Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

CÁC bài VIẾT HAY về CHỤP ẢNH và máy ẢNH số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 125 trang )

CÁC BÀI VIẾT HAY VỀ CHỤP ẢNH VÀ MÁY ẢNH SỐ
(Sưu tầm nguồn từ tinhte.vn)
MỤC LỤC
10 lưu ý nhỏ để có một tấm hình đẹp
10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số
6 Yếu Tố Cơ Bản Trong Bố Cục Ảnh
Bảo quản máy ảnh chuyên nghiệp
Bố cục trong nhiếp ảnh
Các thói quen xấu của các phó nháy
Những kinh nghiệm nhỏ để chụp ảnh chân dung
Quan niệm về Tỷ lệ khung hình và nghệ thuật cắt cúp
Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung
Chụp ảnh macro - khó mà dễ
Mẹo chụp hình để ... khơng bị xấu
Tìm hiểu về Cân bằng trắng (White Balance) trong nhiếp ảnh số
Chụp ảnh pháo hoa
Ánh Sáng Cơ Bản

10 lưu ý nhỏ để có một tấm hình đẹp

Gần tết rồi, ai chẳng muốn chụp hình và dĩ nhiên là chụp càng đẹp càng
tốt. Bài dưới đây mình sẽ chia sẻ với các bạn 10 chú ý nhỏ để bạn có một
tấm hình đẹp hơn. Bài này mình đăng trên Tinh Tế từ năm 2006 nhưng bây
giờ nó vẫn có giá trị. Hãy đọc kỹ và ghi nhớ những lưu ý này, những lưu ý
đặc biệt quan trọng với những ai chụp hình bằng máy ảnh nhỏ, điện thoại
và một số anh em mới dùng DSLR. Chúc anh em có một bộ ảnh đẹp nhân
dịp năm mới này.
1: Nhìn đối tượng chụp bằng mắt thật.


Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và


dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang
với mắt của người đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp
trẻ con, nhớ khum người xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất
thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái
khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng
2: Chú ý đến hình nền phía sau Đối Tượng:

Mỗi lần nhìn vào ống ngắm hay màn hình LCD để chụp, nhất định phải qua sát
khung cảnh xung quanh đối tượng, hãy biến động tác này thành thói quen trước khi
bấm máy, nó rất cần thiết cho bạn để có được tấm ảnh đẹp, không bị lỗi. Không để


một cái cây, cọc…mọt lên từ đầu của chủ thể. Khơng để ánh sáng phía sau lấy mất
sự chú ý của người xem từ chủ thể.
3: Học cách dùng đèn ngồi trời.

Đèn khơng chỉ để dùng trong nhà và vào buổi tối. Đèn cịn được dùng ngồi trời
nắng để tạo hiệu ứng và hạn chế các điểm yếu của anh sáng trời. Khi chụp hình
người ngồi ánh sáng mặt trời, nếu chụp khơng cùng chiều với chiều anh sáng thì ta
nên đánh đèn để làm sáng đối tượng. Khi mặt trời chiếu thẳng từ trên xuống, đánh
đèn để làm sáng các vùng khuất như hốc mắt, cổ…
4: Tiến gần đến chủ thể:

Những tấm hình bình thường thì con mắt, nét mặt, nụ cười ln là tâm điểm của
tấm hình, do đó khi chụp hình ai đó hãy tiến sát lại họ hay zoom gần lại một chút,
đừng đứng xa quá, sẽ không khai thác hết được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên,


cũng không đến gần quá, không nên đến sát quá 1m.
5: Đừng để đối tượng chụp chính giữa tấm hình.


Hầu hết chúng ta đề nghĩ phải cho đối tượng được chụp đứng ở giữa tấm hình thì
mới đúng, quan niệm này hồn tồn sai. Để có một tấm hình sống động, để nhấn
mạnh tối tượng chụp thì ta nên cho đối tượng ra ngồi biên của tấm hình, nằm càng
gần hai đường chia hình ra làm 3 phần bằng nhau càng tốt.
6: Cẩn thận khi lấy nét

