Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bằng hệ thống trong dạy học chương i sinh học lớp 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.18 KB, 13 trang )

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết
quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ,
bằng hệ thống trong dạy học chương I - sinh
học lớp 11 - trung học phổ thông


Ngô Thị Thơ


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn sinh học)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về diễn đạt kết quả thu nhận và xử
lý thông tin. Xác định thực trạng việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả học tập
bằng sơ đồ, bảng hệ thống trong dạy học chương trình Sinh học 11 - Trung học phổ
thông. Phân tích cấu trúc nội dung chương I – sinh học 11 làm cơ sở cho việc xác
định kỹ năng diễn đạt kết quả học tập. Xác định quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ
năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thốn. Thực
nghiệm sư phạm nhằm xác định giả thuyết khoa học của đề tài. Tìm hiểu các phương
pháp nghiên cứu.

Keywords. Phương pháp giảng dạy; Sinh học; Kỹ năng diễn đạt; Lớp 11


Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


1.1. Do yêu cầu của đổi mới phương pháp trong dạy học
1.2. Do vai trò của việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng diễn đạt kết quả học tập.
1.3. Do thực trạng rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả học tập
2.Mục đích nghiên cứu
Rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin nhằm giúp HS
nắm vững kiến thức và phát triển tư duy.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
Nếu HS có kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ
thống sẽ vừa nắm vững được nội dung kiến thức vừa phát triển được tư duy logic và năng lực
khái quát hóa.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin
5.2. Xác định thực trạng việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả học tập bằng sơ đồ, bảng
hệ thống trong dạy học chương trình Sinh học 11 - Trung học phổ thông
5.3.Phân tích cấu trúc nội dung chương I – Sinh học 11 làm cơ sở cho việc xác định kỹ
năng diễn đạt kết quả học tập
5.4.Xác định quy trình rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý
thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống
5.5.Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định giả thuyết khoa học của đề tài
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
6.2. Điều tra sư phạm
6.3. Quan sát sư phạm
6.4. Thực nghiệm sư phạm
6.5. Xử lý số liệu
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả học tập bằng sơ đồ, bảng hệ
thống kiến thức
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Việt Nam
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Quan niệm về học
Quan niệm về học hiện nay là sau khi thu nhận thông tin có tính cá nhân, người học
cần diễn đạt được kết quả thu nhận để trao đổi với bạn hoặc thầy. Vậy diễn đạt thế nào cho
phản ánh đúng bản chất, phản ánh được sự vận động và phát triển kiến thức, kỹ năng đó cần
được rèn luyện. Đó chính là loại kỹ năng trong học và trao đổi thông tin.
1.2.2. Quan niệm về kỹ năng học
1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam - tác giả: Nguyễn Lân (2000): Kỹ năng là khả năng
ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn…
Như vậy, có thể thấy kỹ năng chính là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện
thuần thục một hoặc một chuỗi các hoạt động dựa trên cơ sở hiểu biết của mình nhằm tạo
được kết quả mong đợi.
1.2.2.2. Kỹ năng học tập
kỹ năng học tập là khả năng sử dụng kiến thức đã có để thu nhận, phát hiện kiến thức
mới và đưa kiến thức mới thu nhận được vào hệ thống đã có, biến kiến thức của nhân loại
thành kiến thức của bản thân.
1.2.2.3. Khái niệm kiến thức và mối quan hệ giữa dạy kiến thức với dạy kỹ năng
Trong quá trình học tập có thể hiểu kiến thức chính là những tri thức khoa học cơ bản
đã được chọn lọc trong tinh hoa di sản văn hóa - khoa học - nghệ thuật của xã hội loài người
và của dân tộc, đáp ứng mục tiêu giáo dục, được xắp xếp có hệ thống, phù hợp với đặc điểm

