Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.73 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC</b>
<b>Đơn vị: Trường THPT Lê Xoay</b>


<b></b>


<b>---*---BÁO CÁO KẾT QUẢ </b>


<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN</b>


<b>Tên sáng kiến: PHÁT HUY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA </b>
<b>HƯỚNG DẪN CÁC NỘI DUNG THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC CẤP THPT</b>
<b>*Tác giả sáng kiến: TĂNG VĂN ĐẠI</b>


<b>*Mã sáng kiến: 21.56</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>


KTĐG Kiểm tra đánh giá


THPT Trung học phổ thơng


HS Học sinh


GV Giáo viên


TN Thí nghiệm


HSG Học sinh giỏi


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ </b>



<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN</b>
<b>1. Lời giới thiệu</b>


<b>Để đáp ứng về yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo chương trình giáo</b>
<b>dục phổ thơng mới thì việc hướng dẫn cho học sinh thực hành cần được tiến hành nhiều hơn. Với bộ</b>
môn Sinh học thì việc tổ chức và hướng dẫn để học sinh được thực hành là rất quan trọng để học sinh phát
huy khả năng sáng tạo, tính tự giác và tự học. Giáo dục địi hỏi khơng chỉ trang bị cho học sinh những kiến
thức của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng cho học tính năng động, khả năng tư duy sáng tạo và thực hành
giỏi, tức là đào tạo những con người khơng chỉ biết mà phải có năng lực hành động thực tiễn.


<b>Theo định hướng của việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng mới nói chung là xây dựng nền giáo</b>
dục mở, thực học, thực nghiệm. Môn Sinh học sẽ được xây dựng và thiết kế theo các chủ đề dạy học. Trong
đó, người giáo viên hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn cách thức xây dựng bài học để thiết kế các hoạt
động nhằm phát huy tối đa các năng lực của học sinh như năng lực tự học, quan sát, làm việc nhóm, thiết kế,
giải quyết vấn đề, …


Trong các đề thi học sinh giỏi cũng nhưng đề thi THPT QG ngày càng yêu cầu có những câu hỏi liên quan
đến nội dung thực hành. Do đó việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu các nội dung thực hành Sinh học là rất
quan trọng giúp học sinh tự tin giải quyết tốt các câu hỏi này.


Theo chương trình phổ thơng hiện nay thì giáo viên vẫn cịn nặng về truyền thụ kiến thức và thi cử. Phương
pháp chủ yếu mà giáo viên vẫn đang sử dụng là các phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp
giảng giải, thuyết trình và rất hạn chế việc sử dụng các nội dung thực hành, thí nghiệm trong bài học. Nhưng
theo chương trình GDPT mới thì cần phải thay đổi. Ở chương trình GDPT mới này các nội dung thực hành
Sinh học sẽ được đề cập nhiều hơn. Người giáo viên là người hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tự tổ chức
các nội dung thực hành đó khơng chỉ ở nhà trường mà cịn có thể tiến hành tại nhà, ngồi tự nhiên.


Chương trình Sinh học phổ thơng từ kiến thức về tế bào học, cơ thể sống, di truyền đều có nhiều nội dung có
thể tổ chức thực hành, thí nghiệm giúp học sinh hiểu bài và vận dụng kiến thức vào thực tiến một cách hiệu
quả. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc sử dụng các các thí nghiệm, thực hành còn rất hạn chế và chưa phát huy


được hết tác dụng của chúng trong giảng dạy môn Sinh học ở các nhà trường.


Qua thực nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa việc vận dụng
các nội dung thực hành, thí nghiệm Sinh học trong giảng dạy. Điều nãy sẽ giúp học sinh có hứng thú học tập,
phát huy được tính tự giác, khả năng sáng tạo và niềm đam mê với môn học.


Xuất phát từ những lí do trên và kinh nghiệm giảng dạy tôi nảy sinh ý tưởng cần xây dựng nội dung các
bài thực hành mơn Sinh học có thể tổ chức trong dạy học Sinh học cấp THPT nhằm giúp phát huy khả năng
tự học, sáng tạo, niềm đam mê khoa học của học sinh. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh
nghiệm: “Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua hướng dẫn các nội dung thực hành môn
<b>Sinh học cấp THPT”.</b>


<b>2. Tên sáng kiến: Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua hướng dẫn các nội dung thực</b>
<b>hành môn Sinh học cấp THPT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Lê Xoay – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0988632741 E-mail:


<b>4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:</b>
- Họ và tên: Tăng Văn Đại


- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Lê Xoay – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0988632741 E-mail:


<b>5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:</b>


Sáng kiến có thể được áp dụng cho giáo viên trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giảng dạy của bộ
môn Sinh học cấp THPT, ôn thi HSG, thi THPT QG.


Sáng kiến còn là tài liệu giúp học sinh ôn thi HSG môn Sinh học cấp THPT, thi THPT QG.


Những vấn đề mà sáng kiến giải quyết:


- Lựa chọn những nội dung có thể bố trí thực hành, thí nghiệm trong chương trình Sinh học cấp THPT.
- Thiết kế được một số nội dung thực hành, thí nghiệm được sử dụng trong q trình giảng dạy mơn Sinh học
cấp THPT.


- Đưa ra giải pháp giúp học sinh lựa chọn dụng cụ, máy móc thay thế các dụng cụ trong phịng bộ mơn
của nhà trường.


- Khai thác và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong việc tổ chức dạy thực hành, thí nghiệm.
<b>6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9/2018</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>NỘI DUNG SÁNG KIẾN</b>
<b>I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu</b>


<b>I.1. Đổi mới phương pháp giáo dục trung học phổ thông</b>


Đổi mới PPDH là việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, đối tượng học sinh; nhằm
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng sáng tạo; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.


<b>I.2. Một số phương pháp dạy học tích cực</b>
<b>* Phương pháp dạy học trực quan</b>


- Khái niệm: Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp dạy học sử dụng những
phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ơn tập, khi
củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo


PP trực quan minh họa là thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu,


bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,...


PP trực quan trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn
chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mơ hình đại diện cho hiện thực khách
quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học
tập của HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thơng qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không
chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học sinh học tập được những thao tác mẫu của GV từ đó hình thành
các kĩ năng, kĩ xảo,..


* Ưu điểm:


- Phương tiện trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến
thức về cấu trúc. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được
bằng trực quan.


- Giúp HS rèn luyện khả năng quan sát tích cực.


- Giúp HS liên hệ giữa cấu tạo và chức năng từ đó tư duy về sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng, thấy
được sự tuyệt vời của tự nhiên.


* Hạn chế:


- Phương pháp trực quan địi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính toán kĩ thời gian để phù hợp với thời
lượng đã quy định.


- Có thể làm phân tán chú ý của HS, HS mải qua sát hình ảnh sống động mà khơng lĩnh hội được những nội
dung chính của bài học.


- Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là khi quan sát tranh ảnh, các phim điện ảnh, phim video, nếu GV
không định hướng cho HS quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng HS chỉ quan tâm những chi tiết nhỏ lẻ, không


quan trọng.


<b>* Phương pháp thực hành, thí nghiệm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chứng, chứng minh một vấn đề đã được nhắc đến. Bằng hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng giáo viên
đã kích thích sự hứng thú, tìm tịi độc lập sáng tạo của học sinh.


- Vai trị của thực hành, thí nghiệm trong dạy học sinh học.


+ Biểu diễn thí nghiệm là phương pháp quan trọng nhất để tổ chức học sinh nghiên cứu, giải thích các hiện
tượng sinh học.


+ Thí nghiệm là mơ hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của
học sinh.


+ Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực hành để đi đến thực tiễn. Vì vậy nói là phương pháp, phương
tiện duy nhất giúp hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành là cơ sở của tư duy kĩ thuật.


+ Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các quá trình sinh học.


+ Khi học sinh biết cách và tự tiến hành được thí nghiệm đó là cơ sở đối chứng giúp học sinh hình thành kĩ
năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm, phát hiện kiến thức.


+ Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với các mức độ khác nhau:
Thông báo, tái hiện (bắt chước) tìm tịi bộ phận, giải thích, chứng minh, nghiên cứu tìm kiến thức mới…
- Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học là một yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phương pháp
dạy học của GV.


- Các thí nghiệm, thực hành Sinh học có thể được bố trí để nghiên cứu bài mới, củng cố ôn tập kiến thức,
kiểm chứng các kiến thức đã học và cũng có thể được sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của


học sinh.


- Việc thiết kế và thực hiện các thí nghiệm có thể tiến hành hết sức đa dạng, có thể thực hiện trực tiếp trên
lớp học, trong phịng thí nghiệm, ở vườn trường hoặc tại gia đình và địa phương.


<b>I.3. Cải tiến các thí nghiệm Sinh học phù hợp với chương trình GDPT</b>
- Việc cải tiến thí nghiệm cần đảm bảo nguyên tắc:


+ Đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ.
+ Đảm bảo các yêu cầu về nội dung của một bài thực hành.


+ Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần tăng hứng thú, niềm đam mê của
học sinh với môn học.


+ Nội dung phải phù hợp với đặc thù của mơn học.
+ Phải đảm bảo tính khả thi.


+ Có thể sử dụng các thí nghiệm qua video, thí nghiệm ảo thay cho các thí nghiệm mất nhiều thời gian hay
khó thực hiện thành cơng.


<b>I.4. Khái qt các nội dung thực hành, thí nghiệm mơn Sinh học cấp THPT</b>
<b>Thí nghiệm 1: Phân biệt prơtêin, mỡ, tinh bột.</b>


<b>I. Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật: </b>


- Ống nghiệm, cốc thí nghiệm có mỏ, dao.
- Dung dịch KI.


