Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN DOT BIEN GEN DANH CHO HOC SINH LOP 12t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.44 KB, 15 trang )

SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH LONG
TRƯỜNG THPT VĨNH LONG

TÔ : SINH – CÔNG NGHỆ

Sáng kiến kinh nghiệm

“ĐỘT BIẾN GEN
NỘI DUNG DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 12
KHỐI TỰ NHIÊN”

Người thực hiện: DƯƠNG HUỲNH YẾN LINH

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 1


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”
Vĩnh Long- tháng 3 năm 2020

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 2


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..........................................................................................................3


1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................................................3
2. Mô tả nội dung SKKN:...............................................................................................................3
II.
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:...................................................................................................3
1. Giải pháp1:..................................................................................................................................3
2. Giải pháp 2..................................................................................................................................6
3. Bài tập tự rèn:..............................................................................................................................8
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC..........................................................................................................13
IV.
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:.............................................................................................13

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “ĐỘT BIẾN GEN-NỘI DUNG DÀNH CHO LỚP 12
KHỐI TỰ NHIÊN ”

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 3


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

Thời gian thực hiện: học kì II : năm học 2019- 2020
Địa điểm:

Trường THPT Vĩnh Long.

Áp dụng : lớp 12T4
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình sinh học phổ thơng kiến thức về di truyền học chiếm vị trí rất
quan trọng, quan trọng bởi lẽ: Chiếm tỉ lệ câu hỏi khá cao, mặt khác các câu hỏi bài
tập thì khó và hóc búa. Đột biến gen là một nội dung các em học sinh cũng phải tìm
tịi, phát hiện ra các vấn đề mới và khó. Thế nhưng số tiết trong phân phối chương
trình hạn hẹp khơng đủ thời gian để học sinh tìm hiểu và giải bài tập nhanh chóng
được. Để phân tích điều này tơi đã chọn viết chun đề:“Đột biến gen: nội dung dành
cho học sinh lớp 12 tự nhiện”.
Mục đích:
- Xây dựng được hệ thống kiến thức cơ bản theo trật tự logic, thống nhất được nội
dung kiến thức của sách nâng cao và sách cơ bản (vấn đề về khái niệm thể đột biến)
- Xây dựng được một số công thức tổng quát phục vụ luyện thi đại học.
- Bước đầu xây đựng được một số câu hỏi và bài tập vận dụng có lời giải để thấy rõ
bản chất của đột biến gen.
2. Mô tả nội dung SKKN:
“Đột biến gen: nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”.Chúng ta cần tìm
hiểu hệ thống hóa kiến thức lại một cách logic và khái qt nhất. Sau đó cần đưa ra
các cơng thức tốn cho mỗi dạng, bài tập áp dụng cụ thể ở dạng tự luận và trắc
nghiệm.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giải pháp1: Hệ thống hóa kiến thức về đột biến gen

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 4


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”


a. Khái niệm đột biến gen:
Là những biến đổi nhỏ trong cấu của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số
cặp nucleotit.
- Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp (10-6 – 10-4).
- Nhân tố môi trường gây ra đột biến gọi là tác nhân gây đột biến.
- Các cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến.
- Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen từ đó tạo ra alen mới so với dạng ban đầu. ví
dụ: Ở ruồi giấm gen A qui định mắt đỏ, sau khi bị đột biến tạo thành gen a qui định mắt
trắng
b. Nguyên nhân của đột biến gen.
* Nguyên nhân bên ngồi: Do các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học như:
+ Tia tử ngoại
+ Tia phóng xạ
+ Chất hoá học
+ Sốc nhiệt
+ Virut..
* Nguyên nhân bên trong:
Rối loạn sinh lí sinh hố trong tế bào.
c. Các dạng đột biến gen (chỉ đề cập đến đột biến điểm)
- Thay thế một cặp nucleotit.
- Thêm hoặc mất một cặp nucleotit.
* Một cách phân loại đột biến gen khác: Dựa vào sự thay đổi của axit amin trong chuỗi
polipeptit đột biến, người ta chia ra các dạng đột biến điểm sau:
Đột biến câm: những đột biến không làm thay đổi axit amin trong chuỗi polipeptit

Đột biến sai nghĩa (nhầm nghĩa): làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipepetit
Đột biến vô nghĩa: làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm, là chuỗi polipeptit không được
tổng hợp.
d. Cơ chế phát sinh đột biến gen
* Sự kết cặp không đúng trong nhân đơi ADN

Cơ chế : Bazơ nitơ thuộc dạng hiếm, có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi khiến
chúng kết cặp không đúng khi nhân đôi.
+ Guanin dạng hiếm (G*) liên kết với Timin (kết cặp sai): G*-X  G*-T  A-T

