Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng HÌNH 6 - TIẾT 12 - TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.45 KB, 2 trang )

Trường THCS Tà Long – Giáo án hình học 6
Ngày soạn: …………..
Tiết 12: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
A. MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
I. Kiến thức:
- Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
II. Kỹ năng:
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
III. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Nêu vấn đề.
- Trực quan.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
I. Giáo viên: Sgk, giáo án.
II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
- Lớp 6A: Tổng số: Vắng:
- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ:
Nếu điểm M nằm giữa Avà B thì ta có đẳng thức nào?
BT: Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho AT = 10cm, VA = 10
cm, VT = 20 cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Trung điểm của đoạn thẳng là gì? Cách dựng trung điểm của đoạn thẳng.
2. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:


GV: M là trung điểm của đoạn thẳng
AB thì M phải thỏa mãn điều kiện gì?
HS: Trả lời.
GV: Có điều kiện M nằm giữa A và B
thì M có tương ứng đẳng thức nào?
HS: Trả lời.
GV: Hãy vẽ một đoạn thẳng AB =
3,5cm. Hãy xác định trung điểm của
đoạn thẳng đó.
HS: Thực hiện.
GV: M là trung điểm của đoạn thẳng
AB khi nào?
1. Trung điểm đoạn thẳng:
Trung điểm của đoạn thẳng AB là
điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B
(MA = MB). Trung điểm của đạon
thẳng AB còn được gọi là điểm chính
giữa của đoạn thẳng AB.
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />MA B
Trường THCS Tà Long – Giáo án hình học 6
Hoạt động 2
GV: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng
5cm. Hãy vẽ trung điểm của đoạn
thẳng ấy.
HS: Suy nghĩ.
GV: Em nào có thể vẽ được trung
điểm của đoạn thẳng AB?
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B
ta có hệ thức nào?
HS: Trả lời.

GV: Giới thiệu cách vẽ 1
cách vẽ 2 như SGK dùng giấy để gấp
trung điểm của một đoạn thẳng.
HS: Theo dõi và ghi nhớ.
GV: Nếu dùng một sợi dây để chia
một thanh gỗ thẳng thành hai phần
bằng nhau thì làm thế nào?
HS: Trả lời
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn
thẳng AB:
VD: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng
5cm. Hãy trung điểm của đoạn thẳng
ấy.
Ta có: AM + MB = AB
Mà MA =MB
Suy ra MA = MB =
==
2
5
2
AB
2,5cm.
Cách 1: Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM
= 2,5cm
Cách2: Gấp giấy
Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy can (giấy
trong).
Gấp giấy sao cho điểmB trùng vào
điểmA.
Nết gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung

điểm M cần xác định.
? Nếu dùng một sợi dây để chia một
thanh gỗ thẳng thành hai phần bằng
nhau thì làm thế nào?
Ta chia như sau:
- Gấp đoạn dây sao cho chiều dài của
sợi dây bằng thanh gỗ sao cho hai đầu
mút trùng nhau.
- Nết gấp của dây xác định trung điểm
của mép thẳng thanh gỗ khi đặt trở lại.
- Dùng bút chì đánh dấu trung
điểm( Hai mép gỗ, vạch đường thẳng
đi qua hai điểm đó)
IV. Củng cố
- Thế nào là trung điểm của đoạn thẳng?
- Nêu cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng?
- Làm bài tập 60, 61 sgk.
V. Dặn dò
- Nắm vững các kiến thức đã học.
- Làm bài tập 62, 63, 64 sgk.
- Ôn tập nội dung chương I, tiết sau: “Ôn tập chương 1”.
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />

×