Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài soạn đề tài chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.62 KB, 9 trang )

PHỊNG GD&ĐT TUẦN GIÁO
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Số I Qi Tở Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"RÈN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5A1"
Kính gửi: Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp.
Họ và Tên : Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ : Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu Học Số I Qi Tở.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong q trình dạy mơn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình
thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân mơn Chính tả
có nhiệm vụ rèn kĩ năng viết, nghe, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng
tình u tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng
Việt cho HS.
Phân mơn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai
đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong q trình hình thành kĩ năng chính tả
cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân mơn độc lập, có tiết dạy riêng
trong khi bậc trung học cơ sở khơng có.
Phân mơn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các qui
tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngồi ra, nó còn rèn cho học sinh một
số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.
Phân môn chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành kó năng và
thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là kó năng và thói quen viết đúng
tiếng Việt văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy , phân môn chính tả có vò trí
quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Vai trò của việc viết
đúng chính tả giúp ta hiểu nhanh một cách thuận lợi khi tiếp cận văn bản, qua
đó ta hiểu được trình độ của người viết văn bản. Mặt khác, phân môn chính tả


nhằm rèn luyện một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng
cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và nó còn là cơ sở cho các môn học khác.
1
Trong thực tế hiện nay, học sinh ở các lớp tiểu học cần phải thành thạo 4 kĩ
năng: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kĩ năng đọc và viết là 2 kĩ năng rất quan
trọng đối với học sinh tiểu học.Trong bài viết chính tả,có một số em chữ viết rất
đẹp nhưng lại mắc nhiều lỗi chính tả.Vì vậy ,đối với học sinh tiểu học, chẳng
những rèn chữ viết đẹp mà chúng ta cần phải rèn cho các em viết đúng. Vậy
chúng. ta cần phải đưa ra những giải pháp trong việc rèn viết đúng chính tả cho
học sinh Từ đó, mới tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác.
Điều mà tơi ln trăn trở là làm thế nào để các em đạt Chuẩn KTKN về
phân mơn chính tả vì thế tơi mạnh dạn chọn đề tài: " Rèn kỹ năng viết chính tả
cho học sinh lớp 5A1 ".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nhằm tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học theo phương
pháp dạy học tích cực đối với việc luyện viết Chính tả giúp học sinh có những
kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ trong các tiết Chính tả . Có kỹ
năng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc rèn Kỹ năng viết cho học
sinh lớp 5 nói chung và học sinh lớp 5A1 nói riêng.
Giúp học sinh ở giai đoạn này viết đúng tốc độ, viết đẹp và trình bày một
văn bản theo u cầu chuẩn kiến thức kỹ năng.
Giáo dục các em tính kiên trì chịu khó trong học tập và có kỹ năng viết chữ
đẹp
III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
-Nghiên cứu trên phương pháp dạy học mơn Tiếng Việt lớp 5 đặc biệt ở
phân mơn chính tả lớp 5
-Tiến hành nghiên cứu trên 18 ( 1 HS KT)học sinh lớp 5A1
- Một số tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng.

II. Phạm vi nghiên cứu:
Dựa theo chuẩn kiến thức kỹ năng để đánh giá học sinh trong q trình
học..
Quyết định 31/2002/QĐ - BGD&ĐT ra ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng bộ
GD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học.
Để học tốt phân mơn Chính tả và có kỹ năng viết đúng Chính tả thì cơ bản
dựa trên ngun tắc của mơn phân mơn Tập viết:
- Học hỏi bạn bè, đồng nghiệp trong trường và các trường bạn
- Tham khảo ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và Chun mơn
Phòng GD&ĐT
III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu qua tình hình thực tế đối với học sinh trên địa bàn trường tiểu học
Số I Qi Tở trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp rèn Kĩ năng viết đúng, viết
đẹp, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh.
2
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng những phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát, thống kê.
Phương pháp học tập kinh nghiệm.
Phương pháp điều tra thực tế.
Phương pháp kiểm tra đánh giá.
Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tài liệu ) để tìm hiểu những cơ sở
khoa học bổ sung cho đề tài. ( Dựa theo tài liệu hướng dẫn chuẩn KTKN)
Phương pháp luyện tập
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mục đích của dạy chính là rèn cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ viết
Tiếng việt theo các chuẩn mực chính tả , nghĩa là giúp cho học sinh hình thành kĩ
xảo chính tả một cách có ý thức còn gọi là phương pháp có ý thức , có tính tự giác