tâm sinh lý của HS từng bậc học.
Kiến thức là cơ sở để có kỹ năng. Kỹ năng diễn đạt kết quả học tập dựa trên sự hệ
thống hóa các mối quan hệ mới diễn đạt được nội dung của nó.
1.2.2.4. Khái niệm thông tin
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 2011), thông tin là
"sự truyền đạt, sự phản ánh tri thức dưới các hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung
quanh và các quá trình xảy ra trong nó"
Thông tin chính là tất cả những gì mang lại sự hiểu biết cho con người.
1.2.2.5. Khái niệm thu nhận thông tin
Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 2011) có nêu khái
niệm thu nhận là: "nhận vào, lấy vào từ nhiều nguồn, nhiều nơi khác nhau"
Tóm lại, trong học tập có thể hiểu thu nhận thông tin nghĩa là: nhận vào, lấy vào trong
đầu óc các tri thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau.
1.2.2.6. Khái niệm xử lý thông tin
Theo "thuyết nhận thức" của Piagie có thể hiểu xử lý thông tin là quá trình con người
tiếp thu các thông tin từ bên ngoài, đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử,
trong đó bộ não xử lý các thông tin tương tự như một hệ thống kỹ thuật.
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 2011) xử lý thông tin
là: "áp dụng những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng"
1.2.2.7. Khái niệm Sơ đồ, bảng hệ thống
Bảng biểu có thể hiểu là "một bản thường có cột và hàng, dùng để kê một nội dung
nào đó, theo thứ tự và cách thức nhất định" ( theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên,
NXB. Đà Nẵng, 2011)
Sơ đồ là hình vẽ quy ước, có tính chất sơ lược, nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của
sự vật hay một quá trình nào đó. (Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, NXB. Đà
nẵng, 2011).
1.2.2.8. Quan niệm diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB. Đà Nẵng, 2011) thì diễn đạt có
nghĩa là: "tỏ rõ nội dung tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ hoặc hình thức nào đó".
Vậy ở đây có thể hiểu diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý nghĩa là người học sử

dụng ngôn ngữ của chính mình (hoặc sử dụng hình thức khác: hình vẽ, đồ họa…) để thể hiện
rõ những điều (kiến thức) đã thu nhận, xử lý để cho những người khác cùng chia sẻ và đánh
giá.
1.2.2.9. Khái niệm kỹ năng diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý bằng sơ đồ, bảng hệ thống
Kỹ năng diễn đạt thông tin đã thu nhận và xử lý bằng sơ đồ, bảng hệ thống là khả
năng người học biết sử dụng ngôn ngữ của chính mình để trình bày nội dung kiến thức theo
một hệ thống, hay một trật tự logic nhất định bằng cách lập sơ đồ hay bảng hệ thống
1.2.3. Cơ sở logic học của kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin
Rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ,
bảng hệ thống chính là việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, rèn luyện cho HS tư duy
logic. Vì để diễn đạt đúng được kết quả học tập HS phải sử dụng các thao tác của tư duy
logic: phân tích, so sánh…để tìm tòi, khám phá ra các yếu tố cấu thành đối tượng, nhận ra
mối quan hệ lgic giữa chúng; biết cách khái quát hóa dấu hiệu bản chất và chung của các đối
tượng cùng loại. Qua đó, kiến thức diễn đạt được chính là những kiến thức cơ bản nhất được
đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống…
1.2.4. Cơ sở lý luận dạy học của biện pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả
thu nhận và xử lý thông tin.
Từ lâu, lý luận dạy học tập trung nghiên cứu phương pháp dạy của thầy. Ngày nay, lý
luận dạy học đặt vấn đề nghiên cứu sâu hơn về phương pháp học của trò. Có thể nói học cách
học, học phương pháp học chính là học cách tự học. Rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết
quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống chính là một trong những phương
pháp dạy cách học cho người học. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, kiến thức nào là sản phẩm
của hoạt động nhận thức thì bao giờ cũng được ghi nhớ bền lâu. Rõ ràng ở đây sử dụng biện
pháp lập sơ đồ, lập bảng hệ thống trong diễn đạt sẽ giúp người học thông hiểu và ghi nhớ
được kiến thức một cách sâu sắc.Vì để lập được sơ đồ, bảng hệ thống buộc người học phải sử
dụng các thao tác của tư duy trong hoạt động nhận thức để tìm ra được các kiến thức cơ bản,
xác lập được mối liên hệ giữa chúng, từ đó đưa những kiến thức đó vào trong một hệ thống.
Như vậy, diễn đạt bằng sơ đồ, bảng hệ thống sẽ làm cho kiến thức trở nên cô đúc, ngắn gọn,
theo một trình tự logic hợp lý giúp HS ghi nhớ một cách khoa học, đồng thời phát huy được
năng lực sáng tạo.

