù nhỏ thơi thì cũng hãy nhớ rằng bạn ln có một ý chí mạnh
mẽ và ngoan cường.
 Chia sẻ với những người mà bạn tin cậy. Những người xung quanh bạn thường ln
có cái nhìn thực tế và khách quan hơn về con người bạn.
 Dành thời gian cho riêng mình. Căng thẳng khiến mọi thứ càng trở nên khó khăn
hơn. Hãy dành thời gian để thư giãn, suy nghĩ một cách thật lịng mình là ai và
mình thực sự muốn gì.
 Nhìn lại những gì mình đã làm. Xem xét lại cả những thành công cũng như những
vấp ngã của bạn.
Việc xây dựng sự nhận thức về bản thân một cách tích cực thật khó như một thách thức của
cuộc sống. Nhưng nếu làm được điều này, nó sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra con đường
đạt tới mục tiêu của mình.
Những sở thích
Hãy dành một chút thời gian để bạn có thể hiểu về những gì mình thích, điều đó sẽ có lợi
cho bạn trong việc lựa chọn chuyên môn hay nghề nghiệp. Một cách đơn giản để bạn có thể
hồn thành cơng việc này đó là trả lời những câu hỏi dưới đây:






Bạn thích lĩnh vực nghiên cứu nào?
Những hoạt động nào sẽ làm cho bạn cảm thấy hứng thú?
Những nghề nghiệp nào hấp dẫn bạn?
Bạn duy trì cách học mỗi ngày ra sao? (học vào lúc sáng sớm hay ban đêm)
Bạn thích kiểu mơi trường làm việc như thế nào?

Sở thích đóng một vai trị quan trọng trong kết quả cơng việc của bạn.Tuy nhiên lại có rất

nhiều người lựa chọn nghề nghiệp của mình thay vì dựa trên những sở thích thì họ lại coi
trọng nhiều hơn tính mức lương và sự ổn định của cơng việc. Kết quả là họ lúc nào cũng
không vui, không hài lịng và ln cảm thấy thiếu hụt một cái gì đó.
Lựa chọn cơng việc có sự cân nhắc tới sở thích cũng như niềm vui của địi hỏi có sự can
đảm nhưng lại rất đúng đắn. Hãy thử nghĩ về cuộc sống của bạn mà xem. Bạn dành thời
gian trên lớp và nghiên cứu bên ngoài. Rồi sau này, bạn cũng sẽ như bao nhiêu người khác,
cũng dành ít nhất tám tiếng mỗi ngày, năm ngày một tuần, gần năm mươi tuần một năm để
làm việc. Công việc và lĩnh vực nghiên cứu bạn chọn khi đó có thể không đem lại cho bạn
niềm hạnh phúc tột bậc nhưng nó lại như một tấm gương mà người khác có thể nhận ra
đúng con người bạn qua công việc.
Dưới đây có đề cập tới ba tác dụng của việc cân nhắc lợi vai trị của Sở thích.
- 17 -


1. Bạn có động lực nhiều hơn. Hãy thử nghĩ về cảm giác của mình khi theo đuổi một
người nào đó thật đặc biệt, tham dự những hoạt động thể thao u thích. Khi bạn
làm một cái gì đó mà mình thích, thời gian dường như trơi qua thật mau. Và tất
nhiên là ngược lại đối với những việc bạn không hứng thú nhiều lắm. Sự khác biệt
quả là rất lớn. Bạn có thể đạt được rất nhiều trong những lĩnh vực và nghề nghiệp
mà mình u thích.
2. Bạn sẽ làm tốt hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn có thể đã từng dành điểm
rất cao trong những mơn học mình u thích. Và khi lớn lên, điều đó vẫn khơng hề
thay đổi. Trong những cơng việc bạn thích, bạn sẽ vẫn ln tìm được cảm giác
thành cơng. Bởi bạn càng thích thú bao nhiêu, bạn sẽ càng nỗ lực bấy nhiêu và khi
bạn càng chăm chỉ cố gắng, bạn sẽ càng giỏi hơn trong lĩnh vực đó.
3. Bạn sẽ có một thái độ tích cực. Trước hết, một thái độ tích cực sẽ tạo ra một mơi
trường tích cực cho dù ở những lĩnh vực mà bạn còn chưa nhiều kinh nghiệm cũng
như khả năng. Mặt khác, nó cịn rất quan trọng trong làm việc nhóm. Bởi cho dù
bạn có giỏi đến đâu, nhưng thái độ của bạn không tốt sẽ ảnh hưởng tới những người
xung quanh và đến cơng việc chung. Chính điều đó mà chúng ta có thể nói khả

