Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HD& Đề thi HSG cấp huyện môn Văn 7 năm 18-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.67 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG</b> <b>HDC GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 6, 7 CẤP HUYỆN</b>
<b> NĂM HỌC 2018-2019</b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN 7 </b>
<i>HDC này gồm 03 trang</i>
<b>Câu 1(4.0 điểm)</b>


* Yêu cầu chung:


- Viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn chỉ ra các biên pháp tu từ và phân tích tác dụng
của chúng. Diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi cú pháp, lỗi chính tả...


* u cầu cụ thể


- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:


- Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe
tiếng gà trưa. <b>(0.5đ)</b>


- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô
phỏng sát, đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có
tiếng gà vang vọng trong không gian. <b>(0,5đ)</b>


- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và
điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dịng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà
ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người. Tiếng gà mở đầu bài thơ
là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối
khổ thơ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, người chiến sĩ chìm trong giấy phút
trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ. Người chiến sĩ như thấy mình
được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục bước đường hành quân xa <b>( 1,5đ)</b>



- Trật tự đảo của kết cấu: <i>Nghe xao động nắng trưa</i> (nổi bật nghĩa bóng) với <i>Nghe</i>
<i>nắng trưa xao động</i> (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu
sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi
hồi, xao xuyến của tâm hồn<b>. (1,5đ)</b>


<b>Câu 2 (4.0 điểm)</b>


*Yêu cầu chung:


- Học sinh viết đúng dạng bài nghị luận xã hội.


- Hs có thể trình bày thành bài văn hoặc đoạn văn ngắn, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi
chính tả.


*u cầu cụ thể :


Hs có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau:


- Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những
người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện tình thương yêu của gia đình nọ với ông lão
mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ơng lão với những người khác bất hạnh
hơn mình. Đối với ơng lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã tặng cho mình,
nhưng món q ấy cịn q giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác – những người
thực sự cần nó hơn ơng. Trong con người nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, một
tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một điều
thú vị của cuộc sống, là niềm vui, hạnh phúc<b>...(1,5đ)</b>


- Nêu bài học sâu sắc về tình u thương: cảm phục tấm lịng của ơng lão và thấy được
ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay phải chịu sự bất hạnh thì con người vẫn
cần quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh hơn mình<b>.(0.5đ)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Được giúp đỡ người khác là niềm vui, nguồn hạnh phúc, là ý nghĩa của sự sống và là
cách nâng tâm hồn mình cao đẹp hơn. <b>(0,5đ)</b>


- Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau bất hạnh của người khác và cũng đừng
vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hịi, ích kỷ, sống trái với đạo lý của ông cha:
Thương người như thể thương thân. <b>(0,5đ)</b>


- Xác định thái độ của bản thân: đồng tình với cách sống biết yêu thương và giúp đỡ
mọi người. Phê phán cách sống ích kỷ, vô cảm trước nỗi đau của người khác. <b>(0,5đ)</b>
<b>Câu 3(12.0 điểm)</b>


<b>1. Yêu cầu chung</b>


Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:


- Viết bài văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định về văn học).


- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài,
trong đó có kết hợp giải thích, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài
thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác để làm phong phú thêm bài làm…


- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…


<b>2. Yêu cầu cụ thể (12 điểm)</b>
<b>a. Mở bài (0,5 điểm)</b>


- Giới thiệu khái qt: thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng
vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo



- Giới thiệu khái quát các bài thơ <i>“Sơng núi nước Nam”, “Phị giá về kinh”, “Buổi</i>
<i>chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”</i> đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước của dân tộc
ta…


<b>b. Thân bài (11 điểm)</b>


Bằng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu qua 3 văn bản trên, bài viết của học sinh làm sáng
tỏ tinh thần yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam. Học sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý cơ bản như sau:


<b>* Ý thứ nhất </b>(<b>1.0 điểm):</b> <b>Giải thích</b> về nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ
tình trung đại Việt Nam


- Là một nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam
nói riêng. Nội dung u nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú và đa


dạng… <i><b>0.5 điểm</b></i>


- Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý chí
quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị
của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện ở sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ,
bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã… <i><b>0.5 điểm</b></i>


<b>* Ý thứ hai </b>(<b>9.0 điểm</b>)<b>:</b> <b>Chứng minh</b> HS phân tích <b>nội dung và nghệ thuật</b> của ba bài
thơ để chứng minh


<b>+ Bài thơ </b><i><b>“Sông núi nước Nam”</b></i><b> : (3.0 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>“Sông núi nước Nam vua Nam ở</i>
<i>Vằng vặc sách trời chia xứ sở”</i>



- Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không được
xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại: <i><b>1.5 điểm</b></i>


<i>“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây</i>
<i>Chúng mày nhất định phải tan vỡ.”</i>
<b>+ Bài thơ </b><i><b>“Phò giá về kinh”</b></i><b>của Trần Quang Khải</b> <b>(3.0 điểm)</b>


- Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông-Nguyên
xâm lược: <i>“Chương Dương cướp giáo giặc</i> <i><b>1.5 điểm</b></i>


<i> Hàm Tử bắt quân thù”</i>


- Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần và niềm tin sắt
đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước: <i><b>1.5 điểm</b></i>


<i>“Thái bình nên gắng sức</i>
<i>Non nước ấy ngàn thu”</i>


<b>+ Bài thơ </b><i><b>“Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”</b></i><b> của Trần Nhân Tông:</b>
<b>3.0 điểm</b>


- Là bức tranh đẹp về vùng q trầm lặng mà khơng đìu hiu <b>(1.5 điểm)</b>
<i>“Trước xóm sau thơn tựa khói lồng</i>


<i>Bóng chiều man mác có dường không”</i>
- Trong bức tranh trầm lặng ấy vẫn ánh lên sự sống <b>(1.5 điểm)</b>


“<i>Mục đồng sáo vẳng trâu về hết” – “Cị trắng từng đơi liệng xuống đồng”</i>. Điều đó thể
hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của một vị vua – dù ở cương vị tối cao nhưng


tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thơn dã của mình…


<b>* Ý thứ 3 (1.0 điểm</b>)<b>: Mở rộng và đánh giá vấn đề</b>


- HS có thể mở rộng, nâng cao bài viết bằng một số bài thơ trung đại khác…
- Khái quát vấn đề


<b>c. Kết bài (0,5 điểm)</b>


- Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Cảm nghĩ bản thân.


...


</div>

<!--links-->

×