1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Phương pháp xác định
1.3.2.Kết quả điều tra
1.3.2.1. Về nhận thức của Giáo viên đối với việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết
quả thu nhận và xử lý thông tin
Qua kết quả thu được có thể rút ra một số nhận xét:
- Đa số GV hiểu đúng về bản chất của kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin
trong học tập. Phần lớn GV đã thấy rõ được vai trò to lớn của việc rèn luyện cho HS kỹ năng
diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin. Đa số GV còn băn khoăn, trở ngại trong vấn đề:
phải rèn luyện kỹ năng trên như thế nào?
1.3.2.2. Về việc thực hiện của giáo viên trong rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết
quả thu nhận và xử lý thông tin
Hiện nay trong dạy học Sinh học ở THPT các GV đã bước đầu quan tâm đến việc rèn
luyện kỹ năng diễn đạt kết quả học tập cho HS. Tuy nhiên, 1 số kỹ năng như lập bảng hệ
thống, lập sơ đồ còn rèn luyện chưa thường xuyên. Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu
là do đội ngũ GV vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận hệ thống lý thuyết về việc rèn
luyện kỹ năng này…
1.3.2.3. Về khả năng diễn đạt kết quả học tập của học sinh
- Đa số HS coi học môn Sinh học là nhiệm vụ, một bộ phận các em thấy yêu thích
môn học, nhiều HS tỏ ra không thấy hứng thú với môn học. Nhiều HS chưa có kỹ năng diễn
đạt kết quả học tập…

CHƢƠNG 2
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT KẾT QUẢ THU NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG
TIN BẰNG SƠ ĐỒ, BẢNG HỆ THỐNG
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chƣơng I - Sinh học 11 - Trung học phổ thông
2.1.1. Các mạch kiến thức
Chương I - Sinh học 11 với chủ đề: "Chuyển hóa vật chất và năng lượng" ở cấp tổ chức
cơ thể đa bào, thông qua hai đối tượng là cơ thể thực vật và động vật. Như vậy, mạch kiến thức
ở đây là quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được tiếp bước của chương trình Sinh học

10 nhưng ở cấp độ cao hơn (cấp độ cơ thể). Do vậy, trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn
cho HS hướng tới cái chung của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể đa bào…
2.1.2. Tính logic của kiến thức
Chương I - Sinh học 11 được trình bày theo logic chặt chẽ, gồm có 3 vấn đề cơ bản
sau: Thứ nhất đó là quá trình hấp thụ vật chất và năng lượng của cơ thể. Thứ hai là quá trình
vận chuyển các chất được hấp thụ đến tế bào để chuyển hoá.Thứ ba là quá trình đào thải các
chất không cần cho cơ thể.
Như vậy, có thể thấy 3 vấn đề trên có một mối liên hệ mật thiết với nhau, đó chính là
3 giai đoạn của một quá trình: chuyển hóa vật chất và năng lượng. Do vậy, trong quá trình
dạy học, GV không chỉ có thể tổ chức cho HS lập bảng hệ thống hay sơ đồ theo giai đoạn mà
còn cần thiết phải chỉ ra được mối quan hệ thống nhất giữa 3 giai đoạn trên bằng sơ đồ, bảng
hệ thống hóa kiến thức.
2.1.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
2.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ
đồ, bảng hệ thống
2.2.1. Quy trình chung
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập


Bước 2: Xác định nội dung cần diễnđạt bằng sơ đồ, bảng


Bước 3: Xác định nội dung bản chất, mối quan hệ giữa các nội dung đó, tìm hình thức
diễn đạt


Bước 4: Diễn đạt




Bước 5: Chỉnh sửa

2.2.2. Giải thích quy trình
2.2.3. Ví dụ minh họa
2.2.3.1. Ví dụ rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ
VD1: Khi dạy mục II.2 bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập: HS phải xác định được nhiệm vụ của mình là phân biệt
được các con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ
Bước 2: Xác định nội dung cần diễn đạt bằng sơ đồ
GV yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp đọc thông thông tin mục II.2 – SGK để tìm
được nội dung cần lập sơ đồ ở đây là đường đi của nước và ion khoáng từ đất vào rễ theo 2
cách khác nhau.
Bước 3: Xác định nội dung bản chất, mối quan hệ giữa các nội dung đó
HS xác định được các thuật ngữ cần được dùng để làm đỉnh của sơ đồ (gồm: các con
đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ; con đường gian bào, con đường tế bào chất,
lông hút, đai Caspari, tế bào chất, mạch gỗ); xác định được mối quan hệ phát sinh giữa
chúng để thiết lập cung.
Bước 4: Diễn đạt
Học sinh diễn đạt các nội dung trên dưới dạng sơ đồ:












Sơ đồ biểu diễn con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ
Bước 5: Chỉnh sửa
HS xem xét lại sơ đồ, chỉnh sửa lỗi logic nếu có
Con đường tế bào chất: lông hút tế bào chất mạch
gỗ
Con đường xâm
nhập của nước và
ion khoáng vào rễ
Con đường gian bào: lông hút không gian giữa các tế
bào đai caspari tế bào chất mạch gỗ
Tiêu chí so sánh
Sự hấp thụ ở rễ
2.2.3.2. Ví dụ rèn luyện kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng bảng hệ
thống
VD1: Khi dạy bài 2: Vận chuyển các chất trong cây:
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập
HS cần xác định được mục tiêu học tập là phân biệt được dòng mạch gỗ và dòng
mạch rây
Bước 2: Xác định nội dung cần diễn đạt bằng bảng
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK bài 2 để đưa ra các tiêu chí so sánh, đối chiếu giữa
2 dòng vận chuyển
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức
HS xác định được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức, từ đó xác định cấu trúc
cột ngang, cột dọc, các tiêu chí của bảng:
Dòng vận chuyển



Dòng mạch gỗ
Dòng mạch rây


Cấu tạo mạch


Thành phần của dịch


Hƣớng vận chuyển


Động lực



Bước 4: Diễn đạt
Để dạy HS cách diễn đạt nội dung kiến thức vào trong các ô – cột của bảng, giáo viên
yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, tóm tắt ý chính và trình bày theo ý hiểu sao
cho làm nổi bật lên sự khác nhau giữa hai dòng vận chuyển. (GV có thể sẽ diễn đạt thao tác
mẫu vào hàng đầu tiên: cấu tạo mạch; sau đó để HS tự diễn đạt các tiêu chí còn lại)
2.2.4. Biện pháp rèn luyện các kỹ năng diễn đạt cụ thể
2.2.4.1. Rèn luyện kỹ năng xác định được nội dung cần diễn đạt bằng sơ đồ, bảng
Để xác định được nội dung cần diễn đạt bằng sơ đồ, bảng học sinh cần phải nắm vững
một số đặc điểm đặc trưng của sơ đồ, bảng…
Biện pháp rèn luyện:
Để rèn cho HS kỹ năng trên GV cần hướng dẫn cho HS nắm vững đặc điểm đặc trưng
của sơ đồ, bảng như đã nêu trên, bên cạnh đó cần sử dụng các câu hỏi gợi ý, định hướng để
hướng dẫn HS….để từ đó xác định được những nội dung cần được diễn đạt bằng sơ đồ, bảng.
VD về sử dụng câu hỏi định hướng: Khi dạy bài 12: Hô hấp ở thực vật; GV có thể sử
dung câu hỏi định hướng như sau:
- Đọc thông tin mục II –“ các con đường hô hấp ở thực vật” và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Kể tên các con đường hô hấp ở thực vật?
Câu 2: Hãy chỉ ra các các tiêu chí để phân biệt các con đường đó?
Câu 3: Có thể diễn đạt sự khác nhau giữa các con đường hô hấp bằng hình thức nào?
2.2.4.2. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng sơ đồ, bảng
Để rèn luyện kỹ năng này, GV có thể triển khai ở 4 mức độ từ thấp đến cao như sau:
+ Mức độ thứ nhất: GV vừa lập sơ đồ, bảng; vừa giảng vừa điền vào các ô trong bảng hoặc sơ
đồ. HS sẽ nghe giảng kết hợp quan sát để biết cách diễn đạt.
VD: Khi dạy bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ; GV vừa giảng vừa kẻ bảng:

Hấp thụ nƣớc
Hấp thụ khoáng

1.Hình thức


2. Cơ chế



Tiêu chí so sánh
Tiêu chí so sánh
Sự hấp thụ ở rễ
Các bộ phận của lá
Sau khi kẻ bảng, GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã học, sau đó diễn đạt lại
vào các ô, cột. Kết quả có bảng nội dung:

Hấp thụ nƣớc
Hấp thụ khoáng

1.Hình thức

Thụ động
Thụ động và chủ động
2. Cơ chế
Thẩm thấu (từ nơi thế nước
cao đến nơi thế nước thấp)
Thẩm tách:
+ Thụ động: từ nơi nồng độ
cao đến nơi có nồng độ thấp
+ Chủ động: Từ nơi nồng độ
thấp đến nơi có nồng độ cao;
cần ATP