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 5


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

+ Adenin dạng hiếm (A*) liên kết với X: A*-T  A*-X  G -X
* Tác động của các nhân tố đột biến
- Tác nhân vật lí (tia tử ngoại): Hai bazơ Timin liền nhau trên cùng một mạch liên kết
với nhau (gọi là dimer Timin) gây nên đột biến gen.
- Tác nhân hoá học (5BU – 5-Brom Uraxin – là chất đồng đẳng của Timin): Thay thế
cặp A-T bằng G-X: A-T  A-5BU  G-5BU*  G-X
- Tác nhân sinh học (1 số virut) : Virut Hecpec, virut viêm gan B...
c. Sự biểu hiện của đột biến gen.
- Đột biến giao tử:
Đột biến phát sinh trong quá trình hình thành giao tử, qua thụ tinh đột biến đi vào hợp
tử và truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính, nếu là đột biến trội thì sẽ biểu hiện
ngay ra kiểu hình, nếu là đột biến lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi kiểu gen ở trạng
thái đồng hợp lặn.
- Đột biến tiền phôi:
Xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (giai đoạn từ 2-> 8 phôi bào)
truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
- Đột biến xôma:
Đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên trong một
mô.

+ Nếu là đột biến trội thì biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo thể khảm (đột biến này
nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng, không di truyền qua sinh sản hữu tính).
+ Nếu là đột biến lặn thì sẽ khơng biểu hiện ra kiểu hình và mất đi khi cơ thể chết.
d. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
* Hậu quả của đôt biến gen.
- Đột biến gen làm thay đổi trình tự nucleotit trên ADN ->biến đổi cấu trúc mARN ->
biến đổi cấu trúc prôtêin ->thay đổi đột ngột về 1 hay 1 số tính trạng.
+ Nếu là đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nucleotit -> số lượng, thành phần, trình tự axit
amin trong protein bị đọc sai kể từ điểm xảy ra đột biến trở về sau.
+ Nếu là đột biến thay thế 1 cặp nucleotit thì chỉ thay thế 1 axit amin trong protein
tương ứng, cũng có thể làm thay đổi số lượng axit amin nếu xuất hiện sớm mã kết
thúc.
- Đa số đột biến gen là có hại, giảm sức sống của thể đột biến, đột biến gen làm rối
loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Mức độ gây hại của đột biến gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như tổ hợp
gen.
- Một số đột biến gen có lợi hoặc trung tính.

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 6


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

Ví dụ: Ở Người bênh hồng cầu hình liềm là do đột biến gen trội thay thế 1 cặp
nucleotit: A-T = T-A trong gen tổng hợp Hemoglobin làm cho axit amin thứ 6 trong
chuỗi β là glutamic bị thay thế bằng valin -> hồng cầu từ dạng tròn thành dạng liềm->
dễ vỡ -> nhồi máu-> tử vong.
- HbS HbS – bị bệnh: Chết trước tuổi trưởng thành.

- HbS Hbs – bị bệnh nhẹ: Kháng được bệnh sốt rét ( Vi trùng sốt rét không thể sử
dụng HbS làm chất dinh dưỡng).
- Hbs Hbs- Không bị bệnh (nhưng dễ mắc bệnh sốt rét)
* Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
- Đối với tiến hoá : Làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá
và chọn giống.
- Đối với thực tiễn: Đột biến nhân tạo có tần số cao, có định hướng tạo nguồn
nguyên liệu tốt phục vụ cho đời sống con người (đột biến gen đặc biệt có hiệu quả ở
thực vật và vi sinh vật).
2. Giải pháp 2: Một số dạng bài tập đột biến gen thường gặp và bài tập mẫu:
Dạng 1. Cho biết dạng đột biến, xác đinh sự thay đổi về liên kết Hidro, chiều dài
và cấu trúc của phân tử protein
TH1: Đột biến gen không làm thay đổi chiều dài, số Nu của gen không đổi
và:
- Số liên kết hidro không đổi, khối lượng không đổi , số aa thay đổi 1<=> đột
biến dạng thay thế Nucleotit cùng loại (A-T thành T-A hoặc G-X thành XG).
- Số liên kết hidro (H) thay đổi chỉ 1 liên kết<=> đột biến dạng thay thế
Nucleotit khác loại ( A-T thành G-X hoặc G-X thành A-T).
 Đột biến thay thế chỉ làm thay đổi 1bộ 3 tại vị trí xảy ra đột biến có
thể làm thay đổi 1 aa.
TH 2: Đột biến làm thay đổi chiều dài
- Đột biến làm tăng chiều dài 3,4 A0, và số liên kết hidro tăng, sô Nu của
gen tăng 2  đột biến thêm 1 cặp Nucleotit (tăng 2H thêm cặp A-T, tăng
-