- Khoai lang, dầu ăn, lịng trắng trứng
<b>II. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Dựa vào tính chất vật lý, hóa học khác nhau của các hợp chất hữu cơ.
<b>III. Cách tiến hành.</b>


<b>* Nhận biết tinh bột:</b>


- Giã 50 g khoai lang trong cối sứ, hòa với 20ml nước cất, lọc lấy 5ml dịch cho vào ống nghiệm 1. Nhỏ
vài giọt dung dịch KI vào ống nghiệm 1 rồi quan sát sự thay đổi màu.


<b>* Nhận biết lipit:</b>


<b>- Nhỏ vài giọt dầu ăn lên tờ giấy trắng, quan sát hiện tượng và giải thích.</b>


- Đổ 3ml dầu ăn lên tờ giấy cho thấm đều lên tờ giấy rồi nhỏ vài giọt nước cất lên tờ giấy.Quan sát hiện
tượng và giải thích.


- Hoặc cho ít dầu ăn vào chén và thêm ít nước rửa bát vào.
<b>* Nhận biết protein:</b>


- Lấy 3ml lịng trắng trứng, 0,5 lít nước, 3ml NaOH cho vào ống nghiệm 2. Nhỏ vào vài giọt dung dịch
CuSO4 rồi lắc ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.


<b>IV. Kết quả và giải thích</b>
<b>* Nhận biết tinh bột:</b>


- Dung dịch chuyển màu xanh tím do tinh bột tạo phức màu xanh tím với Iot.
<b>* Nhận biết lipit:</b>


<b>- Vết dầu ăn thấm loang ra tờ giấy và tờ giấy sẽ không thấm nước do dầu ăn không tan trong nước.</b>
- Nước rửa bát sẽ làm nhũ tương hóa lipit.



<b>* Nhận biết prôtêin:</b>


- Tạo phức màu xanh lam do prôtêin phản ứng với Cu(OH)2.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao khi nấu canh cua thấy có đám gạch cua nổi lên.


<b>Thí nghiệm 2: Thí nghiệm chứng minh hoạt tính enzim phụ thuộc nhiệt độ</b>
<b>I. Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật</b>


- Dao gọt hoa quả.
- Dung dịch H2O2.


- Củ khoai tây sống và củ khoai tây chín.
<b>II. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


<b>- Chứng minh hoạt tính enzm phụ thuộc vào nhiệt độ.</b>


- Enzim catalaza trong củ khoai tây sẽ phân hủy H2O2 thành H2O và O2. Nhiệt độ cao sẽ làm biến tính


protein.


<b>III. Cách tiến hành.</b>


- Cắt lát khoai tây sống và lát khoai tây chín.


- Nhỏ 1-2 giọt H2O2 lên bề mặt lát khoai tây sống và lát khoai tây chín.



- Quan sát hiện tượng và giải thích.
<b>IV. Kết quả và giải thích</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Ở lát khoai tây chín khơng có hiện tượng sủi bọt khí vì catalaza bị biến tính bởi nhiệt độ cao nên
không phân hủy H2O2 thành H2O và O2.


<b>V. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao dung dịch H2O2 có tác dụng sát trùng?


<b>Thí nghiệm 3: Thí nghiệm chứng minh tính đặc hiệu của enzim.</b>
<b>I. Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật: </b>


- Cối sứ, chày sứ, dao, ống nghiệm, cốc đong.
- Dung dịch cồn 900<sub>, nước rửa bát.</sub>


- Gan gà, dứa tươi.


<b>II. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- ADN + protein ---> NST có trong nhân tế bào nhân thực.


- Sử dụng nước rửa bát để phá huỷ màng lipit ở màng tế bào và màng nhân.
- Enzim proteaza có trong quả dứa tươi phân huỷ protein.


- Sử dụng cồn để kết tinh ADN.
<b>III. Cách tiến hành.</b>


- Nghiền mẫu vật: gan gà nghiền + nước rửa bát, thu lấy dịch lọc.
- Sử dụng enzim proteaza trong quả dứa để phân huỷ protein.


- Sử dụng cồn để tách chiết ADN.


- Tách ADN khỏi lớp cồn.
<b>IV. Kết quả và giải thích</b>


- Có ADN tách khỏi NST bị kết tinh bởi cồn.


- Enzim proteaza trong quả dứa tươi chỉ phân hủy protein trong NST và giải phóng ADN khỏi NST.
<b>V. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Người ta sử dụng nước rửa bát nhằm mục đích gì? Có thể thay nước rửa bát bằng mật gà được
khơng? Tại sao?


<b>Thí nghiệm 4: Thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có cấu trúc khảm động</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh màng sinh chất có cấu trúc khảm động.


- Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và protein. Tính chất linh động là do lớp kép
photpolipit quy định. Các phân tử protein có thể thay đổi vị trí trên màng sinh chất.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Lai tế bào xoma chuột với tế bào xoma của người.
- Hoặc dung hợp tế bào trần của khoai lang và cà chua.
- Hoặc quan sát quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Giải thích: Màng sinh chất có tính linh động nên 2 màng có thể hịa nhập vào nhau. Do protein nằm
rải rác trên màng nên protein người và protein chuột có thể xen kẽ vưới nhau.



<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tính linh động của màng sinh chất có ý nghĩa sinh học như thế nào?


<b>Thí nghiệm 5: Thí nghiệm màng sinh chất có tính thấm chọn lọc.</b>
<b>I. Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật: </b>


- Dao, kính hiển vi, lamen, lam kính.
- Dung dịch xanhmetylen.


- Phơi ngơ sống và phơi ngơ chín đã được đun cách thủy.
<b>II. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.


- Màng sinh chất chỉ cho hạn chế những chất đi qua (tan được trong lipit, không phân cực, kích thước
nhỏ, một số ion,…).


<b>III. Cách tiến hành</b>


<b>- Ngâm phôi vào phẩm nhuộm xanh metylen (khoảng 2 giờ), rửa sạch phôi.</b>


- Cắt phôi thành các lát mỏng cho lên lam kính (nhỏ sẵn 1 giọt nước cất), đậy la men, đưa lên kính hiển
vi để quan sát.


<b>IV. Kết quả và giải thích</b>


- Kết quả: Nếu phơi khơng bị nhuộm màu  phôi sống. Nếu phôi bị nhuộm màu  phơi chết.
- Giải thích: Màng tế bào có tính thấm chọn lọc. Ở phơi sống, màng tế bào có khả năng vận chuyển


chọn lọc các chất qua màng nên không hấp thụ xanh metylen, trong khi ở phôi chết, màng tế bào khơng có
tính thấm chọn lọc nên hấp thụ xanh metylen.


<b>V. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Cho những chất sau: O2, xanhmetylen, Na+, glixerol. Chất nào dễ dàng đi qua màng sinh chất, chất


nào khó qua màng sinh chất và chất nào không đi qua màng sinh chất. Giải thích.


<b>Thí nghiệm 6: So sánh tính thấm của màng sinh chất và màng nhân tạo được cấu tạo từ lớp kép</b>
<b>photpholipit với Na+<sub> và glixerol.</sub></b>


<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh màng sinh chất có tính thấm chọn lọc.


- Có các con đường khác nhau vận chuyển các chất qua màng:


+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photphoipit: Chất có bản chất là lipit, tan trong lipit, khơng phân
cực, kích thước nhỏ.


+ Khuếch tán qua kênh protein: chất khơng phân cực, kích thước nhỏ.
+ Vận chuyển chủ động nhờ các bơm đặc hiệu trên màng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Cho tế bào sống và tế bào nhân tạo (màng tế bào chỉ được cấu tạo từ lớp kép photpholipit) lần lượt
vào 2 ống nghiệm có Na+<sub>, glixerol đã biết nồng độ. Xác định lại nồng độ Na</sub>+<sub>, glixerol còn lại ở mỗi ống </sub>


nghiệm.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>



- Ống nghiệm có tế bào sống: Nồng độ Na+<sub> và glixerol đều giảm do Na</sub>+<sub> và glixerol đều được vận </sub>


chuyển vào tế bào sống.


- Ống nghiệm có tế bào nhân tạo: Nồng độ Na+<sub> không đổi và glixerol giảm do Na</sub>+<sub> mang điện không đi </sub>


qua được lớp kép photpholipit và glixerol tan trong lipit nên được vận chuyển vào tế bào nhân tạo.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Cho 5ml nước cất vào cốc tạo ra từ củ khoai tây sống (O1); Cho 5ml dung dịch đường vào cốc khoai


tây sống (O2); Cho 5ml nước cất vào cốc tạo ra từ củ khoai tây chín (O3). Mực nước và dung dịch trong mỗi


cốc thay đổi như thế nào? Giải thích.


<b>Thí nghiệm 7: Thí nghiệm hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh tính thấm chọn lọc của màng tế bào; chứng minh tế bào còn sống; xác định áp suất thẩm
thấu của tế bào.


- Cho tế bào thực vật vào dung dịch ưu trương thì tế bào mất nước làm chất nguyên sinh co lại (hiện
tượng co nguyên sinh). Nếu cho tế bào thực vật đang co nguyên sinh vào nước cất thì tế bào hút nước làm
chất nguyên sinh dãn ra (hiện tượng phản co nguyên sinh).


- Khi tế bào chớm co nguyên sinh thì áp suất thầm thấu của dung dịch bằng áp suất thẩm thấu của tế
bào (50% số tế bào có co ngun sinh góc).


- Chỉ tế bào cịn sống mới có tính thấm chọn lọc và xuất hiện hiện tượng co và phản co nguyên sinh.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Dùng dao cạo râu tách lớp biểu bì thài lài tía cho lên lam kính đã nhỏ sẵn giọt nước cất rồi đạy lamen.
- Đưa lên kính quan sát hình dạng tế bào.


- Nhỏ vài giọt dung dịch saccaroz 10% vào mép lamen rồi dùng giấy thấm hút phía đối diện.
- Đưa lên kính quan sát: Quan sát vật kính x10 rồi chuyển sang vật kính x40.


- Tiếp tục nhỏ vài giọt nước cất vào mép lamen rồi dùng giấy thấm hút nước phía đối diện.
- Đưa lên kính quan sát.


