Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

trung tâm y tế vạn ninh phác đồ vb phác đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 185 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1></div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>DANH MỤC 47 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHUYÊN NGÀNH MẮT – TAI MŨI HỌNG – RĂNG HÀM </b>
<b>MẶT (Ban hành kèm theo Quyết định ngày tháng năm 2019 của Giám đốc </b>


<i>Trung tâm Y tế Vạn Ninh)</i>


<b>STT </b> <b>DANH MỤC PHÁC ĐỒ </b> <b>Trang </b>


<b>CHƯƠNG I: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHUYÊN NGÀNH MẮT </b> 1


1 Phác đồ điều trị viêm loét giác mạc do vi khuẩn 2


2 Phác đồ điều trị viêm túi lệ 5


3 Phác đồ điều trị viêm giác mạc do herpes 8


4 Phác đồ điều trị viêm kết mạc cấp 11


5 Phác đồ điều trị viêm kết mạc dị ứng cấp tính 15


6 Phác đồ điều trị viêm màng bồ đào sau chấn thương 17


<b>CHƯƠNG II: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHUYÊN NGÀNH TAI MŨI HỌNG </b> 21


1 Phác đồ điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em 22


Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp tính trẻ em 26


2


3 Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn trẻ em 31



4 Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính 36


Phác đồ điều trị bệnh tai ngoài 39


5


6 Phác đồ điều trị viêm mũi xoang trẻ em 44


Phác đồ điều trị viêm mũi xoang dị ứng 48


7


8 Phác đồ điều trị viêm mũi xoang mạn tính 51


9 Phác đồ điều trị viêm mũi xoang cấp tính 55


10 Phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp tính 60


11 Phác đồ điều trị viêm v.a cấp và mạn tính 63


Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mạn tính 67


12


13 Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính 73


14 Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính 77


Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính 80



15


16 Phác đồ điều trị viêm thanh quản mạn tính 84


17 Phác đồ điều trị ù tai 88


18 Phác đồ điều trị vết thương vùng mặt 92


19 Phác đồ điều trị vết thương vùng cổ 95


<b>CHƯƠNG III: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHUYÊN NGÀNH RĂNG HÀM MẶT </b> 96


1 Phác đồ điều trị răng khôn mọc lệch 100


2 Phác đồ điều trị sâu răng sữa 103


Phác đồ điều trị viêm tủy răng sữa 107


3


4 Phác đồ điều trị viêm lợi liên quan đến mảng bám 112


5 Phác đồ điều trị viêm quanh răng tiến triển chậm 115


Phác đồ điều trị bệnh sâu răng 120


6


7 Phác đồ điều trị tổn thương mô cứng của răng không do sâu 124



8 Phác đồ điều trị viêm tủy răng 127


Phác đồ điều trị viêm quanh cuống răng 131


9


10 Phác đồ điều trị áp xe má 136


11 Phác đồ điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai do virus (quai bị) 139


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22


Phác đồ điều trị viêm tuyến nước bọt dưới hàm do sỏi 144


Phác đồ điều trị đau dây thần kinh v 147


Phác đồ điều trị gãy xương hàm trên 151


Phác đồ điều trị gãy xương hàm dưới 155



Phác đồ điều trị gãy xương gò má cung tiếp 158


Phác đồ điều trị dính khớp thái dương hàm 160


Phác đồ điều trị chảy máu sau nhổ răng 163


Phác đồ điều trị nang vùng hàm mặt 165


Phác đồ điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt 172


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>CHƯƠNG I:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨN </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm loét giác mạc do vi khuẩn (bacterial keratitis) là hiện tượng mất tổ chức giác mạc
do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc do vi khuẩn, là một nguyên nhân
thường gặp gây mù loà.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Các loại vi khuẩn thường gặp gây viêm loét giác mạc


Vi khuẩn Gr(+): <i>Staphylococcus aureus, Steptococcus pneumonia, Staphylococcus</i>
<i>epidermidis, Mycobacterium, Nocardia…</i>


Vi khuẩn Gr(-): <i>Pseudomonas aeruginosa, Moraxella, Hemophilus influenza,…</i>


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>



<b>3.1. Lâm sàng </b>


Triệu chứng cơ năng


+ Đau nhức mắt, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
+ Nhìn mờ hơn, có thể chỉ cảm nhận được ánh sáng.


+ Kết mạc cương tụ rìa.


+ Trên giác mạc có một ổ loét ranh giới không rõ, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại
tử bẩn. Khi nhuộm giác mạc bằng fluorescein 2% ổ loét sẽ bắt màu xanh, nếu ổ loét hoại tử
nhiều sẽ có màu vàng xanh.


+ Giác mạc xung quanh ổ loét bị thẩm lậu.


+ Mống mắt cũng có thể bị phù nề, mất sắc bóng. Đồng tử thường co nhỏ, có thể dính
vào mặt trước thể thuỷ tinh, tuy nhiên khó quan sát.


<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


Xét nghiệm : tổng phân tích tế bào máu bằng máy tự động, 10 thông số nước tiểu


<b>3.3. Chẩn đốn xác định </b>


Ổ lt giác mạc có đặc điểm: bờ nham nhở, ranh giới không rõ, đáy thường phủ lớp
hoại tử bẩn, giác mạc xung quanh thẩm lậu nhiều.


<b>3.4. Chẩn đoán phân biệt</b>


Loét giác mạc do nấm: một ổ loét ranh giới rõ, bờ gọn, đáy ổ loét thường phủ một lớp


hoại tử dày, đóng thành vảy gồ cao, bề mặt vảy khơ ráp và khó bóc. Xét nghiệm vi sinh chất
nạo ổ loét sẽ tìm thấy nấm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nhiều nhân, hiện tượng đơng đặc nhiễm sắc chất quanh rìa nhân, tế bào thối hóa nhân trương
hoặc tìm thấy tiểu thể Lipschutz. Xét nghiêm PCR chất nạo bờ ổ loét hoặc thủy dịch sẽ tìm
được gen của virus herpes.


Loét giác mạc do amip (acanthamoeba): giác mạc có ổ lt trịn hoặc bầu dục, xung
quanh có vòng thẩm lậu đặc (áp xe vòng). Xét nghiệm vi sinh chất nạo ổ loét sẽ tìm thấy
acanthamoeba.


<b>4. ĐIỀU TRỊ</b>
<i><b>Điều trị cụ thể</b></i>


Kháng sinh chống vi khuẩn :


+ Kháng sinh toàn thân bằng đường tiêm, uống.
+ Thuốc tra mắt:


Tobramycin 0,3% hoặc levofloxacin 0,5%


Ofloxacin 0,3% hoặc moxifloxacin 0,5% hoặc gatifloxacin 0,5


Cách dùng: Ngày đầu có thể tra mắt liên tục cách nhau 30 phút, những ngày sau tra mắt
10 lần/ ngày


+ Truyền rửa mắt liên tục trong những trường hợp nặng bằng kháng sinh (gentamycin
4mg x2 ồng) và nước nuối sinh lý (nacl 0,9%) x 200 ml.


Điều trị phối hợp



+ giảm đau : nhóm paracetamol
+ bổ mắt toàn thân: vitamin A, E,AD


+ Chống viêm non- steroid: Tra mắt: dung dịch indomethacine 0,1% tra mắt 4 lần/ngày.
+ Nước mắt nhân tạo tăng cường dinh dưỡng tại chỗ và toàn thân.


Chống chỉ định tuyệt đối dùng corticoid trong giai đoạn ổ loét đang tiến triển.


<b>5.TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG </b>


<b>5.1.Tiến triển </b>


Loét giác mạc do vi khuẩn là một bệnh nặng, nhất là những bệnh nhân được điều trị
muộn và đã dùng corticoid trước đó. Khi bệnh khỏi sẽ để lại sẹo trên giác, ảnh hưởng đến thị
lực của người bệnh.


<b>5.2. Biến chứng </b>


Loét giác mạc doạ thủng (phồng màng Descemet).
Tăng nhãn áp.


Trường hợp nặng có thể gây loét thủng giác mạc, viêm mủ nội nhãn.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Khi bị chấn thương trên giác mạc cần phải phát hiện và điều trị kịp thời bằng các kháng
sinh tra mắt để phòng biến chứng viêm loét giác mạc do vi khuẩn.


Cần phải điều trị các bệnh mắt là yếu tố thuận lợi gây viêm loét giác mạc: lông quặm,


lông xiêu, hở mi,…


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<i>1. </i>Bourcier T, Thomas F, Borderie V, et all (2003): <i>Bacterial keratitis:predisposing</i>
<i>factors, clinical and microbiological review of 300 cases</i>.BrJ Ophthalmol. Jul;87(7):834-8.


<i>2. </i>Dahlgren MA, Lingappan A, Wilhelmus KR. (2007) <i>The clinical diagnosis </i>
<i>ofmicrobialkeratitis</i>.AmJ Ophthalmol. Jun;143(6):940-944. Epub Apr 3.


<i>3. </i>Gicquel JJ, Bejjani RA, Ellies P, et all (2007): <i>Amniotic membranetransplantation in</i>
<i>severe bacterial keratitis</i>.Cornea.Jan;26(1):27-33.


4.Mary E Marquart, Emma BH Hume, Xiadong Zheng, et all (2002): <i>Bacterial Keratitis</i>.
Texbook of ophthalmology, vol 2: 991-1009. Japee Brothers Medical Publishers, New Delhi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI LỆ </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm túi lệ là một bệnh lý thường gặp trong nhãn khoa, là tình trạng viêm mạn tính hoặc
cấp tính tại túi lệ.Bệnh thường xảy ra thứ phát sau tắc ống lệ mũi bẩm sinh hoặc mắc phải.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Là hậu quả của tắc ống lệ mũi bẩm sinh hoặc tắc ống lệ mũi mắc phải.


Tác nhân vi sinh vật thường gặp gây viêm túi lệ khá đa dạng. Các vi sinh vật có thể gây
viêm túi lệ bao gồm vi khuẩn Gram dương như <i>Staphylococus epidermidis, Staphylococus</i>
<i>Aureus, Streptococus pneumoniae; </i> vi khuẩn gram âm như :<i>Pseudomonas aeruginosa, </i>
<i>Hemophilus influenza, Proteus, </i>kểcảvi khuẩn kị khí như<i> Propionibacterium acnes</i>.



<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>


Viêm túi lệ biểu hiện ở hình thái mạn tính hoặc có những đợt viêm cấp tính.
Viêm túi lệ mạn tính


Chảy nước mắt thường xun, có thể kèm chảy mủ nhầy.
Dính mi mắt do các chất tiết nhầy.


Vùng túi lệ có khối nề, căng, ấn vào có mủ nhầy trào ra ở góc trong mắt.
Viêm kết mạc góc trong.


Bơm lệ đạo: nước trào qua lỗ lệ đối diện có nhầy mủ kèm theo.
Viêm túi lệ cấp tính


Có tiền sử chảy nước mắt, hoặc chảy nước mắt kèm nhầy mủ.


Đau nhức vùng túi lệ, có thể đau tăng lên khi liếc mắt vì phản ứng viêm có thể tác động
đến cơ chéo dưới. Đau có thể lan ra nửa đầu cùng bên, đau tai hoặc đau răng.


Vùng túi lệ sưng, nóng, đỏ.


Túi lệ giãn rộng, lan ra phía dưới ngồi hoặc một phần ở phía trên.
Nếu q trình nhiễm trùng nặng hơn, gây áp xe túi lệ.


Giai đoạn muộn hơn, có thể gây dị mủ ra ngồi da. Mủ nhầy thốt từ túi lệ ra ngồi qua
lỗ dị này.



Tồn thân: mệt mỏi, sốt, đặc biệt các triệu chứng tồn thân thể hiện rõ hơn ở người già.
Có thể có hạch trước tai.


<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>3.3. Chẩn đoán xác định </b>


Chẩn đoán xác định căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng:


Viêm túi lệ mãn: chảy nước mắt tự nhiên liên tục, bớm lệ quản có nhầy mủ trào ra ở
điểm lệ đối diện.


Viêm túi lệ cấp: trước đó thường xuyên chảy nước mắt. Vùng túi lệ sưng nóng đỏ, đau
nhức, có thể có dị mủ túi lệ.


<b>3.4. Chẩn đốn phân biệt</b>


Viêm kết mạc mạn tính: mắt đỏ, kết mạc cương tụ nhẹ. Bệnh nhân có thể chảy nước
mắt.Bơm lệ đạo nước thoát tốt xuống miệng.


U túi lệ: bệnh nhân có khối u vùng góc trong mắt, có thể gây chảy nước mắt nếu u
choán chỗ nhiều, gây tắc lệ đạo. U có mật độ chắc, ấn vài khối u khơng thay đổi và khơng có
mủ nhầy trào ra ở lỗ lệ.Khi bơm lệ đạo nước thoát tốt hoặc nước trào ngược và khơng có nhầy
mủ.Chụp cắt lớp sẽ phân biệt được rõ u và viêm túi lệ.


U vùng túi lệ: u ở vùng túi lệ có thể gây chèn ép vào túi lệ, gây chảy nước mắt. U có mật
độ chắc, ấn vào khối u khơng thay đổi về kích thước.Bơm lệ đạo nước thoát xuống miệng
hoặc trào ngược nhưng khơng có nhầy mủ.


Áp xe vùng túi lệ: bệnh nhân khơng có tiền sử chảy nước mắt. Bơm lệ đạo nước có thể


thốt xuống miệng, khơng có tắc lệ đạo. Tuy nhiên rất khó phân biệt giữa viêm túi lệ cấp và
áp xe vùng túi lệ ở giai đoạn viêm cấp tính. Chẩn phân biệt dựa vào bơm lệ đạo sau khi qua
giai đoạn viêm cấp.Sau khi điều trị bằng kháng sinh, hết viêm cấp, bơm lệ đạo nước thốt,
khơng có tắc lệ đạo và viêm túi lệ mãn tính.


<b>4. ĐIỀU TRỊ</b>


<b>4.1. Nguyên tắc chung</b>


Điều trị nội khoa được áp dụng cho các trường hợp viêm túi lệ cấp để giải quyết tình
trạng nhiễm trùng cấp tính.Sau khi hết viêm cấp tính, bệnh nhân cần được điều trị phẫu thuật
để loại trừ ổ viêm mãn tính tại túi lệ.


Viêm túi lệ cần được điều trị bằng phẫu thuật nối thông túi lệ mũi để giải phóng tình
trạng tắc nghẽn và viêm mãn tính tại túi lệ.Nếu không mổ nối thông túi lệ mũi được, bệnh
nhân cần được điều trị bằng phẫu thuật cắt túi lệ.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>


Viêm túi lệ mạn tính


Bơm thơng lệ đạo: Thơng lệ đạo làm giải phóng chỗ tắc ở ống lệ mũi, phục hồi lưu
thông nước mắt.Nhờ vậy, khơng cịn ứ đọng dịch viêm trong lịng túi lệ, hết viêm túi lệ.


Viêm túi lệ cấp tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

phòng tái phát, bao gồm cả việc điều trị nguyên nhân.
Điều trị viêm túi lệ cấp tính:


Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân đường tiêm hoặc uống


tùy theo mức độ nặng nhẹ của viêm túi lệ. Nên dùng các kháng sinh có phổ rộng.Có thể phối
hợp kháng sinh.


Kháng sinh tồn thân: có thể dùng các kháng sinh phổ rộng theo đường uống hoặc tiêm
tĩnh mạch tùy theo mức độ viêm cấp.


Kháng sinh nhỏ mắt: có thể dùng


Levofloxacin: nhỏ mắt 4 – 6 lần/ngày x 1 -2 tuần.
Moxifloxacin: nhỏ mắt 4 – 6 lần/ngày x 1 – 2 tuần.
Giảm phù nề: dùng các thuốc giảm phù nề.


Alphachymotrypsin: uống 4 – 8mg/ngày x 1 – 2 lần/ngày x 5 – 7 ngày.
Giảm đau: dùng thuốc giảm đau nếu có đau nhức nhiều: Paracetamol.
Chích rạch áp xe : tháo bớt mủ ở ổ áp xe giúp cho bệnh nhân đỡ đau .


Điều trị dự phòng tái phát: điều trị nội khoa sẽ làm viêm túi lệ cấp ổn định rồi chuyển
sang giai đoạn viêm túi lệ mãn tính trong vịng 1 -2 tuần.


<b>5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG </b>


Nếu không được điều trị, viêm túi lệ mãn gây viêm kết mạc, viêm giác mạc. Viêm túi lệ
mãn có các đợt viêm cấp, gây áp xe túi lệ thậm chí gây viêm tổ chức hốc mắt. Viêm túi lệ cấp
có thể gây dị mủ ra ngồi da, viêm mi, hốc mắt.


Nhìn chung các trường hợp viêm túi lệ mạn đều có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật nối
thông túi lệ mũi. Tỷ lệ khỏi bệnh sau phẫu thuật từ 85% - 95% tùy theo từng nghiên cứu. Các
trường hợp điều trị bằng phẫu thuật nối thông túi lệ mũi thất bại, có thể điều trị khỏi hồn tồn
bằng phẫu thuật cắt túi lệ. Tuy nhiên, sau cắt túi lệ, bệnh nhân hết viêm túi lệ nhưng vẫn bị
chảy nước mắt vì khơng phục hồi được chức năng lệ đạo.



<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Điều trị sớm các trường hợp tắc ống lệ mũi là biện pháp có hiệu quả để phòng viêm túi
lệ mãn.Các trường hợp viêm túi lệ mãn được điều trị sớm thì sẽ tránh được biến chứng viêm
túi lệ cấp.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Alain Ducasse, J.-P.Adenis, B.Fayet, J.-L.George, J.-M.Ruban (2006) <i>“Les voies</i>
<i>lacrymales'’</i>, Masson.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁC MẠC DO HERPES </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm giác mạc do herpes là hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm và hoại tử gây tổn
thương mất tổ chức giác mạc do herpes.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Do virus herpes có tên khoa học là herpes simplex virus (HSV) thuộc họ herpes viridae.
Herpes có 2 type: type 1 (HSV-1) gây bệnh ở nửa trên cơ thể từ thắt lưng trở lên (gây viêm
loét giác mạc), type 2 (HSV-2) gây bệnh ở nửa dưới cơ thể từ thắt lưng trở xuống. Tuy nhiên,
có trường hợp HSV-2 gây bệnh ở mắt do mắt bị nhiễm dịch tiết đường sinh dục (đặc biệt ở trẻ
sơ sinh) nhưng rất hiếm gặp.


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>



Triệu chứng cơ năng
Đau nhức mắt.


Kích thích: cộm chói, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
Thị lực: giảm nhiều hay ít tùy mức độ tổn thương.
Triệu chứng thực thể


Tổn thương của giác mạc do herpes có đặc điểm: đa dạng, hay tái phát, gây giảm hoặc
mất cảm giác giác mạc.


Loét giác mạc hình cành cây: là triệu chứng đặc trưng và điển hình.
Loét giác mạc hình địa đồ.


Viêm giác mạc hình đĩa: nhu mô giác mạc trung tâm thẩm lậu làm cho giác mạc phù
dày lên về phía nội mơ, có thể có nếp gấp màng Descemet, tủa sau giác mạc.


Viêm nhu mơ kẽ: là hình thái nặng ngay từ đầu. Trong nhu mơ có những đám thẩm lậu
màu trắng vàng, ranh giới khơng rõ (hình phomát).Có thể có vành phản ứng miễn dịch cạnh
tổn thương.


Viêm màng bồ đào: tổn thương giác mạc do herpes có thể kèm theo viêm màng bồ đào
hoặc viêm bán phần trước. Khám lâm sàng sẽ thấy: có tủa mặt sau giác mạc, tế bào viêm
trong thủy dịch (Tyndall tiền phòng), đồng tử co nhỏ, có thể dính vào mặt trước thể thủy tinh.
Đây là hình thái nặng, khó điều trị.


Cảm giác giác mạc: bị giảm hoặc mất.


Ngồi ra bệnh nhân có thể bị sốt, nổi hạch trước tai. Xuất hiện mụn nước ở mép, mặt,…


<b>3.2. Cận lâm sàng </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>3.3. Chẩn đốn xác định </b>


Lt giác mạc hình cành cây, hình địa đồ hoặc viêm giác mạc hình đĩa.
Cảm giác giác mạc giảm.


<b>3.4. Chẩn đoán phân biệt</b>


Loét giác mạc do vi khuẩn: ổ loét bờ không rõ, thường nham nhở, thẩm lậu hoặc hoại tử
nhiều. Xét nghiệm vi sinh chất nạo ổ loét sẽ tìm thấy vi khuẩn.


Loét giác mạc do nấm: ổ lt thường có hình trịn hoặc bầu dục, đáy phủ bởi lớp hoại tử
dày, gồ cao, nhu mơ xung quanh ổ lt có thẩm lậu vệ tinh. Xét nghiệm vi sinh chất nạo ổ loét
sẽ tìm thấy nấm.


Loét giác mạc do acanthamoeba: ổ loét giác mạc thường kèm theo áp xe vòng. Xét nghiệm
vi sinh sẽ tìm thấy acanthamoeba.


<b>4. ĐIỀU TRỊ</b>


<b>4.1. Nguyên tắc chung</b>


Dùng thuốc ức chế tổng hợp axit nhân (AND) của virus đường tra và uống.


Phối hợp điều trị thuốc chống viêm, tăng cường dinh dưỡng và kháng sinh chống bội
nhiễm khi cần thiết.


Điều trị biến chứng


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>



Điều trị đặc hiệu


Thuốc tra mắt: dùng một trong các loại thuốc sau
Acyclovir 3%: tra mắt 5 lần mỗi ngày.


Thuốc uống: Acyclovir viên 200 mg, 800mg. Thường dùng viên Acyclovir 200mg,
uống ngày 5 viên chia 5 lần trong 7-10 ngày. Trẻ em dưới 2 tuổi liều dùng bằng nửa liều của
người lớn, trẻ em trên 2 tuổi dùng bằng liều người lớn.


Điều trị bổ sung


Chống bội nhiễm vi khuẩn: dùng kháng sinh phổ rộng tra mắt, một trong các loại sau:
tobramycin, ofloxacin: tra mắt 5 lần mỗi ngày.


Thuốc giãn đồng tử, liệt cơ thể mi: tra atropin 1-4% khi có phản ứng màng bồ đào.
Thuốc chống viêm steroid: dùng trong các trường hợp sau


Viêm giác mạc hình đĩa.


Viêm nhu mơ kẽ khi có phản ứng màng bồ đào.


Dùng corticoid dạng tra mắt.Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng và bao giờ cũng phải
dùng kèm với thuốc chống virus.Khi bệnh thoái triển phải dùng liều giảm dần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Có thể dùng liều acyclovir 200 mg ngày uống 4 viên chia 2 lần trong 1 đến 2 năm để
phịng tái phát. Ngồi ra bệnh nhân cần có cuộc sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.


<b>5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG </b>



Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra một số
biến chứng


Loét giác mạc doạ thủng (phồng màng Descemet) hoặc thủng.
Tăng nhãn áp do phản ứng màng bồ đào.


Trường hợp nặng có thể biến chứng viêm mủ nội nhãn.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Tránh bị sơ nhiễm herpes (HSV và varicella zoster): bằng cách tránh xa các nguồn lây
là dịch tiết từ những tổn thương của người bệnh bị herpes. Nếu người mẹ mang thai bị
herpes đường sinh dục thì phải điều trị khỏi trước khi sinh hoặc phải mổ đẻ để tránh lây
nhiễm cho con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM KẾT MẠC CẤP </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG </b>


Viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm trùng (do
virus, vi khuẩn) hoặc dị ứng.


Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái:


Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: Đây là hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là loại viêm kết mạc cấp tiết tố có màng
phủ trên diện kết mạc, có màu trắng xám hoặc trắng ngà.


Viêm kết mạc do virus: Là viêm kết mạc có kèm nhú, nhiều tiết tố và hoặc có giả mạc,
bệnh thường kèm sốt nhẹ và các biểu hiện cảm cúm, có hạch trước tai, thường phát triển thành
dịch.



<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (<i>Neisseria</i>
<i>Gonorrhoeae</i>), hiếm gặp do não cầu (<i>Neisseria Menigitidis</i>).


Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: : thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (<i>C.</i>
<i>Dipptheria</i>) và liên cầu (<i> Streptococcus Pyogene</i>), phếcầu,...


Viêm kết mạc do vi rus: do virus Adeno virus, Entero virus ...


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>


Tại mắt:


Bệnh xuất hiện lúc đầu ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ
đến vài ngày, thường mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5. Bệnh diễn biến rất nhanh:


+ Mi phù nề


+ Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh. Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau
khi lau sạch.


+ Có thể có xuất tiết hoặc màng giả.


+ Nếu khơng điều trị kịp thời giác mạc bị thâm nhiễm rộng, tiến triển thành áp xe giác
mạc và có thể hoại tử thủng giác mạc.



Tồn thân:


Có thể có hạch trước tai, sốt nhẹ.


<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>3.3. Chẩn đoán xác định </b>


Tại mắt:
- Mi phù nề.


- Kết mạc cương tụ, phù nề mạnh, có nhiều tiết tố bẩn.
Tồn thân:


- Có thể có sốt.
- Có hạch trước tai.


<b>3.4. Hình thái </b>


Viêm kết mạc cấp tiết tố có mủ.


Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày, thường mủ nhiều nhất vào ngày thứ 5.Bệnh
diễn biến rất nhanh.


Bệnh xuất hiện ở một mắt, sau đó lan sang hai mắt.


Có nhiều tiết tố mủ bẩn, hình thành rất nhanh sau khi lau sạch.
Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn. Tại mắt:


Mi phù nề, căng cứng khó mở.Sau 1-3 ngày mi mềm dần.



Kết mạc cương tụ, phù nề.Sau 1-3 ngày xuất hiện màng thật hoặc màng giả trên bề mặt
kết mạc.Màng thường bẩn, màu xám.Màng thật khi bóc sẽ lộ lớp tổ chức liên kết phía dưới và
chảy máu nhiều.Màng giả bóc dễ dàng và ít chảy máu.


Nếu khơng điều trị kịp thời có thể bị viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn. Tồn thân: Có
thể có sốt, khó thở.


Viêm kết mạc do virus Tại mắt:


Cảm giác xốn cộm như có bụi trong mắt.
Mi phù nề.


Kết mạc cương tụ, phù nề, ra nhiều tiết tố trắng hoặc dịch hồng.


Sau 3-5 ngày có thể thấy có giả mạc màu trắng ở kết mạc sụn mi dày mỏng tùy từng
trường hợp.


Giác mạc có thể viêm chấm biểu mơ. Tồn thân:


Triệu chứng cảm cúm: nhức đầu nhẹ, đau mỏi người sốt nhẹ…
Hạch trước tai.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Điều trị tích cực và khẩn trương;
Điều trị tại chỗ và toàn thân;
Điều trị theo nguyên nhân;



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>4.2. Phác đồ điều trị </b>


Tại mắt:


+ Bóc màng hằng ngày:


Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ mủ và tiết tố.


Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra nhiều lần thuốc dưới dạng dung dịch
(15-30 phút/lần) một trong các nhóm sau:


Aminoglycosid: tobramycin...


Fluoroquinolon: ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin...
Thận trọng khi dùng Corticoid: Prednisolon acetat, Fluorometholon. Khi bệnh thuyên
giảm có thể giảm số lần tra mắt.


Phối hợp tra thuốc mỡ một trong các nhóm trên trưa và tối.
Dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo.


Toàn thân:


Cephalosprin thế hệ 3: Người lớn:


Nếu giác mạc chưa loét: Liều duy nhất 1 gram tiêm bắp.
Nếu giác mạc bị loét: 1 gram x 3 lần / ngày tiêm tĩnh mạch.


Trẻ em: Liều duy nhất 125mg tiêm bắp hoặc 25mg/kg cân nặng 2-3 lần/ngày x 7ngày
tiêm bắp.



Fluoroquinolon: chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Cephalosporin thế hệ 2,3 uống x 7 ngày


Thuốc nâng cao thể trạng.


<b>5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG</b>


Đối với hình thái viêm kết mạc do lậu cầu: Tốt nếu điều trị sớm và tích cực, có thể
thủng hoại tử giác mạc nếu điều trị muộn và khơng tích cực.


Đối với hình thái viêm kết mạc do bạch hầu thường khơng tốt nếu khơng điều trị tồn
thân kịp thời và đúng.


Đối với hình thái viêm kết mạc do vi rus: điều trị tích cực, đúng phác đồ bệnh sẽ khỏi
sau 5-10 ngày, bệnh có thể kéo dài gây viêm giác mạc biểu mô.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Điều trị bệnh lậu đường sinh dục (nếu có).


Vệ sinh và tra thuốc sát khuẩn /kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay khi đẻ ra.
Tiêm phòng đầy đủ các bệnh theo đúng qui định của trẻ.


Luôn nâng cao thể trạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Messmer EM. (2012): Bacterial conjunctivitis-diagnosis and theragyupdate. Klin
Monbl Augenheikd. May;229(5):529-33.doi:10.1055/s-0031-1299523. Epub 2012 May 16.


Review.German.


2. Hồng Minh Châu, Phạm Ngọc Đơng (2011): Bệnh học kết mạc. Chương 1: Kết mạc
– Giạc mạc – Củng mạc. Nhãn khoa tập 2, Nhà xuất bản y học, trang 12 – 14.


3. Hoàng Minh Châu (2004): Viêm kết mạc do vi khuẩn. Chương 5: Kết mạc.
4. Nhãn khoa giản yếu tập 1. Nhà xuất bản y học, trang 114 - 116.


5. Hoàng Minh Châu (2004): Viêm kết mạc do vi virus. Chương 5: Kết mạc. Nhãn khoa
giản yếu tập 1.Nhà xuất bản y học, trang 117 - 118.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM KẾT MẠC DỊ ỨNG CẤP TÍNH </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG </b>


Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi
bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Dị nguyên thường là các mỹ phẩm lạ, thuốc tra mắt, hóa chất, bụi, phấn hoa,….


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>


Triệu chứng xảy ra rất cấp tính.


Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân có cảm giác bỏng rát trong mắt, ngứa mắt, đau, sợ ánh
sáng, chảy nước mắt, nhiều khi không mở được mắt.



Dấu hiệu thực thể: mi sưng nề, mọng đỏ, kết mạc cương tụ, phù nề mọng nước, chảy
nhiều dịch, tiết tố nhầy, phát triển nhú to trên kết mạc sụn mi, đôi khi xuất hiện viêm giác
mạc chấm.


<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


Xét nghiệm công thức máu, nước tiểu 10 thông số
Xét nghiệm tìm dị ngun khi có điều kiện.


<b>3.3. Chẩn đốn xác định </b>


Ngứa mắt, đau, bỏng rát, sợ ánh sáng, chảy nước mắt


Mi kết mạc phù nề, tiết tố nhầy, nhú viêm trên kết mạc sụn mi.


<b>3.4. Chẩn đoán phân biệt</b>


Viêm kết mạc cấp: khơng có tiền sử tiếp xúc dị nguyên, kết mạc cương tụ nhưng không
phù nề nhiều như dị ứng, nhiều tiết tố nhầy…


<b>4. ĐIỀU TRỊ</b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Ngừng tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng (nếu xác định được)
Chống dị ứng tại chỗ và toàn thân.


Tra tại chỗ: chống viêm, chống dị ứng


Toàn thân:kháng sinh,chống viêm , chống dị ứng


Chống phù (nếu cần)


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>


Việc đầu tiên là phải loại trừ tác nhân gây dị ứng bằng rửa mắt bằng dung dịch như
nước muối sinh lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Thuốc tra:


Corticosteroid: prednisolon acetate 1%, fluorometholone 0,1% 6-8 lần/ngày, trong vài
ngày đầu, sau đó bệnh giảm có thể tra rút xuống 3-4 lần/ngày và dừng khi các triệu chứng
khỏi hẳn.


Nếu da mi phù, đỏ ngứa: bôi da mi mỡ có corticoid: mỡ hydrocortison 1%….bơi da mi 3
lần/ ngày


Thuốc uống:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng Histamin


Trong những trường hợp có kèm theo triệu chứng toàn thân nặng cần phối hợp hoặc
chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa dị ứng.


<b>5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG </b>


Bệnh thường khỏi sau vài ngày.


Bệnh có thể tái phát khi bệnh nhân lại tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>



Tránh tiếp xúc với dị nguyên nếu xác định được tác nhân gây dị ứng.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Andrea Leonardi (2010): <i>Allergic disease of Conjunctiva and Cornea,</i> Cornea and
external eye disease, chapter 8, pp97-116.


2. Etsuko Takamura, Eiichi Uchio, Nobuyuki Ebihara et al. Japanese <i>Guideline for</i>
<i>Allergic Conjunctival Disease, </i>Allergology International, vol 60, N2, pp191-202.


3. Hoàng Minh Châu<i>," Viêm kết mạc dị ứng do tiếp xúc",</i> Nhãn khoa giản yếu tập 1.
Nhà xuất bản y học, trang 127.


4. Hoàng Minh Châu, Phạm Ngọc Đông<i>," Viêm kết mạc dị ứng do tiếp xúc",</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO SAU CHẤN THƯƠNG </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG </b>


Là phản ứng của MBĐ đáp ứng với tác nhân sau chấn thương hay nhiễm trùng.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Do nhiễm trùng, dị ứng với thành phần của tổ chức hốc mắt, phản ứng viêm, …..


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>


Triệu chứng chủ quan Xảy ra sau chấn thương mắt


Tại mắt: Người bệnh thấy các triệu chứng:


Đau nhức
Nhìn mờ


Cảm giác ruồi bay


Tồn thân: Đau nhức đầu, người mệt mỏi.
Triệu chứng khách quan


Khám mắt bị thương thấy các dấu hiệu:
Phản ứng thể mi (+)


Có thể có tụ máu, rách mi


Kết mạc cương tụ phù nề: cương tụ rìa giác mạc hoặc cương tụ tồn bộ. Có thể có rách
kết mạc kèm theo.


Giác mạc có thể phù hoặc rách (đã được mổ xử lý cấp cứu ở tuyến dưới hay chưa).
Tủa sau giác mạc, tiền phịng có Tyndall (+) hoặc ngấn mủ, ngấn máu.


Mống mắt cương tụ, phù nề.Có thể dính mống mắt vào mặt trước thể thủy tinh làm đồng
tử méo.Trước diện đồng tử có thể có màng xuất tiết.


Thể thủy tinh có thể bình thường, đục, đục vỡ hoặc lệch.
Dịch kính vẩn đục hoặc có xuất huyết.


Đáy mắt (nếu soi được): có thể thấy phù gai thị, phù võng mạc hoặc xuất huyết võng
mạc…



<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


Xét nghiệm máu
Bạch cầu tăng.


Tốc độ lắng máu tăng nếu bệnh tiến triển đã lâu, kéo dài. Tốc độ máu lắng bình thường
nếu viêm màng bồ cấp tính sau chấn thương.


Xét nghiệm vi sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

nhân gây viêm màng bồ đào (vi khuẩn, nấm...).


X-Quang: chụp phim để phát hiện dị vật nội nhãn.


Siêu âm: phát hiện dị vật nội nhãn và đánh giá tình trạng dịch kính võng mạc.


<b>3.3. Chẩn đoán xác định</b>


Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đã nêu trên.


<b>3.4. Chẩn đoán phân biệt </b>


Chẩn đoán phân biệt với viêm mủ nội nhãn


Các triệu chứng của viêm mủ nội nhãn thường xuất hiện tương tự như các triệu chứng
của viêm màng bồ đào sau chấn thương nhưng với mức độ rầm rộ và nặng nề hơn: Mi co
quắp, sưng nề. Kết mạc cương tụ toàn bộ. Giác mạc phù, thâm nhiễm, mủ tiền phịng, thể
thủy tinh hóa mủ, mủ buồng dịch kính…Đơi khi, để chẩn đốn phân biệt giữa một viêm màng
bồ đào sau chấn thương và một viêm mủ nội nhãn giai đoạn đầu tương đối khó khăn



Chẩn đốn phân biệt với tăng nhãn áp


Tăng nhãn áp sau chấn thương có thể gây ra phản ứng viêm màng bồ đào và ngược lại,
viêm màng bồ đào cũng có thể gây tăng tiết thủy dịch và gây tăng nhãn áp. Bên cạnh các triệu
chứng như viêm màng bồ đào, nhãn cầu sờ tay rất căng. Đo nhãn áp thấy tăng cao.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc chung </b>


Chống nhiễm trùng;


Chống chống viêm, dị ứng;
Chống dính mống mắt;
Giảm đau;


Nâng cao thể trạng.


<b>4.2. Điều trị cụ thể</b>


Chống nhiễm trùng


Dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân (tốt nhất dùng theo kháng sinh đồ). Việc lựa chọn
thuốc kháng sinh phụ thuộc vào từng bệnh nhân, đặc điểm của vết thương, nguy cơ nhiễm
trùng, tác nhân gây bệnh, khả năng ngấm nội nhãn của kháng sinh…


Đường dùng kháng sinh: Tại chỗ:
Nhỏ dung dịch kháng sinh


Tra mỡ kháng sinh.



<i>Chú ý</i>: Sử dụng các loại thuốc này sau khi khâu vết thương nhãn cầu.
Tiêm kháng sinh cạnh nhãn cầu hoặc dưới kết mạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Thuốc chống nấm


Khi xác định được tác nhân là nấm thì nhất thiết phải sử dụng thuốc chống nấm.
Chống dị ứng, chống viêm


Gồm các thuốc chống viêm steroid và không steroid tại chỗ (Tra mắt, tiêm cạnh nhãn cầu
hoặc dưới kết mạc, tiêm nội nhãn) và/hoặc toàn thân (uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch).


<i>Các thuốc chống viêm steroid</i>


Không dùng trong trường hợp nghi ngờ có nhiễm nấm hoặc có nhiễm nấm.Tuy nhiên,
có thể sử dụng ở giai đoạn khi xét nghiệm nấm trở về âm tính để hạn chế phản ứng viêm.
Thuốc có tác dụng làm giảm các phản ứng viêm có tính chất hủy hoại xảy ra sau chấn thương
và nhiễm trùng do đó làm hạn chế tổn thương các mơ nội nhãn. Corticosteroid có thể được sử
dụng đường tồn thân, tra tại mắt, tiêm cạnh nhãn cầu, tiêm dưới kết mạc hay tiêm nội nhãn.


<i>Các thuốc chống viêm không steroid</i>


Thường được chỉ định trong trường hợp hợp nhiễm nấm hoặc nghi ngờ nhiễm nấm hay
dùng phối hợp với các thuốc chống viêm steroid.


Chống dính mống mắt


Nhỏ dung dịch Atropin 0,5%, 1%, 4% (tùy từng trường hợp): 2-3 lần/ ngày.
Tra mỡ Atropin 1% 1 lần buổi tối trước khi ngủ.



Tiêm 4 điểm quanh rìa giác mạc: Atropin 1% + Adrenalin 0,1% trong trường hợp đồng
tử không giãn được bằng các thuốc tra.


Giảm đau và an thần.
Nâng cao thể trạng.
Điều trị phối hợp


Điều trị phối hợp có vai trị rất quan trong điều trị viêm màng bồ đào sau chấn thương.
Điều trị cụ thể bao gồm một số việc như sau:


Khâu vết thương giác mạc, củng mạc hoặc vết thương giác củng mạc.
Điều trị xuất huyết nội nhãn.


Điều trị đục, đục vỡ, lệch thủy tinh thể.
Điều trị tăng nhãn áp.


<b>5.TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG </b>


<b>5.1.Tiến triển </b>


Tiến triển của viêm màng bồ đào sau chấn thương phụ thuộc


Hình thái chấn thương: vết thương xuyên nhãn cầu hay chấn thương đụng dập nhãn cầu
Các tổn thương phối hợp: xuất huyết nội nhãn, đục vỡ thủy tinh thể….


