Trường THCS Tà Long – Giáo án hình học 6
Ngày soạn: …………..
Tiết 13: ÔN TẬP CHƯƠNG I
A. MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
I. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm
(Khái niệm – Tính chất – Cách nhận biết)
II. Kỹ năng:
- Rèn luyện ký năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng cách,
compa để đo đoạn thẳng
III. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- Rèn cho học sinh tư duy so sánh, logic.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Hệ thống hoá, luyện tập.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
I. Giáo viên: Sgk, giáo án.
II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong tiết ôn tập
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Cho biết khi đặt tên cho một
đường thẳng có mấy cách đặt tên, chỉ
rõ và vẽ hình minh họa?
HS: Trả lời và lên bảng thực hiện.
GV: Khi nào thì ba điểm A, B, C thẳng
hàng? Hãy vẽ hình minh họa? Trong
ba điểm đó điểm nào nằm giữa hai
1. Lý thuyết.
* Đặt tên cho đường thẳng:
Có 3 cách đặt tên cho đường thẳng:
C1: Dùng một chữ cái thường
C2: Dùng hai chữ cái in thường
C3: Dùng hai chữ cái in hoa
* Ba điểm A, B, C thẳng hàng:
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />k
k
n
A
B
BA C
Trường THCS Tà Long – Giáo án hình học 6
điểm còn lại? Hãy viết hệ thức liên hệ?
HS: Trả lời và lên bảng thực hiện.
GV: Treo bảng phụ nội dung các kiến
thức về khái niệm điểm, đoạn thẳng,
trung điểm của đoạn thẳng, điểm nằm
giữa hai điểm.
HS: Quan sát hình và trả lời các câu
hỏi của giáo viên.
Khi ba điểm A,B,C cùng nằm trên một
đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
Điểm B nằm giữa hai điểm A và C
Ta có hệ thức: AB + BC = AC
Hoạt động 2
GV: Cho hai tia phân biệt chung gốc
Ox, Oy (Không đối nhau)
- Vẽ đường thẳng aa’ cắt hai tia đó tại
A, B khác O.
- Vẽ điểm M nằm giữa hai điểm A, B.
Vẽ tia OM
- Vẽ tia ON đối với tia OM
a. Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình?
b. Chỉ ra ba điểm thẳng hàng trên hình?
c. Trên hình không còn tia nào nằm
giữa hai tia còn lại không?
HS: Suy nghĩ.
GV: Bài toán cho ta biết gì? Cần tìm gì?
HS: Trả lời.
GV: Đoạn thẳng AB có độ dài bằng
5cm. Hãy vẽ trung điểm của đoạn
thẳng ấy.
HS: Suy nghĩ.
GV: Bằng PP nào để vẽ được trung
điểm của đoạn thẳng AB = 5cm?
HS: Trả lời.
2. Bài tập.
a. Bài tập 1.
Các đoạn thẳng: ON, OM, OA, OB,
AB
Ba điểm thẳng hàng: N, O, M và ba
điểm A, M, B.
b. BT7/127:
Ta có: AM + MB = AB
Mà MA =MB
Suy ra MA = MB =
==
2
5
2
AB
2,5cm.
IV. Củng cố
- Nhắc lại nội dung kiến thức đã ôn tập.
- Làm 8/127 SGK
V. Dặn dò
- Xem lại bài, các BT đã giải.
- Ôn lại các nội dung đã được ôn tập.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />M
x
B
a'
N
a
O