Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài dự thi “Bác Hồ với Vĩnh Phúc và Vĩnh Phúc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI DỰ THI TÌM HIỂU </b>



<b>“Bác Hồ với Vĩnh Phúc và Vĩnh Phúc học tập,</b>



<b>làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”</b>



Họ và tên: Lê Thị Nga
Năm sinh: 1970


Địa chỉ: Liên Châu- Yên Lạc- Vĩnh Phúc


Đơn vị công tác: Trường Mầm non xã Liên Châu
Số điện thoại: 0979660715


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>BÀI THI: “Bác Hồ với Vĩnh Phúc và Vĩnh Phúc học tập,</b>
<b>làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”</b>


Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích khơng lớn, song có địa hình đa dạng phong phú,
vừa có vùng đồng bằng phì nhiêu bao quanh các dịng sơng Hồng, sơng Lơ, sơng
Đáy, sơng Phan, sông Cà Lồ kéo dài từ đỉnh tam giác sông Hồng xuống gần thủ đơ
Hà Nội, vừa có vùng trung du đồi gò bát úp kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên
xuống tận Bình Xuyên, nam Phúc Yên và có cả dãy núi Tam Đảo với ba ngọn
Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa.


Trải qua chiều dài lịch sử, vùng đất địa danh linh kiệt đã có những lần tách
nhập khác nhau và được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau nhưng đến ngày
12/02/1950 tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được thành lập, trên cơ sở hợp nhất tỉnh
Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên với diện tích khi hợp nhất là 1.715km2, dân số là 47
vạn dân.


Tỉnh Phúc Yên được thành lập ngày 06/10/1901 lúc đầu mang tên Phù Lỗ.


Địa bàn tỉnh gồm 3 huyện cắt từ tỉnh Bắc Ninh sang là huyện Kim Anh, huyện
Đông Khê (năm 1903 huyện Đông Khê đổi thành Đông Anh) và huyện Đa Phúc.
Từ ngày 18/02/1904, tỉnh lỵ dời từ làng Phù Lỗ lên Tháp Miếu tổng Bạch Trữ,
Phúc Yên, từ đó tên tỉnh đổi tên từ Phù Lỗ sang tỉnh Phúc Yên.


Đến tháng 2/1968, để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.


Tháng 11/1996 Quốc hội khóa IX ra Nghị định tách tỉnh Vĩnh Phú thành
Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc tái lập và đi vào hoạt động từ ngày
01/01/1997 với 06 đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Mê
Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc.


Tháng 9/1998, Chính phủ ra Nghị định số 36/NĐ-CP chia tách huyện Tam
Đảo thành hai huyện Tam Đảo và Bình Xun.


Tháng 8/1999, Chính phủ ra Nghị định số 72/NĐ-CP điều chỉnh, mở rộng
thị xã Vĩnh Yên trên cơ sở sáp nhập thị trấn Tam Dương, thôn Lai Sơn thuộc xã
Thanh Vân và khu Đồi Son thuộc xã Vân Hội của huyện Tam Dương vào thị xã
Vĩnh Yên.


Ngày 09/12/2003, Chính phủ ra Nghị định số 153/2003/NĐ-CP thành lập thị
xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới.


Ngày 01/12/2006, Chính phủ ra Nghị định số 146/2006/NĐ-CP thành lập
thành phố Vĩnh Yên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Ngày 23/12/2008, Chính phủ ra Nghị định số 09/NĐ-CP về việc điều chỉnh
địa giới hành chính huyện Lập Thạch được tách thành hai huyện Lập Thạch và
Sông Lô.



Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có diện tích
tự nhiên là 1.236,5km2. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố Vĩnh
Yên, Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sơng Lơ, Tam Dương, Bình Xun, Vĩnh
Tường, n Lạc, Tam Đảo với 137 xã, phường, thị trấn.


<i><b>Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc</b></i>


<i>Lần thứ nhất, đúng vào ngày sinh nhật Người 19/5/1955, Người về thăm</i>
<i>công trường xây dựng Khu nghỉ mát Tam Đảo.</i>


Trong bối cảnh Khu nghỉ mát Tam Đảo (do thực dân Pháp xây dựng) bị phá
huỷ nặng nề do chiến tranh chống thực dân Pháp. Đến khi cuộc kháng chiến thắng
lợi, Chính phủ có chủ trương xây dựng lại Tam Đảo thành khu nghỉ mát cho người
lao động, cán bộ và toàn thể nhân dân trong và ngồi tỉnh.


