Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

ỨNG DỤNG GEOSERVER xây DỰNG bản đồ hệ SINH THÁI NHẠY cảm KHU bảo tồn cù LAO CHÀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ỨNG DỤNG GEOSERVER XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
HỆ SINH THÁI NHẠY CẢM KHU BẢO TỒN
CÙ LAO CHÀM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

ĐÀ NẴNG - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................5
6. Bố cục của luận văn...............................................................................5
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN................................................7
1.1.KBTB CÙ LAO CHÀM..............................................................................7
1.1.1.Cù Lao Chàm....................................................................................7
1.1.2.Đối tượng tài nguyên đặc trưng rừng...............................................8


1.1.3.Đối tượng tài nguyên đặc trưng biển..............................................12
1.2.HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS )...............................................16
1.2.1.Khái niệm chung............................................................................16
1.2.2.Nền tảng của hệ thống thông tin địa lý GIS...................................18
1.2.3.Định nghĩa hệ thống thông tin địa lý GIS......................................22
1.2.4.Quan hệ giữa GIS và các ngành khoa học khác.............................23
1.2.5.Ứng dụng của GIS..........................................................................25
1.3.CHUẨN OPENGIS...................................................................................31
1.3.1.Tổng quan về OGC.........................................................................31
1.3.2.Các dịch vụ hỗ trợ bởi OpenGIS....................................................33
1.4.GIỚI THIỆU WEBGIS.............................................................................35
1.4.1.Xây dựng WebGIS Server..............................................................36
1.4.2.Xây dựngWebGIS Client...............................................................37
1.4.3.Định hướng lựa chọn công nghệ....................................................40
1.5.HỆ QUẢN TRỊ CSDL POSTGRESQL VÀ POSTGIS............................45


1.6.GIỚI THIỆU CÔNG CỤ QUANTUM GIS..............................................48
1.7.GEOSERVER............................................................................................49
1.8.GIỚI THIỆU OPENLAYERS...................................................................51
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG.........................53
2.1. ĐẶC TẢ YÊU CẦU HỆ THỐNG...........................................................53
2.1.1.Yêu cầu xây dựng hệ thống............................................................53
2.1.2.Yêu cầu chức năng.........................................................................53
2.1.3.Yêu cầu dữ liệu...............................................................................54
2.1.4.u cầu các lớp dữ liệu..................................................................55
2.2. PHÂN TÍCH.............................................................................................56
2.2.1.Mơ hình Use Case..........................................................................56
2.2.2.Mơ hình lớp dữ liệu........................................................................57
2.3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG...........................................................................58

2.3.1. Sơ đồ chức năng............................................................................59
2.3.2. Mơ hình luồng dữ liệu...................................................................59
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG WEBSITE........................................................62
3.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH.............................................................62
3.1.1. Giao diện chính cho người dùng...................................................62
3.1.2. Trang cho cán bộ quản lý..............................................................72
KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................................73
4.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...........................................................................73
4.1.1.Kết quả ứng dụng...........................................................................73
4.1.2.Kiến thức đạt được.........................................................................73
4.2.HẠN CHẾ VÀ KHĨ KHĂN....................................................................74
4.2.1.Hạn chế...........................................................................................74
4.2.2.Khó khăn........................................................................................74
4.3.HƯỚNG PHÁT TRIỂN............................................................................75


TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................76
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IPPC
WB
UNDP
KBTB
TOPP
PCDA
2D


Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu
Ngân hàng Thế giới
Chương trình Mơi Trường của Liên hiệp quốc
Khu bảo tồn biển
The Open Planning Project
Hợp phần kiểm sốt ơ nhiễm khu vực đơng dân nghèo5
Two-DimensionalIPPC Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến

CSDL
DBMS
GeoServer
GIS
GML
GPS
HTTT
KML
MapInfo
MIS
OGC
OpenGIS
OpenLayers
OSGeo
Polygon
Point
PostGIS
PostgreSQL
RIA
SLD
SOAP
Spatial data