chủ trương cần phải bắt đầu từ việc nhận thức các qui tắc , các mẹo luật chính
tả .Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt đến kĩ xảo chính tả.
Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm
được thời gian , công sức . Đó là con đường ngắn nhất có hiệu quả nhất
Hình thành cho học sinh kĩ xảo chính tả một cách tự động hóa , không cần
phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả , không cần tới sự tham gia của ý chí.
Để đạt được điều này có thể tiến hành theo hai cách : có ý thức và không có ý thức
Cách không có ý thức còn gọi là phương pháp máy móc , chủ trương dạy chính
tả không cần biết đến sự tồn tại của quy tắc chính tả , không cần hiểu mối quan hệ
giữa ngữ âm và chữ viết , những cơ sở từ vựng và ngữ pháp của chính tả mà chỉ
đơn thuần là việc viết đúng từng từ cụ thể .Cách học này tốn nhiều thời gian , công
sức không thúc đẩy sự phát triển của tư duy , chỉ nhớ máy móc một mức độ nhất
định .
Đối với học sinh tiểu học cần vận dụng cả hai cách trên . Trong đó cách không
có ý thức chủ yếu sử dụng ở những lớp đầu cấp , còn cách có ý thức sử dụng ở lớp
cuối cấp . Như vậy học sinh lớp 5 sử dụng cách có ý thức là thích hợp nhất.
II CƠ SỞ THỰC TIỄN ( THỰC TRẠNG):
1. Thuận lợi:
- 100% HS trong lớp đều yên tâm học tập nhiệt tình, say mê yêu trường, yêu
lớp.
- Lớp học ở khu trung tâm cơ sở vật chất khang trang đảm bảo tiêu chuẩn.
- Sách vở, đồ dùng học tập được cấp phát tương đối đầy đủ.
- BGH nhà trường luôn tạo điều kiện và quan tâm giúp đỡ.
3
- Tổ chức Đội và Sao nhi có nhiêu hoạt động bổ ích, thiết thực có tác động
tích cực đến phong trào học tập của học sinh.
- Bạn bè đồng nghiệp thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, bổ sung ý kiến.
- Phong trào rèn chữ giữ vở được coi trọng khuyến khích.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, gương mẫu, xác định đúng vai trò trách nhiệm
và có ý thức học tập trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.

2. Khó khăn:
- Lớp có 18 học sinh trong đó có 1 em khuyết tật không thể hòa nhập, 100%
là người dân tộc, ngôn ngữ phát triển chậm, nhận thức còn hạn chế, ý thức giữ gìn
sách vở còn kém.
- Chưa được sự quan tâm của phụ huynh đến việc rèn chữ giữ vở ở nhà của
các em.
- Khả năng nghe - viết còn chậm dẫn đến viết còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Ý thức tự học, tự rèn của học sinh chưa cao.
3. Khảo sát chất lượng đầu năm:
Trước khi nghiên cứu đề tài này ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo
sát về chất lượng học tập phân môn Chính tả và khả năng nghe - viết nói chung
của học sinh.
Tổng số 17 học sinh
Chất lượng đầu năm qua khảo sát như sau:
Tổng số
HS
Điểm giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu
17 1= 5.9% 5 = 29.5% 9= 52.9% 2=11.7%
II. Một số biện pháp thực hiện:
* Đối với giáo viên;
Sau khi nghiên cứu nhiệm vụ năm học tôi xây dựng nội dung rèn kỹ năng
viết cho sinh lớp 5A1 trong năm học như sau:
* Phải xây dựng cách tiếp cận mới, phương pháp giảng dạy mới tạo nên
không khí học tập môn học nhẹ nhàng, vui tưởi tránh học vẹt, giáo viên áp đặt.
* Tôi quan tâm áp dụng các phương pháp: Quan sát...bắt chước, trực quan
(cho học sinh tập viết theo mẫu chữ trong vở tập viết và chữ viết mẫu của giáo
viên hoặc của những học sinh viết khá giỏi).
* Đảm bảo quy trình dạy môn Chính tả:
Để thực hiện tốt việc viết chữ đẹp ở lớp 5A1 bản thân tôi đã thực hiện các
phương pháp sau:

- Học sinh ngồi viết ngay ngắn đúng mẫu chữ, cỡ chữ, quy trình viết chữ.
- Giáo viên khi đọc cho HS viết phải đọc rõ ràng phát âm chuẩn Tiếng việt.
- Sử dụng hình thức phong phú khi làm các bài tập Chính tả.
* Các biện pháp được áp dụng cụ thể là:
Trước tình hình HS viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một số
biện pháp khắc phục như sau :
4
1 Luyện phát âm:
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát
âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm
cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với
nhau. Do đó có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc, học sinh sẽ tái
hiện và viết đúng. Giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có
thể giúp học sinh viết đúng.
2 Phân tích so sánh:
-Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng,
so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh
ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” giáo viên
yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này.
- Nặng = N + ăng + thanh nặng
- Nặn = N + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”,tiếng “nặn”
có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.
3 Giải nghĩa từ:
Do phương ngữ của từng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống
nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. ( Lỗi
phát âm sai do địa phương)
Ví dụ: Học sinh đọc “tốt vụng” nhưng viết “tốt bụng” do đó học sinh cần
hiểu “tốt - vụng” là hai từ trái nghĩa, còn “tốt bụng” là nói đến một người hiền

lành thật thà.... Vì vậy phải viết là “tốt bụng”.
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập
đọc, Tập làm văn…nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi
mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo
tiếng.
4 Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
* Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu
hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các
âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp
thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau :
* Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt
đầu bằng s : si, sả, sứ, sắn, sung,sim, su su, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng,…
sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sò, sóc, sói, sáo sậu, sư tử…
* Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con
vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn,
chõ, chĩnh, chuông, chiêng… chuột, chó, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu
chấu, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi…
5 Làm các bài tập chính tả:
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×