CHỦ ĐỀ NHÁNH:
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
MÔN: LÀM QUEN CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI g y
I. YÊU CẦU:
- Nhận biết và phát âm đúng chữ cái g y. Nhận ra chữ g y trong từ còn
thiếu, từ trọn vẹn,trong bài thơ
- Ghi nhớ biểu tượng chữ cái g y thông qua các hoạt động : ghép hình, đọc
đồng dao ca dao, trò chơi …
- Cung cấp từ mới cho trẻ, luyện sự ghi nhớ có chủ định
- Qua đó trẻ biết được lòng yêu nước của nhân dân ta và giáo dục trẻ giữ
gìn các di tích lịch sử của đất nước
II. CHUẨN BỊ:
- Một số hình ảnh về thủ đô Hà Nội ( cảnh Thủ Đô Hà Nội; lăng Bác; nhà
sàn; Chùa Một Cột …)
- Tranh và từ “Hồ Gươm”; “yên vui”
- Từ “ thanh gươm đó là của ta” ; “bay vụt về phía rùa vàng” đã đủ nghĩa
và chưa đủ nghĩa
- Mẫu chữ g y in hoa, in thường, viết thường
- Rùa mang chữ cái g y và 1 số chữ cái khác đủ cho trẻ
- 2 bức tranh vẽ cảnh Hồ Gươm và Chùa Một Cột
- Mô hình Hồ Gươm
- Một số hình dạng mang chữ cái g y
- Một số bài ca dao đồng dao
- 2 đoạn thơ, bút dạ
• Tích hợp: LQVH: Đồng dao
GDAN: Em yêu Thủ Đô
THXQ: Thủ đô Hà Nội
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1 : Trẻ hát múa bài “ Em yêu Thủ Đô”
- Các con vừa hát múa nói về đâu?
- Bài hát có những cảnh nào? Các con đã được đi
Hà Nội chưa?
- Hà Nội là Thủ Đô của nước ta, Thủ Đô Hà Nội
nổi tiếng có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và
- Trẻ hát múa theo nhạc
- Thưa cô hát múa về Hà Nội.
- Trẻ kể cảnh trong bài hát và
thực tế trẻ đã được đi
nhiều di tích lịch sử.
- Bây giờ cô và các con cùng tham quan cảnh Thủ
Đô Hà Nội nhé!
- Cô mở máy cho các cháu xem Thủ Đô Hà Nội,
lăng Bác, nhà sàn, chùa Một Cột......
Hoạt động 2 : Làm quen chữ cái g y
* Làm quen chữ g :
- Có một câu chuyện nói về di tích lịch sử, các con
lắng nghe cô kể nhé! “Ngày xưa giặc Minh tàn
bạo sang xâm chiếm nước ta, chúng giết người,
cướp của, nhân dân ta vô cùng cực khổ. Lê Lợi
bèn đứng lên tập hợp mọi người đánh đuổi giặc
Minh.”
- Cô đố các con biết đoạn chuyện cô vừa kể có
trong câu chuyện nào?
- Đúng rồi! trên đây cô cũng có tranh Hồ Gươm,
dưới tranh có từ “ Hồ Gươm”. Cho các cháu
đồng thanh từ “Hồ Gươm”. Mời trẻ tìm chữ cái
đã học
- Cô giới thiệu chữ g trong từ cho trẻ làm quen.
- Cô giới thiệu chữ g in hoa, chữ in thường, chữ
viết thường
- Cô phát âm mẫu “gờ” (3 lần). Hướng dẫn cách
phát âm
- Các con nhìn xem chữ g giống gì?
- Mời trẻ nêu cấu tạo chữ g
- Đúng rồi! chữ g gồm có 2 nét: 1 nét cong bên
trái và 1 nét móc dưới ở bên phải.
- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ g
- Lớp phát âm chữ g
* Gắn từ vào câu đủ nghĩa: sau một trận đánh
lớn Lê Lợi đem quân về ngụ tại làng nhỏ ven
sông, lính Lê Lợi đi thả cá, khi kéo lưới lên thì
thấy 1 thanh gươm rất đẹp, một người cất giọng
hỏi“thanh gươm này của ai”? Từ dưới sông cất
lên giọng nói gì ?
- Đúng rồi, cô cũng có từ “thanh gươm đó là của
ta” đã đủ nghĩa và chưa đủ nghĩa. Bây giờ cô
mời 1 cháu lên tìm chữ g gắn vào cho đủ nghĩa
- Cả lớp đọc “thanh gươm đó là của ta”
- Cô cho các cháu chơi trò chơi kéo lưới
* Làm quen chữ y :
- Nhờ có gươm thần nghĩa quân của Lê Lợi đánh
thắng giặc Minh, nhân dân ta được sống như thế
nào?
- Đúng rồi cô cũng có tranh và từ “yên vui”
- Trẻ quan sát trên máy
- Câu chuyện “ Sự tích Hồ
Gươm”
- Trẻ xem tranh và đọc từ “
Hồ Gươm”
- Trẻ lên tìm chữ cái h ô ư ơ
m
- Lớp, tổ, cá nhân phát âm
- Trẻ trả lời
- 1-2 trẻ nêu cấu tạo chữ
- Lớp, cá nhân nêu cấu tạo
chữ
- Thanh gươm đó là của ta
- Trẻ lên gắn chữ g vào từ cho
đủ nghĩa
- Lớp đồng thanh
- Lớp chơi trò chơi
- Nhân dân ta sống thanh
bình, yên vui
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học
- Cô giới thiệu chữ y trong từ cho trẻ làm quen.
