Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Gián án thuc pham va suc khoe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.18 KB, 34 trang )

12 loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Thứ Tư, 03 Tháng hai 2010, 15:02 GMT+7
Đa phần thực phẩm đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng có loại thực phẩm gây
tác dụng ngược lại nếu ăn nhiều.
Kẹo cao su
Thành phần cao su tự nhiên có trong kẹo sao su là vô hại, tuy nhiên để tạo nên kẹo cao su
người ta sử dụng chất cao su cao cấp có chứa một lượng độc tố gia tốc lưu hóa nhất định
chống ôxy hóa và các chất phụ gia khác, nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Bắp rang bơ
Trong bắp rang bơ có chứa 1 lượng chì nhất là chất có hại hệ thống tạo máu, thần kinh và
hệ tiêu hóa của cơ thể đặc biệt là trẻ em.

Nước cam tươi thêm đường
Nước cam tươi cho thêm đường chứa lượng calo và thành phần đường cao hơn soda. Do đó
tốt nhất nên ăn hoa quả tươi.
Trứng thối
Trong trứng thối có chứa lượng chì nhất định, nếu ăn thường xuyên cỏ thể dễ bị ngộ độc.
Khi bị nhiễm độc chì có biểu hiện như mất ngủ, thiếu máu, hiếu động, suy sụp tinh thần…
Đậu phụ thối
Trong quá trình lên men, đậu phụ thối dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, đồng thời chứa lượng lớn
nito, sulfua, hydro…phân hủy chất đạm, gây hại cho cơ thể.
Mỳ chính
Mỗi ngày mỗi người không nên dùng quá 6g mỳ chính, nếu ăn quá nhiều khiến độ ngọt trong
máu tăng lên hạn chế sự hấp thụ canxi và magie của cơ thể, gây ra đau đầu, hồi hộp và các
triệu chứng khác, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt đến hệ thống sinh sản của cơ thể.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa các axit béo không no, ăn nhiều sẽ tiêu tốn lượng lớn choline, gây
trở ngại cho sự chuyển hóa mỡ trong cơ thể, và gia tăng lượng chất béo tích tụ trong gan,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tế bào gan.
Gan lợn
1kg gan lợn chứa 400mg cholesterol, hấp thụ lượng cholesterol quá nhiều sẽ dẫn đến xơ vữa


động mạch do đó một lúc không nên ăn quá nhiều gan lợn.
Món muối xổi
Nếu ăn đồ muối xổi trong một thời gian dài khiến natri và nước bị giữ lại trong cơ thể, tăng
nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, đồ muối xổi có chứa amin nitrit là chất gây ung thư, nếu ăn
trong một thời gian dài sẽ dễ gây ung thư.
Cá khô
Nhai cá khô sau thời gian quá dài gây lãng phí nước miếng, nếu nuốt lượng lớn nước bọt
khiến dịch vị bị loãng, giảm chức năng tiêu hóa.
Quẩy
Phèn trong quẩy có chứa nhôm vô cơ, nếu ăn quẩy hằng ngày, nhôm sẽ khó bài tiết khỏi
thận, nếu cơ thể tích lũy quá nhiều nhôm sẽ ảnh hưởng đến não và tế bào thần kinh thậm
chí gây ra bệnh Alzheimer.
Cà phê
Trong cà phê có chứa lượng lớn cafein, 5 phút sau khi uống chất này theo máu sẽ đi đến tất
cả các cơ quan của cơ thể, làm co mạch, huyết áp tăng nhanh và lượng axit trong nước tiểu
nhiều hơn.
Dan tri/ Theo Health
Ăn tỏi chống viêm khớp hông
Phụ nữ ăn nhiều tỏi có thể giảm được nguy cơ bị viêm khớp xương hông mãn tính.
Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc trường Cao đẳng Hoàng gia London và
Đại học Đông Anglia (Anh).
Theo báo The Times of India, các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể mở ra
hướng tìm ra nhiều liệu pháp điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh viêm khớp xương hông từ
các chất có trong tỏi.
Sau khi khảo sát trên 1.000 người khỏe mạnh, nhóm nghiên cứu nhận thấy đó là nhờ hợp
chất diallyl disulphide có trong tỏi, có tác dụng ức chế việc sản sinh các enzyme gây hại sụn.
6 phương thuốc chống mệt ngày rét
Thứ Năm, 06 Tháng một 2011, 10:01 GMT+7
Bận rộn cuối năm, thời tiết rét buốt khiến bạn thấy mệt mỏi và căng thẳng. Hy vọng
những cách dưới đây sẽ xua tan mệt mỏi và duy trì cho bạn tâm trạng tích cực chờ

“Tết đến, Xuân về”.
1. Vi chất sắt và ánh nắng mặt trời
Thời tiết lạnh lẽo, u ám khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mất hết hăng say trong công việc, hơn
thế bạn còn bị đau nhức mình mẩy, chóng mặt và bị rụng tóc. Bạn bi quan hơn bao giờ hết!
Giải pháp:
- Bổ sung vi chất sắt từ các nguồn thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá, gan, đậu Hà Lan, đậu
lăng và các loại gia vị… Vi chất sắt có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, duy trì
sự khỏe mạnh của các cơ, giảm mệt mỏi, giảm rụng tóc…
- Trong mùa đông, dù có lạnh lẽo đến đâu, cũng cần cố gắng ở ngoài trời ít nhất 1 tiếng.
Thiếu nắng hoặc tiếp xúc quá ít với ánh nắng sẽ khiến cho số lượng melatonin - hooc-môn
gây buồn ngủ và trầm cảm do não bộ sản sinh tăng cao. Thêm vào đó, thường xuyên phơi
nắng còn giúp cơ thể tổng hợp được nhiều vitamin D hơn, giúp ngừa loãng xương.
2. Các vitamin không thể thiếu
Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến bạn dễ mắc các bệnh đường hô hấp, khó ngủ, căng
thẳng và stress... Nguyên nhân là do cơ thể bạn đang bị thiếu hụt các vitamin quan trọng.
Giải pháp:
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống bằng cách tăng cường các loại vitamin như C, B6, B12…
- Vitamin C - “nữ hoàng mùa đông” có khả năng kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh
hơn, hỗ trợ tích cực cho khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể. Vitamin C có nhiều trong
các loại trái cây như cam, quít, kiwi, đu đủ…; rau xanh như bắp cải, ớt ngọt…
- Vitamin B6 tăng cường hoạt động của vitamin C và giúp cơ thể có sức đề kháng cao trước
stress. Những nguồn vitamin B6 dồi dào là nấm men, mầm lúa mì, thịt và cá.
- Vitamin B12 có khả năng ngăn chặn sự mệt mỏi hình thành trong mùa đông và giúp cho cơ
thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Vitamin B12 được tìm thấy nhiều trong nội tạng động vật (nhất
là gan), trứng, sữa.

