/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BÀI SOẠN DẠY TỔNG HỢP
CÁC MÔN LỚP 3
TỪ TUẦN 23 ĐẾN TUẦN 25
PHƯƠNG PHÁP MỚI
VÀ THEO CHUẨN KTKN MÔN HỌC.
NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn
lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có
vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt
Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà
nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm
học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”
đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì
bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là
bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học nền tảng
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để đạt được
mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu
biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng
hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ.
Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng
học sinh. Tôi nhận thấy bản thân giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong
nhà trường. Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói
chung và làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà
trường. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo chuẩn kiến
thức kĩ năng của môn học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập và rèn luyện của học sinh:
- Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình lồng ghép
giáo dục vệ sinh môi trường, rèn kĩ năng sống cho học sinh.
- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện,
động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá.
Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình
và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiểu
học căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về đạo đức, học
/> />tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ chức, thiết kế và
những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo viên. Việc nâng cao
chất lượng giáo dục và giảng dạy là vô cùng cần thiết. việc đó thể
hiện đầu tiên trên giáo án - kế hoạch bài giảng cần đổi mới theo đối
tượng học sinh. Giáo viên nghiên cứu, soạn bài, giảng bài, hướng dẫn
các em tìm tòi kiến thức, việc soạn bài cũng rất cần thiết giúp giáo
viên chủ động khi lên lớp.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BÀI SOẠN DẠY TỔNG HỢP
CÁC MÔN LỚP 3
TỪ TUẦN 23 ĐẾN TUẦN 25
PHƯƠNG PHÁP MỚI
VÀ THEO CHUẨN KTKN MÔN HỌC.
Chân trọng cảm ơn!
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
/> /> BÀI SOẠN DẠY TỔNG HỢP
CÁC MÔN LỚP 3
TỪ TUẦN 23 ĐẾN TUẦN 25
PHƯƠNG PHÁP MỚI
VÀ THEO CHUẨN KTKN MÔN HỌC.
TUẦN 23
Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 201
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
CHÀO CỜ TOÀN TRƯỜNG
Tiết 2: TOÁN
Tiết 111: NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1
CHỮ SỐ (TIẾP)
I.Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân (có nhớ hai lần không liền
nhau…).
- Vận dụng phép nhân để làm tính,giải toán,
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
*Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
Bảng con: Đặt tính và tính.
4205 x 3 1105 x 4
7014 x 2 1216 x 3
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép nhân : 1427 x 3
(7-8’)
- GV đưa phép tính 1427 x 3 = ?
- HS : đặt tính, tìm kết quả vào bảng con .
/> />? Nêu cách thực hiện .
? Khi nhân có nhớ em cần lưu ý ?
*Hoạt động 3: Luyện tập (20-22’)
Bài 1:SGK
? Nêu cách thực hiện.
- Kiến thức : Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có
nhớ 2 lần).
Bai 2: Bảng con
- Kiến thức : Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có
nhớ 2 lần).
? Đặt tính và tính em cần lưu ý gì.
Lưu ý : HS dễ quên không nhớ 2 lần.
Bài 3: Vở
- Kiến thức : Giải toán có lời văn .
? Nêu lời giải, dạng toán.
Bài 4: Vở
- Kiến thức : Tính chu vi hình vuông .
? Hãy nêu qui tắc tính chu vi.
* Dự kiến sai lầm của HS.
- HS có thể tính sai kết quả trong phép nhân có
nhớ.
* BP khắc phục:- GV lưu ý HS cách thực hiện phép nhân.
*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò (3-5’)
- Chữa bài 3, 4
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………………………………………………………………
………………………….
/> />………………………………
………………………
Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NHÀ ẢO THUẬT
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc đúng: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, nhận lời, nắp
lọ
- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại
tài.
- Hiểu nội dung câu chuyện.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ. Hs
biết nhập vai và kể chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy – học.
- Tranh minh hoạ truyện.
III. Các hoạt động dạy – học.
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ ( 2 – 3 phút ).
- Kể câu chuyện: Nhà bác học và bà cụ ( 3 em )
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài ( 1 – 2 phút ). Dựa vào tranh – giới thiệu.