- Vẽ hình hiện tượng co và phản co nguyên sinh.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Khi nhỏ dng dịch saccaroz 10% sẽ quan sát được hiện tượng co nguyên sinh. Vì trong môi trường ưu
trương sẽ làm tế bào mất nước, chất nguyên sinh co lại làm màng sinh chất tách khỏi thành tế bào.


- Khi cho tế bào đang co nguyên sinh vào nước cất làm tế bào hút nước và chất nguyên sinh dã ra (hiện
tượng phản co nguyên sinh).


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Thí nghiệm 8: Thí nghiệm xác định áp suất thẩm thấu của tế bào</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


<b>- Xác đinh áp suất thẩm thấu của tế bào thông qua xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch.</b>


- Khi tế bào chớm co nguyên sinh (50% số tế bào co ngun sinh góc) thì áp suất thẩm thấu của tế bào
bằng áp suất thẩm thấu của dung dịch.



- Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức Van – hop:
P = R.C.T.i


+ P: áp suất thẩm thấu (atm).
+ C: nồng độ dung dịch (mol/lít).
+ R: hằng số khí 0,081.


+ T = t + 273 0<sub>K</sub>


+ i: hệ số Van – hop. i=1+α(n-1); n là số ion phân li, α là hằng số điện li.
<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Pha dung dịch saccaroz có nồng độ lần lượt là 0,1M, 0,2M, 0,3M, 0,4M, 0,5M, 0,6M, 0,7M.
- Cắt 14 mảnh biểu bì thài lài tía cho vào đĩa đồng hồ đã để sẵn giọt nước cất.


- Sau vài phút gắp các mảnh ra cho vào giấy thấm khô nước rồi cho vào các ống nghiệm (cứ mỗi ống 2
mảnh) bắt đầu từ ống có nồng độ cao nhất. Sau 10-30 phút quan sát các mảnh trên kính hiển vi. Kết quả ghi
theo bảng sau.


Nồng độ dung dịch 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1


Độ co nguyên sinh
Vẽ hình


- Tìm nồng độ dung dịch đẳng trương (50% tế bào có chớm co nguyên sinh góc).
- Tính áp suất thẩm thấu của tế bào theo phương trình Van – hop.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Tính áp suất thẩm thấu của tế bào theo phương trình Van – hop.


- Độ co nguyên sinh của tế bào phụ thuộc vào nồng độ dung dịch.


- Khi tế bào chớm co nguyên sinh thì áp suất thẩm thấu của tế bào tương đương áp suất thẩm thấu của
dung dịch.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch saccaroz 0,1M ở 200<sub>C.</sub>


(2) Cho các tế bào ở cùng một mô thực vật vào các dung dịch saccaroz 1M và dung dịch NaCl 1M thì
tế bào ở dung dịch nào sẽ xảy ra co nguyên sinh nhiều hơn? Giải thích.


(3) Tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu trong dịch bào là 1,3atm được ngâm trong dung dịch đường
saccaroz 0,4M ở nhiệt độ 170<sub>C. Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với tế bào?</sub>


(4) Khi cho tế bào thực vật vào dung dịch có áp suất thẩm thấu là 0,8atm thì kích thước tế bào không
đổi. Nếu cho tế bào này vào dung dịch NaCl 0,2M ở 270<sub>C thì kích thước tế bào thay đổi như thế nào? Giải </sub>


thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Thí nghiệm 9: Thí nghiệm về hơ hấp thở thực vật</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2.


- Hô hấp tế bào thải ra khí CO2. Khí CO2 làm nước vơi trong vẩn đục.


CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O


<b>II. Cách tiến hành.</b>



- Ủ hạt ngô, hạt lúa hoặc hạt đậu cho nảy mầm.


- Cho 0,5kg hạt nảy mầm vào chai nhựa 0,5 -1,5 lít và để trong 2-3 giờ.
- Chuẩn bị nước vơi trong cho vào chai nhựa dung tích 0,5 lít.


- Dùng dây dẫn (dây truyền nước dùng trong y tế) để dẫn khí từ chai chứa hạt nảy mầm sang chai nước
đựng nước vôi trong (Cắm đầu kim vào chai chứa hạt nảy mầm và đặt đầu dây cịn lại ngập trong dung dịch
nước vơi trong).


- Bóp nhẹ chai chứa hạt nảy mầm để khơng khí chuyển sang chai chứa nước vôi trong.
- Quan sát hiện tượng và giải thích kết quả.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Dung dịch nước vơi trong vẩn đục.


- Hơ hấp ở hạt nảy mầm diễn ra mạnh. Khơng khí trong chai chứa hạt nảy mầm rất giàu khí CO2. Khí


CO2 làm dung dịch nước vôi trong vẩn đục.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1). Cơ quan nào của thực vật diễn ra hô hấp mạnh. Hoạt đông hô hấp mạnh ở cơ quan đó có liên quan
gì đến chức năng của nó?


(2) Tại sao cây trồng cạn bị ngập úng kéo dài sẽ dẫn tới bị héo là rồi chết?


<b>Thí nghiệm 10: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT TỎA NHIỆT</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>



- Chứng minh hơ hấp ở thực vật là q trình tỏa nhiệt.


- Hơ hấp tế bào chỉ chuyển hóa khoảng 41,2% năng lượng chứa trong glucoz thành năng lượng hữu ích
chứa trong ATP, còn phần lớn năng lượng trong glucoz chuyển hóa thành nhiệt năng.


<b>II. Thiết kế thí nghiệm</b>


<b>- Cho hạt đã nảy mầm vào bình thủy tinh có nút cao su có khoan một lỗ vừa khít với nhiệt kế. Đặt nhiệt</b>
kế qua nút cao su đã khoan sẵn lỗ. Đặt cả bình thủy tinh vào hộp có chứa mùn cưa đến miệng bình và quan
sát nhiệt độ trong nhiệt kế.


Hiện tượng: Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ khơng khí bên ngồi.


Giải thích: Hạt đang nảy mầm trong bình đã thực hiện quá trình hơ hấp và làm tăng nhiệt độ trong bình
chứng tỏ q trình hơ hấp tỏa nhiệt.


<b>Thí nghiệm 11: Thí nghiệm chứng minh quang hợp hấp thụ CO2</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Cơ sở: Quang hợp sử dụng CO2 để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.


- Xác định nồng độ Na2CO3 trước và sau khi cho thực vật quang hợp.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Nuôi thực vật thủy sinh (rong đuôi chồn, bèo tấm, tảo,…) trong bình nhựa kín (bình 0,5-1,5 lít). Cho
0,5 hoặc 1 lít dung dịch Na2CO3 0,5M vào bình vào nhỏ vài giọt dung dịch HCl 1M vào bình và đạy kín. Đưa


bình ra ngồi ánh sáng trong 2 giờ.



- Xác định nồng độ Na2CO3 cịn lại trong bình.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Nồng độ Na2CO3 cịn lại trong bình giảm so với ban đầu.


- Giải thích: Na2CO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O.


CO2 được thực vật thủy sinh hấp thụ sử dụng cho quá trình quang hợp.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao bổ sung CO2 cho bình ni tảo thì bọt khí O2 nổi lên nhiều hơn?


<b>Thí nghiệm 12: Thí nghiệm chứng minh quang hợp thải O2</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh O2 là sản phẩm của quang hợp.


- Cơ sở: Quang hợp thải O2.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Nuôi thực vật thủy sinh (rong đi chồn, bèo tấm, tảo,…) trong bình nhựa kín (bình 0,5-1,5 lít). Đặt
bình ngồi ánh sáng trong 2 giờ.


- Dùng dây dẫn khí trong bình đến ngọn nến hoặc que diêm đang cháy (sử dụng dây dẫn truyền nước
trong y tế để dẫn khí).



<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Que diêm hoặc ngọn nến đang cháy sẽ bùng cháy mạnh hơn.
- Quang hợp giải phóng O2, khí O2 duy trì sự cháy.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Trình bày ý nghĩa của quá trình quang hợp với hệ sinh thái.


<b>Thí nghiệm 13: Thí nghiệm chứng minh quang hợp tạo tinh bột.</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh quang hợp tạo tinh bột.


- Cơ sở: Sản phẩm quang hợp là glucoz. Glucoz sẽ được chuyển hóa thành dự trữ tạm thời ở lá là tinh
bột. Tinh bột bắt màu xanh tím đặc trưng với dung dịch Iot.


<b>II. Cách tiến hành</b>


- Dùng băng đen hoặc vải đen che kín 1/2 lá cây. Để cho lá cây quang hợp trong thời gian 2 – 3 ngày.
- Ngắt lá thí nghiệm cho vào nước sơi để làm mềm lá.


- Cho lá vào cồn để hòa tan các sắc tố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Nhỏ vài giọt dung dịch KI lên bề mặt lá.
- Quan sát sự thay đổi màu của lá.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>
- Kết quả:



+ 1/2 lá không bị che khuất bắt màu đậm với Iot.
+ 1/2 lá bị che khuất bắt màu xanh tím nhạt với Iot.
- Giải thích:


+ Lá cây quang hợp ngồi ánh sáng tổng hợp tinh bột dự trữ trong lá. Tinh bột tạo phức màu xanh tím
với Iot.


+ Phần lá cây bị che khuất ánh sáng không quang hợp được nhưng vẫn tích lũy lượng nhỏ tinh bột do
các phần khác của cây chuyển tới nên bắt màu nhạt hơn.


IV. Câu hỏi vận dụng


(1) Tại sao hạt nảy mầm trong bóng tối có lá màu vàng rồi bị chết.


Thí nghiệm 14: Thí nghiệm chứng minh cường độ quang hợp phụ thuộc vào cường độ ánh sáng
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.