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>5.2. Biến chứng </b>


Các biến chứng gây ra do vết thương xuyên nhãn cầu: xuất huyết dịch kính, nhiễm
trùng nội nhãn, tăng sinh dịch kính võng mạc, bong võng mạc, nhãn viêm đồng cảm…



Các biến chứng do bản thân phản ứng viêm màng bồ đào: dính mống mắt, đục thể thủy
tinh, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm dạng nang, đục dịch kính, teo nhãn cầu…


Một số nghiên cứu cho rằng phản ứng viêm màng bồ đào trên sau vết thương xuyên
nhãn cầu có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện nhãn viêm đồng cảm.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Đề phòng vết thương xuyên nhãn cầu có dị vật nội nhãn chính là đề phịng chấn thương
mắt và điều trị tích cực theo phác đồ đã nêu trên càng sớm càng tốt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Agrawal R.V., Murthy S., Sangwan V., Biswas J., (2010) <i>Current approach in</i>
<i>diagnosis and management of anterior uveitis, </i>India J. Ophthalmol., Vol 58 (1), trang 11-19.


2. Banta J.T., (2007), <i>Ocular Trauma</i>. Saunder Elsevier.


3. Dua H.S., Dick A.D., Watson N.J., Forrester J.V., (1993), <i>Aspectrum of clinical signs</i>
<i>in anterior uveitis</i>, Eye, Vol 7, trang 68-73.


4. Kuhn F., (2008), <i>Ocular Traumatology</i>, Springer.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>CHƯƠNG II:</b>



<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI Ứ DỊCH Ở TRẺ EM </b>


Đây là bệnh viêm tai màng nhĩ đóng kín, thường gặp ở trẻ em từ 1-3 tuổi. Bệnh tiến


triển âm thầm, ít triệu chứng nên thường không được phát hiện kịp thời, để lại hậu quả xấu về
nghe, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ cũng như khả năng học tập và phát triển trí
tuệ ở trẻ.


<b>1. ĐỊNH NGHĨA</b>


Là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kèm theo sự có mặt của tiết dịch trong hịm tai. Về
mặt thời gian có thể xếp thành ba thể: thể cấp tính xẩy ra trong thời gian 3 tuần trở lại; thể bán
cấp, bệnh kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng; thể mạn tính khi bệnh kéo dài trên 3 tháng.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Tắc vòi nhĩ.


Tắc vịi nhĩ dẫn đến mất khơng khí trong hịm tai do đó áp lực âm tính, vì vậy dịch thấm
vơ trùng.


- Viêm do vi khuẩn (40% có mặt vi khuẩn trong viêm tai ứ dịch).


Giả thuyết này dựa trên các nghiên cứu có vi khuẩn trong dịch cấy ở hòm tai hoặc tăng
cao lượng kháng thể kháng khuẩn <i>Staphylococcus pneumoniae, Hemophylus influenzae</i> và
<i>Disphteroides.</i>


- Viêm do virus.


Một số các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết do căn nguyên <i>adenovirus</i>: virus giống cúm
typ 1,2,3; <i>herpes; adeno-virus; coxsaki b4</i>…


- Viêm do dị ứng. Các quá trình xẩy ra là:



Phù nề, tăng tiết dịch nhầy, tắc vòi. Tăng sản và dị sản lớp biểu mơ.
Phì đại các tuyến tiết, giãn mạch, tăng sinh tổ chức liên kết.


Đáp ứng miễn dịch có thể hoặc tức thời (typ I) hoặc muộn (typ IV). Đáp ứng miễn dịch tức
thời sẽ là tăng kháng thể IgE đặc hiệu trong tai giữa, còn đáp ứng muộn trung gian sẽ là các tế bào
đơn nhân. Đáp ứng miễn dịch sẽ được duy trì sau đó bởi sự có mặt của prostaglandin E và F,
kinin, các yếu tố thụ cảm thể hóa học, các enzym, các sản phẩm hoạt hóa ở tai giữa.


<b>3. CHẨNĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là giảm thính lực tùy theo lứa tuổi mà có biểu hiện khác nhau. -
Ở trẻ nhỏ: việc phát hiện viêm tai thanh dịch khi khám nằm trong bệnh cảnh bị nhiễm
trùng đường hô hấp trên là phổ biến nhất. Ngồi ra, cịn phát hiện được khi cha mẹ phàn nàn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

+ Trẻ đáp ứng chậm hoặc giảm với việc học và phát triển ngôn ngữ.


- Trẻ lớn: nghe ở lớp khơng rõ hoặc có khó chịu trong tai. Vì vậy, cha mẹ hoặc thầy cơ
giáo nhận thấy trẻ có những biểu hiện khơng bình thường khi nghe hoặc viết chính tả nên cho
đi khám sức nghe.


<b>Khám soi tai</b>: (phóng đại) điển hình là màng tai có màu hổ phách, có các vân mạch,


thường co lõm nhưng đơi khi màng tai lồi phồng. Hình ảnh màng tai rất đa dạng, có thể thấy:
- Màng tai như bình thường hoặc mất bong.


- Hình ảnh mức nước hoặc có bóng khí nước phía sau màng tai.
- Màng tai co lõm nhẹ, mất bóng.



- Các hình ảnh khác có thể gặp:


- Màng tai co lõm với cán xương búa ngắn lại, mấu ngắn nhô ra.
- Màu trắng sữa ở phần dưới với một vài vân mạch.


- Hiếm hơn: màu xám xanh của màng tai.
- Màu trắng phấn với một vài nốt trắng.
- Thay đổi hoặc mất tam giác sáng.


- Khi khám thấy giảm hoặc mất di động màng tai với speculum SIEGLE.


<b>Khám vòm họng: </b>kiểm tra VA viêm, quá phát.


<b>Khám mũi xoang</b>: kiểm tra thấy tồn tại mộtổviêm tiềm tàng.
<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần.
- Nội soi tai mũi họng.


- X- quang Schuller.


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


- Trước một màng tai nguyên vẹn và gần như bình thường cần phân biệt với: Các bệnh
viêm tai màng nhĩ đóng kín khác.


- Dị dạng, khơng phát triển ở tai.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>



<b>4.1. Nguyên tắc điều trị</b>


Cần phân biệt các căn nguyên của viêm tai thanh dịch: thứ phát sau rối loạn chức năng
vòi hoặc tắc vòi nhĩ; do yếu tố miễn dịch và nhiễm trùng đóng vai trị chủ yếu; do ngun
nhân chảy vịi nhĩ có rối loạn vận mạch, phù nề niêm mạc, tràn dịch và tắc vịi.


Điều trị tồn diện, kết hợp: toàn thân, tại chỗ.


Điều trị nội khoa ưu tiên trước, nếu thất bại mới điều trị ngoại khoa.
- Điều trị cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>4.2. Điều trị tồn thân </b>


- Kháng sinh nhóm Beta- Lactam thế hệ II – III hoặc Erythromycine, Clarythromycine,
Roxythomycine ( Nếu có dị ứng).


- Kháng viêm: corticoid 5mg/kg/ngày trong 2-5 ngày.


-Chống phù nề, tiêu dịch nhầy: Maxilase, Alphachymotripsine, Rhinathiol, Mucomys,…
- Điều trị cơ địa: kháng histamine Clopherniramin, Dana telphadin, …


<b>4.3. Điều trị tại chỗ</b>


- Làm thơng thống đường thở trên: vệ sinh mũi hàng ngày bằng rửa mũi, xịt nước muối
biển (Sterimar), thuốc co mạch (Otrivil, ColdiB).


-Làm các nghiệm pháp Valsalva mỗi ngày hoặc thơng vịi nhĩ mỗi tuần có hiệu quả trong
trường hợp viêm tai giữa tiết dị chít.



- Điều trị phẫu thuật.
- Chích rạch màng nhĩ.


- Đặt thơng khí qua màng nhĩ.


<b>5.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


<b>5.1.Khỏi bệnh </b>


Viêm tai thanh dịch có thể tự khỏi trong vịng 10-20 ngày hoặc sau khi được điều trị
đúng. Sức nghe được phục hồi.


<b>5.2. Tái phát viêm </b>


Mặc dù đã được điều trị đúng nhưng viêm tai thanh dịch vẫn tái phát.


<b>5.3. Nhiễm trùng </b>


Viêm tai thanh dịch có thể bội nhiễm và chích rạch màng tai có dịch mủ nhầy chảy ra. Khi
dịch chảy ra, sức nghe được cải thiện nhưng khi màng tai kín lại, sức nghe lại giảm. Viêm tai
thanh dịch sẽ trở thành viêm tai mủ nhầy mạn tính gây thủng màng tai và chảy dịch kéo dài.


<b>5.4. Tình trạng xơ dính trong hịm tai </b>


Hình thành túi co lõm màng tai theo các mức độ. Chuỗi xương con bị xơ dính làm giảm
sự di động của màng tai và chuỗi xương con, đôi khi chuỗi xương con bị gián đoạn do tiêu
xương thường xảy ra ở cành dài xương đe.


<b>5.5. Xơ nhĩ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>5.6. Cholesteatome </b>


Sự tạo thành túi co lõm đặc biệt ở màng chùng sẽ hình thành theo cơ chế bệnh sinh của
cholesteatoma.


<b>5.7. Một dạng đặc biệt là màng tai xanh</b>


Căn ngun bệnh sinh có thể là:


Hình thành u hạt chứa cholesterin và cặn lắng có sắc tố sắt tạo nên màu của màng tai.
Dịch ứ trong tai giữa có màu socola.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị viêm đường hô hấp trên kéo dài. Vệ sinh mũi họng và
làm thơng thống mũi khi trẻ bị những đợt viêm mũi họng cấp.


Nếu trẻ bị VA hay amiđan phì đại gây tắc nghẽn đường hơ hấp gây viêm nhiễm tái phát
nhiều lần nên nạo VA và cắt amiđan.


Khám tai mũi họng định kỳ cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên để phát hiện và điều trị sớm
viêm tai thanh dịch.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH TRẺ EM </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm tai giữa (VTG) cấp tính là tình trạng viêm nhiễm trong khoang tai giữa. Bệnh
cảnh của viêm tai giữa cấp tính thay đổi tùy theo tuổi tác của bệnh nhân, tùy theo vi trùng gây
bệnh, tùy theo thể địa... thời gian kéo dài dưới 3 tháng. Tình trạng viêm nhiễm này có thể lan
đến xương chũm, các tế bào quanh mê đạo và đỉnh xương đá.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


 Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp tính là viêm vịm mũi họng, q trình viêm vào
tai bằng con đường vịi Eustache là chủ yếu, ít khi viêm nhiễm xâm nhập bằng đường máu hoặc
đường bạch huyết. Sự viêm nhiễm này có thể gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng toàn thân


như cúm, sởi... hoặc những bệnh cục bộ như viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, u vòm mũi
họng, hoặc nút mũi sau để quá lâu. Nói chung viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ em có
VA hoặc có thể địa bạchhuyết.


 Rách màng nhĩ do chấn thương cũng là một nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


Bệnh cảnh của viêm tai giữa cấp tính thay đổi tùy theo tuổi tác của bệnh nhân, tùy theo
vi trùng gây bệnh, tùy theo thể địa... Ở đây mô tả thể điển hình.


Giai đoạn đầu:



Bệnh nhân thường là em bé đang bị sổ mũi, ngạt mũi, đột nhiên bị đau tai nhiều kèm theo
sốt cao 40

0

C.


Khám màng nhĩ thấy một vùng sung huyết đỏ ở góc sau hoặc ở dọc theo cán búa, hoặc
ở màng Shrapnell.


Giai đoạn toàn phát: Mủ bắt đầu xuất hiện trong hịm nhĩ, có hai trường hợp:


<i>a. Màng nhĩ chưa vỡ</i>: Mủbị tích trong hịm nhĩ như trong một áp xe và gây ra những
triệu chứng chức năng, toàn thân và thực thể rõ rệt.


* Triệu chứng chức năng:


Đau tai mỗi ngày một tăng, đau rất nhiều, đau sâu trong tai, đau theo nhịp đập của mạch,


đau lan ra sau tai, ra vùng thái dương hoặc xuống răng làm cho bệnh nhân không ngủđược.
Nghe kém là triệu chứng quan trọng, thường xuyên có: nghe kém khá nhiều, nghe kém theo
kiểu dẫn truyền tức là nghiệm pháp Swabach kéo dài, nghiệm pháp Rinne âm tính, nghiệm
pháp Weber thiên về bên bệnh (tam chứng Bezold). Bệnh nhân nghe giọng trầm khó khăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

chóng mặt...


* Triệu chứng toàn thân:


Nhiệt độ lên cao và sẽ xuống khi mủ được dẫn lưu. Trẻ em nhỏ sốt cao có thể vật vã,
co giật hoặc ở trạng thái lả.




* Triệu chứng thực thể: Toàn bộ màng nhĩ bị nề và đỏ, khơng nhìn thấy tam giác sáng,


khơng thấy cán búa, không thấy mỏm ngấn. Màu sắc của màng nhĩ hòa lẫn với màu sắc của da
ống tai.


Ở mức độ nặng hơn màng nhĩ sẽ phồng lên như mặt kính đồng hồ đeo tay, điểm phồng
nhiều nhất thường khu trú về phía sau. Riêng đối với những màng nhĩ bị xơ hóa, màng nhĩ của
người già, màu sắc sẽ khơng đỏ mà lại trắng bệch, có nhiều mạch máu đỏ tỏa ra từ cán búa
như nan hoa bánh xe.


Xương chũm có vẻ bình thường, nhưng nếu ấn vào đấy bệnh nhân sẽ kêu đau. Hiện
tượng này khơng có gì đáng ngại nó chỉ là viêm niêm mạc ở sào bào và ở các tế bào mà người
ta quen gọi là phản ứng xương chũm.


Khám mũi và họng có thể cho chúng ta thấy nguyên nhân của bệnh viêm mũi, viêm
xoang, viêm V.A, viêm amiđan.


<i>b. Màng nhĩ vỡ </i>


Màng nhĩ có thể vỡ do thầy thuốc chích để tháo mủ, hoặc vỡ tự phát do sức ép của mủ
vào khoảng ngày thứ tư. Để cho màng nhĩ tự vỡ khơng tốt bằng chích rạch vì hai lý do sau đây:


 Lỗ vỡ xuất hiện muộn, mủ tích tụ trong nhiều ngày có thể gây ra bệnh tích xương.


 Lỗ vỡ thường ở cao và nhỏ, dẫn lưu mủ không tốt, tạo điều kiện cho viêm kéo dài.
Khi màng nhĩ đã vỡ và mủ chảy ra ngồi thì các triệu chứng sẽ thay đổi.


 Triệu chứng chức năng và toàn thân: các triệu chứng chức năng bớt hẳn, bệnh nhân không


đau tai nữa, nhiệt độ trở lại bình thường, bệnh nhân ăn được ngủ được.


Triệu chứng thực thể: Ống tai ngồi đầy mủ, khơng có mùi, lúc đầu chỉ là mủ loãng



vàng nhạt sau biến thành mủ vàng đặc, phải lau sạch mủ mới thấy được màng nhĩ.


Lỗ thủng của màng nhĩ sẽ khác nhau tùy theo tai có được chích rạch hay khơng.


Nếu có chích rạch thì lỗ thủng sẽ rộng và ở về góc sau dưới của màng căng, màng nhĩ
hết phồng. Khi bệnh nhân ngậm mồm bịt mũi và thổi mạnh vào vịi Eustache (nghiệm pháp
Valsalva) thì mủ và bọt trào ra ở lỗ thủng, đồng thời chúng ta nghe có tiếng kêu trong tai của
bệnh nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

mủ trào ra ở lỗ thủng.


Có khi lỗ thủng nhỏ bằng đầu kim và thể hiện bằng một chấm mủ óng ánh đập theo
nhịp mạch. Lỗ thủng có thể ở góc sau và trên màng nhĩ, trên một cái ụ phồng căng giống như
cái vú bò.


Riêng trong trường hợp viêm tai do cúm, do sởi, do bạch hầu, màng nhĩ có thể bị tiêu
hủy toàn bộ.


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


 Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu tồn phần.


 Nội soi tai mũi họng.


 X quang kinh điển tư thế Schuller: Dùng chủ yếu để chẩn đoán phân biệt.
<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>



Viêm màng nhĩ đơn thuần: màng nhĩ đỏ, sung huyết, bệnh nhân khơng nghe kém,
khơng có triệu chứng tồn thân.




Nhọt ống tai ngồi: bệnh nhân có những điểm đau khác biệt ở nắp tai, ở rãnh trước
xương chũm, ở bờ trên ống tai (kéo vành tai).


Zona tai: Zona cũng gây ra đau tai, chảy tai và điếc nhưng trong zona thấy có mụn nước


ở nắp tai, vành tai, ở thành sau ống tai và ở màng nhĩ kèm theo giảm cảm giác da ở vùng nói
trên (vùng Ramsay-Hunt).


 Viêm ống tai ngoài đơn thuần hoặc viêm tai giữa kèm theo viêm ống tai ngồi: ở đây
khơng soi màng nhĩ được nên khơng thể dựa vào đó để chẩn đốn. Có thể điều trị thử bằng kháng
sinh, sau vài hơm, ống tai ngồi bớt nề, sẽ nhìn thấy màng nhĩ và đánh giá được tai giữa.




Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: bệnh nhân có tiền sử chảy mủ tai từ lâu, cótriệu
chứng thực thể mạn tính như bờ lỗ thủng rõ rệt, mủ thối, xương bị viêm. X quang rất cần thiết
để khám phá bệnh tích của xương chũm trong viêm tai giữa mạn tính hồi viêm. Hướng điều
trị của bệnh này khác hẳn với viêm tai giữa cấp tính.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Đây là bệnh lý cấp tính ảnh hưởng đến toàn thân và đe dọa nhiều biến chứng nguy hiểm


nên cần phối hợp điều trị kháng sinh, kháng viêm phối hợp dẫn lưu tại chỗ.


<b>4.2. Sơ đồ/ Phác đồ điều trị </b>


Điều trị toàn thân + Màng nhĩ chưa thủng + Chích rạch màng nhĩ.


Điều trị tồn thân + Màng nhĩ đã thủng + Làm thuốc tai.


Điều trị bệnh lý mũi họng kèm theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Tùy theo màng nhĩ có thủng hay chưa, cách điều trị có khác nhau.
<i><b>4.3.1. Màng nhĩ chưa thủng</b></i>


<i>a. Điều trị bằng thuốc tại chỗ</i>


Dùng một số thuốc nhỏ tai có tác dụng giảm sung huyết tại chỗ: Polydexa.
<i>b. Chích rạch màng nhĩ </i>


Chúng ta phải chích rạch màng nhĩ trong những trường hợp sau đây:


 Triệu chứng toàn thân xấu: nhiệt độ cao, mất ngủ, bộ mặt nhiễm trùng.


 Ở trẻ nhỏ bị viêm tai, khi có triệu chứng sốt, nơn, tiêu chảy.


 Triệu chứng chức năng quá rõ rệt: đau tai, nhức nửa bên đầu và nghe kém.


 Triệu chứng thực thể nói lên có mủ trong hịm nhĩ: màng nhĩ căng phồng như mặt kính


đồng hồ đeo tay.


 Có những phản ứng đáng ngại như triệu chứng màng não, triệu chứng mê nhĩ, triệu
chứng viêm xương chũm.


 Viêm tai giữa cấp tính đã kéo dài trên bốn ngày và khơng tự vỡ.


Nói chung trong trường hợp nghi ngờ có mủ cũng nên chích rạch màng nhĩ, thà chích
rạch khơng có mủ cịn hơn là để cho viêm mủ tiến vào xương chũm.


<i><b>4.3.2. Màng nhĩ đã thủng</b></i>


Sau khi màng nhĩ đã thủng tự nhiên hoặc thủng do chích rạch cần phải làm thuốc tai
hàng ngày. Thầy thuốc hút rửa tai và nhỏ tai các loại thuốc có kháng sinh, kháng viêm như
Ciplox, Biloxcine,…




Nhiệm vụ của thầy thuốc là phải theo dõi tình hình của lỗ thủng và các triệu chứng tồn
thân. Nếu thấy lỗ thủng đóng lại nhưng bệnh nhân sốt và đau tai thì phải chích rạch lại để dẫn


lưu.


Nếu sau bốn tuần mà mủ vẫn tiếp tục chảy, phải nghĩ đến các nguyên nhân sau đây và
tìm cách giải quyết: viêm mũi xoang, viêm vịm mũi họng (V.A), viêm xương chũm, thể trạng
suy nhược.


<i><b>4.3.3. Điều trị tồn thân</b></i>


Kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Beta lactam thế hệ II – III, Clarythromycine,


Erythromycine( nếu có dị ứng) … trong 10 – 14 ngày.




Thuốc kháng viêm Corticoid: Prednisolone, Methylprednisolone, kháng viêm dạng
men: Alphachymotrypsine, …


 Kháng histamine: Clopherniramin, Telphadin, …


 Giảm xuất tiết: Acetyl – cystin, …


Hạ sốt, giảm đau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>5.1. Tiên lượng </b>


Tùy thuộc thời gian khởi phát, sức đề kháng, độc tính của vi trùng mà bệnh VTG cấp
tính có tiên lượng và diễn biến khác nhau.


Nếu mủ được dẫn lưu tốt, cơ thể có sức đề kháng cao thì viêm tai giữa cấp tính mủ có
xu hướng đi đến lành bệnh.


Nếu mủ không được dẫn lưu tốt, nếu mãnh độc của vi trùng quá mạnh, bệnh sẽ kéo dài
hoặc sinh ra biến chứng.


<b>5.2. Biến chứng </b>


Có biến chứng cấp tính và biến chứng kéo dài.



Biến chứng cấp tính phổ biến và quan trọng nhất là viêm xương chũm, quá trình viêm
sẽ gây những biến chứng nội sọ như: viêm mê nhĩ, liệt dây thần kinh mặt, viêm tắc tĩnh mạch
bên, viêm màng não, áp xe não....


Biến chứng kéo dài, hay nói đúng hơn sự chuyển thành viêm tai mạn tính là hậu quả
của việc không điều trị hoặc điều trị khơng đúng.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


- Tuyệt đối khơng xì mũi bằng cách bịt cả hai lỗ mũi cùng một lúc, phải bịt một bên và
để hở bên kia cho mũi và dịch thốt ra ngồi.


- Khơng nên bơi lội khi bị viêm mũi, viêm xoang. Nên điều trị viêm mũi, viêm xoang
càng sớm càng tốt.


- Nên nạo V.A. và cắt amiđan ở những em bé hay bị viêm tai tái phát.


- Ở những em bé bị sởi, bị cúm, bị thương hàn phải khám màng nhĩ thường xuyên.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA MẠN TRẺ EM </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm tai giữa (VTG) mạn tính là tình trạng viêm nhiễm mạn tính khơng chỉ trong


khoang tai giữa mà còn lan đến sào bào, thượng nhĩ và xương chũm, thời gian chảy mủ tai đã
kéo dài trên 3 tháng.


<b>2. PHÂN LOẠI</b>


Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em thường có hai loại chính là viêm tai giữa tiết nhầy mủ
và viêm tai giữa mủ. Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, cịn
trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc và làm thương tổn đến xương, loại sau
nặng hơn loại trước. Chúng tơi sẽ trình bày hai loại bệnh lý riêng biệt.


<b>3. VIÊM TAI GIỮA TIẾT NHẦY MỦ </b>
<b>3.1. Nguyên nhân </b>


Nguyên nhân của viêm tai giữa tiết nhầy mủ là do mũi, do xoang, do vịm mũi họng
(VA), ngồi ra bệnh tích ở niêm mạc sào bào, niêm mạc thượng nhĩ hay làm cho chảy tai kéo
dài. Bệnh tích khu trú ở vòi Eustache, ở hòm nhĩ, ở sào bào.


<b>3.2. Chẩn đoán </b>


<i><b>3.2.1. Chẩn đoán xác định</b></i>
<i>3.2.1.1. Lâm sàng</i>


Các triệu chứng chức năng rất nghèo nàn: bệnh nhân không đau tai, khơng ù tai, khơng
chóng mặt, thính lực gần như bình thường. Bệnh nhân chỉ có chảy tai: dịch chảy khá nhiều, và
tăng lên mỗi khi bệnh nhân bị viêm mũi, sổ mũi. Chất dịch chảy ra màu vàng nhạt hoặc trong,
đặc quánh, kéo dài thành sợi, không tan trong nước, không thối, giống như tiết nhầy ở mũi.


Lỗ thủng ở góc tư dưới trước của màng nhĩ, hình quả trứng, có khi lên đến rốn cán búa.
Bờ của lỗ thủng nhẵn, thành sẹo hoặc có một viền đỏ bao quanh. Lỗ thủng bao giờ cũng dừng
lại cách khung nhĩ độ 1mm. Phần còn lại của màng nhĩ màu xám nhạt, mỏng, không bị viêm.



<i>3.2.1.2. Cận lâm sàng</i>


Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần.


Nội soi tai mũi họng.


X quang kinh điển tư thế Schuller: Dùng chủ yếu để chẩn đoán phân biệt.
<i>3.2.1.3. Thể lâm sàng</i>


 Viêm tai giữa mạn tính màng nhĩ đóngkín:


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

rồi chảy trở lại, càng ngày thời gian tai khô càng ngắn.


Trong đợt chảy tai màng nhĩ bị thủng giống như trong viêm tai cấp, ngoài đợt chảy tai
thì màng nhĩ đóng kín nhưng khơng hồn tồn bình thường: màng nhĩ dày, đục, mất tam giác
sáng. Thính lực giảm, nhưng vì bệnh nhân cịn bé nên khó đánh giá được.


Nguyên nhân của bệnh là sự phù nề và quá sản của niêm mạc thượng nhĩ. Niêm mạc
dày gấp ba bốn chục lần so với niêm mạc bình thường, do đó sự dẫn lưu của sào bào bị đình
trệ và dễ đưa đến viêm sào bào. Phẫu thuật mở sào bào không giải quyết được bệnh. Sau khi
mổ bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy tai từng đợt. Chỉ có phẫu thuật mở thượng nhĩ hoặc mở sào
bào - thượng nhĩ mới giải quyết được bệnh.


 Viêm tai keo (glueear):


Cũng là một loại viêm tai màng nhĩ đóng kín mà chất tiết dịch trong hòm nhĩ đặc như là
keo. Triệu chứng chính là điếc, màng nhĩ đục và xanh. Cần đặt ống thơng hịm nhĩ (Diabolo).



<i><b>3.2.2. Chẩn đốn phân biệt</b></i>


 Bệnh viêm tai khô do thể tạng: trong bệnh này màng nhĩ hồn tồn bình thường và
vịi Eustache không bị tắc.


 Sẹo xơ do viêm tai mủ: có những biến dạng của màng nhĩ rõ rệt lỗ thủng và sẹo mỏng,
mảng vơi hóa...


<b>3.3. Điều trị </b>


<i><b>3.3.1. Nguyên tắc điều trị</b></i>


Cần điều trị phối hợp săn sóc tại chỗ và điều trị nguyên nhân. Trong trường hợp cần
thiết phẫu thuật mở thượng nhĩ để dẫn lưu.


<i><b>3.3.2. Sơ đồ/ Phác đồ điều trị</b></i>


 Điều trị tại chỗ: làm thuốc tai.


Hút rửa tai khi có mủ và dùng một số thuốc nhỏ tai, giữ tai khô.


- Kháng sinh: Beta lactam thế hệ II – III, Clarythromycine, Erythromycine,
Roxythromycine…dùng 10 – 14 ngày.


- Kháng viêm Corticoid: Prednisolon, Methyl Prednisolon, kháng viêm men:
Alphachymotrypsine, …


- Giảm tiết dịch: Acetyl – cystin, …
- Giảm đau: Paracetamol, …



<b>3.4. Tiên lượng và biếnchứng </b>


Tiên lượng bệnh tương đối tốt, bệnh diễn biến từng đợt và kéo dài nhiều năm. Cónhững
đợt mủ chảy trong xen kẽ những đợt mủ đục, xen kẽ với những thời gian tai khô hẳn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

chằng chịt, làm giảm thính lực.


<b>4. VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH MỦ </b>
<b>4.1. Nguyên nhân </b>


Viêm tai giữa mạn tính mủ có thể do viêm tai giữa mủ cấp tính chuyển thành. Bệnh trở
thành mạn tính là vì khơng được điều trị hoặc có điều trị nhưng khơng đúng cách. Bệnh cũng
có thể trở thành mạn tính vì có hoại tử xương ngay trong giai đoạn viêm tai cấp tính thí dụ
như trong viêm tai do sởi, cúm, bạch hầu... Bệnh cũng có thể biến thành mạn tính vì sức đề
kháng của bệnh nhân giảm sút như trong trường hợp lao, tiểu đường.


Viêm tai giữa mủ có thể mạn tính ngay từ lúc đầu: bệnh khơng đi qua giai đoạn cấp tính.
Bệnh nhân khơng hề đau tai hoặc sốt, khơng hề có triệu chứng tồn thân. Mức độ mãnh độc của
vi trùng, tình trạng thơng bào của xương chũm và sức đề kháng của cơ thể đóng vai trị quan
trọng trong thể bệnh này.


<b>4.2. Chẩn đoán</b>


<i><b>4.2.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào</b></i>
<i>4.2.1.1. Lâm sàng</i>


* Triệu chứng chức năng:


 Chảy mủ: Là triệu chứng quan trọng nhất. Mủ có đặc điểm:



 Mủ đặc sánh hoặc lỗng có vón cục.


 Màu vàng hoặc xám san, có khi lẫn máu.


 Thối khẳm, chùi hết mủ vẫn cịn mùi thối (bệnh tích xương).


 Khối lượng có thể nhiều hoặc ít và thay đổi tùy từng thời gian, khốilượng mủ khơng
nói lên mức độ nặng nhẹ của bệnh.


 Trong mủ có nhiều loại vi trùng sinh mủ cùng chung sống với nhau, cókhi người ta
thấy cả vi trùng yếm khí.


 Nghe kém:


 Thính lực có thể bị giảm nhiều hay ít tùy theo vị trí của bệnh tích: nghe kém chút ít
trong trường hợp thủng màng Shrapnell, nghe kém nhiều nếu là thủng ở phần sau trên. Nghe
kém ngày càng tăng khi bệnh kéo dài. Lúc đầu nghe kém theo kiểu dẫn truyền (tai giữa) về
sau nghe kém hỗn hợp (có sự tham gia của tai trong), nghe kém thường có kèm theo ù tai.


 Đau:


Viêm tai giữa mạn tính thường khơng đau. Bệnh nhân chỉ có cảm giác nặng hoặc váng
đầu. Nhưng nếu mủ tích lại hoặc viêm trở thành bộc phát hồi viêm thì bệnh nhân sẽ kêu đau.
Triệu chứng đau nhức ở đây có giá trị báo hiệu đáng lưu ý, nhất là khi có cả chóng mặt và mất
thăng bằng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Triệu chứng thực thể giúp chúng ta chẩn đoán bệnh và đặt ra hướng điều trị.


 Mủ có hai đặc điểm đáng lưu ý:



 Mủ tan trong nước và lắng xuống đáy cốc sau vài ba phút, khác hẳn với tiết nhầy, chất
này khơng tan trong nước.


 Trong mủ thường có những mảnh óng ánh giống như xà cừ, nổi trên mặt nước, đây là
đặc điểm của cholesteatoma. Cholesteatoma là một khối mềm và trắng giống như bã đậu gồm
có những tế bào biểu mô lẫn với chất mỡ và cholesterin. Khối u này được bao phủ bên ngoài
bởi một cái khn gồm có tổ chức biểu mơ lát dính sát vào lớp tổ chức liên kết mỏng chứa
đựng men collagenase có khả năng làm tiêu xương. Cholesteatoma sẽ ngày càng to dần và có
khả năng ăn mòn xương chung quanh.


 Lỗ thủng:


 Nếu là lỗ thủng rộng thì có thể thấy dễ dàng sau khi rửa tai, những lỗ thủng nhỏ có
vảy khơ che phủ thường khó thấy, nhất là lỗ thủng ở vùng Shrapnell hoặc ở góc sau trên,
chúng ta phải rửa sạch vảy và nhìn bằng kính hiển vi mới thấy được.


 Lỗ thủng thật rộng cũng có khi rất khó nhìn thấy vì niêm mạc của thành trong (đáy hòm
nhĩ) quá sản và thốt vị qua lỗ thủng, che kín lỗ thủng. Những lỗthủng ở màng Shrapnell,


ở giữa, ở sau cũng không hiếm. Lỗ thủng có thể nhỏ bằng đầu kim hoặc chiếm toàn bộ màng
nhĩ.


 Bờ của lỗ thủng rõ rệt, có khi đã thành sẹo và hay ngoạm vào khung nhĩ, qua lỗ thủng
đơi khi có thể thấy cholesteatoma trắng mấp mé trong hịm nhĩ. Có khi polyp to che lấp cả
ống tai và làm cho mủ khơng thốt ra được, phải cắt polyp mới đánh giá được màng nhĩ.


<i>4.2.1.2. Cận lâm sàng</i>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu tồn phần.


- Nội soi tai mũi họng.


- X quang kinh điển tư thế Schuller: Dùng chủ yếu để chẩn đoán phân biệt.
<i><b>4.2.2. Chẩn đoán phân biệt</b></i>


 Viêm tai do lao: trong bệnh này màng nhĩ thủng nhiều lỗ, vết thủng nhợt nhạt, xương
bị hà trắng và bị mục từng khối, dây thần kinh VII thường bị liệt. Toàn thể trạng khơng tốt,
nhiều khi có thương tổn lao ở phổi, nếu có nghi ngờ do lao phải làm sinh thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

ngăn tế bào đều nguyên vẹn.


 Viêm xương chũm: viêm tai giữa mạn tính có mủ thường đi đơi với viêm xương chũm
mạn tính, cho nên người ta hay gọi chung là viêm tai xương chũm mạn tính. X quang sẽ giúp
chúng ta phân biệt viêm tai với viêm xương chũm. Trong viêm tai bệnh tích khu trú ở thành
hòm nhĩ, ở tiểu cốt, ở tường thượng nhĩ (chụp phim theo tư thế Mayer và Chausee III). Trong
viêm xương chũm bệnh tích khu trú ở chung quanh sào bào, ở bờ tĩnh mạch bên, ở bờ trên
xương đá, ở góc Citelli (tư thếSchuller).


<b>4.3. Điều trị </b>


<i><b>4.3.1. Nguyên tắc điều trị</b></i>


Tùy thuộc bệnh tích và tùy thuộc các giai đoạn mà có hướng điều trị bảo tồn hay điều trị
phẫu thuật.


<i><b>4.3.2. Sơ đồ/ Phác đồ điều trị</b></i>
- Điều trị tại chỗ: làm thuốc tai.


Hút rửa tai khi có mủ và dùng một số thuốc nhỏ tai, giữ tai khô.



- Kháng sinh: Beta lactam thế hệ II – III, Clarythromycine, Erythromycine,
Roxythromycine…dùng 10 – 14 ngày.


- Kháng viêm Corticoid: Prednisolon, Methyl Prednisolon, kháng viêm men:
Alphachymotrypsine, …


- Giảm tiết dịch: Acetyl – cystin, …
- Giảm đau: Paracetamol, …


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm tai giữa (VTG) mạn tính được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa
kéo dài trên 12 tuần, không đáp ứng với điều trị nội khoa, màng nhĩ bị thủng, chảy tai, phù nề
niêm mạc trong tai giữa và xương chũm (sào đạo, sào bào, thông bào).


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn
hay nấm. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là <i>Streptococcus pneumoniae</i>. Những trường
hợp khác bao gồm <i>Pseudomonas aeruginosa</i>, <i>Haemophilus influenzae</i> và <i>Moraxella </i>
<i>catarrhalis</i>. Trong số các thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn trẻ tuổi, nguyên nhân
phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng tai là <i>Haemophilus influenzae.</i> Các loại virus như virus


hợp bào hô hấp (RSV) và những loại gây ra cảm lạnh thông thường cũng có thể dẫn đến viêm
tai giữa bằng cách làm tổn hại đến hệ thống phịng thủ bình thường của các tế bào biểu mô
đường hô hấp trên.


Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì vịi nhĩ ngắn, hẹp, và hơi nằm ngang so với
người lớn. Vòi nhĩ (Eustachian tube) nối liền tai giữa với vịm họng, nó giúp dẫn lưu dịch tiết
trong hịm nhĩ về họng. Nếu vòi nhĩ bị tắc, dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa và gây nên viêm
tai giữa. Do viêm tai giữa cấp không được điều trị và theo dõi tốt. Viêm tai giữa sau các bệnh
nhiễm trùng lây: như cúm, sởi. Viêm tai giữa do chấn thương áp lực.


Các yếu tố thuận lợi: Cấu trúc xương chũm loại có thơng bào nhiều, độc tố của vi khuẩn
nhất là <i>streptococcus hemolytique, pneumococcus mucosus</i>… và thể trạng, cơ địa của bệnh
nhân: trẻ em suy dinh dưỡng, người lớn bị suy nhược cơ thể thì sức đề kháng bị giảm, do đó
dễ bị viêm tai giữa.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đoán xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


 Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Chảy mủ tai từng đợt, phụ thuộc vào những đợt viêm
V.A, mủ chảy ra nhầy, dính, khơng thối, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức nghe.


 Viêm tai giữa mạn tính mủ: Thường chảy mủ tai kéo dài, mủ đặc xanh thối, có thể có
cholesteatoma, nghe kém truyền âm ngày càng tăng, có thể đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu
phía bên tai bị bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

từng đợt, đau sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm hay lan ra cả vùng thái dương
gây nên tình trạng nhức đầu, ù tai và chóng mặt. Trong một vài trường hợp có thể thấy dấu
hiệu xuất ngoại mặt trong xương chũm, mặt ngoài xương chũm, sau tai, vùng thái dương - gò


má, trong bao cơ ức đòn chũm (thể Bezold)…


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần, Glucose( máu, nước tiểu
nếu cần).


- Nội soi tai mũi họng.
- X-quang Schuller.


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


- Nhọt hay viêm ống tai ngồi (khơng có tiền sử chảy mủ tai, kéo vành tai, ấn bình tai
đau, phim Schuller bình thường).


- Viêm tấy hạch hoặc tổ chức liên kết sau tai (khơng có tiền sử chảy mủ tai, khơng nghe
kém, dấu hiệu Jacques (-), phim Schuller bình thường).


-Phản ứng xương chũm do viêm tai giữa cấp tính (mủ khơng thối, khơng nghe kém nhiều,
X quang tai bình thường).


- Viêm tai giữa sau lao phổi (hỏi tiền sử và chụp X quang phổi…).


- Viêm tai giữa do xoắn khuẩn bệnh giang mai (hỏi tiền sử bệnh và làm các xét nghiệm
chuyên biệt…).


<b>2. ĐIỀU TRỊ </b>


- Vệ sinh tai tại chỗ: Natriclorua 0,9%, thuốc nhỏ tai ciplox, Biloxcine,…



- Kháng sinh: Beta lactam thế hệ II – III, Clarythromycine, Erythromycine,
Roxythromycine…dùng 10 – 14 ngày.


- Kháng viêm Corticoid: Prednisolon, Methyl Prednisolon, kháng viêm men:
Alphachymotrypsine, …


- Giảm tiết dịch: Acetyl – cystin, …
- Giảm đau: Paracetamol, …


- Nếu có rối loạn tiền đình: Tanganil, Piracetam, …
- Nhóm vitamin.


<b>3.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


<b>3.1. Tiên lượng </b>


- VTG mạn tính nhầy mủ tiên lượng thường tốt, ít gây các biến chứng nguy hiểm.
- VTG mạn tính mủ ít khi bệnh tự khỏi, thường kéo dài gây giảm sức nghe và có thể gây
các biến chứng nặng và nguy hiểm tính mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

 Viêm xương chũm.


 Lỗ thủng màng nhĩ không lành.


 Tạo nên khối cholesteatoma trong tai giữa.


 Xơ hóa màng nhĩ và niêm mạc tai giữa (tympanoslerosis).


 Chuỗi xương con bị phá hủy và dẫn đến điếc truyền âm.



 Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh sốVII.


 Áp xe ngoài màng cứng hoặc áp xe não.


 Tổn thương hệ thống tiền đình gây chóng mặt.


 Ở trẻ em, chậm phát triển ngơn ngữ và tiếng nói nếu bị cả hai tai.


<b>4. PHÒNG BỆNH</b>


 Phải tích cực điều trị các nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp như viêm mũi họng,
viêm VA, sâu răng…


 Khi đã bị viêm tai giữa cấp thì phải được điều trị và theo dõi chu đáo


 Nếu đã bị viêm tai giữa mạn tính thì phải chẩn đốn sớm để điều trị, theo dõi và phát
hiện kịp thời các biến chứng để giải quyết.