3H thêm cặp G-X),
Đột biến làm giảm chiều dài 3,4 A0, và số liên kết hidro giảm, số Nu của
gen giảm 2  đột biến mất 1 cặp Nucleotit (tăng 2H thêm cặp A-T, tăng
3H thêm cặp G-X)
 Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp Nu,có thể làm chuỗi aa thay đổi từ vị trí


đột biến trở về sau.
Ví dụ1 : một gen cấu trúc dài 0,408mm. Do đột biến thay thế một cặp Nu A-T bằng một
cặp G_X .
a. Hãy cho biết gen đột biến thay đổi số liên kết hidro như thế nào?
Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 7


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

b. Nếu đột biến ở vị trí thứ 363 đã làm cho mã bộ ba tại đay trở thành mã
không qui định aa nào. Hãy cho biết phân tử protein do gen đột biến tổng
hợp có bao nhiêu aa.
Hướng dẫn: đột biến thay thế A_T thành G-X làm tăng 1 liên kết hidro
Vị trí Nu 363 thuộc bộ ba thứ 363:3=121 số aa do gen ĐB tổng hợp là
121-1=120 (tính cả aa mở đầu)
Ví dụ 2: Một gen có cấu trúc được bắt đầu như sau:
3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT …5’
5’ ATG GTT AAG TGT AGT GAA …3’
Phân tử protein do gen đột biến tổng hợp thay đổi ra sao trong các TH sau:
a. Thay đổi một cặp ở vị trí thứ 2 là A-T bằng G-X
b. Mất một cặp X_G ở vị trí thứ 4.
Hướng dẫn
a. Thay đổi một cặp ở vị trí thứ 2 là A-T bằng G-X là thay ở vị trí mã mở đầu nên
khơng làm thay đổi trình tự aa nào trong phân tử
b. Mất một cặp X_G ở vị trí thứ 4 sẽ làm thay đổi tồn bộ aa trong chuỗi
polipeptit từ sau aa mở đầu.
Dạng 2: Thay đổi số liên kết hyđrô và axit amin, xác định dạng đột biến và số Nu

mỗi loại của gen đột biến, số liên kết hiđrô ...
- Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài, số liên kết Hidro, số aa nhưng thay
đổi 1 loại aa  thay thế 1 cặp Nu cùng loại
- Đột biến gen không thay chiều dài nhưng
+ Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng AT thay bằng GX;
+ Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng GX thay bằng AT.
- Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong ba bộ 3: UAG, UGA, UAA => Vị trí kết
thúc dịch mã.
- Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong các bộ 3 AUG, UAG, UGA, UAA => Thay
đổi axit amin
Lưu ý: Các công thức phần vật chất di truyền phân tử.
Ví dụ 1. Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêơtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số
nuclêơtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng
không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrơ của gen a.
Hướng dẫn giải bài tập
- Đột biến không thay chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp
nuclêôtit khác
NA = 4080x2/3.4 = 2400.
A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 - 720x2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5.

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 8


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

- Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng GX.
- Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1
=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.

=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719x2 + 481x3 = 1438 + 1443 = 2881.
Ví dụ 2. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrơ là 1670, bị đột biến thay thế
một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B
một liên kết hiđrơ. Tính số nuclêơtit mỗi loại của gen b.
Hướng dẫn giải bài tập
- Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.
- Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3x390)/2 = 250.
Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.
Ví dụ 3. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số
nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp
gen Dd nguyên phân một lần, xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung
cấp cho cặp gen này nhân đơi.
Hướng dẫn giải bài tập
- Ta có A=T = 30% => G =X = 20% => A = 1,5G
- 2A+ 3G = 3600 => 2x1,5G+ 3xG = 3600 => G=600 =X; A = T =900.
- Gen d có A = T = 899; G = X = 600
3. Bài tập tự rèn:
a.Bài tập tự luận
Câu 1. Một gen có 3000 liên kết hiđrơ và có số nuclêơtit loại guanin (G) bằng hai lần số
nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85. Biết
rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêơtit loại xitơzin (X) . Số nuclêơtit loại A và G
của gen sau đột biến là bao nhiêu?.
Câu 2. Một gen có chiều dài 51000A0. Trên mạch 1 của gen có A = 250, T = 650 Nu.
Sau đột biến số liên kết hydro của gen là 3600. Cho răng đột biến xảy ra ở không quá 1
cặp nucleotit của gen.
Xác định:
a. Số liên kết hydro sau đột biến và dạng đột biến gen
b. Giả sử gen đột biến nhân đôi 5 đợt liên tiếp. Xác định số lượng nucleotit từng loại
mơi trường cung cấp cho q tình trên.
Câu 3. Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số

nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng
không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrơ của gen
Câu 4. Một gen có 4800 liên kết hiđrơ và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới
Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 9


