Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.6 KB, 14 trang )

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu cung cấp những
thông tin quan trọng cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, người mua, người bán, các cơ
quan quản lý, cơ quan thuế... Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên những giác độ
và phạm vi khác nhau.
Chế độ kế toán hiện nay của Việt Nam qui định đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNN), báo
cáo tài chính phải lập gồm (theo quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài
chính).
1. Bảng cân đối kế toán (mẫu BO1 - DNN)
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu BO2 - DNN)
3. Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 - DNN)
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lập
báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 - DNN).
Các doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo, gửi báo cáo tài chính theo đúng trình tự và thời
gian. Báo cáo được lập và gửi hàng quí. Báo cáo quí được gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ
ngày kết thúc quí, báo cáo năm được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ
kế toán (31/12).
Báo cáo quí, năm bắt buộc được gửi đi các nơi nhận như sau :
Loại doanh
nghiệp
Nơi nhận báo báo
Tài chính
Thuế
Cục QL
vốn
Bộ KH-ĐT Thống kê
DN Nhà nước x x x
DN có vốn đầu tư
nước ngoài
x x x


DN cổ phần ( Có
vốn của Nhà
nước)
x x x
Các loại khác x x

I. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) :
BCĐKT là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn
bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm chủ yếu sau đây :
• Các chỉ tiêu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ
tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái
(cả vật chất và tiền tệ, cả vô hình lẫn hữu hình) .
• BCĐKT được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và
nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau.
• BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường
là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán.
1.1.- Cấu trúc (kết cấu) của BCĐKT :
Được chia làm 2 phần (có thể xếp dọc hoặc xếp ngang) theo mẫu đầy đủ hoặc mẫu rút gọn.
* Phần tài sản :
Phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo kết
cấu của tài sản và bao gồm 2 loại (A,B) mỗi loại gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản hiện có :
• Loại A : Tài sản lưu động - loại này phản ánh các khoản tiền, các khoản phải thu, hàng
tồn kho, tài sản lưu động khác và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
• Loại B : Tài sản cố định và đầu tư tài chính - loại này phản ánh toàn bộ tài sản cố định
(hữu hình và vô hình) các khoản đầu tư tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
* Phần nguồn vốn :
Phản ánh toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và nguồn vốn của chủ sở hữu và
bao gồm 2 loại (A,B).
• Loại A : Nợ phải trả - phản ánh toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

• Loại B : Nguồn vốn của chủ sở hữu - loại này phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh,
các khoản chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, các quĩ và lãi chưa sử dụng.
ở cả 2 phần, ngoài cột chỉ tiêu còn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu, cột số đầu
năm và cột số cuối kỳ.
Cần chú ý : cột số đầu năm và cuối kỳ chứ không phải đầu năm, cuối năm hay đầu kỳ, cuối kỳ.
Điều đó có nghĩa là ở BCĐKT các quí trong năm, cột số đầu năm đều giống nhau và là số liệu
của thời điểm cuối ngày 31/12 năm trước hoặc đầu ngày 1.1 năm nay. Còn cột số cuối kỳ là số
liệu ở thời điểm lập báo cáo trong năm.
Ngoài ra, BCĐKT còn có 7 chỉ tiêu ngoài bảng đó là :
1. Tài sản thuê ngoài.
2. Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ.
3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi.
4. Nợ khó đòi đã xử lý.
5. Ngoại tệ các loại.
6. Hạn mức kinh phí còn lại.
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có.
1.2. Các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến BCĐKT :
Các nghiệp vụ kinh tế ở doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú (có nhiều loại), nhưng xét về
ảnh hưởng của chúng đến BCĐKT tức là ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốn thì chỉ có 3 trường
hợp :
• Trường hợp 1 : các nghiệp vụ kinh tế chỉ ảnh hưởng đến các loại tài sản : làm loại tài
sản này tăng thêm đồng thời làm cho loại tài sản khác giảm bớt tương ứng : tổng số tài
sản không thay đổi.
Ví dụ : Rút tiền gửi ngân hàng về quĩ tiền mặt thì tiền gửi giảm bớt và tiền mặt tăng
tương ứng.
• Trường hợp 2 : chỉ ảnh hưởng đến nguồn vốn : làm cho nguồn vốn này tăng thêm đồng
thời làm cho nguồn vốn khác giảm bớt tương ứng. Tổng số nguồn vốn không thay đổi.
• Trường hợp 3 : ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn; làm cho loại tài sản tăng thêm
đồng thời cũng làm nguồn vốn tăng tương ứng. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn cùng
tăng thêm tương ứng hoặc làm cho loại tài sản giảm bớt tương ứng, tổng tài sản và tổng