Hầu hết các máy ảnh khi lấy nét tự động đều dựa vào điểm giữa của tấm hình đề
lấy nét. Trong khi ta lại muốn đối tượng chụp khơng đứng giữa tâm hình. Do đó, nếu


không cẩn thận chúng ta sẽ lấy nét không đúng đối tượng hoặc đối tượng sẽ đứng
ngay chính giữa tấm hình.
Khắc phục: cho đối tượng đứng đúng vị trí cần chụp, để máy ảnh lấy nét ngay đối
tượng, ta bấm nút chụp xuống một nửa(không bấm chụp) để giữ điểm lấy nét đó,
sau đó ta thay đổi vị trí của máy ảnh để có khung hình ưng ý, rồi bấm tiếp một nữa
còn lại để chụp.Với máy ảnh số ta có thể tái bố cục lại tấm hình bằng máy tính.
Việc bạn để máy lấy nét đa điểm hoặc máy lất nét giúp bạn là ngun nhân khiến
hình khơng nét như ý bạn. Hãy chọn chế độ lấy nét đơn điểm để đảm bảo mình
quyết định vùng nét của hình.
7: Khơng phải đèn flash có thể chiếu đến mọi nơi.

Khi chụp đèn buổi tối chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách
này phải phù hợp với cấu hình của đèn. Với máy ảnh du lịch thì khoảng cách này
khơng q 3m. Nếu thấy hơn tối thì cứ dùng đèn.
8: Chú ý đến Ánh Sáng:


Trong tấm hình thì ánh sáng là quan trọng thứ nhì sau đối tượng chụp. Nhớ quan
sáng mơi trường ánh sáng xung quanh và trên đối tượng trước khi bấm máy, khơng

nên để đối tượng chụp dưới
Các tán cây vì sẽ thấy anh sáng loang lổ trên đối tượng, muốn lấy ánh sáng đẹp thì
nên chụp vào buổi sáng sớm hay lúc chiều chiều.
9: Chụp hình đứng:

Chúng ta hầu hết đều chụp hình theo hướng nằm ngang, khơng phải lúc nào cũng
đẹp, hay xoay máy ảnh của bạn lại 90 độ và tập chụp các tấm hình theo chiều dọc,
bạn sẽ có những tấm hình thật ưng ý. Đặc biệt là khi muốn thể hiện sự vĩ đại, cao
lớn thì nên chọn hình dọc thay vi hình nằm ngang, hình nằm ngang dùng để diễn tả
sự bao la, rộng lớn…
10: Hãy cho người được chụp biết phải làm gì:


Bạn cầm máy ảnh, bạn bấm máy, bạn sẽ là đạo diễn, đối tượng chụp là diễn viên.
Hãy nói cho họ phải làm gì, đứng thế nào…bởi vì khơng phải ai cũng là người mẫu.
Hãy làm những động tác gây chú ý, tránh có những khuân mặt thờ ơ trong một đám
vui tươi, nó sẽ phá hỏng tấm hình của bạn
cuhiep(có tham khảo tài liệu kodak)

10 'độc chiêu' chụp ảnh kỹ thuật số

Bạn từng nghe nói rằng máy ảnh số càng tốt thì chất lượng ảnh càng cao. Nhưng sự
thật là bạn có thể làm nên những tấm hình tuyệt đẹp với chiếc máy rất đơn giản, rẻ
tiền và cũng có thể tạo ra bức ảnh xấu xí từ chiếc Nikon đắt giá nhất. Tất cả nằm ở
thao tác của người chụp.
Dưới đây là 10 bí quyết "nhà nghề" để bạn kiểm chứng:
1. Làm ấm sắc độ
Chắc bạn đã đôi lần thấy các tấm ảnh có cảm giác lành lạnh. Đó là do thiết lập cân
bằng sáng cho máy được đặt ở chế độ "tự động". Vì vậy, khi chụp ngoài trời nắng,
bạn nên chỉnh từ chế độ "auto" sang "cloudy". Sự hiệu chỉnh này giống như việc đặt

một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc đỏ và vàng.
Hình này chụp ở chế độ cân bằng sáng tự động (auto). Hình này chụp ở chế độ cân
bằng sáng mù (cloudy) và cặp kính mát Costa Del Mar trước ống kính.
2. Dùng kính mát
Nếu thực sự muốn tạo ấn tượng cho những tấm hình, bạn hãy dùng một bộ lọc bằng
kính phân cực khi chụp ngồi trời nắng. Được giảm cường độ sáng và các phản
chiếu không mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh
chụp bầu trời.
Nếu máy ảnh của bạn khơng kèm bộ lọc, hãy dùng một mắt kính mát loại tốt, đặt
sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khi nhìn qua màn hình LCD.
Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai
phải của bạn. Chất lượng ảnh sẽ tốt nhất khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào
vật thể.
Tấm ảnh này không được chụp qua bộ lọc. Tấm ảnh này dùng cặp kính mát đặt
trước ống kính, tạo ra sắc độ đậm hơn và bầu trời sâu thẳm hơn.
3. Thể hiện chân dung ngoài trời nắng
Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ "fill
flash" hay còn gọi là "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một
bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.
Ở chế độ "flash on", camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để
phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp
đám cưới áp dụng nhiều năm nay.