3. Nhân sâm, sữa ong chúa và tắm nước nóng buổi sáng
Rét đậm, rét hại làm cho bạn không muốn chui ra khỏi lớp chăn ấm áp. Thêm vào đó, thời
tiết lạnh lẽo còn khiến bạn liên tục bị mất tập trung.
Giải pháp: Hãy thử tìm đến những liều thuốc từ thiên nhiên như nhân sâm hay sữa ong

chúa, đồng thời tắm nước nóng và nạp đầy năng lượng vào buổi sáng. Bởi vì:
- Nhân sâm giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn các bệnh lây nhiễm qua đường hô
hấp.
- Sữa ong chúa có khả năng chống mệt mỏi, hạ gục stress.
- Tắm nước nóng buổi sáng giúp đầu óc bạn tỉnh táo. Sau đó, nạp căng năng lượng bằng
một bữa sáng thịnh soạn để bắt đầu ngày mới.
4. Ngủ trưa
Sau bữa ăn trưa, bạn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể chậm chạp và đầu óc mất tập trung.
Giải pháp: Hãy chợp mắt chừng nửa tiếng để bắt tay hiệu quả vào công việc buổi chiều. Một
nghiên cứu đã kết luận rằng những “tín đồ” ngủ trưa ít bị đột quỵ hơn những người không có
thói quen này.
5. Lịch sinh hoạt ổn định
Vì lạnh nên bạn thường cố nán lại trên giường. Tuy nhiên, ngủ nướng chỉ khiến bạn cảm
thấy mệt mỏi và khó tập trung.
Giải pháp: Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định trong ngày. Dù có là ngày
nghỉ thì cũng đừng cố ngủ đến tận trưa. Sự phá vỡ đồng hồ sinh học trong cơ thể sẽ biến
sáng thứ hai thành một ngày mệt mỏi và vất vả!
6. Vận động cơ thể
Gió lạnh cộng với mưa khiến tinh thần thể thao của bạn sụp đổ hoàn toàn. Kết quả là cơ thể
ì ạch, người mệt mỏi và kém nhanh nhẹn.
Giải pháp: Hãy duy trì môn thể thao bạn thường luyện tập hoặc tìm kiếm những hình thức
vận động khác phù hợp với bản thân trong mùa đông như đi bộ, nhảy dây và thậm chí là bơi
lội…
7 thực phẩm đánh bật “mùi” hơi thở
Thứ Năm, 06 Tháng một 2011, 16:01 GMT+7
Hơi thở có mùi thường khiến chúng ta trở nên mất tự tin. Mách bạn 7 loại thực
phẩm thông thường trong cuộc sống hàng ngày có thể đánh bật hơi thở “rau mùi”
một cách hiệu quả!
1. Sữa tươi
Sau khi ăn thức ăn có tỏi, miệng thường có mùi rất khó chịu. Lúc đó uống một cốc sữa tươi

có thể đánh bật mùi này trong hơi thở ngay lập tức.
2. Chanh
Chanh tính chua, vị hơi đắng, có tác dụng giải khát, giải cảm. Bạn có thể thêm chút bạc hà
vào ly nước chanh tươi để tạo nên thức uống giúp đánh bật hơi thở có mùi.
3. Rau mùi tây
Loại rau này có tác dụng hỗ trợ tiêu trừ các mùi lạ, đặc biệt là mùi thuốc lá. Nếu nhất thời
không thể tìm được mùi tây thì rau thơm, bạc hà cũng có tác dụng đánh bật mùi lạ trong
miệng. Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nên nhai các loại rau này càng lâu càng tốt. Các
loại rau trên cũng rất tốt cho hệ tiêu hoá.
4. Vỏ quýt
Vỏ quýt không chỉ giúp đánh bật hơi thở “rau mùi”, mà còn có hương thơm dễ chịu, cùng
công dụng thuận khí bổ tì.
5. Sữa chua
Theo nghiên cứu mới nhất, mỗi ngày duy trì ăn sữa chua có thể làm giảm hàm lượng khí lưu
huỳnh trong khoang miệng. Bởi loại thực phẩm này chính là khắc tinh của hơi thở nặng mùi.
Ăn sữa chua theo lịch định trước sẽ giúp ngăn chặn quá trình sinh sản của các vi khuẩn có
hại trong khoang miệng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ sữa chua tự nhiên mới có thể làm nên
điều tuyệt diệu này, sữa chua có đường không có công hiệu trên.
6. Mật ong
Mỗi sáng thức dậy, bạn nên uống 1 ly nước ấm có hoà 1 thìa mật ong khi bụng còn đói. Mật
ong có tác dụng nhuận tràng, giúp đánh bật các hơi thở “rau mùi” gây ra bởi các vấn đề về
đường ruột.
7. Bưởi
Bưởi không chỉ có tác dụng đánh bật hơi thở “rau mùi” sau khi uống rượu; còn kiện tì, hỗ
trợ tiêu hoá, giúp tiêu đờm, tiêu khí trong dạ dày, và giải độc rượu.
Theo Dân trí
4 loại nước không nên uống khi ngủ dậy
Thứ Năm, 18 Tháng mười một 2010, 16:11 GMT+7
Một ngày uống đủ 7-8 ly nước sẽ giúp khỏe hơn, da dẻ mịn màng hơn. Tuy nhiên
vào buổi sáng sau khi thức dậy, có những loại nước bạn không nên uống.