Để động viên cán bộ, kỹ sư, cơng nhân lao động trên công trường tái thiết
Tam Đảo, sáng ngày 19/5/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên thăm cơng trường
xây dựng lại Khu nghỉ mát Tam Đảo. Đây là lần đầu tiên Người đến thăm, kiểm
tra, động viên cán bộ, công nhân viên đang ngày đêm hàn gắn vết thương chiến
tranh trên vùng đất Tam Đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

xây dựng và bảo tồn để Tam Đảo trở thành một trọng điểm du lịch của tỉnh, với
nhiều khách sạn lớn nhỏ phục vụ hàng vạn lượt khách du lịch mỗi năm.


<i>Lần thứ hai, Bác thăm và chúc Tết nhân dân thơn n Định (Xã Tân phong,</i>
<i>huyện Bình Xun) vào ngày 12/2/1956.</i>


Trong bối cảnh kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, chính
quyền nhân dân xã Tân Phong cùng với chính quyền nhân dân tồn tỉnh tập trung


hàn gắn vết thương chiến tranh và hoàn thành cải cách ruộng đất, trong đó, nhân
dân Tân Phong đã đạt thành tích xuất sắc, trở thành điển hình tiên tiến của huyện
Bình Xuyên.


Chủ nhật ngày 12/2/1956 (tức mùng 1 tết Bính Thân), Bác Hồ từ cơng
trường xây dựng cầu Việt Trì về huyện Bình Xuyên, sau khi thăm, nói chuyện với
cán bộ, cơng nhân và chun gia Trung Quốc xong, Người đã về thăm xã Tân
Phong.


Yên Định là một xóm được vinh dự đón Bác, sau khi dừng chân thăm hỏi
nhân dân, Bác khuyên mọi người về tinh thần đoàn kết, về đẩy mạnh tăng gia sản
xuất, muốn vậy phải vào tổ đổi công, phải tương trợ nhau sản xuất, cải thiện đời
sống, xây dựng nông thôn mới với <i>“phương châm xây dựng hợp tác xã nông</i>
<i>nghiệp của ta là làm cho mọi người hiểu rõ lợi ích để họ tự nguyện tham gia,</i>
<i>nhằm làm cho năng suất lao động cao hơn. Muốn vậy, phải thực hiện dân chủ,</i>
<i>phải không ngừng cải tiến quản lý và kỹ thuật” (1)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong thôn được nâng cao, con em
được học hành…


<i><b> </b>Lần thứ ba: Bác thăm cán bộ xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp Lai Sơn, xã Cộng</i>


<i>Hòa, huyện Tam Dương (nay thuộc phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên) </i>


Ngày 30/3/1958 Bác Hồ về thăm Hợp tác xã nông nghiệp Lai Sơn xã Cộng
Hồ, huyện Tam Dương - Một điển hình tiên tiến trong phong trào hợp tác hóa
nơng nghiệp theo chủ trương của Trung ương Đảng.


Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Lai Sơn đã có nhiều thành tích về xây
dựng lực lượng chiến đấu chống địch càn quét, lập tề, bảo vệ vững chắc quê hương


và đóng góp nhân tài vật lực cho kháng chiến kiến quốc giành thắng lợi.


Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân Lai Sơn
cùng nhân dân trong xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến
tranh, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa- xã hội.


Tháng 2/1957, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chủ trương xây dựng 5 Hợp tác xã nông
nghiệp bậc thấp ở một số huyện. Thôn Lai Sơn thuộc xã Cộng Hịa, huyện Tam
Dương là nơi có phong trào tổ đổi công khá nhất huyện, nên được chọn làm nơi thí
điểm xây dựng Hợp tác xã nơng nghiệp bậc thấp của tỉnh. Tháng 5/1957, Hợp tác
xã nông nghiệp Lai Sơn được thành lập với nhiều xã viên và tư liệu sản xuất


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Khi đến Lai Sơn, điểm dừng chân đầu tiên của Người là nhà đồng chí
Nguyễn Văn Tấn (chủ nhiệm Hợp tác xã) để gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo tỉnh,
huyện, xã và Hợp tác xã để nghe báo cáo tình hình chung của xã Cộng Hòa và Hợp
tác xã Lai Sơn. Sau khi nghe lãnh đạo xã và Hợp tác xã báo cáo, Bác đi thăm một
số gia đình trong thơn, sau đó tới nơi bà con nơng dân, thiếu nhi và bộ đội tập
trung chào đón Bác để gặp gỡ, nói chuyện.