Đưa đối tượng chụp vào bóng râm, dùng chế độ fill flash, bạn sẽ có bức ảnh mà cả
cảnh nền lẫn tâm ảnh đều được thể hiện ở mức cao nhất.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mà mặt trời chiếu sáng từ
tóc đến bên hông hoặc bên lưng (thường gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến
một bóng cây rồi dùng flash để chiếu. Điều này sẽ khiến "người mẫu" thoải mái hơn,
không bị nheo mắt.

Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ
khoảng 3m hoặc ít hơn, do đó, khơng nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.
4. Chụp cận cảnh với chế độ Macro Mode
Khi nhận ra những thế giới tý hon thú vị và muốn lưu giữ hình ảnh, bạn không cần
nằm dài ra nền đất khi dùng chế độ "close up" hay "macro mode" trên máy ảnh số.
Bông hoa này được chụp ở chế độ Close up, đền flash tắt. Nhưng chú ý, khi dùng
chế độ này bạn chỉ có được chiều sâu hạn chế. Vì vậy, hãy tập trung vào phần quan
trọng nhất để chụp.
5. Chỉnh đường chân trời
Thấu kính quang của camera thường "bóp méo" hình ảnh khi hiển thị phong cảnh
rộng trên màn hình LCD 2 inch. Những hàng cây đứng thẳng trong mắt bạn có vẻ
như bẻ cong vào trên màn hình và khiến người chụp mất định hướng.
Bạn hãy tìm đường chân trời trong tự nhiên để định hướng. Đôi khi phải dùng đường
thẳng nơi biển và trời gặp nhau hay một dải đất vắt ngang. Trong tấm ảnh này, bờ
của hồ nước được dùng để căn chỉnh. Như vậy, hãy cố gắng chụp hình với đường
chân trời nằm thật ngang bằng.
6. Thẻ nhớ dung lượng lớn
Thẻ nhớ có lớn sẽ giúp bạn lưu trữ nhiều ảnh hơn và mỗi tấm ảnh có dung lượng lớn
sẽ tạo ra chất lượng tốt hơn (độ mịn, màu sắc...). Ví dụ: máy ảnh 3.0 megapixel cần
ít nhất thẻ 256 MB, 4.0 megapixel cần ít nhất 512 MB hay 6.0 megapixel cần thẻ từ
1 GB trở lên.
7. Chỉnh kích cỡ ảnh
Khi bộ nhớ cho phép, bạn có thể thoải mái để ảnh chụp ở các kích cỡ khác nhau,
nhưng tốt hơn hết hãy để ảnh ở độ phân giải cao nhất. Ví dụ: ảnh có kích cỡ 640 x
480 khi in ra chỉ bằng một tấm danh thiếp, còn cỡ 2272 x 1702 sẽ cho ra tấm ảnh
lớn và sắc nét có thể in trên tạp chí.
8. Giá đỡ
Thiết bị 3 chân này tỏ ra rất hữu dụng dù hơi cồng kềnh. Trên thị trường cũng có loại
nhỏ gọn hơn và thích hợp cho mọi tình huống. Giá đỡ giúp bạn tự chụp mình hay
tránh bị rung tay do thấm mệt.

Giá đỡ Ultrapod II, sản phẩm của Pedco, nhỏ gọn, khoảng 20 USD.


9. Đặt giờ chụp
Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi
bấm nút. Bạn có thể dùng "self timer" cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh
nền để chụp chính mình hay bắt hình trơi chậm.
10. Chụp hình nước chảy chậm
Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm bố cục chuẩn cho một dịng
nước chảy, sau đó để cửa trập mở trong một, hai giây. Bạn sẽ cần đến giá đỡ để cố
định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu
máy ảnh của bạn có chế độ đặt độ mở của cửa thì đặt theo f-8, f-11 hay f-16. Điều
này sẽ giúp bạn tạo ra chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.
Bức ảnh dòng thác chảy chậm này được chụp bằng cách đặt máy ảnh lên giá đỡ, để
cửa trập đóng sau hơn 1 giây.
Thuỳ Hương (Bài và ảnh theo MacDevCentre)