năng duy trì một thái độ tích cực tạo nên sự khác biệt giữa thất bại và thành cơng.
Những thói quen
Thói quen là những hành động mà bạn tự phát, theo bản năng, diễn ra theo một cách nào đó
được lặp đi lặp lại ở những thời điểm nhất định. Có thể bạn có thói quen tắm vào buổi sáng,
dùng điều khiển để lựa chọn các kênh truyền hình, nói chuyện hàng giờ qua điện thoại, học
khuya…Những thói quen phần nào nói lên tính cách và con người của bạn. Một số thói
quen rất tốt, và ngược lại, một số hồn tồn khơng tốt chút nào.
Những thói quen khơng tốt có thể gây cản trở việc bạn đạt được mục tiêu của mình. Một số
thói quen phổ biến như thường xuyên đi muộn giờ. Hay như bạn thuê băng ba lần mỗi tuần.
Có thể trước mắt bạn chưa thấy đây là một thói quen dở cho đên khi bạn nhận ra rằng mình
cần phải dành số thời gian đó cho việc học bài. Mọi người vẫn duy trì những thói quen
khơng tốt như vậy bởi nó thoả mãn những mong muốn tức thời của người ta bất luận những
tác hại nó có thể gây ra sau này. Đi ăn hàng nhiều sẽ làm cạn dần túi tiền của bạn nhưng
điều đó dường như lại thoải mái hơn việc đi chợ và mua cả đống thức ăn, bếp điện hay máy
rửa bát..
Những thói quen tốt là những thói quen có tác dụng tích cực tới bạn. Trên thực tế, việc có
được một thói quen tốt đã rất khó, nhưng cịn khó hơn đối với bạn khi phải duy trì nó. Nếu
bạn bỏ khơng ăn đồ ăn béo, bạn có thể sẽ giảm cân trong vịng hai ngày; nhưng nếu bạn bỏ
hơn một buổi tối không học, kết quả của bạn sẽ không thể khá hơn trong suốt một tuần. Khi
bạn cố gắng duy trì một thói quen tốt, bạn cần phải tin tưởng mình sẽ nhận được một phần
thưởng xứng đáng.

- 18 -


Hãy dành thời gian để đánh giá những thói quen của mình. Hãy nhìn nhận cả những mặt
tích cực và tiêu cực của mỗi thứ để nắm được cái gì tốt cho bạn và cái gì thì khơng. Sau
đây là những bước thực hiện để bạn có thể thay đổi những thói quen chưa tốt.
1. Hãy thành thực khi đánh giá những thói quen của mình. Việc thừa nhận một hành
động nào đó là một thói quen là điều khơng hề đơn giản. Bạn chưa thể thay đổi