Nước muối
Một số người cho rằng uống nước muối loãng vào buổi sáng tốt cho sức khỏe nhưng đây là
suy nghĩ sai lầm.
Nước muối, uống vào mùa hè khi mồ hôi ra nhiều là cần thiết, nhưng uống vào buổi sáng
không mang lại lơi ích gì mà còn nguy hại cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu, sau một đêm dài, cơ thể mất nhiều nước, nếu uống thêm nước muối loãng
vào buổi sáng chỉ càng làm khô miệng và mất nước hơn. Hơn nữa, uống nước muối buổi
sáng nguy hiểm cho những ai bị huyết áp cao.
Nước để quá lâu
Nước uống sau khi đun xong cũng chỉ uống trong thời gian ngắn, nếu để tuần này qua tuần
khác các chất nitơ trong nước chuyển thành nitrite. Ngoài ra, khi để lâu không tránh khỏi sự
xâm nhập vi khuẩn ô nhiễm, càng đẩy nhanh tiến độ phân hủy các chất hữu cơ có chứa nitơ,
nitrit.
Sau khi uống nước này, nitrite và hemoglobin sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của oxy trong
máu.
Vì vậy, nước để trong phích vài ngày, một số dư lượng trong nước thay đổi. Tốt nhất không
nên để quá 24 giờ.
Ngoài ra, nước đóng chai, nước tinh khiết, nước khoáng sau khi mở 3 ngày cũng không nên
uống.
Nước có ga, có tính kích thích
Buổi sáng sau khi thức dậy, không nên uống nước quả đóng hộp, coca cola, nước ngọt, cà
phê, trà… . Nước giải khát có ga và nước coca cola có chứa acid citric làm tăng tốc độ bài
tiết canxi làm canxi trong máu thấp hơn. Nếu duy trì thói quen này có thể gây ra thiếu hụt
canxi.
Nước trái cây, cà phê cũng hạn chế uống vào buổi sáng sớm, vì các chất này không thể bổ
sung nước khi cơ thể đang thiếu hụt mà còn gây hại cho đường tiêu hóa.
Uống nước trực tiếp từ vòi
Dù là nước máy, nhưng không nên lấy nước trực tiếp từ vòi để uống vào buổi sáng, vì vẫn
còn ô nhiễm và dư lượng vi sinh vật có thể ẩn một mối đe dọa đối với sức khỏe con người,
gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính.

Người bị suy thận nên kiêng ăn gì?
Người suy thận nên hạn chế ăn các loại đậu
Với người suy thận, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng,
cholesterol và hàm lượng đường trong máu, làm bệnh tiến triển chậm.
Trong đó, việc kiểm soát chế độ ăn, uống là điều hết sức cần thiết và lượng thức ăn đảm
bảo giá trị dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng.
Muối là nguyên nhân chính gây bệnh thận mạn tính. Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước
trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận làm tăng gánh nặng cho thận.
Các bác sĩ khuyến cáo, những người mắc bệnh về thận cần phải ăn nhạt và không nên ăn
quá 2 - 4g muối mỗi ngày. Người bị tăng huyết áp kèm theo thì nên hạn chế dùng muối đến
mức thấp nhất.
Người mắc bệnh thận cũng nên hạn chế ăn chất đạm vì việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ
tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận.
Hạn chế dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn, nên chọn phương pháp chế biến là luộc hay
nướng.
Đối với bệnh nhân bị suy thận phải ăn chế độ ăn giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với
bình thường (khoảng 2.000 kcalo/ ngày), chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 - 6 bữa/ngày.
Nếu ăn không đủ năng lượng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể. Cơ thể sẽ đốt
cháy mỡ và đạm của các tổ chức mô làm cho cơ thể gầy yếu, đồng nghĩa với việc tăng hàm
lượng chất độc và lúc này chế độ ăn hạn chế đạm sẽ là vô nghĩa.
Hàm lượng kali có thể tăng cao ở bệnh nhân suy thận hoặc đối với những ai đang phải lọc
thận. Hàm lượng rất cao chất này có thể gây nguy hiểm và khiến tim ngừng đập. Kali có
nhiều trong những thực phẩm như: đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi,...
Cần phải hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều phospho như: phô-mai, gan, các loại đậu,...
Khi hàm lượng phospho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh
liên quan tới xương.
Không nên ăn các đồ kích thích như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi; không ăn thức ăn chua, không ăn
các loại nấm, không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, thịt cá xông
khói,...
Không nên uống rượu, bia, các loại nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri. Có

thể uống các loại nước như nước mưa đun sôi, nước hoa quả tươi,... Tuy nhiên, lượng nước
bổ sung cho cơ thể cũng cần được theo dõi kỹ.
Nếu không phải lọc thận, đừng hạn chế lượng nước bổ sung mà hãy uống khi nào cảm thấy
khát. Nếu cơ thể giữ nước, nên hạn chế dùng muối. Vì khi dùng muối cơ thể sẽ không kiểm
soát được lượng nước và lúc nào cũng cảm thấy khát.
Các thức ăn tốt cho bệnh nhân thận như gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây và
các loại rau khác. Người bệnh thận có thể uống sữa, không hạn chế các thức ăn chay. Nên
ăn các loại trái cây tốt cho thận như táo, dưa hấu, lê,...
Người suy thận cũng cần ăn uống đầy đủ bốn thành phần là chất đường bột, chất đạm, chất
béo và chất khoáng - vitamin như người bình thường.
Thực đơn trung bình cho người suy thận hằng ngày: Bột đường 300g - 450g; béo 45 - 55g,
đạm 20 - 27g, khoáng - vitamin như người bình thường, tổng số calo năng lượng 1.600-
2.000 kcalo. Nên hạn chế chất đạm, uống nước vừa phải và hạn chế muối ăn, hạn chế thức
ăn giàu kali.
Uống sữa giảm nguy cơ tiểu đường
Các nhà khoa học thuộc trường Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) phát hiện: uống sữa
thường xuyên có thể giúp giảm tới 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các sản phẩm từ sữa rất giàu là axit trans-palmitoleic, có tác dụng giúp ngăn ngừa tiểu
đường tuýp 2 rất hiệu quả, theo nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc
trường Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ).
Trái với quan niệm rằng bệnh nhân tiểu đường không nên ăn đường và sữa, các nhà khoa
học thuộc trường Y tế cộng đồng Harvard đã phát hiện thấy rằng uống sữa thường xuyên có
thể giúp giảm tới 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi các chỉ số về đường huyết, insulin và nồng độ axit
béo của hơn 3.7000 tình nguyện viên trong vòng 20 năm. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát
hiện thấy rằng nồng độ axit trans-palmitoleic càng cao thì nồng độ cholesterol và insulin
trong máu càng thấp. Ở những người có nồng độ axit trans-palmitoteic cao nhất, nguy cơ
tiểu đường tuýp 2 giảm tới 60%.
Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Các nghiên cứu
trước đó chưa chỉ rõ nguyên nhân vì sao sữa giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Và đây là