6 Yếu Tố Cơ Bản Trong Bố Cục Ảnh
Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra
nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm cơng việc ngược lại.
Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn,
thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.
Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự
chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng
nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh,
hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục
của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm cơng việc ngược lại…
Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử
dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khn hình để chọn lọc những yếu tố xây
dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khn

hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện
nội dung các tác phẩm.
Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh
giá bởi một chuẩn mực về bố cục.
Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội
dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh
trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.
Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường
nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố
cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng
sắp xếp các đối tượng trong khn hình.
Tiết tấu tạo bởi hiệu ứng quang học.
Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh
Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khn hình, chọn
được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật
này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất…


Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu
suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp
dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc
đặt máy khác thường.
Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp
bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ
nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của
chúng sẽ được “vê” trịn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp
dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và
lao vút lên trời, rất thú vị.
Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào

ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tịi và sáng tạo.
Bố cục ảnh so sánh kích thước (tồ nhà với ơtơ).
Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách
Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khn
hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn
của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên
đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó.
Ngược lại, khi chụp macro một bơng hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại
của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so
sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người,
ơtơ, que diêm, cái bút… Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh
khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon.
Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp
tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc
mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món
đồ chơi của trẻ con.
Điểm nhấn màu.
Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh
Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ
tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản
nhất trong khn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng
nhạt trắng.
Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng
trong khn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong,
nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên,
chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề
chính.
Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau
của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khn hình). Cách sắp xếp này
đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào

những cơng thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân cịn cố tính đặt chủ đề
vào những vị trí ối oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh.
Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược


lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới
khơng hồn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.
Bố cục đường dẫn.
Đặc tính về cân bằng và trạng thái
Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ
pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm
xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả
động.
Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này,
những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo
hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải
hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người
xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thơng điệp của bức
ảnh, nên họ có thể khơng tuân thủ quy tắc này.
Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng
bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo
ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động
- một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.
Tận dụng nét lượn chữ S.
Chụm vào tản ra
Việc sử dụng hình trịn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây
hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa,
mạng nhện…
Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục
tiêu hợp nhất vào điểm mạnh cịn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng

tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực
thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự
quan sát của người xem ảnh.
Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu
tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống
kính góc rộng, bao qt nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình
chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngồi
trời đơng đúc.
Phản ánh chiều sâu khơng gian
Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố
cục khéo léo có thể làm khn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi
bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận
cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể
bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu khơng gian.
Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và
cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khn
hình, nhưng nếu khơng tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó
mà thốt ra khỏi sự nhàm chán.


Phản ánh chiều sâu không gian.
NHỮNG NGUYÊN TẮC BỐ CỤC CỔ ĐIỂN - TỶ LỆ VÀNG:
1. Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm bức ảnh.
2. Mọi bức ảnh chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất.
3. Đường cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất.
4. Luôn luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh
5. Đường chân trời khơng bao giờ cắt ngang chính giữa mà ln nằm ở một phần ba
phía trên hoặc phía dưới..
(Theo Nghe Nhìn)


Bảo quản máy ảnh chuyên
nghiệp
(Cafef1.com) Chống trầy xước, ẩm mốc,
bảo vệ ống kính thật cẩn thận là những
điều bạn nên làm để máy ln trong
tình trạng hoạt động tốt.
Máy ảnh là thiết bị công nghệ cao rất dễ
hư hỏng bởi các tác động từ mơi trường. Ngồi ra, nếu bạn sử dụng máy không đúng
cách cũng dẫn đến các sự cố đáng tiếc
khiến máy ngừng hoạt động.
1. Chống ẩm & bụi bẩn
Các vi mạch, linh kiện điện tử của máy
ảnh rất nhạy cảm với bụi và hơi nước.
Ngày nay, các hãng sản xuất ln tìm cách
cải thiện độ bền của sản phẩm và ưu tiên
của họ là máy phải chịu được độ ẩm cao –
khí hậu khắc nghiệt. Vì thế, để đảm bảo
máy ít chịu tác động có hại của hơi nước
nhất, bạn nên trang bị tủ chống ẩm. Sau
khi dùng xong, ln đặt máy vào tủ và
khóa kín để rút hết hơi nước cịn sót lại.
Tủ chống ẩm giúp máy không bị mốc