2.2. Luyện đọc đúng ( 30 – 35 phút )
/> />a. Gv đọc mẫu toàn bài ( Chia đoạn )
b. Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
** Đọc đúng
* Đoạn 1:
+ Câu 1: - quảng cáo; ngắt sau tiếng “diễn”
- nổi tiếng
+ Câu 2: - nằm viện; ngắt sau tiếng vé, dấu phẩy.
+ Gv hướng dẫn mẫu – dãy đọc.
- Giải nghĩa: ảo thuật / SGK.
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: Giọng kể bình thản – 1 hs đọc
mẫu – 5 hs đọc.
* Đoạn 2:
- Câu 2: lỉnh kỉnh, chú Lí.
- Câu 4: Ngắt sau tiếng ngay; dặn; đọc đúng làm phiền.
+ Gv đọc mẫu – dãy đọc.
- Giải nghĩa: tình cờ / SGK
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 – 1 hs đọc mẫu – 4, 5 hs đọc.
* Đoạn 3:
- Câu thoại: - nói, giọng thân mật, hồ hởi.
+ Gv đọc mẫu – dãy đọc.
- Hướng dẫn đọc đoạn 3: Giọng nhẹ nhàng, biết ơn – 1 hs
đọc mẫu – 4, 5 hs đọc.
* Đoạn 4:
+ Câu 4: nắp lọ đường; nhấn giọng: bắn ra.
+ Gv hướng dẫn mẫu – dãy đọc.
- Giải nghĩa: chứng kiến, thán phục, đại tài / SGK.
- Hướng dẫn đọc đoạn – Gv đọc mẫu: Giọng ngạc nhiên,
thán phục – 4, 5 hs đọc.
* Đọc nối đoạn: 1 lượt ( 4 hs )
/> />* Đọc cả bài: Gv hướng dẫn chung – 1 hs đọc.
Tiết 2
2.3. Tìm hiểu bài ( 14 – 16 phút )
+ Đọc thầm đoạn 1 + câu hỏi 1.
- Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật.
+ Đọc thầm đoạn 2 + câu hỏi 2, 3
- Hai chị em gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật ntn?
- Vì sao 2 chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp?
+ Đọc thầm đoạn 4 + câu hỏi 4, 5.
- Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
- Theo em, chị em Xê-phi đã được xem ảo thuật chưa?
2.4. Đọc diễn cảm ( 5 – 7 phút )
- Đọc nối đoạn: 1 lượt.
- 1 em đọc cả truyện.
2.5.Kể chuyện ( 17 – 19 phút )
- Hs đọc yêu cầu của bài – Gv giúp hs nắm chắc yêu cầu
bài (Gv lưu ý cách xưng hô)
- Gv kể mẫu đoạn 1 ( Hs nghe, nhớ nội dung truyện, quan
sát tranh ).
- Hs kể theo cặp.
- Hs kể trước lớp theo từng tranh – NX, BS
- 2 hs kể cả câu chuyện theo yêu cầu.
3. Củng cố – dặn dò ( 4 – 6 phút ).
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
- VN: Tập kể lại truyện.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………………………………………………………………
………………………….
/> />………………………………
………………………
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 201
Tiết 1 Toán
TIẾT 112: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân số có bốn chữ số
với số có một chữ số
- Củng cố tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3 -5')
- HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 1425 x 3 2508
x 5
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập: (28-30')
Bài 1: (8-10’) KT: Đặt tính rồi tính
- HS bảng con – nêu cách làm của phép tính: 2308 x 3
- GV chữa – bổ sung
Chốt : Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số em
làm như thế nào?
Bài 2: (7 – 9’) KT: Giải toán
- Đọc đề, phân tích bài toán - HS làm vở – 1 HS chữa
bài ở bảng phụ
- HS trình bày- GV nhận xét
/> /> Chốt : Khi giải toán có liên quan đến tiền tệ, lưu ý đơn vị
của tiền VN là đồng
Bài 3: (5- 8’) KT: Tìm số bị chia
- HS làm vở – Nêu cách làm của phần a, b
- HS nhận xét
Chốt : Muốn tìm số bị chia chưa biết em làm như thế nào ?