SVG
Topo

đổi khí hậu
Cơ sở dữ liệu
Database Management System
Máy chủ nguồn mở WebGIS, được viết bằng Java
Geographi2Dc Information System
Geography Markup Language
Global Positioning System - Hệ thống định vị tồn cầu
Hệ thống thơng tin
Keyhole Markup Language
Phần mềm GIS thương mại chạy trên desktop
Management Information System
Open GIS Consortium
Open Geodata Interoperability Specification
Thư viện Javascript dùng cho WebGIS client
Open Source Geospatial Foundation
Đa giác
Điểm
Plugin bổ sung khả năng không gian cho PostgreSQL
Một hệ quản trị CSDL
Rich Internet Application
Styled Layer Descriptor
Simple Object Access Protocol
Dữ liệu không gian
Scalable Vector Graphics
Là một ngành tốn học nghiên cứu các đặc tính cịn được
bảo toàn qua các sự biến dạng, sự xoắn, và sự kéo dãn
nhưng ngoại trừ việc xé rách và việc dán dính



Vector
WCS
WebCGM
WebGIS
WFS
WMS
XML

Cấu trúc dữ liệu biểu diễn điểm, đường, vùng
Web Coverage Service
Web Computer Graphics Metafile
Hệ thống GIS vận hành qua Internet
Web Feature Service
Web Map Service
eXtensible Markup Language


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1


Yêu cầu chức năng

53

2.2

Yêu cầu các lớp dữ liệu

55


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
1
2
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
1.11
2.1

2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên hình

Trang

KBTB Cù Lao Chàm
WebGIS với các giải pháp mã nguồn mở
Hệ thống thông tin địa lý trong hệ thống thơng tin nói chung
Mơ hình WebGIS Server
Mơ hình WebGIS Client
Mơ hình tương tác giữa WebGIS Server và WebGIS Client
Phân tích dữ liệu phía Web Client
Cơ chế hiển thị và chồng lớp dữ liệu
Các sản phẩm của ESRI và mơ hình triển khai của ESRI
Kiến trúc của các phần mềm nguồn mở

Giao diện của QuantumGIS
Kiến trúc của GeoServer
OpenLayers có thể giao tiếp thơng qua nhiều giao thức
Mơ hình Use Case của ứng dụng
Mơ hình dữ liệu của ứng dụng-1
Mơ hình dữ liệu của ứng dụng-2
Mơ hình sơ đồ chức năng của ứng dụng
Hiển thị bản đồ
Gửi yêu cầu đến Geoserver
Thao tác trên bản đồ
Tìm kiếm trên bản đô
In bản đô
Thống kê hiện trạng
Cập nhật dữ liệu thuộc tính
Giao diện chính của chương trình
Cửa sổ thơng tin Cù lao Chàm
Cửa sổ lựa chọn thông tin hiển thị trên bản đồ
Hiển thị lớp thực vật
Hiển thị lớp tài nguyên đặc trưng

3
4
7
37
38
38
39
39
42
44

49
50
52
56
57
58
59
59
60
60
60
61
61
61
62
63
64
64
65


3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

3.15
3.16

Hiển thị lớp dân cư
Hiển thị thông tin chi tiết của đối tượng trên bản đồ
Cửa sổ tìm kiếm thơng tin
Thanh cơng cụ tìm kiếm
Cửa sổ thống kê
Chức năng đo khoảng cách trên bản đồ
Chức năng in bản đồ
Bản đồ kiểu vệ tinh
Bản đồ kiểu địa hình
Bản đồ kiểu Open Street Map
Bản đồ kiểu ban đêm

65
66
67
67
68
69
69
70
70
71
71


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang là thách thức lớn với hầu hết mọi quốc gia
trên tồn thế giới. Cho đến hơm nay nhiệt độ tồn cầu tăng lên một cách nhanh
chóng dẫn đến hang loạt những biến đổi nghiêm trọng và không thể đảo ngược
của môi trường tự nhiên là điều không thể phủ nhận. Vì vậy vấn đề đặt ra bây
giờ khơng những là đi tìm hiểu ngun nhân của q trình đó mà cịn là việc tìm
các giải pháp để thích ứng với nó. Nếu khơng có những biện pháp giảm thiểu và
thích nghi với sự biến đổi khí hậu, có thể sẽ dẫn đến những tác động nghiêm
trọng đến an ninh con người, môi trường và kinh tế xã hội trên phạm vi tồn cầu
trong một tương lai khơng xa.[1]
Đối với Việt Nam, vấn đề biến đổi khí hậu càng trở nên cấp bách hơn nữa
khi hầu hết các báo cáo chính thức xuất bản từ năm 2007 đến nay của Ủy ban
Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu (IPPC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương
trình Mơi Trường của Liên hiệp quốc (UNDP) đều cảnh báo Việt Năm nằm
trong nhóm các quốc gia chịu tác động cao do hiện tượng biến đổi khí hậu và
nước biển dâng. Theo kết quả phân tích, thống kê của Bộ Tài nguyên và Mơi
trường, trong khoảng 50 năm qua biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã có những biểu
hiện rõ rệt.
Cũng theo kịch bản biến đổi khí hậu thì Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
(KBTB), thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam được dự báo chịu tác động
mạnh mẽ của sự biến đổi khí hậu gây ra. KBTB Cù Lao Chàm từ lâu được xem
như là khu bảo tồn tập trung có tính chất lâu dài các hệ sinh thái, cảnh quan, đa
dạng sinh học, bảo tồn tính tồn vẹn các hệ sinh thái, các quá trình tự nhiên các
vùng hoang dã, với tác động mức độ đảo lộn tối thiểu do con người gây ra, đồng
thời phát huy các giá trị bảo tồn đó trong phát triển kinh tế xã hội địa phương sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