Bạn cũng có thể mua gói chống ẩm nhỏ đặt cạnh nơi để máy ảnh. Thường xuyên lau
chùi máy bằng khăn khơ để tránh bụi tích tụ trên thân máy.
2. Khơng chạm vào mặt ống kính & bên trong máy
Mặt của ống kính là một lớp gương chuyên dụng được xử lý bằng cơng nghệ cao,
tráng hóa chất đặc biệt giúp ánh sáng truyền vào tốt hơn. Khi bạn vô tình chạm vào
mặt ống kính, đừng vội dùng vải chùi

vì có thể bạn sẽ làm nó bị xước.
Tránh chạm trực tiếp vào bề mặt ống
kính với mọi chất liệu (da tay của bạn,
vải khơ, vải ướt, vải có sợi cứng…) vì
chúng rất dễ gây ra tác hại khơn lường.
Một vài vết vân tay nhỏ sẽ khơng làm
hình ảnh bị mờ, bạn nên nhờ các thợ
máy ảnh chính hãng tư vấn về cách vệ
sinh máy đơn giản và mua các loại
dung dịch chuyên dành cho lau chùi ống kính.

Dùng dung dịch đặc biệt để lau ống kính

Lắp Filter vào ống kính để bảo vệ an tồn
Khi chụp xong, ln tắt máy hoặc đậy nắp ống kính cẩn thận. Nếu sử dụng DSLR,
bạn nên mua các thiết bị bảo vệ/lọc ánh sáng hay còn gọi là filter. Filter giúp chống
bụi bẩn rớt vào ống kính, hạn chế sự vơ tình đụng tay hay va chạm bất ngờ. Các loại
filter thường sẽ giữ cho chất lượng hình ảnh khơng thay đổi.
Trong trường hợp bạn cảm thấy bên trong thân máy có vật lạ hoặc tiếng kêu bất
thường, đừng tìm cách mở máy ra để xem hoặc chạm vào bất cứ linh kiện gì bên


trong. Hãy đem ra các cửa hàng bảo hành gần nhất vì tĩnh điện trong người bạn có thể
khiến các linh kiện nhạy cảm bị sốc và ngừng hoạt động.
Hãy tin tưởng vào dịch vụ bảo hành chính hãng
3. Trang bị túi chống sốc, balo đựng ống kính
Lowepro Pro Roller X300 có thể đựng nhiều ống kính
và thân máy an tồn
Mang máy ảnh khi di chuyển rất nguy hiểm vì chỉ cần
một va chạm tương đối mạnh, ống kính của máy có thể

bị nứt hoặc bể. Ngồi ra, nếu máy bị rớt mạnh thì các
chân tiếp xúc giữa ống kính và thân máy cũng có thể bị
gãy. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên mua túi
đựng máy chuyên nghiệp chống sốc – chống nước. Với
các thiết bị này, máy ảnh sẽ được bảo vệ an tồn.

4. Ln mang máy đến cửa hàng để được bảo dưỡng
Khi phát hiện thân máy có dấu hiệu trục trặc, ống kính xuất hiện rễ tre, ảnh bị vết đục
và bụi bẩn, bạn nên mang máy đi bảo dưỡng. Nhân viên sẽ lau bụi, vệ sinh máy và
giúp chúng có thể hoạt động ổn định.
Ảnh bị vệt bẩn do bụi bám vào sensor
máy, cần được vệ sinh gấp
Ngoài các yếu tố trên, bạn nên chú ý
tránh cho ống kính – thân máy phải tiếp
xúc với bụi, đất, cát, hóa chất, nước, đặc
biệt là bề mặt ống kính. Chúc những
chiếc máy ảnh của các bạn luôn bền bỉ và
ổn định.
./.

Bố cục trong nhiếp ảnh


Khi nhắc tới hai từ “bố cục” trong nhiếp ảnh, rất nhiều người ngay lập tức nghĩ tới “quy tắc 1/3”.
Khơng sai khi nói rằng “quy tắc 1/3” là bố cục phổ biến và kinh điển trong nhiếp ảnh, nhưng cần
lưu ý không đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Thậm chí, nói “quy tắc 1/3” là một thể loại
bố cục trong nhiếp ảnh cũng không đúng, bởi thực chất đó chỉ là một phần rất nhỏ (nhưng đơn
giản, dễ áp dụng nên trở thành phổ biến) trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình mà
thơi. Để dễ hình dung hơn, có thể xem bảng sau:


Tuy nhiên, vì quá phổ biến và rất dễ áp dụng trong các thể loại ảnh chụp thông thường, nên ở
phần tiếp theo sau, GenK vẫn sẽ đi sâu vào hướng dẫn bạn đọc cách vận dụng “quy tắc 1/3” này.
Cịn trước hết, xin được mạn đàm đơi lời về bố cục trong nhiếp ảnh.
1.