được một thói quen cho tới khi bạn thừa nhận đó là một thói quen.
2. Nhận ra thói quen đó như một trở ngại. Đơi lúc có thể phiền phức khơng trực tiếp
xuất phát từ thói quen.Ví dụ, bạn có thói quen đem cơng việc về nhà làm vào cuối
tuần. Nhưng có thể một lúc nào đó, bạn q bận tâm vào cơng việc mà quên đi bạn
bè cũng như gia đình mình.
3. Quyết định thay đổi. Bạn có thể đã nhận ra đó là một thói quen khơng tốt nhưng vẫn
chưa để ý nhiều tới tác hại của nó. Cho tới khi bạn hiểu rằng một sự thay đổi có thể
sẽ đem lại một ích lợi nào đó và đáng nói nhất là khơng q khó khăn để bạn có thể
làm được.
4. Bắt đầu ngay từ hôm nay. Đừng để đến hết tuần này, hay sau ngày họp gia đình, hay
kết thúc học kỳ này. Mỗi ngày qua đi mà chưa tiến hành thay đổi là thêm một ngày
bạn mất đi cơ hội để bắt đầu một cuộc sống mới và có nghĩa hơn.
5. Thay đổi từng thói quen một. Phải hiểu rằng thay đổi hay phá vỡ một thói quen là
vơ cùng khó. Việc cố gắng làm xong chỉ qua một đêm là điều không thể. Việc bạn
cố gắng cùng lúc dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, tăng thời lượng học bài,
tiết kiệm nhiều hơn sẽ chẳng đem lại lợi ích gì bền vững.
6. Hãy tự thưởng cho mình với mỗi một bước bạn tiến thêm. Nhưng cũng phải chú ý
tới phần thưởng, làm sao để nó khơng ảnh hưởng tới việc hồn thành mục tiêu của
bạn. Ví dụ, nếu bạn đạt điểm tốt ở trường, đừng tự thưởng cho mình bằng cách xả
hơi cho tới tận tuần sau. Hay như nếu bạn giảm cân, cũng đừng vui mừng thưởng
cho mình một bữa tiệc kem coctail…
7. Cố gắng duy trì. Nếu bạn đã có cơ hội để thay đổi một thói quen của mình, hãy cố
gắng kiên trì duy trì nó ít nhất trong vịng ba tuần. Bộ não của bạn cần thời gian để
có thể thích ứng với thói quen mới.Trong giai đoạn này, nếu bạn quay trở lại thói
quen cũ, kể như bạn sẽ phải làm lại từ bước đầu tiên.
8. Đừng quá nản lòng. Hiếm ai có thể thay đổi thói quen mà khơng một hai lần gặp trở
ngại. Đơi lúc cơng việc địi hỏi sự nỗ lực quá lớn khiến bạn muốn bỏ cuộc nhưng
đừng, hãy vượt ngưỡng.
Những khả năng
Khả năng của mỗi người bao gồm cả những điểm mạnh cũng như những hạn chế của họ.

Kiểm tra và đánh giá những khả năng là một phần quan trọng trong việc thiết lập một cái
nhìn chính xác và khách quan về chính bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể tối đa hố
tiềm năng của mình.
Những điểm mạnh

- 19 -


Khi bạn suy nghĩ về những cái mà mình ưu tiên và thiên vị hơn, đó là lúc những điểm
mạnh xuất hiện trong bộ não của bạn bởi đơn giản, đó là những thứ bạn có thể làm tốt. Có
một số điểm mạnh dường như bạn sẵn có và khơng tốn q nhiều cơng sức để duy trì nó.
Nhưng ngược lại, có những điểm mạnh có được là do quá trình nỗ lực tập luyện của bạn.
Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để xác định rõ hơn những khả năng của bản thân:
 Tơi ln có thể làm tốt những gì?
 Những người khác thường tự hào về tơi ở điều gì?
 Tơi thích nhất mình ở điểm gì và vì sao?
 Cách học của tơi là như thế nào ?
 Những thành tích của tơi đã đạt được ở trường, ở nhà, ở nơi công tác?
Cùng với những niềm đam mê, bạn chắc chắn sẽ tìm được cho mình một cơng việc phù hợp
nhất. Khi cơng việc địi hỏi những áp lực, bạn hồn tồn có thể phát huy tối đa khả năng
của mình bởi đó là những việc mà bạn yêu thích. Hãy cố đừng bao giờ qn điều này. Bạn
có thể tự mình tìm kiếm những bản đánh giá các năng lực tư duy ở rất nhiều nơi như thư
viện, các trung tâm hướng nghiệp của các trường đại học.. Khi bạn hiểu hơn về chính mình,
bạn cũng sẽ biết cách đặt ra cho mình những mục tiêu hợp lý nhất.
Những hạn chế
Khơng có ai là hồn hảo, mà cũng chẳng có ai cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi. Bất kể ai
cũng đều có những hạn chế nhất định. Chúng làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, căng
thẳng và luôn muốn tức giận với những người xung quanh.
Có ba cách để giải vấn đề này. Hai cách rất thơng thường đó là bạn sẽ phớt lờ nó hoặc quá
bận tâm tới nó. Tuy nhiên chẳng có một sự khơn ngoan nào trong hai cách giải quyết này.