2


Để góp giảm thiểu các tác động trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay,
thích ứng với biến đổi khí hậu ở KBTB Cù Lao Chàm đồng thời ứng dụng công
nghệ thông tin để quản lý các hệ sinh thái quan trọng gồm rừng, rạn san hô, thảm
cỏ biển, động vật…Đề tài: “Lập bản đồ hệ sinh thái KBTB Cù Lao Chàm” được
hình thành. Nói đến bản đồ thì việc ứng dụng công nghệ GIS (GIS - Geographic
Information System) và đặc biệt trong quản lý môi trường là một xu hướng phổ
biến trên thế giới hiện nay. Thông tin có vai trị quan trọng đối với cơng tác quản
lý mơi trường. Việc có được thơng tin kịp thời, khai thác hiệu quả thông tin sẽ
giúp các cán bộ quản lý nắm bắt được mọi tình hình để từ đó đưa ra được những
quyết định kịp thời. Để đáp ứng được việc đó thì cần xây dựng một hệ thống
thơng tin tin tổng thể, tích hợp tất cả những thơng tin liên quan đến môi trường
như: hiện trạng môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, các số liệu
quan trắc môi trường, các thông tin kinh tế - xã hội ….xử lý thông tin kịp thời,
phục vụ quá trình tra cứu và khai thác thơng tin của các các bộ quản lý mơi
trường. WebGIS (webmaps) ngồi việc hiển thị thơng tin mạnh mẽ khơng chỉ
dưới góc độ thơng tin thuộc tính thuần túy mà đó cịn kết hợp được với thơng tin
khơng gian hữu ích cho người sử dụng. Nó là một trong những hướng đi cho
việc giám sát và quản thông tin về tài nguyên và môi trường. Một trong những
công nghệ xây dựng WebGIS mã nguồn mở phổ biến hiện nay trên thế giới và ở
Việt Nam là GeoServer. GeoServer là một máy chủ mã nguồn mở với mục đích
kết nối những thơng tin địa lý có sẵn tới các Geoweb (trang Web địa lý) sử dụng
chuẩn mở. Được bắt đầu bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên The Open
Planning Project (TOPP), nhằm mục đích hỗ trợ việc xử lý thơng tin khơng gian
địa lý với chất lượng cao, đơn giản trong sử dụng.
Từ những lý do trên em đã chọn đề tài “ỨNG DỤNG GEOSERVER
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HỆ SINH THÁI NHẠY CẢM KHU BẢO TỒN CÙ
LAO CHÀM” với mục tiêu tìm hiểu, thử nghiệm và ứng dụng GeoServer xây



3

dựng bản đồ hệ sinh thái nhạy cảm để phục vụ cán bộ môi trường quản lý thông
tin đồng thời nâng cao ý thức người dân Cù Lao Chàm trong việc bảo tồn những
hệ sinh thái đặc hữu nơi đây.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
Tìm hiểu WebGIS với giải pháp mã nguồn mở GeoServer trên nền
Google map xây dựng bản đồ hệ sinh thái nhạy cảm (rừng, rạn san hô, thảm cỏ
biển, bờ đá,…) KBTB Cù Lao Chàm, ứng dụng cho quản lý,quy hoạch và sử
dụng hợp lý tài nguyên trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo, nằm về phía đơng cách
phố cổ Hội An khoảng 18km. Tổng diện tích của KBTB Cù Lao Chàm là 235
km2 ( kể cả phần diện tích các đảo và diện tích mặt nước biển ) Sự hiện diện của
các hệ sinh thái quan trọng gồm rạn san hô, thảm cổ biển, bờ đá và rừng làm cho
KBTB Cù Lao Chàm có tính đa dạng sinh học cao. Đề tài sẽ quan tâm đến 2 đối
tượng chính là tài nguyên rừng (thực vật, sinh vật rừng) và tài nguyên biển Cù
Lao Chàm (thảm cỏ biển, thảm rong biển, rạn san hơ, động vật khơng xương
sống kích thước lớn, …)

