Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Quyết định trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.79 KB, 2 trang )

Quyết định trong kinh doanh
Làm thế nào để đưa ra một quyết định chính xác trong kinh doanh ? Đó là một vấn đề không đơn giản,
đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh cả một quá trình nghiên cứu công phu, có bài bản.
Một nhà quản trị và điều hành doanh nghiệp phải đưa ra một quyết định cuối cùng cho một công việc.
Gọi là công việc cuối cùng vì trước đó, họ đã phải lắng nghe tất cả các quyết định của các cấp liên quan
và chọn lựa ra một hướng đi đúng đắn nhất.
Quyết định cuối cùng xuất phát từ đâu ?
Theo các chuyên gia về kinh doanh trước tiên nhà quản trị cần xem xét quyết định của từng cá nhân hay
từng nhóm có trách nhiệm. Nhìn chung, quyết định của các cá nhân sẽ tốt hơn với các vấn đề mang tính
"đường mòn". Trong khi đó các nhóm lại có xu hướng hiệu quả hơn với quyết định về các vấn đề mang
tính ít cứng nhắc hơn. Các quyết định này đòi hỏi các điều khoản ràng buộc để có thực thi một cách hiệu
quả. Để có thể đi đến quyết định đúng đắn cần tiến hành các bước kế tiếp. Thứ nhất là xác định vấn đề.
Sau đó suy nghĩ về diễn biến và những khả nǎng khác nhau. Tiếp đó đánh giá các giải pháp khác và
chọn ra một giải pháp. Thực thi giải pháp và đánh giá sự lựa chọn. Tất nhiên, đây chỉ là một mô hình để
tham khảo. Nhìn chung quá trình đã ra một quyết định đúng đắn không cần rập khuôn, vì không phải
luôn luôn theo một trật tự có thể đoán trước.
Trong một số trường hợp, quy trình có thể tiến hành đột ngột và phải bắt đầu quay lại những bước đầu
tiên. Trong quá trình này, nhà quản lý luôn phải đặt ra vấn đề. Bởi vì thường có một " lỗ hổng" giữa
những kết quả mong đợi và những gì có thể đạt được. Cần tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và
nó phải được xem như mấu chốt của vấn đề. Tuy nhiên, ở đây cũng cần có sự thận trọng. Bởi vì sẽ có
nhiều tình trạng xảy ra khi xem xét một vấn đề. Đó là khi bạn được giao một vấn đề đã được xác minh
rõ rồi thì bạn có xu hướng chấp nhận nó theo sự xác minh và rập khuôn, hơn là thực hiện theo chính
nhận định của mình. Hoặc khi cần gấp một vấn đề thì ta lại chọn một xu thế là giành rất ít thời gian.
Phần cuối của tiến trình để lập quyết định chứ không phải là định dạng ra vấn đề hay là cơ hội. Cuối
cùng, khi vấn đề phức tạp thì nên nhớ là rất khó để có thể mô tả vấn đề là gì dựa trên hàng loạt các dữ
liệu khác nhau. Vì thế nên chú ý điều kiện và trạng thái của mấu chốt vấn đề và cơ hội có nhiều khả
nǎng sẽ không được nhận dạng đúng trong các trường hợp cần thận trọng.
Một kinh nghiệm khác cần lưu ý là việc mở mang các khả nǎng. Nhà quản trị cần nghĩ ra càng nhiều
sáng kiến càng tốt. Nên thu hút ý kiến từ những người khác và để họ có thể cung cấp thêm thông tin cho
bạn. Nên tiếp cận kỹ lưỡng với những giải pháp đúng đắn, tuy nhiên đừng bỏ qua các giải pháp mang
tính sáng tạo.


