Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài soạn Tổng hợp các môn học khối 4 - Tuần học 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.62 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 1:. Tập đọc. Bốn anh tài I. MỤC TIÊU. - Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn trong bài -Biết đọc bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ nhiệt thành làm việc của 4 cậu bé - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài - Hiểu nội dung chuyên( phần đầu): ca ngợi sức khoẻ tài năng lòng nhiệt thành làm việc của 4 anh em Cẩu Khây II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. - Giới thiệu 5 chủ điểm của sách TV4 tập 2 - Giới thiệu bài HĐ1: Luyện đọc -1HS đọc toàn bài -HS đọc nối tiếp đoạn , kết hợp luyện đọc: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Múc Tát Nước, Móng Tay Đục Máng +Giải nghĩa từ : Cẩu Khây ,tinh thông, yêu tinh - HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu HĐ2: Tìm hiểu bài -HS đọc lướt toàn bài, trả lời các câu hỏi sau : ? Tìm những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây ? Sức khoẻ của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? Có chuyện gì xảy ra với quê hương của Cẩu Khây ? Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt trừ yêu tinh với những ai ? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS đọc nối tiếp đoạn - HS nhận xét bạn đọc , tìm ra giọng đọc đúng - Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn:"Ngày xưa ở bản kia...Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh" HS luyện đọc nhóm đôi. Thi đọc diễn cảm. Tổng kết bài - GV nhận xét tổng kết giờ học./. Tiết 2: Tiết :91. Toán KI-LÔ-MÉT VUÔNG. I MỤC TIÊU:. Giúp HS : - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô- mét vuông. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Biết đọc viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô mét vuông, biết 1km=1000000m và ngược lại -Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích; cm, dm, m và km II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. HĐ1: Giới thiệu ki-lô-mét vuông - GV giới thiệu ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 kilô-mét - Giới thiệu cách đọc và cách viết:km Quan hệ: 1 km =1000 000m HĐ2: Thực hành Hướng dẫn,theo dõi HS làm các BT ở vở BTT(Tr 9) BT1: ? Cách viết tắt của ki-lô-mét vuông - HS nối tiếp đọc và viết các số kèm đơn vị đo ki-lô-mét vuông BT2: HS thực hành đổi các đơn vị đo BT3: HS đọc đề bài ? Cách tính diện tích khu rừng - Giải vào vở BT4: Đáp án a: 4dm b: 921 km HĐ3: GV chấm bài nhận xét GV tổng kết giờ học./.. Chính tả ( Nghe -viết ) KIM TỰ THÁP AI CẬP. Tiết 3: I MỤC TIÊU:. - Nghe viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn “Kim tự tháp Ai Cập ” - Làm đúng các bài tập có vần dễ lẫn s/x. II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. - Giới thiệu bài HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc bài Kim tự tháp Ai Cập - HS đọc thầm đoạn văn chú ý những từ ngữ dễ viết sai, tìm hiểu ND đoạn văn - HS gấp sách , GV đọc từng câu .HS viết - Đọc bài cho HS soát lỗi - Chấm bài 1 số em , nhận xét HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập - HS mở vở BTTV-tập 2(trang 3) - Nêu yêu cầu BT. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HĐ3:. - HS làm vào vở - GV chấm, chữa , nhận xét Tổng kết, nhận xét giờ học./.. Tiết 4:. Khoa học. TẠI SAO CÓ GIÓ ? I :MỤC TIÊU:. - Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió - Giải thích tạo sao có gió? - Giải thích tạo sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển II : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - Chong chóng mỗi HS tự làm một cái - Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm +Hộp đối lưu +Nến, diêm, miếng dẻ III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. - Giới thiệu bài HĐ1: Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió - HS ra sân chơi chong chóng ? Nêu nhận xét khi nào chong chóng quay ? Khi nào chong chóng không quay ? Khi nào chong chóng quay nhanh , khi nào quay chậm - 2HS đứng quay mắt vào nhau giơ chong chóng về phía trước ? Nhận xét chong chóng của mỗi người có quay không, tại sao? ? Chong chóng của ai quay nhanh hơn, tại sao? - GV tổng kết và kết luận: Không khí chuyển động tạo thànhgió HĐ2 :Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió - HS đọc mục thực hành( tr 74): Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động gây ra gió. HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên - HS đọc mục “ Bạn cần biết ”và giải thích ? Tạo sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ( HS kết hợp chỉ vào hình vẽ ở SGK) - GV tổng kết toàn bài và nhận xét tiết học./.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiết1:. Đạo đức KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( T1 ). I- MỤC TIÊU:. -Học xong bài này .HS có khả năng: -Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động. -Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đ/v những người lao dộng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh đạo đức phóng to. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. HĐ1:Kể chuyện : Buổi học đầu tiên (sgk) - GV kể chuyện -1 HS kể lại chuyện Đàm thoại: ? Vì sao một số bạn lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình. ? Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao HĐ2: BT1-sgk (Thảo luận nhóm 2) - GV nêu yêu cầu bài tập - HS thảo luận và nêu ý kiến - GV kết luận: Nói thêm về lao động chân tay và lao động trí óc HĐ3: BT2-sgk - HS quan sát tranh ? Những người lao động trong từng tranh làm nghề gì ? Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào - GV tổng kết: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho gia đình và xã hội nên chúng ta phải kính trọng và biết ơn họ HĐ4: BT3-sgk - HS nêu y/c bài tập - HS trao đổi bổ sung - nêu ý kiến - GV tổng kết và kết luận + Các việc làm a, c,d ,đ, e, g là biểu hiện kính trọng và biết ơn người lao động + Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động - HS đọc ghi nhớ GV tổng kết bài học. Hướng dẫn thực hành. Tiết2:. LUYỆN VIẾT : BỐN ANH TÀI I. MỤC TIÊU:. - Luyện viết đoạn 1 và 2 bài chính tả Bốn anh tài - HS viết đúng các từ : Cẩu Khây, võ nghệ, quyết chí, diệt trừ. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Giới thiệu bài - GV đọc đoạn viết: Từ đầu ..... diệt trừ yêu tinh. - Gọi 2 HS đọc lại 2 đoạn ? Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng như thế nào ? Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây - Đọc bài cho HS chép - Khảo bài , thu vở chấm GV nhận xét tiết học.. Thể dục Bài 37 : ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP. Tiết1 I. MỤC TIÊU:. - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi: chạy theo hình tam giác II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:. 1.Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, nêu yêu cầu tiết học - HS khởi động chân tay, đứng vỗ tay và hát. - HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên. 2. Phần cơ bản: a, Bài tập rèn luyện thân thể cơ bản: - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp HS thực hiện 2- 3 lần cự li 10- 15 m - Ôn tập theo từng tổ b, Trò chơi vận động: - HS tiếp tục chơi trò chơi: Chạy theo hình tam giác - GV cho HS tiến hành chơi như ở tiết trước 3. Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay và hát - Đi theo vòng tròn xung quanh sàn,vừa đi vừa hít thở sâu GV nhận xét và đánh giá tiết học. Toán. Tiết2:. TIẾT 92:LUYỆN I-MỤC TIÊU:. Giúp HS rèn kỹ năng - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. Lop4.com. TẬP.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Tính toán và giải toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. -HS làm các bài tập BT1+2 : Đổi các đơn vị đo -Nêu quan hệ giữa km2 và m2; giữa ? m2 và dm2 BT3: HS đọc yêu cầu bài ? Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật -HS tự giải bài vào vở BT4: HS đọc yêu cầu bài ? Diện tích khu rừng hình vuông cạnh 500m là bao nhiêu? ? Nêu cách tính: (5000x5000=25000000m2=25km2) -GV chấm 1 số bài của HS -Nhận xét , tổng kết giờ học./.. Luyện từ và câu. Tiết3:. CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ :AI LÀM GÌ ? I-MỤC TIÊU:. - HS hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai là gì? -Biết xác định bộ phận C N trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Kiểm tra bài cũ: -Nêu ghi nhớ về VN trong câu kể : Ai làm gì? B-Bài mới: - Giới thiệu bài HĐ1: Phần nhận xét -1 HS đọc ND bài tập - Cả lớp đọc thầm , trao đổi ? Tìm các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn trên ? Xác định CN trong mỗi câu vừa tìm được ? Nêu ý nghĩa vừa tìm được ? Cho biết CN của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành - GV nhận xét chốt lời giải đúng HĐ2: Phần ghi nhớ -1số HS đọc ghi nhớ ở SGK - Nêuví dụ minh hoạ cho ghi nhớ (2HS) HĐ3: Phần luyện tập -BT1: HS đọc ND bài-thảo luận nhóm đôi ? Tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn trên ? Xác định CN của từng câu vừa tìm được. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - BT2: HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt - BT3: Quan sát tranh minh hoạ và đặt câu nói về từng nhóm người và miêu tả trong tranh. -1HS giỏi đặt mẫu, HS nối tiếp nhau đặt câu HĐ4: Củng cố , tổng kết giờ học./.. vật được. Lịch sử NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN. Tiết4: I-MỤC TIÊU:. Học xong bài này HS biết: - Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỷ XIV -Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. - Giới thiệu giờ học HĐ1: Thảo luận nhóm 4 ? Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? Những kẻ có quyền đối xử với dân ra sao ? Thái độ phản ứng của dân với triều đình ra sao ? Nguy cơ ngoại xâm như thế nào - Đại diện nhóm phát biểu, GV tổng kết ý và kết luận HĐ2: làm việc cả lớp -1HS đọc SGK ? Hồ Quý Ly là người như thế nào ? Ông đã làm gì ? Hành động truất quyền của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao? - GV tổng kết:Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ. III. CỦNG CỐ:. - HS đọc nội dung chính của bài. - GV nhận xét và đánh giá tiết học. Tổng kết giờ học,dặn dò tiết sau. Tiết 1:. Luyện Tiếng Việt TÌM CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?. I . MỤC TIÊU :. Củng cố về câu kể theo kiểu câu Ai làm gì? HS xác định đúng CN- VN trong câu kể Ai làm gì? II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Củng cố lý thuyết Tìm ví dụ về câu kể Ai làm gì. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ? Đặt câu hỏi tìm CN- VN ? CN do cụm từ nào tạo thành ? VN do cụm từ nào tạo thành 2. Luyện tập: a. Chữa bài tập( VBT) Gọi học sinh chữa bài- GV cho các em khác nhận xét. Bài 1, 2, 3 trang 121, 122 Bài 1, 2 trang 3. 3. Luyện tập vào vở: GV chép bài lên bảng, HS làm bài: Bài 1:Đọc lại đoạn văn sau: Cả thung lũng như một bức tranh thuỷ mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu.Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. a. Tìm các câu kể Ai làm gì ? có trong đoạn văn trên. b. Xác định CN, VN của từng câu vừa tìm được. Bài 2. Quan sát lại bức tranh ở SGK- TV4 tập 2 trang 7 Viết một đoạn văn nói về hoạt động cuả các nhóm người trong tranh. HS làm bài, GV theo dõi và hướng dẫn thêm. Chấm và chữa bài. Nhận xét tiết học. Tiết 2:. Kỷ thuật. LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA I.MỤC TIÊU : - HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa. - Yêu thích công việc trồng rau, hoa. II. CHUẨN BỊ : - Một số loại tranh ảnh về cây rau, hoa . III. CÁC HỌẠT ĐỘNG CHÍNH. HĐ1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa HS quan sát tranh và liên hệ vốn sống thực tế và trả lời một số câu hỏi: ? Rau được dùng làm gì ? Những loại rau nào được dùng làm thức ăn ? Nêu một số cách chế biến rau thành thức ăn ? Ngoài ăn rau còn dùng làm gì? HĐ2: Tìm hiểu về các dụng cụ gieo trồng và chăm sóc rau - HS đọc mục 2 SGK, trả lời các câu hỏi sau: ? Nêu một số dụng cụ thường dùng để gieo, trồng và chăm sóc rau, hoa ( cuốc, cào, vên đào, bình tưới,.....) ? Nêu công dụng của từng loại dụng cụ. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV tóm tắt các ý chính của bài học và yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ cuối bài IV CỦNG CỐ :. - GV nhận xét về thái độ học tập của HS, căn dặn tiết sau. Tiết 3:. Hoạt động ngoài giờ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG. Bài 1: Biển báo giao thông đường bộ I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến. - HS hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông. 2. Kỹ năng: HS nhận biết nội dung của các biển báo ở khu vựcgần trường học, gần nhà hoặc thường gặp. 3. Thái độ - Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo. - Tuân theo đúng luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo II. CHUẨN BỊ : Các loại biển báo hiệu giao thông. III. CÁC HỌẠT ĐỘNG CHÍNH. HĐ1 : Ôn tập và giới thiệu bài mới: HS lên bảng dán bản vẽ về báo hiệu mà em nhìn thấy cho các bạn xem, nói tên biển đó và em đã nhìn thấy ở đâu. Một số em đọc tên biển và nói rõ em nhìn thấy ở đâu. GV nhận xét và đánh giá. HĐ2 : Tìm hiểu nội dung biển báo mới A. BIỂN BÁO CẤM:. GV đưa ra biển có đặc điểm: - Hình màu tròn. - Màu : nền trắng, viền màu đỏ. - Hình vẽ : có màu đen ? Đây thuộc loại biển báo nào ? Nội dung cấm của biển là gì B. BIỂN BÁO HIỆU LỆNH :. GV đưa ra biển có đặc điểm: - Hình tròn. - Màu xanh lam. - Có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị lệnh phải theo. ? Đây thuộc loại biển báo nào ? Nội dung của biển là gì C.BIỂN BÁO NGUY HIỂM :. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV đưa ra biển có đặc điểm: - Hình tam giác. - Màu vàng có viền đỏ. - Có hình vẽ, kí hiệu màu đen biểu thị nguy hiểm. ? Đây thuộc loại biển báo nào ? Nội dung của biển là gì HĐ3 : Trò chơi biển báo Chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo. HS quan sát trong vòng 2 phút.HS phải nhớ biển báo nào tên là gì. Sau 2 phút , mỗi nhóm cử 1 em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt cho đến hết. GV gọi một số em đọc tên của biển đó và nói ý nghĩa, tác dụng của biển đó. HS khác trong nhóm có thể nhắc bạn trả lời. Nhóm nào gắn tên biển nhanh và trả lời nhanh thì được khen. GV nhận xét và biểu dương nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhất. IV CỦNG CỐ :. - Gv tóm tắt toàn bài cho HS ghi nhớ Khi đi đường phải tuân theo hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của các biển báo hiệu. GV nhận xét kết quả tiết học.. Toán T93: HÌNH BÌNH HÀNH. Tiết1: I- MỤC TIÊU. - Hình thành biểu tượng về hình bình hành - Nhận biết một