Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phieu danh gia bai soan de kiem tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.51 KB, 3 trang )

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Họ và tên giáo viên được đánh giá, xếp loại: ..............................................................
Bộ môn: ..........................Trường: ......................................... Huyện (TP): ...............
Tên bài soạn: .......................................................................Tiết phân phối CT: .........
Thực hiện tại lớp: .........................Ngày .......... tháng .......... năm ...........
Các mặt Các yêu cầu
Điểm
1 2 3 4 5
I.Chuẩn bị mục
tiêu
1
Bao quát tất cả các chương, chủ điểm hoặc chủ đề
cơ bản được quy định trong chương trình
2 Nêu được hệ thống tiêu chí kiểm tra ở mỗi chủ đề
3 Nêu bật được trọng tâm
II. Kế hoạch ma
trận đề
4
Cung cấp thông tin chính xác về mức độ đạt chuẩn
kiến thức kỹ năng môn học
5
Phân bố rõ ràng số lượng, loại hình và điểm cho
câu hỏi trong ma trận
6
Phân bố hợp lý loại câu hỏi tổng hợp trong đề kiểm
tra
III. Nội dung đề
7
Câu hỏi chính xác khoa học; không thừa, không
thiếu dữ kiện
8 Câu hỏi đáp ứng đầy đủ các tiêu chi kỹ thuật


9
Đảm bảo thời gian làm bài cho từng đối tượng học
sinh
10
Có đầy đủ và phân bố phù hợp các loại cấp độ câu
hỏi cho từng đối tượng học sinh
11
Đảm bảo tính vừa sức, các nội dung đề kiểm tra
hướng vào trọng tâm
IV. Thể thức văn
bản đề kiểm tra
12 Chính tả trong trình bày đề kiểm tra
13 Sử dụng các ký hiệu, từ ngữ chính xác
14 Đầy đủ các yêu cầu của kế hoạch bài soạn
15 Thông tin rõ ràng, thuyết phục
V. Kết quả thực
hiện
16
Công khai cầu trúc bài kiểm tra và thang điểm đánh
giá của đề kiểm tra
17 Sơ đồ kết quả kiểm tra có dạng chuẩn
18 Thống nhất giữa nội dung đề và ma trận đề
19
Tác động cải tiến, điều chỉnh hoạt động dạy học
của giáo viên
20 Đánh giá chất lượng học tập của học sinh
Tổng số điểm: ..................../ 100 điểm
Nhận xét chung về bài soạn:
- Ưu điểm:....................................................................................................................
- Khuyết điểm: ............................................................................................................

- Yêu cầu: ....................................................................................................................
Xếp loại: .......................................
Người đánh giá xếp loại
(Chữ ký, ghi rõ họ và tên, đơn vị công tác)
Quy ước thang điểm:
Loại Tốt: ≥ 80 điểm.
Loại Khá: ≥ 65 điểm.
Loại Đạt: ≥ 50 điểm.
Loại Chưa đạt: Còn lại.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(1) Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa
nội dung giảng dạy với nội dung đánh giá
- Phải kiểm tra tất cả các chương, chủ điểm hoặc chủ đề cơ bản được quy định trong
chương trình ở giai đoạn định đánh giá.
- Trong mỗi chương hoặc mỗi chủ đề, cần kiểm tra được khoảng 70% đơn vị kiến
thức trở lên
(2) Thông tin thu được từ đề kiểm tra phải đảm bảo cung cấp được mức độ đạt
chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quy định trong chương trình môn học
- Khoảng 80% câu hỏi của đề phải được biên soạn sao cho đảm bảo cung cấp thông tin
chính xác về mức độ đạt một chuẩn kiến thức kỹ năng nào đó đã quy định trong
chương trình.
- Khoảng 20% câu hỏi còn lại được biên soạn để cung cấp thông tin tổng hợp đo được
mục tiêu của giai đoạn giáo dục định đánh giá.
(3) Nội dung đề phải đảm bảo tính chính xác khoa học
- Mỗi câu hỏi phải đúng về mặt khoa học; không thừa, không thiếu dữ kiện
- Mỗi câu hỏi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật
ĐỐI VỚI CÂU HỎI KHÁCH QUAN
1. Phải thể hiện đúng nội dung và mức độ tư duy cần đo đã nêu trong chương trình
2. Đặt câu hỏi trực tiếp hoặc tạo một tình huống cụ thể.

