Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thu thuat chup canh dem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.14 KB, 9 trang )

Thủ thuật chụp ảnh đêm
Trong đa số trường hợp, chế độ chụp đêm trên các máy "ngắm và
chụp" được thiết kế với mục đích ghi lại những bức ảnh người đứng trước
đường chân trời của một thành phố về đêm.
Chụp ảnh đêm là một hình thức giải trí rất thú vị. Cho dù là trong một đêm
mùa hè ấm áp, hay trong một đêm đông lạnh giá khi cái lạnh làm cho ngay cả ánh
sáng cũng phải run lên, chụp ảnh vẫn giúp bạn có được cảm giác vui vẻ và là một
cách rất hay để khai thác khả năng của máy ảnh. Tất cả những thứ bạn cần có là
một giá đỡ chắc chắn và lịng kiên trì.
Bạn phải quyết định bố cục ảnh như thế nào với ánh sáng sẵn có, vùng ảnh
nào sẽ có độ sáng cao nhất, cân bằng ánh sáng bằng cách đặt camera ở vị trí sao
cho có thể tạo ra được một bức ảnh phản ánh đúng tâm trạng của mình.
Đối với những máy ảnh cao cấp thì việc chụp đêm có thể thực hiện dễ dàng
vì chúng cho phép điều chỉnh thời gian mở màn trập. Dòng máy ảnh "ngắm và
chụp" nghiệp dư cũng có chế độ chụp đêm, nhưng người chụp vẫn phải thiết lập
các thơng số chính xác trước khi chụp thì mới hy vọng có những kiểu ảnh xem
được.


Ảnh chụp ở chế độ phơi sáng tự động, thời gian phơi sáng 2 giây, độ mở
f2,8, ISO 200.
Trong đa số trường hợp, chế độ chụp đêm trên các máy "ngắm và chụp"
được thiết kế với mục đích ghi lại những bức ảnh người đứng trước đường chân
trời của một thành phố về đêm. Để đạt được điều đó, hầu hết máy ảnh ở chế độ
này sẽ tự động đưa đèn flash về chế độ đồng bộ chậm - giữ cho màn trập mở trong
thời gian ngắn sau khi đèn flash phát sáng. Ngồi ra, trong những tình huống như
vậy chế độ khử mắt đỏ cũng được huy động. Với những tình huống chụp phong
cảnh đêm, đèn flash cần phải được tắt đi để máy có thể tăng thời gian điều chỉnh
phơi sáng. Thời gian này có thể từ 2 đến 8 giây tuỳ loại máy. Với những camera
này, độ mở ống kính và tốc độ chụp sẽ được chọn tự động, trong khi đó người
chụp có thể tự lựa chọn một vài thông số khác.


Điều chỉnh lấy nét
Hệ thống lấy nét tự động của nhiều máy "ngắm và chụp" có thể gặp vấn đề
khi lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong những tình huống này, một số máy
sẽ mặc định khoảng cách lấy nét là vô cực. Tuy nhiên, nếu máy ảnh của bạn có
chế độ chụp phong cảnh có thể kết hợp đồng thời với chế độ chụp đêm thì việc lấy
nét chính xác là hồn tồn có thể.


Điều chỉnh độ phơi sáng
Khi camera tự động lựa chọn tốc độ chụp thì việc điều chỉnh thời gian phơi
sáng, một trong những yếu tố quan trọng đối với chụp ảnh đêm, sẽ khơng thực
hiện được. Bên cạnh đó, những máy có chế độ tự động hồn tồn có xu hướng
không ước lượng đủ thời gian mở màn trập trong những cú chụp đêm, vì hệ thống
đo sáng khơng thể hoạt động chính xác trong điều kiện ánh sáng yếu. Kết quả
thường thấy là ảnh trơng khá tối (như hình dưới đây).