số đặc điểm về hình bình hành, từ đó nhận biết được hình bình hành với một số hình đã học II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ1 : Hình thành biểu tượng về hình bình hành - HS quan sát hình vẽ trong SGK ? Nhận xét hình dạng của hình - GV giới thiệu về tên gọi của hình bình hành HĐ2: Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành - HS thực hành đo cạnh, đo góc của hình bình hành ? Nhận xét - Phát biểu thành lời - GV vẽ 1 số hình lên bảng - HS nhận dạng hình bình hành ? Nêu 1 số đồ vật trong thực tiễn có dạng hình bình hành HĐ3: Thực hành - HS nêu ND từng bài. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> -Làm bài cá nhân vào vở -Đọc bài của mình (1,2,3) -Bài 4:4HS vẽ mỗi em một hình vào bìa gắn lên bảng -GV và HS nhận xét từng bài Tổng kết giờ học. Kể chuyện BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN. Tiết2: I-MỤC TIÊU. 1-Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ.HS biết thuyết minh ND mỗi tranh bằng một , hai câu; kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Nắm được ND câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ND câu chuyện 2.Rèn kỷ năng nghe - Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ cốt chuyện - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tranh minh hoạ chuyện kể III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. - Giới thiệu chuyện HĐ1: - GV kể chuyện - Kể lần1+ kết hợp giải nghĩa từ: ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn - Kể lần 2,3 kết hợp tranh minh hoạ HĐ2: Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh - GV dán lên bảng tranh minh hoạ phóng to - HS thảo luận theo cặp tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh - Nối tiếp phát biểu -Gv chốt lời giải đúng HĐ3: HS kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện - HS kể chuyện theo nhóm: kể xong trao đổi ý nghĩa câu chuyện -Kể chuyện trước lớp - Nối tiếp nhau kể từng đoạn - Kể toàn bộ câu chuyện ? Nhờ đâu bác đánh cá nghĩ ra mưu kế khôn ngoan để lừa con quỷ ? Vì sao con quỷ lại chui trở lại bình ? Câu chuyện có ý nghĩa gì - Cả lớp nhận xét và bình chọn nhóm cá nhân kể chuyện hay nhất - GV tổng kết giờ học./.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tập đọc CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI. Tiết4: I-MỤC TIÊU:. 1. Rèn đọc - Đọc lưu loát toàn bài - Đọc đúng các từ ngữ khó - Biết đọc bài thơ với giọng chậm rãi, dịu dàng 2- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người và trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất 3-HTL bài thơ A-Bài cũ: 2 HS đọc chuyện : Bốn anh tài ? Nêu nội dung của bài B-Bài mới - Giới thiệu bài HĐ1 : Hướng dẫn đọc -1HS đọc toàn bài - HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - GV sửa lỗi phát âm ,ngắt nhịp cho từng em - HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu bài HĐ2: Tìm hiểu bài ? Trong chuyện cổ tích này ai là người sinh ra đầu tiên ? Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có mặt trời ? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có người mẹ -HS trả lời ,GV chốt ý HĐ3: Luyện đọc diễn cảm và HTL ? Tìm giọng đọc đúng , thể hiện diễn cảm bài thơ -HS luyện đọc 2 khổ thơ4+5 +GV đọc mẫu +HS luyện đọc theo cặp +HS thi đọc diễn cảm và HTL bài thơ GV tổng kết bài học, dặn HS về HTL./.. Luyện Toán LUYỆN TẬP VỀ ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH. Tiết1: I. MỤC TIÊU:. - Củng cố về đổi đơn vị đo diện tích đã học. - Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo cho HS.