3. Không trích nguyên câu, cụm từ như trong sách giáo khoa
4. Viết các phương án lựa chọn thật khéo để học sinh yếu không thể dùng phương pháp
loại trừ dễ dàng.
5. Các phương án nhiễu nên dựa trên các lỗi, các nhận thức sai lệch của học sinh
6. Dùng từ và cấu trúc câu đơn giản để viết câu hỏi.
7. Câu trả lời cho câu hỏi này không phụ thuộc vào đáp án câu hỏi khác
8. Phân lựa chọn nên được viết nhất quán và phù hợp với phần dẫn
9. Tránh các lựa chọn như “các đáp án đề đúng”, “các đáp án trên đều sai”
ĐỐI VỚI CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Phải thể hiện đúng ội dung và mức độ tư duy cần đo đã nêu trong chương trình
2. Phải phù hợp với thời gian tìm hiểu đề bài, tìm tòi lời giải và viết câu trả lời, phù hợp
với số điểm dành cho nó trong tương quan với các câu hỏi khác.
3. Chỉ rõ nhiệm vụ học sinh cần thực hiện bằng các hướng dẫn cụ thể (không nên để
yêu cầu quá rộng mà bất kỳ câu trả lời nào cũng có thể là đáp án đúng)
4. Sử dụng độ khó phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh
5. Yêu cầu học sinh phải thể hiện sự am hiểu, xác định và bảo vệ ý kiến của cá nhân
nhiều hơn là việc chỉ cần nhớ sự kiện, định nghĩa, thông tin,…
6. Nếu có thể nên nêu rõ các vấn đề sau: (i) Độ dài cần thiết của bài viết; (ii) Mục đích
bài viết; (iii) Thời gian cần thiết để viết bài; (iv) Các tiêu chí cần đạt.
7. Nếu yêu cầu là nêu và chứng minh cho một quan điểm nào đó, thì trong câu hỏi phải
nêu rõ: kết quả sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận lô gíc đưa ra để chứng
minh và bảo vệ quan điểm của mình, chứ không chỉ đơn thuần chỉ nêu ra quan điểm
đó.
(4) Số lượng câu hỏi, mức độ khó của đề phải đảm bảo sao cho học sinh có lực học
trung bình đủ thời gian hoàn thành đề kiểm tra và đạt 4,5 điểm đến 6 điểm.
- Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần được biên soạn sao cho thời gian dành cho
học sinh có lực học trung bình đọc và lựa chọn phương án trả lời khoảng từ 1,5 đến 2
phút. Mỗi câu hỏi tự luận (ngoại trừ bài luận dành cho các môn khoa học xã hội) cần
được biên soạn sao cho thời gian dành cho học sinh có học lực trung bình đọc đầu
bài, tìm tòi và trình bày lời giải khoảng 10 phút.

- Mức độ khó, phức tạp của câu hỏi phải phù hợp với từng loại đối tương học sinh.
Câu hỏi đánh giá cấp độ tư duy Đối tượng học sinh thực hiện
Nhận biết Yếu, kém
Thông hiểu và vận dung trong
tình huống quen thuộc
Trung bình
Vận dung trong tình huống phức
tạp, không quen thuộc
Khá
Cấp độ tư duy cao hơn Giỏi, xuất sắc
- Số lượng câu hỏi và trọng số điểm dành cho mỗi câu phải đảm bảo tương thích: mỗi
câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan nhìn chung nên có trọng số điểm như nhau,
không phụ thuộc vào độ khó; mỗi câu hỏi dạng tự luận có trọng số điểm phù hợp với
thời gian tìm tòi, diễn giải và mức độ tư duy định đánh giá.
(5) Đề kiểm tra phải đảm bảo độ giá trị (đo đúng cái cần đo) và có độ tin cậy (đo
đúng sức học của học sinh)
- Mọi đối tượng học sinh đều phải có cơ hội đạt kết quả cao như nhau: mọi đơn vị
kiến thức trong chương trình đều được giảng dạy, các nội dung giảng dạy trọng tâm
đều được kiểm tra; cấu trúc đề kiểm tra và thang đánh giá phải công khai cho học
sinh.
- Mọi học sinh đề có kết quả học tập nhất quán đối với hai giáo viên chấm khác nhau,
hoặc đối với sự đánh giá lặp lại ở thời điểm khác gần đó.

×