Hình 1: KBTB Cù Lao Chàm


4

WebGIS với giải pháp mã nguồn mở GeoServer trên nền Google map xây
dựng bản đồ hệ sinh thái nhạy cảm đặc trưng Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm.

Hình 2: WebGIS với các giải pháp mã nguồn mở

Phạm vi nghiên cứu
Thu thập dữ liệu về hệ sinh thái nhạy cảm (rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển,
…). Xây dựng cơ sở dữ liệu sử dụng công cụ Quantum GIS kết hợp hệ quản trị
dữ liệu không gian PostgreSQL + PostGIS.
Xây dựng WebGIS server sử dụng GeoServer kết hợp với các cơng cụ hỗ
trợ Google map phía client. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian sử dụng
PostgreSQL + PostGIS. WebGIS server tương tác với cơ sở dữ liệu không gian
lấy về dữ liệu không gian của Cù Lao Chàm… sau đó cung cấp các dịch vụ bản
đồ. WebGIS client cho phép hiển thị bản đồ và thao tác trên bản đồ thông qua
các dịch vụ mà WebGIS server cung cấp. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu không gian
quản lý dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính của các đối tượng như rừng,
thảm cỏ biển,…
Xây dựng tập các công cụ hỗ trợ quản lý và khai thác bản đồ:


5

Hiển thị bản đồ
Tương tác bản đồ
Xem thông tin các đối tượng trên bản đồ
Tìm kiếm trên bản đồ
In bản đồ
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
Tìm hiểu hệ sinh thái Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm.
Tìm hiểu GIS, WebGIS, GeoServer, Google map, PostgreSQL và
PostGIS.
Nguyên cứu thực nghiệm
Thu thập dữ liệu hệ sinh thái nhạy cảm: đặc điểm, khu vực phân bố, số
lượng …tài nguyên đặc trưng biển và tài nguyên đặc trưng rừng của Khu bảo tồn

biển Cù lao Chàm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu và ứng dụng có thể được đưa lên mạng Internet để
cho cán bộ môi trường và người dân thấy được thực trạng của hệ sinh thái nhạy
cảm từ đó có kế hoạch quản lý và khai thác nhằm bảo tồn và phát triển khu Khu
bảo tồn biển Cù lao Chàm
6. Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày bao gồm các phần chính như sau:
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Mở đầu


6

Chương 1 - Nghiên cứu tổng quan:
Tìm hiểu về Cù Lao Chàm.
Tìm hiểu GIS với những cơng cụ để xây dựng ứng dụng GIS
Chương 2 - Phân tích và thiết kế hệ thống:
Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương 3 – Xây dựng ứng dụng:
Xây dựng ứng dụng WebGIS
Kết luận và hướng phát triển.


7

CHƯƠNG 1

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. KBTB CÙ LAO CHÀM
1.1.1. Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm là xã đảo Tân Hiệp, thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng
Nam, cách thị xã Hội An 18km về phía Biển Đơng. Cù Lao Chàm bao gồm 8
đảo diện tích gần 15km2 và hiện có hơn 3000 dân thuộc 600 hộ, phần lớn làm
nghề đánh cá và buôn bán nhỏ, tập trung ở khu vực Bãi Làng thuộc đảo Hòn
La. Đây cũng là một trong 4 khu bảo tồn biển được công nhận từ năm 2004
do Chính phủ Đan Mạch tài trợ và mới đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới
do UNESCO công nhận. Chuyên gia Hans Dilev của Đại học Aarhus (Đan
Mạch) đã khẳng định: "Đây là một trong số rất ít đảo của Việt Nam cịn giữ
được thảm thực vật có độ che phủ tương đối lớn, là nơi cư trú của nhiều loại
động vật quý hiếm trên bờ, dưới biển".
Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm được công nhận năm 2004 bao gồm các
đảo và vùng nước xung quanh, với tổng diện tích 6.719ha, trong đó có khoảng
165ha rạn san hơ và 500ha thảm có biển. Về sinh vật, tại đây đã được xác
định có 947 lồi sinh vật sống trên vùng nước quanh các đảo, quanh các vỉa
san hô cứng và mềm phát triển dày đặc. Hệ thực vật Cù Lao Chàm gồm 342
lồi có ích, trên 60% trong đó có thể được sử dụng vào các mục đích khác
nhau.
Rừng Cù Lao Chàm có 12 lồi thú, 13 lồi chim, hàng trăm lồi bị sát,
ếch nhái. Khỉ đi dài và chim yến là các loài quý hiếm đã được ghi trong
Sách Đỏ động vật Việt Nam. Hịn Lao, nơi có nhiều vách đã thẳng đứng là
nơi cư trú và làm tổ của loài yến sào nổi tiếng, là đặc sản xuất khẩu có giá trị
của Hội An.[1]