- Ánh sáng yếu cường độ quang hợp nhỏ, O2 thốt ra ít. Cường độ ánh sáng tăng thì quang hợp tăng, O2


thốt ra nhiều hơn. Cường độ ánh sáng sáng quá cao thì quang hợp khơng diễn ra do bộ máy quang hợp bị
phá hủy.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Cho 2-3 cành rong đi chồn vào chai nước kín sao cho phần gốc của cành rong hướng lên trên miệng
chai.


- Đặt chai nhựa cách nguồn sáng (100W hoặc 200W) với khoảng cách 1,5m, 1m, 0,5m, 5cm.


- Đếm số bọt khí O2 thốt ra trong 1 phút (đếm 3 lần rồi lấy trung bình cộng của 3 lần).


IV. Kết quả và giải thích


- Ở cường độ ánh sáng khác nhau thì số bọt khí O2 thốt ra khác nhau do cường độ quang hợp khác


nhau.


- Nhiệt độ quá cao (do để quá gần nguồn sáng) làm phá hủy bộ máy quang hợp nên quang hợp khơng
diễn ra -> khơng có bọt khí O2 thốt ra.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Thế nào là điểm bù ánh sáng? Tại sao khi trồng cây trong nhà lưới có cường độ ánh sáng bằng với
điểm bù ánh sáng thì khơng nên tăng nhiệt độ nhà lưới?


<b>Thí nghiệm 15: Thí nghiệm chứng minh O2 thốt ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh O2 thốt ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O nhờ quá trình quang phân li nước.


- Cơ sở: Sở dụng đồng vị phóng xạ của Oxi là 18<sub>O. Phân tích đồng vị O</sub>


2 thoát ra trong quang hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Ni tảo trong mơi trường có nước chứa oxi đồng vị phóng xạ (18<sub>H</sub>
2O).


- Phân tích đồng vị của O2 thốt ra trong quang hợp.



<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- O2 thốt ra trong quang hợp có đồng vị chủ yếu là 18O.


- Quá trình quang phân li nước giải phóng O2.


H2O  4H+ + 4e- + O2


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao O2 thoát ra trong quang hợp có thể chứa đồng vị của oxi thường (16O)?


<b>Thí nghiệm 16: Thí nghiệm chứng minh nước tạo thành trong quang hợp từ pha tối</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh H2O thốt ra trong quang hợp có nguồn gốc từ pha tối của quang hợp.


- Cơ sở: Sở dụng đồng vị phóng xạ của Oxi là 18<sub>O. Phân tích đồng vị Oxi của Oxi trong phân tử H</sub>
2O


thốt ra trong quang hợp.


- Phương trình quang hợp đầy đủ là:


6CO2 + 12H2O  C6H12O6 + 6O2 + 6H2O


<b>III. Cách tiến hành.</b>


- Ni tảo trong mơi trường có nước chứa CO2 có oxi đồng vị phóng xạ (C(18)O2).



- Phân tích đồng vị của oxi trong phân tử H2O thốt ra trong quang hợp.


<b>IV. Kết quả và giải thích</b>


- Oxi trong phân tử nước thoát ra trong quang hợp có đồng vị là 18<sub>O.</sub>


- Giải thích: 18<sub>O có nguồn gốc từ CO</sub>


2 mà CO2 là nguyên liệu của pha tối nên H2O thốt ra trong quang


hợp có nguồn gốc từ pha tối.


- Phương trình tổng quát của pha tối quang hợp là:


6CO2 + 18ATP + 12NADPH  C6H12O6 + 18ADP + 12NADP+ + 6H2O


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


<b>Thí nghiệm 17: Thí nghiệm nhận biết khả năng hịa tan khác nhau của sắc tố quang hợp trong dung</b>
<b>môi khác nhau.</b>


<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Mục đích: Xác định khả năng hòa tan của các sắc tố quang hợp trong dung môi khác nhau.
- Cơ sở: Các sắc tố khác nhau tan khác nhau trong các dung môi khác nhau.


+ Diệp lục không tan trong nước, kể cả nước sôi.Carotenoit tan được trong nước sôi.
+ Trong môi trường cồn, benzen, axeton,… thì carotenoit tan tốt hơn diệp lục.
<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Cơ quan của cây</b> <b>Dung môi chiết rút</b> <b>Màu sắc dịch chiết</b>


<b>Xanh lục</b> <b>Đỏ, da cam, vàng, vàng lục</b>


<b>Lá</b>


Xanh tươi - Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Vàng - Nước (đối chứng)


- Cồn (thí nghiệm)


<b>Quả</b>


Gấc - Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Cà chua - Nước (đối chứng)


- Cồn (thí nghiệm)


<b>Củ</b>


Cà rốt - Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Nghệ - Nước (đối chứng)


- Cồn (thí nghiệm)


- Ghi kết quả quan sát được vào các ô tương ứng và rút ra nhận xét về:
+ Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi.



+ Trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì.


+ Vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Củ, quả có màu đỏ: Carotenoit không tan trong nước lạnh nhưng tan tốt trong cồn làm dung dịch
chuyển màu đỏ hoặc vàng.


- Lá màu đỏ khi cho vào cồn thì dung dịch dần chuyển sang màu đỏ sau đó màu đỏ nhạt dần rồi chuyển
sang màu xanh. Carotenoit tan tốt hơn diệp lục trong môi trường cồn làm dung dịch chuyển màu đỏ. Sau đó
diệp lục tan làm màu đỏ nhạt dần và dung dịch dần chuyển sang màu xanh.


- Lá màu xanh: diệp lục tan làm dung dịch chuyển sang màu xanh.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Cây có lá màu đỏ có quang hợp được khơng? Giải thích. Chứng minh lá màu đỏ vẫn chứa chất diệp
lục.


<b>Thí nghiệm 18: Thí nghiệm phân biệt thực vật C3 và thực vật C4</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Nhận biết thực vật C3 và thực vật C4.


- Cơ sở: Thực vật C3 và thực vật C4 có thể khác nhau gồm:


+ Đặc điểm giải phẫu: Thực vật C3 chỉ có 1 loại lục lạp mơ giậu. Thực vật C4 có 2 loại lục lạp mô giậu


và lục lạp tế bào bao bó mạch.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Dựa vào cường độ quang hợp, năng suất sinh học, hô hấp sáng. Thực vật C3 có hơ hấp sáng khi ánh


sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ O2 ca. Thực vật C4 khơng có hơ hấp sáng, cường độ quang hợp cao, năng


suất sinh học cao.
<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Tiến hành giải phẫu thực vật C3 và thực vật C4. Quan sát đặc điểm lục lạp ở lá 2 loại cây này.


- Trồng thực vật C3 và thực vật C4 trong chng thủy tinh kín và chiếu ánh sáng liên tục.


- Trồng thực vật C3 và thực vật C4 trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Thực vật C3 chỉ có 1 loại lục lạp mơ giậu. Thực vật C4 có 2 loại lục lạp mơ giậu và lục lạp tế bào bao


bó mạch.


- Trồng thực vật C3 và thực vật C4 trong chng thủy tinh kín và chiếu ánh sáng liên tục thì thực vật


chết trước là thực vật C3 vì thực vật C3 có điểm bù CO2 cao hơn thực vật C4. Nồng độ CO2 trong chuông thủy


tinh sẽ giảm xuống điểm bù CO2 của cây C4.


- Trồng thực vật C3 và thực vật C4 trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao thì thực


vật C3 xảy ra hô hấp sáng làm giảm năng suất.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>



(1) Trồng 2 cây có kích thước ngang nhau, trong đó có 1 cây là cây C3 và 1 cây là cây C4 au một thời


gian thấy 1 cây tăng kích thước lên gấp đơi, 1 cây khơng thay đổi kích thước. Giải thích kết quả.


<b>Thí nghiệm 19: Thí nghiệm về sự vận chuyển nước ở cây</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Học kiến thức mới: Qua quan sát, học sinh hình dung được sự hấp thụ nước và sự vận chuyển nước
một chiều lên thân lên lá như thế nào?


<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>


<b>- Chuẩn bị: Hoa có màu trắng (hoa hồng, hoa cúc …); dao hoặc kéo; màu (các màu khác nhau như đỏ,</b>
tím, vàng …); cốc thủy tinh để cắm hoa; nước sạch (nước lọc, nước máy…)


- Cách tiến hành:


+ Chọn bông hoa còn tươi và cắt bớt cành sao cho vừa với kích thước của cốc cắm hoa.


+ Cho nước vào các cốc. Tùy vào số lượng màu mà chuẩn bị số lượng cốc và số lượng hoa tương ứng.
+ Pha màu và cốc. Mỗi cốc cắm một bông.


+ Chọn ba cốc có màu khác nhau. Chẻ đơi cuống của hai bông hoa và mỗi bông cắm vào hai cốc nước
màu khác nhau.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Kết quả: Các bơng hoa mang màu của nước.



- Giải thích: Nước được hút và vận chuyển lên các bộ phận trên thân.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Thí nghiệm 20. Thí nghiệm về hiện tượng ứ giọt</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Học kiến thức mới hoặc kiểm chứng kiến thức: Qua quan sát, học sinh nhận biết được hiện tượng ứ
giọt và giải thích được một hiện tượng trong tự nhiên (Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ là lực đẩy do áp
suất rễ).


<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>


<b>- Hình thức tổ chức: Có thể bố trí và sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau</b>


+ Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà, yêu cầu học sinh chụp lại hình ảnh và
mang sản phẩm đến lớp.


+ Yêu cầu học sinh sưu tầm hình ảnh về hiện tượng ứ giọt và thiết kế dưới dạng video hoặc
Powerpoint. Tổ chức cho học sinh thuyết trình tại lớp.


+ Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm tại lớp học (nếu có điều kiện) vào q trình giảng dạy
cho học sinh, cũng có thể thiết kế gộp vào các giờ thực hành hoặc khi dạy học theo chủ đề có liên quan ….


+ Giáo viên sưu tầm và sử dụng thí nghiệm ảo hoặc giáo viên làm thí nghiệm và chụp lại các kết quả và
sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động giảng bài.