Lựa chọn giải pháp và thông tin.
Việc đánh giá các giải pháp sẽ liên quan đến đánh giá lợi và hại của mỗi giải pháp. Đánh giá các giải
pháp bao gồm cả việc xem xét kết quả, cả mặt tiêu cực lẫn mặt tích cực. Nên xem xét có hay không có
người có trách nhiệm trong việc thực thi các giải pháp hay là họ bị áp lực nên phải chấp nhận giải pháp.
Sự đánh giá này là quan trọng vì nó sẽ bao gồm cả việc nhận ra nguy cơ và cái giá phải trả cho mỗi
hướng đi trong các giải pháp ấy. Khi đã tìm ra giải pháp, cần phải xem xét môi trường mà mình đang ra
quyết định. Bởi vì môi trường sẽ tác động tới quyết định của nhà quản trị và có thể khiến cho bạn phải
lâm vào cảnh chưa chắc chắn là thành công hay chỉ là liều lĩnh.
Giờ đây là mấu chốt của vấn đề, đó chính là thông tin. Thông tin chính là điều cốt lõi với tiến trình quyết
định. Thông tin vừa phải đáng tin cậy và đúng lúc. Là người nắm quyết định, bạn phải có trách nhiệm về
thông tin mà bạn sử dụng theo nó. Khi đã quyết định, có nghĩa đã cân nhắc tất cả những gì đúng và sai,
các thông tin đã có. Tuy nhiên, ngay cả khi đã hết định kỳ rồi thì nhà quản lý vẫn có thể phải chấp nhận
những khó khǎn nảy sinh. Dù quyết định nhưng thực tế cho thấy chẳng có một giải pháp nào đáp ứng
được cả các tiêu chuẩn. Vì vậy ta phải quyết định để bắt đầu lại từ đầu hay là thừa nhận các giải pháp
không thể đáp ứng được tiêu chuẩn. Cũng có tình trạng tiến thoái lưỡng nan xảy ra khi chúng ta có thể
chọn được nhiều giải pháp và nghĩ rằng chúng đều có thể chấp nhận được Nhưng điều này chính là dấu
hiệu cho thấy đã đến lúc cần thiết kiểm tra đều đặn hơn các tiêu chuẩn và chọn ra một ý tưởng rõ ràng về
giải pháp tốt.
Có quyết định phải thực thi ngay.
Khi đã có quyết định thì ngay lập tức phải suy nghĩ tới việc thực thi. Tạo ra một án để thực thi, nhà quản
trị đòi hỏi phải xem xét thực thi như thế nào. Nếu việc này đã rõ ràng thì có thể tuyên bố với người khác.
Cần phác thảo các nhiệm vụ đặc biệ phải hoàn tất để thực thi thành công các hướng đi đã chọn. Tìm
phương cách cho mỗi nhiệm vụ phải hoàn thành. Xác định thời gian cần để hoàn tất mỗi nhiệm vụ.
Như vậy, để có một quyết định chính xác nhất, nhà quản trị cần phải cẩn thận lựa chọn chuẩn mực với
giải pháp cuối cùng sẽ được cân đo lợi hại. Các chuẩn mực không phù hợp sẽ dẫn đến việc thiết lập các
quyết định sai lầm. Cần tạo ra các ý tưởng. Càng nhiều ý tưởng thì cơ hội càng tốt hơn để lựa chọn ra
giải pháp tốt nhất. Cần tính sự lợi hại của mỗi giải pháp và đừng chối bỏ bất cứ giải pháp nào, nên khách
quan đánh giá mỗi giải pháp. Nếu ta rất muốn có ngay cả thông tin phủ nhận thì sẽ biết chắc mình ý thức
kết quả của tiến trình thực thi giải pháp. Đây là phần cốt lõi của giai đoạn thiết lập quyết định đòi hỏi
thời gian cũng như sự chú ý khi thực hiện các bước khác. Cần dự phòng các biến cố sẽ xảy ra. Một nhà

quản trị giỏi cần phân biệt giải pháp tối ưu như là tìm cây kim ngọt bén nhất trong một đám cỏ khô và
một giải pháp thoả dáng là việc tìm bất cứ cây kim nào trong một đám cỏ khô.
Giờ đây, cần phải tự tin vào vào quyết định và chính mình. Một người tự tin sẽ đi tiếp các bậc thang để
tiến hành công việc do quyết định đó đưa tới hơn là một người kém tự tin vào quyết định và bản thân họ.
Nhưng cần nhớ là ngay khi tạo quyết định, nhà quản trị phải biết đến khi nào thì kêu gọi sự rút lui. Đây
là chìa khoá để biết khi nào ta phải chuyển đến một sự lựa chọn khác.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×