nguồn vốn cùng giảm bớt một lượng như nhau.
1.3. Các nguyên tắc chủ yếu và phương pháp lập BCĐKT:
1.3.1. Các nguyên tắc chủ yếu khi lập BCĐKT :
• Nguyên tắc chung khi xây dựng mẫu BCĐKT :
+ Mẫu biểu đơn giản, thuận tiện cho việc ghi chép số liệu bằng lao động thủ công và sử
dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
+ Hệ thống các chỉ tiêu trên BCĐKT phải thiết thực, được sắp xếp theo trình tự khoa học
trong mối quan hệ cân đối, đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý của
đơn vị và của Nhà nước.
• Nguyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán :
+ Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài
sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ
phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế
toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
+ Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số
dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nọ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản
phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi.
+ Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài
khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần "tài sản",
nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần "nguồn vốn".
+ Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như
TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài
sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn
ghi ở phần "nguồn vốn", nhưng ghi theo số âm.
• Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT :
Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu của BCĐKT năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu kế
toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập BCĐKT sau khi đã khoá sổ. Cụ
thể :
* Đối với cột "đầu năm". Căn cứ số liệu cột "cuối kỳ" của BCĐKT ngày 31/12 năm

trước để ghi.
* Cột cuối kỳ : phương pháp lập khai quát có thể biểu diễn qua sơ đồ sau (kết cấu theo 2
phần xếp dọc) :

Phần tài sản Nội dung
Loại A Số dư nợ tài khoản loại 1 và loại 3
Loại B Số dư nợ tài khoản loại 2 ( nếu dư có ghi âm )
Tổng cộng tài sản Cộng loại A và B
Phần nguồn vốn
Loại A Số dư có tài khoản loại 3 và loại 1
Loại B Số dư tài khoản loại 4 ( nếu dư nợ ghi âm )
Tổng cộng nguồn vốn Cộng loại A và B
Chỉ tiêu ngoài bảng
Số liệu các tài khoản tạm thời (TK không có số dư) được qui tụ lại tài khoản loại 4 theo sơ đồ
sau :

1.3.2 Phương pháp lập BCĐKT cột số cuối kỳ cụ thể như sau :
BCĐKT là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối
vốn có của đối tượng kế toán. Mối quan hệ cân đối đó gồm 2 loại :
1- Quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung như quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn :
Tổng số tài sản = Tổng số các nguồn vốn
Tổng số tài sản = Tài sản lưu động + TSCĐ và đầu tư tài chính
Tổng số nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn của chủ sở hữu
Thông qua các quan hệ cân đối trên có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản, từng loại
nguồn vốn từ đó mà xác định được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định
về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng
giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị.
2- Quan hệ cân đối từng phần, cân đối bộ phận :
Thể hiện quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán : từng loại
vốn, từng nguồn vốn. Cụ thể :

+ Nguồn vốn chủ sở hữu
B nguồn vốn = A tài sản (I+II+IV+V+VI) + B tài sản
Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết điều đó có nghĩa là : Nguồn vốn của chủ sở hữu vừa đủ
trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng.
Trong thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp :
• Trường hợp 1 :
vế trái > vế phải
doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn hiện có của mình đã bị người khác chiếm
dụng vốn. Thể hiện trên mục III (các khoản phải thu) loại A - phần tài sản.
• Trường hợp 2 :
vế trái < vế phải
doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay
mượn. Thể hiện trên loại B - phần nguồn vốn. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh
doanh nếu chưa quá thời hạn thanh toán là điều bình thường, hay xảy ra.
Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tượng khác nên luôn xảy ra
hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm là tính chất hợp lý và hợp pháp
của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng.
B nguồn vốn + A (II) nguồn vốn = B tài sản
Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn định và an toàn về
mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn
vừa đủ. Tuy nhiên, trong thực tế có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau :
• Trường hợp 1 :
vế trái > vế phải
Điều đó cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài
trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn
hạn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn là tốt.
• Trường hợp 2 :
vế trái < vế phải
Cho thấy nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, doanh

nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn. Tình hình tài chính
của doanh nghiệp là không sáng sủa. Trường hợp này thể hiện khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn mới có thể
chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×