<b>- Thiết kế thí nghiệm:</b>


Chuẩn bị: Đất (có thể sử dụng cát hoặc bơng gịn) để trồng cây; chậu hoặc cốc trồng cây; hạt lúa (ngô
…); túi nilong; dây chun buộc.



Cách tiến hành: Trồng lúa vào đất được đựng trong chậu nhỏ. Chăm sóc cây hàng ngày. Sau 5 – 7 ngày
(nếu trồng lúa), sau 7 – 10 ngày (nếu trồng ngô), dùng túi nilông chụp lại cả chậu cây. Dùng dây nịt buộc túi
nilông vào phần chậu.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Kết quả: Tại mép của lá cây xuất hiện các giọt nước (hiện tượng ứ giọt).


- Giải thích: Vào ban đêm, khơng có hiện tượng thốt hơi nước. Khi chùm túi nilơng vào chậu cây đã
tạo độ ẩm bão hịa với khơng khí trong túi => nước được vận chuyển lên lá nhưng khơng thốt được vào
khơng khí nên đọng lại thành giọt => chứng minh có lực đẩy của áp suất rễ.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng</b>


(1) Tại sao hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở cây thân thảo, về ban đêm hoặc sáng sớm?


<b>Thí nghiệm 21: Thí nghiệm thốt hơi nước ở thực vật</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Giúp học sinh kiểm chứng và nhận biết được hiện tượng nước mà cây lấy vào từ mơi trường được
thốt ra ngồi (hiện tượng thốt hơi nước).


<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>
<b>* Hình thức tổ chức: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Cũng có thể bố trí thí nghiệm làm cùng các thí nghiệm khác vào giờ thực hành khi dạy học chủ đề về
trao đổi nước ở thực vật.


- Cũng có thể giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm tại nhà và sử dụng kết quả cho các bài


thuyết trình có liên quan đến hiện tượng thốt hơi nước.


<b>* Thiết kế thí nghiệm:</b>


Chuẩn bị: Cốc thủy tinh trong suốt (có thể dùng lọ thủy tinh); dầu ăn; một số cành cây tươi hoặc một số
cây còn nguyên bộ rễ; nước sạch; túi nilong; dây chun buộc.


Cách tiến hành thí nghiệm:


- Cho nước vào cốc sao cho lượng nước chiếm khoảng 2/3 dung tích của cốc.


- Đổ một ít dầu ăn vào nước. Dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên mặt nước và ngăn cản quá trình sự
bốc hơi nước tự nhiên từ mặt nước vào khơng khí.


- Cắm các cành cây tươi vào cốc. Dùng túi nilong chùm vào cả cốc cành cây và buộc miệng túi vào
thành cốc bằng dây chun.


- Sau 2-4 tiếng có thể quan sát hiện tượng ở mặt trong của túi.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Kết quả: Mặt trong của túi nilông xuất hiện nhiều nước đọng lại, mực nước trong lọ thì giảm so với
mức nước đã được đánh dấu ban đầu.


- Giải thích: Nước đã bị hút, vận chuyển lên lá và thốt ra ngồi.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng</b>


<b>(1) Khi trồng cây người ta thường phải cắt bỏ bớt la có ý nghĩa gì?</b>


<b>Thí nghiệm 22: Thí nghiệm về vai trị của phân bón</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>



- Kiểm chứng kiến thức về vai trị của phân bón với cây.
- Các ngun tố khống có vai trị khác nhau trong cây.


- Khi thiếu khống cây sẽ có những biểu hiện triệu chứng đặc trưng.
<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>


<b>- Hình thức tổ chức: Có thể được sử dụng theo các cách sau</b>


+ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ở nhà. Theo dõi và chụp hình lại quá trình và đem sản phẩm đến
lớp.


+ Giáo viên tổ chức cho học sinh làm tại phòng học bộ mơn.
<b>- Thiết kế thí nghiệm:</b>


Chuẩn bị:


- Hạt thóc hoặc ngơ. Có thể sử dụng hạt đã nảy mầm để đảm bảo tỉ lệ sống của cây khi trồng.
- Chậu nhựa. Dùng một chậu thí nghiệm và một chậu đối chứng.


- Chai đựng nước.


- Tấm xốp đã được chọc thủng sao cho vừa với hạt giống hoặc vải màn (2 lớp). Nếu dùng vải màn thì
chuẩn bị thêm dây chun để buộc căng vải lên bề mặt chậu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Phân bón NPK, nước sạch (nước máy sạch, nước giếng sạch).
* Tiến hành thí nghiệm:


- Dùng bút đánh dấu cho chậu thí nghiệm (chậu trồng cây có phân NPK) và chậu đối chứng (chậu trồng
cây khơng có phân NPK).



- Pha phân NPK vào nước với nồng độ 1 gam NPK/ 1 lít nước sạch.


- Đổ/rót dung dịch đã pha phân NPK vào chậu thí nghiệm. Đổ nước sạch (khơng có phân NPK) vào
chậu đối chứng.


- Đặt tấm xốp vào hai chậu để trồng cây.


- Chọn các hạt đã nảy mầm khỏe và tương đương nhau. Số lượng hạt trồng tùy thuộc vào kích thước
của hai chậu sao cho số lượng ở hai chậu tương đương nhau. Đặt hạt mầm sao cho rễ mầm hướng xuống
dung dịch trong chậu.


- Đặt chậu thí nghiệm và đối chứng ở vị trí có đầy đủ ánh sáng và được chăm sóc hàng ngày.
- Quan sát hiện tượng cho đến khi có sự khác biệt rõ rệt giữa hai chậu.


<i><b>Chú ý: Việc trồng cây bằng dung dịch thường đòi hỏi sự cẩn thận rất cao trong suốt q trình thí nghiệm. Có</b></i>
thể thay thế việc trồng cây trong dung dịch bằng trồng cây trong cát sạch. Chế độ chăm sóc của hai chậu cây
thí nghiệm và đối chứng là như nhau. Chỉ khác là chậu cây thí nghiệm được tưới bổ sung dung dịch NPK
lỗng cịn chậu cây đối chứng chỉ được tưới nước. Chăm sóc cây cho đến khi thấy rõ sự khác biệt giữa hai
mẫu.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>
- Kết quả:


+ Cây thí nghiệm sinh trưởng tốt hơn cây đối chứng, lá to và xanh hơn.


+ Cây đối chứng ban đầu sinh trưởng bình thường, sau đó sinh trưởng chậm dần, lá màu vàng, một số
lá phía dưới bị héo.


- Giải thích:



+ Cây thí nghiệm có đủ chất dinh dưỡng nên sinh trưởng và phát triển bình thường.


+ Cây đối chứng ban đầu sinh trưởng bình thường là nhờ vào nguồn chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt.
Khi lượng chất dinh dưỡng này cạn kiệt mà không được bổ sung => cây thiếu chất dinh dưỡng => sinh
trưởng và phát triển chậm, lá vàng và héo.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng</b>


<b>(1) Giải thích câu tục ngữ: “Thiếu lân, thiếu vơi thì thơi trồng lạc”.</b>


<b>Thí nghiệm 23: THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CAROTENOIT</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Sử dụng với mục đích kiểm chứng trong lá cây có các loại sắc tố khác nhau.
- Các sắc tố khác nhau có khả năng hịa tan khác nhau trong dung mơi khác nhau.
<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>


* Chuẩn bị:


- Cốc thủy tinh có mỏ đựng nước sạch (nước lọc sạch, nước cất, nước máy sạch)


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Kéo, dao cắt


- Nước sạch (nước lọc sạch, nước cất, nước máy sạch)
- Cồn 900


- Mẫu vật: Lá xanh, lá vàng, lá đỏ, lá tím …


Củ, quả có màu đỏ, màu vàng … (quả cà chua, củ cà rốt, quả ớt chín …)


* Tiến hành thí nghiệm:


- Đánh dấu chén thí nghiệm và chén đối chứng.


- Với lá: Cắt bỏ gân chính, cắt lá thành các mẩu nhỏ và cho tương ứng vào các chén thí nghiệm và đối
chứng với lượng tương đương nhau.


- Với củ, quả: Cắt thành các mẩu nhỏ và cho tương ứng vào các chén thí nghiệm và đối chứng với lượng
tương đương nhau.


- Rót cồn vào chén thí nghiệm và nước vào chén đối chứng. Quan sát màu của dung dịch sau 15 – 20
phút làm thí nghiệm.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>
* Hiện tượng:


- Với các mẫu thí nghiệm: Dung dịch thu được có màu xanh, vàng, tím, đỏ… như màu của mẫu vật. Lá
có màu tím xuất hiện hiện tượng ở mép lá mất màu tím và còn lại màu xanh.


- Với các mẫu đối chứng: Dung dịch thu được khơng có màu.
* Giải thích:


- Trong lá, củ, quả có sắc tố diệp lục (màu xanh) và carotenoit (màu đỏ, vàng …)
<b>IV. Câu hỏi vận dụng</b>


<b>Thí nghiệm 24: Thí nghiệm quan sát các kì của q trình ngun phân</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm</b>


<b>- Biết cách làm tiêu bản tế bào.</b>
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi.


<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>


<i><b>1. Quan sát tiêu bản cố định:</b></i>


+ Đưa tiêu bản lên kính. Lúc đầu dùng vật kính có bội giác x 10 để lựa chọn đạt yêu cầu quan sát. Sau đó
chuyển bội giác lớn hơn để quan sát tiếp.


+ Trong tiêu bản đồng thời có các tế bào đang ở các kì khác nhau.


VD: tế bào ở kì trung gian có nhân hình trịn không thấy rõ NST hay các tế bào đang phân chia ở các kì
khác nhau thơng qua việc xác định vị trí, hình thái NST trong tế bào.


<i><b>2. Làm tiêu bản tạm thời:</b></i>


- Lấy 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa kính cùng với dung dịch axêtơcacmin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút axit axêtic thừa.