Ảnh chụp ở chế độ phơi sáng tự động, thời gian phơi sáng 2 giây, độ mở
f2,8.
Bạn có hai sự lựa chọn thay thế để tăng độ sáng của hình ảnh với máy ảnh
nghiệp dư. Thứ nhất là tăng độ nhạy sáng của cảm biến ảnh. Tăng độ nhạy sáng
lên ISO 200, với thời gian phơi sáng không đổi, sẽ tạo ra một kiểu ảnh sáng hơn và
hấp dẫn hơn. Tăng lên đến ISO 400 sẽ làm ảnh sáng hơn nữa, nhưng cũng làm
tăng tỷ lệ nhiễu của ảnh. Vì các máy ảnh khác nhau phản ứng khơng giống nhau
đối với độ nhạy sáng, nên việc thử trước khi chụp thật là rất cần thiết.


Thế nhưng bạn vẫn phải cẩn thận. Một số máy không cho phép thay đổi độ
nhạy sáng ở chế độ chụp đêm để đảm bảo rằng tỷ lệ nhiễu được giữ ở mức tối
thiểu. Muốn chắc chắn, tốt hơn hết là bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng.
Cách thứ hai để tăng độ sáng của ảnh là tăng thông số bù sáng, nhưng hiệu

quả thường không đáng kể. Chọn độ bù sáng là +1EV, thậm chí là cao hơn, trong
tình huống chụp đêm có thể "ép" hệ thống đo sáng tự động của camera sử dụng tốc
độ chụp thấp nhất.
Điều chỉnh màu sắc

Ảnh chụp ở chế độ cân bằng trắng tự động.
Vào đêm, nguồn sáng chủ yếu thường là ánh sáng từ đèn (ở một số camera
nó được gọi là chế độ đèn Tungsten). Bạn nên chọn chế độ cân bằng trắng tương
ứng với loại nguồn sáng này để máy tái tạo màu sắc chính xác hơn.


Ảnh chụp ở chế độ cân bằng trắng đèn nóng sáng.
Như bạn thấy ở những ảnh trên, chế độ cân bằng trắng tự động thường tạo
ra những màu ấm hơn so với màu sắc được tạo ra ở chế độ đèn nóng sáng. Chọn
lựa chế độ nào là vấn đề sở thích cá nhân của mỗi người.
Thế nhưng, vẫn cần phải nhớ rằng đa số máy nghiệp dư đều chỉ có khả
năng chụp đêm giới hạn, và đương nhiên là những máy ảnh có thêm vài chức năng
sẽ cho ảnh có chất lượng tốt hơn.
Để chụp đêm, máy ảnh phải có tốc độ chụp tối thiểu là 15 giây, và cho phép
người chụp chọn tốc độ, đồng thời chụp được những kiểu ảnh không nhiễu ở độ
nhạy sáng ISO 100 hoặc thấp hơn, và tái tạo những bức ảnh ít nhiễu ở ISO 200.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn những máy ảnh có chức năng giảm nhiễu (được
kích hoạt khi tốc độ chụp lớn hơn một mức nào đó), cho phép giảm mức nhiễu
xuống đến mức thấp nhất có thể.
Cùng với nhiều thứ khác trong nghệ thuật nhiếp ảnh, một số hướng dẫn có
thể được đưa ra khi chụp ảnh, nhưng phần nhiều kết quả thu được sẽ phụ thuộc
vào loại camera được sử dụng, cũng như đối tượng được chụp. Những gợi ý sau
đây là cách thiết lập thông số trên một số loại máy ảnh.



Thứ nhất, vì chụp ảnh ban đêm mất tương đối nhiều thời gian, và cơ hội về
thời gian, thời tiết cũng như nhiều yếu tố khác không phải lúc nào cũng có, nên sẽ
là một biện pháp hay nếu bạn chụp nhiều ảnh với những thông số khác nhau để
chọn lựa những kiểu đẹp.
Thứ hai, nên tránh chế độ lập trình sẵn (Program Mode). Ngay cả những
máy ảnh có hệ thống đo sáng tiên tiến và có nhiều chế độ chụp cũng thường cho ra
những ảnh giống nhau khi chụp đêm với các chế độ cảnh chụp lập trình sẵn, chứ
chưa nói gì đến dịng máy "ngắm và chụp" nghiệp dư. Hầu hết các chế độ cảnh
chụp lập trình sẵn được thiết kế để chụp ban ngày, hoặc chụp với đèn flash. Vì thế
kết quả tốt nhất chỉ có thể đạt được khi bạn chọn chế độ phơi sáng chỉnh tay hay
ưu tiên tốc độ chụp (Shutter Priority).
Chụp hàng loạt ảnh tốt hơn là chỉ chụp một kiểu
Trong những ảnh dưới đây, chúng ta bắt đầu bằng một độ mở bất kỳ và độ
nhạy sáng ISO 50 để ít có nguy cơ bị nhiễu nhất. Sau mỗi kiểu ảnh, bạn lại tăng
thời gian phơi sáng lên một chút.