nghiên cứu đầu tiên chúng tôi chỉ ra được một chất cụ thể có tác dụng phòng ngừa bệnh”.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cho rằng họ vẫn cần tiến hành thêm
những thử nghiệm trên phạm vi rộng hơn, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về mức độ
ảnh hưởng của các sản phẩm từ sữa đối việc ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.
“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành những thử nghiệm trên một nhóm người lớn hơn
để đưa ra kết luận chính xác về tác dụng của sữa đối với bệnh tiểu đường tuýp 2”, tiến sĩ
Gokhan Hotamisligil, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.
3 thực phẩm nên ăn trước khi ngủ
Thứ Năm, 06 Tháng một 2011, 14:01 GMT+7
Rất nhiều người muốn ăn hoặc uống chút gì đó trước khi đi ngủ nhưng lại sợ sẽ bị
tăng cân. Chuối, trà hoa cúc và sữa nóng đều rất tốt cho giấc ngủ mà không gây
béo.
1. Chuối
Các chuyên gia khuyên rằng trước khi đi ngủ nên ăn chuối vì chuối chính là liều thuốc an
thần. Ngoài việc có thể bình ổn serotonin và melatonin, chuối còn chứa magnesium - một
chất có khả năng khiến các cơ được thư giãn trong lúc ngủ.
2. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước
khi đi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ sâu và ngon hơn.
3. Sữa nóng
Rất nhiều người đều biết một cốc sữa nóng sẽ rất có lợi cho giấc ngủ. Bởi sữa có chứa
tryptophan- một chất có tác dụng gây buồn ngủ. Một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ sẽ không
làm chúng ta bị tăng cân mà sẽ bổ sung canxi cho cơ thể./.
Ăn mặn sẽ hủy hoại nhan sắc
Chủ Nhật, 02 Tháng một 2011, 13:01 GMT+7
Theo kết luận mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản, ăn quá mặn không những
gây hại cho sức khỏe mà còn khiến nhan sắc của bạn tàn phai nhanh chóng theo
thời gian.
Nếp nhăn, vết chân chim, đốm đen trên mặt ngày càng tăng
Những người có thói quen hay sở thích ăn thực phẩm có lượng muối lớn thường dễ dàng bị

các đốm đen, thô ráp xuất hiện trên da, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm như mặt, cổ…
Những nốt đốm đen vàng này xuất hiện rõ nét nhất sau khi ra nắng, đồng thời những nếp
nhăn cũng do đó mà không ngừng tăng cao.
Ăn quá mặn sẽ làm tăng số lượng ion natri trong cơ thể, dễ làm cho các tế bào trên da vùng
mặt bị mất nước từ đó làm cho da bị lão hóa nhanh chóng, thời gian lâu dần sẽ hình thành
nhiều nếp nhăn.
Xuất hiện nhiều nốt tàn nhang (tàn hương), nốt màu nâu vàng trên da
Việc nạp quá nhiều thực phẩm có nồng độ muối cao không những làm cho sắc mặt đen vàng
mà còn có thể gây ra những nốt tàn nhang trên gò má.
Nếu đồng thời ăn các thực phẩm mặn với những thực phẩm giàu mỡ động vật hay giàu đạm
sẽ càng làm tăng và rõ nét thêm những vết thâm nám trên da mặt do gan phải hoạt động
hết công suất để thanh lọc những thực phẩm mặn, béo, giàu đạm trên.
Muốn có làn da khỏe mạnh, tươi sáng biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất là nên uống
nhiều nước, hạn chế ăn các thực phẩm mặn, giúp thanh lọc những độc tố trên da. Mỗi ngày
nên kiểm soát hàm lượng muối vào cơ thể, tốt nhất là dưới 6 gam/ ngày.
Tóc khô xơ, dễ gãy rụng
Ăn quá mặn không chỉ gây rối loạn quá trình trao đổi chất dinh dưỡng mà còn gây rụng tóc,
tóc trở nên khô hơn.
Theo lý luận của Đông y, thận khí thịnh sẽ làm tóc đen bóng, thận suy lại làm tóc khô, dễ
gãy rụng. Khi ăn quá mặn, thận phải “tăng tốc” thực hiện quá trình thanh lọc các chất trong
cơ thể, thêm gánh nặng của thành phần muối cao làm thận hoạt động quá tải, dễ bị tổn
thương.
Những nghiên cứu của Nhật Bản gần đây cũng cho thấy, ăn mặn sẽ làm tăng gánh nặng cho
thận, tiếp đó gây trở ngại cho quá trình bài tiết natri làm cho huyết áo tăng cao, rối loạn
chuyển hóa protein, cản trở sự hình thành protein trong tóc làm cho màu sắc của tóc bị nhạt
đi thậm chí khô và gãy rụng.
Mặt bị sưng phù
Nguyên nhân làm cho mặt bị sưng phù rất phức tạp, trong đó ăn mặn là một trong những
nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Nạp quá nhiều muối vào cơ thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa nước và các chất dinh