+ Mức độ thứ hai: GV sử dụng phiếu học tập hoặc mẫu kẻ sẵn bảng; đặt tên các cột dọc –
ngang; HS tự lấy thông tin diễn đạt vào các ô. Hoặc GV sử dụng phiếu học tập (bảng phụ) kẻ
sẵn sơ đồ câm, yêu cầu HS hoàn thiện.
VD1: Khi dạy mục II.1 bài 8: Quang hợp ở thực vật; Gv có thể yêu cầu HS quan sát hình 8.2
- SGK để hoàn thành bảng:
Nội dung
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng

Bề mặt lá


Phiến lá


Lớp biểu bì dƣới



Lớp cutin


Lớp tế bào mô dậu


Lớp tế bào mô khuyết


+ Mức độ 3: GV hướng dẫn, HS tự xây dựng bảng, sơ đồ; tự diễn đạt vào bảng, sơ đồ.
VD: Khi dạy bài 15: Tiêu hóa ở động vật; GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II – III –IV để
thiết lập bảng so sánh tiêu hóa ở các nhóm động vật.
2.2.5. Điều kiện để rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng sơ đồ - bảng hệ thống
2.3. Thiết kế một số bài soạn có rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu
nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống

CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giải thuyết của đề tài
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.2.1. Nội dung của các bài dạy thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm chương I với các bài: Bài 1, Bài 2, Bài 6,
Bài 9, Bài 12, Bài 15, Bài 18, Bài 22.
3.2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiêm
- Tư duy logic, khả năng khái quát hóa
- Mức độ nắm vững kiến thức
- Khả năng diễn đạt bằng sơ đồ: Chọn được nội dung cơ bản, Diễn đạt logic
-Khả năng diễn đạt bằng bảng hệ thống:Xác định được tiêu chí hàng, cột, Chọn được nội
dung ghi vào các ô

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1. Chọn mẫu
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
3.3.3. Xử lý số liệu bằng thống kê toán học
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả định lượng
3.4.1.1. Phân tích kết quả trong thực nghiệm

Bảng 3.2. So sánh định lƣợng kết quả nhóm TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong thực
nghiệm
Lần KT
Lớp
Số bài
(n)
X
± m
S
Cv (%)
d
TN-ĐC

t
d

1
ĐC
135
5,45±0,14
1,68
31

0,74
3,7


TN
132
6,32±0,15
1,71
27

0,87


2
ĐC
135
5,46±0,15
1,69
30
0,87
5,1


TN
134
6,20±0,15
1,71
28





3
ĐC
134
5,40±0,15
1,70
30
1,12
5,6


TN
134
6,52±0,14
1,67
26




4
ĐC
135
5,65±0,15
1,77
30
1,13
5,65



TN
134
6,78±0,15
1,74
26

1,00


Tổng hợp
ĐC
539
5,49±0,07
1,71
30
1,00
7,14
TN
534
6,49±0,07
1,72
27





Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả trong thực nghiệm của 2 nhóm TN và ĐC


Thông qua các số liệu cho thấy lớp TN có kết quả học tập cao hơn hẳn lớp ĐC với độ
tin cậy cao, điều đó cho thấy hiệu quả của các biện pháp rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt
kết quả học tập…
3.4.1.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm


6.32
5.45
6.20
5.46
6.52
5.40
5.65
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
TN
ĐC
6.78
Bảng 3.5. So sánh kết quả lần kiểm tra sau thực nghiệm

Lần KT
Lớp
Số bài
(n)
X
± m
S
Cv (%)
d
TN-ĐC

t
d

5
ĐC
135
5,11±0,14
1,73
31
1,16
5,8
TN
134
6,27±0,15
1,76
28
6
ĐC
135

5,18±0,14
1,67
30
1,36
6,8
TN
134
6,54±0,15
1,83
28
Tổng hợp
ĐC
270
5,14±0,10
1,65
31
1,34
9,57
TN
268
6,47±0,10
1,75
27


Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả sau thực nghiệm của 2 nhóm TN và ĐC
Qua số liệu cho thấy, sau thực nghiệm kết quả các bài kiểm tra của lớp TN vẫn cao
hơn đáng kể so với ĐC, điều đó chứng tỏ rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận
và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng giúp HS có độ bền kiến thức tốt hơn.
3.4.2. Kết quả định tính