 Tuyên truyền vấn đề phòng bệnh viêm tai giữa trong cộng đồng.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI NGOÀI </b>


Tai ngoài bao gồm vành tai và ống tai ngoài, được cấu tạo bởi tổ chức sụn, bọc bên


ngoài là lớp tổ chức dưới da mỏng và lớp da. Có hệ thống mạch máu và thần kinh phong phú
nên bệnh ở tai ngoài gây đau nhức và ảnh hưởng tới chức năng nghe và thẩm mỹ.


<b>1.DỊ HÌNH BẨM SINH TAI NGOÀI </b>
<b>1.1.Định nghĩa </b>


Là những biểu hiện bất thường bẩm sinh gặp ở vành tai hoặc ống tai ngoài, hai dị hình
này thường phối hợp với nhau. Có thể ảnh hưởng tới chức năng nghe và thẩm mỹ.


<b>1.2. Dị hình vành tai </b>


Thường gặp hơn, nói chung ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ít hoặc khơng ảnh hưởng tới chức
năng nghe.


<i><b>1.2.1. Biểu hiện lâm sàng</b></i>


 Thiếu một phần hay tồn bộ vành tai: có thể gặp ở một bên hay cả hai bên tai. Vành
tai hồn tồn khơng có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ, một cục. Hay gặp kèm
theo tịt hoặc chít hẹp ống tai.


 Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột),
nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.


 Dị hình nắp tai: nắp tai có thể q to, khơng có sụn nắp hay có 2 - 3 nắp tai.


 Vành tai vểnh ra trước quá nhiều hay sụn quá mềm làm bẹp xuống, mất các gờ nếp.
<i><b>1.2.2. Điều trị</b></i>


Phẫu thuật chỉnh hình để tái tạo lại vành tai.



<b>1.3. Dị hình ống tai </b>


Thường gặp tịt ống tai ngồi hồn tồn hay một phần làm chít hẹp ống tai. Dị hình ống
tai thường gặp kèm với dị hình vành tai, đơi khi có kèm theo dị hình tai giữa.


<i><b>1.3.1. Biểu hiện lâm sàng</b></i>


 Tịt hay chít hẹp có thể do đơn thuần hoặc cả sụn, xương ống tai, chỉ ở cửa ống tai hay
dọc cả ống tai.


 Tịt hoặc chít ống tai ngồi gây nghe kém dẫn truyền đơn thuần, có thể gây viêm vì
chất tiết ở da ống tai khơng thốt được ra ngồi.


<b>1.3.2. Cận lâm sàng </b>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu tồn phần.
- Nội soi tai mũi họng.


- X-quang Schuller nếu cần để phân biệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

- Lỗ rị có thể thấy ở một bên hay cả hai bên, ở trên nắp tai, trước gờ rìa tai. Tiếp theo
thường là đường rò, nhiều khi ngoằn ngoèo và đi xa, ra sau tai hoặc vào ống tai…


-Do lỗ rò nhỏ, đường rò thường tiết nhầy nên khi bị viêm thường gây sưng tấy vùng trên
trước nắp tai, có thể thành áp xe rồi vỡ mủ.


<b>1.5. Điều trị</b>


- Vệ sinh tai bằng Natriclorua 0,9%, thuốc nhỏ tai Ciplox,…



- Kháng sinh nhóm Beta Lactam thế hệ I – II, Erythromycine, Clarythromycine, …
-Kháng viêm Corticoid: Prednisolone, Methyl Prednisolons hoặc kháng viêm dạng men:


- Giảm đau


- Kháng histamine nếu cần.


<b>2.BỆNH VIÊM TAI NGOÀI </b>


<b>2.1.Nhọt ống tai ngồi </b>
<i><b>2.1.1. Định nghĩa</b></i>


Là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một vị trí của ống tai ngồi, thường gặp một bên,
hay gặp vào mùa hè và do tụ cầu khuẩn.


<i><b>2.1.2. Nguyên nhân</b></i>


Do ngoáy tai bằng vật cứng, bẩn, gây xước da ống tai.
Do viêm ở nang lông hay tuyến bã.


<i><b>2.1.3. Chẩn đoán</b></i>
Triệu chứng cơ năng:


Đau tai là triệu chứng nổi bật, đau ngày càng tăng dữ dội, đau tăng khi nhai, ngáp, đau
nhiều về đêm.


Nghe kém tiếng trầm, thường kèm theo ù tai.
Có thể sưng tấy ở nắp tai hoặc sau tai.
Sốt nhẹ hoặc sốt cao khi viêm tấy lan tỏa.
Triệu chứng thực thể:



Ấn nắp tai hoặc kéo vành tai gây đau rõ rệt.


Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau. Sau đó to dần và che lấp một phần ống
tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng. Nhọt ống tai ngồi có thể tự khỏi nhưng hay
tái phát.


<i><b>2.1.4. Điều trị</b></i>


- Giảm đau Paracetamol


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Kháng viêm Corticoid: Prednisolone, Methyl Prednisolons hoặc kháng viêm dạng men:
Alphachymotrypsine, …


- Nếu có mủ thì xẻ tháo mủ dẫn lưu.
<i><b>2.1.5. Phịng bệnh</b></i>


Giữ vệ sinh ống tai, dùng tăm bơng sạch lau khô sau khi tắm hoặc bơi.
Không sử dụng những vật sắc, nhọn ngoáy tai khi ngứa...


<b>2.2. Viêm tấy lan tỏa ống tai ngồi</b>
<i><b>2.2.1. Định nghĩa</b></i>


Là tình trạng viêm nhiễm lan tỏa khắp ống tai ngoài, thường gặp do bơi lội, tắm biển...
<i><b>2.2.2. Nguyên nhân</b></i>


Do sang chấn nhỏ ở ống tai ngồi: ngốy tay, vật cứng khi có nước hay cát vào tai.
Do dịch hay mủ ở tai giữa bị bít, đọng trong ống tai.


<i><b>2.2.3. Chẩn đốn</b></i>



Lúc đầu ngứa trong ống tai sau trở nên nóng, rát như bỏng, vài ngày sau đau dữ dội.
Nghe kém và ù tai.


Kéo vành tai, ấn nắp tai gây đau tăng rõ rệt.


Da ống tai nề đỏ, sau đó ống tai bị chít hẹp lại do sưng nề và ứ dịch vàng, có
thể bong từng đám biểu bì trắng.


Nếu khơng được điều trị sẽ thành mủ, da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hay sùi lấp ống tai
ngoài.


<i><b>2.2.4. Điều trị</b></i>


- Giảm đau Paracetamol


- Kháng sinh nhóm Beta Lactam thế hệ I – II, Erythromycine, Clarythromycine, …
-Kháng viêm Corticoid: Prednisolone, Methyl Prednisolons hoặc kháng viêm dạng men:
Alphachymotrypsine, …


<b>2.3. Viêm sụn vành tai </b>
<i><b>2.3.1. Định nghĩa</b></i>


Là tình trạng ứ thanh dịch giữa sụn và màng sụn hoặc viêm sụn hoại tử, nếu không được
điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng của vành tai.


<i><b>2.3.2. Nguyên nhân</b></i>


Có thể do tụ máu, dịch vành tai, nhưng thường do nhiễm tụ cầu, sau sang chấn (gãi gây
xước) hay sau chấn thương (đụng, dập).



<i><b>2.3.3. Chẩn đoán</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Khi viêm tấy thành mủ đau tăng rõ, sưng ngày càng tăng, sờ nóng, làm mất các nếp sụn
ở vành tai.


Viêm sụn hoại tử: đau dữ dội, sưng tấy căng mọng lan rộng cả một phần của vành tai
làm mất các hố và nếp của vành tai, cả mặt trước lẫn mặt sau vành tai.


Nếu khơng được xử trí tốt sụn bị hoại tử, sưng tấy hoá mủ và vỡ mủ làm cho vành tai bị
co rúm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.


<i><b>2.3.4. Điều trị</b></i>


- Giảm đau Paracetamol


- Kháng sinh nhóm Beta Lactam thế hệ II – III, Erythromycine, Clarythromycine, …
-Kháng viêm Corticoid: Prednisolone, Methyl Prednisolons hoặc kháng viêm dạng men:
Alphachymotrypsine, …


<b>2.4. Chàm ống tai (Eczema): </b>thường gặpởtrẻnhỏ.
<i><b>2.4.1. Nguyên nhân</b></i>


Do mủ, thường mủ nhầy, chảy thường xuyên hay ứ đọng mủ lâu. Chàm từ ống tai lan ra
vành tai.


Do thể địa dị ứng, chàm có thể từ đầu, cổ lan đến vành tai và ống tai ngoài.
<i><b>2.4.2. Chẩn đốn</b></i>


Da vùng tai ngồi ngứa, mẩn đỏ, mọc các mụn phỏng nhỏ chứa dịch nhầy trong. Các


mụn phỏng vỡ thành các vẩy màu nâu, mỏng phủ lên trên.


Nếu chàm khơ: da ngứa, mẩm đỏ, dày lên, cũng có những mảnh biểu bì nhỏ đục hoặc
xám nổi thành vảy dễ bong ra.


Do ngứa nên trẻ thường hay gãi gây xây xước dễ bị nhiễm khuẩn tạo thành chàm nhiễm
khuẩn với những mụn loét nhỏ, nóng, có mủ, trên bề mặt có vẩy nâu cứng có thể gây viêm tấy
rộng cả tổ chức dưới da vùng sau tai, thái dương.


<i><b>2.4.3. Điều trị</b></i>
Tại chỗ:


Lau sạch mủ ở ống tai nếu có.


Nếu có nhiễm khuẩn thành mủ bơi xanh mêthylen.
Bơi mỡ corticoid.


Tồn thân: Nếu có nhiễm trùng
- Giảm đau Paracetamol


- Kháng sinh nhóm Beta Lactam thế hệ I – II, Erythromycine, Clarythromycine, …
-Kháng viêm Corticoid: Prednisolone, Methyl Prednisolons hoặc kháng viêm dạng men:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>2.4. Phòng bệnh </b>


- Không sử dụng vật sắc nhọn, chưa được sát khuẩn ngốy ống tai ngồi.
- Khi có dị vật trong ống tai hoặc ráy tai phải đến cơ cở y tế để lấy và vệ sinh.
- Không tự động xử trí những vết trầy xước xảy ra trên bề mặt da vành tai.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm mũi xoang (VMX) là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây
ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, siêu vi, dị ứng... bệnh thường hay gặp
ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm ba
thể: viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài từ 4 - 8
tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, trong đó nguyên nhân do vi sinh vật gây
bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm) là hay gặp nhất. Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang gặp chủ yếu là một
trong các loại <i>Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae</i>, trực khuẩn mủ xanh
(<i>P.aeruginosa</i>), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella… Các loài vi khuẩn này từ họng,
hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ.


Viêm mũi xoang trẻ em thường hay gặp ở các cháu dưới 6 tuổi, bị viêm mũi dị ứng,
viêm VA, viêm amidan. Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt
vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, điều trị không khỏi dẫn đến
viêm mũi xoang.


<i>Viêm đường hô hấp trên: </i>Chảy mũi, ho, ngạt mũi, sốt nhẹ, thường hay xảy ra, nhiều khi
hết thuốc bệnh lại tái phát, thường dẫn đến biến chứng viêm tai giữa cấp tính.



<i>Viêm mũi dị ứng: </i>Chảy mũi trong, nhiều em suốt ngày chảy mũi, khị khè, có kèm theo
ran ở phổi. Có khoảng 40% trẻ em bị viêm mũi dị ứng có liên quan đến hen phế quản.


<i>Hen phế quản: </i>Viêm phếquản mạn tính, trẻkhó thởtừng cơn do phếquản co thắt, niêm
mạc phế quản phù nề và xuất tiết dịch nhầy, khó thở ở thì thở ra. Có khoảng 80% trẻ em bị
hen phế quản có liên quan đến viêm mũi dị ứng.


<i>Suy giảm miễn dịch</i>:Ởtrẻ có liên quan đến việc cha mẹbịAIDS.


<i>Bất thường giải phẫu về hốc mũi: </i>Vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá phát VAvịm,
VA vịi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


Những triệu chứng sau đây có thể nghĩ đến là xoang bị nhiễm trùng: Sốt nhẹ kéo dài, sổ
mũi, nước mũi có màu vàng - xanh, chảy mũi xuống họng gây đau họng, ho, hơi thở hơi, nơn
ọe, trẻ trên 6 tuổi thì ln ln có triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, phù nề quanh mắt.
Ởtrẻ dưới 2 tuổi, viêm mũi xoang thường đi kèm với viêm tai giữa và nguyên nhân là do nhiễm
siêu vi và dị ứng bởi những yếu tố mơi trường như khói thuốc lá, thời gian ở nhà trẻ quá nhiều
và đặc biệt là bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản.


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu tồn phần;
- Nội soi tai mũi họng;



- X-quang Blondeau – Hirtz;
- X-quang phổi( nếu cần);
- Chụp Scan ( nếu cần).


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


Viêm mũi xoang và viêm đường hô hấp trên:


Viêm đường hô hấp trên cấp tính thì trong một năm trẻ có thể mắc từ 6 - 8 lần, sau một
đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần, viêm nhiễm đường hơ hấp trên chỉ kéo dài trung
bình 5 – 7 ngày là hết. Trong khi đó bệnh viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ thì triệu chứng lâm sàng,
diễn biến và biểu hiện bệnh kéo dài dai dẳng rất lâu sau đó và có thể trở thành viêm mũi
xoang mạn tính.


Viêm mũi xoang và viêm mũi dị ứng:


Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chẩn đốn, có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau: ngứa
mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được, với trẻ bị viêm mũi dị ứng
thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi.
Chảy nước mũi cả hai bên, dịch màu trong suốt, khơng có mùi. Ngạt mũi từng bên, có khi
ngạt cả hai bên, trẻ mắc bệnh phải thở bằng miệng. Chụp X quang khơng cho hình ảnh rõ rệt,
khác với bệnh viêm xoang mạn tính sẽ có hình ảnh các hốc xoang chứa mủ. Trẻ bị viêm mũi
dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chịu tác động của các tác nhân gây dị
ứng. Ngồi cơn trẻ có thể cảm thấy hồn tồn bình thường.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Ngun tắc điều trị </b>


Làm giảm các triệu chứng lâm sàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Phịng tránh các yếu tố gây dị ứng: khói thuốc lá, bụi nhà, lông vũ, phấn hoa…
Điều trị các bệnh nền nếu có như: trào ngược dạ dày thực quản, suy giảm miễn
dịch… Điều trị các bất thường về giải phẫu mũi xoang nếu có.


<b>4.2. Sơ đồ điều trị</b>


<i><b>4.2.1. Viêm mũi xoang cấp tính</b></i>
Điều trị nội khoa là chính, bao gồm:


Thuốc kháng sinh nhóm Bêta - lactam, Cephalosporin, thế hệ 1, 2, Macrolide… dài từ 7
đến 14 ngày.


Thuốc chống sung huyết mũi giúp thông thống mũi và các lỗ thơng xoang như
Oxymethazolone 0,05%, Xylomethazoline 0,05%...


Xịt Corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang.


Các loại thuốc làm ẩm mũi, loãng dịch tiết mũi như nước muối sinh lý…
Điều trị hỗ trợ như rửa mũi, hút mũi để đỡ nghẹt mũi.


Lưu ý những loại thuốc chống sung huyết mũi và các loại kháng histamin thận trọng
dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.


<i><b>4.2.2. Viêm mũi xoang mạn tính</b></i>


Nếu trẻ vẫn bị một hay nhiều triệu chứng lâm sàng như đã nói ở trên kéo dài quá 12
tuần thì coi như viêm mũi xoang mạn tính. Viêm mũi xoang mạn tính hoặc những thời kỳ tái
phát của viêm mũi xoang cấp tính nhiều hơn 4-6 lần trong một năm thì phải đưa trẻ đi khám
bệnh ở bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để quyết định điều trị nội khoa tiếp tục hoặc phải can


thiệp phẫu thuật nội soi mũi xoang.


Cần áp dụng những phẫu thuật bảo tồn hơn là phẫu thuật tiệt căn, chỉ định phẫu thuật
trong các trường hợp sau:


Viêm mũi xoang tái phát hơn 6 lần/1 năm.


Chảy máu mũi, nghẹt mũi, không ngửi được mùi.


Mũi ứ đọng mủ nhầy, mủ hoặc chảy xuống thành sau họng.
Nhức đầu, ù tai, chảy mủ tai.


Khám mũi thấy có những biến dạng về cấu trúc giải phẫu, có polyp, VA phì
đại… Hình ảnh trên phim CT Scan có dấu hiệu viêm xoang mạn tính.


<b>5.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


Nếu khơng được điều trị, hoặc điều trị không hợp lý, viêm mũi xoang có thể gây những
biến chứng thường gặp sau đây và có thể nguy hiểm đến tính mạng:


Viêm họng mạn tính
Polyp mũi


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Viêm phế quản mạn tính, hen suyễn
Nhức đầu dai dẳng


Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu
Viêm tấy ổ mắt - viêm mí mắt - viêm túi lệ


Viêm cốt - tủy xương, áp xe dưới cốt mạc xương trán


Viêm màng não


Viêm tắc tĩnh mạchhang
Áp xe não, viêm não


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Một số biện pháp để phòng bệnh viêm mũi xoang cho trẻ em gồm:


Điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng tức thì. Như vậy có thể ngăn cản sự nhiễm
khuẩn ở các xoang đang phát triển.


Tránh tiếp xúc với những người bị cảm hoặc đang nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do
siêu vi. Nếu phải tiếp xúc với những người này thì phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau
khi tiếp xúc thì phải rửa tay ngay lập tức.


Tránh xa khói thuốc lá trong nhà hoặc ở những nơi vui chơi cơng cộng, vì khói thuốc
kích thích làm cho niêm mạc mũi xoang bị viêm nặng hơn.


Nếu đã có cơ địa dị ứng thì tránh những tác nhân gây bộc phát dị ứng, nên nói cho bác
sĩ biết trẻ có đang điềutrịbằngphươngpháp giảmmẫncảmđặchiệuhaykhơng.


Tránh hít thở khơng khí khơ khan. Nên dùng máy tạo ẩm trong nhà hoặc nơi trẻ học tập
để làm ẩm khơngkhí.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.


3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG DỊ ỨNG </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm mũi xoang dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi-xoang biểu hiện bằng các
triệu chứng hắt hơi, ngạt, ngứa và chảy mũi, qua trung gian kháng thể và xảy ra do tiếp xúc
với dị ngun trong khơng khí


Viêm mũi xoang dị ứng có hai loại:
Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa.
Viêm mũi xoang dị ứng quanh năm.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa: chủ yếu là do phấn hoa và bào tử.
Viêm mũi xoang dị ứng quanh năm: thường gặp do bụi nhà.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Khai thác tiền sử dị ứng</b></i>


Khai thác tiền sử dị ứng bản thân như dị ứng thuốc, mày đay, chàm, hen phế
quản,… Khai thác tiền sử dị ứng gia đình.


<i><b>3.1.2. Lâm sàng</b></i>
Triệu chứng cơ năng:
Ngứa mũi



Hắt hơi từng tràng
Ngạt tắc mũi


Chảy nước mũi trong
Triệu chứng thực thể:
Soi mũi thấy:


Niêm mạc mũi nhợt màu


Cuốn mũi phù nề, nhất là cuốn dưới
Nhiều dịch xuất tiết: dịch nhày, trong.
<i><b>3.1.3. Cận lâm sàng</b></i>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần.
- Nội soi mũi xoang.


- X-quang Blondeau – Hirtz.


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Ít chảy mũi
Ít ngứa mũi


Ngạt mũi là chủ yếu
Cuốn mũi ln phù nề
Ít dịch tiết ở mũi


Test lẩy da, test kích thích mũi, phản ứng phân hủy mastocyte đều âm tính.


<b>4. ĐIỀUTRỊ</b>



<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Viêm mũi xoang dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện lâm sàng mỗi người
một khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, sự quá mẫn của cơ thể nên không thể áp dụng một
phương thức điều trị chung, cứng nhắc, cần được thay đổi theo từng người, từng hoàn cảnh,
từng thời gian.


<b>4.2. Sơ đồ điều trị </b>


Các phương pháp điều trị chia làm hai nhóm:


Điều trị đặc hiệu:Tác động vào dị nguyên và kháng thể dị ứng.


Điều trị không đặc hiệu:Tác động vào các hoạt chất trung gian và triệu chứng lâm sàng.


<b>4.3. Điều trị cụ thể </b>


- Kháng Histamin: Clopherniramin, Telphadin, …


- Kháng viêm Corticoid: Prednisolon, Methyl Prednisolon hoặc kháng viêm dạng men:


- Kháng sinh nếu có bội nhiễm: Beta lactam thế hệ 1, 2 hoặc Clarythromycine,
Erythromycine, …


- Khí dung mũi: Gentamycine + Hydrocortison. Hoặc xịt mũi dung dịch Corticoid.


<b>5.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


<b>5.1. Tiên lượng</b>



Bệnh hay tái phát nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.


<b>5.2. Biến chứng </b>


Làm nặng thêm các bệnh dị ứng khác như viêm kết mạc dị ứng, hen phế
quản,… Gây viêm mũi xoang mạn tính polyp mũi, viêm thanh khí phế quản,…


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên.
Vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc.


Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực.
Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm mũi xoang mạn tính là viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: đau nhức
âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe
trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi. Các triệu chứng này kéo
dài trên 12 tuần.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>



Do viêm mũi xoang cấp không được điều trị đúng mức.
Do viêm mũi xoang dị ứng.


Do các yếu tố môi trường (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích,…).


Do cấu trúc giải phẫu bất thường (Vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá
phát,…).


Do hội chứng trào ngược.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


Triệu chứng cơ năng:
Ngạt tắc mũi thường xuyên.


Xì mũi hoặc khịt khạc mủ nhày hay mủ đặc thường xuyên.
Đau nhức vùng mặt.


Mất ngửi hoặc giảm ngửi.


Kèm theo bệnh nhân có thể bị đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở hôi.
Triệu chứng thực thể: soi mũi thấy:


Dịch mủ nhầy hoặc mủ đặc ở khe giữa, đôi khi khe trên.
Niêm mạc hốc mũi viêm phù nề hoặc thoái hoái thành polyp.



Có thể thấy các cấu trúc giải phẫu bất thường như: vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn
giữa, V.A quá phát,…


Các triệu chứng trên kéo dài trên 12 tuần.
<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần.
- Nội soi mũi xoang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


Với bệnh viêm mũi xoang dị ứng:


Hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi và chảy nước mũi trong là chủ yếu.
Khơng có mủ ở khe giữa hay khe trên.


Cuốn mũi luôn phù nề, nhợt màu.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị</b>


Nghỉ ngơi, phòng tránh các tác nhân, nguyên nhân gây viêm mũi xoang.
Đảm bảo dẫn lưu tốt mũi xoang, chống phù nề niêm mạc.


Kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.


<b>4.2. Phác đồ điều trị </b>


Điều trị nội khoa


Điều trị ngoại khoa.


<b>4.3. Điều trị cụ thể </b>


<i><b>4.3.1. Điều trị nội khoa: </b></i>Thời gian 10–14 ngày
- Kháng Histamin: Clopherniramin, Telphadin, …


- Kháng viêm Corticoid: Prednisolon, Methyl Prednisolon hoặc kháng viêm dạng men:


- Kháng sinh nếu có bội nhiễm: Beta lactam thế hệ 2, 3 hoặc Clarythromycine,
Erythromycine, …


- Giảm xuất tiết


- Nâng cao sức đề kháng: Vitamin nhóm B, C,…
- Giảm đau.


- Khí dung mũi: Gentamycine + Hydrocortison.
<i><b>4.3.2. Điều trị phẫu thuật</b></i>


Chỉ định:


Viêm mũi xoang mạn tính điều trị nội khoa tối đa mà khơng kết quả.
- Phẩu thuật cắt Polyp( nếu có)


- Phẩu thuật Cal-de-luc


- Phẩu thuật vách ngăn mũi, đốt cuốn
mũi, … Chăm sóc và điều trị sau mổ:
Điều trị toàn thân:



- Kháng Histamin: Clopherniramin, Telphadin, …


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

- Kháng sinh nếu có bội nhiễm: Beta lactam thế hệ 2, 3 hoặc Clarythromycine,
Erythromycine, …


- Giảm xuất tiết


- Nâng cao sức đề kháng: Vitamin nhóm B, C,…
- Giảm đau.


- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng.
Điều trị tại chỗ:


- Rút merocel mũi sau 24 giờ.
- Dùng thuốc co mạch.


- Rửa mũi bằng nước mũi sinh lý.
- Làm thuốc mũi, rửa mũi xoang.
- Thuốc corticosteroid dạng xịt.


<b>5.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


<b>5.1. Tiên lượng </b>


Bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để
tránh tái phát nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.


<b>5.2. Biến chứng </b>



Biến chứng đường hô hấp:
- Viêm tai giữa.


- Viêm thanh quản.
- Viêm giãn khí phế quản.
Biến chứng mắt:


- Viêm phần trước ổ mắt.


- Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
Biến chứng nội sọ:


- Viêm màng não.


- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
- Áp xe ngoài màng cứng, áp xe não.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên.
Vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG CẤP TÍNH </b>


<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm mũi xoang được hiểu theo nghĩa rộng là viêm mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra
một nhóm các rối loạn.


Phân loại viêm mũi xoang theo thời gian bị viêm gồm có: cấp tính (từ 4 tuần trở lại),
bán cấp tính (4-12 tuần) và mạn tính (trên 12 tuần). Có thể phân chia thành viêm mũi xoang
cấp tính tái phát (lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm mà khơng có triệu chứng của viêm
mũi xoang mạn tính) và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Viêm mũi xoang do các nhóm ngun nhân chính như sau:


<b>2.1. Sau cảm cúm </b>(Viêm nhiễm virus đường hô hấp trên)


Viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn cấp tính điển hình thường bắt đầu với viêm nhiễm
virus đường hô hấp trên kéo dài hơn 10 ngày. Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang
nhiễm khuẩn cấp tính thứ phát do hậu quả của sự bít tắc lỗ thơng mũi xoang (do phù nề niêm
mạc) và có thể do sự tổn thương hệ thống màng nhầy lông chuyển. Kết quả cuối cùng là ứ
đọng chất nhầy trong xoang và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các tác
nhân phổ biến nhất gây ra viêm xoang cấp tính bao gồm <i>Streptococcus Pneumonia, </i>
<i>Haemophilus Influenza,và Moraxella Catarrahalis.</i>


<b>2.2. Các nguyên nhân khác </b>


Dị ứng.


Trào ngược dạ dày - thực quản.



Hít phải các chất kích thích (bụi, khói thuốc lá, hốchất…).


Bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm
móc, bóng sàng).


VA quá phát.


Chấn thương mũi xoang.
Các khối u vịm mũi họng.


Bệnh tồn thân: suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng lông chuyển, bệnh xơ nang
(Cysticfibrosis)…


<b>3.CHẨN ĐỐN VIÊM MŨI XOANG CẤP TÍNH DO VI KHUẨN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Cần phải nghĩ tới viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn khi viêm nhiễm đường hô hấp
trên do virus sau 5-7 ngày triệu chứng ngày càng xấu đi hoặc kéo dài hơn 10 ngày chưa khỏi
bệnh.


Các triệu chứng giúp chẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính gồm có:
Các triệu chứng chính:


- Cảm giác đau và nhức ở vùng mặt
- Sưng và nề vùng mặt


- Tắc ngạt mũi


- Chảy mũi, dịch đổi mầu hoặc mủ ra mũi sau.
- Ngửi kém hoặc mất ngửi



- Có mủ trong hốc mũi
- Sốt


- Đau đầu
- Thở hôi
- Mệt mỏi
- Đau răng
- Ho


- Đau nhức ở tai


Soi mũi trước: là cần thiết với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bị viêm mũi xoang. Cần
chú ý phát hiện chất nhầy mủ, sung huyết, dị hình vách ngăn…


Thăm khám nội soi: Phương pháp nội soi mũi là cần thiết để xác định viêm mũi xoang.
Những dấu hiệu có giá trị bao gồm: mủ nhầy tại phức hợp lỗ ngách và ngách sàng bướm, sự
phù nề, sung huyết… niêm mạc mũi. Đối với viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn, nội
soi rất hữu ích cho chẩn đốn và lấy bệnh phẩm từ khe giữa.


<i><b>3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng</b></i>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu tồn phần.
- Nội soi mũi xoang.


- X-quang Blondeau – Hirtz.
- Chụp CT Scan


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

chứng đau nhức vùng mặt, chảy mũi mủ, sung huyết mũi, ngửi giảm, đau răng và kém đáp


ứng với thuốc co mạch có thể giúp phân biệt.


<i><b>3.2.1. Viêm mũi do virus (cảm cúm)</b></i>


Trong chẩn đoán viêm mũi xoang cấp, vấn đề khó khăn nhất là phân biệt nó với viêm
mũi do virus vì diễn biến của bệnh và sự giống nhau về triệu chứng. Tuy nhiên, khi thăm
khám thấy có mủ trong hốc mũi có thể nghĩ tới viêm mũi xoang cấp. Đặc biệt phải nghĩ đến
viêm xoang nếu các triệu chứng viêm mũi xấu đi sau 5 ngày hoặc kéo dài hơn 10 ngày. Triệu
chứng cấp tính của một bên mặt cũng liên quan hơn tới viêmxoang.


<i><b>3.2.2. Đau nhức khớp thái dương hàm</b></i>


Đau nhức khớp thái dương hàm rất phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với đau của viêm xoang.
Đau nhức khớp thái dương hàm thường gây ảnh hưởng đến trí nhớ, trí tuệ, tinh thần và chất
lượng cuộc sống.


<i><b>3.2.3. Đau đầu và đau nửa đầu</b></i>


Đau đầu và đau nửa đầu có thể rất dễ nhầm lẫn với đau do viêm xoang. Đau nửa
đầucóđặc điểm là đau ở một bên và kéo dài từ 4-72 giờ. Sự xuất hiện của những cơn này
thường ngắn và đáp ứng với thuốc chữa đau nửa đầu như là ergot alkaloids. Cảm giác căng ở
vùng trán như đeo đai cùng với đau đầu đặc thù sẽ giảm đi ở những ngày sau đó.


<i><b>3.2.4. Đau răng và đau dây thần kinh số V</b></i>


Đau răng có thể là do viêm xoang và có thể nhầm với đau do viêm xoang.


Đau dây thần kinh số V thường không phổ biến, nhưng có thể gây ra cơn đau nhói kịch
phát theo đường đi của dây thần kinh V. Cảm giác này trái với triệu chứng đau kéo dài liên
tục của viêm xoang.



<i><b>3.2.5. U xoang</b></i>


Uxoang thường không phổ biến, nhưng với tiền sử tắc mũi và chảy máu mũi một bên cần
chụp CT Scanner và nội soi mũi. X quang, u xoang được thể hiện ở một bên và xương bị ăn
mòn.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Đối với viêm mũi xoang cấp tính chủ yếu là điều trị nội khoa.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>


- Kháng Histamin: Clopherniramin, Telphadin, …


- Kháng viêm Corticoid: Prednisolon, Methyl Prednisolon hoặc kháng viêm dạng men:
Alphachymotrypsine,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Giảm xuất tiết


- Nâng cao sức đề kháng: Vitamin nhóm B, C,…
- Giảm đau


- Xịt mũi bằng dung dịch Natriclorua 0,9%


<b>5.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


<b>5.1. Tiên lượng </b>



Tiên lượng viêm xoang cấp tính là rất tốt, với ước tính khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh sẽ
tự khỏi mà không được chữa trị. Kháng sinh đường uống có thể giảm thời gian bệnh nhân có triệu
chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm xoang có thể gây ra một số biến chứng.


<b>5.2. Biến chứng </b>


<i><b>5.2.1. Viêm nhiễm ổ mắt</b></i>


Hốc mắt được ngăn cách với xoang sàng bởi xương giấy vốn rất mỏng và dễ bị rạn nứt. Mặt
khác hệ thống tĩnh mạch mắt có liên hệ với mạch sàng, bởi vậy nhiễm khuẩn hốc mắt là biến
chứng phổ biến nhất của viêm xoang cấp. Tỷ lệ mắc biến chứng của hốc mắt ở trẻ nhỏ thường cao
hơn so với ở người lớn. Một số nhiễm khuẩn hốc mắt do biến chứng của viêm xoang là: phù nề,
viêm nhiễm ở mi mắt; viêm mô tế bào ổ mắt; viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.


<i><b>5.2.2. Viêm màng não</b></i>


Viêm màng não thường xảy ra do nhiễm khuẩn từ xoang sàng và xoang bướm. Khi
thăm khám, bệnh nhân có biến chứng này có thể giảm hoặc khơng đáp ứng với các kích thích.
Có thể có các dấu hiệu của viêm màng não như Kernig và Brudzinski (+). Nếu phát hiện viêm
màng não do biến chứng của viêm xoang, cần phải chụp CTScanner não, CT Scanner xoang
và chọc rò tủy sống giúp chẩn đốn.


<i><b>5.2.3. Áp xe ngồi màng cứng</b></i>


Áp xe ngồi màng cứng là sự tích tụ mủ giữa xương sọ và màng cứng, điển hình liên
quan đến viêm xoang trán. Một mặt do viêm nhiễm trực tiếp từ xoang lan rộng, mặt khác theo
đường máu, có thể dẫn tới viêm mủ dưới màng cứng và cuối cũng dẫn tới áp xe não.


<i><b>5.2.4. Tắc tĩnh mạch xoang hang</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i><b>5.2.5. Khối sưng phồng của Pott</b></i>


Nếu viêm nhiễm trong xoang trán lan đến tuỷ xương trán, hiện tượng viêm xương tuỷ
khu trú kết hợp với phá huỷ xương có thể gây ra khối sưng mềm vùng trán được mô tả kinh
điển là khối sưng phồng của Pott.


<b>6. PHÒNG BỆNH</b>


Có chế độ điều trị, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý khi mắc cảm cúm.
Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích (bụi, khói thuốc lá, hố chất…).
Quan tâm điều trị trào ngược dạ dày - thực quản.


Giải quyết các bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa,
quá phát mỏm móc, bóng sàng).


Nạo VA quá phát.


Điều trị các khối u vòm mũi họng.
Quan tâm, điều trị các bệnh toàn thân.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI HỌNG CẤP TÍNH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>



Viêm mũi họng cấp tính là viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi và họng, thường kết hợp
với viêm amiddan, VA,... thuộc vòng bạch huyết Waldeyer khi bệnh nhân còn các tổ chức
lympho này. Đây là một bệnh lý cấp tính hay gặp trong chuyên khoa tai mũi họng, có thể xuất
hiện đơn thuần hoặc là biểu hiện viêm long đường hô hấp trên trong giai đoạn đầu của nhiều
bệnh nhiễm trùng lây.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Viêm mũi họng cấp tính thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một
viêm nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố sức đề kháng giảm sút, là điều kiện cho bội nhiễm
vi trùng, thường là vi trùng nằm vùng có sẵn trong mũi họng như liên cầu, phế cầu đặc biệt là
liên cầu bê-ta tan huyết nhóm A, có thể lây lan trong cộng đồng từ nước bọt, nước mũi do khi
nói, khi ho hay hắt hơi…


<b>2.1. Viêm mũi họng đỏ cấp đơn thuần hay kết hợp có bựa trắng </b>


Có thể do vi khuẩn hoặc virus.
<i><b>2.1.1. Do vi khuẩn</b></i>


Chiếm 20-40% tổng số viêm mũi họng gồm:
- Liên cầu bê- ta tan huyết nhóm A,B,C,G
- <i>Haemophilus influenzae </i>


- Tụ cầu vàng


- <i>Moraxella catarrhalis </i>
- Các vi khuẩn kị khí
<i><b>2.1.2. Do virus</b></i>
Chiếm 60-80% gồm:


- <i>Adéno virus </i>
- Virus cúm


- <i>Virus para -influenzae </i>


- Virus <i>Coxsakie</i> nhóm A hoặc B trong đó nhóm A gây viêm họng có bóng
nướcHerpanginne.


- Virus <i>Herpes</i> gây viêm họng có bóng nước nhưng gây viêm miệng nhiều hơn ởhọng.
- Virus <i>Zona</i> gây viêm họng có bóng nướcZona.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>2.2. Viêm mũi họng loét </b>


Chỉ xẩy ra ở khoảng 5%.


Thường bị một bên như viêm họng cấp Vincent, săng giang mai, bị cả hai bên như viêm
họng do các bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp, bệnh mất bạch cầu hạt, viêm họng có giả
mạc như viêm họng bạchhầu…


<b>3.CHẨNĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đoán xácđịnh</b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


Bệnh thường xẩy ra đột ngột với các triệu chứng toàn thân, cơ năng và thực thể như sau:


Triệu chứng tồn thân: có thể chỉ sốt vừa 38

0

C -39

0

C nhưng cũng có khi sốt cao 40

0

C
ở trẻ em, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, chán ăn, không làm việc được…


Triệu chứng cơ năng: nuốt đau, đau nhói lan lên tai, ho kích thích, lúc đầu ho khan, sau


ho có đờm, thường có ngạt mũi, chảy mũi nước, lúc đầu trong nhầy, sau đục. Tiếng nói mất
trong hay khàn nhẹ…


Triệu chứng thực thể: niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết, trẻ em, hay bệnh nhân trẻ tuổi hai
amiđan sưng to, sung huyết, hay có những chấm mủ trắng, bựa trắng phủ trên bề mặt amiđan.
Niêm mạc mũi sung huyết, xuất tiết nhầy, có thể có sưng hạch góc hàm, ấn đau nhẹ…


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần.
- Nội soi tai mũi họng


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


Cần xác định nguyên nhân chính gây nên viêm mũi họng ở một số trường hợp như dị
vật mũi gây viêm mũi cấp thường chỉ điều trị một bên, viêm mũi họng trong giai đoạn đầu
một số bệnh nhiễm trùng lây như sởi, thủy đậu, cảm cúm… Lúc này điều trị bệnh chính gây ra
là quan trọng chứ không chỉ triệu chứng về mũi họng…


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Nhiều tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng tất cả mọi viêm mũi họng đỏ cấp, có
chấm mủ trắng hay bựa trắng trên bề mặt amiddan đều phải điều trị như viêm mũi họng đỏ cấp do
liên cầu khi chưa có xét nghiệm phân loại vi khuẩn hay virus. Đó là điều trị kháng sinh, hạ sốt,
kháng viêm, giảm đau, sát trùng họng và nhỏ mũi sát khuẩn, co mạch, chống dị ứng…


<b>4.2. Sơ đồ/Phác đồ điềutrị: Điều trị 5 – 7 ngày</b>



Kháng sinh nhóm Beta lactam thế hệ 1, 2
Hạ sốt, giảm đau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Kháng Histamin: Clopherniramin, …
Giảm tiết dịch: Actein- cystin.


Thuốc ho: Thelezin, Terpincodein, …


Chế độ ăn uống và sinh tố nâng cao thể trạng: Vitamin nhóm B,C.


<b>5.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾNCHỨNG </b>


<b>5.1.Diễn biến, tiên lượng </b>


Nếu viêm mũi họng do virus thì chỉ sau 3-5 ngày là tự khỏi, các triệu chứng giảm dần rồi
hết.


Nếu viêm mũi họng do virus bị bội nhiễm đặc biệt bội nhiễm liên cầu bệnh sẽ kéodài
hơn, cần điều trị kháng sinh có hệ thống nếu không dễ bị biến chứng…


<b>5.2. Biến chứng </b>


Biến chứng tại chỗ: viêm tấy, áp xe quanh amiđan, áp xe thành sau, thành bên họng,
biến chứng viêm mũi xoang cấp, viêm tấy hoại thư vùng cổ họng ít gặp, nhưng nếu gặp thì
tiên lượng rất nặng.


Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
Biến chứng xa: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim, choáng nhiễm độc liên cầu,
hoặc có thể nhiễm trùng máu…



<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Nâng cao mức sống để tăng sức đề kháng cơ thể, sống trong mơi trườngtrongsạch,
khơng ơ nhiễm…


Phịng hộ lao động tốt, chống bụi, chống nóng, bỏ thuốc lá, bỏ rượu, vệ sinh răng miệng
tốt, tiêm chủng mở rộng triệt để cho trẻ em, điều trị tích cực các bệnh mũi xoang, viêm họng,
viêm amiđan, VA bệnh nhân đang mắc mạn tính…


Điều trị viêm mũi họng cấp tính đúng quy cách tránh biến chứng xẩy ra…


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM V.A CẤP VÀ MẠN TÍNH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


V.A (Végétations Adénoides) là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, là một phần
thuộc vòng bạch huyết Waldeyer, còn gọi là amiđan Luschka. V.A phát triển mạnh ở lứa tuổi
nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi.


Viêm V.A cấp tính là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amiđan Lushka ngay
từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn (nhưng rất hiếm).


Viêm V.A mạn tính là tình trạng V.A q phát hoặc xơ hố sau viêm nhiễm cấp tính nhiều
lần.



<b>2. NGUN NHÂN </b>


Virus: <i>Adenovirus, Myxovirus,Rhinovirus...</i>


Vi khuẩn: Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, <i>Haemophilus Influenzae...</i>


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đoán xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


<i>3.1.1.1. Viêm V.A cấp tính</i>


Tồn thân<i><b>:</b></i> ở trẻ sơ sinh, bắt đầu đột ngột, sốt cao 40

0

C - 41

0

C, thường kèm theo
những hiện tượng phản ứng dữ dội như: co thắt thanh môn, co giật. Ở trẻ lớn hơn cũng có thể
bắt đầu đột ngột sốt cao, kèm theo co thắt thanh quản, đau tai và có khi có phản ứng màng não
nhưng diễn biến nhẹ hơn ở trẻ sơ sinh.


Cơ năng: trẻ ngạt mũi, trẻ sơ sinh có thể ngạt mũi hồn tồn phải thở bằng miệng, thở nhanh,
nhịp không đều, bỏ ăn, bỏ bú. Trẻ lớn hơn không bị ngạt mũi hoàn toàn nhưng thở ngáy, nhất là
về đêm, tiếng nói có giọng mũi kín. Ở người lớn nếu có còn bị viêm họng sau lưỡi gà,


ù tai, nghe kém.
Thực thể:


Hốc mũi đầy mủ nhầy, không thể hoặc khó khám vịm họng qua mũitrước. Ở trẻ lớn,
sau khi hút sạch mũi nhầy trong hốc mũi, đặt thuốc làm co niêm mạc mũi có thể nhìn thấy tổ
chức V.A ở nóc vịm phủ bởi lớp mủ nhầy.



Khám họng thấy niêm mạc đỏ, một lớp nhầy trắng, vàng phủ trên niêm mạc thành sau
họng từ trên vòm chảy xuống.


Khám tai: màng nhĩ mất bóng, trở nên xám đục, hơi lõm vào do tắc vòi nhĩ, triệu chứng
rất có giá trị để chẩn đốn V.A.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Nội soi mũi sau hoặc soi cửa mũi sau gián tiếp bằng gương nhỏ ở trẻ lớn và người lớn
sẽ thấy được tổ chức V.A ở vòm mũi - họng sưng đỏ, to, có mủ nhầy phủ lên trên.


<i>3.1.1.2. Viêm V.A mạn tính</i>


Triệu chứng viêm V.A xuất hiện từ 18 tháng đến 6 - 7 tuổi.


Toàn thân: thường hay sốt vặt, em bé phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn,
ăn uống kém, người gầy, da xanh. Trẻ đãng trí, kém tập trung tư tưởng thường do tai hơi
nghễnh ngãng và não thiếu oxy do thiếu thở mạn tính, thường học kém.


Cơ năng:


Ngạt tắc mũi: lúc đầu ngạt ít sau ngạt nhiều tăng dần. Trẻ thường xuyên há miệng để
thở, nói giọng mũi kín.


Mũi thường bị viêm, tiết nhầy và chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước.
Ho khan.


Ngủ khơng n giấc, ngáy to, giật mình.
Tai nghe kém hay bị viêm.


Thực thể:



Soi mũi trước: thấy hốc mũi đầy mủ nhầy, niêm mạc mũi phù nề, cuốn mũi dưới phù nề.
Hút hết dịch mủ nhầy, làm co niêm mạc mũi có thể nhìn thấy khối sùi bóng, đỏ mấp mé ở cửa
mũi sau.


Nội soi mũi - vòm họng bằng Optic 2.7.0

0



Khám họng: thành sau họng có nhiều khối lympho to bằng hạt đậu xanh và mũi nhầy
chảy từ vòm xuống họng.


Khám tai: thấy màng nhĩ sẹo hoặc lõm vào, màu hồng do Sung huyết tồn bộ ở màng
nhĩ hoặc góc sau trên.


Em bé có bộ mặt V.A (sùi vịm): da xanh, miệng há, răng vẩu, răng mọc lệch, môi trên
bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng, hai mắt mở to, người ngây ngơ.


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần.
- Nội soi tai mũi họng


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


V.A to ở trẻ khỏe mạnh: khơng có triệu chứng bệnh lý.


Ngạt mũi do viêm xoang, bệnh lý vách ngăn: khám thực thể để loại trừ.
Khối u, polyp cửa mũi sau: khám thực thể, sinh thiết để loại trừ.


Áp xe thành sau họng: khối phồng thường nằm ở thấp dưới vòm họng.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Đối với viêm V.A cấp tính, chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng
kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.


Đối với viêm V.A mạn tính chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật nạo V.A.


<b>4.2. Điều trị cụ thể 5-7 ngày</b>


Điều trị viêm V.A cấp tính:


Điều trị như viêm mũi cấp tính thơng thường bằng hút mũi, rỏ mũi để bệnh nhân dễ thở
và thuốc sát trùng nhẹ (ephedrin 1%, argyron 1%) dùng cho trẻ nhỏ.


Khí dung mũi: corticoid và kháng sinh.


Kháng sinh toàn thân: Beta lactam thế hệ 1, 2, hoặc Erythromycine, Rovamycine, …
Kháng Histamin: Clopheniramin


Nâng đỡ cơ thể.
Hạ sốt nếu có.
Chỉ định phẫu thuật:


V.A bị nhiều đợt viêm cấp tính, tái đi tái lại (5 - 6 lần /1năm).


V.A gây các biến chứng gần: viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm hạch.
V.A gây biến chứng xa: viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính…
V.A quá phát, ảnh hưởng đến đường thở.


Thường tiến hành nạo V.A cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, thời gian hợp lý nhất là từ
18-36 tháng tuổi.



<i>Chống chỉ định phẫu thuật:</i>


Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.
Chống chỉ định tương đối:


Khi đang có viêm V.A cấp tính.


Khi đang có nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết...
Bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch.


Bệnh mạn tính: lao, giang mai, AIDS…
Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Phương pháp nạo V.A:


Nạo V.A là thủ thuật tương đối đơn giản, nhanh, có hiệu quả, được coi là biện pháp vừa
điều trị (nạo bỏ hết tổ chức V.A), vừa phòng bệnh (tránh các biến chứng doV.A gây ra).


Có thể nạo bằng bàn nạo La Force hoặc bằng thìa nạo La Moure (gây tê) hoặc bằng dao
Hummer, Coblator, dao Plasma (gây mê, kết hợp nội soi mũi…).


Cắt amiđan kết hợp nạo V.A dưới gây mê nội khí quản bằng dao điện, Laser, Hummer...


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về
đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.


Viêm tai giữa: vi khuẩn theo vòi Eustachi vào hịm nhĩ.
Viêm đường tiêu hố: đau bụng đi ngoài ra nhầy, nước.


Viêm hạch gây áp xe (như hạch Gillette): đó là áp xe thành sau họng trẻ nhỏ.


Thấp khớp cấp.


Viêm cầu thận cấp.


Viêm ổ mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt.


Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: cơ thể bị biến dạng, lồng ngực bị dẹp và hẹp bề
ngang, lưng cong hoặc gù, bụng ỏng đít teo. Ln mệt mỏi lười biếng, buồn ngủ, kém thông
minh, nguyên nhân do nghe kém và thở kém nên cơ thể khơng bình thường.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Nâng cao sức đề kháng của cháu bé bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, sử dụng
các thuốc bổ, thuốc tăng cường miễn dịch đối với các cháu có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng.


Phịng tránh lây lan tốt trong các vụ dịch lây truyền theo đường hô hấp, vệ sinh mũi
họng, răng miệng tốt.


Giữ ấm khi thời tiết thay đổi.


Khi có viêm nhiễm mũi họng, cần điều trị đúng và kịp thời.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN CẤP VÀ MẠN TÍNH </b>


<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm amiđan cấp tính là viêm sung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường gặp
ở trẻ ở lứa tuổi học đường 5-15 tuổi, do vi khuẩn hoặc virus gây nên, thường thấy ở thời kỳ
đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi amiđan là "cửa vào" của một số vi khuẩn
hay virus như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não.


Viêm amiđan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của
amiđan khẩu cái. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amiđan viêm có thể
phát triển to lên (viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amiđan có thể
nhỏ lại (viêm xơ teo).


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Các tác nhân gây viêm amiđan:


Vi khuẩn: liên cầu tan β huyết nhóm A, <i>S.pneu hemophilus</i>, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn,
các chủng ái khí và yếm khí;


Virus: cúm, sởi, ho gà...


Có nhiều nguyên nhân thuận lợi gây viêm amiđan:


Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao...).
Ơ nhiễm mơi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.


Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang và
do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amiđan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn náu
và phát triển của vi khuẩn.



<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định</b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


<i>3.1.1.1. Viêm amiđan cấp tính</i>


Tồn thân: bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 38

0

C-39

0

C. Người
mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và sẫm màu, đại tiện thường táo.


Cơ năng:


Cảm giác khơ, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau
biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm
nhầy, giọng khàn nhẹ.


Thực thể:


Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ.


Amiđan sưng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đường giữa. Đôi khi thấy hai amiđan sưng
đỏ và có những chấm mủ trắng ở miệng các hốc, dần biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt
amiđan, khơng lan đến các trụ, khơng dính chắc vào amiđan, dễ chùi sạch, không chảy máu,
để lộ niêm mạc amiđan đỏ và nguyên vẹn: đó là thể viêm amiđan mủ do vi khuẩn gây nên
(liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn).


Tổ chức lympho ở thành sau họng to và đỏ: đó là thể viêm amiđan ban đỏ thường do


virus gây nên.


<i>3.1.1.2. Viêm amiđan mạn tính</i>
Tồn thân:


- Triệu chứng nghèo nàn. Có khi khơng có triệu chứng gì ngồi những đợt tái phát hoặc
hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amiđan cấp tính.


- Đơi khi có tồn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều.


- Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng đơi khi có cảm giác đau như có dị vật trong
họng, đau lan lên tai.


- Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khị khè, ngủ ngáy to.


- Trên bề mặt amiđan có nhiều khe và hốc. Các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và
thường có mủ màu trắng.


Thể quá phát<i>:</i> amiđan to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng lấn vào làm hẹp
khoang họng, trụ trước đỏ, thường gặp ở trẻ em.


Xếp loại amiđan quá phát:


- Viêm amiđan quá phát A1 (A+): amiđan to, tròn, cuống gọn, chiều ngang amiđan nhỏ
hơn hoặc bằng 1/4 khoảng cách giữa chân hai trụ trước amiđan.


- Viêm amiđan quá phát A2 (A++): amiđan to, tròn, cuống gọn, chiều ngang amiđan
nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 khoảng cách giữa chân hai trụ trước amiđan.



</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Thể xơ teo: Thường gặp ở người lớn, amiđan nhỏ, mặt gồ ghề, lỗ chỗ hoặc chằng chịt
xơ trắng biểu hiện bị viêm nhiễm nhiều lần. Màu đỏ sẫm, trụ trướcđỏ, trụ sau dầy. Amiđan
mất vẻ mềm mại bình thường, ấn vào amiđan có thể thấy phịi mủ hơi ở các hốc.


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


<i>3.1.2.1. Viêm amiđan cấp tính</i>


Xét nghiệm cơng thức máu , nước tiểu tồn phần.
<i>3.1.2.2. Viêm amiđan mạn tính</i>


Viêm amiđan mạn tính có thể là một ổ viêm nhiễm gây nên những bệnh toàn thân khác,
nhưng nhiều khi khẳng định điều đó trong những trường hợp cụ thể lại là vấn đề khó khăn và
tế nhị. Người ta đã đề xuất khá nhiều test để chẩn đốn xác định:


Test Viggo - Schmidt: thử cơng thức bạch cầu trước khi làm nghiệm pháp. Dùng ngón
tay xoa trên bề mặt amiđan trong vòng 5 phút, thử lại công thức bạch cầu. Nếu amiđan viêm
sẽ thấy số lượng bạch cầu tăng lên. Bạch cầu tăng dần trong vòng 30 phút, giảm dần trong
vòng 2 giờ, sau trở lại bình thường.


Test Le Mée: nếu amiđan viêm đã gây các biến chứng, sau khi xoa trên bề mặt amiđan
có khi thấy khớp đau hơn, xuất hiện phù nhẹ hoặc trong nước tiểu có hồng cầu.


Đo tỷ lệ ASLO trong máu: bình thường 200 đơn vị, khi viêm do liên cầu khuẩn sẽ tăng
cao từ 500 - 1000 đơn vị.


<b>3.2. Chẩn đoán phânbiệt </b>


<b>Viêm amiđan cấp tính </b> <b>Bệnh bạch hầu </b>



Sốt cao, bắt đầu đột ngột Sốt, bắt đầu từ từ


Mạch nhanh, mạnh Mạch chậm, yếu


Mệt mỏi vừa, mặt đỏ Mệt mỏi rõ rệt, mặt xanh tái


Chấm mủ ở bề mặt amiđan hoặc màng mủ, Giả mạc không giới hạn ở miệng hốc và có
khơng vượt khỏi amiđan thể vượt ra ngồi amiđan


Màng mủ mềm dễ nát và khơng dính chắc Giả mạc chắc, dính, khó bóc, nếu bóc dễ


vào tổ chức amiđan chảy máu


Hạch cổ thường không sưng trừ trường hợp Hạch cổ sưng to, ngay cả trường hợp


nặng thông thường


Nước tiểu rất ít khi có albumin Nước tiểu thường có albumin


Khơng tìm thấy trực khuẩn <i>Klebs–Loeffer</i> Có trực khuẩn <i>Klebs-Loeffer</i> khi soi giả
mạc


Viêm amiđan mạn tính cần phân biệt với:


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Giang mai thời kỳ hai: Niêm mạc họng đỏ, với những vết trợt niêm mạc ở amiđan, màn
hầu, xét nghiệm giang mai loại trừ.


Ung thư amiđan: Thường một bên amiđan to, xù xì, có thể lt hoặc khơng, mật độ
cứng chắc, hay có hạch cổ to cùng bên. Cần sinh thiết để loại trừ.



Thể lâm sàng: Viêm A do liên cầu β tan huyết nhóm A.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị</b>


Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ
dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.


Viêm amiđan mạn tính, vấn đề điều trị chủ yếu là cân nhắc chỉ định phẫu thuật cắt amiđan.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>


<i><b>4.2.1. Viêm amiđan cấp tính 7- 10 ngày</b></i>
Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nước nhiều.
Giảm đau, hạ sốt: paracetamol…


Kháng sinh: trong trường hợp nhiễm khuẩn dùng nhóm β lactamthế hệ 2, 3, nếu dị ứng
thì dùng nhóm macrolid


Kháng viêm Corticoid : Prednisolon, Methyl Prednisolon, ….
Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ.


Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm: bicarbonat natri, borat natri… (nửa thìa cà phê
trong một cốc nước ấm).


Nâng đỡ cơ thể: yếu tố vi lượng, sinh tố, calci...
<i><b>4.2.2. Viêm amiđan mạn tính</b></i>


Phẫu thuật cắt amiđan hiện nay là rất phổ biến, tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ. Chỉ


cắt khi nào amiđan thực sự trở thành một ổ viêm (focal infection) gây hại cho cơ thể.


<i>4.2.2.1. Chỉ định phẫu thuật</i>


Amiđan viêm mạn tính nhiều lần (thường là 5 - 6 lần trong một năm).
Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.


Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế
quản, viêm phổi, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng…


Amiđan viêm mạn tính gây biến chứng xa: viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm
khớp, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i>4.2.2.2. Chống chỉ định phẫu thuật</i>
Chống chỉ định tuyệt đối:


Các hội chứng chảy máu: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.


Các bệnh nội khoa như: cao huyết áp, suy tim, suy thận, suy gan giai đoạn mất bù…
Chống chỉ định tương đối:


Khi đang có viêm họng cấp tính hay đang có biến chứng áp xe amiđan.


Khi đang có viêm, nhiễm khuẩn cấp tính như: viêm mũi, viêm xoang, mụn nhọt.
Khi đang có viêm, nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, bại liệt, sốt xuất huyết...
Khi đang có biến chứng do viêm amiđan như: viêm thận cấp, thấp khớp cấp... thì phải
điều trị ổn định, hết đợt cấp mới được cắt.


Khi đang có bệnh mạn tính chưa ổn định như: đái tháo đường, viêm gan, lao, bệnh
giang mai, AIDS...



Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc đang nuôi con bú.
Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.


Người quá yếu, trẻ quá nhỏ, người trên 50 tuổi.


Thận trọng: trong các trường hợp dùng các thuốc nội tiết tố, hoặc thuốc giảm đau trước
đó, các bệnh nhân đang đợt tiêm chủng, địa phương đang có dịch truyền nhiễm...


<i>4.2.2.3.Phương pháp phẫu thuật</i>


Trước đây thường phẫu thuật dưới gây tê tại chỗ bằng các phương pháp: Sluder và Anse.
Ngày nay chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp Anse
hoặc trực tiếp bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực, cắt bằng Laser, Coblator, dao siêu âm....


<b>5.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


Viêm amiđan nếu không được điều trị đúng và kịp thời, nhẹ thì gây ảnh hưởng nhiều tới
sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nặng có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có những
biến chứng rất nguy hiểm.


<b>5.1. Biến chứng cục bộ </b>


Loét khe amiđan, sỏi amiđan, viêm tấy chung quanh amiđan, viêm tấy thành bên họng,
viêm họng mạn tính.


<b>5.2. Biến chứng gần </b>


Viêm hạch cổ mạn tính, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh, khí, phế quản.



<b>5.3. Biến chứng xa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Giữ vệ sinh mơi trường sống, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, có cơ địa dị
ứng. Có biện pháp phịng tránh, bảo vệ bản thân tốt khi có những vụ dịch liên quan đến dường
hô hấp, khi thời tiết giao mùa...


Điều trị triệt để các bệnh lý mũi họng khác như viêm V.A, viêm mũi, viêm xoang mạn
tính, viêm răng miệng...


Luyện tập thể dục, thể thao, sử dụng các thuốc bổ tăng cường sức đề kháng của bản thân.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG CẤP TÍNH </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG </b>


Viêm họng là viêm niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc ở họng. Nói đến viêm họng chủ
yếu là nói đến viêm ở họng miệng.


Viêm họng cấp tính tức là viêm cấp tính của niêm mạc họng miệng kết hợp chủ yếu với
viêm amiđan (A) khẩu cái, một số ít trường hợp kết hợp với viêm amiđan đáy lưỡi. Do đó,
hiện nay người ta có xu hướng nhập lại thành viêm họng - viêm amiđan cấp.



Là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay
đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, viêm
xoang v.v... hoặc trong các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi...


Trong viêm họng cấp, chúng ta nghiên cứu chủ yếu là viêm họng đỏ cấp thể thông
thường do tính chất thường gặp của chúng.


<b>2.NGUYÊN NHÂN </b>


<b>2.1.Tác nhân </b>


Do virus là chủ yếu, chiếm 60-80%, gồm <i>Adénovirus,</i> virus cúm, virus <i>para- influenzae,</i>
<i>virus Coxsakie, virus Herpès</i>, virus<i> Zona, EBV...</i>


Do vi khuẩn chiếm 20-40%, gồm liên cầu (tan huyết nhóm A, các nhóm B, C, G ít gặp),
<i>Haemophilus influenzae</i>, tụcầu vàng,<i> Moraxella catarrhalis, </i>vi khuẩn kịkhí. Các vi khuẩn
<i>Neiseria, </i>phếcầu,<i> Mycoplasme </i>rất hiếm gặp.


<b>2.2. Nguyên nhân bệnh sinh của viêm họng</b>


Do thời tiết thay đổi, nhất là về mùa lạnh. Viêm họng đỏ cấp thường bắt đầu bằng sự nhiễm
virus. Sau đó do độc tố của virus, cấu trúc giải phẫu của amiđan và sức đề kháng của cơ thể đã
gây nên sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác, thường là các vi khuẩn hội sinh có sẵn trong họng như
liên cầu, phế cầu và đặc biệt nguy hiểm là loại <i>liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.</i>


Bệnh lây lan bằng nước bọt, nước mũi.


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>



Viêm họng cấp thường xảy ra đột ngột.
<i><b>3.1.1. Triệu chứng toàn thân</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<i><b>3.1.2. Triệu chứng cơ năng</b></i>


Đau họng nhất là khi nuốt, kể cả khi nuốt chất lỏng. Khi nuốt, ho, nói thì đau nhói lên
tai. Có thể ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy.


<i><b>3.1.3. Triệu chứng thực thể</b></i>


Tồn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng và
có những mao mạch nổi rõ.


Hai amiđan khẩu cái cũng sưng to đỏ, có khi có những chấm mủ trắng hoặc lớp bựa
trắng (như bựa cháo trắng) phủ trên bề mặt amiđan.


Trụ trước và trụ sau đỏ.


Có hạch góc hàm sưng nhẹ và hơi đau.


<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


Xét nghiệm công thức máu, nước tiểu tồn phần.


<b>3.3. Chẩn đốn xác định </b>


Đột ngột biểu hiện sốt, đau mình mẩy.


Đau rát họng, có thể có ho khan hoặc có đờm.



Khám họng: niêm mạc họng đỏ, amiđan sưng nề có chấm mủ trắng.
Khám hạch góc hàm di động ấn đau.


<b>3.4. Phân loại bệnh </b>


Viêm họng không đặc hiệu:
- Viêm họng khu trú.


- Viêm họng đỏ thông thường.
- Viêm họng trắng thông thường.
- Loét amyđan.


- Viêm tấy quanh amyđan.


- Viêm họng tấy toả lan.
- Hoại thư họng.


- Viêm họng bạch hầu.


- Viêm họng Vanh xăng (Vincent).
- Viêm họng do hecpet (Herpès).
- Viêm họng do zôna.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Viêm họng do bệnh máu:


- Viêm họng trong bệnh bạch cầu cấp (Leucose).
- Viêm họng trong suy tuỷ, mất bạch cầu hạt.
- Viêm họng trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.



<b>3.5. Chẩn đoán phân biệt</b>


Dị vật đường ăn: đau nhói họng đột ngột trong khi ăn, soi họng thấy dị vật.


Viêm niêm mạc miệng: niêm mạc miệng đỏ, có thể thấy vết trợt, loét ở bên má, lưỡi.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Mọi trường hợp viêm họng đỏ cấp đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi đều phải được điều trị
như một viêm họng đỏ cấp do liên cầu khi không có xét nghiệm định loại virus hoặc vi khuẩn.


Kháng sinh nhóm beta lactam thế hệ 1,2 hoặc các nhóm khác như macrolid, …
Điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm đau, hạ sốt.


Điều trị tại chỗ: xúc họng bằng Natriclorua 0,9%, khí dung họng.
Ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi nâng cao thể trạng: Vitamin nhóm B, C.


<b>5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG </b>


Nếu là do virus, bệnh thường kéo dài 3-5 ngày thì tự khỏi, các triệu chứng giảm dần.
Nếu là do vi khuẩn bội nhiễm, đặc biệt là liên cầu, bệnh thường kéo dài ngày hơn và địi hỏi
một sự điều trị kháng sinh có hệ thống để tránh các biến chứng.


Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy hoặc áp xe quanh amiđan, viêm tấy hoặc áp xe các khoảng
bên họng, áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ 1-2 tuổi, viêm tấy hoại thư vùng cổ rất hiếm gặp
nhưng tiên lượng rất nặng.


Biến chứng lân cận: Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm mũi


viêm xoang cấp.


Biến chứng xa: Đặc biệt nếu là do liên cầu tan huyết có thể gây viêm thận, viêm khớp,
viêm tim, choáng nhiễm độc liên cầu hoặc cá biệt có thể nhiễm trùng huyết.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm đường hô hấp trên, cúm… Nâng
cao mức sống, tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ môi trường trong sạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG MẠN TÍNH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, thể hiện dưới ba hình thức chính là:
xuất tiết, q phát và teo. Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú. Thể điển hình của viêm
họng mạn tính và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú gồm có viêm VA
mạn tính và viêm amiđan mạn tính.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Do viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau.
Viêm amiđan mạn tính.



Hội chứng trào ngược.


Tắc mũi mạn tính do vẹo vách ngăn, quá phát cuốn, polyp mũi.


Do tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích như: hơi hố học, bụi vôi, bụi xi măng, thuốc
lá, rượu...


Cơ địa: dị ứng, tạng tân, tạng khớp...


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>


<i><b>3.1.1. Triệu chứng tồn thân</b></i>


Có thể rất nghèo nàn. Thường hay có những đợt tái phát viêm họng cấp khi bị lạnh, cảm
mạo, cúm... thì lại xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau rát họng.


<i><b>3.1.2. Triệu chứng cơ năng</b></i>


Điển hình nhất là viêm họng mạn tính toả lan. Cảm giác thường gặp nhất là khô họng,
mắt đau, ngứa và vướng họng. Những cảm giác này rõ nhất là buổi sáng lúc mới thức dậy.
Bệnh nhân cố ho khạc dai dẳng để làm long đờm.


Nuốt có cảm giác vướng và đau. Tiếng có thể khàn nhẹ hoặc bình thường. Những bệnh
nhân uống rượu, thuốc lá, hoặc nói nhiều thì triệu chứng trên tăng thêm.


Nóng rát vùng ngực ở bệnh nhân có bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản.
<i><b>3.1.3. Triệu chứng thực thể</b></i>



Tùy theo bệnh mà khám họng thấy có tổn thương khác nhau:


- Viêm họng xuất tiết: niêm mạc họng đỏ, có những hạt ở thành sau họng, tiết nhày dọc
theo vách họng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amiđan trông như một trụ sau thứ hai, gọi là “trụ
giả”. Loại này còn gọi là viêm họng hạt.


- Viêm họng teo: Sau giai đoạn quá phát sẽ chuyển sang thể teo. Các tuyến nhày và
nang tổ chức tân xơ hoá. Hai trụ giả phía sau amiđan mất đi. Các hạt ở thành sau cũng biến
mất. Màn hầu và lưỡi gà cũng mỏng đi. Niêm mạc trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu
nhỏ. Eo họng giãn rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.


<b>3.2. Cận lâm sàng</b>


Xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, VSS, ALSO
Nội soi tai mũi họng


Xquang: phổi thẳng, Blondeau,Hirtz…


Xác định hội chứng trào ngược: nội soi thực quản dạ dày…


<b>3.3. Chẩn đoán xác định </b>


Rối loạn cảm giác: ngứa, rát, họng.


Khám họng niêm mạc dày, xuất tiết, có hạt, hoặc niêm mạc teo.


<b>3.4. Phân loại </b>



Viêm họng quá phát
Viêm họng xơ teo


Viêm họng do các bệnh khác: mũi xoang, hội chứng trào ngược, bệnh phổi…


<b>3.5. Chẩn đoán phân biệt </b>


Loạn cảm họng: bệnh nhân cảm giác nuốt vướng, lập lờ, nghèn nghẹn mơ hồ khơng rõ
vị trí, hoặc lúc thì ở vùng này, lúc thì vùng khác. Cảm giác đó xuất hiện khi nuốt nước bọt,
nhưng khi nuốt thức ăn thì khơng vướng. Khám miệng và họng khơng thấy dấu hiệu bệnh lý.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Chủ yếu là điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng, kết hợp điều trị các nguyên nhân bệnh
lý toàn thân khi nghĩtới.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>


<i><b>4.1.1. Điều trị nguyên nhân</b></i>


Điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêmVA.


Điều trị hội chứng trào ngược: thuốc kháng H

+

: opmeprazol, lanzoprazol…, thuốc kháng
H2: cimetidin, ranitidin…, kháng dopamin: domperidon…


Giảm bớt các kích thích như: hút thuốc lá, uống rượu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<i><b>4.1.2. Điều trị tại chỗ</b></i>



Xúc họng bằng nước muối sinh lý.


Khí dung họng: các dung dịch giảm viêm+kháng sinh (gentamycin +hydrocortisol)
Nhỏ mũi, rửa mũi: bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu…


<i><b>4.1.3. Điều trị triệu chứng</b></i>


Thuốc làm lỏng chất nhầy như: bromhexin, acetylcystein…
Thuốc kháng viêm: alphachymotrypsin, lysozym…


Thuốc chống dịứng: các thuốc kháng histamin như cetirizin, chlorapheniramin…
Thuốc giảm ho: thảo dược…


<i><b>4.1.4. Điều trị toàn thân</b></i>


Thay đổi thể trạng: Điều trị thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể.
Uống vitamin C, A, D.


<b>5.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


Tiên lượng viêm họng mạn tính điều trị dai dẳng, dễ tái phát nếu không loại bỏ được
nguyên nhân.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Nâng cao mức sống, tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ mơi trường trong sạch.
Phịng hộ lao động tốt.


Bỏ thuốc lá và rượu.


Vệ sinh răng miệng tốt.


Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em.


Điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan,...


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM THANH QUẢN CẤP TÍNH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm thanh quản cấp tính (VTQ cấp) là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo
dài dưới 3 tuần. VTQ cấp có rất nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau,
tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại: VTQ cấp ở trẻ em, VTQ cấp ở người
lớn nhưng thường hay gặp ở trẻ em nhiều hơn.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>
<b>2.1. Tác nhân gây bệnh </b>


Virus thường gặp là: <i>Influenzae</i> (cúm), APC...


Vi khuẩn: <i>S.pneumoniae</i> (phế cầu), <i>Hemophilusinfluenzae</i>
Trực khuẩn bạch hầu ngày nay ít gặp.


<b>2.2. Điều kiện thuận lợi </b>



Sau một viêm đường hô hấp: bệnh mũi xoang, bệnh phổi, bệnh họng amiđan, VA ở trẻ
em.


Bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi.


Sử dụng giọng gắng sức: nói nhiều, hét, hát to…
Sặc các chất kích thích: bia, rượu…


Trào ngược họng, thanh quản.
Dị ứng.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>


Triệu chứng toàn thân: phụ thuộc vào nguyên nhân và điều kiện gây bệnh, người bệnh
có thể sốt hoặc chỉ gai sốt hoặc ớn lạnh, mệt mỏi…


Triệu chứng cơ năng:


Thay đổi giọng nói: khàn tiếng, khóc khàn ở trẻ em, ho khan có thể có đờm nhày, ở
người lớn khơng có khó thở, ở trẻ em có thể có khó thở thanh quản nhất là trong viêm thanh
quản phù nề hạ thanh môn.


Triệu chứng thực thể:


Khám họng: niêm mạc họng đỏ, amiđan có thể sưng.


Khám thanh quản bằng gương soi gián tiếp hoặc nội soi thanh quản thấy:


Niêm mạc phù nề, đỏ ở vùng thanh mơn, tiền đình thanh quản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
Tổng phân tích nước tiểu( bằng máy tự động).
Nội soi họng – thanh quản.


Nội soi dạ dày(trường hợ viêm thực quản – dạ dày trào ngược )
Chụp Xquang blondau-hirtz (trường hợp viêm mũi xoang ).


Chụp X Quang tim phổi để loại trừ bệnh phế quản phổi , lao phổi kèm theo.


<b>3.3. Chẩn đoán xác định </b>


Tiền sử phơi nhiễm với các nguyên nhân.
Khàn tiếng hoặc khóc khàn, ho khan đột ngột.


Khám họng thanh quản: niêm mạc họng, thanh quản và dây thanh sung huyết đỏ.


<b>3.4. Phân loại thể lâm sàng </b>
<i><b>3.4.1. Viêm thanh quản ở trẻ em</b></i>


VTQ hạ thanh môn: là bệnh lý gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi.


Bệnh thường phát hiện về ban đêm trên một trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông
thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản. Tiếng ho cứng và ơng ổng,
giọng nói gần như bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn. Sáng dậy trẻ vẫn chơi
bình thường. Cơn khó thở kiểu này cịn có thể xuất hiện vào tối khác.



Chẩn đoán xác định dựa vào bệnh sử, soi thanh quản ống mềm.


Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản giả bạch hầu: Viêm và phù nề khu trú ở
vùng hạ họng, co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở thường xảy ra nửa đêm về sáng, cơn
khó thở và thở rít, giọng khàn. Ho ông ổng, co kéo cơ hô hấp và các cơ liên sườn. Cơn khó
thở có thể đi qua trong nửa giờ nhưng có thể tái diễn cơn khó thở khác. Khơng sốt, khơng có
dấu hiệu tồn thân khác.


Viêm thanh thiệt: thanh thiệt bị sưng nề, bệnh nhân có nuốt đau, khó thở tăng tiết, nhều
nước bọt, cổ ngả về trước, khó thở tăng khi nằm ngửa thường do <i>Hemophilus influenza.</i>


VTQ bạch hầu: do vi khuẩn <i>Loeffler</i> xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có
màng giả. Màng giả trắng, dai, dính, bít tắc đường thở gây khó thở thanh quản nặng dần, nói
khàn, kèm theo sốc nhiễm độc nội độc tố khiến tiên lượng rất nặng, dễ dẫn tới tử vong.


<i><b>3.4.2. Viêm thanh quản ở người lớn</b></i>


VTQ do cúm: có thể do cúm đơn thuần hoặc kết hợp với vi khuẩn khác, gây nên các thể
bệnh sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Thể phù nề: đó là giai đoạn tiếp theo của xuất tiết, phù nề thường khu trú ở thanh thiệt
và mặt sau của sụn phễu. Bệnh nhân nuốt đau và đơi khi có khó thở, tiếng nói ít thay đổi.


Thể loét: soi thanh quản sẽ thấy những vết loét nông, bờ đỏ, sụn phễu và sụn thanh thiệt
bị phù nề.


Thể viêm tấy:


Triệu chứng toàn thân nặng, sốt cao, mạch nhanh, mặt hốc hác.



Triệu chứng cơ năng rõ rệt: khó nuốt, đau họng, nhói bên tai, giọng khàn đặc hoặc mất
hẳn, khó thở thanh quản.


Triệu chứng thực thể: vùng trước thanh quản viêm tấy, sưng to, ấn đau. Sau khi hết
viêm bệnh để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản.


Thể hoại tử: màng sụn bị viêm và bị hoại tử, các tổ chức liên kết lỏng lẻo ở cổ bị viêm
tấy, cứng, hoặc viêm tấy mủ, thanh quản bị sưng to và có màng giả che phủ. Bệnh nhân khó
nói, nuốt đau và khó thở.


Triệu chứng tồn thân rầm rộ. Nhiệt độ cao, mạch nhanh yếu, thở nhanh nông, huyết áp
thấp, nước tiểu có Albumin, tiên lượng rất xấu, thường tử vong do phế quản viêm truỵ tim
mạch.


<b>3.5. Chẩn đoán phân biệt </b>


Dị vật thanh quản: tiền sử hội chứng xâm nhập. Soi thanh khí phế quản để chẩn đoán
xác định và lấy dị vật.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


<i><b>4.1.1. Viêm thanh quản không có khó thở</b></i>
Quan trọng nhất là kiêng nói, tránh lạnh.


Nội khoa: thuốc kháng sinh(nhóm betalactam thế hệ 2,3 hoặc nhóm macrolic…) giảm
viêm (prednisolon …),kháng histamin (clopheniramin,telphadin…), tiêu đờm(brohexin,
acetyl-cystein), giảm ho(theralen…)



Hạ sốt, giảm đau, truyền dịch


Khí dung họng (gentamycin +hydrocortisone)


Nâng cao sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, điện giải, vitamin nhóm B,C
<i><b>4.1.2. Viêm thanh quản có khó thở</b></i>


Khó thở thanh quản độ I: điều trị nội khoa.
Khó thở thanh quản độ II: mở khí quản cấp cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>


<b>5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG </b>


Viêm thanh quản cấp ở người lớn khơng gây ra các tình trạng nguy hiểm có khả năng
hồi phục tốt, nhưng ở trẻ em phải theo dõi sát vì dễ gây khó thở thanh quản, có thể ảnh hưởng
đến sinh mạng.


Viêm thanh quản cấp có thể tiến triển thành viêm phế quản, viêm phổi nhưng hiếm gặp.


<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Giữ ấm cho trẻ em về mùa lạnh, tránh lạm dụng giọng quá sức ở người lớn.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm đường hô hấp trên, cúm…
Khi phát hiện viêm thanh quản cấp ở trẻ em cần theo dõi sát để phòng tiến triển
xấu. <b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.


3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM THANH QUẢN MẠN TÍNH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm thanh quản (VTQ) mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản kéo dài trên
3 tuần, quá trình viêm này có thể dẫn tới quá sản, loạn sản hoặc teo niêm mạc thanh quản.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Yếu tố thuận lợi:


Do lạm dụng giọng: nói to, nói nhiều, gắng sức… ở những nghề như giáo viên, bán hàng,
ca sĩ...


Do bệnh lý của đường hô hấp như: viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amiđan, viêm phế
quản...


Hít phải khí độc như hút thuốc lá, thuốc lào, hố chất...


Khí hậu ẩm ướt, thay đổi quá nhiều nhiệt độ trong ngày, một số nghề nghiệp làm việc
ngoài trời, nấu ăn, làm thuỷ tinh...


Các bệnh tồn thân: bệnh goute, bệnh gan, béo phì...
Hội chứng trào ngược (GERD).


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>



Triệu chứng tồn thân: nhìn chung khơng có dấu hiệu đặc biệt, trừ VTQ do lao hoặc do
bệnh tồn thân khác, sẽ có dấu hiệu của bệnh toàn thân ấy.


Triệu chứng cơ năng:


Thay đổi giọng nói: đầu tiên tiếng nói khơng vang, làm cho người bệnh phải cố gắng
nhiều mới nói to được, về sau tiếng nói bị rè, khàn và yếu. Nhìn chung khàn tiếng là dấu hiệu
quan trọng nhất, khàn tiếng kéo dài lúc tăng, lúc giảm, kèm theo ho, đơi khi có kèm cảm giác
nói đau. Bệnh nhân ln phải đằng hắng cho giọng nói được trong.


Ho khan vào buổi sáng do chất nhầy xuất tiết bám ở thanh quản. Ngồi ra cịn có cảm
giác ngứa, cay và khô rát ở vùng thanh quản.


Triệu chứng thực thể: soi họng thanh quản thấy:


Chất nhày đọng lại ở một số điểm cố định, điểm giữa phần ba trước và phần ba giữa của
dây thanh, đó chính là vị trí hình thành nên hạt xơ nếu q trìnhviêm nhiễm liên tục kéo dài.
Khi bệnh nhân ho thì chất nhày mất đi, nhìn thấy tổn thương sung huyết ở vị trí trên.


Dây thanh cũng bị thương tổn: ở mức độ nhẹ dây thanh bị sung huyết đỏ, mạch máu
dưới dây thanh giãn làm tồn bộ dây thanh đỏ, có khi nhìn thấy những tia đỏ. Ở mức độ nặng
dây thanh bị quá sản và tròn như sợi dây thừng, niêm mạc hồng, đỏ, mất bóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Trong trường hợp viêm thanh quản lâu ngày có thể thấy được đường vằn hoặc kẻ dọc
trên mặt thanh đai.


Nếu viêm thanh quản do đái tháo đường, thấy niêm mạc ở màn hầu và họng cũng dày và
xuất tiết.


<b>3.2. Cận lâm sàng</b>



Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động.
Chụp xquang blondau-hirtz.


Nội soi mũi xoang ,nội soi họng – thanh quản, nội soi dạ dày.
Chụp Xquang tim phổi xác định bệnh liên quan.