Bố cục trong nhiếp ảnh là gì? Tại sao tơi cần nó?

Theo Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Bình (Thạc sỹ Nhiếp ảnh truyền thơng – Đại học Northeastern,
Mỹ) thì “bố cục hình ảnh trong nhiếp ảnh là việc sắp xếp hay sắp đặt các thành tố hình ảnh trong
một khơng gian giới hạn để thể hiện được ý tưởng của nhiếp ảnh gia.”
Nhiều người vẫn thường cho rằng “tơi chụp hình cho vui là chính”, hoặc là “tôi ghét bị ràng buộc
trong khuôn khổ” để trốn tránh việc tìm hiểu về bố cục trong nhiếp ảnh. Cũng có nhiều người
hoang tưởng rằng mình là... thiên tài nhiếp ảnh, nên cố vặn vẹo người sao cho ra những tư thế và
góc chụp thật kỳ quặc rồi tự gán những tấm hình đó hai chữ “phá cách”. Thực chất, bố cục trong
nhiếp ảnh là một khái niệm quá rộng và bao gồm quá nhiều “tập con” mà không phải ai – ngay
cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp – có thể khẳng định rằng mình biết được hết, bởi vậy đa
phần những gì chúng ta nghĩ rằng mình đang “phá cách”, thực chất chỉ đang nằm trong một vùng
tối mà mắt mình chưa nhìn thấy.
Một tấm hình khơng có bố-cục-theo-chủ-đích (để phân biệt với bố cục vơ tình tạo ra trong q
trình tìm tịi... phá cách nói tới ở trên) cũng giống như một căn phòng lộn xộn ngổn ngang. Đôi


khi, chỉ đôi khi thôi, chúng tạo ra đôi chút ấn tượng đối với người xem. Nhưng trong đa số
trường hợp, người ta sẽ đặt câu hỏi “Rốt cuộc tấm hình này có ý nghĩa gì?” Căn phịng này có gì
đặc biệt, đâu là những vật dụng quan trọng được sử dụng, chúng nằm ở đâu mất rồi? Bố-cụctheo-chủ-đích khi đó là cơng cụ để loại bỏ những chi tiết thừa, sắp xếp lại những gì cần thiết theo
một trật tự nào đó để bất kỳ một người khách nào khi mở cửa bước vào phòng cũng dễ dàng
nhận ra chúng, và đốn biết được phần nào tính cách của chủ nhân căn phòng.
Ngay cả với người sử dụng máy ảnh du lịch để chụp một tấm hình cho cả gia đình (hoặc nhóm
bạn) khi đi du lịch, việc sắp đặt người cao đứng giữa, thấp dần về hai bên hay nam nữ xen kẽ,
khuỵu gối xuống hất máy lên để lấy được cả mái nhà hay ngọn cây phía sau,... cũng là một kiểu

bố cục trong nhiếp ảnh. Vậy có gì là khơng tốt nếu chúng ta nắm được phần nào đó kiến thức về
chúng và áp dụng để có được những tấm hình đẹp hơn?
2.

Quy tắc 1/3 (The Rule of Thirds)

Như đã nói ở trên, bố cục trong nhiếp ảnh là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều thể loại như
bố cục ánh sáng, bố cục màu sắc, bố cục vị trí các vật thể trong khung hình. Trong khn khổ có
hạn của bài viết này, GenK chỉ xin được giới thiệu tới bạn đọc “quy tắc 1/3”, một “tập con” trong
bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình.
Quy tắc 1/3 tạo bởi 2 đường cắt ngang và 2 đường cắt dọc, chia khung hình ra thành 9 phần bằng
nhau:

Bố cục 1/3.


Các đường cắt dọc gọi là các “đường dọc mạnh”, các đường cắt ngang gọi là các “đường ngang
mạnh” hay các “đường chân trời”, chúng giao nhau tại 4 điểm (đánh dấu đỏ) gọi là các “điểm
mạnh”.
Một tấm hình tuân thủ tốt quy tắc 1/3 là khi người chụp đặt các điểm nhấn của chủ thể vào càng
nhiều các đường mạnh và điểm mạnh càng tốt, và phần hậu cảnh nếu có đường chân trời thì
đường chân trời này nằm song song hoặc trùng khớp với 1 trong 2 đường ngang mạnh.
Hãy xem các hình dưới đây để hiểu rõ hơn về cách xếp đặt theo quy tắc này. Nguồn hình:
Internet.
Đường
chân trời
phía xa
được đặt
song song
và gần sát

với đường
ngang
mạnh phía
trên. Phần
đầu
của con
thuyền
được đặt
tại điểm
mạnh phía
dưới bên
trái.