8

Cù Lao Chàm còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử nhân văn như các di

chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa cịn được lưu giữ từ các nền văn hố Sa
Huỳnh, Việt đã được cơng nhận di tích quốc gia. Đây cịn là một tiền cảng
của thị Hội An, một đầu mối giao thương và giao lưu văn hóa khá sớm của
Đàng Trong với các nước trên thế giới, trong đó có những giá trị thuộc các
"con đường gốm sứ", "con đường tơ lụa" nổi tiếng.
Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học và sự bền vững môi trường và cả những
giá trị lịch sử văn hóa tại đây đang bị thách thức bởi không chỉ việc sử dụng
hóa chất, chất nổ trong khai thác hải sản, mà cịn từ nguy cơ bùng phát của
các làn sóng du lịch được tính bằng con số hàng triệu du khách đến Hội An
mỗi năm; thậm chí cịn bị ảnh hưởng khơng ít của hàng loạt các khu du lịch
bãi biển đang xây dựng ở phía đất liền. Tiến sĩ Donal J.Macintosh, Cố vấn
trưởng dự án Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, từng cảnh báo cần phải kiểm
soát chặt chẽ các hoạt động du lịch ở Cù Lao Chàm, và đảm bảo một chiến
lược cho việc phát triển du lịch từng giai đoạn trên đảo và quần đảo, cần phải
được xây dựng và thảo luận trước khi bất cứ một cơng trình xây dựng hay một
hoạt động phát triển quan trọng nào được duyệt... Sự phát triển du lịch ồ ạt,
vội vã hiện nay trên đảo sẽ tác động lớn đến môi trường sinh thái. Các chuyên
gia tư vấn dự án "Hợp phần kiểm sốt ơ nhiễm khu vực đơng dân nghèo"
PCDA khuyến cáo công việc bảo vệ môi trường trên xã đảo Cù Lao Chàm
không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương hay tổ chức nào mà cần
có chung tay góp sức của mọi người dân.[10]
1.1.2. Đối tượng tài nguyên đặc trưng rừng
a. Thực vật rừng
Rừng Cù Lao Chàm thuộc kiểu rừng mưa ẩm nhiệt đới, được đặc trưng
bởi rừng lá rộng thường xanh hôn giao phức tạp nhiều tần tán. Có thể coi đây


9

là những đặc trưng đáp ứng vai trờ cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra sinh