Thời gian phơi sáng 4 giây ( trái); thời gian phơi sáng 8 giây (phải).


Thời gian phơi sáng 15 giây (trái); thời gian phơi sáng 30 giây (phải).

Thời gian phơi sáng 60 giây.

Nhìn vào các kiểu trên, có thể dễ dàng chọn ra ảnh đẹp nhất. Đó là kiểu tái
hiện rõ nét đối tượng và phù hợp với thị hiếu của người chụp. Nhưng qua đó có
thể thấy rằng thời gian phơi sáng càng lâu thì lượng ánh sáng lấy vào cảm biến
càng nhiều và độ sáng của ảnh càng cao.


Nếu máy ảnh của bạn cho phép thực hiện việc phơi sáng trong thời gian dài

thì bạn nên chụp nhiều ảnh, nhưng với độ mở nhỏ hơn. Thực ra, rất hiếm máy có
tốc độ chụp tối thiểu tính bằng phút, thường chỉ là giây. Khi chụp đêm với độ mở
ống kính nhỏ, độ nhạy sáng thấp thì thời gian phơi sáng ít nhất phải là 1 phút.
Nhìn chung, nếu chọn độ mở ống kính là f8 hoặc f10 thì ảnh sẽ đẹp hơn khi
lấy nét ở vơ cực. Khi đó, độ nét ở các rìa ảnh sẽ cao hơn so với khi chụp với độ
mở ống kính rộng hơn.
Giả sử máy ảnh của bạn cho phép điều chỉnh phơi sáng trong thời gian dài
với độ mở nhỏ, bạn vẫn nên chụp thêm nhiều ảnh, bắt đầu với thời gian phơi sáng
là 5 giây, sau đó là 15, 30 giây, 1 phút và 1,5 phút và chọn ISO tương đối thấp. (Ở
giá trị ISO lớn hơn, thời gian cho mỗi lần điều chỉnh độ phơi sáng có thể rút ngắn
đi). Chế độ Bulb tỏ ra khá hiệu quả trong tình huống này và mỗi kiểu có thể được
định giờ bằng đồng hồ.

Ảnh chụp ở độ mở f8, ISO 50, thời gian phơi sáng 1 phút.
Một thực tế là hầu hết máy ảnh nhỏ gọn chỉ có thời gian phơi sáng giới hạn.
Do độ mở ống kính nhỏ hơn thì thời gian phơi sáng của máy dài hơn nên khi chụp


đêm bạn nên chọn độ mở ống kính hợp lý để thời gian phơi sáng không vượt quá
giá trị tối đa của máy nhưng cũng phải đủ để lấy được nhiều ánh sáng.
Một chú ý cuối cùng: không nên dựa vào màn hình LCD để đánh giá độ
sáng thực của ảnh. Màn hình có ánh sáng nền và do đó thường có độ sáng cao hơn
ảnh thật. Hơn nữa, vào ban đêm, khi mà mắt người chụp đã trở nên quen với mơi
trường thiếu sáng, ảnh trên màn hình trơng có vẻ sáng hơn nên bạn càng dễ bị
đánh lừa. Thật ra, nếu có thể, độ sáng màn hình nên được giảm xuống khi sử dụng
máy ảnh vào ban đêm.
Bạn cũng cần phải luôn luôn nhớ rằng, cách tốt nhất để biết được cần làm
gì với một máy ảnh là thực nghiệm, học từ thực tế, và bạn sẽ tìm thấy những điều
thú vị khi thử nghiệm.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×