- Cô giới thiệu chữ y in hoa, chữ in thường, chữ
viết thường, chữ y in hoa, viết thường, hôm sau
cô cho các con học
- Bây giờ các cháu nghe cô phát âm mẫu (3 lần)
- Hướng dẫn cho các cháu phát âm
- Bạn nào cho cô biết cấu tạo của chữ
- Cô khái quát : cấu tạo của chữ y gồm có 2 nét : 1
nét xiên ngắn bên trái và 1 nét xiên dài bên phải
- Cô cho các cháu nhắc lại cấu tạo chữ y
- Lớp đồng thanh chữ y
- Còn đây là chữ gì? Đây là chữ i ngắn mà hôm
trước cô đã cho các con học, hai chữ này phát âm
giống nhau mà mặt chữ khác nhau đó các con.
- Năm sau Lê Lợi thả thuyền trên hồ Tả Vọng
bỗng rùa vàng lên đòi lại gươm. Ông liền rút
gươm ra khỏi vỏ, thật kỳ lạ thanh gươm như thế
nào?
- Đúng rồi, trên đây cô cũng có từ “bay vụt về
phía rùa vàng” đã đủ nghĩa và chưa đủ nghĩa.
Bạn nào lên tìm chữ y gắn vào từ cho đủ nghĩa
nào?
- Cho trẻ đọc “bay vụt về phía rùa vàng”
So sánh chữ cái g y :
- Cô gắn chữ g y lên bảng cho trẻ quan sát, so
sánh, gợi hỏi để trẻ nhận xét được sự giống và
khác nhau của chữ g y
- Cho trẻ xem “ Cánh cửa kỳ diệu”và “ Bánh xe
quay”, cô hướng dẫn trẻ cách chơi. Cho trẻ lên
chơi.
Hoạt động 3 : Bé chơi với chữ cái g y
“Bé vui ghép hình”:
- Nhờ có gươm thần của Long Quân mà đất nước
được thanh bình, yên vui, bây giờ các con học
thật giỏi để lớn lên xây dựng đất nước nhé.
- Trên đây cô có tranh vẽ cảnh tháp Rùa, Chùa
Một Cột đã cắt rời thành các mảnh, trên các
mảnh ghép có các chữ cái g y, các con đứng
thành 2 đội bằng nhau, đội xanh ghép các mảnh
ghép có chữ cái g, đội xanh ghép các mảnh ghép
có chữ cái y. Đội nào ghép nhanh đúng là thắng.
- Cho 2 đội chơi, cô bao quát, nhận xét trẻ chơi.
Bé nào đoán giỏi:
- Cô có các tờ giấy mang các chữ cái .Các con
xem đó là những chữ cái gì?
- Trẻ xem tranh, đọc từ
- Trẻ tìm chữ cái đã học: ê n u
i
- Trẻ quan sát
- Trẻ chú ý nghe cô phát âm
- Lớp, tổ, các nhân phát âm
- 1-2 trẻ nêu cấu tạo chữ
- Lớp, tổ, cá nhân nhắc cấu
tạo chữ
- Lớp phát âm chữ i y
- Thanh gươm bay vụt về
phía rùa vàng
- Mời trẻ tìm chữ y gắn vào từ
cho đủ nghĩa
- Lớp đồng thanh
- Trẻ nhận xét, so sánh chữ
cái g y
- Trẻ chơi trên máy
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách
chơi
- Trẻ 2 đội lên chơi
- Trẻ đọc chữ cái có trong tờ
- Sau đó cô gấp các tờ giấy rồi trộn đều .Cô bốc
một tờ giấy nắm trong bàn tay và đọc :
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay nào có?
Có chữ gì ?
- Cô cho một trẻ đoán và cho lớp kiểm tra xem
bạn đoán có đúng không .
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Bé tìm chữ nhanh :
- Câu chuyện sự tích Hồ Gươm thật hay, cô cũng
có vần thơ nhỏ về sự tích Hồ Gươm. Cô và các
con cùng đọc nha.
- Trong bài thơ có chữ cái g y, bạn nào lên tìm và
gạch chân chữ cái g y
“Bé chọn chú rùa xinh ”
- Nhờ công ơn của ông cha ta bao đời trước mà
ngày nay đất nước thanh bình, có nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử để lại. Và để
đất nước ngày càng giàu đẹp hơn thì các con
phải chăm ngoan, học giỏi, cùng nhau xây dựng,
giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh của đất nước nha.
- Bây giờ cô và các con “gánh gánh gồng gồng”
những chú rùa có chữ cái g y thả rùa vào Hồ
Gươm để bảo tồn động vật và thiên nhiên nào.
- Cho trẻ thả rùa vào mô hình. Cô nhận xét.
* Cho trẻ hát múa “Em yêu thủ đô”. NXTD
giấy
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách
chơi
-Trẻ đoán
-Trẻ chơi cùng cô 2-3 lần
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Trẻ lên gạch chân chữ g y
- Trẻ đọc bài “Gánh gánh
gồng gồng”
- Trẻ chọn rùa có chữ g y đưa
về mô hình Hồ Gươm