- Dùng đầu cán gỗ của kim mũi mác chà lên lá kính theo một chiều để các tế bào của mô phân sinh đầu rễ
hành dàn thành 1 lớp.


- Đưa tiêu bản tạm thời lên kính và tiến hành quan sát.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


<b>- Yêu cầu vẽ các tế bào quan sát được thấy rõ nhất ở các kỳ khác nhau có chú thích các kỳ tương ứng với</b>
hình vẽ tế bào.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng</b>


<b>(1) Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của ngun phân trên tiêu bản lại trơng khác nhau?</b>


<b>(2) Tại sao cần lấy tiêu bản ở nhiều vị trí khác nhau?</b>


<b>Thí nghiệm 25: Lên men lactic: Làm dưa chua, sữa chua.</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Học sinh biết quy trình làm dưa chua, sữa chua đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
<b>II. Cách tiến hành.</b>


<b>1. Làm dưa chua</b>


- Nguyên liệu (rau, củ, quả,…) được cắt khúc, phơi héo, rửa sạch, để ráo nước.
- Chuẩn bị dung dịch muối 3-5%.


- Cho nguyên liệu vào bình.


- Đổ ngập dung dịch muối lên nguyên liệu, nén chặt cho nguyên liệu ngập hoàn toàn trong nước.
- Thêm nước dưa cũ hoặc giấm, hành, tỏi, ớt.


- Ủ ấm trong thời gian 2-3 ngày sẽ thu được dưa chua.
<b>2. Làm sữa chua</b>


- Pha sữa đặc với 3-4 lần nước 500<sub>C (2 phần nước sôi và 1 phần nước lạnh).</sub>


- Thêm 1-2 hộp sữa giống (sữa chua sẵn) và trộn đều.
- Có thể thêm nước cốt dứa, xồi, dừa, dâu tây,…
- Chia ra cốc nhỏ.


- Ủ trong thời gian 4-6 giờ ở nhiệt độ ấm 35-400<sub>C sẽ thu được sữa chua.</sub>


<b>III. Kết quả và giải thích</b>



- Dưa chua ngon có những đặc điểm sau:


+ Dưa vàng đều, thơm đặc trưng, vị chua, độ mặn vừa phải, giòn.
- Sữa chua đạt yêu cầu cần có các đặc điểm:


+ Sữa sánh, mịn, màu trắng sữa đặc trưng, vị chua, mùi thơm.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Giải thích cơ sở khoa học của các kĩ thuật sau khi làm dưa chua:
- Phơi héo nguyên liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

(2) Nguyên nhân gây khú dưa là gì? Tại sao khơng nên sử dụng dưa đã bị khú?
(3) Tại sao khi ủ sữa chu thì sữa từ dạng lỏng chuyển ang dạng sánh mịn?
(4) Tại sao sữa chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe con người?
(22) Lên men etylic: Sản xuất rượu thủ cơng.


<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Giúp học sinh biết quy trình nấu rượu thủ cơng.
- Cơ sở: Nhờ quá trình lên men etylic.


- Nấm men lên men đường trong nguyên liệu tạo thành rượu etylic.
<b>II. Cách tiến hành.</b>


* Quy trình sản xuất rượu thủ cơng từ gạo:
- Gạo được đồ chín để nguội.


- Dã bột bánh men và rắc đều lên nguyên liệu.



- Ủ trong thùng nhữa, chum, vại trong điều kiện hiếu khí 2-3 ngày.


- Đổ ngập nước lên nguyên liệu, đạy kín tạo điều kiện kị khí cho q trình lên men rượu trong thời gian
5-7 ngày.


- Chưng cất rượu và thu rượu thành phẩm.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Rượu đạt chất lượng phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:


+ Khi bỗng rượu chưng cất phải đạt hàm lượng rượu từ 10-12%.


+ Rượu không chứa tạp chất gây chua rượu như axit lactic, axit axetic, và các andehit.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao uống rượu thủ công thường gây đau đầu?


(2) Tại sao khơng được uống rượu khi tham gia giao thơng?


<b>Thí nghiệm 26: Lên men protein: Sản xuất tương, nước mắm.</b>
I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.


- Giúp học sinh biết quy trình sản xuất nước mắm.


- Cơ sở: Các enzim phân giải protein (proteaza) trong ruột cá ẽ phân giải protein trong thịt cá tạo thành
axit amin trong nước mắm.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


* Quy trình sản xuất nước mắm.



- Cá tươi sau khi thu hoạch về được làm sạch.
- Ủ cá với muối: Xếp 1 lớp muối và 1 lớp cá.


- Ủ trong thời gian 3-6 tháng. Khi cá chín thì thường xun phơi nắng, đảo ngun liệu.
- Lọc nươc mắm thành phẩm.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

+ Độ đạm trong nước mắm cao (khoảng 40%).
+ Nước mắm không chứa độc tố, độ mặm vừa phải.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao khi ủ cá với muối để làm nước mắm thì khơng nên làm sạch ruột cá?
(2) Độ đạm trong nước mắm là gì? Ý nghĩa của độ đạm.


<b>Thí nghiệm 27: Thí nghiệm quan sát vi sinh vật: Nhuộm đơn phát hiện nấm men</b>
I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.


- Giúp học sinh biết cách lên tiêu bản quan sát vi sinh vật
- Quan sát được hình dạng của tế bào nấm men.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Dùng que cấy lấy giọt dung dụng lên men cho vào ống nghiệm đã có sẵn 5ml nước cất, khuấy đều.
Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch này cho lên một phiến kính sạch, hong khơ tự nhiên hay hơ nhẹ trên
ngọn lửa đèn cồn. Dùng pipet nhỏ một giọt fucsin vào vị trí đã nhỏ dung dịch lêm men khô. Để một phút rồi
nghiêng phiến kính đổ fucsin đi. Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô rồi đưa lên soi kính, lúc đầu ở vật
kính x10, sau đó là x40.



<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Quan sát hình dạng tế bào nấm men. Quan sát hình thức sinh sản bằng nảy chồi của nấm men.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Nêu những lợi ích của nấm men.


<b>Thí nghiệm 28: Thực hành quan sát bề mặt hô hấp của giun đất</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm</b>


- Chứng minh da giun phù hợp với chức năng hô hấp.


- Giun đât hô hấp hồn tồn qua da. Khi da giun bị khơ sẽ khơng thể hơ hấp được vì các khí O2 và CO2


khơng hịa tan được nên khơng khuếch tán qua da vào máu dẫn đến giun bị chết ngạt.
<b>II. Thiết kế thí nghiệm</b>


<b>- Dùng kẹp lấy gắp giun đất đặt lên trên khay. Quan sát đặc điểm của da giun đất phù hợp với chức</b>
năng trao đổi khí.


<b>- Ghim chặt giun đất lên khay mổ. Dùng dao rạch da của giun đất một cách nhẹ nhàng và quan sát các</b>
mạch máu ở bề mặt dưới của da.


- Hiện tượng: Da của giun đất ln ẩm ướt, dưới da có nhiều mao mạch để thực hiện q trình trao đổi
khí một cách dễ dàng.


- Gắp giun cho vào bình đựng bột mì hoặc bột sắn. Quan sát hoạt động của giun đất.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Khi da giun đất bị khơ, các khí khơng hịa tan được nên không khuếch tán qua da vào máu làm giun bị


chết ngạt khí.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng</b>


(1) Tại sao người ta nuôi giun thường phải đảo khối cơ chất là thức ăn cho giun?
(2) Tại sao giun thường bò lên khỏi mặt đất sau các trận mưa rào kéo dài?


<b>Thí nghiệm 29: Thực hành quan sát hơ hấp của cá xương</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm</b>


- Chứng minh cá hô hấp bằng mang một cách hiệu quả trong môi trường nước.
- Chứng minh cá lên cạn sẽ bị chết ngạt.


- Cơ sở: Trên cạn làm mang cá bị khô, các cung mang xẹp xuống, mao mạch máu co lại là giảm hiệu
quả trao đổi khí dẫn đến bị chết ngạt.


<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>


<b>- Giáo viên chuẩn bị một số con cá mang đến lớp và quan sát khi học bài hô hấp của động vật hoặc khi</b>
tổ chức cho học sinh thực hành cùng các nội dung khác có liên quan với chủ đề hơ hấp ở động vật.


<b>- Cách tiến hành: Quan sát cử động của miệng và nắp mang khi cá ở trong nước. Quan sát mang cá.</b>
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


* Hiện tượng:


- Khi cá ở trong nước, miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng.
- Trong mang cá có nhiều cấu trúc có màu hồng.


Giải thích:



- Khi cá ở trong nước, miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng để lấy nước từ môi trường nước vào
miệng, qua mang và ra ngoài theo một chiều gần như liên tục.


- Trong mang cá có nhiều cung mang, trên mỗi cung mang có nhiều phiến mang có màu hồng là do
chúng có nhiều mao mạch để thực hiện q trình hơ hấp lấy O2 cho cơ thể.


- Khi cá lên cạn cá sẽ bị chết ngạt do mang bị khô, cung mang xẹp xuống, mao mạch mang co lại.
<b>Thí nghiệm 30: Thí nghiệm chứng minh vai trò của da ếch, da giun với hơ hấp.</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Chứng minh vai trò của da ẩm ướt của ếch đồng và giun đất với hô hấp.
- Giun hô hấp hồn tồn qua da. Nếu da bị khơ giun đất sẽ chết rất nhanh.


- Ếch đồng hô hâp chủ yếu qua da và hô hấp 1 phần bằng phổi nên khi da ếch bị khơ thì ếch cũng sẽ
chết ngạt.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Sơn toàn bộ da ếch và da giun đất rồi theo dõi các hoạt động của chúng.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


<b>- Giun đất bị chết nhanh do da khô làm giun không hô hấp qua da được.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao giun đất và ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt?


<b>Thí nghiệm 31: Thí nghiệm chứng minh tác hại của khói thuốc lá.</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>



- Chứng minh tác hại của khói thuốc lá


- Tuyên truyền việc khơng sử dụng thuốc lá vì sức khỏe mọi người.


