Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.68 KB, 1 trang )
VINACAFE GIÀNH LẠI THỊ PHẦN CÀ PHÊ TAN
Việc Nhà máy cà phê Biên Hoà (Vinacafe) chiếm được 45% thị phần cà phê tan nội địa đã
khiến cho không ít doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước ngỡ ngàng. Bởi chỉ cách đây vài năm,
thị trường cà phê tan Việt Nam còn được xem là phù sa màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979, sản phẩm của Vinacafe chủ yếu để xuất khẩu theo nghị
định thư sang các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Thị trường trong nước còn quá xa lạ đối với sản
phẩm loại này.
Tuy nhiên, bước sang cơ chế thị trường, đứng trước môi trường cạnh tranh mới, ban lãnh
đạo Vinacafe đã xác định hướng đi riêng cho mình là tập trung phát triển thị trường cà phê tan. Sự
lựa chọn của nhà máy đứng trước một sức ép rất lớn bởi lúc này thị trường cà phê nội địa đã có
mặt hầu như tất cả các "đại gia" lớn trên thế giới như Nestlé, King, American Eagle…
"Lọt thỏm" giữa một loạt các tên tuổi lớn, Vinacafe vừa cần mẫn, kiên trì tạo thói quen dùng
cà phê tan đối với người tiêu dùng trong nước vừa tạo dựng thương hiệu của mình. Khẩu hiệu
"Hương vị của thiên nhiên" được Ban lãnh đạo nhà máy áp dụng triệt để trong sản xuất, kinh
doanh "chỉ sử dụng nguyên liệu thuần chất không pha tạp". Bên cạnh đó, Vinacafe cũng đã biết tận
dụng lợi thế sân nhà khi chú trọng vào việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm. Tất cả những nỗ lực
đó của nhà máy đã được đền đáp một cách xứng đáng: giành được 45% thị phần thị trường nội
địa, tạo thế áp đảo trên sân nhà trước các "đại gia" - một điều không phải công ty trong nước nào
cũng làm được.
Không tự bằng lòng với những gì mình đạt được, Vinacafe bắt đầu hướng đến những thị
trường mới để khuếch trương thương hiệu và mở rộng thị phần. Đến nay, nhãn hiệu Vinacafe đã
có mặt ở nhiều thị trường lớn như Mỹ, Canada, Trung Quốc, ASEAN…