Cách thứ ba đó là bạn hãy đối mặt và tìm cách khắc phục, cải thiện chúng bằng những khả
năng mạnh nhất của mình.
Phớt lờ và bỏ qua những hạn chế của mình có thể khiến bạn khơng đạt được mục đích của
mình. Ví dụ, bạn là một học viên rất năng động với năng lực nổi trội là kết nối và giao tiếp.
tuy nhiên bạn lại có một số hạn chế về khả năng logic- tốn học và kỹ năng lập trình. Bạn
mặc kệ điều đó, và quyết định lao vào kiếm tiền trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bạn
ghi tên theo học những khố học về tốn và lập trình. Lẽ tất nhiên là bạn sẽ không thất bại
ngay lập tức. Tuy nhiên việc bạn phớt lờ những hạn chế của mình và khơng tìm kiếm sự trợ
giúp nào trước sau cũng sẽ đem tới cho bạn một số khó khăn và rắc rối.
Ngược lại, bạn lại quá để tâm tới những điểm yếu của mình sẽ có thể làm bạn qn đi
những điểm mạnh của bản thân. Và điều này sẽ dẫn tới những suy nghĩ và nhận thức khơng
tích cực về mình. Quay trở lại ví dụ trên, nếu bạn lúc nào cũng nhìn nhận mình là một
người kém cỏi và khơng có khả năng về tốn học, bạn sẽ mất dần đi những cố gắng và nỗ
lực cần thiết để khắc phục và cải thiện chúng.
Đối mặt với những điểm yếu của mình và cải thiện chúng là cách giải quyết tốt nhất. Hiểu
một cách đúng đắn về những mặt hạn chế cho phép bạn tránh được những tình huống rắc
rối. Trong ví dụ trên, bạn sẽ đối mặt với thực tế rằng mình khơng khá về tốn. Bạn sẽ tìm

- 20 -


kiếm và lựa chọn cho mình những cơng việc mà ở đó bạn sử dụng được nhiều hơn lợi thế
của mình. Nếu bạn vẫn quyết định dấn thân vào cơng nghệ thơng tin và kỹ thuật, bạn có thể
đảm nhận những chức năng nghiêng nhiều hơn về quản lý hoặc giao tiếp, đối ngoại. Hoặc
bạn vẫn có thể theo đuổi để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp nhưng trước đó hãy
cố tìm cho mình những sự trợ giúp cần thiết để có thể xử lý những tình huống khó khăn có
thể gặp phải.