Tại đây, Bác thăm hỏi đồng bào, cán bộ, bộ đội, các cháu thiếu niên, nhi
đồng và Người khen ngợi xã Cộng Hịa có nhiều thành tích trong kháng chiến
chống Pháp, nay lại là địa phương làm ăn giỏi, trong đó đặc biệt là thơn Lai Sơn đã
xây dựng được một Hợp tác xã kiểu mẫu của tỉnh. Bác khuyên đồng bào vừa sản
xuất lương thực, vừa phải tích cực chăn nuôi và trồng cây ở những nơi đất rộng,
không được để hoang ruộng đất.


<i>Lần thứ tư Bác về thăm thị xã Phúc Yên vào ngày 24/12/1958</i>


Giữa tháng 12/1958, Tỉnh ủy, UBHC tỉnh đã tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộ
quản lý Hợp tác xã như Kế hoạch, Kiểm sốt, Kế tốn... để nâng cao trình độ Hợp


tác xã nơng nghiệp, bao gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, các thành viên trong Ban
cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tập thể ở nông thôn.


Đây là lớp cán bộ quản lý đầu tiên ở miền Bắc do tỉnh mở, được sự giúp đỡ
mọi mặt của Ban công tác nông thôn Trung ương. Là lớp đầu tiên, cũng là thí điểm
của Trung ương về nội dung chương trình, vấn đề mở lớp, đối tượng chiêu sinh và
quan trọng hơn là Trung ương phổ biến kinh nghiệm để tháo gỡ những khó khăn
về cơng tác quản lý nói chung và một mơ hình sản xuất mới ở nơng thơn, đó là làm
ăn tập thể trong Hợp tác xã nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ở lớp bồi dưỡng cán bộ Hợp tác xã Nông nghiệp của tỉnh tổ chức tại Phúc
Yên, Bác dành nhiều thời gian để phân tích về kinh tế nơng nghiệp nói chung và
HTX nói riêng. Người nhấn mạnh về lợi ích của Hợp tác, của lối làm ăn mới, làm
ăn tập thể. Đó cũng là con đường tất yếu để đi lên CNXH.


Bác đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ. Vì lớp học là cán bộ quản lý,
nên Bác yêu cầu mọi người phải quán triệt tinh thần dân chủ trong quản lý, điều
hành sản xuất. Phải dân chủ trong mọi cơng việc, vì chỉ có dân chủ tốt thì vấn đề
sản xuất, phân phối sản phẩm mới rõ ràng, công khai, mới bảo đảm đoàn kết và
đặc biệt dân chủ sẽ tạo ra sức mạnh tập thể, khắc phục những nhược điểm, yếu
kém của cá nhân, xây dựng Hợp tác xã vững mạnh. Bác cịn u cầu cơng tác kế
tốn phải rõ ràng, phân minh, chống tham ơ, lãng phí. Cuối cùng Bác yêu cầu đảng
viên phải là người đi trước để “làng nước theo sau”.


<i>Lần thứ năm, Bác về thăm Hợp tác xã Lạc Trung (xã Bình Dương, huyện</i>
<i>Vĩnh tường) – nơi có phong trào trồng cây đứng đầu miền Bắc vào ngày</i>
<i>25/01/1961</i>