Xét nghiệm đờm.


Xét nghiệm đường niệu, đường máu với người lớn.


<b>3.3. Chẩn đoán xác định </b>


Khàn tiếng trên 3 tuần, ho khan
Niêm mạc họng thanh quản tiết nhày


Dây thanh dày mất bóng đơi khi có bờ răng cưa, mạch máu nổi, sung huyết, có thể có hạt
xơ…


<b>3.4. Các thể lâm sàng </b>


Phù Reinke: Do khoảng Reinke có cấu trúc lỏng lẻo nên dịch viêm tích tụ làm phù nề
một hoặc cả hai bên dây thanh, giống như dạng polyp. Bệnh nhân khàn tiếng nặng, kéo dài,
tăng dần.


Hạt xơ dây thanh: VTQ mạn tính tái phát hoặc phát triển thành hạt xơ dây thanh. Hạt xơ là
loại u nhỏ bằng hạt tấm nhỏ, đường kính khoảng 1mm, mọc ở bờ tự do của dây thanh ở vị trí 1/3
trước và 1/3 giữa của hai dây thanh. Khi phát âm hai hạt xơ ở hai bên dây sẽ tiếp xúc với nhau làm
cho dây thanh ở phía trước và phía sau khơng thể tiếp xúc được gây ra khàn tiến.



<b>3.5. Chẩn đoán phân biệt </b>


Khối u ở thanh quản: u nang, polip, papilom, ung thư thanh quản. Thường khàn tiếng từ từ
tăng dần, mức độ khàn nặng hơn, soi thanh quản và sinh thiết khối u cho chẩn đoán xác định.


Liệt thần kinh hồi qui: xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, sặc các chất lỏng vào phổi. Mức độ
khàn tiếng nặng, mất tiếng.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


Hạn chế sử dụng giọng khi điều trị bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và
các bệnh toàn thân khác.


Liệu pháp luyện giọng.


Phẫu thuật khi điều trị nội khoa khơng hiệu quả, VTQ có hạt xơ dây thanh.


<b>4.2. Điều trị cụ thể</b>
<i><b>4.2.1. Tại chỗ</b></i>


Xơng, khí dung hoặc làm thuốc thanh quản: Hydrocortisone + gentamycin + Alpha
chymotripsine…


<i><b>4.2.2. Toàn thân</b></i>



<i>Kháng sinh (nhóm betalactam, nhóm macrolic…)</i>


Chống viêm steroid: prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone…
Chống viêm dạng men: alpha chymotrypsin, lysozym…


Kháng hitamin(clopheniramin, telphadin)
Giảm xuất tiết (acetyl-cystein)


Kháng tiết dạ dày (omeprazol,lanzoprazol…)(nếu có viêm dạ dày trào ngược )
Hạ sốt, giảm đau nếu có.


Nâng cao thể trạng, ăn uống bồi dưỡng , vitamin B,C.
<i><b>4.2.3. Luyện giọng</b></i>


Căn cứ vào tình trạng tổn thương giọng, cách thức sử dụng giọng của bệnh nhân
để phối hợp cùng chuyên viên luyện giọng, đưa ra các bài tập thích hợp.


<i><b>4.2.4. Phẫu thuật</b></i>


Vi phẫu thuật thanh quản qua soi thanh quản trực tiếp hoặc gián tiếp, qua ống soi mềm
hoặc soi treo thanh quản…


Chỉ định:
- Phù Reinke
- Hạt xơ dây thanh


- VTQ mạn kết hợp bệnh lý khối u thanh quản
<i><b>4.2.5. Nâng đỡ cơ thể</b></i>


Bổ sung yếu tố vi lượng, sinh tố, vitamin, dinh dưỡng...



<b>5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>6. PHÒNG BỆNH </b>


Khi bị VTQ cấp cần điều trị triệt để.


Điều trị các viêm nhiễm ở họng, mũi, xoang...


Tránh tiếp xúc với các chất hơi, hoá chất độc, sử dụng giọng hợp lý, nghỉ giọng khi có
viêm nhiễm mũi họng và viêm đợt cấp.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Ù TAI </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG </b>


Ù tai là tiếng kêu khơng mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc
các cơ quan lân cận và thường không thể nghe được bởi người khác. Phần lớn ù tai là những
tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có trường hợp tiếng ù có dạng là những âm phức như tiếng sóng
biển, tiếng dế kêu, tiếng chng reo hoặc tiếng hơi nước thốt qua chỗ hẹp. Phân biệt ù tai với
các âm thanh do ảo giác như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm
độc thuốc, rối loạn tâm lý hoặc với tình trạng nghe tiếng nói, hơi thở của chính bệnh nhân do
điếc dẫn truyền, vòi nhĩ dãn rộng.



<b>2. PHÂN LOẠI Ù TAI </b>


Phân loại theo vị trí tổn thương (Bảng 1), giúp chúng ta khi khám và đánh giá bệnh
nhân. Phân loại theo Wegel (1921) và phân loại theo Fowler (1944) tương đối giống nhau và
giúp chúng ta định hướng cơ chế bệnh sinh và hướng điều trị, trong cách phân loại này ù tai
được chia làm hai loại chính:


<b>2.1. Ù tai cơ học </b>


Là các âm thanh thực sự, có nguồn gốc cơ học, xuất phát từ trong tai hay các cơ quan lân
cận.


<b>2.2. Ù tai thần kinh </b>


Có nguồn gốc thần kinh xuất phát từ hệ thống thính giác hoặc vỏ não thính giác.
Ù tai cơ học lại được chia nhỏ thành hai loại là ù tai chủ quan (chỉ có bệnh nhân nghe
được) và ù tai khách quan (cả bệnh nhân và người khác nghe được). Ù tai thần kinh cũng
được chia thành ù tai có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và ù tai có nguồn gốc từ thần kinh
ngoại biên.


<b>Bảng 1. </b>Phân loại ù tai theo vịtrí tổn thương


Ống tai ngoài Viêm ống tai ngoài (cấp, nấm, hoại tử)
Dị vật, ráy tai, nhiễm trùng Lành tính (u xương, chồi xương)


U Ác tính (ung thư biểu mơ vẩy, ung thư tế bào đáy)
Chít hẹp ống tai Phần mềm, phần xương Chấn thương


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Tai giữa Máu, dịch não tủy, mủ, thanh dịch, nhầy



Dịch Cố định, gián đoạn


Xương con Cholesteatoma, u cuộn cảnh, u cuộn nhĩ, u thần kinh mặt,


U u


Mạch mạch máu, ung thư biểu mô


Thần kinh cơ Tắc vòi nhĩ Bất thường mạch máu (động mạch cảnh trong, hở xương


vịnh cảnh)


Co giật cơ (cơ khẩu cái, cơ căng màng nhĩ, cơ bàn đạp)
Ốc tai


Tất cả các tổn thương ốc tai gây điếc tiếp nhận




Sau ốc tai U thần kinh thính giác, cholesteatoma, u mạch máu, u thần
Ống tai trong và góc cầu tiểu kinh mặt, u màng não, mạch máu nằm vắt qua thần kinh


não thính giác


Thần kinh trung ương U, viêm và các tổn thương mạch máu
Các nguyên nhân khác: Vòi nhĩ dãn rộng


Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm Chấn thương đầu
Phình mạch ngoài sọ



Bất thường nối động tĩnh mạch Tiếng rung tĩnh mạch
A. Bất thường mạch máu


Bất thường động tĩnhmạch
Phìnhmạch


Tiếng rung tĩnhmạch
Hở xương vịnhcảnh
Còn động mạch bànđạp
Hội chứngEagle


U cuộn cảnh hoặc cuộnnhĩ
Cao huyếtáp


<b>I. Ù tai cơ học</b>


B. Thần kinh cơ
Co thắt cơ khẩucái
Co thắt cơ bànđạp
Co thắt cơ căng màngnhĩ


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Dãn rộng vòi nhĩ, bệnh rối loạn chức năngvòi
Viêm nhiễm tạichỗ


<b>II. Ù tai thần kinh </b>


Ngoạibiên
Ống taingồi
Taigiữa
Ốctai


Trungương


Thần kinh thínhgiác


Các đường dẫn truyền thần kinh trungương
Vỏ não


<b>3. LÂM SÀNG </b>


Tất cả các yếu tố sau phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng:


Bệnh sử: thời gian khởi phát ù tai, tuổi, kiểu tiến triển của ù tai, tiền sử gia đình và các
triệu chứng nghe và tiền đình kèm theo (nghe kém, đầy tai, chóng mặt).


Tính chất ù tai: vị trí (trong đầu, một bên, hai bên), cao độ, âm đơn hay âm phức, kiểu
tiếng ù (đều đều, theo nhịp mạch, tiếng click, tiếng thổi), cường độ, mức độ gây khó chịu, ảnh
hưởng của mơi trường, liên tục hay ngắtquãng.


Các triệu chứng kèm theo: chảy tai, chấn thương đầu, tiếp xúc với tiếng ồn, sử dụng
thuốc độc vớitai.


Khám lâm sàng: khám lâm sàng tai – thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức
năng tai (Bảng4).


Các cận lâm sàng giúp đánh giá bệnh nhân ù tai:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi;
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu;


- Nội soi tai mũi họng;



- Xét nghiệm cholesterol, đường máu;
- ECG phát hiện bệnh lý tim mạch .


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.2. Điều trị nội khoa </b>


Nhiều phương thức điều trị nội khoa đã được đề xuất để điều trị ù tai, có thể phân làm
hai loại chính: 1) Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù, 2) Các loại thuốc
giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Các thuốc kháng histamine(clopheniramin, telphadin…), giảm tiết dịch(acetyl-cystein…)
và thuốc giảm phù nề (prednisolon,alphatrymotrypsin…)trong các trường hợp nghi ngờ
nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.


Kháng sinh kém theo nếu có viêm nhiễm mũi xoang gây tắc vịi nhĩ(kháng sinh nhóm
betalactam, nhóm macrolic…)


Nếu ù tai liên quan bệnh lý nội khoa (cao huyết áp, tiểu đường,tim mạch …) chuyển nội
khoa điều trị.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG VÙNG MẶT </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG </b>



Vùng mặt là nơi đóng vai trị quan trọng về chức năng, thẩm mỹ. Vì vậy, xử trí vết
thương vùng mặt cũng nhằm vào hai mục tiêutrên.


Từ ngoài vào trong, vùng mặt gồm:
Lớp da, tổ chức dướida


Lớp cơ mặt


Hệ thống mạch máu, thần kinh
Cấu trúc xương


Trong đó, mũi là bộ phận trung tâm của mặt, đóng vai trị quan trọng về thẩm mỹ.


<b>2.CHẨN ĐỐN </b>


Chẩn đốn vết thương vùng mặt thường khơng khó, bệnh nhân thường đến viện sau tai
nạn với vết rách da, chảy máu vùng mặt.


Với bất kì tổn thương nào vùng mặt, việc đầu tiên là đánh giá chức năng sinh tồn theo
các bước ABC (đường thở, hơ hấp, tuần hồn). Việc xử trí tùy thuộc mức độ tổn thương.


<b>2.1. Hỏi bệnh </b>


Nhân viên y tế cần hỏi người nhà về khoảng tỉnh của bệnh nhân, tình trạng tri giác từ
sau khi chấn thương, loại trừ chấn thương sọ não.


Khai thác cơ chế chấn thương: với chấn thương đầu di động, thường có nhiều tổn
thương kèm theo, cần kiểm sốt kỹ, tránh bỏ sót thương tổn.



Hỏi về nơi xảy ra tai nạn: vết thương do ngã vào đầm, ruộng thường có mặt của vi
khuẩn kị khí.


<b>2.2. Khám lâm sàng </b>
<i><b>2.2.1. Cơ năng</b></i>


Có thể khó thở, ho sặc nếu tổn thương gây cản trở đường thở, tràn máu vào vùng hạ
họng, thanh quản. Bệnh nhân đau vùng vết thương, với tổn thương vỡ nhãn cầu, bệnh nhân
đau dữ dội khi chạm vào nhãn cầu. Các rối loạn chức năng khác như: song thị, há miệng hạn
chế, ngạt tắc mũi.


<i><b>2.2.2. Thực thể</b></i>


- Nhìn: đánh giá vị trí thương tổn, bờ vết thương, mức độ bẩn, dị vật, biến dạng của
vùng mặt, lõm nhãn cầu khi có vỡ nhãn cầu, vết bầm tím ngồi da.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Vùng thái dương mỏm tiếp: tìm các điểm đau chói, di lệch xương. Sờ nắn sàn mũi qua
cửa mũi trước.


Sờ nắn cung hàm trên dọc theo rãnh tiền đình lợi mơi từ phần dưới gị má bên này sang
bên kia.


Tìm di động bất thường.


Thăm dị độ sâu của vết thương: việc thăm dị này có thể thực hiện tại phòng băng hoặc
trong lúc mổ.


<i><b>2.2.3. Cận lâmsàng</b></i>


Xquang: phim blondeau: đánh giá tổn thương tháp mũi, ngành lên xương hàm trên,


xương chính mũi, xoang trán, xoang hàm.


Phim Hirzt: đánh giá tổn thương xoang sàng, xoang bướm, cung gò má.


Phim sọ nghiêng: đánh giá xương chính mũi, ngành lên xương hàm trên, vùng tiền
đình mũi, xương hàm dưới.


CT vùng mặt: có giá trị cao trong đánh giá thương tổn xương vùng mặt. Có thể thấy di
lệch xương, hình ảnh mờ các xoang do tổn thương, xác định vùng tổn thương nguy hiểm như
thành sau xoang trán, trần sàng, hố sàng, xoang bướm, ống thị giác.


<b>3.CHẨN ĐỐN PHÂN LOẠI </b>


<b>3.1. Chẩn đốn vết thương phần mềm </b>


Phân loại tổn thương: loại giập nát, xước trợt da, loại thủng da sâu tới tổ chức bên dưới
hoặc tổn thương kèm liệt các nhánh thần kinh cảm giác, vận động.


Phân loại theo mức độ nhiễm bẩn: vết thương chứa dị vật, vết thương mất chất, vết
thương hoại tử…


<b>3.2. Chẩn đoán phân loại chấn thương sọ mặt</b>


Chấn thương sọ mặt được chia thành ba tầng:
<i><b>Tầng trên:</b></i>


Gồm những chấn thương vào tầng trán và vùng ổ mắt.
<i><b>Tầng giữa:</b></i>


Rất phức tạp, phân loại:



<i>Những chấn thương ảnh hưởng đến khớp nhai</i>
Đường vỡ ổ răng hàm trên.


Đường vỡ Lefort I: cắt qua các huyệt răng hàm trên, qua xoang hàm, sàn hốc mũi và
chân vách ngăn.


Đường vỡ ngang qua mặt: gồm hai đường vỡ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Đường vỡ Lefort III: đường vỡ phân ly sọ mặt.


Ngoài những nét chính của đường vỡ trên cịn gặp những biến dạng khác của đường
vỡ.


Đường vỡ dọc: đi qua chính giữa mặt, bắt đầu từ khớp mũi trán, chạy thẳng xuống dưới
giữa hai xương chính mũi, cắt qua vách ngăn mũi, sàn mũi và cung răng hàm trên.


Các dạng vỡ khơng điển hình: Bao gồm các đường vỡ ngang, dọc, xiên hoặc phối
hợp. <i>Những chấn thương không làm dịch chuyển cung răng và khớp nhai</i>


<i><b>Tầng dưới:</b></i>


Gồm những chấn thương vào xương hàm dưới.


<b>4. XỬ TRÍ </b>


Trường hợp cấp cứu: bệnh nhân khó thở do tổn thương gây cản trở đường thở, tràn máu
vào đường thở thì có thể đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu.


<b>4.1. Xử trí vết thương phần mềm </b>



Cần thực hiện càng sớm càng tốt sau chấn thương. Trong thời gian chờ phẫu thuật, vết
thương cần được giữ ẩm bằng cách dùng gạc thấm đẫm huyết thanh phủ lên vết thương.


Làm sạch vết thương, thăm dò đến tận đáy vết thương, loại bỏ hết dị vật.


Với vết thương không mất chất: cắt lọc tiết kiệm, khâu phục hồi theo bình diện giải
phẫu, phẫu thuật phải cố gắng đưa vết sẹo vào vùng giáp ranh giữa hai đơn vị da cạnh nhau.


Vết thương mất chất: có thể dùng vạt mũi trán, vạt mũi má hay vạt da tại chỗ tùy vị trí
tổn thương.


Vết thương bầm giập chỉ cần chườm lạnh.


Vết thương được coi là sạch khi không bị xuyên thủng qua lớp biểu bì, khơng chứa dị
vật trong lớp biểu bì.


<b>4.2. Tổn thươngxương</b>


<i><b>4.2.1. Chấn thương tầng trên sọ mặt</b></i>


Loại vỡ xoang trán không di lệch: loại này thường không gây rách niêm mạc xoang nên ít
khả năng hình thành u nhầy xoang trán thứ phát. Nếu không kèm các biến chứng khác thì khơng
bắt buộc phải phẫu thuật, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ cả về lâm sàng và điện quang.


Vỡ xoang trán có di lệch hoặc lún xương mà độ lún sâu hơn chiều dày thành trước
xoang trán phải được phẫu thuật để tránh tai biến do viêm xoang gây ra. Những mảnh vỡ tách
rời thành xoang phải được nâng lên, niêm mạc bong phải được đặt trở lại.


Các loại phẫu thuật như:



Phẫu thuật xoang trán có giới hạn.
Phẫu thuật xoang trán mở rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<i><b>4.2.2. Chấn thương tầng giữa sọ mặt</b></i>


Những đường gãy xương hàm trên không di lệch, khớp nhai bình thường: việc phẫu
thuật có thể khơng đặt ra nhưng cần cố định hai cung hàm, ăn qua sonde để tránh di lệch thứ
phát do co kéo.


Đường gãy có di lệch nhẹ kèm gãy răng: đặt nẹp cung răng bắc cầu qua phần răng gãy,
chỉ thép được buộc chắc vào 2 – 3 răng lành ở hai bên răng gãy. Cung răng hàm trên được
buộc cố định vào cung răng hàm dưới. Đặt sonde ăn qua vị trí mất răng.


Đường gãy di lệch mất gần như toàn bộ các răng hàm: đặt nẹp qua cung răng bị gãy,
buộc nẹp vào cung răng hàm dưới rồi cố định hai cung răng bằng chỉ thép. Trường hợp vỡ
xương khẩu cái kèm theo phải cố định bằng nẹp vít trước.


Đường vỡ qua sàn ổ mắt phải sử dụng đường rạch da dưới mi mắt, đường rạch cho phép
ta xử lý chấn thương bờ dưới ổ mắt và sàn ổ mắt.


Đường gãy làm tổn thương phức hợp liên quan đến vùng Zygoma: đường rạch vng
góc với đi mắt, ngay trên bờ ngồi ổ mắt. Trường hợp vỡ vùng Zygoma làm nhiều mảnh,
lan rộng vào thành ngoài ổ mắt nên sử dụng đường rạch Unterberger (qua hai thái dương, vòm
đỉnh trán, vết rạch phải chừa lại màng xương). Cố định xương bằng nẹp vít.


Những trường hợp gãy phức tạp đôi khi cần phối hợp các đường rạch để bộc lộ tổn
thương.


<i><b>4.2.3. Chấn thương tầng dưới sọ mặt</b></i>



Phương pháp chỉnh hình: áp dụng với gãy thân xương hàm dưới còn răng: các phương
pháp như: buộc dây, nắn chỉnh hình bằng cung kim loại.


Phẫu thuật: mục đích cố định các đoạn gãy của xương hàm dưới khơng cịn răng. Cố
định răng vào cung kim loại sau đó có thể treo vào bờ hố lê, ổ mắt, gò má hoặc mấu ngoài của
xương trán.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG VÙNG CỔ </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG </b>


Vết thương vùng cổ là những tổn thương hở ở vùng cổ gây thông thương giữa vùng tổn
thương với mơi trường bên ngồi.


Do vùng cổ là nơi chứa đựng các bộ phận quan trọng như các mạch máu lớn, đường thở
nên tổn thương ở vùng này có thể gây tử vong nhanh chóng nếu khơng được xử trí kịp thời.
Thanh quản và khí quản là cơ quan nhơ ra phía trước nhiều nhất nên dễ bị thương tổn nhất.


<i><b>Nguyên nhân: </b></i>cắt cổtựtử, dao đâm, trâu húc, tai nạn giao thơng, hoảkhí...
Tổn thương giải phẫu bệnh


Cắt cổ tự tử bằng dao: vết rạch ngang, hơi chếch về một bên. Màng giáp móng và sụn
giáp thường bị cắt đứt. Đôi khi sụn nhẫn, sụn phễu, thực quản cũng bị thương tổn. Động mạch


cảnh ít khi bị chạm đến.


Nếu trâu húc: lỗ thủng rộng, tổ chức xung quanh dập nát.


Đạn bắn từ xa, có lỗ vào lỗ ra, ít dập nát, lỗ ra to hơn lỗ vào. Vết thương chột: dừng lại
trong thanh quản hoặc ở thành thanh quản.


Đạn bắn gần: một phần thanh quản bị vạt đi.


Lựu đạn, bom: nhiều vết thương ở cùng một vùng, thường nặng, dễ viêm nhiễm.
Do tai nạn: vết thương bẩn, có thể giập nát, mất chất, có thể tổn thương các lớp khác nhau.


<b>2.CHẨN ĐỐN </b>


Chẩn đốn vết thương vùng cổ thường khơng khó, quan trọng là phải đánh giá được
mức độ tổn thương.


<b>2.1. Triệu chứng lâm sàng</b>


Trường hợp nặng: Bệnh nhân ngất đi trong thời gian ngắn, sau đó tỉnh dậy, trong tình
trạng choáng: mặt tái xanh, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ…


<i><b>2.1.1. Vết thương phầnmềm</b></i>


Gồm nhiều mức độ khác nhau: từ xây xước, rách da, mất chất da, cơ. Vết thương có thể
bẩn, có dị vật như đất đá, tre nứa…


Vết thương có thể đang chảy máu hoặc đã nhiễm trùng.
<i><b>2.1.2. Chấn thương hở thanh quản</b></i>



Chảy máu: nhiều hoặc ít, nếu nhiều có thể gây sốc, tràn vào đường thở gây ngạt thở. Ho:
ít hoặc nhiều, liên tục, có khi yếu dần đến “lụt khí phế quản” bởi máu và nước bọt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Phì phị khí máu: khi hít thở, ho thấy bọt lẫn máu qua vết thương. Nếu thấy nhiều nước
bọt qua vết thương gợi ý tổn thương phối hợp hạ họng, thực quản.


Rối loạn tiếng nói: khàn đến mất tiếng.


Bệnh nhân nuốt đau. Rối loạn về nuốt khi tổn thương nếp thanh thiệt, hạ họng.


Nhìn: cổ sưng to do tràn máu, tràn khí. Tràn khí có thể lan rộng đến mặt, ngực hoặc
trung thất. Tràn khí gây chèn ép mạch máu, thần kinh, đưa viêm nhiễm vào trung thất.


Sờ: tìm điểm đau, tính tồn vẹn của khung sụn.
<i><b>2.1.3. Chấn thương hở khí quản</b></i>


Giống chấn thương hở thanh quản nhưng có thể khơng thay đổi giọng nói nếu tổn thương
nhỏ.


Tuyến giáp có thể đứt gây chảy máu kéo dài.
<i><b>Vết thương mạch máu</b></i>


Chảy máu nhiều qua vết thương hoặc tạo thành khối máu tụ.


Với những thương tổn mạch máu lớn, máu thường chảy ồ ạt qua vết thương hoặc tràn
vào đường thở khi có tổn thương đường thở kèm theo.


<i><b>Vết thương thực quản</b></i>


Ít gặp do được che chắn phía trước bởi khí quản.



Triệu chứng cơ năng khơng điển hình, dễ lẫn với những biểu hiện tổn thương khác. Nếu
bệnh nhân vẫn nuốt được có thể thấy nước bọt, dịch thức ăn tràn qua vết thương. Thường
được phát hiện qua việc thăm dò vết thương và qua xét nghiệm cận lâm sàng.


<b>2.2. Cận lâm sàng </b>


Soi thanh quản trực tiếp (tốt nhất là ống mềm): nếu tình trạng bệnh nhân cho phép hoặc
khi đã kiểm soát được đường thở, đánh giá hạ họng, thanh quản: di động dây thanh, máu tụ,
khe thanh môn, hạ thanh môn…


Soi thực quản: nếu nghi ngờ tổn thương thực quản.


Chụp Xquang cổ thẳng nghiêng: cho thấy hình ảnh dị vật cản quang, tổn thương cột
sống nếu có, ngồi ra có thể đánh giá được phần nào sự thơng thống của thanh khí quản.


Trường hợp nghi ngờ tổn thương họng, thực quản có thể sử dụng chất cản quang tan trong
nước.


CT vùng cổ: là một xét nghiệm an tồn, khơng xâm lấn, cho phép đánh giá tổn thương
thanh khí quản với độ chính xác cao.


Siêu âm vùng cổ: thường sử dụng khi nghi ngờ khối máu tụ. Siêu âm doppler để đánh
giá thương tổn mạch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<i>3.1.1. Chống ngạt thở</i>


Nếu thanh quản hoặc khí quản bị rách, dập, bệnh nhân ngạt thở phải lập tức đút một ống
cao su vào thanh quản qua chỗ vết thương cho bệnh nhân thở.



Mở khí quản cấp cứu trong các trường hợp: khó thở, rách niêm mạc rộng, chấn thương
di lệch nhiều trên CT, tràn khí dưới da nhiều.


Nên rạch da rộng để cầm máu. Thở oxy.
<i>3.1.2. Chống choáng Chống nhiễm trùng</i>
Điều trị nội khoa và theodõi


Chỉ định: những tổn thương nhỏ có thể tự khỏi và khơng để lại di chứng như phù nề, tụ
máu nhỏ, rách nhỏ ở dây thanh…


Điều trị:


Chế độ sinh hoạt: nghỉ ngơi tại giường, đầu cao, hạn chế nói, khí dung…


Corticoid đường tồn thân: sử dụng trong những ngày đầu sau chấn thương nhằm chống
viêm, giảm phù nề, hạn chế sự hình thành sẹo hẹp và u hạt…


Kháng sinh: không thực sự cần thiết trong các tổn thương nhỏ tuy nhiên lại cần trong
các tổn thương niêm mạc lớn, bộc lộ sụn.


Chống trào ngược: tác dụng chống sẹo hẹp và tạo u hạt.


<b>3.2. Phẫu thuật </b>


Phải đảm bảo che kín sụn đề phịng nhiễm trùng.


Đường vào có thể sử dụng ngay miệng vết thương, có thể rạch rộng thêm hoặc đường
rạch đứng giữa.


Vết thương ngoằn ngoèo, nham nhở, nhiều lỗ: rạch cổ rộng để thăm dò, cầm máu, gắp


dị vật, khâu lại theo đúng bình diện giải phẫu. Trong khi tìm dị vật, phải dựa vào phim và
phẫu thuật trên bàn Xquang.


Tổn thương đường thở phức tạp đặt dụng cụ đỡ như: ngón tay găng, ống nong Aboulker,
Montgomery, ống chữ T. Ống nong đặt từ sụn phễu, qua sụn nhẫn, đến các vịng sụn khí quản
đầu tiên. Thời gian lưu ống 2 tuần.


Tách rời sụn nhẫn và khí quản: có nguy cơ tổn thương dây hồi quy, sẹo hẹp hạ thanh môn.
Vỡ sụn nhẫn không di lệch: khâu đơn thuần hai bình diện xun sụn ngồi niêm mạc và
màng sụn.


Vỡ sập cung trước: khâu phục hồi, ghép phủ nếu mất niêm mạc, đặt stent.


Nếu vỡ sụn khí quản: Khâu ngay bằng chỉ khơng gây xơ catgut, chromic, mũi rời bên
ngoài. Trương hợp tổn thương đứt rời có thể khâu nối tận tận.


Nếu khơng đặt ống nong nên rút canule càng sớm càng tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>4. DIỄN BIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG </b>


Vết thương nhỏ, đi ngang thường lành nhanh chóng.


Vết thương rộng, mất chất, hoặc dập nát kèm thương tổn bộ phận kế cận thường gây
nhiều nguy hiểm.


Bệnh nhân có thể chết vì chảy máu thứ phát do vỡ mạch, sốc, nhiễm khuẩn, tràn khí gây
ngạt thở.


Ảnh hưởng đến chức năng nói do rách thanh đai, liệt cơ, cứng khớp nhẫn phễu. Bệnh
nhân khó thở thanh quản do sẹo hẹp.



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy, 2015.


2. Phác đồ điều trị Tai Mũi Họng – BV Tai Mũi Họng Trung Ương, 2015.
3. Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành – BV Quân Y, 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>CHƯƠNG III:</b>



<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Là tình trạng mọc bất thường về trục, hướng và vị trí của răng khơn, làm cho răng
khơng có chức năng ăn nhai và có thể gây biến chứng.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


-Thiếu khoảng trên xương hàm do sự bất tương xứng về kích thước giữa răng và xương hàm.


- Có yếu tố cản trở răng mọc ở vị trí đúng: lợi xơ, u xương hàm….


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Lâm sàng </b>


Có các biểu hiện răng mọc bất thường về trục, hướng, vị trí. Tùy trường hợp mà có thể
có các dấu hiệu dưới đây:



- Răng lệch trục.


+ Răng khôn hàm dưới thường có trục lệch gần hoặc lệch má ở các mức độ khác nhau.
+ Răng khôn hàm trên thường lệch phía ngồi.


- Răng có thể bị kẹt bởi cổ răng hàm lớn thứ hai, mặt nhai răng khôn có thể khơng chạm
mặt phẳng cắn.


- Các dấu hiệu tổn thương răng kế cận: thường có tổn thương sâu cổ răng ở mặt xa răng
hàm lớn thứ hai.


-Khi có biến chứng viêm quanh thân răng hoặc các viêm nhiễm khác thì có các biểu hiện:
+ Đau tự nhiên, khá dữ dội vùng góc hàm.


+ Có thể có sốt.


+ Bệnh nhân khó há miệng nhẹ, ăn nhai đau….


+ Vùng sau răng 7 lợi nề đỏ có thể lan ra trụ trước amidan và ngách tiền đình, có thể
có viêm lt ở niêm mạc vùng lân cận.


+ Lợi ấn đau, chảy mủ.


+ Có thể thấy một hoặc hai núm răng lộ ra khỏi lợi, bờ lợi có thể loét nhẹ.
+ Có hạch dưới hàm.


<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


Phim X quang: phim ổ răng, Panorama, hàm chếch một bên, Conebeam CT…


- Có hình ảnh răng mọc lệch trục, hướng và vị trí.


- Có thể có hình ảnh tổn thương mất mô cứng mặt xa răng hàm lớn thứ hai.


<b>3.3. Chẩn đoán phân biệt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>


Khi đã xác định được răng khôn hàm dưới mọc lệch thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt
để khơng làm mất xương phía xa răng hàm lớn thứ hai.


Lấy được răng khôn ra khỏi huyệt ổ răng mà không làm tổn thương răng kế cận. Trường
hợp cần thiết, phải cắt thân răng hoặc phối hợp với chia tách chân răng.


Trong một số trường hợp phải tạo vạt niêm mạc và mở xương để lấy răng.


<b>4.2. Cận lâm sàng trước mổ </b>


- Xq hàm chếch một bên, xquang ổ răng, panorex
- Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc


- Xét nghiệm nước tiểu thường quy


- Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin
- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu


- ECG


<b>4.3. Điều trị cụ thể </b>



<i><b>4.3.1. Răng khôn lệch khơng có biến chứng</b></i>
- Vơ cảm.


- Tạo vạt nếu cần.


- Mở xương bộc lộ răng nếu cần.


- Cắt thân răng, và chia cắt chân răng nếu cần.


- Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.
- Kiểm sốt huyệt ổ răng.


- Khâu phục hồi niêm mạc hoặc cắn gạc cầm máu.


- Kháng sinh nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon
- Chống viêm, giảm đau.


<i><b>4.3.2. Răng khôn lệch đã có biến chứng</b></i>


- Điều trị biến chứng viêm quanh thân răng cấp hoặc nhiễm trùng khác:
+ Kháng sinh toàn thân.


+ Bơm rửa túi quanh răng và chăm sóc tại chỗ khác….


-Sau khi hết giai đoạn nhiễm trùng cấp tính thì điều trị nhổ răng khơn lệch theo các bước
đã trình bày ở mục 4.3.1


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG SỮA </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Sâu răng sữa là một bệnh gây tổn thương mất mơ cứng của răng do q trình hủy
khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


-Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc Gluxit
cịn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi mơi trường có pH< 5 thì gây ra tổn


thương hủy khống làm mất mơ cứng của răng và gây ra sâu răng.


- Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là
Streptococus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus... cũng
được xác định có khả năng gây ra sâu răng.


- Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng:


+ Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khống hóa dễ bị huỷ khống hơn
và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.


+ Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của
mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp sâu răng
được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng. Ngồi ra một số bất thường về hình dạng răng
như răng sinh đơi, răng dính, núm phụ... cũng làmtăng nguy cơ gây sâu răng.


+ Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ
bị sâu răng hơn.



+Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ
các mảnh vụn thức ăn cịn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt
có vai trị như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Ngồi ra nước bọt cịn có vai
trị đệm làm giảm độ toan của mơi trường quanh răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng.
Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khống, hỗ trợ q trình tái khống để có thể phục
hồi các tổn thương sâu răng sớm.


+ Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều
làm tăng nguy cơ sâu răng.


+ Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố nguy cơ gây sâu
răng, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giảm hoặc mất các tác động gây sâu răng của các yếu
tố gây sâu răng khác.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn các tổn thương sâu răng sớm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

+ Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng đục hoặc nâu vàng, bề mặt
men răng còn nguyên vẹn.


+ Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng đục khi thổi khô bềmặt.
+ Vùng tổn thương là một vùng tối trên nền ánh sáng trắng của men răng bình thường
khi chiếu đèn sợi quang học do hiện tượng tán xạ ánh sáng của tổn thương sâu răng.


+ Vùng tổn thương là một vùng thay đổi màu sắc trên nền phát huỳnh quang màu
xanh lá cây của men răng bình thường khi sử dụng một nguồn sáng đặc biệt kích thích phát
huỳnh quang của men răng.


+Vùng tổn thương biểu hiện mức độ mất khoáng tương ứng với giá trị từ 10 đến 20 khi


đo bằng thiết bị Laser huỳnh quang.


- X quang: Khơng có dấu hiệu đặc trưng trên X quang.


<b>3.2. Chẩn đốn sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu </b>


Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và/ hoặc X quang.
- Triệu chứng cơ năng:


+ Có thể có hoặc khơng có triệu chứng cơ năng.


+ Nếu có thì biểu hiện: Ê buốt ngà: ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào
vùng tổn thương như nóng, lạnh, chua, ngọt. Khi hết kích thích thì hết ê buốt.


- Triệu chứng thực thể:


Tổn thương mất mơ cứng của răng có thể rất nhỏ chỉ xác định được khi thăm khám với
dấu hiệu mắc thám châm hoặc biểu hiện rõ hình ảnh lỗ sâu với các đặc điểm sau:


+ Vị trí: mặt nhai các răng hàm sữa, mặt gần- xa, mặt ngoài và mặt trong cácrăng.
+ Kích thước: có thể nhỏ giới hạn trong một mặt răng hoặc lan rộng sang hai/ba mặt.
+ Độ sâu: có thể chỉ tổn thương lớp men răng hoặc tổn thương đến lớp ngà răng.
+Đáy: có thể mềm có nhiều ngà mủn hoặc đáy cứng tùy vào giai đoạn tiến triển của sâu
răng.


+ Mầu sắc: màu men ngà răng hoặc màu vàng nâu, đen.
+ Nghiệm pháp thử tuỷ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<b>3.3. Chẩn đoán phân biệt </b>



<i><b>3.3.1. Các tổn thương sâu răng sớm chẩn đoán phân biệt với thay đổi màu sắc răng </b></i>
<i><b>không do sâu răng dựa vào các triệu chứng dưới đây:</b></i>


<b>Triệu chứng </b> <b>Sâu răng sữa giai đoạn sớm </b> <b>Thay đổi màu sắc răng </b>


<b>không do sâu </b>


Màu sắc Màu trắng đục, nâu vàng trên men Màu trắng đục, nâu vàng trên men,


răng. ngà răng.


Hố rãnh mặt nhai, mặt gần, xa, mặt Tồn bộ mặt răng, có thể ở một răng
ngoài hoặc mặt trong các răng hàm do bị chấn thương gây chết tủy,


Vị trí sữa. hoặc trên nhiều răng do thiểu sản


Mặt gần, xa, mặt ngoài hoặc mặt trong men răng sữa, có tính chất đối
các răng cửa và răng nanh sữa. xứng.


Ê buốt ngà Không ê buốt ngà khi có kích thích. Khơng ê buốt ngà khi có kích thích.


<i><b>3.3.2. Các tổn thương sâu răng đã hình thành lỗ sâu chẩn đốn phân biệt với </b></i>
<i><b>viêm tuỷ răng, tuỷ hoại tử dựa vào các triệu chứng dưới đây:</b></i>


<b>Triệu chứng </b> <b>Sâu răng </b> <b>Viêm tủy răng </b> <b>Tủy hoại tử </b>


Đau, ê buốt tự nhiên Khơng có đau tự Đau tự nhiên từng cơn, Khơng có đau tự


nhiên. đau nhiều về đêm. nhiên.



Đau, ê buốt khi ăn Ê buốt ngà khi Đau tăng lên. Khihết Khơng đau, khơng ê
cácchất kích thích như có kích thích các chất kích thích, đau buốt khi có kíchthích.
nóng, lạnh, chua,ngọt… nóng, lạnh,chua, vẫn tiếptục kéo dài


ngọt. Hết kích thêm.
thích thì hết ê


buốt.


Tổn thương mơ cứng Có lỗ sâu. Lỗ sâu to, nhiều ngà Có lỗ sâu, có tổn


răng mủn, làm sạch có thể thương tổ chức cứng


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Gõ dọc Không đau Đau nhẹ Đau nhẹ


Gõ ngang Khơng đau. Đau nhiều. Khơng đau.


Thử tủy Có đau, sớm hết Đau nhiều và cịn kéo Khơng đau.
đau khi hết kích dài thêm khi ngừng


thích. kích thích.


X quang Có hình ảnh tổn Có hình ảnh tổn Có hình ảnh tổn
thương mô cứng: thương mô cứng: lỗ thương mô cứng: lỗ


lỗ sâu. sâu sát tủy. sâu sát tủy.


<b>4.ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>



Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu tố nhằm tăng
cường q trình tái khống, ngăn chặn hủy khống để phục hồi các tổn thương.


Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ tồn bộ mơ nhiễm khuẩn, bảo
vệ tuỷ và hàn kín phục hồi mơ cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.


<b>4.2. Cận lâm sàng </b>


Xquang ổ răng, hàm chếch một bên


<b>4.3. Điều trị cụ thể </b>


<i><b>4.3.1. Tổn thương sâu răng sớm: </b></i>Tăng cường tái khống.


Liệu pháp Fluor: dùng Fluor có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc véc ni áp
lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Hướng dẫn bệnh nhân ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các khoáng chất để tái khoáng.
<i><b>4.3.2. Tổn thương đã hình thành lỗ sâu</b></i>


Hàn kín lỗ sâu phục hồi mô cứng.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG SỮA </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm tuỷ răng sữa là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tuỷ răng sữa, làm tăng áp lực
nội tuỷ, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tuỷ răng
ở trẻ em.



<b>2.NGUYÊN NHÂN </b>


Vi khuẩn: Thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các
vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua các ống ngà hoặc hở sừng tủy.


Chấn thương….


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Viêm tủy răng sữa có hồi phục </b>


Viêm tủy có hồi phục là tình trạng viêm mơ tủy nhưng có khả năng hồi phục khi loại bỏ
được các yếu tố bệnh nguyên.


<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


- Triệu chứng cơ năng:


Đau: bệnh nhân có cảm giác đau tự nhiên, nhẹ thoáng qua, cơn đau ngắn. Khi ăn các
chất kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt… thì có cảm giác đau hoặc ê buốt tăng lên và sớm hết
đau khi ngừng chất kích thích.