HOW CAN YOU START THINKING ABOUT CHOOSING A MAJOR?
Làm thế nào để bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về việc lựa chọn

chun mơn?
Có rất nhiều sinh viên khi tới trường hiểu được rằng họ đến đó để học tập và nghiên cứu
nhưng cũng rất nhiều thì khơng. Điều này hết sức bình thường. Thời gian đi học chính là
khoảng thời gian thích hợp để bạn biết hơn về những sở thích khác nhau của mình. Đó có
thể là những khả năng mà từ trước tới giờ mình khơng hề hay biết. Ví dụ, một khố học về
mơi trường khiến bạn nhận ra rằng mình rất thích thú trong việc giải quyết những vấn đề
liên quan đến ơ nhiễm khơng khí. Hoặc bạn nhận ra mình có khả năng nói rất tốt trước
cơng chúng và quyết định đi theo con đường báo chí.
Cho dù có thể có những khám phá cho bạn thấy rằng thật ra mình khơng hề nổi bật về cái
mà từ trước tới nay mình vẫn ln xem đó là điểm mạnh. Tuy nhiên, mỗi một kết luận rút
ra đều cho bạn hiểu nhiều hơn mình là ai, mình thực sự muốn gì. Suy nghĩ về việc lựa chọn
chun mơn bao gồm Tìm hiểu những môn học, Không ngại sự thay đổi và ln gắn chúng
với cơng việc nghề nghiệp sau này.
Tìm hiểu những mơn học
Đây là một số bước làm có thể giúp bạn khám phá những mơn học mà mình thích.
Tham dự thật nhiều lớp học. Có thể bạn sẽ phải thoả mãn một số điều kiện nào đó nhưng
hãy mở rộng những môn học thông qua những môn tự chọn. Cố gắng tham dự một lớp học
cho mỗi lĩnh vực mà có thể khơi gợi sự hứng thú trong bạn.
Đừng loại bỏ những mơn học chỉ vì nghe q chúng có vẻ rất chuối. Thậm chí đơi lúc bố
mẹ và bạn bè ngăn cản bạn theo đuổi một lĩnh vực nào đó và ln khun nhủ bạn lựa chọn
những cơng việc an toàn và tiền lương ổn định. Nhưng hãy nhớ rằng vấn đề theo đuổi ước
mơ của mình với vấn đề tài chính cũng như mức độ ổn định của công việc đều quan trọng
như nhau. Đi theo sự mách bảo của chính bạn hay của người khác, điều đó hồn tồn phụ
thuộc vào bạn.
Hãy dành thời gian để bạn có thể hiểu nhiều hơn về chính mình, những sở thích, những
đam mê và khả năng. Càng hiểu nhiều bao nhiêu bạn càng tìm được cho mình những cái
phù hợp bấy nhiê, ở đó bạn biết được nhiều nhất bạn là ai và bạn có thể làm được những gì.

- 21 -



Bạn thật chú ý xem những gì sẽ đem lại cho bạn sự hứng thú khi làm việc và những gì có
thể bóp chết sự sáng tạo của chính mình.
Hãy thường xuyên tiếp cận với những nhà tư vấn. Bạn có thể nói với họ về những chun
ngành mà khơng nhất thiết bạn phải quyết định ngay đó sẽ là chun mơn và nghề nghiệp
theo đuổi của mình. Khi ấy, tư vấn viên sẽ giúp bạn thấy được nội dung của nó trong phạm
vi nhà trường cũng như ngồi thực tế. Và đơi khi có thể bạn cảm thấy mình phù hợp với cả
hai chuyên môn, hãy hỏi vị cố vấn ấy xem bạn nên kết
hợp chúng như thế nào là thích hợp nhất, tất nhiên “Khám phá vĩ đại nhất mọi
thời đại đó là con người có
trong điều kiện cho phép của nhà trường.
thể thay đổi cuộc đời họ
Tận dụng cả những nguồn lực bên ngoài. Bạn hãy thử bằng cách thay đổi thái độ
tìm kiếm sự lời khuyên hay chỉ dẫn từ thầy cơ, bạn bè, của chính mình”.
gia đình. Hãy nói chuyện với những người chun về Albert Schweitzer
lĩnh vực mà bạn cũng đang dự định theo đuổi. Nghiên
cứu tài liệu để nắm bắt được những chuyên ngành được giảng dạy trong trường.
Phát triển kỹ năng tư duy theo hình thức phản bác. Trong quá trình vận động, bạn biết được
mình cần phải có những kỹ năng gì, cách sử dụng bộ não của mình như thế nào để có lợi
nhất. Suy nghĩ theo hình thức phản bác là một yếu tố cốt lõi trong thành công ở trường
cũng như trong công việc sau này của bạn. Hơn bất cứ điều gì, cơng việc cũng như những
nhân viên tương lai của bạn sẽ nhìn nhận khả năng của bạn thông qua những suy nghĩ và
những quyết định rõ ràng, sáng tạo, khôn ngoan.
Xây dựng kế hoạch cho chương trình học của bạn ở trường
Bạn khơng nhất thiết phải xây dựng tồn bộ và hồn chỉnh chương trình học ở đại học ngay
từ kỳ đầu tiên. Công việc này sẽ giúp bạn nhìn trước được những sự lựa chọn của mình sau
này. Bạn chủ động hơn và khơn ngoan hơn trong phương pháp tiếp cận. Nó giúp bạn tránh
được một số những sơ suất như không kịp đăng ký tên vào lớp học mà cần thiết cho chuyên
môn của mình. Thơng thường, các sinh viên thường đợi đến hết kỳ rồi mới ghi tên cho kỳ
tiếp theo. Tuy nhiên khi đó, một số lớp đã khơng cịn chỗ trống, và họ sẽ phải ghi tên theo

