Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài soạn @ ĐỀ TÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.51 KB, 8 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP GHÉP 1+2”
Người thực hiện:
Nguy

n Th

Thuý
Chức vụ: Giáo viên phụ trách lớp Ghép 1+2
Đơn vị: Trường Tiểu Học Số I Quài Tở
Danh hiệu ĐKTĐ: CSTĐ cấp Cơ sở
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trẻ đến trường được học đọc, học viết. Sung sướng bao nhiêu khi các bậc
cha mẹ nhìn thấy con mình tròn môi đánh vần và gắng viết những nét chữ đầu
tiên. Nếu như học vần - tập đọc giúp trẻ đọc thông thì tập viết giúp trẻ viết thạo.
Đọc thông mở đường cho viết thạo, viết thạo sẽ giúp trẻ ghi nhanh, ghi đúng rõ
ràng, sáng sủa những điều thầy giảng và cả những điều trẻ nghĩ. nhìn trang vở
tập viết với các dòng chữ đều tăm tắp, không bị dây mực, quăn mép, lòng ta dấy
lên niềm vui, ta như được củng cố thêm niềm vui tin vào tương lai của con trẻ.
Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự chăm sóc tận tình
của các thầy cô giáo.
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu
học, nhất là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ
chữ La Tinh và những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học
tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới
chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong
những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường – kỹ năng
chữ viết. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi


chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, chậm sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.
Ngoài những ý nghĩa to lớn nói trên, tập viết với những quy tắc chặt chẽ
trước những mẫu chữ đẹp còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ
những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
Chính vì những lý do trên nên năm học này tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Rèn kỹ năng viết cho học sinh lớp ghép 1+2”.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
1
1. Thực trạng việc rèn kỹ năng viết của học sinh lớp 1+2 trong những năm
qua:
a. Những thuận lợi
- Cơ sở vật chất nhà trường tương đối khang trang theo đúng tiêu chuẩn
của Bộ giáo dục - đào đạo, đã chấm dứt tình trạng học sinh học 2-3 ca.
- 100% HS trong lớp đều yên tâm học tập nhiệt tình, say mê yêu trường,
yêu lớp.
- Tổ chức Đội và Sao nhi hoạt động đều có tác động tích cực đến phong
trào học tập và rèn luyện của học sinh.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH công tác xã hội hoá giáo dục được
nâng lên một bước, hội cha mẹ phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến việc học
tập của các em.
b. Những khó khăn.
- Học sinh trong lớp 100% là người dân tộc, ngôn ngữ phát triển chậm,
nhận thức còn hạn chế, ý thức giữ gìn sách vở còn kém.
- Chưa được sự quan tâm của phụ huynh đến việc rèn chữ giữ vở ở nhà
của các em.
- Một số học sinh đồ dùng sách vở còn thiếu nên ý thức giữ gìn sách vở
và chữ viết rất xấu.
- Là một lớp học hai trình độ lên việc dạy học còn nhiều khó khăn.
- Lớp học đóng trên địa bàn khu bản lẻ dân cư kinh tế chậm phát triển,

sức đóng góp cho phong trào giáo dục còn yếu về mọi mặt.
Với những khó khăn trên làm cho phong trào thi đua học tập và rèn luyện
của học sinh chưa thực sự hiệu qủa.
c. Thực trạng việc rèn kỹ năng viết cho học sinh lớp 1,2 trong những năm
qua.
Trong những năm qua nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao
chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên: Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt
động chuyên môn như dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ soạn giảng tổ chức hội
thi viết chữ đẹp từ cấp tổ, cấp trường đến cấp huyện.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ mỗi tuần một buổi. Bản thân tôi tham
gia thường xuyên nhiệt tình, có hiệu quả. Riêng phân môn tập viết được nhà
trường tổ chức thành chuyên đề, tập thể giáo viên xây dựng, thiết kế bài giảng
cụ thể, phong phú giúp tôi và các đồng nghiệp thực hiện tốt việc giảng dạy trên
lớp phân môn này.
2. Mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu:
a. Mục đích.
Đề tài nhằm tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học theo
phương pháp dạy học tích cực đối với việc luyện viết giúp học sinh có những
kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ trong các tiết tập viết. Có kỹ
năng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc rèn viết cho học sinh
lớp 1,2 nói chung và học sinh lớp ghép 1+2 nói riêng.
2
b. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu trên phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1,2 đặc biệt ở
phân môn tập viết và chính tả lớp 1,2.
Tiến hành nghiên cứu trên 13 học sinh lớp ghép 1+2
c. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
* Nhiệm vụ:
Tập viết ở tiểu học truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về
chữ viết và kỹ thuật viết chữ trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các

tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái Tiếng Việt, sự thể hiện bộ chữ cái này trên
bảng, vở... Đồng thời được hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết nét chữ, chữ
cái, viết từ và câu.
Riêng ở lớp 1 việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với việc dạy
học vần, học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu: Luyện tập viết
chữ trong các tiết học âm chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kỹ thuật
trong các tiết tập viết.
Tập viết thuộc giai đoạn đầu của kỹ năng viết hiểu theo nghĩa rộng.
Trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và liên kết chữ cái để ghi
tiếng.
Từ việc giới hại nhiệm vụ của việc dạy học tập viết như vậy chương trình
học tập viết ở tiểu học quy định nhiệm vụ cụ thể là:
* Về tri thức: Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về dòng kẻ, đường
kẻ toạ độ viết chữ tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu
phụ... Từ đó hình thành ở các em nhữ biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân
đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.
* Về kỹ năng: Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức
tạp...Xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ...Tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở,
cách trình bày...
* Phương pháp:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng những phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát, thống kê.
Phương pháp học tập kinh nghiệm.
Phương pháp điều tra thực tế.
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tài liệu ) để tìm hiểu những cơ
sở khoa học bổ sung cho đề tài.
Phương pháp luyện tập (một trong 3 phương pháp: trực quan, đàm thoại
gợi mở, luyện tập) là phương pháp có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy
học phân môn tập viết ở lớp 1, 2, vì chữ viết của học sinh là sản phẩm của quá

trình vận động có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận cơ thể (mắt nhìn, óc
nghĩ và điều khiển cơ quan vận động, cơ và xương bàn tay hoạt động, đồng thời
có sự “lan toả” ảnh hưởng tới một số cơ quan khác đối với cơ thể học sinh ở lứa
tuổi tiểu học)
3
-Phân nhóm trình độ học sinh, áp dụng phương pháp dạy học lớp ghép
III. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG ĐỀ TÀI TRONG NĂM HỌC 2008-2009.
1. Khảo sát đề tài:
Trước khi nghiên cứu đề tài này ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành
khảo sát về chất lượng học tập phân môn tập viết và chất lượng học tập nói
chung của học sinh.
Tổng số 13 học sinh : Nhóm trình độ 1: 8 HS
Nhóm trình độ 2: 5 HS
Trong đó: 8 HS nhóm trình độ 1 có 3 HS chưa được học qua lớp Mầm
non vì các em có hoàn cảnh khó khăn. Chưa có HS nào hình thành được chữ
viết đúng.
Ở nhóm trình độ 2: Chất lượng phân môn tập viết đầu năm qua khảo sát
như sau:
Tổng số
HS
Chữ viết
Đẹp
Chữ viết
Khá
Chữ viết
TB
Chữ viết
còn Yếu
5 0 1 3 1
2. Những thiếu sót bộc lộ sau khảo sát:

- Cầm bút chưa đúng.
- Tư thế ngồi viết còn sai.
- Kích thước bàn ghế chưa đảm bảo.
- Chất lượng bút, vở chưa đạt yêu cầu.
- Việc học tập và tiếp thu phân môn tập viết chủ yếu thông qua các cách
viết trong vở tập viết mà các em đã học ở các lớp học mầm non.
- Việc áp dụng các phương pháp dạy học phân môn tập viết của giáo viên
chưa thực sự góp phần thúc đẩy và tạo hưng phấn trong quá trình tiếp thu cách
viết của học sinh.
3. Thực hiện nội dung đề tài:
Sau khi nghiên cứu nhiệm vụ năm học tôi xây dựng nội dung rèn kỹ năng
viết cho sinh lớp ghép 1+2 trong năm học như sau:
* Phải xây dựng cách tiếp cận mới, phương pháp giảng dạy mới tạo nên
không khí học tập môn học nhẹ nhàng, vui tưởi tránh học vẹt, giáo viên áp đặt.
* Tôi quan tâm áp dụng các phương pháp: Quan sát...bắt chước, trực
quan (cho học sinh tập viết theo mẫu chữ trong vở tập viết và chữ viết mẫu của
giáo viên hoặc của những học sinh viết khá giỏi).
* Tăng cường tổ chức cho sinh viết nhiều, xây dựng phương pháp cho
học sinh tập viết ở nhà, ở nhóm học tập. Xây dựng khái niệm và hiểu biết cho
các em thế nào là viết đúng và viết đẹp Tiếng Việt.
* Tổ chức học nhóm trong lớp, trong giờ học phân môn tập viết. Tránh
lặp lại để tạo lên sự nhàm chán trong học tập, tiếp thu nội dung kiến thức và quy
trình học viết của học sinh.
4
* Đảm bảo quy trình dạy môn tập viết:
Để thực hiện tốt việc viết chữ đẹp ở lớp ghép 1+2 bản thân tôi đã thực
hiện các phương pháp sau:
- Yêu cầu học sinh có vở luyện chữ, có đủ đồ dùng học tập như vở, bút,
mực, thước kẻ, bút chì, bảng con...
- Học sinh ngồi viết ngay ngắn đúng mẫu chữ, cỡ chữ, quy trình viết chữ.

- Giáo viên phải là người mẫu mực, viết chữ đẹp đúng Tiếng Việt.
- Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp viết đúng, khoảng cách chữ đều.
- Ngoài vở rèn chữ ở nhà học sinh còn phải rèn chữ ở các môn học khác.
- Mỗi tuần học sinh được viết ba bài rèn chữ.
- Các tổ học sinh tự kiểm tra đầu giờ báo cáo với giáo viên, giáo viên
kiểm tra lại tuyên dương nhắc nhở học sinh.
Tóm lại: Việc dạy phân môn tập viết nói chung và rèn kỹ năng viết cho
học sinh lớp ghép 1+2 người giáo viên phải thật sự nắm bắt được thực trạng học
sinh của lớp mình. Thông qua việc phân loại, xếp loại đối tượng học sinh, giáo
viên phải xây dựng được chương trình kế hoạch rèn viết cho học sinh theo đúng
đối tượng. Việc thực hiện đề tài này còn trang bị những kiến thức ban đầu, thao
tác cơ bản trong quá trình hướng dẫn kỹ năng viết cho học sinh, giúp học sinh
rèn luyện tư duy, hình thành nhân cách bồi dưỡng tư tưởng tình cảm...cho nên
việc rèn viết cho học sinh lớp 1,2 (đặc biệt là học sinh dân tộc) là cực kì quan
trọng và cần thiết để các em học tốt những môn học khác.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
* Đối với giáo viên:
Luôn có ý thức trau dồi, rèn luyện chữ viết của mình cho đúng, cho đẹp,
viết và trình bày ở bảng lớp để học sinh noi theo.
Luôn áp dụng những biện pháp hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu, luôn gần gũi
học sinh.
Yêu cầu 100% học sinh viết trên vở ô li 5 dòng kẻ, viết bằng bút mực.
Kiên trì bền bỉ từng ngày, nhẹ nhàng không nóng vội.
Kết hợp đồng thời nhiều biện pháp. Chú ý ở biện pháp nêu gương ( dù là
nhỏ nhất ). Để động viên khuyến khích tạo niềm tin, sự hứng thú cho học sinh.
Việc chấm chữa bài phải thường xuyên và đặc biệt chú ý nhiều ở các lỗi
học sinh thường mắc.
-Rèn viết chữ đẹp nhưng phải đảm bảo đúng tốc độ chữ viết theo thời
gian quy định.
-Giáo viên phải viết thật chuẩn Tiếng Việt, có kỹ năng viết đẹp.

- Phải kiên trì hướng dẫn học sinh trong luyện viết, khi giáo viên mẫu
phải đảm bảo đúng yêu cầu: Cỡ chữ, kiểu chữ đã quy định đối với học sinh tiểu
học.
- Chữ viết trên bảng phải đúng chính tả, tăng cường sử dụng kỹ năng viết
cho học sinh.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×