Lạc Trung là một thơn của xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc đã thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trồng cây gây rừng đạt


kết quả rất lớn. Từ năm 1958- 1960, Bình Dương đã hồn thành tập thể hóa nơng
nghiệp với 100% hộ nơng dân vào làm ăn tập thể trong Hợp tác xã nơng nghiệp.
Thơn Lạc Trung đã hồn thành việc xây dựng Hợp tác xã nơng nghiệp bậc thấp và
có phong trào trồng cây khá của xã. Từ phong trào của thôn, Lạc Trung trở thành
một điển hình về trồng cây của xã, rồi của huyện, của tỉnh và cả miền Bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Bác về Lạc Trung thăm động viên phong trào trơng cây, cùng đi với Người có
đồng chí Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy. Trước khi nói chuyện với cán bộ, nhân dân Lạc
Trung và xã Bình Dương, Bác đi thăm vườn ươm cây của Hợp tác xã, thăm một số
nhà dân, đi dưới những tán cây của đường làng, rồi ra cánh đồng có những hàng cây
trồng trên bờ ruộng, ven kênh mương để cảm nhận lợi ích của việc trồng cây, Bác
giải thích thật mộc mạc, “CNXH là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để
được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ”. Thật là đơn giản. CNXH khơng có gì
cao siêu cả, vì thế nhân dân ta mới hiểu được con đường để đi tới.


<i>Lần thứ 6, Ngày 02/3/1963 Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự </i>
<i>được Bác về thăm vì có nhiều thành tích trong phong trào chống hạn. </i>


Sau 3 năm tiến hành cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, Vĩnh
Phúc đã thu được thắng lợi khá toàn diện.


Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh
những thuận lợi, Vĩnh Phúc cũng gặp những khó khăn lớn. Là tỉnh nơng nghiệp, lại
thuộc vùng trung du, địa hình phức tạp, dễ bị hạn, úng... nhất là những năm đầu
thập niên 60, hạn hán kéo dài và trên diện rộng đã gây tổn thất khá lớn cho sản
xuất nông, lâm nghiệp tỉnh nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Nói chuyện với nhân dân về chống hạn, Bác căn dặn, tuy hạn đã cơ bản bị
đẩy lùi, nhưng có thể bị hạn lại; bởi vậy, luôn sẵn sàng chống hạn. Bác gợi ý: nước
chống hạn có 3 nguồn: trời mưa, nước sơng ngịi và nước dưới đất. Bác u cầu:


<i>“Chúng ta phải dùng đủ mọi cách để chống hạn và sản xuất...”</i>


Đối với sản xuất nông nghiệp, Bác nhấn mạnh 4 yếu tố: Nước, phân, cần,
giống; nhưng Bác phân tích nước là quan trọng hàng đầu, thiếu hoặc khơng có
nước, khơng thể sản xuất được.


Như một nhà nơng thực thụ, Bác nói: “Chống hạn, phân bón, chọn giống,
<i>trồng trọt, chăn nuôi, cải tiến công cụ, phát triển hoa màu... đều là những khâu quan</i>
<i>trọng trong sợi dây chuyền nông nghiệp, một khâu nào yếu cũng không được...”</i>


Cuối cùng, Người căn dặn và giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và Nhân dân trong
tỉnh: <i>“Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh</i>
<i>nhất miền Bắc nước ta…”</i>


<i>Lần thứ bảy, Bác về thăm, nói chuyện với Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh</i>
<i>Vĩnh Phúc lần thứ III vào t</i>hời gian ngày 16/7/1963.


Từ ngày 13 đến 20/7/1963 tại thị xã Vĩnh Yên đã diễn ra Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh lần thứ III.


Giữa lúc Đại hội đang tiến hành, một niềm vui lớn, bất ngờ lại đến với Đảng
bộ và nhân dân Vĩnh Phúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp lên cơng tác tại Khu
nghỉ mát Tam Đảo, Người đã tới thăm và nói chuyện với Đại hội Đảng bộ tỉnh
sáng ngày 16/7/1963.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

gương mẫu thì cố gắng trở thành gương mẫu cho xứng đáng là đảng viên. Tất cả
các đảng viên trong tỉnh đều gương mẫu để làm cho 56 vạn dân trong tỉnh thấm
nhuần tinh thần làm chủ, cần, kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH...”


<i>Lần thứ tám, ngày 27/7/1968 Bác đã có một chuyến cơng tác lên Tam Đảo</i>



Chắc ít ai được biết vào năm 1968, khi tuổi đã cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn
có chuyến cơng tác lên Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Và có lẽ đó là chuyến cơng tác lên
Vĩnh Phúc cuối cùng của Người.