học những lớp khơng phù hợp với chun mơn của mình.
Một số gợi ý cho bạn nếu muốn xây dựng chương trình học cho mình.
Tham khảo danh sách các mơn học của trường. Bạn có thể khám phá ra khả năng của mình
trong từng mơn học. Thêm vào đó, đơi khi những gì bạn mong muốn lại nằm ngoài phạm vi
cung cấp của trường. Vậy thì hãy chú ý cả những chương trình du học (ví dụ như một học
kỳ hay một năm nghiên cứu ở một trường có liên kết với trường của bạn, có thể trong nước
hoặc nước ngồi) để có thể có một sự sắp xếp hợp lý và hiệu quả.
Xem xét những môn học mà bạn quan tâm. Bạn có thể tìm thơng tin chi tiết qua bản giới
thiệu của nhà trường và sự trợ giúp hiệu quả từ phía ban tư vấn. Điều này giúp bạn hình
dung được những tác động của môn học tới chuyên ngành bạn lựa chọn sau này.

- 22 -


Mở rộng. Cho dù bạn đã có những hình dung khá rõ về những mơn học cơ sở của mình,
nhưng hãy cứ thử tìm hiểu một số lĩnh vực thú vị khác cho dù có thể chúng khơng trực tiếp
liên quan tới chun mơn của bạn. Bởi điều đó giúp bạn có những suy nghĩ đa chiều hơn,
mở rộng nhận thức của bản thân và biết đâu nó lại gợi mở những hướng nghề nghiệp nào
đó mà bạn chưa bao giờ để ý tới.
Hãy sáng tạo. Đừng vội vàng lựa chọn chuyên ngành cho mình chỉ qua danh sách các môn
học của trường. Hãy tham khảo ý kiến của các thầy cơ tư vấn. Một số trường có cho phép
học sinh tự thiết kế chun mơn của mình, trong trường hợp này, bạn hãy xin sự giúp đỡ
của ban tư vấn để tự lập cho riêng mình những mơn học phù hợp nhất.
Gắn chun mơn của mình với cơng việc
Việc bạn quyết định và theo đuổi một chuyên ngành nào đó giúp bạn có kiến thức về một
lĩnh vực và thơng thường đó là một sự chuẩn bị cho một nghề nghiệp cụ thể sau này. Điều
đó rất quan trọng. Bởi vậy nếu bạn có ý định thay đổi chuyên mơn của mình, trước đó hãy
thử cân nhắc xem liệu nó cịn có chỗ nào thích hợp với bạn nữa hay khơng. Biết đâu qua đó
bạn lại nhìn ra được một điều gì đó có lợi cho mình thậm chí là cho cả xã hội.
Đối với mỗi mơn học thì cũng có rất nhiều hướng nghề nghiệp khác nhau bạn có thể lựa