Bài 4: (5 -7’) KT: Viết số
- HS nêu yêu cầu - HS làm SGK
- Chữa, chốt : ôn tập về hình vuông, hình chữ nhật
* Dự kiến sai lầm của HS:
- Đặt tính chưa thẳng cột, tính sai. Quên nhớ trong khi
nhân
* Biện pháp khắc phục: Hướng dẫn kĩ cách đặt tính và tính
Hoạt động 4: Củng cố: (3- 5')
- GV hệ thống bài.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
__________________________
Tiết 2 Chính tả (nghe – viết )
Nghe nhạc
I. Mục đích - yêu cầu
- Nghe - viết chính xác bài thơ Nghe nhạc
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l / n qua bài tập
điền từ và tìm từ.
II. Đồ dùng dạy học.
/> />- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : (2 - 3')
- Viết bảng con : giục giã, dồn dập.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: (1 - 2')
b. Hướng dẫn chính tả : (10 – 12’)
- Giáo viên đọc bài- học sinh đọc thầm
Bài thơ kể chuyện gì? Tiếng nhạc cuốn hút Cương và
mọi người như thế nào?
Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng? Một dòng
có mấy chữ?
- GV ghi bảng từ khó : Nổi nhạc, chân giẫm nhịp, trước
nhà, nhạc dồn, réo rắt.
- HS phân tích: Nổi, giấm, trước, dồn, réo rắt.
- HS đọc từ - giáo viên xóa bảng
- Giáo viên đọc - Học sinh viết tiếng khó bảng con.
c.Viết chính tả: (13 - 15')
- Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút
- GV đọc - HS viết bài
d. Hướng dẫn chấm chữa:( 5 - 7' )
- GV đọc - HS soát lỗi bút mực, bút chì - Chữa lỗi
- GV chấm 10 bài
e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:(5 – 7’)
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n.
- HS làm vở - Đọc bài làm
- GV chấm vở, chữa bài: náo động, hỗn náo, béo núc
ních, lúc đó
Bài 2b: Điền vào chỗ trống ut hay uc
/> /> - HS làm miệng - GV chữa bài: ông bụt, bục gỗ, chm
cút, hoa cúc
Bài 3a : Tìm nhanh từ chỉ hoạt động bắt động l hoặc n.
- Học sinh đọc yêu cầu - làm miệng- Giáo viên chữa.
3. Củng cố, dặn dò: (1 - 2')
- Nhận xét kết quả chấm, tuyên dương HS viết đẹp
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
Tiết 3 Mĩ Thuật
__________________________
Tiết 4 Tập đọc
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I. Mục đích - yêu cầu
- Đọc đúng: Rạp xiếc, lứa tuổi, ngày lễ, liên hệ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các đoạn Đọc trôi
chảy toàn bài thể hiện giọng dí dỏm, bất ngờ.
- Hiểu nghĩa các từ phần chú thích
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài
- Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình
thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ : SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2 - 3')
- Học sinh đọc bài "Nhà ảo thuật"
/> />2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1 - 2')
b. Luyện đọc đúng (15 - 17')
- Giáo viên đọc mẫu lần 1, chia 4 đoạn.
* Đoạn 1: - Đọc đúng: đặc sắc – HS đọc câu
- Giáo viên hướng dẫn : giọng vui tươi, dí dỏm, bất
ngờ.
- Giáo viên đọc mẫu- Học sinh luyện đọc
* Đoạn 2: - Đọc đúng: Rạp xiếc - HS đọc câu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện giọng vui
tươi, dí dỏm, bất ngờ.
- Giải nghĩa: tiết mục
- Học sinh luyện đọc
* Đoạn 3: - Đọc đúng: lứa tuổi, các số 50 %, 10 % – HS đọc
câu
- Giáo viên hướng dẫnĐọc rõ ràng, ràng mạch
- Giải nghĩa: tu bổ
- Học sinh luyện đọc
* Đoạn 4: - Đọc đúng: ngày lễ, liên hệ
- Giải nghĩa: Mở màn, hân hạnh.
- GV hướng dẫn ngắt sau dấu câu, đọc chậm, rõ ở giờ
diễn và SĐT liên hệ.
- Giáo viên đọc mẫu Học sinh luyện đọc
* Đọc nối tiếp đoạn: 2 nhóm đọc
* Đọc toàn bài :- GV hướng dẫn: Đọc trôi chảy toàn bài
thể hiện giọng dí dỏm, bất ngờ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu
câu, giữa các đoạn.
- Học sinh đọc cả bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : (10 - 12')
/> /> - Học sinh đọc thầm toàn bài, trả lời câu 1, 2.
Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì? (Lôi cuốn
mọi người ).
Em thích nội dung nào trong quảng cáo? (Những tiết
mục mới ).
- Học sinh đọc toàn bài.
Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt? (Thông báo
tin tức cần thiết nhất )
Em thường thấy quảng cáo ở những đâu? (ở nhiều nơi
)
- GV cho HS xem một số tờ quảng cáo có hình ảnh hấp
dẫn
Chốt: Các tờ quảng cáo bao giờ cũng có nội dung sinh
động hấp dẫn, lôi cuốn mọi người nhất là trẻ em. Có rất
nhiều hình thức quảng cáo
d. Luyện đọc diễn cảm (5 - 7')
- Giáo viên hướng dẫn - Đọc mẫu
- Học sinh đọc đoạn
- Học sinh luyện đọc toàn bài.
3.Củng cố - Dặn dò (4 - 6')
- Bài văn giới thiệu với em điều gì.?
- Về nhà học bài - Chuẩn bị bài : "Đối đáp với vua"
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 201
/> />Tiết 1 Thể dục
BÀI 45: TRÒ CHƠI: "CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC"
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân, Yêu cầu thực
hiện động tác ở mức độ tương đối đúng
- Chơi: "Chuyền bóng tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và
chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - Phương tiện
- Địa điểm : Sân trường có kẻ vạch, còi, dây, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu( 5 - 6')
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp
- Trò chơi "Đứng ngồi theo lệnh"
2. Phần cơ bản: (20 - 24')
Nội dung
Định
lượng
Phương pháp tổ chức
* Ôn nhảy dây
cá nhân kiểu
chụm chân hai
chân
3 - 5 lượt - Gv chia tổ tập luyện theo từng
cặp. Các em thay nhau nhảy và
đếm số lượt.
2 -3 lần - GV kiểm tra nhắc nhở HS thực
hiện
- Tập hợp cả lớp, GV mời một số
em nhảy tốt lên thực hiện.
* Chơi trò chơi: - GV tập hợp lớp thành 4 hàng
dọc
Chuyền bóng
tiếp sức
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn
luật chơi
/> />10' - Nêu một số trường hợp phạm
lỗi
+ Chuyền bóng khi chưa có lệnh
+ Làm rơi bóng giữa chừng mà
không nhặt bóng tiếp tục, để
người khác nhặt
+ Bỏ cách các bạn khi chuyền
bóng
3. Phần kết thúc: (5 - 6')
- Chạy chậm thong thả - GV hệ thống bài, nhận xét - GV
giao bài về nhà
_____________________________
Tiết 2 Toán
TIẾT 113: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ
MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia: Trường hợp chia hết thương có
bốn chữ số và thương có ba chữ số
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3- 5')
- HS làm bảng con: Đặt tính và tính:
352 : 2 ; 351 : 3
* Hoạt động 2: Dạy học bài mới: (13-15')
a) 6369 : 3 = ?
/> />- HS đặt tính - tính ở bảng con - HS nêu cách làm
- Em có nhận xét gì về SBC, SC và thương ?
- Mỗi lượt chia đều thực các thao tác nào?
- Vậy 6369 : 3 = 2123
b ) 1276 : 4 = ?
- HS đặt tính tính ở bảng con - HS nêu cách làm
- So sánh các phép chia qua hai ví dụ ?
Chốt: Nêu quy tắc chia số có bốn chữ số cho số có một
chữ số?
* Hoạt động 3: Thực hành luyện tập: (17 - 19')
Bài 1: (3 – 5’) KT: Tính
- HS làm bảng con- nêu cách làm của phép chia
2896 : 4
- HS – GV nhận xét
Chốt : Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, em
thực hiện như thế nào?
Bài 2: ( 5 – 7’) KT: Giải toán
- Đọc đề, phân tích bài toán
- HS làm vở- Đổi vở kiểm tra – 1 HS chữa bài ở bảng
phụ
- GV chấm điểm
Chốt : Vận dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có
một chữ số vào giải toán
Bài 3: (5 – 7’) KT: Tìm thừa số
- HS làm vở - đọc bài làm
Chốt : Muốn tìm thừa số chưa biết, em làm như thế
nào ?