dưỡng, các phân tử nước sẽ bị ngưng tụ lại, dồn nén trong cơ thể từ đó gây ra hiện tượng
sưng phù. Nên ăn ít thực phẩm mặn, uống nhiều nước mới mong cải thiện được gương mặt
sưng phù, mất mỹ quan.
Ớt cay làm giảm huyết áp
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết các chất capsaicin, tạo nên vị cay của ớt, có
vẻ như giúp giảm huyết áp.
Một công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc, được đăng trên tạp chí
khoa học Cell Metabolism, cho thấy các chất capsaicin, tạo nên vị cay của ớt, có vẻ như giúp
giảm huyết áp.
Theo các nhà khoa học này, việc sử dụng dài hạn chất capsaicin trong ớt có thể giúp giảm
huyết áp trong loài chuột. Chất này kích hoạt phần tiếp hợp của tế bào thành mạch máu.
Khi đã được kích hoạt, những tế bào này sản xuất ra ôxit nitơ, một phân tử có chức năng
bảo vệ mạch máu chống viêm và giữ cho mạch máu hoạt động bình thường.
Tác giả công trình nghiên cứu này, TS. Zhiming Zhu thuộc Trường Đại học Quân y 3 ở Trùng
Khánh, Trung Quốc, nói rằng đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về tác dụng của việc sử
dụng dài hạn chất capsaicin đối với huyết áp.
Tại miền Đông Bắc Trung Quốc, tỷ lệ người bị huyết áp cao trong dân số là 20%, còn miền
Tây Nam Trung Quốc, tỷ lệ này là từ 10 - 14%. Zhu nói rằng người dân vùng Tây Nam Trung
Quốc, trong đó có Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam và Hồ Nam thích ăn những món cay có
nhiều ớt.
Các dấu hiệu trên móng tay cần lưu ý
Chúng ta có thể nhận biết tình trạng sức khoẻ của bản thân mình qua các biểu hiện
trên móng tay.
Phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể
Một bộ móng chắc khoẻ sẽ phản ánh tình trạng dinh dưỡng đầy đủ của cơ thể. Những thứ
chúng ta ăn hàng ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như cho
móng tay.
Những dinh dưỡng cần thiết giúp móng khoẻ mạnh cũng là những dinh dưỡng thiết yếu cho
cơ thể bao gồm: axit béo omega 3, các loại prôtêin và sắt. Các biểu hiện trên móng tay có
thể phản ánh tình trạng thiếu một số loại dinh dưỡng, chẳng hạn như: chất sắt, biotin và

protein.
Ví dụ như khi bị thiếu sắt, móng tay sẽ thể hiện rõ màu sắc phần biểu bì trên móng rất nhợt
nhạt. Khi tình trạng thiếu sắt trở nên nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng có
tên khoa học là koilonychia khiến cho móng tay phát triển thay đổi hình dáng, móng trở nên
mỏng hơn và bị lõm.
Báo hiệu nguy cơ tổn thương móng
Khi tình hình sức khoẻ yếu, biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện của
các nốt nhỏ màu trắng (leukonychia) trên lớp sừng của móng. Ban đầu chúng vô hại, song
móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ
gãy.
Trong một vài trường hợp bị thương tổn, móng có thể xuất hiện các vệt nhỏ có màu sẫm
trên bề mặt móng (hiện tượng này có tên khoa học là onycholysis). Chúng hình thành do
hiện tượng chảy máu bên dưới lớp móng. Liệu tình trạng bệnh lý nào đó có thể khiến cho
các mạch máu trở nên yếu và rất dễ bị tổn thương như vậy?
Khi các mạch máu bên trong lớp biểu bì bên dưới lớp móng bị vỡ, gây chảy máu, máu tích lại
tạo thành các vệt có màu đỏ hoặc thẫm bên dưới lớp móng.
Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể gặp phải một trong các vấn đề như dị ứng, nhiễm
khuẩn, bệnh vảy nến hoặc do ung thư.
Phản ánh tình trạng lo lắng và stress
Không ít người thường cắn móng tay khi bị căng thẳng và điều đó được xem như một thói
quen. Theo kết quả một cuộc điều tra khoảng 50% số trẻ nhỏ từ 10 - 18 tuổi có thói quen
gặm móng tay. Càng lớn lên, thói quen này dần được từ bỏ.
Khi ở vào độ tuổi 18 - 22 tuổi, số người có thói quen cắn móng tay giảm xuống còn 23%, và
đến 30 tuổi, hầu hết mọi người đều từ bỏ thói quen này. Tuy nhiên, nó có thực chỉ là một
thói quen như nhiều người vẫn nghĩ?
Thực chất đó là một hành động thường xảy ra khi hệ thần kinh bị căng thẳng, khi một người
cảm thấy bồn chồn hoặc bị stress...việc cắn móng tay rất có hại. Đôi khi nó gây trầy xước lớp
biểu bì ở móng tay, gây nhiễm trùng cho ngón tay và cả đường miệng.
Báo hiệu nguy cơ nhiễm trùng
Hiện tượng sưng tấy, đỏ và ngứa ở vùng da quanh móng tay là một dấu hiệu cho biết có vấn

đề đang xảy ra với cơ thể bạn. Cụ thể thì đó có thể là triệu chứng của việc bị nhiễm khuẩn,
nấm...
Loại khuẩn phổ biến nhất mà nhiều người dễ mắc phải đó là staphylococcus và các khuẩn
gây ra mụn cóc trên tay. Các trường hợp nhiễm khuẩn này không phải là vấn đề lớn đối với
sức khoẻ, song nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó có thể khiến cho hệ miễn
dịch của cơ thể bị suy yếu.
Các bác sĩ cũng cảnh báo: Ngoài việc giữ vệ sinh móng sạch sẽ, bất cứ khi nào phát hiện
thấy các dấu hiệu lạ trên móng tay như: móng trở nên dày, sần sùi và thay đổi màu sắc bất
thường, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám để phát hiện nguyên nhân và ngăn chặn kịp
thời các tác nhân gây hại cho sức khoẻ.
Vi khuẩn và đôi khi cả virut cũng có thể tấn công các vùng da quanh móng, gây ra hiện
tượng gãy móng, hoặc thối móng... Tình trạng này có thể lây lan từ người này sang người
khác, và để điều trị, các bác sĩ sẽ phải tiến hành làm lạnh hoặc sử dụng hoá chất để diệt
khuẩn.
Báo hiệu các vấn đề khác
Có 5 dấu hiệu thay đổi trên móng mà bất kỳ ai cũng đều cần phải lưu ý, bởi nó có thể khiến
cho tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu
này bao gồm: tình trạng thay đổi màu sắc bất thường, long móng, sần sùi, xuất hiện hiện
tượng lõm và phát triển theo hình dạng lạ...
Các nghiên cứu cho thấy: các dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng
có thể là dấu hiệu của bệnh gan; màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và
màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu
hiệu của chứng bệnh phổi. Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong
máu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng. Các vết rỗ trên bề mặt móng
(khiến bề mặt móng không trơn, phẳng) có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến.
Khi nghiêm trọng, nó có thể dẫn tới gãy móng, tổn thương lớp biểu bì. Và các đường viền
màu sắc lạ: chẳng hạn như trên bề mặt móng xuất hiện một đường viền xẫm màu bên dưới
bề mặt lớp móng, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thay đổi sắc tố da.
7 thực phẩm đánh bật “mùi” hơi thở