Tuy nhiên, theo yêu cầu công việc đây là chuyến đi cơng tác hồn tồn bí
mật. Khơng có những cuộc tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh và nhân dân Vĩnh Phúc, khơng
có ảnh ghi lại chuyến đi này. Qua nguồn tư liệu do Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp,
lần cơng tác này của Bác lên Tam Đảo - Vĩnh Phúc được tóm lược như sau:


Ngày 27-7-1968: 5 giờ 15 phút sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ Hà
Nội, 8 giờ đến Tam Đảo. Người họp với các đồng chí Quân uỷ Trung ương, phát
biểu ý kiến với Quân uỷ rồi trở về ngôi nhà gỗ ở khu Giao tế. 10 giờ, Người hẹn
đồng chí Bùi Quang Tạo - Bộ trưởng Bộ Kiến trúc tới làm việc. 11 giờ, Bác ăn
cơm trưa với các đồng chí Lê Duẩn, Lê Trọng Tấn, Bùi Quang Tạo. 17 giờ, Bác ăn
cơm với các đồng chí lái xe và bảo vệ. Đồng chí Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
sang chào Bác về Hà Nội trước. 17 giờ 45 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời khu
nghỉ mát Tam Đảo về Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Về kinh tế</i>: Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu cao tinh
thần chủ động, sáng tạo trong từng việc làm thiết thực, nỗ lực phấn đấu, vượt qua
nhiều khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế để thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.


Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh qua các giai đoạn ln đạt ở mức cao;
đặc biệt có năm tăng trưởng kinh tế đạt trên 20% đã góp phần đẩy nhanh tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.


Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, khu
vực đầu tư nước ngoài tăng từ 8,5% lên 45% khu vực ngoài nhà nước giảm từ


70,4% xuống 41,5% và khu vực nhà nước giảm từ 21,1% xuống 13,5%.


Đến nay Vĩnh Phúc đã có rất nhiều danh mục khu cơng nghiệp được thủ
tướng chính phủ phê duyệt ưu tiên phát triển, với diện tích 5,5 nghìn ha, trong đó
đã có 11 khu được thành lập, với diện tích quy hoạch 2,3 nghìn ha. Tỉnh đã thu hút
được một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào đầu tư và sản xuất như: Toyota Việt
Nam, Honda Việt Nam, Piagio, Deawoo bus, tập đồn Prime, thép Việt Đức…


Sản xuất nơng nghiệp của tỉnh ngày càng đa dạng về cơ cấu sản phẩm và
loại hình tổ chức. Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng tăng
tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Chăn nuôi trở thành
mũi nhọn, đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.


<i>Về Văn hóa – Xã hội</i>: Bên cạnh những kết quả đã đạt được về kinh tế, văn hóa
– xã hội cũng có nhiều thành tựu đáng mừng. Tính đến hết năm 2015, tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia đạt 66%. Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ 5 của tồn quốc được cơng nhận
đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2013 và đạt phổ cập tiểu học mức độ 2
năm 2014.


Về vấn đề việc làm an sinh xã hội, từ năm 1997 đến hết năm 2016, toàn tỉnh
đã giải quyết việc làm cho hơn 400 nghìn lượt lao động, trong đó lao động đi làm
việc có thời hạn ở nước ngồi đạt trên 20,4 nghìn người. Cơng tác đào tạo nghề,
phát triển nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm, qua đó số lượng và chất lượng
lao động qua đào tạo được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 9,8% năm
2000 lên 68% năm 2016.


<i>Về quốc phòng an ninh: </i>Sau 20 năm tái lập, tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều
cơng trình qn sự quan trọng phục vụ nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ và
nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Chỉ đạo và tổ chức thành công nhiều cuộc
diến tập lớn như: Diễn tập phòng chống cháy rừng – bảo vệ rừng; Diễn tập phịng


chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn; Diễn tập khu vực phòng thủ hàng năm và đặc
biệt đã tổ chức thành cơng 02 cuộc Diễn tập khu vực phịng thủ tỉnh (năm 2009,
2016) và cuộc diễn tập dự bị động viên năm 2011 làm điểm cho toàn quân toàn
quốc được Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 đánh giá rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tỉnh ln hồn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng
được nâng lên; huy động, động viên quân dự bị huấn luyện kiểm tra sẵn sàng chiến
đấu đạt 100% chỉ tiêu được giao.