* Dự kiến sai lầm của HS :
/> /> - Đặt tính chưa cân đối, tính sai – Chưa thực hiện
nhẩm ở các lượt chia
* Biện pháp khắc phục : - GV quan tâm nhiều hơn đến HS
yếu
* Hoạt động 4: Củng cố: (3')
- GV hệ thống bài.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
___________________________
Tiết 3 Luyện từ và câu
NHÂN HÓA- ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU
HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục đích - yêu cầu
- Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, một mô hình đồng hồ có ba kim
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2 – 3’)
Hãy tìm các từ ngữ chỉ trí thức ? Tìm các từ ngữ chỉ hoạt
động của trí thức ?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1- 2')
b. Hướng dẫn luyện tập (28 - 30')
Bài 1: (12- 14') Tìm sự vật được nhân hoá
/> /> - Học sinh đọc đề - Xác định yêu cầu:
Trong bài thơ những vật nào được nhân hóa?
Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào? Em thích
hình ảnh nào? Vì sao?
- Học sinh thảo luận cặp (3’) - Đại diện chữa bài - Lớp
nhận xét, bổ sung
Chữa: - Kim phút: bác –thận trọng, nhích từng li
từng li
- Kim phút: anh – lầm lì, đi từng bước
- Kim giây : bé – tinh nghịch, chạy vút lên
- Cả ba kim: cùng tới đích
Chốt: Bài thơ áp dụng hai cách nhân hoá: Gọi sự vật
bằng những từ dùng để gọi người và tả sự vật bằng
những từ dùng để tả người
Bài 2 : (6 - 8' ) Trả lời câu hỏi Như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm đôi (3’)
- HS hỏi đáp theo cặp - Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Chốt : Dựa vào nội dung bài Đồng hồ báo thức để trả
lời câu hỏi. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào bao giờ
cũng là từ chỉ đặc điểm.
Bài 3: (8 - 10') - Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm
- HS đọc đề - Xác định yêu cầu: Đặt câu hỏi
cho bộ phận được in đậm
- HD :Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.
Tìm bộ phận in đậm? (rất rộng)
Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm đó?
HS làm miệng câu a: Trương Vĩnh Kí hiểu
biết như thế nào?
/> /> - HS làm vở các câu khác - Giáo viên chấm,
chữa.
Chốt: Các bộ phận in đậm trong bài khi chuyển thành
câu hỏi đều thay bằng cụm từ Như thế nào?
3. Củng cố - dặn dò : (3 - 5')
- Có mấy cách nhân hoá?
- Nhận xét kết quả chấm - Chuẩn bị tuần 24
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 4 Tập viết
ÔN CHỮ HOA Q
I. Mục đích, yêu cầu
* Củng cố cách viết chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng:
- Viết tên riêng Quang Trung bằng cỡ chữ nhỏ
- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: " Quê em đồng
lúa, nương dâu
Bên dòng sông nhỏ,
nhịp cầu bắc ngang"
II. Đồ dùng dạy- học
- Chữ mẫu Q
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 - 3'
- HS viết bảng : Phan Bội Châu
2. Dạy bài mới:
/> />a. Giới thiệu bài: 1-2'
b. Hướng dẫn viết bảng con: 10 - 12'
* Luyện viết chữ hoa: GV đưa chữ mẫu: Q
- HS nhận xét độ cao, cấu tạo.
- GV hướng dẫn viết, viết mẫu Q - HS viết bảng con
- Treo chữ T, rồi B
- Nêu cấu tạo độ cao chữ T và B
- GV hướng dẫn viết từng con chữ - HS luyện viết bảng con
T, B
* Luyện viết từ ứng dụng:- HS đọc từ ứng dụng, GV giải
nghĩa: Quang Trung (1753- 1792) là tên hiệu của Nguyễn
Huệ, người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại
phá quân Thanh
- HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các chữ
- GV hướng dẫn viết liền nét - HS viết bảng con: Quang
Trung
* Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng - GV giải
nghĩa: Câu thơ tả vẻ đẹp bình dị của một làng quê.
- HS nhận xét độ cao, khoảng cách giữa các con chữ trong
câu
- Trong câu ứng dụng những từ nào viết hoa?
