Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu đe tài đoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.59 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT TUẦN GIÁO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH Số I Quài Tở Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
" RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP GHÉP 1 + 2 "
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ : Giáo viên phụ trách lớp ghép 1+2
Đơn vị : Trường tiểu học số I Quài Tở
Danh hiệu ĐKTĐ : Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Lý do chọn đề tài:
Ngành giáo dục - đào tạo được Đảng ta các định là quốc sách hàng
đầu. Có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Đất nước
ta đang trên đường tiến lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và nhất
là trong giai đoạn công nghệ phát triển hiện nay, đất nước cần có nhu thế hệ
trẻ có đủ đức, đủ tài, có sức khoẻ để xậy dựng đất nước, đưa đất nước tiến
lên sánh vai cùng với sự phát triển của các cường quốc phát triển. Trước
những yêu cầu lớn lao đó đòi hỏi cần phải đầu tư để tạo ra những con người
có đủ đức, đủ tài. Mà muốn có những con người có đủ đức và tài thì phải
được đầu tư từ lúc bắt đầu học chữ. Ngành giáo dục - đào tạo đối tượng chủ
yếu là đào tạo con người, mà con người là động lực thúc đẩy sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì con người là sản phẩm của xã hội, đồng thời
hoạt động của con người sáng tạo ra xã hội. Giáo dục là nhiệm vụ trồng
người. đào tạo nên những lớp người xã hội chủ nghĩa.
Như chúng ta đã biết '' Mọi vĩ nhân đều bắt đầu từ những em bé " tất cả mọi
người từ già đến trẻ, từ các nhà khoa học đến những người bình thường
muốn hiểu biết được khoa học kĩ thuật đến kho tàng kiến thức vô tận của
loài người phải bắt đầu từ việc học đọc. Vậy việc đọc giúp cho con người
tiếp thu nền văn minh của nhân loại, tiếp thu thế giới bên trong của người
khác giúp quá trình nhận thức nẩy nở sự rung động và ước mơ. Đọc để
hưởng thụ nền giáo dục hiện đại, biết yêu cái thiện cái đẹp, không đồng tình


với cái ác , cái xấu.
Để thực hiện được những vấn đề mấu chốt là phải có con người vàcon
người ở đây phải đủ tài, đủ đức có sức khoẻ để cống hiến cho xã hội. Hướng
con người tới cái chân - thiện - mỹ, công - dung - ngôn - hạnh, để đáp ứng
được yêu cầu cách mạng hiện nay.
Năm học 2006 - 2007 toàn ngành giáo dục hưởng ứng cuộc vận động "
Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục do bộ
trưởng bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân phát động bước đầu đã
thu hái được nhiều thành tích đáng khích lệ và được toàn xã hội hưởng ứng.
Năm học 2007 - 2008 chúng ta lại tiếp tục thực hiện cuộc vận động ấy với
bốn nội dung: " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục. Nói không với vi pham đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm
lớp".
Ở trường tiểu học việc hình thành năng lực đọc cho học sinh giúp học
sinh có điều kiện tiếp cận với các môn học khác, giáo dục lòng ham mê đọc
sách, hình thành thói quen làm việc trên văn bản, làm giàu kiến thức ngôn
ngữ, kiến thức đời sống xã hội. Phát triển ngôn ngữ tư duy đồng thời giáo
dục học sinh tư tưởng tình cảm thẩm mỹ cho các em.
Trước những trọng trách to lớn mà Đảng và nhân dân giao phó. Là giáo viên
có tâm huyết với nghề. Tôi thiết nghĩ mọi người cũng sẽ đồng tình với tôi:
muốn học sinh đọc thông viết thạo quan trọng nhất là phân môn học vần -
tập đọc có vai trò quan trọng trong môn tiếng việt lớp 1+2 cũng như các môn
học khác.
Năm học 2007-2008 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và
giảng dạy lớp ghép 1+2. Điều mà tôi trăn trở là các em HS lớp 1 mới bước
vào môi trường giáo dục.Các em còn là những tờ giấy trắng, nhiệm vụ của
người giáo viên là phải rèn luyện, dạy cho các em biết đọc , biết viết, biết cư
xử với bạn bè biét ứng xử trong giao tiếp hàng ngày. Ngôn ngữ cô trò bất
đồng, các em con ham chơi, lại rất hiếu động và nhất là các em là con em
đân tộc, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh, nhút nhát, sợ sệt, rụt rè, hoàn