- Triệu chứng thực thể:


+ Có tổn thương mơ cứng của răng: có thể có lỗ sâu ở thân răng.


+ Thử tủy: bệnh nhân có cảm giác đau ê buốt và sớm hết đau, ê buốt khi loại bỏ chất
kích thích thử tủy.



+ Răng không đổi màu


+ Gõ: gõ dọc khơng đau, gõ ngang vùng thân răng có thể có đau nhẹ.
<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<i><b>3.1.3. Chẩn đoán phân biệt</b></i>


Chẩn đoán phân biệt với hai bệnh sâu ngà sâu và viêm tủy không hồi phục, dựa vào các
dấu hiệu khác nhau dưới đây:


<b>Triệu chứng </b> <b>Viêm tủy </b> <b>Sâu ngà sâu </b> <b>Viêm tủy </b>


<b>có hồi phục </b> <b>khơng hồi phục </b>


Đau tự nhiên xuất Khơng có đau tự Đau tự nhiên từng


Đau, ê buốt tự nhiên cơn, đau nhiều về


hiện thống qua. nhiên.


đêm.
Có đau nhưng sau Ê buốt ngà khi có


Đau tăng lên. Khi hết
Đau, ê buốt khi ăn các khi hết kích thích kích thích nóng,


các chất kích thích,
chất kích thích như thì cịn đau buốt lạnh, chua, ngọt.


đau vẫn tiếp tục kéo


nóng,lạnh, chua, ngọt… nhẹ hoặc hết đau Hết kích thích thì


dài thêm.


ngay. hết ê buốt.


Có lỗ sâu, Có tổn Lỗ sâu to, nhiều ngà


Tổn thương mơ cứng mủn, làm sạch có thể


thương tổ chức Có lỗ sâu.


răng thấy ánh hồng hoặc


cứng lộ ngà.


tủy hở.


Gõ dọc Khơng đau. Khơng đau. Đau nhẹ.


Gõ ngang Có thể có đau nhẹ. Khơng đau. Đau nhiều.


Có đau, sớm hết Có cảm giác ê buốt Đau nhiều và cịn kéo
Thử tủy đau khi hết kích và hết ngaykhi dài thêm khi ngừng


thích. ngừng kích thích. kích thích
Có hình ảnh tổn Có hình ảnh tổn Có hình ảnh tổn
X quang thương mô cứng: lỗ thương mô cứng: lỗ thương mô cứng: lỗ


sâu. sâu. sâu sát tủy.



<b>3.2. Viêm tủy răng sữa khơng hồi phục</b>


Là tình trạng tổn thương viêm cấp mơ tủy răng sữa ở trẻ em khơng cịn khả năng hồi
phục.


<i><b>3.2.1. Lâm sàng</b></i>
- Triệu chứng cơ năng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

+ Thời gian cơn đau: có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn vài phút, làm cho
tính chất cơn đau gần như liên tục.


+ Đau tăng khi kích thích bởi nóng, lạnh, chua, ngọt…hết kích thích đau vẫn cịn kéo
dài.


+ Đau tăng khi thay đổi tư thế: cúi đầu, nằm, về đêm.
+ Đau lan nửa hàm, đôi khi không xác định được vị trí đau.
- Triệu chứng thực thể:


+ Tổn thương mơ cứng của răng: có lỗ sâu, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh
hồng hoặc tủy hở.


+ Gõ dọc: đau nhẹ.
+ Gõ ngang: đau nhiều.


+ Răng không đổi màu, không lung lay.


+ Thử tủy: đau nhiều và kéo dài khi đã loại bỏ yếu tố kích thích. Tuy vậy, ở trẻ em
khơng có giá trị chắc chắn vì trẻ em đang đau sẽ rất cảnh giác và sợ hãi khi phản ứng lại với
bất kì kích thích nào.



<i><b>3.2.2. Cận lâm sàng</b></i>


X quang: phim hàm chếch một bên hoặc xquang ổ răng: Có hình ảnh tổn thương mơ
cứng thân răng.


<i><b>3.2.3. Chẩn đoán phân biệt</b></i>


Chẩn đoán phân biệt với viêm tủy không hồi phục và viêm quanh cuống cấp, dựa vào
các triệu chứng dưới đây:


<b>Triệu chứng </b> <b>Viêm tủy </b> <b>Viêm tủy </b> <b>Viêm </b>


<b>khơng hồi phục </b> <b>có hồi phục </b> <b>quanh cuống cấp </b>


Đau tự nhiên liên tục.


Đau tự nhiên Đau tự nhiên từng cơn, Đau tự nhiên xuất Đau tăng khi chạm
đau nhiều về đêm. hiện thoáng qua. răng đối, cảm giác


răng trồi cao.



Đau, ê buốt khi ăn


Đau tăng khi có kích Có đau nhưng sau


các chất kích thích khi hết kích thích thì


thích, hết kích thích Khơng đau.



như nóng, lạnh, cịn đau buốt nhẹ


đau cịn kéo dài.


chua, ngọt… hoặc hết đau ngay.


Tính chất cơn đau Đau có tính lan tỏa. Đau tại răng. Đau khu trú rõ tại
răng tổn thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

Dấu hiệu tồn thân Khơng có phản ứng Khơng có phản ứng Sốt, có hạch tương


tồn thân. tồn thân. ứng.


Khơng sưng lợi và Không sưng lợi và Sưng nề, ấn đau


Sưng lợi vùng cuống tương ngách lợi và vùng


vùng cuống tương ứng.


ứng. cuống tương ứng.


Gõ ngang Đau nhiều. Có thể đau nhẹ. Đau nhiều.


Gõ dọc Đau nhẹ. Không đau. Đau nhiều.


Đau nhiều và cịn kéo


Có đau, sớm hết đau



Thử tủy dài thêm khi ngừng Khơng đau.


khi hết kích thích.
kích thích.


Có hình ảnh tổn Có hình ảnh tổn Có hình ảnh tổn
thương mô cứng: lỗ thương mô cứng: lỗ thương mô cứng: lỗ


X quang sâu sát tủy. sâu. sâu sát tủy.


Vùng cuống răng bình Vùng cuống răng Có hình ảnh thấu


thường. bình thường. quang vùng cuống.


<b>4. ĐIỀU TRỊ</b>
<b>4.1. Cận lâm sàng</b>


Phim hàm chếch một bên hoặc xquang ổ răng


<b>4.2. Viêm tủy có hồi phục </b>


- Nguyên tắc


+ Loại bỏ các yếu tố nhiễm khuẩn
+ Bảo tồn tủy.


+ Bảo vệ tủy.


+ Hàn phục hồi tổn thương mô cứng.
- Điều trị cụ thể



+ Chuẩn bị xoang hàn.


+ Hàn lót bảo vệ tủy: Có thể dùng Canxi hydroxit, hoặc MTA…
+ Hàn phục hồi xoang hàn bằng Composite, GIC,…


<b>4.3. Viêm tủy không hồi phục </b>


- Nguyên tắc:


+ Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.


+ Hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi tổn thương mô cứng.
- Điều trị cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

+ Mở tủy.


+ Sửa soạn hệ thống ống tủy.


+ Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tuỷ.


+ Hàn kín hệ thống ống tủy bằng vật liệu thích hợp.


+ Hàn phục hồi mơ cứng thân răng bằng vật liệu thích hợp.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI LIÊN QUAN ĐẾN MẢNG BÁM </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>



Viêm lợi liên quan đến mảng bám răng là tổn thương viêm mạn tính xảy ra ở mơ mềm
xung quanh răng, nguyên nhân do vi khuẩn trong mảng bám răng gây ra. Tổn thương khu trú
ở lợi, không ảnh hưởng tới xương ổ răng và xương răng.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


Các bệnh lợi được phân chia làm hai nhóm là các bệnh lợi do mảng bám răng và các tổn
thương lợi không do mảng bám răng. Trong bài này chúng tôi đề cập đến bệnh viêm lợi chỉ do
mảng bám răng với hai nhóm nguyên nhân:


- Viêm lợi chỉ do mảng bám răng, khơng có các yếu tố tại chỗ khác phối hợp.


- Viêm lợi do mảng bám răng với các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự tích tụ mảng
bám răng, đó là:


+ Hình thể răng bất thường, có nhú men răng gần chân răng.


+Đường nứt xi măng: Có những đường như bị nứt chạy ngay dưới đường ranh giới men
xi măng.


+ Chất hàn thừa, cầu, chụp răng sai quy cách.


+ Tiêu chân răng vùng cổ răng do sang chấn hoặc tổn thương tủy.


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Chẩn đoán xác định </b>


Chủ yếu dựa trên cá c triệ u chứng lâm sà ng.
<i><b>3.1.1. Tồn thân: </b></i>Khơng có biểu hiện gì đặc biệt.


<i><b>3.1.2. Tại chỗ</b></i>


- Ngồi miệng: Có thể có hạch dưới hàm.


-Trong miệng: Sau trên 2 tuần tiến triển có các tổn thương ở lợi với những đặc điểm lâm
sàng:


+ Có mảng bám răng ở răng giáp bờ viền lợi, có thể thấy bằng mắt thường hay chất
nhuộm màu mảng bám răng.


+ Thay đổi hình thể của lợi: Bờ lợi, nhú lợi sưng, phù nề, phì đại tạo nên túi lợi giả.
+ Thay đổi màu sắc của lợi: Lợi bình thường màu hồng nhạt chuyển sang màu đỏ nhạt
hoặc đỏ sẫm


+ Độ săn chắc giảm: Bình thường lợi săn chắc, ơm sát cổ răng nhưng khi bị viêm thì
giảm độ săn chắc và tính đàn hồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

+ Phục hồi lợi sau khi làm sạch mảng bám răng.
+ Hình ảnh mơ học là tổn thương viêm.


+ Khơng có mất bám dính quanh răng.
+ Khơng có túi lợi bệnh lý.


+ Biểu hiện viêm có thể ở một răng, một nhóm răng hoặc tồn bộ hai hàm.


+ Trường hợp viêm lợi do mảng bám răng với các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự
tích tụ mảng bám răng có thể thấy các lợi viêm khu trú ở các răng có hình thể răng bất thường,
có nhú men răng gần chân răng, đường nứt xi măng, chất hàn thừa, cầu, chụp răng sai quy
cách hoặc tiêu chân răng vùng cổ răng do sang chấn hoặc tổn thương tủy.



<i><b>3.1.3. Các biểu hiện cận lâm sàng</b></i>


X quang: Khơng có hình ảnh tiêu xương ổ răng.


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


Chẩn đoán phân biệt với viêm quanh răng tiến triển chậm.


<b>Triệu chứng</b> <b>Viêm lợi </b> <b>Viêm quanh răng </b>


<b>do mảng bám răng </b> <b>tiến triển chậm </b>


Có mảng bám răng + +


Thay đổi màu sắc lợi + +


Thay đổi hình thể lợi + +


Chảy máu lợi + +


Tăng tiết dịch lợi + +


Mất bám dính quanh răng - +


Túi lợi bệnh lý - +


Tiêu xương ổ răng - +


<b>4. ĐIỀU TRỊ</b>



Điều trị bao gồm các bước sau:


- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, đây là yếu tố rất quan trọng nhằm loại trừ mảng bám
răng là nguyên nhân gây bệnh.


- Làm sạch các chất bám trên bề mặt răng như cao răng, mảng bám và các
chất mầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

- Loại bỏ các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự tích tụ mảng bám răng: sửa lại chỗ hàn,
cầu chụp sai quy cách, hàn răng sâu..


- Phẫu thuật cắt, tạo hình lợi với những trường hợp lợi phì đại, xơ hóa.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH RĂNG TIẾN TRIỂN CHẬM </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm quanh răng tiến triển chậm là hậu quả của sự lan rộng quá trình viêm khởi đầu ở
lợi tới tổ chức quanh răng, gây phá hủy xương ổ răng , dây chằ ng quanh răng và xương răng.


Viêm quanh răng tiến triển chậm thường tiến triển nhiều năm, kéo dài nên còn được gọi
là viêm quanh răng ở người lớn hoặc viêm quanh răng do viêm mạn tính.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


-Viêm quanh răng tiến triển chậm là bệnh đa yếu tố. Đó là kết quả của sựtương tác nhiều
yếu tố phức tạp giữa vật chủ và các tác nhân nhiễm trùng. Sự tiến triển viêm quanh răng là do
mất thăng bằng giữa một bên là sự thâm nhập của các vi khuẩn vào hệ thống bám dính và một
bên là khả năng bảo vệ của cơ thể vật chủ.



- Viêm quanh răng tiến triển chậm liên quan với sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn hay
liên quan chặt chẽ với tình trạng vệ sinh răng miệng.


-Mặc dù khả năng miễn dịch của cơ thể có thể thay đổi nhưng viêm quanh răng tiến triển
chậm hầu như không liên quan với các thiếu hụt miễn dịch và tình trạng toàn thân bấ t thường.


- Một số bệnh toàn thân như đái tháo đường, các thay đổi về nội tiết hoặc các thiếu hụt
miễn dịch có thể làm biến đổi đáp ứng của vật chủ đối với mảng bám răng đang tồn tại, làm
tăng thêm tiến triển viêm quanh răng và làm tăng mức độ và phạm vi phá huỷ mơ.


- Về mặt vi khuẩn, nhìn chung thì mảng bám dính ở vùng dưới lợi thường có các lồi
Actinomyces và khuẩn lạc chứa các vi khuẩn hình sợi gram dương và gram âm. Mảng bám
khơng dính ở dưới lợi thì có các xoắn khuẩn và các trực khuẩn gram âm chiếm ưu thế.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định</b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


Trên lâm sàng có các thay đổi viêm mạn tính ở lợi và sự có mặt của các túi quanh răng.
- Viêm lợi


- Chảy máu lợi
- Dịch rỉ viêm


- Mất bám dính quanh răng và tiêu xương ổ răng, hình thành túi lợi bệnh lý hay túi
quanh răng với chiều sâu của túi lợi có thể thay đổi khác nhau.


- Lung lay răng


- Đau


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

quan với việ c kiểm soát mảng bám kém hơn như vùng chẽchân răng hoặc các răng mọc sai vị
trí.


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


Phim hàm chếch một bên hoặc xquang ổ răng
Trên phim X quang có các biểu hiện là :
- Có tiêu xương ổ răng.


- Có thể có di lệch răng.


- Có thể thấy tổn thương mất xương ở vùng chẽ giữa các chân răng của các răng nhiều
chân.


- Nếu có phối hợp với sang chấn khớp cắn thì có biểu hiện mất xương có góc và vùng
dây chằng quanh răng rộ ng.


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


Viêm quanh răng tiến triển chậm phân bi ệt với viêm quanh răng tiến triển nhanh bắ t đầ
u ở người lớn.


- Dựa vào bệnh sử và đáp ứng với điều trị.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>


- Phải điều trị loại bỏ đau, nếu có đau.


- Phải trừ được viêm lợi và chảy máu lợi.
- Loại bỏ hoặc giảm túi quanh răng.


- Loại bỏ nhiễm khuẩn và làm ngừng hình thành mủ.
- Ngăn chặn sự phá huỷ mô mềm và xương.


- Làm giảm lung lay răng bất thường.


- Loại trừ khớp cắn sang chấn và thiết lập khớp cắn tối ưu.
- Phục hồi lại các tổ chức đã bị phá huỷ.


- Tạo lại đường viền lợi sinh lý để bảo vệ mô quanh răng.
- Ngăn ngừa tái phát bệnh.


- Giảm mất răng.


<b>4.2. Phác đồ điều trị </b>


- <b>Bước 1: </b>Pha điều trịmở đầu


+Trong giai đoạn điều trị này, ưu tiên điều trị các cấp cứu về răng miệng như viêm tủy
răng cấp, viêm quanh cuống răng cấp, viêm quanh thân răng cấp, áp xe lợi, áp xe quanh răng
cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

+ Thuốc kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon, nhóm
5-nitroimidazol.


+ Kháng viêm , giảm đau, vitamin.
- <b>Bước 2: </b>Điều trịpha 1 (Pha bệnh căn)



+ Kiểm soát mảng bám răng.


+ Kiểm soát chế độ ăn uống, nhất là ở những bệnh nhân có sâu răng lan.
+ Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.


+ Sửa chữa các yếu tố kích thích là các chỗ hàn hoặc các cầu chụp răng hoặc hàm giả
sai quy cách.


+ Hàn sâu răng, nhất là sâu ở mặt bên và sâu cổ răng.


+ Điều trị chống vi khuẩn: Bằng các biện pháp tại chỗ hoặc toàn thân, hoặc kết hợp cả
hai.


+ Điều trị khớp cắn, loại bỏ khớp cắn sai.


+ Đặt nẹp hay máng tạm thời để cố định răng trong trường hợp các răng lung lay.
- <b>Bước 3: </b>Đánh giá đáp ứng với điều trịpha 1


Hẹn bệnh nhân đến khám lại và đánh giá kết quả sau điều trị các yếu tố bệnh căn. Cần
kiểm tra lại các tình trạng dưới đây:


+ Chiều sâu túi lợi và tình trạng viêm lợi.
+ Tình trạng mảng bám răng và cao răng.
+ Sâu răng.


- <b>Bước 4: </b>Điều trịpha 2 (Pha phẫu thuật)


Ở lần điều trị này thực hiện các biện pháp điều trị phẫu thuật, có thể bao gồm các loại
phẫu thuật dưới đây:



+ Phẫu thuật quanh răng, có thể là nạo lợi, phẫu thuật cắt lợi, phẫu thuật vạt, hoặc các
loại phẫu thuật khác.


+ Đặt Implant.


- <b>Bước 5: </b>Điều trịpha 3 (Pha phục hồi)
+ Làm các phục hồi cuối cùng.


+ Làm hàm giả cố định hoặc tháo lắp.


- <b>Bước 6: </b>Đánh giá đáp ứng với các thủthuật phục hồi.


Khám tình trạng quanh răng, ghi nhận các biểu hiện về đáp ứng quanh răng với các thủ
thuật phục hồi, bao gồm:


+ Tình trạng lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

+ Tình trạng lung lay răng.


- <b>Bước 7: </b>Điều trịpha 4 (Pha duy trì)


+ Gọi bệnh nhân đến khám lại theo định kỳ và kiểm tra về.
+ Mảng bám răng và cao răng.


+ Tình trạng lợi: tình trạng túi lợi và viêm lợi.
+Tình trạng khớp cắn.


+ Mức độ lung lay răng.
+ Các thay đổi bệnh lý khác.



+ Chú ý hướng dẫn bệnh nhân về các biện pháp kiểm soát mảng bám răng.


+ Điều trị ngay khi có các biểu hiện tái phát viêm quanh răng và loại bỏ các yếu tố
bệnh nguyên mới xuất hiện.


<b>4.3. Các biện pháp điều trị tại chỗ </b>
<i><b>4.3.1. Loại trừ các kích thích tại chỗ</b></i>
- Lấy sạch cao răng và làm nhẵn chân răng
- Kiểm soát mảng bám răng


+ Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
+ Chải răng.


+ Thực hiện các biện pháp làm sạch kẽ răng: Dùng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ răng,
tăm đúng cách.


+ Phun nước để loại bỏ cặn thức ăn.


+ Kiểm soát mảng bám răng bằng phương pháp hoá học như dùng nước xúc miệng
Chlohexidine.


<i><b>4.3.2. Loại trừ các yếu tố tại chỗ khác</b></i>


- Hàn các răng sâu, nhất là các răng sâu ở mặt bên.


- Sửa lại các cầu chụp răng sai quy cách gây tích tụ mảng bám hoặc gây sang chấn .
- Sửa lại các hàm giả sai quycách.


- Nhổ các chân răng, các răng lung lay quá mức, các răng có biểu hiện nhiễm trung mà
khơng cứu được.



- Sửa lại các chỗ hình thể răng dễ gây sang chấn khi ăn nhai.
- Xử trí các răng lệch lạc bằng cách nắn chỉnh răng hoặc nhổ bỏ.
- Liên kết các răng lung lay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>4.3.3. Chống viêm </b>


Các biện pháp bảo tồn: dùng thuốc bôi tại chỗ. Các thuốc bôi tại chỗ có tác dụng giảm
đau, kích thích tái tạo mơ, sát khuẩn và chống viêm.


<b>4.3.4. Phẫu thuật: </b>trong một số trường hợp có thểphải phẫu thuật đểloại bỏtúi quanh
răng.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mơ cứng của răng do q trình hủy khoáng gây ra
bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc
Gluxit cịn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi mơi trường axit cópH < 5,5 thì
gây ra tổn thương hủy khống làm mất mơ cứng của răng và gây ra sâu răng.


- Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là
Streptococus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus... cũng
được xác định có khả năng gây ra sâu răng.



- Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng:


+ Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khống hóa dễ bị huỷ khống hơn
và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.


+ Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của
mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp sâu răng
được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng.


+ Vị trí răng: Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng
hơn.


+Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ
các mảnh vụn thức ăn cịn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt
có vai trị như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Ngoài ra nước bọt cịn có vai
trị đệm làm giảm độ toan của mơi trường quanh răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng.
Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khống, hỗ trợ q trình tái khống để có thể phục
hồi các tổn thương sâu răng sớm.


+ Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều
làm tăng nguy cơ sâu răng.


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Chẩn đoán xác định </b>


<i><b>3.1.1. Chẩn đoán các tổn thương sâu răng sớm</b></i>


Dựa vào các triệu chứng lâm sàng.Các dấu hiệu lâm sàng:



+ Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng khi thổi khô bề mặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

+ Có biểu hiện thay đổi chỉ số huỷ khoáng khi sử dụng đèn Laser huỳnh quang. Vùng
tổn thương biểu hiện mức độ mất khoáng tương ứng với giá trị từ 10 đến 20 khi đo bằng thiết
bị Laser huỳnh quang.


- X quang: phim hàm chếch một bên hoặc xquang ổ răng: Khơng có dấu hiệu đặc trưng
trên X quang.


<i><b>3.1.2. Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu</b></i>
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và/ hoặc X quang:
<i>3.1.2.1. Triệu chứng cơ năng</i>


Ê buốt ngà: ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào vùng tổn thương như nóng,
lạnh, chua, ngọt. Khi hết kích thích thì hết ê buốt.


<i>3.1.2.2. Triệu chứng thực thể</i>


- Tổn thương mất mô cứng của răng


+ Vị trí: có thể gặp ở tất cả các mặt của răng.
+ Độ sâu: < 4mm, chưa tổn thương đến tuỷ răng.


+ Đáy: có thể nhẵn bóng hay nhiều ngà mủn tuỷ vào giai đoạn tiến triển.
+ Mầu sắc: thường sẫm màu, có màu nâu hoặc đen.


+ Kích thước: thường trong giới hạn một răng nhưng đôi khi lan sang răng bên cạnh
với những lỗ sâu mặt bên.



- Trường hợp tổn thương mất mô cứng rất nhỏ, không biểu hiện rõ thành lỗ sâu thì khi
dùng thám châm thăm khám có thể tìm thấy tổn thương với dấu hiệu mắc thám châm.


- Nghiệm pháp thử tuỷ


+ Thổi bằng hơi: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thổi.
+ Thử lạnh: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.
+ Thử nóng: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.


<i>3.1.2.3. X quang: </i>phim hàm chếch một bên hoặc xquangổ răng: Có hình ảnh thấu
quangvùng tổn thương sâu răng.


<i><b>3.2. Chẩn đoán phân biệt</b></i>


Các tổn thương sâu răng sớm chẩn đốn phân biệt với thay đổi màu sắc răng khơng do
sâu răng dựa vào các triệu chứng dưới đây:


<b>Thay đổi màu sắc răng </b>


<b>Triệu chứng </b> <b>Sâu răng sữa giai đoạn sớm </b> <b>không do sâu </b>


Màu sắc Màu trắng đục, nâu vàng trên men Màu trắng đục, nâu vàng trên men,


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

Hố rãnh mặt nhai, mặt gần, xa, mặt


ngoài hoặc mặt trong các răng hàm Toàn bộ mặt răng, có thể ở một răng


Vị trí sữa. do bị chấn thương gây chết tủy,


Mặt gần, xa, mặt ngoài hoặc mặt hoặc trên nhiều răng do thiểu sản


trong các răng cửa và răng nanh men răng sữa, có tính chất đối


sữa. xứng.


Ê buốt ngà Khơng ê buốt ngà khi có kích thích. Khơng ê buốt ngà khi có kích thích.


Các tổn thương sâu răng đã hình thành lỗ sâu chẩn đoán phân biệt với viêm tuỷ răng,
tuỷ hoại tử dựa vào các triệu chứng dưới đây:


<b>Triệu chứng </b> <b>Sâu răng </b> <b>Viêm tủy răng </b> <b>Tủy hoại tử </b>


Đau, ê buốt tự Khơng có đau tự Đau tự nhiên từng cơn, Khơng có đau tự


nhiên nhiên. đau nhiều về đêm. nhiên.


Đau, ê buốt khi


Ê buốt ngà khi có kích Đau tăng lên. Khi hết


ăn các chất kích Khơng đau, khơng ê


thích nóng, lạnh, chua, các chất kích thích,


thích như nóng, buốt khi có kích


ngọt. Hết kích thích thì đau vẫn tiếp tục kéo


lạnh, chua, thích.


hết ê buốt. dài thêm.



ngọt…


Lỗ sâu to, nhiều ngà


Có lỗ sâu, có tổn


Tổn thương mơ mủn, làm sạch có thể


Có lỗ sâu. thương tổ chức cứng


cứng răng thấy ánh hồng hoặc tủy


lộ ngà.
hở.


Gõ dọc Không đau. Đau nhẹ. Đau nhẹ.


Gõ ngang Khơng đau. Đau nhiều. Khơng đau.


Thử tủy Có đau, sớm hết đau Đau nhiều và cịn kéo Khơng đau.
khi hết kích thích. dài thêm khi ngừng


kích thích.


X quang Có hình ảnh tổn Có hình ảnh tổn Có hình ảnh tổn
thương mô cứng: lỗ thương mô cứng: lỗ thương mô cứng: lỗ


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>



Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu tố nhằm tăng
cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.


Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ tồn bộ mơ nhiễm khuẩn, bảo
vệ tuỷ và hàn kín phục hồi mơ cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.


<b>4.2. Điều trị</b>


<b>4.2.1. Tổn thương sâu răng sớm </b>


- Tái khống hóa


+ Liệu pháp Flour: dùng Fluor có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc véc ni
áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.


+ Hướng dẫn bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.


<b>4.2.2. Tổn thương đã hình thành lỗ sâu </b>


- Hàn kín lỗ sâu phục hồi mô cứng
+ Lấy ngà mủn.


+ Sửa soạn thành lỗ sâu.
+ Sửa soạn đáy lỗ sâu.
+ Làm sạch lỗ sâu.


+ Hàn lót che phủ bảo vệ tuỷ.


+ Hàn kín phục hồi mô cứng: chọn vật liệu và mầu sắc vật liệu.


+ Hồn thiện.


- Hướng dẫn kiểm sốt mảng bám răng đề phòng sâu tái phát ở vùng ranh giới.
- Hẹn kiểm tra định kỳ.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG MÔ CỨNG CỦA RĂNG KHÔNG DO SÂU </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Là tổn thương mô cứng của răng bao gồm tổn thương men răng hoặc tổn thương cả men
và ngà răng hoặc tổn thương xương răng mà không phải do sâu răng và thường do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị kịp thời thì các tổn thương này có thể dẫn tới
viêm tuỷ răng.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Mòn răng


- Mòn răng - răng: Có thể là sinh lý hay bệnh lý, tác nhân nội tại thường là trụ men của
các răng đối diện, do khớp cắn bất thường hoặc nghiến răng.


- Mài mòn: Là tác động của lực ma sát từ các tác nhân ngoại lai, có thể do chải răng quá
mạnh, cắn các vật cứng, hoặc thứ phát sau mài mịn hóa học.


- Mịn hóa học: Do các hóa chất như trong hội chứng trào ngược dạ dày, làm ắc quy,
tiếp xúc với khí ga, axit....


- Tiêu cổ răng: Do răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên.
- Tổn thương do rối loạn quá trình phát triển răng



- Tại chỗ.


-Nhiễm khuẩn, sang chấn làm rối loạn chức năng nguyên bào tạo men có thể từ răng sữa.
- Điều trị tia xạ


- Do môi trường


+ Trước sinh: Mẹ mắc giang mai, Rubella hoặc nhiễm Fluor từ mẹ.
+ Khi sinh: Do tan máu bẩm sinh, thiếu Canxi, trẻ sinh non.


+Sau sinh: Thường gặp trong nhiễm khuẩn trầm trọng, nhiễm Fluor, thiếu dinh dưỡng...
- Do di truyền


+ Tạo men khơng hồn chỉnh bẩm sinh (bệnh chỉ xảy ra ở răng).


+Tổn thương phối hợp với các bệnh toàn thân: Hội chứng loạn sản ngoại bì, hội chứng
Down.


- Nứt vỡ răng: Thường gặp do chấn thương.
- Tiêu chân răng:


+ Ngoại tiêu: Thường gặp do các kích thích trong thời gian ngắn như chấn


thương, di chuyển răng trong chỉnh nha, các phẫu thuật vùng quanh răng hoặc điều trị
vùng quanh răng.


+ Nội tiêu: Có thể do chấn thương, nhiệt, viêm tủy mạn tính...


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<b>3.1. Lâm sàng </b>



<i><b>3.1.1. Mịn răng: </b></i>mịn từrìa cắn răng cửa trước sau đó mịn đến múi chịu các răng hàm
- Tốc độ của ngà nhanh hơn tốc độ mịn men nên tổn thương có dạng hình lõm đáy chén
- Các tổn thương của hai răng đối đầu thường khớp khít vào nhau.


- Mức độ mịn nhiều gây nhạy cảm răng


- Tổn thương mịn hóa học nằm ở các răng gần nhau nơi có axit phá hủy, làm bề mặt
men trở nên trong suốt.


- Tiêu cổ răng là tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng tại đường ranh giới xi măng- ngà.
<i><b>3.1.2. Tổn thương do rối loạn phát triển răng</b></i>


- Men răng mỏng như thủy tinh, để lộ màu ngà răng (thiểu sản men).


- Men răng mềm, tính chất như phấn, nhanh chóng bị mịn để lộ ngà trên bề mặt (men
răng kém khống hóa hoặc chưa trưởng thành).


-Răng có màu từ xám xanh đến nâu hổ phách (thiểu sản ngà, tạo ngà khơng hồn chỉnh..).
- Nhiễm màu răng: răng có màu nâu đỏ do nhiễm porphyrin, màu từ vàng, nâu xám sậm
hoặc xanh lơ, đỏ tía tùy mức độ nhiễm tetracycline…


-Nứt vỡ răng: khám răng có thể thấy đường rạn răng, đường nứt răng hoặc vỡ thân răng...
- Tiêu chân răng: tiêu nhẹ không có triệu chứng, nếu tiêu nhiều gây đau, thăm khám
thấy xuất hiện u hạt.


<b>3.2. Cận lâm sàng </b>


- Phim hàm chếch một bên hoặc xquang ổ răng



- Tổn thương do rối loạn phát triển răng: Men răng có độ cản quang gần giống với ngà
răng (men răng kém khống hóa..), thân răng hình cầu, chân răng hẹp, ngắn, tủy chân răng
thường tắc (tạo ngà khơng hồn chỉnh…).


- Tiêu chân răng: hình ảnh thấu quang hai bên chân răng (ngoại tiêu) hoặc trong ống tủy
có hình cầu (nội tiêu).


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc</b>


Điều trị theo nguyên nhân và phục hồi tổ chức bị mất.


<b>4.2. Sơ đồ/phác đồ điều trị </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

<b>4.3. Điều trị cụ thể </b>


- Mòn răng:


+Sử dụng máng chống nghiến cho bệnh nhân nghiến răng, điều chỉnh các điểm cản trở
cắn và các điểm chạm sớm.


+ Thay đổi thói quen xấu trong chải răng.


+ Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ thức ăn, đồ uống có axit.


+ Tiến hành phục hồi tổ chức răng đã mất bằng phương pháp phù hợp như hàn răng,
làm chụp bọc, Inlay, Onlay…


- Tổn thương do rối loạn phát triển răng:



+ Dự phòng các biến chứng như mòn răng, vỡ răng, hở tủy và đảm bảo tính thẩm mỹ
bằng phương pháp phù hợp như hàn Composite, phục hình bằng chụp, Veneer, Inlay, Onlay.


+ Điều trị biến chứng hở tủy nếu có.


+ Có thể tiến hành tẩy trắng răng khi răng bị nhiễm màu.
+ Nứt vỡ răng: phục hồi thân răng và điều trị tủy nếu hở tủy.
+ Tiêu chân răng: loại bỏ u hạt, điều trị tủy, hàn phục hồi …


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY RĂNG </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm tuỷ là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tuỷ răng, làm tăng áp lực nội tuỷ,
chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tuỷ.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Vi khuẩn: thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi
các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua ống ngà.Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào
mơ tủy qua ống ngà nếu có hiện tượng mịn răng - răng, nứt, rạn vỡ….


-Nhân tố hóa học: các chất hố học có thể tác động trực tiếp tới vùng hở tủy hoặc có thể
khuếch tán qua ngà răng đã thay đổi tính thấm sau hàn.


- Kích thích vật lý: áp lực, tốc độ, kích thước mũi khoan cũng như nhiệt độ trong quá
trình tạo lỗ hàn ảnh hưởng đến mơ tủy.


- Chấn thương khí áp: là hiện tượng đau tủy có thể xảy ra khi tăng hoặc giảm áp lực đột


ngột.


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Viêm tủy có hồi phục </b>
<i><b>3.1.1. Chẩn đốn xác định</b></i>
<i>a. Lâm sàng</i>


- Triệu chứng cơ năng


+ Viêm tủy có hồi phục có thể khơng biểu hiện triệu chứng.


+ Nếu có thường là các triệu chứng đặc thù: nhạy cảm với các kích thích nóng lạnh,
khơng khí. Chỉ kéo dài vài giây hoặc vài chục giây sau khi loại bỏ kích thích.


+Kích thích nóng đáp ứng ban đầu có thể chậm nhưng cường độ nhạy cảm tăng lên khi
nhiệt độ tăng. Đối với các kích thích lạnh thì thường ngược lại.


- Triệu chứng thực thể
+ Có lỗ sâu.


+ Có tổn thương tổ chức cứng lộ ngà.
+ Lỗ hở tủy do tai nạn trong điều trị.
+ Răng không đổi màu.


+ Gõ không đau.
b. Cận lâm sàng


- X quang: hàm chếch một bên, xquang ổ răng: có biểu hiện các tổn thương mơ cứng,
khoảng dây chằng quanh răng bình thường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<i><b>3.1.2. Chẩn đốn phân biệt</b></i>


Viêm tủy có hồi phục chẩn đoán phân biệt với sâu ngà sâu và viêm tủy không hồi phục:
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.


<b>3.2. Viêm tủy không hồi phục</b>
<i><b>3.2.1. Chẩn đoán xác định</b></i>
a. Lâm sàng


- Triệu chứng cơ năng: Đau với các tính chất dưới đây:
+ Đau tự nhiên, từng cơn.


+ Thời gian cơn đau: Có thể kéo dài hàng giờ hoặc đơi khi chỉ ngắn trong vịng vài
phút, hoặc rất ngắn làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.


+ Tính chất lan truyền: Cơn đau thường lan lên nửa đầu, nửa mặt cùng bên, bệnh nhân
thường chỉ khu trú được vùng đau chứ khơng xác định được răng đau.


+ Đau khi có các tác nhân kích thích tác động và kéo dài sau khi đã hết tác nhân kích
thích.


- Triệu chứng thực thể


+ Lỗ sâu trên mô cứng của răng: răng có thể có lỗ sâu giai đoạn tiến triển, đáy nhiều
ngà mềm, ngà mủn, có thể có điểm hở tủy.


+ Vết rạn nứt răng: có thể có sau sang chấn mạnh.
+ Mịn mặt răng: cũng có thể có.



+ Lõm hình chêm ở cổ răng: có thể có.
+ Hở tuỷ răng.


+ Gõ ly tâm từng núm răng hoặc thực hiện nghiệm pháp cắn bệnh nhân đau.
+ Đường nứt ngấm màu bông xanh metylen.


+ Răng có hiện tượng gián đoạn dẫn quang qua đường nứt khi chiếu đèn.


+ Có thể khơng thấy lỗ sâu có biểu hiện viêm quanh răng tồn bộ, một răng hay một
nhóm răng gây viêm tủy ngược dịng.


+ Gõ răng chỉ nhạy cảm khi có viêm lan tỏa tới vùng cuống và dây chằng quanh răng.
+ Thử nghiệm tủy: dương tính, ngưỡng thấp, kéo dài đáp ứng sau thử nghiệm.


b. Cận lâm sàng


- Phim hàm chếch một bên hoặc xquang ổ răng


- X quang: có thể có lỗ sâu mặt bên, mặt nhai, sâu tái phát dưới chất hàn sát hoặc thông
với mô tủy, vùng cuống có phản ứng nhẹ, dây chằng hơi giãn rộng.Cũng có thể nhìn thấy hình
ảnh nứt vỡ răng liên quan với buồng tủy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

- Viêm quanh cuống răng cấp.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>


<b>4.1. Viêm tủy có hồi phục </b>


Chụp tủy bằng Hydroxit canxi hoặc MTA. Sau đó hàn kín phía trên bằng Eugenate
cứng nhanh, GIC.



- Sửa soạn xoang hàn:


+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men, bộc lộ rõ xoang sâu.
+ Dùng mũi khoan thích hợp lấy bỏ mơ ngà hoại tử.


+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
+ Làm khô xoang hàn.


- Đặt Hydroxit canxi:


+ Dùng que hàn lấy Hydroxit canxi hoặc MTA và đặt phủ kín đáy xoang hàn từng lớp
từ 1-2mm.


+ Dùng gịn bơng nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt Hydroxit canxi.
- Hàn phục hồi xoang hàn:


+ Dùng vật liệu thích hợp như Composite, GIC, Amalgam… phục hồi phần còn lại
của xoang hàn.


+ Kiểm tra khớp cắn.


+ Hoàn thiện phần phục hồi Composite hoặc Amalgam.


<b>4.2. Viêm tủy không hồi phục </b>


<i><b>4.2.1. Điều trị tủy lấy tuỷ tồn bộ với ngun tắc</b></i>
- Vơ trùng.


- Làm sạch và tạo hình ống tủy.



- Hàn kín hệ thống ống tủy theo khơng gian ba chiều.
<i><b>4.2.2. Các bước điều trị tủy</b></i>


-Bước 1: Vô cảm khi tuỷ răng sống bằng gây vùng hoặc gây tê tại chỗ với Xylocain 2%.
- Bước 2: Mở tuỷ, lấy tuỷ buồng, tuỷ chân.


+ Dùng mũi khoan kim cương đầu tròn mở đường vào buồng tủy.
+ Dùng mũi khoan Endo Z để mở toàn bộ trần buồng tủy.


+ Lấy tủy buồng và tủy chân bằng châm gai.


- Bước 3: Thăm dị số lượng,kích thước ống tuỷ bằng các dụng cụ thích hợp.
- Bước 4: Xác định chiều dài làm việc của ống tuỷ.


- Bước 5: Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tuỷ .


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

+ Làm sạch hệ thống ống tủy bằng các dung dịch: nước muối sinh lý, Ôxy già 3V,
Natri hypoclorid 2,5-5 %.


- Bước 6: Chọn, thử cơn gutta-percha chính.
- Bước 7: Chụp X quang kiểm tra.


- Bước 8: Hàn kín hệ thống ống tuỷ bằng các kỹ thuật lèn dọc, lèn ngang với
gutta-percha nóng, nguội.


- Bước 9: Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH CUỐNG RĂNG </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Là tổn thương viêm của các thành phần mô quanh cuống răng. Đây là tổn thương nhiễm
khuẩn bao gồm cả các vi khuẩn ái khí và yếm khí, xâm nhập từ mô tủy viêm hoặc mô nha chu
viêm, gây ra phản ứng viêm của các thành phần của mô quanh cuống răng.