Thứ Năm, 06 Tháng một 2011, 16:01 GMT+7
Hơi thở có mùi thường khiến chúng ta trở nên mất tự tin. Mách bạn 7 loại thực
phẩm thông thường trong cuộc sống hàng ngày có thể đánh bật hơi thở “rau mùi”
một cách hiệu quả!
1. Sữa tươi
Sau khi ăn thức ăn có tỏi, miệng thường có mùi rất khó chịu. Lúc đó uống một cốc sữa tươi
có thể đánh bật mùi này trong hơi thở ngay lập tức.
2. Chanh
Chanh tính chua, vị hơi đắng, có tác dụng giải khát, giải cảm. Bạn có thể thêm chút bạc hà
vào ly nước chanh tươi để tạo nên thức uống giúp đánh bật hơi thở có mùi.
3. Rau mùi tây
Loại rau này có tác dụng hỗ trợ tiêu trừ các mùi lạ, đặc biệt là mùi thuốc lá. Nếu nhất thời
không thể tìm được mùi tây thì rau thơm, bạc hà cũng có tác dụng đánh bật mùi lạ trong
miệng. Để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nên nhai các loại rau này càng lâu càng tốt. Các
loại rau trên cũng rất tốt cho hệ tiêu hoá.
4. Vỏ quýt
Vỏ quýt không chỉ giúp đánh bật hơi thở “rau mùi”, mà còn có hương thơm dễ chịu, cùng
công dụng thuận khí bổ tì.
5. Sữa chua
Theo nghiên cứu mới nhất, mỗi ngày duy trì ăn sữa chua có thể làm giảm hàm lượng khí lưu
huỳnh trong khoang miệng. Bởi loại thực phẩm này chính là khắc tinh của hơi thở nặng mùi.
Ăn sữa chua theo lịch định trước sẽ giúp ngăn chặn quá trình sinh sản của các vi khuẩn có
hại trong khoang miệng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ sữa chua tự nhiên mới có thể làm nên
điều tuyệt diệu này, sữa chua có đường không có công hiệu trên.
6. Mật ong
Mỗi sáng thức dậy, bạn nên uống 1 ly nước ấm có hoà 1 thìa mật ong khi bụng còn đói. Mật
ong có tác dụng nhuận tràng, giúp đánh bật các hơi thở “rau mùi” gây ra bởi các vấn đề về
đường ruột.
7. Bưởi
Bưởi không chỉ có tác dụng đánh bật hơi thở “rau mùi” sau khi uống rượu; còn kiện tì, hỗ

trợ tiêu hoá, giúp tiêu đờm, tiêu khí trong dạ dày, và giải độc rượu.
Những thức ăn khiến bạn mau già
Bạn muốn tuổi già chậm “gõ cửa”? Vậy hãy suy nghĩ kỹ trước khi dùng những thực
phẩm chứa nhiều chất béo hoặc đường...
Theo Báo The Straits Times dẫn lời các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Bệnh viện Đa khoa
Changi (Singapore), sau đây là một số thực phẩm khiến tuổi thanh xuân sớm vẫy tay chào
bạn:
Nước uống chứa carbonate
Đây là loại nước uống chứa nhiều đường song lại không có dinh dưỡng, theo bà Teo Kiok
Seng, một chuyên gia dinh dưỡng ở Singapore.
Bà Teo cho biết: “Đường trong loại thức uống này có thể dẫn tới béo phì, qua đó làm tăng
nguy cơ bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ”.
Một cuộc nghiên cứu ở trường Y Harvard (Mỹ) cho thấy, uống một lon nước carbonate mỗi
ngày trong suốt một năm có thể khiến bạn tăng 7 kg.
Xúc xích
Bà Jaclyn Reutens, một chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Tư vấn thể thao và dinh dưỡng
Aptima, cho biết xúc xích thường được làm từ thịt nhiều mỡ. Khi bạn ăn xúc xích, hóa chất
và phụ gia được thêm vào xúc xích khiến gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể.
Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ nếu bạn không muốn tuổi già đến sớm.
Cà phê
Điều mà mọi người ít khi biết đến là chất caffeine có trong cà phê lại “đánh thức” hormone
gây căng thẳng và khiến loại hormone này duy trì ở hàm lượng cao trong nhiều giờ sau khi
uống vào.
“Một trong những tác nhân góp phần khiến tuổi già đến sớm là loại hormone gây căng thẳng
cortisol. Hàm lượng cao cortisol làm yếu cơ bắp”, chuyên gia Teo cho hay. Còn theo chuyên
gia Reuters, quá nhiều caffeine trong cơ thể sẽ gây mất nước.
Khoai tây chiên
Do khoai tây được chiên ở nhiệt độ cao, dẫn đến việc hình thành nhiều chất trans-fat, chất
béo gây hại cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo trans-fat làm tăng nguy cơ mắc
bệnh tim mạch, theo bà Teo.

Bánh ngọt
Bánh ngọt chứa nhiều đường, dễ dẫn tới béo phì. Hầu hết các loại bánh ngọt, bánh nướng
thường được làm từ dầu đã được hydro hóa, vốn thường chứa trans-fat.
Trans-fat là chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì gây giảm cholesterol tốt và tăng
cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, đường và trans-fat khi kết hợp với nhau sẽ buộc gan và tuyến tụy hoạt động nhiều,
đồng thời khiến các cơ quan này tiếp xúc nhiều với các phân tử gốc tự do, theo chuyên gia
Reuters.
Nếu chúng ta không bổ sung đủ chất chống ô-xy hóa để tiêu diệt các phân tử gốc tự do,
chúng ta trở nên mau già và có nguy cơ mắc nhiều bệnh, chuyên gia Reuters nhấn mạnh.
Thịt đỏ
Thịt đỏ chứa protein, cần thiết cho việc phục hồi mô, nhưng quá nhiều protein động vật có
thể gây mất can-xi trong xương. Điều này làm tăng nguy cơ bị loãng xương, theo bà Teo.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở tuổi trung niên bổ sung hàm lượng cao protein có thể dẫn đến
bệnh viêm khớp.
Chớ xem thường chứng mất trí nhớ tạm thời
Thứ Tư, 29 Tháng mười hai 2010, 11:12 GMT+7
Công việc bận rộn, áp lực học hành đã khiến chứng
mất trí nhớ tạm thời (MTNTT) không còn là “độc
quyền” của người có tuổi hay các bệnh nhân tâm
thần mà đang lây lan rất nhanh trong những người
trẻ.
Không nên xem thường
Trong cuộc sống hằng ngày, chuyện quên số điện thoại người thân hay gặp người quen
nhưng bỗng dưng không nhớ ra tên… là bình thường. Đó có thể là thời điểm trí não không
tập trung hoặc do sự kiện nào đó lâu không được nhắc lại nên không thể nhớ ra ngay.
Nhưng khi sự việc trên được lặp đi lặp lại thì đó là dấu hiệu của chứng MTNTT. Mới 27 tuổi
nhưng Thanh S. (kỹ sư công nghệ thông tin) thường xuyên quên trước quên sau. Nhiều lần
ăn trưa với bạn, anh quên cả xe máy ở quán, lững thững đi bộ về cơ quan. Bản thân anh
gặp không ít phiền phức khi thường xuyên phải đi tìm giấy tờ, tài liệu. Thậm chí nhiều lần,