chọn. Ví dụ, một sinh viên có chứng chỉ giảng dạy không nhất thiết sẽ phải đứng lớp sau
khi ra trường. Học viên này có thể làm tư vấn viên cho các doanh nghiệp, xây dựng và phát
triển các khố học qua mạng, hay làm tình nguyện viên quốc tế cho các tổ chức vì hồ bình
và nhân đạo, hoặc cũng có thể xây dựng một chương trình truyền hình…Tất cả đều khơng
có một giới hạn nào.
Tìm hiểu về những yêu cầu đối với những ngành nghề mà bạn quan tâm. Môn học mà bạn
lựa chọn sẽ là cần thiết hoặc không tuỳ thuộc vào công việc sau này của bạn. Ví dụ như
việc theo đuổi con đường y học địi hỏi bạn phải có những kiến thức về công nghệ sinh
học, trong khi nếu bạn quyết định trở thành một luật sư, bạn lại phải trang bị cho mình kiến
thức về chính trị, triết học. Rất nhiều nhà tuyển dụng cho rằng khả năng của bạn được thể
hiện nhiều hơn trong cách bạn tư duy và phản biện hơn là qua những môn học bạn chọn
lựa. Bởi vậy hãy tham khảo ý kiến của các thầy cô cố vấn để có những kiến thức cơ sở phù
hợp nhất cho nghề nghiệp sau này của mình.
Thay đổi chuyên mơn
Một số người có thể trước khi tìm được một cơng việc phù hợp với mình phải qua rất nhìều
lần thay đổi quyết định. Có thể điều này sẽ kéo dài thời gian học ở trường của bạn, nhưng
vấn đề là ở chỗ bạn hài lòng với những quyết định đó. Ví dụ, một học viên bắt đầu mơn
học và chợt nhận ra mình chưa từng thích nó, một học viên khác theo đuổi mơn tiếng anh
chỉ vì sự sùng bái nhất thời của cô ta..
Nếu điều này xảy đến với bạn, đừng nản lịng. Bạn khơng phải là người duy nhất như vậy.
Thay đổi một ngành học cũng tựa như thay đổi một nghề. Những kỹ năng và kinh nghiệm
có được từ lĩnh vực cũ vẫn có thể có ích ít nhiều cho bạn khi bước sang một lĩnh vực mới.

- 23 -


Hãy nói chuyện trực tiếp với các thầy cơ trong trường hợp bạn có ý định thay đổi chun
mơn.
Bạn ln có quyền làm điều đó. Hãy coi đó như một chặng khám phá bản thân trong hành
trình của mình. Cho dù sự thay đổi đó có nhiều hơn một lần đi nữa thì cuối cùng bạn cũng

vẫn sẽ tìm được cho mình con đường phù hợp nhất.

Sabiduria
Ở Tây Ba Nha có một mơn học tên là Sabiduria đề cập tới hai phương diện của q trình
học đó là Kiến thức và Sự hiểu biết. Kiến thức nghĩa là bạn sẽ hiểu được thế giới quanh
mình vận động ra sao. Và ở phần Sự hiểu biết, bạn sẽ đưa những giá trị cốt lõi và căn bản
của kiến thức vào hành động. Trong quá trình tiếp thu và trải nghiệm cái mới một cách liên
tục như vậy, những sabiduria mà bạn tạo dựng được cho mình sẽ giúp bạn có được những
lựa chọn thành thạo và khôn ngoan trong cuộc sống.
Hãy nghĩ về khái niệm sabiduria như một cách để bạn khám phá sâu hơn về chính mình,
trong học tập, cơng việc cũng như cuộc sống cá nhân. Khi bạn biết được sự vận động của
não bộ, bạn sẽ có cách sử dụng nó hiệu quả theo những hình thức khác nhau.