3.4.2.1. Về phát triển tư duy logic, khả năng khái quát hóa
Qua phân tích các bài kiểm tra cho thấy HS ở các lớp TN có tư duy logic, khả năng
khái quát hóa tốt hơn HS ở các lớp ĐC. Cụ thể như ở bài kiểm tra số 3, với câu hỏi: trình bày
quá trình cố định Nitơ phân tử theo con đường sinh học? đa số HS lớp TN đều diễn đạt một
cách mạch lạc, trình bày theo một logic nội dung chặt chẽ. Không chỉ có vậy, HS lớp TN còn
biết cách tổng kết, khái quát vấn đề trên cơ sở những nội dung đã trình bày trước đó. VD bài
làm cuả HS lớp TN và lớp ĐC có sự khác biệt rõ rệt về cách diễn đạt như sau:
Bài làm của em Nguyễn Thị Trang lớp thực
nghiệm (11B8)
Bài làm của em Nguyễn Thị Nhƣ
Quỳnh lớp đối chứng (11B11)
+ Khái niệm: Là quá trình liên kết giữa N2 và H2 để
hình thành nên NH3 do vi sinh vật thực hiện
+ Nhóm vi sinh vật thực hiện: 2 nhóm
-Nhóm vi khuẩn tự do: ví dụ như vi khuẩn lam…
Quá trình cố định nitơ phân tử theo
con đường sinh học là quá trình liên
kết giữa N2 với H2 để hình thành nên
NH3, quá trình này do vi sinh vật
6.27
5.11
6.54
5.18
0
1
2
3
4
5
6

7
Lần 5
Lần 6
TN
ĐC
-Nhóm vi khuẩn cộng sinh với thực vật: ví dụ như
vi khuẩn ở nốt sần cây họ đậu
+ Điều kiện để vi khuẩn thực hiện:
-Có enzim nitrogenaza (là loại enzim do vi khuẩn
tiết ra có khả năng bẻ gẫy liên kết ba bền vững của
nitơ)
- Có lực khử mạnh
- Được cung cấp ATP
- Môi trường kị khí
+ Phương trình phản ứng:
N2 + H2 nitrogenaza NH3
Như vậy, nhờ có quá trình cố định nitơ
phân tử do các nhóm vi sinh vật thực hiện trong
những điều kiện nhất định mà cây trồng được cung
cấp một lượng đạm dưới dạng dễ hấp thụ cho quá
trình phát triển. Không chỉ có vậy, nhờ có quá trình
này còn làm cho đất đai trở nên màu mỡ, giàu dinh
dưỡng hơn.
thực hiện. Ví dụ như: vi khuẩn lam…
Để thực hiện được thì các vi khuẩn
này phải có một loại enzim độc nhất
vô nhị là nitrogenaza, có lực khử
mạnh, kị khí…
Phản ứng: N2 + H2 NH3
3.4.2.2. Về mức độ nắm vững kiến thức

Kết quả trong và sau thực nghiệm cho thấy, ở nhóm lớp TN do được rèn luyện các kỹ
năng hoạt động trí tuệ như thu thập, xử lý thông tin, diễn đạt kết quả nên năng lực tư duy của
HS được nâng cao rõ rệt. Biểu hiện trong bài làm của mình là các em nhớ lâu, nhớ chính xác
hơn. Không chỉ có vậy, bài làm của các em còn cho thấy mức độ hiểu sâu sắc kiến thức đã
học.
VD: ở bài kiểm tra số 6 với câu hỏi: Lập bảng phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở các nhóm
động vật em Nguyễn Trung Kiên ở lớp TN (lớp B2) đã trình bày như sau:
Nhóm
ND
ĐV chưa có cơ
quan tiêu hóa
ĐV có túi tiêu hóa
ĐV có ống tiêu hóa
1.Đại diện
ĐV đơn bào
Ruột khoang, giun dẹp
ĐV có xương sống
2.Hình thức
tiêu hóa
Tiêu hóa nội bào(
thức ăn được thực
bào và phân hủy
nhờ enzim thủy
phân chứa trong
lizoxom)
- Tiêu hóa ngoại bào (nhờ
các enzim tiết ra từ các tế
bào tuyến tiêu hóa trên
thành túi)
- Tiêu hóa nội bào