<b>2.NGUYÊN NHÂN </b>


<b>2.1.Do nhiễm khuẩn </b>


- Do viêm tủy, tủy hoại tử gây biến chứng viêm quanh cuống răng


Quá trình viêm tủy do các vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu giải phóng hàng loạt các chất có
độc tính vào mơ quanh cuống bao gồm:


+ Nội độc tố và ngoại độc tố của vi khuẩn.


+ Các enzyme tiêu protein, phosphatase acid, ß – glucuronidase và arylsulfatase.
+ Các enzyme tiêu cấu trúc sợi chun và sơi tạo keo.


+ Prostaglandin và interleukin 6 gây tiêu xương.


- Do viêm quanh răng, vi khuẩn từ mô quanh răng xâm nhập vào vùng cuống
răng.


<b>2.2. Do sang chấn răng </b>


- Sang chấn cấp tính: sang chấn mạnh lên răng gây đứt các mạch máu ở cuống răng, sau
đó có sự xâm nhập của vi khuẩn dẫn tới viêm quanh cuống, thường gây viêm quanh cuống


cấp tính.


- Sang chấn mạn tính: các sang chấn nhẹ như sang chấn khớp cắn, núm phụ, sang chấn
do tật nghiến răng, do thói quen xấu như cắn chỉ, cắn đinh,… lặp lại liên tục và gây ra tổn
thương viêm quanh cuống mạn tính.


<b>2.3. Do sai sót trong điều trị </b>


- Do chất hàn thừa, chụp quá cao gây sang chấn khớp cắn.
- Do sai sót trong điều trị tủy:


+ Trong khi lấy tủy và làm sạch ống tủy đẩy chất bẩn ra vùng cuống gây bội nhiễm.
+Tắc ống tủy do các tác nhân cơ học như gãy dụng cụ hoặc do các tác nhân hữu cơ như
tạo nút ngà mùn trong lòng ống tủy.


+ Lạc đường gây thủng ống tủy.


+ Xé rộng hoặc di chuyển lỗ cuống răng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

+ Các vi khuẩn trong khoang tủy kháng lại các chất sát trùng ống tủy ở các răng điều trị
tủy lại.


+ Dùng thuốc sát khuẩn q mạnh hoặc có tính kích thích mạnh vùng cuống như:
Trioxymethylen.


+ Các chất hàn quá cuống là vị trí lưu vi khuẩn.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Viêm quanh cuống cấp</b>


<i><b>3.1.1.Chẩn đốn xác định</b></i>
<i>a. Lâm sàng</i>


- Tồn thân: Bệnh nhân mệt mỏi, sốt cao ≥ 38˚C, có dấu hiệu nhiễm trùng như mơi khơ,
lưỡi bẩn, có thể có phản ứng hạch ở vùng dưới hàm hoặc dưới cằm.


- Cơ năng


+ Đau nhức răng: đau tự nhiên, liên tục dữ dội, lan lên nửa đầu, đau tăng khi nhai, ít
đáp ứng với thuốc giảm đau, bệnh nhân có thể xác định rõ vị trí răng đau.


+ Cảm giác chồi răng: răng đau chạm trước khi cắn làm bệnh nhân không dámnhai.
- Thực thể


+ Thường thấy vùng da ngoài tương ứng răng tổn thương sưng nề, đỏ, khơng rõ ranh
giới, ấn đau, có hạch tương ứng, ấn đau


+ Răng có thể đổi màu hoặc không đổi màu,


+ Khám thường thấy tổn thương do sâu chưa được hàn, hoặc răng đã được điều trị,
hoặc những tổn thương khác không do sâu.


+ Răng lung lay rõ, thường độ 2 hoặc 3.
+ Gõ dọc răng đau dữ dội so với gõ ngang.


+ Niêm mạc ngách lợi tương ứng vùng cuống răng sưng nề, đỏ, ấn đau, mô lỏng lẻo.
+ Thử nghiệm tủy: âm tính với thử điện và nhiệt do tủy đã hoại tử.


<i>b. Cận lâm sàng</i>



- Phim hàm chếch một bên hoặc xquang ổ răng
- Tổng phân tích tế bào máu


- X quang: Có thể có hình ảnh mờ vùng cuống, ranh giới không rõ và dãn rộng dây
chằng quanh cuống.


- Xét nghiệm máu: Bạch cầu đa nhân trung tính tăng, máu lắng tăng….
<i><b>3.1.2. Chẩn đoán phân biệt</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

<b>Triệu chứng</b> <b>Viêm tủy cấp</b> <b>Viêm quanh cuống cấp</b>


Dấu hiệu tồn thân Khơng có dấu hiệu tồn thân Mệt mỏi, sốt cao, có phản ứng
hạch vùng.


Đặc điểm đau Đau tự nhiên, thành cơn, đau Đau tự nhiên, âm ỉ, liên tục, răng


nhiều về lung lay, chồi cao.


đêm, đau tăng khi ăn nhai.


Gõ dọc Đau ít Đau nhiều


Thử tủy (+) (-)


X quang Vùng cuống cho hình ảnh bình Có hình ảnh dãn rộng dây chằng
thường


<b>3.2. Viêm quanh cuống bán cấp </b>
<i><b>3.2.1.Chẩn đoán xác định</b></i>



<i>a. Lâm sàng</i>


- Tồn thân: Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau đầu, sốt nhẹ < 38˚C hoặc không sốt.
- Cơ năng: Đau âm ỉ, liên tục ở răng tổn thương, cảm giác răng chồi cao, đau tăng khi 2
hàm chạm nhau.


- Thực thể


+ Ít thấy sưng nề vùng da tương ứng với răng tổn thương. Có thể có hạch nhỏ di động
+ Ngách lợi tương ứng răng tổn thương sưng nề nhẹ, đỏ, đầy, ấn đau.


+ Răng đổi màu xám hoặc không.
+ Tổn thương sâu răng ở các mặt răng.
+ Răng lung lay độ 1, 2.


+ Gõ dọc đau hơn gõ ngang.
+ Thử nghiệm tủy: âm tính.
<i>b. Cận lâm sàng</i>


X quang: có thể có hình ảnh mờ vùng cuống, dãn rộng dây chằng vùng cuống nhẹ.
<i><b>3.2.2. Chẩn đoán phân biệt</b></i>


Chẩn đoán phân biệt với viêm quanh cuống cấp.


<b>Triệu chứng </b> <b>Viêm quanh cuống cấp </b> <b>Viêm quanh cuống bán cấp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

Đau âm ỉ, liên tục ở răng tổn


Đặc điểm đau Đau tự nhiên, âm ỉ, liên tục, răng thương, cảm giác răng chồi
lung lay, chồi cao. cao, đau tăng khi 2 hàm chạm



nhau.


Gõ dọc Đau nhiều Đau ít


<b>3.3. Viêm quanh cuống mạn </b>
<i><b>3.3.1. Chẩn đốn xác định</b></i>
<i>a. Lâm sàng</i>


- Cơ năng: chỉ có tiền sử đau của các đợt viêm tủy cấp, viêm quanh cuống cấp hoặc áp
xe quanh cuống cấp.


- Thực thể:


+ Răng đổi màu, màu xám đục ở ngà răng ánh qua lớp men.


+ Vùng ngách lợi tương ứng quanh cuống răng có thể hơi nề, có lỗ rị hoặc sẹo rị vùng
cuống. Đơi khi lỗ rị khơng ở trong hốc miệng mà ở ngoài da hoặc nền mũi tùy vị trí nang và
áp xe.


+ Gõ răng không đau hoặc đau nhẹ ở vùng cuống răng. Thông thường các răng nguyên
nhân gõ không đau. Dấu hiệu này chỉ (+) trong các đợt cấp hoặc bán cấp của thể mạn tính.


+ Răng có thể lung lay khi tiêu xương ổ răng nhiều.
+ Các thử nghiệm tủy âm tính.


<i>b. Cận lâm sàng: </i>X quang: Phim hàm chếch một bên hoặc xquangổ răng


- Đưa gutta-percha qua lỗ rị trong miệng có thể thấy hình ảnh nguồn gốc ổ mủ trên
phim X quang.



- Áp xe quanh cuống mạn tính: hình tiêu xương ranh giới khơng rõ.
- U hạt và nang: hình ảnh tiêu xương có ranh giới rõ.


- Khơng thể chẩn đốn phân biệt chính xác các thể bệnh nếu khơng có sinh thiết.
<i><b>3.3.2. Chẩn đốn phân biệt</b></i>


Khơng thể chẩn đốn phân biệt chính xác các thể bệnh nếu khơng có sinh thiết.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>


- Loại trừ tồn bộ mơ nhiễm khuẩn và hoại tử trong ống tủy.
- Dẫn lưu tốt mô viêm vùng cuống.


- Hàn kín hệ thống ống tủy, tạo điều kiện cho mô cuống hồi phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

<b>4.2. Phác đồ điều trị </b>


Những răng bị viêm quanh cuống cấp hoặc bán cấp: dẫn lưu buồng tủy. Sau đó dùng
kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn yếm khí và Gram (-), kết hợp với giảm đau, nâng cao thể
trạng để tiến hành điều trị nội nha.


<b>4.3. Điều trị cụ thể</b>
<i><b>4.3.1. Điều trị toàn thân</b></i>


Đối với các thể bệnh đau (viêm quanh cuống cấp, áp xe quanh cuống cấp) phải điều trị
bằng kháng sinh toàn thân, đặc biệt trong trường hợp áp xe quanh cuống cấp có viêm mơ tế
bào.



+ Thuốc kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon, nhóm
5-nitroimidazol.


+ Kháng viêm , giảm đau, vitamin.
<i><b>4.3.2. Điều trị nội nha</b></i>


- Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.


- Đặt Ca(OH)2 trong ống tủy để trung hịa mơ viêm vùng cuống, sát khuẩn hệ thống ống
tủy.


- Hàn kín hệ thống ống tủy.
- Phục hồi thân răng


<i><b>4.3.3. Điều trị phẫu thuật</b></i>


- Sau điều trị nội nha có tổn thương quanh cuống không phục hồi do nhiều nguyên nhân
khác nhau.


- Sau khi răng nguyên nhân và các răng liên quan được điều trị nội nha, theo dõi mà tổn
thương cuống không tiến triển tốt, tiến hành điều trị phẫu thuật lấy đi tồn bộ lớp vỏ nang có
hoặc khơng có cắt phần cuống răng ngun nhân.


- Tiến hành hàn ngược cuống răng nếu có cắt cuống răng.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ÁP XE MÁ </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>



Là áp xe khu trú ở vùng má, nguyên nhân thường do răng.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Do răng


+ Răng viêm quanh cuống khơng được điều trị.
+ Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
+ Do biến chứng răng khôn.


- Do nguyên nhân khác
+ Do tai biến điều trị.
+ Do chấn thương.


+ Nhiễm trùng các vùng lân cận.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


<i>a. Tồn thân</i>


Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hơi….
<i>b. Tại chỗ</i>


- Ngồi miệng


+ Vùng má có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể
thâm nhiễm lan rộng lên trên đến mi mắt dưới hoặc hố thái dương, ra sau tới vùng cơ cắn hoặc


mang tai, xuống dưới tới vùng dưới hàm. Các rãnh tự nhiên trên mặt bị xóa.


+ Giai đoạn đầu khối có mật độ cứng, về sau ấn lõm hoặc có dấu hiệu chuyển sóng.
Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào.


- Trong miệng


+ Khơng có dấu hiệu khít hàm.


+Niêm mạc má căng phồng, đầy ngách tiền đình, niêm mạc in dấu răng và có nhiều cặn
tơ huyết hoặc giả mạc.


+ Khi ấn tay vào khối sưng trong miệng thấy mềm, lún, chuyển sóng.
+ Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.
<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Các xét nghiệm cần có:


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

+ Xét nghiệm nước tiểu thường quy.


+ Sinh hóa máu, chức năng gan, thận AST, ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin.
+ Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, Protid máu.


-X quang thường quy:hàm chếch một bên, xquang ổ răng: Có biểu hiện tổn thương răng
nguyên nhân.


- CT Scanner: có khối thấu quanh ranh giới rõ ở vùng má.


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt</b>



- Áp xe vùng cơ cắn: vị trí áp xe ở vùng cơ cắn và có dấu hiệu khít hàm.


- Áp xe vùng mang tai: vị trí áp xe ở vùng mang tai và dấu hiệu chảy mủ qua lỗ ống
Stenon khi thăm khám.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>


Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>
<i><b>4.2.1 Điều trị toàn thân</b></i>


- Thuốc kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon, nhóm
5-nitroimidazol.


- Kháng viêm , giảm đau, vitamin.
<i><b>4.2.2. Điều trị tại chỗ</b></i>


<i>a. Đường trong miệng </i>


- Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía niêm mạc miệng.
- Kỹ thuật


+ Vô cảm.


+ Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.
+ Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.


+ Bơm rửa.


+ Đặt dẫn lưu.


+ Điều trị răng nguyên nhân.
<i>b. Đường ngoài mặt</i>


- Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía dưới da vùng má.
- Kỹ thuật


+ Vô cảm.


+ Rạch da vùng dưới hàm.
+ Bóc tách da và mơ dưới da.


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

+ Bơm rửa.
+ Đặt dẫn lưu.


+ Điều trị răng nguyên nhân.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VIRUS </b>
<b>(QUAI BỊ) </b>


<b>1. ĐỊNH NGHĨA</b>


Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên
do virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch
tễ.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>



Bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>


Chẩn đốn xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ.
<i><b>3.1.1 Lâm sàng</b></i>


<i>a. Thời kỳ ủ bệnh</i>


Giai đoạn đầu khơng có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài từ 2-3 tuần, sau đó xuất
hiện một số triệu chứng dưới đây:


- Có thể sốt.
- Khô miệng.


- Đau vùng mang tai, đau rõ nhất ở 3 điểm là trước nắp tai, mỏm xương chũm và góc
hàm.


<i>b. Thời kỳ tồn phát</i>


- Sưng đau tuyến mang tai với các đặc điểm:
+ Lúc đầu sưng 1 bên, sau lan ra 2 bên.


+ Mới đầu khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước, sau to dần
và lan ra cả vùng dưới hàm.


- Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”, hơi nóng, hơi đau.


- Há miệng có thể hạn chế.


- Niêm mạc miệng khô, đỏ, giảm tiết nước bọt.


- Lỗ ống Stenon nề, đỏ, đơi khi có những vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh và khơng
có mủ nếu khơng có bội nhiễm.


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu: Bạch cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng.
- X quang: khơng có giá trị chẩn đốn.


- Siêu âm các tuyến nước bọt


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

- Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn: thường biểu hiện viêm tuyến mang tai ở một bên và
có mủ ở miệng ống Stenon, khơng có tính chất dịch tễ.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc</b>


- Nâng cao thể trạng.
- Chống bội nhiễm.


- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.


<b>4.2. Điều trị cụ thể</b>


- Thuốc an thần.
- Hạ sốt, vitamin.
- Vệ sinh răng miệng.



- Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI MẠN TÍNH </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Viêm tuyến nước bọt mạn tính là loại viêm tuyến nước bọt thường gặp ở người lớn do
nhiều nguyên nhân,hay gặp nhất là do vi khuẩn.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Vi khuẩn.


- Sỏi tuyến mang tai.


- Bệnh có thể được coi là biến chứng của những tổn thương tái phát do phản xạ, dị ứng,
nội tiết của tuyến nước bọt.


- Do những thâm nhiễm nguyên thủy tuyến mang tai của hội chứng Sjogren.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>


- Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch
tễ.


<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


<i>a. Ngồi miệng</i>


-Thường chỉ biểu hiện khi có đợt bán cấp: sưng, tức tuyến mang tai 1 hoặc cả 2 bên, đau
nhiều.


- Giữa 2 đợt sưng, tuyến mang tai chỉ hơi to hơn bình thường, sờ chắc, khơng
đau.


- Bệnh nhân chủ yếu thấy khó chịu nhất là lúc sáng dậy , nước bọt hơi mặntrong miệng
- Tình trạng trên kéo dài khoảng 1 - 2 tuần, có điều trị hay không cũng hết dần .


- Sau vài tháng sưng đau trở lại.
<i>b. Trong miệng</i>


- Lỗ ống Stenon sưng đỏ.


- Xoa nắn tuyến có mủ lỗng hoặc những sợi nhầy mủ , chứa phế cầu, tụ cầu và liên cầu
khuẩn chảy theo lỗ ống Stenon vào miệng.


<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- Tổng phân tích tế bào máu
- Siêu âm các tuyến nước bọt


- Ống Stenon giãn to, đườ ng kính khơng đều, chỗ phình, chỗ chít hẹp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

<b>3.2. Chẩn đốn phân biệt </b>


Viêm tuyến nước bọt mang tai do virus (quai bị): dựa vào dấu hiệu khơng có mủ chảy ra
ở lỗ ống Steno và tính chất dịch tễ.



<b>4. ĐIỀU TRỊ</b>
<b>4.1. Nguyên tắc</b>


- Nâng cao thể trạng.
- Chống bội nhiễm.


- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>
<i><b>4.2.1. Điều trị nội khoa</b></i>


<i>a. Chỉ định</i>: Khi tuyến chưa xơ hóa.
b. Thuốc:


- Thuốc kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon, nhóm
5-nitroimidazol.


- Kháng viêm , giảm đau, vitamin.


<i>c.Điều trị bằng cách bơm rửa tuyến bằng thuốc kháng sinh, chống viêm, nước muối sinh </i>
<i>lý.</i>


<i><b>4.2.2. Điều trị ngoại khoa</b></i>


<i>a. Chỉ định: </i>Khi tuyến xơ hóa, khơng cịn chức năng.


<i>b. Điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến mang tai, bảo tồn thần kinh VII. </i>
<i>- </i>Cận lâm sàng trước mổ:



+ Siêu âm các tuyến nước bọt
+ Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc
+ Xét nghiệm nước tiểu thường quy


+ Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure,
Creatinin +Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu
+ ECG


- Kỹ thuật
+ Vô cảm.


+ Rạch da theo đường Redon vùng mang tai.
+ Bóc tách bộc lộ thần kinh VII.


+ Cắt toàn bộ tuyến mang tai.
+ Kiểm sốt vùng phẫu thuật
+ Đặt dẫn lưu kín.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

+ Kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon, nhóm
5-nitroimidazol.


+ Kháng viêm , giảm đau, vitamin.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT DƯỚI HÀM DO SỎI </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Là tình trạng tổn thương viêm tuyến nước bọt có nguyên nhân do sỏi có thể ở vùng
tuyến hoặc ống tuyến.



<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Sỏi ống tuyến nước bọt.
- Sỏi tuyến nướ c bọt.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


<i>a. Tồn thân</i>


- Có thể có sốt nếu viêm cấp.


- Có thể có hạch viêm dưới hàm cùng bên.
<i>b. Cơ năng</i>


Triệu chứng Garel : Xảy ra trong bữa ăn , tuyến dưới hàm sưng phồng lên do sỏi làm tắc
nước bọt , ứ lại trong tuyến. Khi nước bọt thốt ra được thì hết sưng tuyến và hết đau.


<i>c. Tại chỗ</i>
- Ngoài mặt


+ Sưng vùng dưới hàm: ranh giới rõ, nếu trong đợt cấp thì có biểu hiện sưng, nóng, đỏ,
sờ đau. Nếu khơng phải đợt cấp thì da trên vùng sưng bình thường, nắn chắc, ít đau.


- Trong miệng


+ Lỗ ống Wharton nề đỏ .



+ Sờ có thể thấy sỏi ở vùng ống tuyến.


+ Khi vuốt dọc ống tuyến về phía miệng ống tuyến, có thể có mủ chảy ra.
<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh sỏi ở tuyến hoặc ống tuyến.
- CT Scanner


+ Thấy vị trí, kích thước của sỏi.
+ Có hình ảnh phì đại tuyến dưới hàm.


- Chụp cản quang tuyến dưới hàm: có hình ảnh chuỗi ngọc trai điển hình với đặc điểm
ống Wharton to, giãn nỡ khơng đều.


<b>3.2 Chẩn đốn phân biệt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>


Phẫu thuật lấy sỏi và điều trị bảo tồn tuyến hoặc cắt bỏ tuyến.


<b>4.2. Điều trị cụ thể</b>


<i><b>4.2.1. Phẫu thuật lấy sỏi và điều trị bảo tồn tuyến</b></i>
- Chỉ định


+ Sỏi ống tuyến.


+ Viêm tuyến nhưng tuyến chưa xơ hóa.


- Cận lâm sàng trước mổ:


+ Siêu âm các tuyến nước bọt
+ Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc
+ Xét nghiệm nước tiểu thường quy


+ Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure,
Creatinin +Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu
+ ECG


- Kỹ thuật
+ Vô cảm.


+ Xác định và cố định vị trí sỏi bằng chỉ phẫu thuật.
+ Rạch niêm mạc dọc ống tuyến tại vị trí có sỏi.
+ Bộc lộ và lấy sỏi.


+ Kiểm soát vùng phẫu thuật.
+ Cắt bỏ chỉ cố định sỏi.
+ Khâu đóng niêm mạc.
+ Kháng sinh, chống viêm.


<i><b>4.2.2. Phẫu thuật lấy sỏi và cắt bỏ tuyến dưới hàm</b></i>
- Chỉ định


+ Sỏi tuyến.


+ Tuyến viêm mạn gây xơ hóa.
- Cận lâm sàng trước mổ:



+ Siêu âm các tuyến nước bọt
+ Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc
+ Xét nghiệm nước tiểu thường quy


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

- Kỹ thuật
+ Vô cảm.


+ Rạch da vùng dưới hàm.
+ Tách bóc, bộc lộ tuyến.
+ Cắt bỏ tuyến cùng sỏi.
+ Kiểm soát vùng phẫu thuật.
+ Đặt dẫn lưu.


+ Khâu phục hồi phần mềm.
+ Kháng sinh.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH V </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Đau dây thần kinh V hay dây tam thoa là chứng đau nửa mặt với đặc trưng là các cơn
đau ngắn, dữ dội, xuất hiện tự nhiên hoặc do kích thích.


<b>2. NGUN NHÂN </b>


- Thường khơng xác định rõ được nguyên nhân gây đau dây V.
- Trong một số trường hợp, có thể do:


+ Chèn ép dây thần kinh V.



+ Rối loạn khử myelin nguyên phát: bệnh xơ cứng rải rác.


+ Dây thần kinh V bị xâm nhập vào vùng rễ thần kinh V hay hạch Gasser trong một số
bệnh: Carcinoma, Sarcoidosis...


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


<i>3.1.1.1. Tồn thân</i>


Khơng có biểu hiện gì đặc biệt.
<i>3.1.1.2. Cơ năng</i>


a. Đau kịch phát kéo dài một vài giây đến vài phút, xảy ra chủ yếu vào buổi sáng, hiếm
khi về đêm.


b. Tính chất cơn đau


- Thường khu trú một bên mặt.


- Vùng đau là vùng chi phối một nhánh hoặc nhiều nhánh thần kinh V.


- Đau khởi phát đột ngột, với tính chất đau buốt, như dao đâm, như cháy bỏng, hay như
điện giật.


- Cường độ đau dữ dội.



- Đau khởi phát từ vùng bị kích thích như ăn nhai, đánh răng, rửa mặt...
- Giữa các cơn đau là khoảng im lặng, hồn tồn khơng có triệu chứng.


- Tuy nhiên, một vài bệnh nhân có thể có đau đầu âm ỉ vào những thời điểmkhác.
+ Không kèm theo dấu hiệu rối loạn cảm giác.


+ Kiểu đau là cố định trên mỗi bệnh nhân.


+ Ngồi ra có thể kèm theo những dấu hiệu do bệnh lý nguyên nhân gây nên.
c. Thực thể


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


- X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh khối u chèn ép dây V.


- Chụp cộng hưởng từ: có thể phát hiện hình ảnh u thần kinh dây VIII hoặc hình ảnh các
khối u chèn ép dây V.


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt</b>


- Đau thần kinh sau Herpes: phân biệt dựa vào tiền sử có nhiễm Herpes.


- Đau đầu từng chuỗi (Cluster Headache): kèm theo đau một bên mặt cịn có dấu hiệu
chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi ....


- Đau co thắt nửa mặt (Hemifacial Spasm): đau do thần kinh VII bị kích thích, với tính
chất đau kèm theo co giật các cơ một bên mặt, nhưng không dữ dội như đau thần kinh V.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>



- Trong các trường hợp phát hiện được nguyên nhân thì phải điều trị loại bỏ nguyên
nhân gây đau.


- Trong các trường hợp khơng xác định được ngun nhân thì điều trị triệu chứng.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>


<i><b>4.2.1. Điều trị nguyên nhân</b></i>


- Chỉ định: Trong các trường hợp xác định được nguyên nhân gây đau dây V.
- Cận lâm sàng trước mổ:


+ Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc
+ Xét nghiệm nước tiểu thường quy


+ Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure,
Creatinin +Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu
+ ECG


- Kỹ thuật: Trường hợp dây V bị chèn ép thì phải phẫu thuật cắt bỏ các khối u (phẫu
thuật giải áp thần kinh V):


+ Vô cảm: thường thực hiện dưới gây mê.
+ Phẫu thuật bộc lộ khối u.


+ Cắt bỏ khối u, giải phóng dây thần kinh V.
+ Cầm máu và kiểm sóat vùng phẫu thuật.
+ Đặt dẫn lưu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

<i><b>4.2.2. Điều trị triệu chứng</b></i>
<i>4.2.2.1. Nội khoa</i>


- Chỉ định: trong các trường hợp không xác định được ngun nhân thì điều trị nội khoa
ln là lựa chọn đầu tiên trước khi tiến hành điều trị ngoại khoa.


- Phác đồ điều trị


+ Carbamazepine thường là lựa chọn đầu tiên khi điều trị đau thần kinh V, có thể thay
thế bằng Oxcarbazepine hoặc gabapentin để giảm tác dụng phụ.


+ Khởi đầu bằng một liều thấp, tăng dần đến liều đáp ứng. Sau khi đạt liều đáp ứng,
duy trì trong 4 – 6 tuần, sau đó giảm dần về liều khởi đầu.


+ Trường hợp thuốc lựa chọn khơng đáp ứng thì lựa chọn giải pháp điều trịkhác.
<i>4.2.2.2. Ngoại khoa</i>


- Chỉ định: khi không xác định được nguyên nhân và điều trị nội khoa thất bại.
- Kỹ thuật: tùy trường hợp có thể áp dụng một trong các phương pháp dướiđây:
Phương pháp phá hủy rễ thần kinh V


a. Phá huỷ rễ thần kinh có thể là phá huỷ một phần (phá hủy chọn lọc) hoặc phá huỷ hoàn
toàn (microsurgical rhizotomy).


+ Phá hủy rễ thần kinh V một phần: có một số phương pháp sau:
- Phương pháp xuyên da: có 3 kỹ thuật


+ Phá hủy rễ thần kinh V bằng Glycerol.
+ Phá hủy rễ thần kinh V bằng bóng áp lực.
+ Phá hủy rễ thần kinh V bằng nhiệt đông.


- Phẫu thuật cắt rễ thần kinh.


b. Phương pháp phá hủy thần kinh ngoại vi


Phá hủy thần kinh ngoại vi có thể thực hiện bằng tiêm Alcohol hoặc phẫu thuật cắt thần
kinh V ngoại vi.


- Tiêm Alcohol


+ Tiêm Alcohol vào các vị trí: lỗ cằm, lỗ dưới ổ mắt, gai Spix, bờ trên ổ mắt: sử dụng
Alcohol loại 100%, gây tê trước khi tiêm lượng Alcohol khoảng 1ml.


- Phẫu thuật cắt thần kinh V ngoại vi:


+ Xác định vị trí vùng khởi phát và nhánh thần kinh V cần cắt bỏ.
+ Vô cảm.


+ Phẫu thuật bộc lộ nhánh thần kinh.
+ Cắt bỏ đoạn nhánh dây V.


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Là tổn thương gãy, làm mất sự liên tục của xương hàm trên.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Tai nạn giao thông.


- Tai nạn lao động.
- Tai nạn sinh hoạt.


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Gãy một phần</b></i>


- Gãy cành lên xương hàm trên


+ Bầm tím góc trong mắt, sờ thấy có điểm đau chói hoặc hơi lõm nơi tổn thương.
+ Chảy máu mũi.


+ Có thể có chảy nước mắt do tắc ống lệ.


+ X-quang: CT Scanner, mặt nghiêng, Blondeau. Thấy hình ảnh đường gãy vùng cành
lên xương hàm trên.


- Gãy hoặc lún thành trước xoang hàm
+ Chảy máu mũi.


+ Bầm tím bờ dưới ổ mắt.


+ Có thể tê bì ở má bên tổn thương.


+ Ấn vào vùng hố nanh có điểm đau chói hoặc có thể thấy tiếng lạo xạo, dấu hiệu vỡ
nhiều mảnh.


+ X quang: CT Scanner, Blondeau, Hirzt: Thấy hình ảnh tổn thương thành trước
xoang, mờ xoang hàm.



- Gãy bờ dưới ổ mắt và sàn ổ mắt
+ Chảy máu mũi.


+ Xuất huyết kết mạc mi dưới.


+ Tê bì vùng má, có thể có dấu hiệu nhìn song thị.
+ Mắt lõm.


+ Sờ bờ dưới hốc mắt thấy điểm đau chói hoặc có thể thấy khuyết bậc thang.
+ X-quang: CT Scanner Blondeau: thấy hình ảnh tổn thương bờ dưới ổ mắt.
- Gãy mỏm khẩu cái và vòm khẩu cái


+ Chảy máu miệng, máu mũi, sặc khi ăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

+ X quang: CT Scanner: thấy hình ảnh tổn thương mỏm khẩu cái.
<i><b>3.1.2. Gãy tồn bộ</b></i>


Bệnh nhân có thể bị chống, hoặc kèm chấn thương sọ não. Tùy đường gãy mà có các
biểu hiện tại chỗ khác nhau.


a.Gãy dọc
- Lâm sàng


+ Chảy máu mũi, miệng.
+ Khớp cắn sai.


+ Khe giữa hai răng cửa giữa hoặc răng cửa bên rộng ra.


+ Dọc giữa vòm miệng thấy đường bầm tím hoặc rách niêm mạc.


+ Khám xương hàm trên thấy di động.


- X quang: CT Scanner, Blondeau, Belot hàm trên: có hình ảnh tổn thương dọc giữa hay
dọc bên xương hàm trên.


b. Gãy ngang Có 3 thể gãy
- Gãy Lefort I


+ Bầm tím mơi trên và nghách lợi.
+ Khớp cắn sai, há miệng hạn chế.


+ Đau khi ấn dọc từ gai mũi trước đến lồi củ xương hàm trên.
+ Di động xương hàm trên khi khám.


+ X-quang: CT Scanner, phim mặt thẳng và nghiêng: có hình ảnh đường gãy ngang
qua trên cuống răng. Gãy 1/3 dưới chân bướm.


- Gãy Lefort II


+ Mặt sưng nề, tụ máu màng tiếp hợp và ổ mắt hai bên.
+ Chảy máu tươi qua mũi.


+ Khớp cắn sai.


+ Có dấu hiệu di động xương hàm trên.


+X quang: CT scanner, phim mặt thẳng và nghiêng, Blondeau: có hình ảnh đường gãy
qua giữa xương chính mũi qua mỏm lên xương hàm trên, qua xương lệ ra ngoài cắt bờ dưới hốc
mắt cạnh hoặc qua lỗ dưới ổ mắt, cắt qua 1/3 giữa xương chân bướm ngồi. Có hình ảnh mờ
xoang hàm.



- Gãy Lefort III


+ Mặt phù nề to, bầm tím quanh hốc mắt hai bên, tụ máu màng tiếp hợp, songthị.
+ Khớp cắn sai, tầng giữa mặt bị đẩy tụt và ra sau xuống dưới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

+ X quang: Tư thế mặt thẳng, nghiêng, Blondeau, Hizt hoặc C.T. Scaner : có hình ảnh
đường gãy qua xương chính mũi sát chỗ nối trán – mũi đến mỏm lên xương hàm trên, cắt qua
1/3 trên xương chân bướm ngồi. Cắt rời xương tiếp gị má.


<b>3.2. Chẩn đốn phân biệt</b>


Gãy xương hàm trên ln có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên khơng cần
chẩn đóan phân biệt.


<b>Lưu ý : </b>phát hiện các trường hợp có chấn thương sọ não kèm theo đểxửtrí thích hợp.


<b>4. ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>


- Nắn chỉnh lại xương gãy.
- Cố định xương gãy.


- Ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.


- Điều trị phải phục hồi chức năng và thẩm mỹ.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>
<i><b>4.2.1. Chuẩn bị trước mổ</b></i>



- Xq: blondeau hirtz, mặt thẳng nghiêng, ngực thẳng
- Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc


- Xét nghiệm nước tiểu thường quy


- Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin
- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu


- ECG


<i><b>4.2.2. Điều trị bằng phẫu thuật treo xương hàm trên.</b></i>
- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da.
- Rạch da đuôi cung mày.


- Nắn chỉnh và cố định


+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.


+Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.
+ Treo xương hàm trên vào mấu ngồi ổ mắt


- Cầm máu.


- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.


<i><b>4.2.3. Điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương hàm trên bằng nẹp vít</b></i>
- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da và niêm mạc.


+Đường rạch ngách tiền đình hàm trên cách ranh giới lợi dính khoảng 3 mm để kết hợp
xương ở trụ gò má và trụ hàm trên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

+ Đường dưới mi dưới để kết hợp bờ dưới ổ mắt.
- Nắn chỉnh và cố định.


+ Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.


+Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.
+ Kết hợp xương hàm trên bằng nẹp vít


- Cầm máu.


- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.
<i><b>4.2.4. Thuốc sau mổ</b></i>


- Dịch truyền


- Kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon
- Chống viêm, giảm đau, vitamin.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI </b>


<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Là tổn thương gãy, làm mất sự liên tục của xương hàm dưới.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Tai nạn giao thông.


- Tai nạn lao động.
- Tai nạn sinh hoạt.


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Chẩn đoán xác định </b>


<i><b>3.1.1. Triệu chứng lâm sàng gãy xương hàm dưới</b></i>


- Sưng nề và tụ máu: Tùy theo vị trí, mức độ chấn thương mà dấu hiệu sưng nề và tụ
máu có những mức độ nhiều ít khác nhau, có thể gặp ở ngồi hoặc trong miệng.


- Gián đoạn và đau chói bờ xương hàm dưới.
- Gián đoạn và di lệch cung răng.


- Sai khớp cắn.


- Lung lay răng và khối xương ổ răng.


- Có dấu hiệu di động của hai đầu xương gãy khi khám.


- Rối loạn vận động hàm dưới: há miệng hạn chế, lệch hàm sang bên khi há miệng.
- Dị cảm: thường biểu hiện tê mơi dưới, da vùng cằm.


- Có thể có tràn khí dưới da : sờ nắn có cảm giác lép bép hơi.
<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


X quang: Phim Panorama, phim mặt thẳng, phim hàm chếch, phim CT scanner…. Có
hình ảnh đường gãy, di lệch xương hàm….



<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt </b>


Gãy xương hàm dưới ln có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên không cần
chẩn đoán phân biệt.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>


- Nắn chỉnh lại xương gãy.
- Cố định xương gãy.


- Ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.


- Điều trị phải phục hồi chức năng và thẩm mỹ.


<b>4.2. Chuẩn bị trước mổ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

- Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc
- Xét nghiệm nước tiểu thường quy


- Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST, ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin
- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu


- ECG


<b>4.3. Điều trị cụ thể </b>


<i><b>4.3.1. Điều trị không phẫu thuật bằng nắn chỉnh và cố định</b></i>
- Nắn chỉnh xương gãy



+ Nắn chỉnh bằng tay.
+ Nắn chỉnh bằng lực kéo.
- Cố định xương gãy


+ Cố định bằng phương pháp cố định ngoài miệng: Băng cằm đầu, các khí cụ tựa trên
sọ.


+ Cố định trong miệng: cố định hai hàm bằng cung Tigersted hoặc nút Ivy trong thời
gian từ 4- 6 tuần


- Điều trị tồn thân: Kháng sinh nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon,
kháng viêm, giảm đau, vitamin, dinh dưỡng.


<i><b>4.3.2. Điều trị bằng phẫu thuật.</b></i>
- Kết hợp xương bằng chỉ thép


+ Bộc lộ ổ gãy.
+ Kiểm soát ổ gãy.
+ Nắn chỉnh và cố định.


+ Kết hợp xương bằng chỉ thép.
+ Cầm máu.


+ Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.
- Kết hợp xương bằng nẹp vít


+ Bộc lộ ổ gãy.
+ Kiểm soát ổ gãy.
+ Nắn chỉnh và cố định.
+ Kết hợp xương bằng nẹp vít.


+ Cầm máu.


+ Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Gãy xương gò má cung tiếp là tình trạng tổn thương gãy, gián đoạn xương gị má cung
tiếp.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Tai nạn giao thông.
- Tai nạn lao động.
- Tai nạn sinh hoạt…


<b>3.CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>


- Sưng nề, biến dạng mặt.


- Tụ máu quanh hốc mắt bên chấn thương.
- Ấn có điểm đau chói tương ứng điểm gãy.


- Sờ thấy dấu hiệu bậc thang, mất liên tục tại vị trí tương ứng điểm gãy.
- Há miệng hạn chế.



- Khớp cắn đúng.


- Có thể có dấu hiệu tê mơi trên bên gãy.
- Có thể có dấu hiệu song thị.


<i><b>3.1.2 Cận lâm sàng</b></i>


X quang: Phim Hirtz, Blondeau, CT Scanner, Conebeam CT. Thấy có hình ảnh đường
gãy và mức độ di lệch xương.


<b>3.2. Chẩn đốn phân biệt </b>


Gãy xương gị má cung tiếp ln có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên
khơng cần chẩn đóan phân biệt.


<b>4. ĐIỀU TRỊ</b>
<b>4.1. Nguyên tắc </b>


- Nắn chỉnh lại xương gãy.
- Cố định xương gãy.


- Ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.


- Điều trị phải phục hồi chức năng và thẩm mỹ.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

<i><b>4.2.1. Điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật</b></i>
- Áp dụng với các trường hợp gãy ít di lệch.



- Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh đưa các phần xương gãy về đúng vị trí giải phẫu.
- Kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon


- Kháng viêm, giảm đau, vitamin.
<i><b>4.2.2. Điều trị phẫu thuật</b></i>


Áp dụng với các trường hợp gãy di lệch.


<b>Chuẩn bị trước mổ</b>


- Xq: Panorama, phim mặt thẳng, phim hàm chếch, phim CT scanner, phim phổi.
- Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc


- Xét nghiệm nước tiểu thường quy


- Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST, ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin
- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu


- ECG


<b>Điều trị </b>


- Rạch da và niêm mạc.
- Bộc lộ các đầu xương gãy.


- Kiểm soát và nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.
- Kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc nẹp vít.


- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.



- Kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon
- Kháng viêm, giảm đau, vitamin.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DÍNH KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Dính khớp thái dương hàm là tình trạng hạn chế hoặc mất vận động của khớp do sự xơ
hóa, vơi hóa các thành phần của khớp như lồi cầu, ổ chảo, hõm khớp, dây chằng ngoài bao
khớp.


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Chấn thương


+ Tai nạn giao thông.
+ Tai nạn lao động.
+ Tai nạn sinh hoạt…


- Rối loạn sự phát triển của lồi cầu, lồi cầu quá phát hay giảm phát.
- Viêm khớp thái dương hàm.


- Viêm tuyến mang tai, biến chứng của viêm tai giữa…


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>
<i><b>3.1.1. Lâm sàng</b></i>



- Tồn thân thể trạng gầy yếu do hạn chế há miệng ăn nhai kém
- Ăn uống khó.


- Mặt ở tư thế thẳng mặt bất cân xứng cằm lệch về một bên, giảm phát tầng dưới mặt.
- Mặt ở tư thế nghiêng cằm tụt ra sau (dấu hiệu cằm mỏ chim).


- Hạn chế há miệng. Tùy mức độ dính có thể hạn mức độ há miệng từ 1 tới 2 cm hay
khít hàm hồn tồn.


- Sờ khớp thái dương hàm thấy lồi cầu hạn chế vận động hoặc thành khối dính với cung
tiếp khơng vận động.