<i>Về xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng: </i>Chất lượng hoạt động của
ủy ban nhân dân các cấp được nâng lên theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả.
Ủy ban nhân dân các cấp đã có nhiều giải pháp tích cực tăng cường cơng tác quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực. Công tác quản lý, điều hành có nhiều đổi mới; cải
cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh; tỷ lệ chính quyền đạt vững mạnh hàng
năm đều tăng.


Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi
mới, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội có nhiều đổi mới, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.
Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có chuyển biến tích cực trên các
mặt hoạt động.


Với những thành tích xuất sắc đạt được sau 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2007, Huân chương Hồ Chí Minh năm
2010, Huân chương Độc lập hạng Nhất (lần 2) năm 2015 và nhiều phần thưởng
cao quý khác.


Có thể nói rằng sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, mục tiêu đến năm
2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại


cũng như xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh giàu mạnh, văn minh có
thành cơng hay không phụ thuộc phần lớn vào phát huy nội lực của đất nước, trong
đó phát huy trách nhiệm của cá nhân, của toàn xã hội là một yếu tố hết sức quan
trọng. Để thực hiện có hiệu quả địi hỏi mỗi cá nhân cần đặt lợi ích quốc gia, dân
tộc lên trên lợi ích bản thân, tơn trọng những chuẩn mực đạo đức, tự giác tuân thủ
pháp luật. Chính vì vậy mỗi cá nhân cần khơng ngừng học tập, trau dồi kiến thức,
thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình, có những nhận thức đầy đủ rõ ràng,
kiên định để không bị các thế lực thù địch phản động lôi kéo chống nhà nước,
chống Đảng và nhân dân.


<i><b>Theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng ý thức tôn</b></i>
<i><b>trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân được thể hiện</b></i>
<i><b>trên những mặt sau:</b></i>


<i>Phong cách Hồ Chí Minh về tơn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo</i>
<i>đời sống nhân dân.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

gọi, cách tiếp cận khác nhau, song đều có một điểm chung là các từ ngữ ấy để chỉ


<i>“nhân dân”</i> nghĩa là nói đến tập hợp người đông đảo, không phân biệt già trẻ, gái
trai, giàu, nghèo… Cũng chính từ quan niệm sâu sắc về dân như vậy đã hình thành
nên phong cách Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo
đời sống Nhân dân.


Phong cách Hồ Chí Minh về tơn trọng Nhân dân được xuất phát một cách tự
nhiên từ nhân cách, cuộc đời, cái tâm, cái đức vì nước, vì dân của Người. Hồ Chí
Minh là con người sinh ra từ Nhân dân, sống giữa lòng dân và cuối đời lại muốn
trở về với Nhân dân. Người thường nói khơng có Nhân dân thì khơng có Bác.
Người có trái tim đập cùng nhịp, có tâm hồn biết xót xa đến thân phận của những
người cùng khổ, của Nhân dân.



Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: “<i>Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do</i>
<i>cho đồng bào tôi là tất cả những gì tơi muốn, đó là tất cả những gì tơi hiểu…”</i>
<i>(Sđd, tập 4, trang 272).</i> Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, dân gắn liền với nước,
nước là của nhân dân, <i>“nước lấy dân làm gốc”, “dân làm chủ”...</i> Người khơng bao
giờ tự đặt mình cao hơn người khác để đòi hỏi một sự tâng bốc, suy tơn; khơng bao
giờ tỏ ra vĩ đại để địi hỏi Nhân dân thừa nhận mình là vĩ đại. Hồ Chí Minh có cách
giao tiếp hồn tồn mới giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân, thể hiện thái độ yêu
thương, quý mến, trân trọng con người. Người có sự độ lượng, khoan dung, nâng
con người lên chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người. Ở Hồ Chí Minh ln có
tình u bao la với tất cả mọi người từ trẻ nhỏ, các cụ già, những người phụ nữ đến
tất cả mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Từ những điều đó ta thấy
tốt lên một tư tưởng lớn về một cuộc công cách mạng đưa đến quyền bình đẳng
thật sự cho phụ nữ.