Những điều cần ghi nhớ

Q

1. Có phải chỉ có duy nhất một cách học tốt nhất?
Bộ não của bạn là một cơng
cụ tuyệt vời và nó vận động
theo một cách riêng. Khơng
có một cách học nào là chuẩn
mực cho tất cả mọi người. Mỗi
người, tuỳ thuộc khả năng của họ sẽ có những phương pháp học khác
nhau. Bất kể một cá nhân nào cũng đều có những điểm mạnh
cũng như điểm yếu không giống nhau.

A

Q


2. Làm thế nào để bạn nhận ra được cách học của mình?

A

Những bảng đánh giá trong cuốn sách này ít nhiều giúp bạn có được
những hình dung khá đầy đủ về phương pháp học của bản thân.
Howard Gardner đã đưa ra lý thuyết về những năng lực tư duy trong
đó nói rằng mọi người đều có những năng lực tư duy như nhau nhưng
ở những mức độ không giống nhau. Phần Đường nhận thức giúp bạn
nhận ra những mức độ đó. Và một điều quan trọng đó là đừng trơng
cậy q nhiều vào kết quả đánh giá, hãy xem xét và nhìn nhận chúng

- 24 -


như một sự tham khảo chứ khơng phải trói buộc mình trong những
kiểu mẫu nhỏ lẻ đó.
3.

Q

Đâu là ích lợi của việc nắm bắt được cách học của bản thân?
Hiểu được cách học và phương
pháp tiếp thu của mình giúp ích
cho bạn trong học tập, công việc
cũng như cuộc sống riêng. Trong
học tập, bạn có thể điều chỉnh
những thói quen nghiên cứu, lựa
chọn cho mình những mơn học phù hợp nhất. Một kế hoạch học tập tốt

giúp bạn tối đa hố hiệu suất học và giảm tối thiểu những cơng việc
không cần thiết. Trong lớp học, việc hiểu được cách học của bản thân
giúp bạn nhanh
chóng nắm bắt thơng tin cũng như kết nối
được với giảng
viên. Một lợi ích nữa là nó giúp bạn
tránh được những
tình huống phải do dự hoặc phiền
phức; giúp bạn
có hướng đi và nền tảng thành cơng
trong cơng việc sau
này của mình. Ngồi ra bạn cũng
định vị được chính
xác phần năng lực nào mình cịn yếu
và tập trung khắc phục.

A

Q

4. Làm thế nào để bạn khám phá ra mình là ai?

A
Q

Bạn là một cá nhân riêng biệt với những nét tính cách và đặc trưng
hồn tồn không giống ai. Bản thân bạn luôn thay đổi, bởi vậy ln
ln có những cái mới để bạn có thể tìm hiểu về chính mình. Bạn
khám phá bản thân thơng qua đánh giá về sự tự nhận thức, những
thói quen, sở thích và khả năng bao gồm cả điểm mạnh cũng như

những hạn chế.
5. Làm thế nào để bạn bắt đầu suy nghĩ đến việc lựa chọn cho
mình một chuyên mơn?

Trước tiên bạn sẽ

A

phải dành thời gian để tìm hiểu những chuyên
ngành khác nhau ở trường bằng việc: tham dự
những lớp học khác nhau, xem xét những lĩnh vực
mà mình quan tâm, tím kiếm những nguồn lực từ thầy
cơ, bạn bè, gia đình, đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan
và trung thực về những điểm mạnh, những hạn chế của bản thân,
mình thích cái gì, khơng thích cái gì.. Sau đó, bạn lập một chương
trình học (bằng cách xem danh sách môn học và tham khảo ý kiến)
để biết được chính xác mình sẽ đạt được những gì cuối mỗi học kỳ.
Bên cạnh đó, hãy gắn những chuyên ngành của mình với những

- 25 -


×