cảnh gia đình khó khăn, sự quan tâm của phụ huynh học sinh tới việc học
tập của con em mình còn nhiều han chế. Vậy làm thế nào để học sinh đọc
thông viết thạo và thực hiện được mục tiêu giáo dục mà nghành và trường đề
ra. Từ những suy nghĩ đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài ''Rèn kỹ năng đọc cho
học sinh lớp ghép 1+2 ''.
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1.Thực trạng của việc rèn kỹ năng đọc của học sinh lớp 1+2 trong
những năm qua:
a/ Những thuận lợi:
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối khang trang theo đúng tiêu
chuẩn của bộ GD_ĐT, đã chấm dứt tình trạng học 2-3ca.
- 100% học sinh trong lớp đều yên tâm học tập, nhiệt tình, yêu trường
yêu lớp.
- Tổ chức Đội và Sao nhi hoạt động đồng đều có tác động tích cực đến
phong trào học tập và rèn luyện của học sinh.
- Được sự quan tâm của BGH công tác xã hội hoá được nâng lên một
bước, hội cha mẹ phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến việc học tập của các
em.
b/Những khó khăn:
- Học sinh trong lớp 100% là người dân tộc, ngôn ngữ phát triển
chậm, nhận thức còn hạn chế, phát âm Tiếng việt còn gặp rất nhiều khó
khăn.
-Chưa được sự quan tâm của phụ huynh tới việc học ở nhà của các
em.
-Là lớp học 2 trình độ nên việc dạy và học còn gặp nhiều khó khăn.
-Lớp học đóng trên địa bàn khu bản lẻ dân cư kinh tế chậm phát triển,
sức đóng góp cho phong trào giáo dục còn yếu về mọi mặt.
Với những khó khăn trên làm cho phong trào thi đua, học tập và rèn
luyện của học sinh chưa thực sự hiệu quả.
c/Thực trạng của việc Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1+2 trong những

năm qua:
*Đối với việc dạy học của giáo viên:
Trong những năm qua nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc nâng
cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên: Thường xuyên tổ chức tốt
các hoạt động chuyên môn như dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ soạn
giảng,tổ chức hội giảng thi tay nghề từ cấp tổ, cấp trường đến cấp huyện.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ mỗi tuần 1 buổi. Bản thân tôi tham
gia thường xuyên nhiệt tình, có hiệu quả. Riêng phân môn Học vần- Tập đọc
được nhà trường tổ chức thành chuyên đề, tập thể giáo viên xây dựng, thiết
kế bài giảng cụ thể,phong phú giúp tôi và các đồng nghiệp thực hiện tốt việc
giảng dạy trên lớp phân môn này.
2/ Mục đích đối tượng phạm vi nghiên cứu:
*Toàn bộ học sinh lớp ghép 1+2 trường tiểu học số 1 Quài Tở trực tiếp học
tập và tu dưỡng trong năm học 2007-2008.
* Vận dụng sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, năng lực sư phạm
của giáo viên để tổ chức dạy và học phân môn tập đọc cho học sinh lớp ghép
1+2.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Toàn bộ học sinh lớp ghép 1+2 trường tiểu học số 1 Quài Tở là những
người trực tiếp học tập.
- Các yếu tố có tác động đến việc học tập của học sinh nói chung và
phân môn tập đọc nói riêng: Gia đình, bản làng, xã hội có liên quan đến giáo
viên và học sinh của nhà trường.
3/ Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu một số cơ sở thực tiễn về dạy phân môn Học vần- Tập
đọc ở lớp 1+2 trong nhà trường tiểu học những năm qua.
- Điều tra thực trạng, khảo sát chất lượng học sinh của học sinh lớp
ghép1+2.
- Đề xuất với BGH những biện pháp khả thi để thực hiện đề tài này.