Phong cách ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng gần gũi, đồng cảm sâu sắc
nhất, từ đó mọi người có thể nói hết những suy nghĩ trăn trở của mình, cịn Người
thấu hiểu và có cơ sở để giải quyết nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của Nhân
dân. Người nói: <i>“Cán bộ đi về hợp tác xã không phải chỉ vào nhà chủ nhiệm để có</i>
<i>chỗ ở sạch sẽ và có cơm nước đàng hoàng mà phải đi vào nhân dân”,</i> phải “ba
cùng”. Phê bình thói “quan trên về làng”, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Phải làm sao cho
cán bộ mỗi khi về làng, nhân dân niềm nở vỗ vai, mời “anh” uống nước mới tốt.
Nếu cán bộ về mà dân trải chiếu hoa, bắt gà làm cơm là không được. Bao giờ dân
coi cán bộ là người của dân, đối với cán bộ khơng cịn “lạy cụ ạ” thì dân mới dám
nói, mới dám phê bình”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>“Cơ quan nào mà trong lúc khai hội, cấp trên để cho mọi người có gì nói hết, cái</i>
<i>đúng thì nghe, cái khơng đúng thì giải thích, sửa chữa, ở những cơ quan đó mọi</i>
<i>người đều hoạt bát mà bệnh “thì thầm thì thào” cũng hết”. Người chỉ rõ: “Để</i>
<i>phát triển ưu điểm, điều quan trọng nhất là để cho dân nói. Dân biết nhiều việc mà</i>


<i>các các lãnh đạo không biết. Việc gì cũng bàn với dân; dân sẽ có ý kiến hay”.</i>


Theo Hồ Chí Minh, dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến.
Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và
người khác cũng học theo.


<i>Phong cách Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân</i>.Trên cơ sở nhận
thức <i>“dân dĩ thực vi thiên”</i>, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, và <i>“có thực mới vực</i>
<i>được đạo”, </i>nghĩa là khơng có ăn thì chẳng làm được việc gì cả, tư tưởng và phong
cách Hồ Chí Minh thể hiện đậm nét việc chăm lo cho đời sống của Nhân dân.


Theo Hồ Chí Minh, Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi Nhân dân,
quan tâm đến cả những việc nhỏ trong đời sống hằng ngày của Nhân dân. Người
khẳng định: <i>“Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến</i>
<i>đời sống của nhân dân”. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều</i>
<i>của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, chính quyền từ xã</i>
<i>đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ</i>
<i>chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”</i> <i>(HCM toàn tập,</i>
<i>Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, tập 6, trang 232)</i>. Phải lãnh đạo tổ chức,
giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết tiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính
sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện.


Nhiều vấn đề nhức nhối như tham ơ, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá
nhân, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vơ cảm trước khó khăn
của Nhân dân hiện nay, đã được Hồ Chí Minh chỉ ra một cách cụ thể từ những
năm 50 của thế kỷ XX. Nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, Người phê
phán: “Khi thiếu gạo, cán bộ không biết tổ chức sản xuất tự cứu, không biết tổ
chức nhân dân giúp đỡ nhau, khơng biết tổ chức trưng vay. Theo Hồ Chí Minh,
tham nhũng là tội ác với dân, cần nghiêm trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể họ là


ai, ở cương vị nào.


Với ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ của Nhân dân và chăm lo
đời sống của Nhân dân, Hồ Chí Minh đã hóa thân một cách toàn vẹn và trọn vẹn
vào trong Nhân dân. Tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực này chỉ
dẫn chúng ta học tập và làm theo Người để lãnh đạo và tổ chức Nhân dân thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một
chuyên đề sâu, rộng mà cả nước ta đang triển khai. Nhận thấy rõ ý nghĩa việc


<i>“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” </i>cá
nhân tơi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng việc học
tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong chi bộ Trường Mầm non Liên
châu như sau:


Thứ nhất: Trước tiên cần chú trọng công tác tuyên truyền về ý nghĩa việc
học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để bản thân mỗi cán bộ nhân
viên, giáo viên trong chi bộ nhà trường luôn nêu cao tinh thần tự giác học tập và tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức. Luôn xác định đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, là
nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Các nội dung học tập phải được đưa vào sinh
hoạt chi bộ và đi vào nền nếp. Tăng cường các buổi trao đổi, thảo luận, tự phê
bình, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng cho cán bộ lãnh đạo, tổ chức cơ sở đảng.
Cùng với đó, cần tập trung tuyên truyền, giới thiệu các gương điển hình tiên tiến
trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các mơ
hình trang trí tạo môi trường thân thiện, các tiết dạy hay; cách làm hiệu quả trong
triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị.