- Tiêu hóa ngoại
bào(thức ăn được
biến đổi cơ học và
hóa học thành những
chất đơn giản hấp thụ
vào máu )
Trong khi đó HS lớp ĐC chỉ nhớ được một số ý cơ bản, còn nhiều sai sót. VD bài làm
của em Ngô Văn Hưng lớp ĐC (11B12):
Nhóm
ND
ĐV chưa có cơ
quan tiêu hóa
ĐV có túi tiêu hóa
ĐV có ống tiêu hóa
Đặc điểm tiêu
hóa
Tiêu hóa nội bào
- Tiêu hóa ngoại bào (nhờ
các enzim có trong túi)
- Tiêu hóa nội bào
- Tiêu hóa ngoại bào
bằng biến đổi cơ học
hoặc hóa học.
3.4.2.3. Về khả năng diễn đạt bằng sơ đồ
Qua các giờ học trên lớp TN cho thấy, thời gian đầu nhiều em HS còn lúng túng trong
việc chọn được những nội dung cơ bản và diễn đạt một cách logic thì sau một thời gian rèn
luyện các em đã có thể dễ dàng và nhanh chóng lập được các sơ đồ. Mặt khác, qua phân tích
kết quả các bài kiểm tra cho thấy: gần như 100% HS lớp TN biết cách diễn đạt bằng sơ đồ,
trong khi đó phần lớn HS các lớp đối chứng lại tỏ ra lúng túng và thực hiện không tốt . Cụ thể
như ở bài kiểm tra số 5 với câu hỏi: Trình bày vai trò của gan trong điều hòa lượng Gluco

máu dưới dạng sơ đồ?HS lớp TN đã trình bày như sau:
Gluco máu cao Tuyến tụy Gluco máu thấp




Glycozen Glucozo : Gan: Glycozen Glucozo
(dạng dự trữ)
Bài làm của nhiều em HS lớp ĐC:
Gluco máu cao Tuyến tụy tiết insulin Gan: chuyển glucozo thành dạng dự
trữ Glycozen


Gluco máu thấp Tuyến tụy tiết Glucagon

Chuyển
glycozen thành glucozo
3.4.2.4. Về khả năng diễn đạt bằng bảng hệ thống
Tương tự như khả năng diễn đạt bằng sơ đồ, quan sát tại các lớp TN thời gian
đầu nhiều em HS còn khó khăn trong việc lựa chọn các tiêu chí hàng, cột cũng như chưa biết
cách diễn đạt nội dung vào ô bảng thì sau một thời gian rèn luyện đã có thể dễ dàng thực hiện
được. Qua phân tích kết quả các bài kiểm tra đã chứng minh hiệu của các biện pháp rèn luyện
cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng bảng hệ thống. Vì ở nhóm
lớp TN tất cả HS đều biết lựa chọn tiêu chí so sánh để kẻ bảng, còn ở nhóm lớp đối chứng
nhiều bài chưa biết kẻ bảng so sánh mà chỉ mang tính chất liệt kê một cách lộn xộn hoặc ý so
sánh không tương ứng nên điểm không cao.
Ví dụ: ở bài kiểm tra số 3 với câu hỏi: Lập bảng so sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
nhiều em học sinh lớp TN đã diễn đạt dưới dạng bảng như sau:
Dòng vận chuyển


Dòng mạch gỗ
Dòng mạch rây


Cấu tạo mạch
- Gồm các tế bào chết
( 2 loại: quản bào và mạch
ống)
- Gồm các tế bào sống (2 loại:
ống rây và tế bào kèm)

Thành phần của dịch
- chủ yếu là nước, khoáng…
- các hợp chất hữu cơ được hình
thành từ lá: saccarozơ, axitamin…
Hƣớng vận chuyển
- Từ dưới lên
- Từ trên xuống


Động lực
- Lực đẩy (áp suất rễ)
- Lực hút do thoát hơi nước
- Lực liên kết …
- Chênh lệch áp suất thẩm thấu
giữa cơ quan nguồn ( áp suất thẩm
thấu cao) với cơ quan chứa ( áp
suất thẩm thấu thấp)

insulin

glucagon
Tiêu chí so
sánh
Còn lớp ĐC nhiều bài có cách diễn đạt như:
Đặc điểm so sánh
Dòng mạch gỗ
Dòng mạch rây
Thành phần các chất có
trong dòng mạch gỗ và
mạch rây
- nước, khoáng…
- saccarozơ, axitamin…
Cấu tạo mạch gỗ và mạch
rây
Cấu tạo mạch gỗ gồm các tế
bào chết là quản bào và
mạch ống
Cấu tạo mạch rây gồm có các ống
rây và các tế bào kèm

Động lực giúp dòng mạch
gỗ và dòng mạch rây di
chuyển.
Động lực của dòng mạch gỗ
gồm 3 loại lực: Lực đẩy,
Lực hút, Lực liên kết
Động lực giúp cho dòng mạch rây
vận chuyển được là do sự chênh
lệch áp suất thẩm thấu.