*Phương pháp:
Trong quá trình nghiên cứu tôi áp dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp trực quan, đàm thoại, quan sát.
+ Phương pháp luyện tập thực hành.
+ Phương pháp điều tra thực tế.
+ Phương pháp khảo sát thống kê.
+Phương pháp kiểm tra đánh giá.
Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tài liệu) để tìm hiểu những cơ sở
khoa học bổ sung cho đề tài.
C/ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG ĐỀ TÀI TRONG NĂM HỌC 2007 - 2008
1-Khảo sát đê tài:
Trước khi áp dụng đề tài này,ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành
khảo sát về chất lượng học tập phân môn Tập đọc và chất lượng học tập nói
chung của học sinh.
Đối với học sinh: Tổng số: 13em :Trình độ 1: 5em
Trình độ 2: 8 em
Trong đó 5 em ở nhóm trình độ 1 thì chỉ có 2 em được học qua lớp
mầm non còn 3 em chưa được học qua lớp mầm non vì các em có hoàn cảnh
khó khăn.
Ở trình độ 2: Chất lượng phân môn tập đọc đầu năm qua khảo sát.
Giỏi : 0
Khá : 2
TB : 4
Yếu: 2
2. Những thiếu sót bộc lộ sau khảo sát:
- Các em phát âm sai, còn bỏ dấu do ảnh hưởng của tiếng địa phương.
- Nhận thức Tiếng Việt còn chậm, khả năng phát triển ngôn ngữ con
han chế.
3. Các biên pháp thực hiên đề tài:
a. Đối với học sinh:

- Xây dựng nề nếp lớp học ngay từ đầu năm.
- Có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Xây dựng nhóm học tập trong tổ, cụm bàn, xây dựng đôi bạn cùng
tiến.
- Học sinh tự đánh giá kết quả của mình và đánh giá cho bạn.
- Tiếp tực tham gia các hoạt động của nhà trường.
b. Đối với giáo viên:
- Để tổ chức việc dạy - học đọc cho học sinh đạt kết quả người giáo
viên cần nắm được đặc điểm tâm lý học sinh, nắm được bản chất kỹ năng
đọc. Đọc là một dạng hoạt đọng của ngôn ngữ. Cơ sở ngôn ngữ và văn học
của việc dạy học đọc là quá trình vận động bằng mắt sử dụng bộ mã chữ âm
để phát ra trung thành đến các dấu thanh - vần - tiếng - từ - cụm từ - câu. Sự
vận động của các giác quan nghe- nói, đọc - viết. Từ đặc điểm và quá trình
nghiên cứu sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 + 2. Tôi thấy kiến thức
môn học vần - tập đọc được xây dưng trên hệ thống các bài học với một cấu
trúc chặt chẽ vừa đảm bảo tính đồng tâm, vừa đảm tính phát triển ở cả hai
phần học vần - tập đọc.
- Việc rèn đọc cho học sinh phần lớn đề thông qua các bài học vần -
tập đoc ở trên lớp. Muốn học sinh đọc tốt được giáo viên phải chuẩn bị chu
đáo, tìm hiểu rõ nội dung bài, đồ dùng, tranh ảnh cần sử dụng vào lúc nào
hợp lý nhất, kiến thức cần đạt trong bài học, sau bài các em cần nắm được
những âm vần gì, tiếng từ nào. Phát triển đồng đều bốn kỹ năng: nghe - nói -
đọc - viết, sau mỗi bài học đồng thời sử dụng vận dụng phương pháp dạy
học mới vào mỗi bài, mỗi tiết học.
- Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh: Học mà chơi, chơi mà học cần tạo
sự thoải mái trong tiết học bằng cách tổ chức trò chơi cho học sinh giữa mỗi
tiết học, khích lệ sự thi đua của các em, luôn biểu dương động viên bằng
những lời khen ngợi của cô giáo, tuyên dương của các bạn tạo thêm sự tự tin
để các em làm đúng, chính xác hơn.
- Nắm vững tình hình thực tế của lớp từ đó đề ra kế hoạch cụ thể trong

quá trình giảng dạy.
- Tăng cường công tác dạy Tiếng Việt cho học sinh.
- Nắm chắc nội dung chương trình
- Nắm chắc phương pháp giảng dạy môn học vần.
- Luôn luôn tự học, tự tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp để có thêm
kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Biết phân phối mềm dẻo trong việc vận dụng phương pháp để phù
hợp với đối tượng học sinh ở địa phương mình, cần tập chung vào các yêu
cầu thiết yếu nhất.
Ví dụ: Ở lớp 1 Đối với một số từ ngữ mang nhiều âm, vần trong bài học quá
xa lạ với học sinh giáo viên cần diễn giải bằng đồ dùng trực quan hoặc tạm
thời thay bằng các từ ngữ khác có nghĩa hoặc chứa âm, vần tương đương để
học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
Tăng cường sử dụng đồ dùng trong từng tiết học và có kế hoạch dạy
với từng đối tượng học sinh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×