- GV hướng dẫn viết chữ khó
- HS viết bảng con: Quê, Bên
c. Hướng dẫn HS viết vở: 15 -17'
/> />- Nêu yêu cầu vở tập viết- Quan sát vở mẫu
- HD tư thế ngồi viết - HS viết bài
d. Chấm, chữa: (5') Chấm 10 em
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 201
Tiết 1 Toán
TIẾT 114: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ
MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia: Trường hợp chia có dư và thương
có ba chữ số hoặc bốn chữ số
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3 -5')
- HS làm bảng con: Đặt tính và tính: 6573 : 3 4365 :
3
- HS nêu cách thực hiện – GV nhận xét
* Hoạt động 2: Dạy học bài mới: (13-15')
a) 9365 : 3 = ?
- HS đặt tính - tính ở bảng con - HS nêu cách làm
/> /> - Mỗi lượt chia đều thực các thao tác nào?
- Em có nhận xét gì về SBC, SC và thương và số dư ?
- Vậy 9365 : 3 = 3121 dư 2
b ) 2249 : 4 = ?
- HS đặt tính tính ở bảng con - HS nêu cách làm
- So sánh các phép chia qua hai ví dụ ?
Chốt: Nêu quy tắc chia số có bốn chữ số cho số có một
chữ số?
* Hoạt động 3: Thực hành luyện tập: (17 -19')
Bài 1: (6 – 8’) KT: Tính
- HS làm bảng con - HS trình bày cách làm 4159 : 5
- HS - GV nhận xét bổ sung
Chốt : Khi chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
em thực hiện thế nào?
Bài 2: (5 – 7’) KT: Giải toán
- Đọc đề, phân tích bài toán - HS làm vở – 1 HS chữa
bài ở bảng phụ
- HS đổi vở kiểm tra chéo – nhận xét
Chốt : Vận dụng chia số có bốn chữ số cho số có một
chữ số vào giải toán
Bài 3: (3 – 5’) KT: Thực hành xếp ghép hình
- HS thực hành xếp ghép hình
- Vẽ hình minh hoạ vào sách giáo khoa
* Dự kiến sai lầm của HS:
- Đặt tính, tính sai, xác định sai số dư - Thực hiện
nhẩm ở các lượt chia sai
* Biện pháp khắc phục: Yêu cầu HS học thuộc bảng chia
Hoạt động 4: Củng cố: (3')
- GV hệ thống bài.
/> />* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
Tiết 2 Chính tả (nghe - viết)
NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT
NAM
I. Mục đích - yêu cầu
- Nghe, viết đúng , đẹp đoạn văn "Người sáng tác Quốc
ca Việt Nam"
- Làm đúng bài tập phân biệt l / n. Đặt câu để phân biệt l /
n.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2-3')
- Viết bảng con : Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1- 2')
b. Hướng dẫn chính tả (8- 10')
- GV đọc đoạn viết - HS đọc thầm
Bài Quốc ca Việt Nam có tên là gì? Do ai sáng
tác?
Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Giải nghĩa từ : Quốc hội, Quốc ca.
- GV : Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? Tên
bài hát đặt trong dấu gì?
/> />- GV ghi bảng từ khó: tham gia, sáng tác, khởi nghĩa,
nhanh chóng, cả nước.
- Học sinh lần lượt phân tích tiếng: gia, sáng, nghĩa,
chóng, nước.
- Học sinh đọc từ - Giáo viên xóa bảng.
- Giáo viên đọc tiếng khó - Học sinh ghi bảng con.
c. Viết chính tả : (13 - 15')
- Nhắc nhở tư thế ngồi Giáo viên đọc học sinh viết bài.
d. Hướng dẫn chấm chữa (5 -75')
- Giáo viên đọc - Học sinh soát lỗi bút mực, bút chì - Học
sinh chữa lỗi
- Chấm 10 -12 bài
e. Hướng dẫn làm bài tập (5 – 7’')
Bài 2a : Điền l hay n vào chỗ trống.
- Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm vở
- Giáo viên chấm, chữa: lim dim, mắt lá, nằm im
Bài 2b : Điền ut hay uc vào chỗ trống.
- Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm miệng
- Giáo viên chấm, chữa: vút vút, khúc
Bài 3: - Học sinh đọc yêu cầu : Đặt câu phân biệt: nồi - lồi ;
no - lo
- Học sinh làm miệng – GV chữa bài
3. Củng cố - Dặn dò (1 - 2')
- Nhận xét kết quả chấm.
- Về nhà chuẩn bị bài : "Đối đáp với vua"
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
/>