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II. Hoạt động dạy học: 1. Củng cố: ? Nêu các đơn vị đo diên tích đã học 1 km2 = ? m2 1 m2 = ? dm2 1 dm2 = ? cm2 2 Luyện tập : GV chép bài lên bảng , HS làm bài Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 3 km2 = .................m2 7 000 000 m2 =................km2 307 m2 = ...............dm2 15 000 000 m2 = .............km2 45 m2 = .................cm2 4 km2 3 m2 =....................m2 4527 dm2 = ...........cm2 6 km2 70 m2 =....................m2 Bài 2: Viết đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm: 5 km2 = 5 000 000....... 76 000 000 m2 = 76 ............. 3 km2 53 000 dm2 = 530 ................ 4 km2 50 m2 =4 000 050... 4 000 004 m2 = 4.....4..... 48 m2 54 dm2 = 4854......... 675 400 cm2 = 67....54..... Bài 3: Một hình chữ nhạt có chiều dài là 12 dm, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó? Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Diện tích sân trường là: A. 1200 dm2 B. 1200 m2 C. 1200 km2 D. 1200 cm2 - HS làm bài , GV theo dõi và chấm bài - Nhận xét và đánh giá tiết học.. Địa lý ĐỒNG BẰNG NAM BỘ. Tiết2: I. MỤC TIÊU:. Học xong bài này, HS biết: - Chỉ vị trí của đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu tên các đồng bằng đã học 2. Bài mới : - Giới thiệu bài HĐ1: Tìm hiểu : Đồng bằng lớn nhất nước ta HS đọc thầm mục 1 SGK ? ĐBNB nằm ở phía nào của nước ta. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ? Do phù sa của các con sông nào bồi đắp tạo thành ? Nêu các đặc điểm tiêu biểu của ĐBNB HS lên chỉ vị trí của ĐBNB trên bản đồ HĐ2 : Tìm hiểu : Mạng lưới sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt. HS hoạt động nhóm đôi ? Nêu đặc điểm của sông Mê Công ? Tại sao ở ĐBNB không có hệ thống đê điều ? Sông ở Nam Bộ có tác dụng gì ? Các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt ở Nam Bộ 3. Củng cố tổng kết HS đọc phần ghi nhớ ( SGK ) GV hệ thống toàn bài Nhận xét tiết học./. Luyện thể dục. ÔN LUYỆN CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC CỦA BÀI 37 I. MỤC TIÊU :. - Ôn tập, củng cố các nội dung đã học trong bài 37 . - Ôn bài rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản. Đi vượt chướng ngại vật thấp. - Củng cố trò chơi: Chạy theo hình tam giác. Thăng bằng. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP. 1. Phần mở đầu : HS ra sân tập hợp. GV nêu y/c nội dung tiết học. Khởi động tay chân : Tập bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản : a.Ôn tập về đội hình đội ngũ. - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng . - Lớp trưởng chỉ huy, cả lớp tập , Gv quan sát bổ sung. b. Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản Chạy theo hình tam giác - HS luyện tập theo tổ- Mỗi em cách nhau 2 – 3 mét. c. Các tổ trình diễn phần luyện tập của mình. d. Ôn trò chơi : Chạy theo hình tam giác. Thăng bằng HS tiến hành chơi theo từng tổ, GV hướng dẫn thêm. 3. Phần kết thúc: GV nhận xét tiết học, HS thả lỏng người. Cùng hát bài : Kết đoàn. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tiết 4:. Tự học. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOÀN THÀNH BÀI TẬP TOÁN I. MỤC TIÊU:. Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập toán ở SGK( Diện tích hình bình. hành). II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Bài 1: Bài 2 :. Bài 3:. GV nêu yêu cầu tiết học HS mở SGK trang 103 ra làm bài GV theo dõi và hướng dẫn thêm S = 9 x5 = 45 cm2 S = 13 x 4 = 52 cm2 S = 9 x 7 = 63 cm2 Diện tích hình chữ nhật là: 5 x 10 = 50 ( cm 2) Diện tích hình bình hành là : 5 x 10 = 50 ( cm 2) a. S = 40 x 43 = 1360( cm2) b. S = 40 x 13 = 520( dm2) GV nhận xét và đánh giá tiết học./.. Tiết2:. Tập làm văn. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I: MỤC TIÊU:. Giúp HS: - Củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật - Thực hành viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật theo 2 kiểu trên II, HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A, Bài cũ: ? Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ? Đó là những cách nào ? Thế nào là mở bài trực tiế ? Thế nào là mở bài gián tiếp B,Bài mới - Giới thiệu bài - Hướng dẫn làm bài tập Bài1: HS đọc y/c và ND bài -HS đọc thầm và trao đổi theo cặp ? So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau của từng đoạn mở bài - GV bổ sung, chốt ý. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Đoạn a,b là kiểu mở bài trực tiếp + Đoạn c là kiểu mở bài gián tiếp Bài 2: HS đọc y/c bài tập - GV nhắc: Y/c chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà. Em phải viết hai đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn - HS viết bài Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình (mỗi em đọc 2 kiểu mở bài ) - HS và GV nhận xét, bình chọn những bạn viết được đoạn mở bài hay nhất Tổng kết giờ dạy./. Tiết 3:. Toán Tiết 94 :DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH. I. MỤC TIÊU: Giúp HS. - Hình thành công thức tính diện tích của hính bình hành. - Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành - GV vẽ lên bảng hình ABCD - Giới thiệu: DC là đáy, AH là chiều cao - GV và HS : Cắt phần tam giác ADH ghép lại để được hình chữ nhật ABIH (như hình vẽ sgk) - Giới thiệu cách tính diện tích hình bình hành chính là diện tích hình chữ nhật + Chiều dài hình chữ nhật chính là đáy hình bình hành + Chiều rộng hình chữ nhật chính là đáy hình bình hành ? Cách tính diện tích hình bình hành từ diện tích hình chữ nhật - GV kết luận và ghi bảng công thức tính Diện tích = đáy x chiều cao HĐ2: Thực hành - HS nêu y/c bài1: + Diện tích hình1: 8 x 3 = 24cm + Diện tích hình 2: 7 x 3 = 21cm + Diện tích hình 3: 4 x 4 = 16cm - HS nêu y/c bài2: Tính và điền kết quả vào ô trống - Bài3: Diện tích mảnh bìa hình bình hành là: 14 x 7 = 98 ( cm2 ) Tổng kết giờ học./. Tiết 4:. Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG I: MỤC TIÊU. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -Mở rộng vốn từ của HS thuộc chủ điểm trí tuệ ,tài năng. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực -Biết được 1 số câu tục ngữ gắn với chủ điểm II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. A: Bài cũ: - Chữa BT3 của tiết trước B : Bài mới: - Giới thiệu bài - Hướng dẫn làm BT: BT1: HS đọc ND bài -Thảo luận theo nhóm ? Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường ( tài hoa, tài giỏi, tài ba, tài đức, tài năng ) ? Tài có nghĩa là tiền của BT2: GV nêu y/c của bài tập - Mỗi HS tự đặt 1câu với1 trong các từ ở BT1 - HS nối tiếp đặt câu của mình BT3: HS tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh tài trí của con người - GV chốt câu đúng BT4: HS nối tiếp nhau đọc các câu tục ngữ mà em thích ? Giải thích lý do GV nhận xét , tổng kết giờ học./. Tiết1:. Tập làm văn. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I: MỤC TIÊU:. văn. - Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng trong bài tả đồ vật -Thực hành viết đoạn kết bài cho bài văn tả đồ vật theo 2 cách trên. II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - Bảng phụ viết sẵn hai cách kết bài mở rộng và không mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC;. A .Bài cũ: ? Nêu các cách kết bài, đó là những cách nào B.Hướng dẫn luyện tập BT1: HS nêu y/c của đề bài 1 HS đọc đoạn kết bài ? Xác định kiểu kết bài( kết bài mở rộng). Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> BT2: HS đọc y/c bài - HS suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả ? Nêu đồ vật mình định tả - HS viết kết bài - Gv theo dõi - Gọi 1số HS đọc bài trước lớp - Gv cùng HS nhận xét Tổng kết giờ học./.. Tiết 3:. Toán T95: LUYỆN TẬP. I MỤC TIÊU:. Giúp HS: - Hình thành công chu vi thức tính hình bình hành - Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A Bài cũ: ? Nêu các yếu tố của hình bình hành ? Nêu công thức tính diện tích của hình bình hành B Luyện tập: - HS làm các BT BT1: Tìm hình có diện tích lớn nhất ( H1) A BT1: Gợi ý: Nhớ lại công thức tính chu vi và diện tích H2: chu vi : 16cm H3: chu vi : 16 cm H4: chu vi : 18 cm BT3: HS điền kết quả Gợi ý: S = a x h ; h =S : a ; a = S : h BT4: Gợi ý: Diện tích hình H= diện tích hình ABCD + diện tích hình BE FC HS làm: Chữa bài: Diện tích hình ABCD là: 3 x 4= 12 cm2 Diện tích hìnhBE FC là: 4 x 3 =12( cm2 ) Diện tích hình H là: 12 + 12=24 (cm2) Đáp số : 24 cm2 GV nhận xét và đánh giá tiết học./.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tiết 4:. Hoạt động tập thể. SINH HOẠT LỚP TUẦN 19 I, NHẬN XÉT ,ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRONG TUẦN 19. - HS trong tổ nhận xét ,đánh giá lẫn nhau về các mặt: +Học tập + ý thức ,nề nếp, sinh hoạt 15 ' + Vệ sinh trực nhật, vệ sinh cá nhân… - Các tổ trưởng báo cáo kết quả của các tổ - Cả lớp nhận xét chung - Các tổ bình chọn tổ xuất sắc của lớp - Bình chọn các cá nhân xuất sắc của tổ II, GV PHỔ BIẾN VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TUẦN 20. - Tiếp tục duy trì nề nếp học bài và làm bài. - Duy trì nề nếp về chữ viết. - Xây dựng nhiều đôi bạn học tốt. - Triển khai kế hoạch họp phụ huynh cuối học kì I.. Tiết 1:. Luyện Toán LUYỆN TẬP CÁC KIẾN THỨC TUẦN 19. I.MỤC TIÊU:. - Luyện tập củng cố về đơn vị đo diện tích:km2 , cm2. - Củng cố về tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình bình hành. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :. 1 : Củng cố về lý thuyết : ? Nêu các nội dung đã học trong tuần ? Nêu các đơn vị đo diện tích đã học. Thi nhận diện hình trên bảng cài Nêu công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành. 2 : Luyện tập thêm:. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> GV chép bài lên bảng, HS chép bài vào vở và làm bài. Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm a. 1m2 35dm2 = .....dm2 b. 234dm2 = ....m2.....dm2 2m2 40dm2 = .....dm2 150dm2 = ....m2.....dm2 3m2 9dm2 = .....dm2 308dm2 = .....m2.....dm2 5m2 30dm2 = .....cm2 3075cm2 = .....m2.....cm2 4m2 8dm2 = .....cm2 5004cm2 = .....m2.....cm2 Bài 2 : Tính diện tích của hình bình hành biết: a. Độ dài đáy là 6dm, chiều cao là 45cm. b.Độ dài đáy là 39cm, chiều cao là 2dm. Bài 3 : Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 530m, chiều rộng kém chiều dài 47m. Tính diện tích thửa ruộng? - HS làm bài - GV theo dõi - Chấm và chữa bài ./.. Khoa học GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO I. MỤC TIÊU:. - Phân biệt: gió mạnh , gió khá mạnh, gió to , gió dữ. - Nói về những thiệt hại do bão gây ra và cách phòng tránh. II: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. A: Bài cũ: ? Tại sao có gió B: Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió - HS đọc ND ở SGK -Thảo luận theo nhóm 2: Một em nêu cấp gió, một em nêu chuyển động của cấp gió HĐ2: Thảo luận về thiệt hại của bão và cách phòng chống bão - HS quan sát h5-6 sgk và đọc mục “ Bạn cần biết ” ? Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão ? Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão ? Liên hệ thực tế ở địa phương em - GV tổng kết và kết luận C: Củng cố : GV tổng kết toàn bộ bài và tổng kết tiết học.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×