- Khớp cắn sâu.
<i><b>3.1.2. Cận lâm sàng</b></i>


X quang: Panorama, hàm chếch một bên, CT scanner, Conebeam CT. Có hình ảnh tổn
thương khớp ở bốn mức độ:


- Độ 1


+ Lồi cầu có thể biến dạng.
+ Cịn hình ảnh khe khớp.
- Độ 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

- Độ 3: Có hình ảnh cầu xương giữa lồi cầu và hõm khớp.
- Độ 4: Có hình ảnh xương dính liền một khối với nền sọ.


<b>3.2. Chẩn đốn phân biệt </b>



Dính khớp thái dương hàm ln có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên
khơng cần chẩn đốn phân biệt.


<b>4. ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1. Ngun tắc</b>


- Phục hồi được sự vận động của khớp.
- Phục hồi được chức năng ăn nhai.


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>
<i><b>4.2.1. Điều trị bảo tồn</b></i>


Các trường hợp dính khớp ở mức độ 1: Hướng dẫn bệnh nhân tập há miệng bằng dụng
cụ banh miệng, tập vận động xương hàm dưới.


<i><b>4.2.2. Điều trị bằng phẫu thuật.</b></i>
<i><b>Chuẩn bị trước mổ</b></i>


- Xq: blondeau hirtz, mặt thẳng nghiêng, ngực thẳng
- Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc


- Xét nghiệm nước tiểu thường quy


- Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin
- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu


- ECG


<i><b>Tùy từng trường hợp, có thể áp dụng một trong hai phương pháp dưới đây:</b></i>
<i>a. Tạo hình khớp có ghép sụn sườn tự thân.</i>



- Rạch da.


- Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp.
- Cố định hai hàm.


- Lấy xương sụn sườn.
- Ghép xương sụn.


- Đặt dẫn lưu kín có áp lực, khâu đóng theo lớp.
<i>b. Tạo hình khe khớp và sử dụng vật liệu thay thế.</i>
- Rạch da.


- Cắt bỏ khối dính và tạo hình ổ khớp.
- Cố định hai hàm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

<i><b>Thuốc sau mổ:</b></i>


-Kháng sinh: nhóm beta lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon


-Kháng viêm, giảm đau, vitamin


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU SAU NHỔ RĂNG </b>


<b>1.ĐẠI CƯƠNG </b>


<b>1.1.Định nghĩa </b>



Chảy máu sau nhổ răng là một tai nạn khá thường, hoặc tức thì sau nhổ răng hoặc trong
những ngày kế tiếp.


<b>1.2. Nguyên nhân </b>


- Hoặc một trạng thái viêm cấp tính hay kinh niên, trên dây chằng (viêm khớp đơn) hay
trong vùng lân cận (bướu hạt).


- Hoặc sự còn lại của những mảnh xương vụn hay mảnh chân răng.


- Hoặc tính chất của thuốc tê: sự nở mạch liền theo sự co mạch do tác động của


- Hoặc sự rách một mạch máu nhỏ; động mạch răng sau trong vùng lồi củ hàm trên, hay
động mạch răng dưới.


Trước sự xuất huyết, người ta phải ln ln tìm kiếm một trong những nguyên nhân tại
chỗ kể trên, trước khi nghĩ đến một yếu tố toàn thân.


<b>2.ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN </b>


<b>2.1.Bệnh sử </b>


Chảy máu sau nhổ răng.


<b>2.2. Lâm sàng </b>


- Chảy máu sau nhổ răng nhiều giờ không cầm, bệnh nhân nhổ ra nhiều máu.
- Máu chảy ra từ ổ răng.


- Hoặc có thể thấy một vòi máu nhỏ của động mạch.



<b>2.3. Cận lâm sàng </b>


- Xét nghiệm: tổng phân tích tế bào máu, TQ, TCK, nhóm máu, Rhd và các xét nghiệm
sinh hóa thường quy.


- X-quang: phim ổ răng, hàm chếch một bên, Panorama.


<b>3. CHẨN ĐOÁN CHẢY MÁU SAU NHỔ RĂNG </b>


- Chảy máu sau nhổ răng do nguyên nhân tại chỗ.
- Chảy máu sau nhổ răng có kèm yếu tố tồn thân.


<b>4.ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU SAU NHỔ RĂNG </b>


<b>4.1. Mục đích điều trị </b>


Cầm máu.


<b>4.2. Nguyên tắc điều trị </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

- Cầm máu.


<b>4.3. Điều trị cụ thể </b>


<i><b>4.3.1. Chảy máu sau nhổ răng do nguyên nhân tại chỗ</b></i>
- Gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng.


- Xác định điểm xuất phát chảy máu.
- Xem lại ổ răng.



- Lấy hết cục máu đông.
- Bơm rữa nạo kỹ ổ răng.


- Lấy chóp răng, u hạt, mảnh xương vụn hay mảnh xương ổ gãy nếu có.
- Bơm rửa sạch, thấm khơ.


- Nhét vào ổ răng xốp spongel.
- Khâu niêm mạc ổ răng.


- Đặt một cuộn gạc trên ổ răng và cho bệnh nhân cắn chặt trong vòng 30’.
<i><b>4.3.2. Chảy máu sau nhổ răng có kèm yếu tố tồn thân</b></i>


- Xử trí tại chỗ: như trên.


- Tồn thân: kết hợp các chuyên khoa liên quan (Huyết học..).


<b>5. THEO DÕI TÁI KHÁM CHẢY MÁU SAU NHỔ RĂNG </b>


- Chảy máu do nguyên nhân tại chỗ, thường không nguy hiểm đến tính mạng.
- Cầm máu tại chỗ là chủ yếu và đủ, không cần nhập viện.


- Tái khám nếu còn chảy máu.


- Cần lưu ý các trường hợp chảy máu sau nhổ răng có kèm yếu tố tồn thân, hướng dẫn
BN điều trị chuyên khoa.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Lê Đức Lánh (2011), “ Phẫu thuật miệng, gây tê nhổ răng”, tập 1, Nhà xuất bản Y học.


2. Lê Văn Sơn (2013), ”Bệnh lý và Phẫu thuật hàm mặt” - Trường Đại học Y Hà Nội,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NANG VÙNG HÀM MẶT </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG NANG VÙNG HÀM MẶT </b>


<b>1.1. Định nghĩa </b>


Nang được định nghĩa là 1 túi chứa dịch có thành được lót bởi 1 lớp biểu mơ. Lớp biểu
mơ này liên quan đến sự tăng sinh của các tế bào biểu mơ trong giai đoạn hình thành răng
hay ở giai đoạn phôi. Khi phát triển, nang thường không gây triệu chứng trừ khi bị nhiễm
trùng thứ phát.


<b>1.2. Phân loại </b>


Gồm nang biểu mô và không biểu mô ( dựa theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (1992):


<i><b>1.2.1. Nang biểu mô do tăng trưởng</b></i>
<i>1.2.1.1. Do tế bào tạo răng</i>


a. Nang nguyên phát.


b. Nang lợi (nang nướu răng).
c. Nang mọc răng.


d. Nang thân răng (nang mọc răng ngầm).
<i>1.2.1.2. Không do tế bào tạo răng</i>


a. Nang mũi khẩu.
b. Nang gò cầu hàm.


c. Nang mũi môi.


<b>1.2.2. Nang biểu mô do nhiễm trùng </b>
<b>1.3. Cận lâm sàng </b>


X - Quang (phim quanh chóp, Panorex, Occlusal, CT Scanner)


- Dù mỗi loại nang có những đặc điểm X-quang riêng biệt, nhưng thường các nang
trong xương đều có một số đặc điểm X-quang chung giúp chẩn đốn nang.


- Thường nang trong xương có hình ảnh một vùng thấu quang dạng tròn hay bầu dục,
đen đều, đậm, đồng nhất, có giới hạn rõ rệt, có đường viền cản quang. Có thể đẩy lệch răng,
tiêu ngót chân răng.


- Nếu nang bị bội nhiễm thì đường viền cản quang khơng cịn rõ rệt, mà bị nhoà, gián
đoạn hay mất hẳn, mật độ thấu quang không đồng đều.


* Nếu mổ lấy nang, các xét nghiệm cần thiết trước mổ là:
- Tổng phân tích tế bào máu 10 thông số, trước đây gọi là CTM.
- Ts, Tc.


- Xét nghiệm nước tiểu thường quy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, Protid máu.
- ECG.


<b>2.CÁ C THỂ LÂ M SÀNG NANG VÙNG HÀM MẶT</b>


<b>2.1.Nang quanh chóp </b>
<i><b>2.1.1. Nguyên nhân</b></i>



-Nang quanh chóp là 1 loại nang biểu mô xương hàm liên quan đến nhiễm trùng chân răng.
<i><b>2.1.2. Lâm sàng</b></i>


- Nang phát triển từ 1 răng sâu sau đó gây hoại tử tủy, nhiễm trùng gây kích thích cấc tế
bào biểu mơ cịn sót lại ở chóp răng phát triển tạo nang.


- Bệnh nhân đau răng nguyên nhân, răng thường có lỗ sâu nhiễm trùng tủy mãn tái phát
nhiều lần. Giai đoạn bội nhiễm gây viêm cấp có thể tạo abcès, chảy dịch nang, răng lung lay,
nướu và xương quanh chóp răng phồng lên.


<i><b>2.1.3. Điều trị</b></i>


- Mở xương, nạo nang, cắt chóp răng, nếu nang lớn cần phải nhổ răng nguyên nhân.


<b>2.2. Nang thân răng </b>
<i><b>2.2.1. Nguyên nhân</b></i>


- Là nang biểu mô bao chung quanh thân răng ngầm hay những cấu trúc dạng răng, xuất
phát từ những mảnh cấu trúc men răng sau khi hình thành cấu trúc răng.


<i><b>2.2.2. Lâm sàng</b></i>


- Lứa tuổi: thanh thiếu niên.


- Tình cờ phát hiện do thiếu răng hay khi có biến chứng nhiễm trùng, làm phồng ngách
hành lang, hút có dịch vàng chanh.


<i><b>2.2.3. Điều trị</b></i>



- Tùy theo vị trí và chiều hướng cửa răng ngầm có thể giữ răng hay nhổ. Với răng mọc
đúng vị trí chỉ cần rạch niêm mạc nướu để bảo tồn răng.


- Đa số các trường hợp có chỉ định mổ lấy tồn bộ răng ngầm.


<b>2.3. Nang mọc răng</b>
<i><b>2.3.1. Lâm sàng</b></i>


- Thường gặp ở trẻ em có dạng bóng nước màu xanh phủ lên trên các răng chưa mọc,
thường khơng có triệu chứng hoặc tự nhiên vỡ.


<i><b>2.3.2. Điều trị</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

<b>2.4. Nang nguyên thủy </b>
<i><b>2.4.1. Lâm sàng</b></i>


- Chiếm khoảng 11% các nang xương hàm, thường liên hệ với một răng bình thường
hoặc răng dư.


<i><b>2.4.2. Điều trị</b></i>


- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ.


<b>2.5. Nang nướu</b>


<i><b>2.5.1. Nguyên nhân: </b></i>từ mơ bì tạo răng hay do chấn thương vùi tế bào niêm mạc miệng
vào bên trong nướu.


<i><b>2.5.2. Lâm sàng</b></i>



- Ở mọi tuổi, là khối sưng nhỏ khoảng 1 cm, ở nướu rời hay nướu dính, khơng đau. Ở
trẻ em còn gọi là hạt Epstein, tự vỡ và mất đi.


<i><b>2.5.3. Điều trị</b></i>


- Phẫu thuật lấy toàn bộ.


<b>2.6. Nang răng cửa </b>
<i><b>2.6.1. Nguyên nhân</b></i>


- Thuộc loại nang khe, do sự thối hố của các mảnh biểu bì cịn tồn tại ở ống mũi khẩu.
<i><b>2.6.2. Lâm sàng</b></i>


- Ít khi phát hiện ở giai đoạn đầu, chỉ sưng to ở khẩu cái trên đường giữa và sau răng
cửa hay nhiễm trùng thứ cấp gây sưng đau, tụ mủ.


<i><b>2.6.3. Cận lâm sàng</b></i>


- X-Quang: phát hiện vùng thấu quang giới hạn rõ ở vùng ống khẩu cái, trên phim mặt
nhai có hình trái tim, mũi nhọn quay ra trước, có thể chập với lổ răng cửa hay chóp răng cửa
giữa, không liên quan với răng nguyên nhân.


<i><b>2.6.4. Điều trị</b></i>
- Cắt bỏ tồn bộ.


<b>2.7. Nang gị cầu hàm </b>
<i><b>2.7.1. Nguyên nhân</b></i>


- Phát triển từ các tế bào biểu mơ cịn sót lại ở phần giữa xương mũi và xương hàm trên.
<i><b>2.7.2. Lâm sàng</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

<i><b>2.7.3. Điều trị</b></i>


- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ


<b>2.8. Nang mũi môi </b>
<i><b>2.8.1. Nguyên nhân</b></i>


- Phát triển từ các tế bào biểu mơ cịn sót lại ở phần bên xương mũi và xương hàm trên,
phát triển ra phía đáy mũi.


<i><b>2.8.2. Lâm sàng</b></i>


- Biểu hiện bằng sưng phồng nâng cao bờ lổ mũi và cánh mũi, nhô cao ra ở vùng trước
ngách lợi.


<i><b>2.8.3. Điều trị</b></i>


- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ.
<i><b>2.8.4. Cận lâm sàng</b></i>


- X-Quang: Thấy có vùng thấu quang quanh chóp


<b>2.9. Nang niêm dịch </b>
<i><b>2.9.1. Nguyên nhân</b></i>


- Liên quan đến tuyến nước bọt phụ.
<i><b>2.9.2. Lâm sàng</b></i>


- Mọi tuổi nhưng thường gặp ở người trẻ. Có thể xảy ra ở mọi vùng trong miệng, nhưng


thường nhất là vùng môi dưới. Khối sưng xanh tím (nơng), hay niêm mạc phủ bình thường
(nằm sâu), giới hạn rõ, di động, dễ vỡ hay chảy dịch nhầy trong rồi lại kín miệng tái phát.


<i><b>2.9.3. Điều trị</b></i>


- Phẫu thuật lấy nang. Cắt tuyến nếu tái phát.


<b>2.10. Nang nhái </b>
<i><b>2.10.1. Nguyên nhân</b></i>


- Do chấn thương ống tuyến dưới lưỡi, ít gặp hơn nang niêm dịch.
<i><b>2.10.2. Lâm sàng</b></i>


- Khối sưng một bên sàng miệng, có thể căng phồng xanh tím như bụng con nhái,
khơng gây đau nhức, mềm căng, tiến triển chậm.


- Nếu nang ở nơng thì được phủ bởi niêm mạc mỏng màu xanh, nếu ở sâu thì niêm mạc
màu bình thường. Nang to có thể ảnh hưởng cử động lưỡi, hay tự vỡ chảy dịch nhầy trắng, rồi
lại tái phát. Có thể lan xuống vùng dưới hàm.


<i><b>2.10.3. Điều trị</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

<b>3.CHẨN ĐOÁN NANG VÙNG HÀM MẶT </b>
<b>3.1. Tiêu chuẩn xác định </b>


- Lâm sàng kết hợp X- quang.
- Cắt trọn nang làm giải phẫu bệnh.


<b>3.2. Chẩn đoán phân biệt</b>



- Các loại U bướu vùng hàm mặt.


<b>3.3. Chẩn đoán độ nặng - giai đoạn</b>


- Nang thường phát triển qua 4 giai đoạn:
<i><b>3.3.1. Giai đoạn thầm lặng</b></i>


- Nang nhỏ nằm sâu trong xương hàm, không gây triệu chứng. Bệnh nhân tình cờ phát
hiện (do chụp phim).


<i><b>3.3.2. Giai đoạn làm biến dạng xương hàm: </b></i>nang phát triển to làm biến dạng xương,
sờcó triệu chứng quả bóng bàn.


<i><b>3.3.3. Giai đoạn lộ rõ ra ngồi</b></i>


- Sờ chỉ cịn thấy vỏ xương mỏng, niêm mạc phủ có màu xanh nhạt (chưa nhiễm trùng),
đỏ sậm (có nhiễm trùng).


<i><b>3.3.4. Giai đoạn tự vỡ</b></i>


- Chấn thương do ăn nhai, có lổ dị ra ngồi.


<b>3.4. Lưu đồ chẩn đốn </b>


<b>4.ĐIỀU TRỊ NANG VÙNG HÀM MẶT </b>


<b>4.1. Mục đích điều trị </b>


- Lấy nang làm giải phẫu bệnh.



<b>4.2. Nguyên tắc điều trị</b>


- Lấy trọn nang hoặc thông túi nang ra ngoài.
- Loại bỏ nguyên nhân.


- Bảo tồn mơ tối đa có thể.


<b>4.3. Điều trị cụ thể </b>


- Dù lành tính nhưng phải điều trị vì:


+ Nang tiến triển tăng kích thước và có thể nhiễm trùng thứ cấp + Sự hiện diện của
nang tạo điểm yếu ở xương hàm dê gây gãy xương bệnh lý + Sự lành tính của nang chỉ chắc
chắnsau khi lấy nang và kiểm tra giải phẩu bệnh lý.


+ Nang to có thể ảnh hưởng cấu trúc lân cận như xoang hàm, thần kinh răng dưới.
- Hai phương pháp phẫu thuật điều trị nang là:


+ Phẫu thuật lấy trọn nang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

* <i>Chuẩn bị trước phẩu thuật:</i>


-Xquang ổ răng, panorama, CT scan
- Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc
- Xét nghiệm nước tiểu thường quy


- Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin
- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu


- ECG



* <i>Phương pháp phẫu thuật: </i>

-

Gây mê NKQ.


- Đường mổ trong miệng đối với nang xương hàm trên hoặc nang vùng cằm, vùng cành
ngang xương hàm dưới. Tạo vạt bao hình thang theo đường cổ răng. Lật vạt niêm mạc bộc lộ
mặt ngoài xương hàm.


Đựờng mổ ngoài mặt đối với nang vùng góc hàm, cành đứng xương hàm dướiđể dễ
kiểm soát chảy máu và tránh dây thần kinh đồng thời bộc lộ rõ được tổn thương nhằm giải
quyết triệt để. Rạch da dưới bờ dưới cành ngang hoặc sau bờ sau cành đứng. Bóc tách các lớp:
da và tổ chức dưới da, cơ, màng xương để bộc lộ mặt ngoài xương hàm.


- Nếu xương mặt ngoài chưa bị phá hủy, khoan xương mở đường vào hốc nang.

-

Nạo bỏ sạch toàn bộ vỏ bọc nang. Nhổ các răng liên quan hốc nang.


-

Gặm chỉnh, mài tròn các bờ xương bén nhọn.


-

Bơm rửa sạch, sát trùng hốc nang bàng Betađine đậm đặc.


-

Cầm máu chảy từ xương trong hốc nang bằng đốt diện, nhét Surgicel ép chặt tại chỗ
rồi nhét mèche có bôi mỡ kháng sinh lấp đầy hốc nang. Phần đuôi mèche để ngồi hốc nang
khoảng 1- 2 cm có tác dụng dẫn lưu.


-

Khâu đóng vạt niêm mạc trong miệng bằng chỉ Vicryl 3.0. Nếu vét mổ ngồi mặt khâu
đóng 2 lớp với Vicryl 4.0 và Nylon 5.0


*

Săn sóc sau phẫu thuật:


-Thuốc sau mồ: kháng sinh đường tĩnh mạch nhóm Cephalosporin thế hệ 3 phối hợp với


kháng sinh trị vi khuẩn yếm khí Metronidazole 7- 10 ngày. Kháng viêm Solumedrol 40 mg 2
ống/ngày/3- 5 ngày. Thuốc giảm đau 3- 5 ngày.


-

Ăn lỏng, ăn mềm và súc miệng bằng Betadine pha loãng với nước muối đẳng trương.
- Rút mèche sau 7- 8 ngày.


<b>5. THEO DÕI TÁI KHÁM NANG VÙNG HÀM MẶT </b>
<b>5.1. Tiêu chuẩn nhập viện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

- Bệnh nhân có bệnh lý nền tồn thân cần điều trị nội khoa.


<b>5.2. Theo dõi </b>


- Theo dõi hậu phẫu về chảy máu, sưng đau.


<b>5.3. Tiêu chuẩn xuất viện</b>


- Bệnh nhân tổng trạng ổn, giảm sưng đau.


<b>5.4. Tái khám </b>


- Theo hẹn để xem kết quả về giải phẫu bệnh.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO: </b>


1. Phạm Đăng Diệu (2008), Giải phẩu đầu mặt cổ, nhà xuất bản Y học chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh, tr 52-67.


2. Lê Đức Lánh, 2011, “Phẫu thuật nang vùng miệng và hàm mặt”, Phẫu thuật miệng,
Nhà xuất bàn Y học, pp 157 - 174.



</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT </b>
<b>1. ĐỊNH NGHĨA </b>


Là tình trạng tổn thương mơ mềm vùng hàm mặt do chấn thương với một hoặc các biểu
hiện như bầm tím, đụng giập, rách, chảy máu, thiếu hổng mô.…


<b>2. NGUYÊN NHÂN </b>


- Do tai nạn giao thông.
- Do tai nạn lao động.
- Do tai nạn sinh hoạt…


<b>3. CHẨN ĐỐN </b>


<b>3.1. Chẩn đốn xác định </b>


Chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng , một số trường hợp có thể kết hợp cận lâm sàng.
<i><b>3.1.1. Vết thương xây sát</b></i>


- Tổn thương nông trên mặt da đến lớp thượng bì với biểu hiện có vết xước, rớm máu,
xây xát.


- Có thể có dị vật, có thể làm thay đổi màu sắc da nếu không được làm sạch.
- Bệnh nhân cảm thấy rất đau, rát do bong lớp thượng bì, hở đầu mút thần kinh.
<i><b>3.1.2. Vết thương đụng dập</b></i>


- Da có biểu hiện xuất huyết, tụ máu tại chỗ, có biểu hiện bầm tím, phù nề và biến dạng
mơ mềm.



- Bề mặt vết thương đụng giập có thể màu tím hoặc vàng nếu bệnh nhân đến muộn.
<i><b>3.1.3. Vết thương rách da</b></i>


- Rách da với các kích thước khác nhau. Vết rách có thể gọn hoặc nham nhở. Hai mép
vết rách có thể đóng kín hoặc hở. Có thể có dị vật.


- Rách mơ mềm dưới da: có thể có tổn thương rách cơ, tổn thương thần kinh, mạch máu,
tuyến nước bọt….


- Có thể có rách niêm mạc.


- Chảy máu: tùy vị trí và mức độ tổn thương mà có chảy máu ở các mức độ khác nhau.
<i><b>3.1.4. Vết thương xuyên</b></i>


- Có tổn thương xuyên thấu đi từ da, qua các mô mềm dưới da và niêm mạc thông với
các hốc tự nhiên vùng hàm mặt như: khoang miệng, hốc mũi, xoang hàm…


- Tùy theo vết thương xuyên thông vào vùng nào mà có triệu chứng liên quan kèm theo
như: rách niêm mạc miệng và chảy máu miệng, rách niêm mạc mũi và chảy máu qua ngách
mũi…


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

-Cận lâm sàng: X quang: nếu tổn thương chảy máu xoang hàm thì có hình ảnh mờ xoang
hàm…


<i><b>3.1.5. Vết thương mất mơ</b></i>


- Mất da: với kích thước khác nhau tùy theo loại thương.


- Mất mô dưới da: vết thương có thể gây mất cơ, để lại thiếu hổng mơ.



- Tổn thương mạch máu: có thể có tổn thương mạch máu gây chảy máu với các mức độ
khác nhau.


- Biểu hiện tổn thương thần kinh: có thể có dấu hiệu tê bì ở vùng da tương ứng nếu có
tổn thương thần kinh.


- Rị nước bọt: nếu có tổn thương tuyến nước bọt hoặc ống tuyến.
- Dị vật vùng tổn thương: có thể có dị vật.


- Có biểu hiện co kéo làm biến dạng.
<i><b>3.1.6. Vết thương hỏa khí</b></i>


- Tổn thương mơ mềm: tùy từng trường hợp mà có thể có các mức độ tổn thương khác
nhau như tổn thương da, mô mềm dưới da, mất mô….


- Đặc điểm tổn thương: đường vào nhỏ, đường ra to, mô bị tổn thương rộng kèm theo dị
vật….


- X quang: có thể có hình ảnh các dị vật ở các vùng tổn thương.
<i><b>3.1.7. Vết thương tuyến nước bọt</b></i>


- Rách da vùng tuyến nước bọt.


- Tổn thương nhu mô tuyến nước bọt, có thể có dấu hiệu chảy nước bọt qua vùng tổn
thương.


- Tổn thương niêm mạc miệng tương ứng ống tuyến và ống tuyến, có dấu hiệu chảy
nước bọt qua vùng tổn thương ống tuyến.


<i><b>3.1.8. Vết thương bỏng</b></i>


- Da đỏ, có thể có vết chợt.


- Có phỏng nước vùng tổn thương.


- Có các biểu hiện nhiễm trùng nếu bệnh nhân đến muộn.


<b>3.2. Chẩn đốn phân biệt </b>


Các tổn thương mơ mềm vùng hàm mặt ln có các triệu chứng rõ rệt vì vậy khơng cần
chẩn đóan phân biệt.


<b>4.ĐIỀU TRỊ </b>
<b>4.1.Ngun tắc </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

- Làm sạch tổn thương và loại bỏ hết dị vật.
- Cắt lọc tiết kiệm da và mô mềm dưới da.
- Cầm máu kỹ.


- Khâu phục hồi


+ Khâu kín từ trong ra ngồi đặc biệt lớp niêm mạc.


+ Khâu đúng vị trí giải phẫu, tránh để khoang ảo, không căng.
+ Khâu đóng ngay nếu vết thương sạch.


-Xét nghiệm tiền phẫu:


+ Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc
+ Xét nghiệm nước tiểu thường quy



+ Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin
+ Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu


+ ECG


<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>
<i><b>4.2.1. Vết thương xây sát</b></i>
- Vết thương nhỏ


+ Làm sạch bằng nước muối sinh lý, lấy bỏ dị vật.
+ Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.
- Vết thương lớn


+ Vô cảm: gây tê, trong một số trường hợp có thể gây mê.


+ Điều trị vết thương: lau rửa bằng gạc hoặc dùng bàn chải với xà phịng, thìa nạo….
+ Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.


<i><b>4.2.2. Vết thương đụng dập</b></i>


- Nếu máu tụ đang hình thành: băng ép để cầm máu.


- Tụ máu đã cầm: Nếu tụ máu nhỏ thì theo dõi để tự tiêu. Nếu lớn thì phải phẫu
thuật lấy máu tụ.


- Tụ máu chưa cầm: mở ra lấy máu tụ, cầm máu và băng ép.
- Tụ máu lâu, có xu hướng nhiễm trùng: rạch lấy bỏ máu tụ
<i><b>4.2.3. Vết thương rách da</b></i>


- Làm sạch



+ Rửa vết thương: rửa bằng nước muối sinh ly dưới áp lực. Trường hợp vết thương bẩn
dùng nước Ôxy già hoặc nước muối pha Betadin.


+ Lấy bỏ hết dị vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

+ Vết thương rộng lẫn nhiều dị vật hoặc bẩn: bệnh nhân được gây mê, dùng bàn chải
phẫu thuật chải rửa để loại bỏ dị vật.


- Cắt lọc tiết kiệm


+ Da: cắt xén mép da. Bảo tồn vạt da còn cuống.
+ Cơ: cắt bỏ phần cơ dập nát hoại tử.


- Cầm máu: lựa chọn các phương pháp
sau + Kẹp mạch.


+ Đốt điện.
+ Khâu cầm máu.
- Khâu phục hồi


+ Yêu cầu: khâu đúng vị trí giải phẫu, từ trong ra ngồi, tránh để khoang ảo, khơng
được căng, lớp niêm mạc phải kín tuyệt đối.


+ Phương pháp khâu: lựa chọn kiểu khâu, mũi rời, khâu vắt, trong da, xa gần….


+ Thời gian được đóng kín da: tương đối, nếu vết thương sạch đóng kín, nếu vết thương
bẩn đóng thì hai.


<i><b>4.2.4. Vết thường xuyên</b></i>



- Vết thương nhỏ, không chảy máu, không dị vật: không phẫu thuật, điều trị kháng sinh,
chống phù nề, thay băng, theo dõi.


-Vết thương to, chảy máu nhiều, có dị vật: phẫu thuật làm sạch, cầm máu, đóng vết thương.
<i><b>4.2.5. Vết thương mất mô</b></i>


- Vết thương nhỏ: bóc tách, khâu phục hồi.


- Mất mơ rộng: tạo hình, đóng kín vùng thiếu hổng mơ.
<i><b>4.2.6. Vết thương hỏa khí</b></i>


Phẫu thuật cầm máu, loại bỏ dị vật, tạo hình đóng kín vết thương.
<i><b>4.2.7. Vết thương tuyến nước bọt</b></i>


Tổn thương có thể ở nhu mơ hoặc ống tuyến.
- Dị nước bọt ở nhu mơ: khâu phục hồi.


- Dị ở ống tuyến: nối, hoặc dẫn lưu vào trong miệng.
<i><b>4.2.8. Vết thương bỏng</b></i>


- Chườm lạnh, chống shock, bù nước, điện giải, dùng kháng sinh….


-Khi tổn thương đã ổn định tùy tình trạng mà có thể ghép da hoặc tạo hình phục hồi vết thương.


<i><b>4.3. Cận lâm sàng</b></i>


Để đánh giá hết tổn thương, tránh bỏ sót, cần tiến hành chụp phim xquang thường quy
(mặt thẳng, nghiêng, hàm chếch, ổ răng, blondeau, hirtz…), panorama, CT scan…



</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

<i><b>4.4. Săn sóc sau phẩu thuật</b></i>


- Thuốc kháng sinh: nhóm beta lactam hoặc nhóm macrolid, quinolon…
- Kháng viêm, giảm đau.


- Chăm sóc vết thương hằng ngày.
- Cắt chỉ sau 5-7 ngày.


<b>5.TIÊN LƯỢ NG VÀ BIẾN CHỨNG </b>


<b>5.1.Tiên lượng </b>


- Điều trị sớm và đúng nguyên tắc sẽ cho kết quả tốt.


- Điều trị muộn và sai nguyên tắc có thể gây ra tai biến, di chứng trầm trọng, làm ảnh
hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.


<b>5.2. Biến chứng </b>


- Nhiễm trùng vết thương.
- Rò nước bọt.


- Sẹo xấu ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ …


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>A.Tiếng Việt </b>


1.<i>Atlas Giải Phẫu Học</i>, tr.25-28, Bộ môn giải phẫu, Học viện Quân Y.


2. Hà Hồng Diệp (1999), “Nghiên cứu một số chỉ số sọ mặt ở người V tr.48 – 84, Luận


văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại Học Y Hà Nội.


3. Trương Mạnh Dũng (1998), “Tình hình chấn thương hàm mặt tại Viện Răng
hàm mặt Hà Nội trong 11 năm (1988-1998)”, <i>Tạp chí Y học Việt Nam số10-11</i>.


4. Nguyễn Hồng Đức (1979), <i>Chấn thương vùng hàm mặt tập 2</i>, tr.208-210, Nhà xuất
bản Y học Hà Nội.


5. Lê Văn Sơn (1998), “Chấn thương vùng hàm mặt”, tr.68-75, <i>Bài giảng Răng</i>
<i>hàm mặt, </i>Nhà xuất bản Y học 1998.


<b>B. TIẾNG ANH </b>


1. Allan G.F (2007), “Getting The Most Out of Panoramic Radiographic
Interpretation” , pp.1 - 6, <i>Panoramic Radiology</i>.


2. Robert V. Waler (1991), “Management of Head and Neck injuries”, pp.302-305,
Mandibular Fracture, W.B Saunders Company Phiadenphia, LonDon,Toronto, Montreal,
Sydney, Tokyo 1991.


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

<b>PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT </b>
<b>1. ĐẠI CƯƠNG CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT </b>


<b>1.1. Định nghĩa</b>


- Chấn thương hàm mặt là chấn thương làm tổn thương các cơ quan vùng hàm mặt.


<b>1.2. Nguyên nhân </b>


- Khoảng 90% chấn thương hàm mặt là do tai nạn giao thông, 10%: tai nạn lao động và


nguyên nhân khác.


<b>1.3. Phân loại </b>


- Tất cả chấn thương hàm mặt có thể chia thành hai nhóm chính :chấn thương phần
mềm và chấn thương gãy xương hàm mặt.


- Việc phân loại chấn thương hàm mặt rất cần thiết vì sẽ giúp hệ thống hóa chấn thương
hàm mặt về phương diện sinh bệnh học, chẩn đoán cũng như điều trị.


<b>2.ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN </b>


<b>2.1.Khám lâm sàng </b>


- Chủ yếu dựa vào lâm sàng.


Trong chấn thương hàm mặt, cần dựa trên hai yếu tố: loại tổn thương và vị trí tổn thương.


<b>2.2. Cận lâm sàng </b>


- X-quang thường quy (hàm chếch, mặt thẳng, blondeau, hirtz, x quang ngực thẳng...),


- Siêu âm bụng.


- Xét nghiệm tiền phẫu:


+ Tổng phân tích tế bào máu, Ts, Tc
+ Xét nghiệm nước tiểu thường quy


+ Sinh hoá máu: chức năng gan, thận AST,ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin


+ Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, protid máu


+ ECG


<b>3.CHẨN ĐOÁN </b>


<b>3.1. Chấn thương phần mềm hàm mặt </b>


- Chấn thương đụng dập mô mềm: gây tổn thương mô cơ, mạch máu, thần kinh: sưng
nề, tụ dịch máu, đau nhức (thường gặp ở má, cằm, mũi, trán...)


- vết thương xây xát, lóc da vùng hàm mặt: chủ yếu tổn thương lớp da (thường gặp ở
vùng má, cằm, môi, mũi, trán.)


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

+ Sâu: rách da → mô dưới da sâu → cơ → lộ xương → đứt mạch máu thần kinh lớn.
Nguyên nhân do va chạm với vật sắc, nhọn, lực va chạm lớn.


-Vết thương xuyên thủng:
Xuyên qua nhiều lớp mô mềm.


Nguyên nhân: do vật bén nhọn, độ sâu vết thương tùy thuộc lực tác động.
- Vết thương bỏng.


- Vết thương do hỏa khí.


<b>3.2. Chấn thương gãy xương hàm mặt </b>
<i><b>3.2.1. Gãy 1/3 trên khối mặt</b></i>


- Xương trán.
- Xương thái dương.


- Bờ trên ổ mắt.


<i><b>3.2.2. Gãy 1/3 giữa khối mặt (tầng giữa mặt)</b></i>
- Gãy xương hàm trên Lefort I, II, III.


- Gãy dọc giữa, bên xương hàm trên.
- Gãy khối hàm gò má - cung tiếp.
- Gãy các bờ hốc mắt.


- Gãy răng và xương ổ răng hàm trên.


<i><b>3.2.3. Gãy 1/3 dưới khối xương mặt (xương hàm dưới)</b></i>
- Gãy vùng cằm.


- Gãy cành ngang.
- Gãy góc hàm.
- Gãy cành lên.
- Gãy lồi cầu.
- Gãy mõm vẹt.


- Gãy răng và xương ổ răng hàm dưới.


<b>4. ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT </b>
<b>4.1. Nguyên tắc điều trị </b>


- Tùy theo mức độ chấn thương mà có biện pháp xử trí cấp cứu kịp thời thích hợp.
- Bảo tồn tối đa các tổ chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

<b>4.2. Điều trị cụ thể </b>



<i><b>4.2.1. Xử trí chấn thương phần mềm hàm mặt</b></i>


- Khai thông đường thở: hút máu họng, mũi ..đặt nội khí quản khi cần thiết.


- Cầm máu vết thương kịp thời nhằm giảm thiểu sự mất máu, tránh sốc cho bệnh nhân
(cột động, tĩnh mạch bị đứt, băng ép vết thương).


- Chích ngừa uốn ván (SAT).
- Làm sạch vết thương:


+ Gắp dị vật kim loại, đá cát...


+ Rửa vết thương bằng dung dịch oxy già, nước muối sinh lý NaCl 9% hay dung dịch


- Gây tê tại chỗ, cắt lọc vết thương, khâu vết thương theo từng lớp giải phẫu bằng chỉ vicry
4.0,5.0 hoặc chromic 3.0,4.0.Khâu ngoài bằng chỉ nylon hoặc chỉ silk→ băng vết thương.


Vết thương thiếu hỏng tổ chức nhiều thì chăm sóc vết thương hang ngày rửa và đắp
dung dịch DaKin cho đến khi lên mơ hạt thì tiến hành ghép da,nếu thiếu hỏng ít thì dùng vạt
da xoay trượt để khâu kín


- Thuốc kháng sinh: nhóm beta lactam hoặc nhóm macrolid, quinolon…
-Kháng viêm, giảm đau.


- Chăm sóc vết thương hằng ngày.
- Cắt chỉ sau 5-7 ngày.


<i><b>4.2.2. Cấp cứu trong gãy xương hàm mặt</b></i>


- Nhét mèche mũi sau và trước 2 bên (gãy tầng mặt giữa).


- Khai thông đường thở (hút máu, mũi, họng).


- Đặt nội khí quản hoặc khai khí quản (nếu cần).
- Truyền dịch.


- Khâu vết thương (nếu có.)
- Chích SAT ngừa uốn ván.


- Truyền máu (nếu mất máu nhiều).


- Cố định tạm thời xương hàm gãy bằng cung kim loại + chỉ thép hoặc chỉ thép buộc
hình trịn, số 8 hay bậc thang tùy trường hợp gãy di lệch nhiều hay ít.


- Nếu máu vẫn còn chảy rỉ rả theo đường gãy dọc sau khi nhét mèche mũi và khâu niêm
mạc rách, cần phải băng ép niêm mạc khẩu cái nơi đường gãy bằng khay lấy dấu + nhét gạc
chặt giữa khay và niêm mạc khẩu cái rồi cố định khay vào răng hàm trên bằng chỉ thép.


- Trường hợp gãy vụn XHD vùng cằm làm lưỡi tụt về phía sau chèn ép đường thở, cần
phải cố định đầu lưỡi kéo về phía trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

- Chỉnh hình xương.


- Nắn chỉnh - cố định hai hàm vào khớp cắn đúng bằng cung và cao su.
- Kết hợp xương bằng nẹp - vis.


Trường hợp mặt biến dạng phức tạp có thể phối hợp đa chuyên khoa RHM, TMH, Mắt,
Tạo hình, Ngoại TK.


<b>5. THEO DÕI TÁI KHÁM </b>
<b>5.1. Tiêu chuẩn nhập viện </b>



- Tùy theo loại chấn thương và mức độ nặng nhẹ mà có các cách xử lý khác nhau.
- Các chấn thương cần phải theo dõi, phẫu thật thì bắt buộc phải nhập viện.


<b>5.2. Theo dõi </b>


- Các trường hợp chấn thương nặng, đa chấn thương.
- Sự cân đối của gương mặt.


- Tương quan khớp cắn của hai hàm ở các tư thế.


<b>5.3. Tiêu chuẩn xuất viện </b>


- Hậu phẫu ổn định, khơng có sự nhiễm trùng vết mổ.
- Vết thương lành tốt, xương hàm mặt được bất động.
- Khớp cắn đúng.


- Xuất viện sau 5-10 ngày.


<b>5.4. Tái khám </b>


- Tùy theo các trường hợp cụ thể theo dõi và tái khám sau 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng để đánh giá sự lành xương.


- Nếu có cố định hai hàm thì sau khi tháo cung, hướng dẫn BN tập há miệng đúng, tích
cực.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Hoàng Tử Hùng (2003),”Giải Phẫu Răng”, Nhà xuất bản Y học.



2. Lâm Ngọc Ân ,”Chấn thương hàm mặt do nguyên nhân thông thường”, Kỷ yếu công
trình khoa học 1975-1993 - Viện Răng hàm mặt - Bộ Y tế.


3. Phác đồ điều trị 2013, Bệnh viện Chợ Rẫy.


4. Lê Văn Sơn (2013), ”Bệnh lý và Phẫu thuật hàm mặt” - Trường Đại học Y Hà nội,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam.


</div>

<!--links-->
chương trình văn nghệ Trung tâm Y tế huyện Nam Sách
  • 3
  • 9
  • 37
  • ×