Như vậy, rõ ràng thông qua việc phân tích kết quả định tính dựa trên các tiêu chí đã
chứng minh vai trò của việc rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý
thông tin đó là: giúp nâng cao hiệu quả học tập của HS thể hiện ở mức độ nắm vững kiến
thức, phát triển tư duy logic và năng lực khái quát hóa… Không chỉ có vậy, qua quan sát giờ
học ở các lớp TN còn cho thấy thái độ học tập tích cực, chủ động và sôi nổi, hứng thú hơn so
với các giờ học ở các lớp ĐC. Điều đó khẳng định việc vận dụng các biện pháp rèn luyện cho
HS kỹ năng trên chính là một PPDH tích cực, góp phần vào công cuộc đổi mới PPDH trong
các trường THPT hiện nay.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1.Qua điều tra cho thấy: việc rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý
thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do GV gặp
khó khăn trong vấn đề triển khai phương pháp.
1.2. Việc rèn luyện cho HS kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ,
bảng hệ thống trong dạy học chương 1 – Sinh học 11 là hoàn toàn khả thi.
1.3. Chúng tôi đã bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện cho HS
kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống.
1.4. Chúng tôi đã xác định được quy trình rèn luyện chung và các biện pháp cụ thể để rèn
luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ
thống
1.5. Đề tài đã đề xuất được các nội dung của chương 1 – Sinh học 11 cần được diễn đạt bằng
sơ đồ, bảng
1.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ hiệu quả sư phạm của việc rèn luyện cho HS
kỹ năng diễn đạt kết quả thu nhận và xử lý thông tin bằng sơ đồ, bảng hệ thống như: HS học
tập sôi nổi, tích cực hơn; HS biết cách diễn đạt nội dung mạch lạc, khoa học; học sinh biết
cách tự học, có tư duy hệ thống…
2. Khuyến nghị
2.1.Cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình cũng như các biện pháp rèn luyện kỹ

năng diễn đạt kết quả học tập.
2.2. Để áp dụng các biện pháp này vào thực tiễn dạy học một cách hiệu quả thì cần thiết phải
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong việc
vận dụng các kỹ năng cụ thể.



References
*Tài liệu trong nƣớc:
1. Ban quản lý dự án Việt – Bỉ (2011), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ
thuật dạy học. Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học (phần đại
cương).Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Vũ Cao Đàm (1999), Nghiên cứu khoa học – phương pháp luận và thực tiễn.Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Nhƣ Khánh (2007), Sinh học 11. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
5. Vƣơng Tất Đạt (2002), Logic học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Đức Thành (2009), Dạy học sinh học ở trường THPT. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Huỳnh (2006), Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới
phương pháp dạy học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học Giáo
dục. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Phạm Thị My (2000), Ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức
hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Sinh học ở THPT. Luận văn thạc sỹ khoa
học giáo dục, ĐHSP, Hà Nội.

12. Hoàng Phê (2011), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
13. Hà Khánh Quỳnh (2007), Rèn luyện năng lực tự học sách giáo khoa cho học sinh qua
dạy học phần sinh học tế bào sinh học 10 trung học phổ thông.Luận văn thạc sỹ khoa học
Giáo dục, ĐHSP, Hà Nội.
14. Đoàn Quang Thọ, Trần Văn Thụy, Phạm Văn Sinh, Đoàn Đức Hiếu, Vũ Tình,
Nguyễn Thái Sơn, Lê Văn Lực, Dƣơng Văn Thịnh (2006), Giáo trình Triết học. Nxb Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
15. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Quá trình dạy tự học. Nxb Giáo dục, Hà Nội
16. Hồ Thị Hồng Vân (2007), Rèn luyện học sinh kỹ năng lập bảng hệ thống trong dạy học
sinh học 10 THPT. Luận văn thạc sỹ khoa học Giáo dục, ĐHSP, Hà Nội.
17. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2009), Sinh lý học Thực Vật. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
18. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
*Tài liệu nƣớc ngoài
19. L.In. Beredinna (1997), Graph và ứng dụng của nó. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2011), Các phương pháp dạy
học hiệu quả. Nxb Giáo dục Việt Nam.









×