- Cơ sở: Trong khói thuốc lá chứa chất gây nghiện (nicotin) và hàng ngàn chất độc đặc biệt những chất
có nguy cơ gây ung thư cao.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Dẫn khói thuốc lá vào nước cất (hoặc nước lọc đã đun sôi).
- Quan sát sự thay đổi màu sắc của nước.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Nước dần đổi màu sang màu vàng, đen.


- Trong khói thuốc lá có nhiều khí độc, thậm chí muội than làm biến đổi màu sắc của nước.
<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao những người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi cao?


<b>Thí nghiệm 32: Thực hành: Đo huyết áp, đo nhịp tim, đo thân nhiệt.</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Giúp học sinh có thể kiểm chứng các kiến thức đã học về hệ tuần hoàn và có thể xác định chúng ở
một đối tượng động vật điển hình.


<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>
* Chuẩn bị:



- Tim lợn, ếch (có thể sử dụng cóc, chẫu chuộc thay ếch).


- Dụng cụ mổ, khay mổ, kim găm, bông thấm nước, móc thủy tinh.
- Dung dịch sinh lí động vật biến nhiệt (NaCl 0,65%)


- Nước ngâm mẩu thuốc lá hút dở.
* Cách tiến hành thí nghiệm:
- Hủy tủy ếch.


- Mổ lộ tim ếch: Dùng kéo và kẹp cắt bỏ một khoảng da ngực hình tam giác. Dùng mũi kéo nâng sụn
xương ức, bấm 1 nhát hình V ở giới hạn mỏm xương ức và cơ bụng thẳng. Dùng mũi kéo cắt 2 đường dọc sát
hai bên xương ức. Cắt một đường ngang giữa đầu phía trước sụn xương ức. Lật bỏ xương ức. Ghim rộng bốn
chi, cắt bỏ màng bao tim. Thường xuyên nhỏ dung dịch sinh lí để tim khơng bị khơ. Quan sát một số hiện
tượng: Trình tự hoạt động của chu kì tim; xác định tâm thất và hai tâm nhĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Đếm số nhịp tim trong một phút khi bình thường và sau khi nhỏ nước ngâm thuốc lá.


- Cuối cùng cắt rời cả quả tim và thả vào cốc thủy tinh trong suốt có chứa dung dịch sinh lí để quan sát
tính tự động của tim.


* Quan sát tim lợn: Quan sát để xác định rõ các ngăn tim (hai tâm thất và hai tâm nhĩ)
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Tim ếch có cấu tạo gồm 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.
- Tim hoạt động có tính tự động.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


<b>(1) Tại sao khi tim cắt rời khỏi cơ thể vẫn có thể duy trì sự co bóp thêm một thời gian? Ý nghĩa thực tế </b>


khi nghiên cứu hiện tượng nãy như thế nào?


<b>Thí nghiệm 33: THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ Ở NGƯỜI</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Giúp học sinh biết cách xác định một số chi tiêu sinh lí ở con người.
- Biết cách xác định huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt.


<b>II. Cách tiến hành</b>
<b>* Chuẩn bị:</b>


- Huyết áp kế điện tử, huyết áp kế đồng hồ.
- Nhiệt kế.


- Đồng hồ bấm giây hoặc dụng cụ để hẹn giờ được.
<b>* Cách tiến hành:</b>


<b>* Đếm nhịp tim:</b>


<i><b>- Đếm nhịp tim thơng qua bắt mạch cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn) vào</b></i>
rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút.


<i><b>- Đếm nhịp tim thông qua ống nghe tim phổi. Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe</b></i>
vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim trong 1 phút.


<i><b>- Đo nhịp tim bằng huyết áp kế điện tử.</b></i>
<b>* Đo huyết áp:</b>


<i><b>- Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử</b></i>



+ Người được đo ngồi và cánh tay trái duỗi ra và nằm ngang với vị trí của tim và kéo tay áo lên gần
nách.


+ Quấn bao cao su bọc vải vừa khít quanh cánh tay trái phía trên khuỷu tay.


+ Ấn công tắc và máy tự động đo. Đọc các giá trị huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim
trên bề mặt máy khi máy đã hoàn thành việc đo.


- Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ


+ Người được đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi, duỗi thẳng cánh lên bàn và kéo tay áo lên gần nách.
+ Quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay trái phía trên khuỷu tay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

+ Vặn mở từ từ núm xoay ngược chiều kim đồng hồ để xả hơi, đồng thời dùng ống nghe tim mạch để
nghe tiếng đập ở động mạch cánh tay. Khi bắt đầu nghe thấy tiếng đập đầu tiên thì đọc trên đồng hồ và ghi
lại giá trị huyết áp (huyết áp tâm thu). Tiếp tục xả hơi và nghe tiếng đập đều đều và khi bắt đầu khơng nghe
thấy tiếng đập nữa thì đọc trên đồng hồ và ghi lại giá trị huyết áp (huyết áp tâm trương).


<b>Thí nghiệm 34: Thí nghiệm tính hướng sáng, hướng trọng lực của thực vật.</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Làm thí nghiệm về hướng sáng và hướng đất ở thực vật.


- Tính hướng sáng: Ngọn cây hướng sáng dương, rễ cây hướng sáng âm.
- Tính hướng đất: Ngọn cây hướng đất âm, rễ cây hướng đất dương.
<b>II. Tiến hành thí nghiệm</b>


- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm tại nhà và mang sản phẩm đến lớp khi học
bài hướng động hoặc khi thực hành bài 25 tại phịng học bộ mơn.



<b>* Thí nghiệm 1: Thí nghiệm tính hướng sáng ở thực vật</b>


<b>* Chuẩn bị: Cốc hoặc dụng cụ có thể trồng cây; hạt giống (ngô, lúa, đỗ …); đất trồng cây (có thể sử</b>
dụng cát, bơng gịn).


* Cách tiến hành thí nghiệm:
- Chuẩn bị 4 cốc đựng đất.


- Gieo hạt giống (có thể sử dụng hạt giống đã được ủ cho nảy mầm).


- Đặt 4 cốc cây trong 4 điều kiện chiếu sáng khác nhau: Cốc 1 đặt ở nơi có ánh sáng chiếu từ 1 phía xác
định (của sổ, hộp có lỗ thủng lấy ánh sáng…); cốc 2 đặt ở trong tối hoàn toàn; cốc 3 đặt nằm ngang hoặc
nghiêng; cốc 4 đặt nơi có ánh sáng đầy đủ.


- Chăm sóc các chậu cây cẩn thận và quan sát hiện tượng.
<b>* Thí nghiệm 2: Thí nghiệm tính hướng đất ở thực vật</b>


- Chuẩn bị: Đĩa có đáy; chng thủy tinh hoặc nhựa trong suốt; nút cao su (hoặc xốp, gỗ) để có thể cắm
được ghim; ghim nhỏ; panh gắp hạt; dao lam hoặc kéo; giấy lọc/ bơng/ miếng vải có thể thấm nước để giữ
ẩm cho hạt; Hạt đậu/ngô/lúa mới nhú mầm.


- Tiến hành thí nghiệm:


+ Chọn hạt đã nảy mầm và có rễ mầm thẳng, dùng ghim cắm xuyên qua 2 hạt vừa chọn lên nút cao su
(hoặc xốp, gỗ) theo hướng rễ mầm hướng ra mép của nút cao su và lá mầm hướng vào trong.


+ Cắt bỏ tận cùng của rễ ở một hạt.


+ Đặt nút cao su lên đĩa đã có nước. Phủ giấy lọc lên trên lá mầm.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>



<b>- Kết quả thí nghiệm tính hướng sáng ở thực vật:</b>
+ Cốc 1: Thân cây cong về phía có ánh sáng.


+ Cốc 2: Thân và lá cây có màu vàng nhạt, thân mềm yếu và vươn dài.
+ Cốc 3: Cây cong lên phía trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>- Giải thích:</b>


+ Cốc 1: Ánh sáng chiếu từ 1 phía xác định => thân cây cong về phía có ánh sáng => hướng sáng
dương.


+ Cốc 2: Do thiếu ánh sáng => diệp lục không được tổng hợp => thân và lá có màu vàng nhạt và xảy ra
hiện tượng mọc vống của thân.


+ Cốc 3: Do cây nằm ngang => thân cây uốn cong lên trên ngược chiều với sức hút của trọng lực =>
hướng trọng lực âm.


+ Cốc 4: Có đủ ánh sáng => cây sinh trưởng và phát triển bình thường, lá và thân có màu xanh.
<b>- Kết quả thí nghiệm tính hướng đất ở thực vật:</b>


+ Rễ ở cây mầm còn nguyên rễ cong xuống dưới; rễ ở cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ sinh trưởng ngang.
<b>- Giải thích:</b>


+ Rễ ở cây mầm còn nguyên rễ => hướng trọng lực dương => cong xuống dưới.


+ Rễ ở cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ => mất vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực => mất phản ứng với kích
thích của trọng lực => sinh trưởng ngang.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng</b>


<b>(1) </b>


<b>Thí nghiệm 35: Thí nghiệm thành lập phản xạ cá bơi tới chỗ cho ăn khi vỗ tay.</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>


- Thành lập phản xạ có điều kiện ở động vật.


- Cơ sở: Kết hợp cho cá ăn với kích thích có điều kiện (vỗ tay) cho đên khi chỉ cần vỗ tay là cá bơn tới
ăn.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Vỗ tay và cho cá ăn.


- Lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ cần vỗ tay cá sẽ bơi tới địa điểm cho ăn.
<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Vỗ tay và cá bơi tới ăn.


- Kết hợp kích thước khơng điều kiện đủ mạnh (có thức ăn) với một kích thích có điều kiện (tiếng vỗ
tay) sẽ thành lập được phản xạ có điều kiện ở cá.