đồng nghiệp cùng phòng được dịp cười vỡ bụng khi thấy anh hớt hải đi tìm kính, trong khi
Cần tham gia vào những buổi
chuyên đề như thế này để giảm
áp lực, phòng tránh chứng
MTNTT
vẫn đang đeo nó trên mũi. Nguy hiểm hơn, có lần khi đang đấu nối dây điện, người ngứa
ngáy, anh cứ cầm dây điện lên… gãi. Sau lần hút chết vì điện giật, Thanh S. đến bệnh viện
khám và được bác sĩ cho biết bị MTNTT. Còn Kim A. (làm nghề kế toán) thì quên không tắt
đèn khi đi làm, quên đến lớp đón con, quên sinh nhật ông xã, con cái, ngày cưới…
Trên thực tế, nhiều người có biểu hiện như anh Thanh S. hoặc chị Kim A. lại không hề biết
mình mắc bệnh và thường không để ý đến do hoạt động xã hội chưa bị ảnh hưởng nhiều.
Chỉ một số ít khi thấy các triệu chứng khác xuất hiện như lo lắng, mất ngủ mới đi khám và
biết mình bị bệnh MTNTT. Nhưng, có tới 90% những người phát hiện ra mình hay quên
thường không đủ can đảm đến gặp bác sĩ tư vấn hoặc đi khám mong tìm ra gốc bệnh
MTNTT có thể gây nguy hiểm tính mạng cho những người làm nghề thợ xây, thợ điện, lái xe,
bác sĩ… Nguyên nhân của căn bệnh này có thể là trầm cảm, giai đoạn khởi phát của bệnh
tâm thần, sau stress… Không khó khăn để điều trị bệnh nếu biết kết hợp dùng thuốc (tùy
theo bệnh) và liệu pháp tâm lý. Thế nhưng, nếu không được khám và điều trị đúng hướng,
lâu ngày các hậu quả nặng nề sẽ xuất hiện như bệnh lý thần kinh, trầm cảm nặng hơn, thậm
chí có thể dẫn đến tự sát.
Để phòng bệnh, cần phải thay đổi lối sống, dẹp bỏ các áp lực, tạo điều kiện nghỉ ngơi, thư
giãn, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chăm tập thể dục thể thao. Còn khi đã bị bệnh, cách
tốt nhất là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị đúng cách.
Để có một trí óc minh mẫn
Để trí óc minh mẫn và sắc sảo, bạn hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây: Thường xuyên
luyện tập trí não(những cơ bắp không được sử dụng thường xuyên sẽ bị teo tóp lại. Não
cũng không ngoại lệ. Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe trí não, bạn phải luyện tập bằng cách
đọc sách. Bạn có thể thực hiện các bài tập luyện trí não như giải ô chữ và các câu đố, hoặc
làm tính nhẩm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia mà không cần sử dụng tới máy tính); duy
trì sự tập trung (trí óc của bạn khó lưu giữ một cách hiệu quả các thông tin mới mà bạn vừa

học. Vì thế, khi học, bạn phải tập trung cao độ. Để giúp trí nhớ bền lâu, khi học bài, bạn nên
đọc to những bài học của mình lên. Trong trường hợp bạn muốn ghi nhớ tên của một người
mới gặp, cố gắng gọi lớn tên người đó vài lần); ăn các loại thực phẩm bổ não(theo các
chuyên gia, có những loại thực phẩm nhất định có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe của trí
não
10 thực phẩm ngừa ung thư vú
10 loại thực phẩm sau đây không những giúp bữa ăn của bạn thêm dinh dưỡng và
ngon miệng mà còn hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát phòng chống ung thư vú.
1. Hạt lanh
Với thành phần chủ yếu là acid béo omega 3 và lignans cây trồng, các nhà khoa học gọi lanh
là “ nhà máy siêu thực phẩm mạnh mẽ nhất”của cơ thể trong công cuộc chống lại ung thư
vú.
Trong một nghiên cứu gần đây tại Đại học Toronto, phụ nữ bị ung thư vú được thử một vài
muỗng canh hạt lanh hàng ngày và kết quả một vài tuần sau đó, tất cả các khối u đã bị thu
hẹp.
Thêm 2-3 muỗng canh hạt lanh với sữa chua, hoặc rắc vào ngũ cốc, bột yến mạch, bánh
nướng xốp... sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ các dưỡng chất trong hạt lanh được dễ dàng hơn.
2. Củ nghệ
Là thực phẩm phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ, nghệ là một chất chống viêm mạnh hơn gấp
300 lần với thành phần chủ yếu là vitamin E, C.
Ngoài ra nghệ còn có tác dụng cắt giảm một nửa nguy cơ ung thư vú nếu như được sử dụng
đều đặn hàng ngày. Nó cũng kích thích men gan, giúp cho cơ thể loại bỏ các độc tố estrogen
xấu.
3. Chất xơ
Những phụ nữ áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp bản thân giảm 54% nguy cơ mắc
bệnh ung thư vú.
Chất xơ không hòa tan (tìm thấy trong thực phẩm như đậu xanh, hạt và bột lúa mì khác) liên
kết với estrogen trong ruột, loại bỏ các khối u khỏi cơ thể. Nó cũng làm chậm sự hấp thụ
carbohydrate và chất béo có hại.
4. Các loại rau họ cải