Thứ hai: Cấp ủy, lãnh đạo luôn chú ý nâng cao chất lượng công tác xây
dựng Ðảng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đây được xác định


là khâu mấu chốt để thực hiện nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá
nhân, nói đi đơi với làm, khơng để xảy ra tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong chi bộ nhà trường.


Thứ ba: Cần phát huy cao độ vai trò của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị trong lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm, coi trọng tính
hiệu quả, thiết thực ngay từ khâu xây dựng văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện;
công tác tổ chức học tập, nghiên cứu chuyên đề cho cán bộ, đảng viên; cho đến
việc lựa chọn, đăng ký, cam kết làm theo.


Thứ tư: Nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần kỷ luật, trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, năng lực thực hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong đơn vị
vững mạnh về mọi mặt. Thực hiện công tác đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Chuyển mạnh và triệt để tác phong làm việc hành chính cũng như chấp hành
nghiêm quy định của Ngành của trường và của địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

thức, phương pháp giáo dục. Đồng thời với phát huy vai trò của cấp ủy đảng các
cấp, cá nhân, cần đổi mới và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương
pháp tổ chức đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Đây là yêu cầu vừa cơ bản, cấp bách, vừa thường xuyên của quá trình đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho tổ chức
đảng và đảng viên.


Thứ sáu : Trong sinh hoạt từ lãnh đạo đến cán bộ đảng viên phải luôn cởi
mở, gần gũi, thẳng thắn mà trung thực, chịu khó lắng nghe ý kiến đóng góp của
mỗi cá nhân, nhằm phát huy trí tuệ tập thể, đồng thời chấn chỉnh những tư tưởng
lệch lạc, sai trái, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập
trung dân chủ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, chiến sỹ, khơi dây
tính chủ động, sáng tạo của mọi người, góp ý phê bình trên tinh thần xây dựng và
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.



Thứ bảy : Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để thông qua kiểm tra,
giám sát, quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên, nhân viên trong nhà trường
nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, thối hóa biến
chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ
trong chi bộ, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Ðảng.


<i><b>Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã</b></i>
<i><b>được quán triệt và vận dụng có hiệu quả:</b></i>


Trong nhiều năm qua trường Mầm non Liên châu luôn là đơn vị đứng đầu về
chất lượng giáo dục trong toàn Huyện và là đơn vị đứng trong tốp đầu của tỉnh
Vĩnh phúc chuyên nghành GD mầm non. Dưới sự lãnh đạo nhiệt tình và tâm huyết
của Đồng chí Bí thư chi bộ nhà trường cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán
bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên trong nhà trường ln cố gắng hồn thành tốt
mọi nhiệm vụ mà Đảng bộ và nghành giao cho, luôn thực hiện tốt cơng tác chăm
sóc giáo dục trẻ được phụ huynh và nhân dân trong xã tin tưởng yên tâm gửi con,
cháu đến trường, nhiều phụ huynh các xã lân cận tín nhiệm.


Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 100%, trẻ chăm ngoan sạch đạt 98,5%, trong
năm học qua có trên 96% trẻ đạt các mục tiêu đạt giáo dục mầm non. Những năm
học vừa qua dưới sự chỉ đạo của chi bộ, nhà trường luôn thực hiện tốt công tác vệ
sinh an tồn thực phẩm đảm bảo khơng có trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm
tại trường, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn vui chơi học tập tốt và thích được đến
trường, lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Là đảng viên và là giáo viên trực tiếp đứng lớp được sống và làm việc trong
môi trường sư phạm như vậy bản thân tôi luôn tự học tập trau dồi kiến thức cho
bản thân, không ngừng học tập qua sách báo và các phương tiện thông tin như
mạng Internet, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.



Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tích cực tham gia các phịng trào
của Đảng và các đồn thể giao cho.


</div>

<!--links-->

×