- Cá là động vật có hệ thần kinh kém phát triển nên phải tiến hành thí nghiệm nhiều lần. Mặt khác nếu
không được củng cố thường xun thì phản xạ này nhanh chóng mất đi.


<b>V. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao ở những loài động vật như thủy tức, đỉa rất khó thành lập các tập tính học được?
<b>Thí nghiệm 36: Thí nghiệm chứng minh thời gian đêm tối quyết định ra hoa ở cây ngày ngắn.</b>
<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Cây ngày ngắn ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (thời gian chiếu sáng nhỏ hơn thời gian chiếu sáng
tới hạn). Tuy nhiên chỉ cần ngắt quãng thời gian đêm tối bằng thời gian chiếu sáng ngắn cũng làm cây không
ra hoa.


<b>II. Cách tiến hành.</b>


- Trồng cây ngày ngắn trong điều kiện ngày ngắn.


- Khi cây đạt đến độ tuổi ra hoa thì ngắt quãng thời gian đêm tối bằng thời gian chiếu sáng ngắn và
ngắt quãng thời gian chiếu sáng bằng thời gian đêm tối ngắn.


<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Khi ngắt quãng thời gian đêm tối bằng thời gian chiếu sáng ngắn thì cây khơng ra hoa.
- Khi ngắt qng thời gian chiếu sáng bằng thời gian đêm tối ngắn thì cây vẫn ra hoa.


- Thời gian đêm tối quyết định đến phản ứng quang chu kì ở cây ngày ngắn, quyết định sự ra hoa ở cây ngày
ngắn.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Trình bày cơ sở khoa học của việc thắp đèn cho vườn thành long về mùa đông và thắp đèn cho
vườn hoa cúc về mùa thu.


<b>Thí nghiệm 37: Thực hành: Các phương pháp nhân giống vơ tính cây trồng (giâm, chiết, ghép, nuôi</b>
<b>cấy mô tế bào).</b>


<b>I. Mục đích, cơ sở của thí nghiệm.</b>



- Giúp học sinh biết cách chiết cành, ghép cây, giâm cành.


- Kĩ thuật giâm, chiết, ghép là kĩ thuật nhân giống phổ biến cách cây ăn quả.
<b>II. Cách tiến hành.</b>


<b>* Thí nghiệm 1: Giâm cành</b>


- Cắt cành thành từng đoạn (10 -15cm), có số lượng chồi mắt bằng nhau.
- Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.


- Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh từ các hom (theo bảng ở sgk -168)
- Thí nghiệm này chỉ làm tập, học sinh về nhà làm lại và theo dõi để báo cáo kết quả vào lần thực hành
sau


<b>* Thí nghiệm 2: Chiết cành</b>


- Dao sắc cắt vát gọn, sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc thật áp sát.
- Cắt bỏ lá có trên cành ghép và 1/3 số lá trên gốc ghép


- Buộc chặt cành ghép với gốc ghép.
<b>* Thí nghiệm 3: Ghép cây</b>


<b>- Ghép mắt chữ T:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

ghép giúp cho dòng mạch gỗ di chuyển dễ dàng từ thân gốc ghép sang chồi ghép (không buộc đè lên chồi
ghép).


<i><b>- Ghép cành: Dùng dao sắc cắt vát, gọn và sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc của</b></i>
cành ghép áp thật sát vào mặt vát của gốc ghép. Cắt bỏ tất cả các lá có trên cành ghép và loại bỏ bớt 1/3 số lá
trên gốc ghép. Buộc chặt cành ghép với gốc ghép để đảm bảo cho sự lưu thông của dịng mạch gỗ.



<b>III. Kết quả và giải thích</b>


- Giáo viên kiểm tra cách tiến hành kĩ thuật chiết cành, ghép cây của các nhóm học sinh.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của mỗi nhóm.


<b>IV. Câu hỏi vận dụng.</b>


(1) Tại sao khi nhân giống các cây ăn quả người ta thường sử dụng kĩ thuật chiết cành, ghép cây.


<b>II. Kết luận</b>


- Các nội dung thực hành Sinh học ở cấp THPT rất đa dạng. Có nhiều nội dung thực hành, thí nghiệm
có thể thực hiện trên lớp hay tại nhà. Tuy nhiên, các thí nghiệm, thực hành có thể được khai thác và sử dụng
ở nhiều khâu khác nhau trong quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá như học kiến thức mới hay để củng
cố, kiểm tra đánh giá.


- Việc tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành các nội dung thực hành sẽ phát huy tốt khả năng làm việc
nhóm, tính tự giác, khả năng sáng tạo và niềm đam mê khoa học.


- Việc tăng cường tổ chức dạy đi đơi với hành sẽ góp phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới tồn
diện giáo dục hiện nay.


<b>- Việc thiết kế, xây dựng các nội dung có thể sử dụng thí nghiệm, thực hành được thực hiện theo các</b>
nội dung dạy học Sinh học (ban cơ bản) hiện hành. Trong thực tế, việc sử dụng rất đa dạng với các cách thức
khác nhau và mục đích khác nhau khi giảng dạy trên lớp tùy theo điều kiện thực tế như khả năng học sinh,
điều kiện phịng thí nghiệm thực hành, vườn trường, đồ dùng thí nghiệm, các phương tiện có liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN</b>



Trong thực tế giảng dạy, sáng kiến của tôi đã được áp dụng khi dạy bài mới trên ở trên lớp, bồi dưỡng
HSG, ra đề thi HSG. Tùy vào đặc điểm của từng lớp mà việc sử dụng thí nghiệm ảo, cho học sinh thực hành
đã đem lại những kết quả đáng khả quan như:


- Học sinh hứng thú và tích cực hơn trong bài học, khơng khí lớp học sơi nổi và giờ học ln gắn liền
giữa lí thuyết với thực hành.


- Kĩ năng thực hành các thí nghiệm thực nghiệm, thao tác tiến hành của học sinh tiến bộ lên rất nhiều.
- Khả năng ghi nhớ kiến thức gắn với hiện tượng, khả năng giải thích các hiện tượng thực tiễn cũng có
sự tiến bộ rõ rệt.


- Học sinh chủ động hơn trong giờ học, các em có cơ hội thể hiện bản thân, có cơ hội rèn luyện các
năng lực của bản thân như năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm, năng lực thuyết trình trước lớp, năng
lực tranh luận và phản biện ý kiến cá nhân, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề,...


- Sáng kiến có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn sinh học cấp
THPT tại các trường trung học phổ thông, tài liệu ôn thi HSG môn Sinh học.


8. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có):


...
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:


- Học sinh học chương trình sách giáo khoa theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo hiện hành.
- Với nội dung thí nghiệm, thực hành ảo cần trình chiếu cần có điều kiện: máy chiếu, máy tính, loa.
- Với các nội dung thực hành khác, giáo viên có thể linh động tổ chức cho học sinh thực hiện trên lớp,
trong phịng thí nghiệm, vườn trường hoặc ở nhà.


10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và


theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các
nội dung sau:


- SKKN được áp dụng đã đóng góp tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng
phát triển năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng giảng của môn học và tăng cường sự hứng thú của học
sinh với mơn học.


10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- SKKN tiếp tục được hồn thiện sẽ đem lại lợi ích tích cực cho q trình giảng dạy đặc thù của giáo
viên môn Sinh học hiện nay và tiếp cận dần với xu thế đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng mới trong
thời gian tới.


10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức,
cá nhân:


- SKKN góp phần tích cực trong việc cải thiện hiện trạng dạy học Sinh học nói riêng và các mơn khoa
học thực nghiệm nói chung. Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học ở các nhà
trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>ĐƠN VỊ TRƯỜNG THPT LÊ XOAY</b> <b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>
<b>PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


CẤP: NGÀNH: ; TỈNH: .
<b>I.</b> <b>Thông tin về tác giả đăng ký SKKN</b>


<b>1.</b> <b>Họ và tên: TĂNG VĂN ĐẠI</b>
<b>2.</b> <b>Ngày sinh: 29/01/1985</b>


<b>3.</b> <b>Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Xoay</b>
<b>4.</b> <b>Chuyên môn: Sinh học</b>



<b>5.</b> <b>Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Giảng dạy môn sinh học lớp 10, 11.</b>
<b>II.</b> <b>Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm</b>


<b>1.</b> <b>Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua hướng dẫn các</b>
<b>nội dung thực hành môn Sinh học cấp THPT </b>


<b>2.</b> <b>Cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, GDTX): THPT</b>
<b>3.</b> <b>Mã lĩnh vực theo cấp học: 56</b>


<b>4.</b> <b>Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2018 đến tháng 1/2020</b>
<b>5.</b> <b>Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Lê Xoay</b>


<b>6.</b> <b>Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10, 11, 12.</b>


<i>Ngày tháng năm 20...</i> <i>Ngày tháng năm 20...</i> <i>Ngày tháng năm 20</i>


<b>THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ</b>


<i>(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)</i>


<b>TỔ TRƯỞNG/NHĨM</b>
<b>TRƯỞNG CHUN MÔN</b>


<i>(Ký, ghi rõ họ tên)</i>


<b>NGƯỜI ĐĂNG KÝ</b>


<i>(Ký, ghi rõ họ tên)</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>ĐƠN ĐỀ NGHỊ </b>


<b>CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ</b>
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Tên tôi là: Tăng Văn Đại


Chức vụ (nếu có): Giáo viên


Đơn vị/địa phương: Trường THPT Lê Xoay
Điện thoại: 0988632741


Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc xem xét và công nhận
sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến/các sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau
đây:


Tên sáng kiến: Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua hướng dẫn các nội dung thực
<b>hành môn Sinh học cấp THPT</b><i> (Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)</i>


Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, khơng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ của người khác và hồn tồn chịu trách nhiệm về thơng tin đã nêu trong đơn.


<b>Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị</b>


<i> (Ký tên, đóng dấu)</i>


<i>Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 2 năm 2020</i>



<b>Người nộp đơn</b>


</div>

<!--links-->

×