Indole-3-carbinols có trong các loại rau như bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, rau cải, cải xoăn,
cải Brussels giúp làm chậm sự phát triển của các estrogen xấu - nguyên nhân trực tiếp gây
sự phát triển các khối u trong tế bào núi đôi và đông thời ngăn không cho chúng phân chia
nhanh hơn.
Rau họ cải còn chứa một hợp chất gọi là diindolylmethane (DIM) giúp giải độc estrogen trong
cơ thể.
5. Cá
Cá được biết đến như một thực phẩm có nồng độ chất béo omega-3 vô cùng cao, hỗ trợ đắc
lực cho cơ thể chống lại căn bệnh ung thư quái ác.
Tuy nhiên các nhà khoa học cảnh báo rằng cá cũng có thể đồng thời chứa rất nhiều chất
độc, vì vậy kết hợp cá với hạt lanh trong bữa ăn sẽ giúp loại bỏ các chất độc trong có trong
loại thực phẩm này.
6. Trà xanh
Người Trung Quốc đã biết khai thác triệt để những lợi ích y học của trà xanh từ hơn 4.000
năm nay.
Trà xanh ức chế sự phát triển của bệnh ung thư và giảm sản xuất estrogen trong cơ thể.
Uống 6 đến 8 ly một trà xanh mỗi ngày thay vì caffein sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung
thư một cách rõ rệt.
7. Đậu tương
Lượng đậu tương đầy đủ trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung
thư vú từ 30 đến 50%.
Đậu tương có chứa genistein - một loại estrogen thực vật đã được chứng minh có thể ngăn
chặn sự phát triển khối u, ngăn chặn di căn và chặn lưu lượng máu đến các khối u không
cho nó phát triển thêm.
8. Dầu ôliu
Dầu ôliu rất tốt cho sức khỏe, trong đó đáng kể đến việc ngăn chặn một gene trong DNA
tham gia vào sự phát triển khối u của cơ thể.
Dầu ô liu cũng làm giảm "mật độ X quang vú" của vú - mật độ cao có liên quan đến ung
thư.
9. Nấm

Nghiên cứu cho thấy nấm có thể hạn chế sự tăng trưởng, hoặc thậm chí thu nhỏ kích cỡ hiện
có của khối u và tăng cường hệ miễn dịch của bạn (đặc biệt là mang lại lợi ích cho những
người trải qua hóa trị liệu).
10. Rong biển
Bạn cần một lý do để ăn sushi? Wakame và mekabu rong biển có thể giúp tiêu diệt tế bào
ung thư theo cách rất giống các loại thuốc hóa học trị liệu hiện nay.
Rong biển rất giàu i-ốt, là “hung thần “ của các tế bào ung thư vú.
5 thành phần nguy hiểm có trong đồ ăn hàng ngày
Bạn có biết, các chất làm ngọt, phẩm màu, chất bảo quản... có trong thực phẩm chế
biến sẵn đều vô cùng nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Dưới đây là 5 thành phần nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.
Sodium Nitrite
Đây là một loại chất bảo quản thường có trong xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và rất
nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn từ thịt.
Sodium Nitrite có tác dụng bảo toàn màu đỏ/hồng tươi của thịt và khiến cho món ăn đó trở
nên bắt mắt hơn. Thậm chí, ở mức độ nào đó, Sodium Nitrite còn có khả năng ngăn ngừa
ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, khi ăn phải một số lượng lớn, sodium nitrite sẽ phản ứng với axit có trong dạ dày
tạo ra và tạo ra nitrosamine - tác nhân chính gây ung thư.
Ngoài ra, sodium nitrite còn là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu, triệu chứng phổi tắc
nghẽn mãn tính. Các loại thịt không đỏ như thịt gà, cá là các loại thực phẩm tương đối an
toàn vì không chứa nitrat.
Excitotoxin
Excitotoxin thường có nhiều trong súp đóng hộp, sô-đa, xúc xích, sa lát, các đồ ăn chay bán
sẵn... Ngoài ra, excitotoxin còn được sử dụng như một loại gia vị trong hầu hết các loại thực
phẩm, như bột ngọt hoặc các loại gia vị ngọt được đặt cho các tên gọi khác nhau.
Excitotoxin về cơ bản là một loại axit amin có chức năng dẫn truyền thần kinh trong não.
Nhưng khi các tế bào não tiếp xúc với lượng excitotoxin quá lớn (thông qua ăn uống hàng
ngày) thì chúng bị kích thích mạnh và bắt đầu truyền các tín hiệu thần kinh với tốc độ rất
nhanh cho đến khi chúng hoàn toàn kiệt quệ. Nhiều giờ sau, những nơron này chết đột ngột,

như là chúng bị kích thích đến chết. Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu thần kinh gọi excitotoxin
là chất độc kích thích.
Đối với thai nhi và trẻ em, do các enzym bảo vệ trong não chưa phát triển đầy đủ, nên chưa
có khả năng tự “giải độc” cho mình. Chính vì thế, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên hạn chế
tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm chứa excitotoxin.
Gluten
Gluten là chất tinh bột có trong lúa mạch, lúa mỳ và lúa mạch đen. Gluten có thành phần là
gliadin - một dạng protein không hòa tan có thể gây ra chứng dị ứng hay rối loạn tiêu hóa do
không dung nạp gluten. Đó là một bệnh được gọi là “bệnh tạng”, có biểu hiện thoái hóa mô
trong của ruột làm cho không thể hấp thu được chất dẫn đến các rối loạn như thiếu máu,
tiêu chảy, chướng hơi, sụt cân và khối cơ bắp.
Những người nhạy cảm với gluten mà đang mắc các chứng tiểu đường, suy nhược cơ thể,
viêm khớp, loãng xương, viêm da, vảy nến và bệnh đa xơ cứng... thì các chứng bệnh này sẽ
trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể hấp thu gluten.
BHA và BHT
Butylated Hydroxyanisole (BHA) và Butylated Hydroxytoluene (BHT) được sử dụng để bảo
quản chất béo và ức chế sự hình thành của nấm men. Các thực phẩm như bơ, khoai tây
chiên, bia, ngũ cốc, thịt... đều chứa BHT hoặc BHA, thậm chí cả hai. BHT là chất chống oxy
hóa ở các chất béo để tránh cho sản phẩm bị ôi thiu.
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều các chất này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với sức
khỏe. BHT và BHA có thể gây khó khăn cho quá trình trao đổi chất, làm giảm cân, tổn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×