Khung hình dọc cũng áp dụng quy tắc 1/3, với bông hoa hướng dương và cô gái đều nằm ở các điểm
mạnh bên phải.

Ảnh chân dung vận dụng khá
nhiều quy tắc 1/3. Trong tấm hình này, chủ thể là cơ gái với toàn bộ trục cơ thể nằm trên 2 đường dọc
mạnh bên phải và ngang mạnh phía dưới, đi qua 3 điểm mạnh (quá tuyệt!). Đường chân trời phía sau
nằm song song với đường ngang mạnh phía trên


.

Chân dung cận cảnh cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt đôi mắt – “cửa sổ tâm hồn” là điểm nhấn thường được
khai thác nhiều nhất, được ưu ái đặt trên đường ngang mạnh và điểm mạnh phía trên bên phải.

Quy tắc 1/3 phổ biến và dễ áp dụng tới mức trong hầu hết mọi chiếc máy ảnh – từ du lịch tới ống
kính rời, đều tích hợp sẵn thước ngắm phục vụ cho quy tắc này. Cụ thể trong kính ngắm

(viewfinder) của máy ảnh ống kính rời, ta sẽ thấy nhìn các đường vạch mờ chia khung hình ra
làm 9 phần đúng như trên. Còn ở máy ảnh
du lịch, ngắm chụp qua LCD, ta có thể kích
hoạt các đường vạch này bằng cách vào
Menu / Camera Settings / Grid Lines: On.
Thậm chí tính năng này có ngay cả trên
iPhone:
Bật gridlines trên iPhone.

Quy tắc 1/3 không phải là quy tắc duy nhất
trong bố cục về vật thể trong nhiếp ảnh,
nhưng đó lại là quy tắc thường gặp nhất với
các thể loại hình chụp mà chúng ta hay thực
hiện. Chỉ cần áp dụng nhuần nhuyễn quy tắc
này – nhận định được đâu là điểm nhấn của
chủ thể, đâu là đường chân trời, v..v.. là bạn
đọc đã có thể nâng cao trình độ của mình lên
rất nhiều rồi. Ở bài viết tuần tiếp theo, GenK
sẽ giới thiệu tới bạn đọc thêm một số loại


hình bố cục khác nữa, cũng như một số thủ thuật nho nhỏ khiến hình chụp trơng “chun
nghiệp” hơn.

Các thói quen xấu của các phó nháy
Máy ảnh KTS đã và đang thay thế máy dùng phim truyền thống trong hành trang các nhiếp ảnh
gia, từ những người bán chuyên cho đến chuyên nghiệp. Máy KTS đem lại nhiều lợi thế hơn hẳn
sản phẩm truyền thống, nhưng lại tạo cho chủ nhân những thói quen xấu khi chụp ảnh.
1. Khơng kiểm tra kĩ phụ kiện trước khi lên đường


Chuyến du lịch dài ngày được chuẩn bị rất kĩ lưỡng, mọi thứ đều hoàn hảo cho đến khi bạn phát


hiện mình để quên .. thẻ nhớ máy ảnh ở nhà. Hoặc tệ hơn, bạn quên đem theo pin sơ cua, quên
sạc, và máy hết pin giữa chừng… Những sai sót xuất phát từ tính thiếu cẩn thận, đãng trí đó có
thể làm hỏng cả chuyến đi của bạn.
2. Khơng kiểm tra thiết lập ISO

Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất khi chụp ảnh bằng máy KTS. Nhiều “phó nháy” chỉ
nhớ tới nút ISO khi cần chỉnh độ nhạy sáng cao hơn, và cho rằng thông số này ln ở mức “như
ý” và cuối cùng “giật mình” khi xem lại ảnh. Đó là lý do rất nhiều thợ ảnh thời KTS muốn chỉ số
ISO hiển thị ngay trên kính ngắm máy ảnh để tránh những bức ảnh “bất ngờ” sau này.
3. Photoshop hay không?
Máy ảnh số gắn liền với các cơng cụ sửa ảnh, dù bạn có muốn chối bỏ nó hay khơng. Và quả thật
Photoshop cũng như các phần mềm sửa ảnh khác là trợ thủ đắc lực cho các “phó nháy” thế kỉ 21,
giúp sửa chữa các lỗi vụn vặt đe doạ phá hỏng sự hoàn hảo của bức ảnh. Tuy nhiên, ảnh của bạn
sẽ có chất lượng hơn rất nhiều nếu chụp đúng và đẹp ngay trên từ trên máy, thay vì “tặc lưỡi
chụp đại” với tư tưởng sẽ sửa sau bằng photoshop.
4. Thay đổi độ phơi sáng ngay trên ảnh gốc
Sửa đổi độ phơi sáng (exposure) ngay trên ảnh gốc (RAW) không phải ý tưởng hay ho. Nếu cần,
chỉ nên chỉnh sửa trong một giới hạn nhất định, do quá sáng hoặc quá tối ngay từ ảnh gốc trên
máy đều là những lỗi không thể cứu vãn.
5. Nhấn nút “xoá ảnh” quá vội vàng


Lợi thế lớn nhất của máy ảnh KTS là xoá đi sản phẩm không mong muốn trong mà không phải
bận tâm về pin. Tuy nhiên màn hình LCD xem trước ảnh không phải lúc nào cũng hiển thị đúng
màu sắc thực; xố vội vàng nhầm sang ảnh khác; q trình tìm ảnh, xem ảnh, xố ảnh qua màn
hình LCD rất hao pin; và việc xem-xoá ảnh liên tiếp làm bỏ lỡ những khoảnh khắc đáng giá là 4
lý do chính khiến bạn suy nghĩ lại về xem-xoá ảnh ngay sau khi chụp.

6. Ống kính mới, hay máy ảnh mới?
Máy ảnh KTS là sản phẩm hi-tech, và như mọi đồ hi-tech khác, các nhà sản xuất “ra lò” mẫu
máy mới liên tiếp. Với tư cách “phó nháy” chứ khơng phải “người tiêu dùng”, bạn cần nhận thức
rõ nhu cầu của mình, và đôi khi một bộ lens mới là lựa chọn tốt hơn nhiều so với một chiếc máy
ảnh mới.
7. Đổ lỗi cho hồn cảnh
Khi khơng thể chụp được bức ảnh như ý, đôi khi chúng ta thốt lên “giá mà có ống kính (máy
ảnh) tốt hơn”… Nhưng nên nhớ rằng, bức ảnh đẹp hay không nhờ người chụp, không phải hoàn
toàn do máy. Một máy ảnh cấp trung được người có kĩ thuật tốt sử dụng sẽ cho ra những bức ảnh
tuyệt vời hơn một máy cao cấp do “thợ chụp” khơng chun dùng.
(Theo Dân trí)

Những kinh nghiệm nhỏ để chụp ảnh chân dung

Có lẽ ảnh chân dung là một trong những “trường phái” sơ khai nhất của nhiếp ảnh. Ảnh
chỉ khi ta luôn sẵn sàng, một cái thú của dân nghiền chụp ảnh.

Tơi là phóng viên hay đi phỏ


Chọn ống kính thích

-Phần lớn các nhiếp ảnh gia
-Lý do : Với ống kính có tiêu
• Thiết lập chế độ ch

-Theo thói quen, tơi mặc địn
-Chọn ISO thích hợp với ánh
-Nếu chụp trong ánh sáng tố
• Chọn nhân vật :


-Nếu khơng phải là người thâ

Có lẽ tơi hơi dài dịng q. S
Cô bé này đứng bán hàng lư
Máy ảnh Canon EOS 10D, ốn

Bức ảnh này tôi chụp bên trong một nhà người Mèo ở Đồng Văn-Hà Giang khi họ đang làm lễ tạ ơn


Bức này chụp ngẫu nhiên trên đườ

Tôi vào nhà bà cụ này chơi cũng vừa lúc cụ gánh lá cho gia súc vừa trở về nhà. Tôi thấy cái gánh lá


Bức này tôi chụp trong một lần đứng trú mưa thấy trẻ con đùa nghịch vui quá. Giống tôi hồi bé nê


Hai cậu bé con nhà ngư dân truyền thống. tôi đi nhờ thuyền trên biển Nghệ An, Tơi thích thú sự ng
(Theo DD_TINHTE )

Quan niệm về Tỷ lệ khung hình và nghệ thuật cắt cúp
Là cứu cánh giúp băng bó lại một bố cục tồi, hay một công cụ sáng tạo?


×