cảnh có đa dạng lồi động vật sinh sống.
Thực vật rừng có 499 lồi thuộc 352 chi, 115 họ của 5 ngành thực vật
bậc cao có mạch. Dưới đây là một số đại diện cho khu hệ thực vật phong phú,
đa dạng của rừng Cù Lao Chàm.[1]
Gõ mật: Tên khoa học là Sindora cochinchinensis H.Bail, thuộc họ
Caesa Ipniaceae. Cây gỗ lớn, thường xanh, thân cột cao 30-35m, đường kính
08-1m. Tán xịe hình ơ, cành lá rườm rà. Lá kép lông chim chẵn từ 6-8 lá.[1]
Lim xanh: Tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliver, thuộc họ
Vang. Cây gỗ lớn, thường xanh cao 20-25m, đường kính 70-90cm. Tán lá
dày, xịe rộng, thân trịn, gốc có bạnh nhỏ. Lá kép lông chim 2 lần. Lim xanh
là cây gỗ lớn, phân bố trong vành đai nhiệt đới thấp, từ 200-800m.[1]
Dầu lông: Tên khoa học là Dipterocaprpus tybereulatus Roxb thuộc họ
Dipterocarpaceae. Cây gỗ lớn, lá đơn, mọc cách, có lá kèm sớm rụng.[1]
Chò nâu: Tên khoa học là Dipterocarpus tonkinensis, cây gỗ lớn, họ
Dầu. Thân thẳng, tròn cao 35-40m, đường kính 1m, phân cành ngan.[1]
Huỳnh: Tên khoa học là Tarrietia javanica Blume, phân bố ở độ cao
200-400m.[1]
Bời lời đỏ: Bời lời ở KBTB Cù Lao Chàm có 2 loại là Bời lời đỏ và
Bời lời nhớt, nhưng số lượng Bời lời đỏ chiếm ưu thế nhiều hơn. Bời lời nhớt
có tên khoa học là Litsea glutinosa. Bời lời đỏ có tên khoa học là Machilus
odoratissima Ness, cả hai đều thuộc họ Long não. Bời lời đỏ là cây gỗ loại
trung bình, thường xanh, cao 25-35m, đường kính 40-60cm . Thân trịn thẳng,
tán hình trứng hẹp. Vỏ thân màu xám trắng đến nâu, có mùi thơm. Lá đơn,
mọc cách, phiến là dày có mùi thơm nhẹ.[1]
Sến mật: Tên khoa học là Madhuca pasquieri H.J.Lam, thuộc họ
Saporcceae. Là cây gỗ lớn, thân thẳng, cao 35-40m, đường kính lên đến 1,2m.


10


Tán dày, lá đơn, mọc cách, hình trứng ngược dài, nhiều gân song song. Vỏ
thân mày nâu nứt hình ơ vng. Tồn thân có nhựa mủ trắng, phân bố ở độ
cao 200-1000m.[1]
- Mây nép: Tên khoa học là Calamus tetradactylus Hance, thuộc họ Cau
dừa. Cây leo mọc thành bụi, với nhiều thân kí sinh, có thân ngầm giống “củ
gừng” nhưng rất cứng và đen nhu sừng. Thân ký sinh chỉ to bằng ngón tay,
nhưng có thể dài 20-30m. Tồn bộ thân được bao bọc trong các bẹ lá màu
xanh, có gai. Lá dài khoảng 1m, bẹ lá hình ống, ơm lấy thân; lá nhỏ hình mũi
mác, dài 15cm. có 3-5 gân hình cung. Mây nép phân bố ở độ cao 100-800m,
chủ yếu tập trung ở độ cao 100-500m.[1]
Ngũ gia bì gai: Tên khoa học là Acanthopanax trifoliatus Merr, thuộc
họ Ngũ gia bì. Cây bụi cao 2-7m, có nhiều gai. Lá kép chân vịt, 3-5 lá chét, lá
chét lớn hình trừng thơ, dài 4-8m. Ngũ gia bì thường phân bố ở độ cao 2001500m , ven suối, vách đá, ẩm, ven đường mòn.[1]
Sâm nam: Tên khoa học là Boerhavia chinensis, thuộc họ Hoa phấn.
Cây thảo mảnh, dễ gãi, có cành dài 1m và hơn. Lá mọc đối, trái xoan, lá hình
tim ở gốc.[1]
b. Động vật rừng
Khỉ đuôi dài: Tên khoa học là Macaca fascicularis, cịn có tên là khỉ ăn
cua, khỉ nước. Khỉ đuôi dài nặng đến 8kg, thân dài 580mm. Lông dày, ngắn và
mịn với hai màu cơ bản: nâu phớt xám và nâu phớt đỏ. Đi trịn, to khỏe, dài
bằng hoặc hơn thân, lông đuôi trắng. Ngủ trong hang, sống đàn từ 5-40 con, leo
trèo giỏi, kiếm ăn ban ngày, leo trèo hái quả và thò tay vào trong hang bắt cua
tơm vên các khen đá. Thức ăn chính là quả cây rừng, cá, ốc hến, sị, giáp xác.[1]
Bìm bịp: Tên khoa học là Centropus sinensis. Chim trung bình lớn, cánh
dài 180-220mm. Đầu, cổ, ngực, bụng, đuôi đen ánh kim loại, trên vai có vằn đen
nhỏ, mờ. Mắt đỏ, mỏ và chân đen, ngón cái có vuốt rất dài. Bìm bịp sống ven




×