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

có 4801 liên kết hiđrơ và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêơtit mỗi loại của gen
ban đầu và gen sau đột biến.
Câu 5. Gen A có 150 chu kì xoắn và có số LK H là 3600. Gen A bị đột biến thành gen a.
Khi gen A và gen a cùng tái bản 4 lần thì mt nội bào cung cấp số nucleotit cho gen A
nhiều hơn gen a là 90 nucleotit
a. Tính số nucleotit mỗi loại của gen A và gen a nếu đột biến làm mất 6 LK H
b. Xác định mức độ ảnh hưởng của chuỗi polipeptit do gen a tổng hợp so với gen A biết
đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
Câu 6: Một mạch đơn mang mã gốc ở 1 đoạn giữa của 1 gen cấu trúc có trình tự các
nucleotit như sau: AXA - ATA - AAA - XTT - XTA - AXA - GGA - GXA - XXA
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1. Nếu T ở vị trí mã bộ mã số 5 bị thay thế bởi G thì có ảnh hưởng gì tới cấu trúc bậc I của

đoạn polipeptit tương ứng được tổng hợp? Khi quá trình tự sao liên tiếp 3 đợt từ đoạn gen
đột biến này đã tăng thêm và giảm đi từng loại nucleotit lấy từ môi trường tế bào so với
đoạn gen chưa đột biến cũng có số đợt tự sao tương ứng là bao nhiêu?
2. Nếu T ở vị trí mã bộ ba số 5 bị mất thì cấu trúc bậc I của đoạn polipeptit được tổng hợp
sẽ như thế nào? So với trường hợp đầu thì đột biến nào xảy ra nghiêm trọng hơn?
Như vậy so với trường hợp đột biến thay thế nói trên thì dạng đột biến này xảy ra nghiêm
trọng hơn.
Câu 7. Một gen B có khối lượng 450 000 đvC, có hiệu số giữa nucleotit loại X và một loại
nucleotit khác bằng 20% số nucleotit của gen.
1. Gen B đợt biến thành gen b1 làm cho gen b1 nhiều hơn gen B 1 liên kết H. Xác định số
nucleotit từng loại của gen b1.
2. Gen B đợt biến thành gen b2 làm cho gen b2 ít hơn gen B 2 liên kết H. Xác định số
nucleotit từng loại của gen b2.
Câu 8. Gen D dài 4080 A0. Gen D đột biến thành gen d. Khi gen d tự sao 1 đợt đã lấy từ
môi trường nội bào 2398 nucleotit. Xác định dạng đột biến nói trên?
Câu 9. Gen B có 500A và 1000G. Gen B đột biến thành gen b, nhưng số lượng nucleotit
của 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có tỉ lệ A/G = 50,15%. Xác định kiểu đột biến gen.
b. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường
hợp thay thế nuclêơtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn
B. động vật nguyên sinhC. 5BU
D. virut
hecpet


Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 10


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

Câu 3. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường
hợp thay thế nuclêơtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa
aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và
AAU cùng mã cho asparagin)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
*
*
Câu 4. Gen ban đầu có cặp nuclêơtit chứa A hiếm (A ) là T-A , sau đột biến cặp này sẽ biến
đổi thành cặp
A. T-A
B. A-T
C. G-X
D. X-G
Câu 5. Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến
phải qua
A. 1 lần nhân đôi.
B. 2 lần nhân đôi.
C. 3 lần nhân đôi.
D. 4 lần
nhân đôi.

Câu 6. Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T
B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A
D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 7. Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu
trúc của protein tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
B. Thêm một cặp nuclêôtit.
D. Thay thế một cặp nuclêôtit
Câu 8. Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen
A. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử
C. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Câu 9. Gen ban đầu có cặp nuclêơtit chứa G hiếm (G*) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến
đổi thành cặp
A. T-A
B. A-T
C. G-X
D. X-G
*
*
Câu 10. Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G ) là G -X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi
thành cặp
A. G-X
B. T-A
C. A-T
D. X-G

Câu 11. Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
A. tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C. tổ hợp gen mang đột biến.

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 11


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 12. Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể
A. làm thay đổi tồn bộ axit amin trong chuỗi pơlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pơlypeptit do gen đó chỉ huy tổng
hợp.
C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pơlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pơlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 13. Đột biến thay thế một cặp nuclêơtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không
làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp
A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
Câu 14. Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đơi do có
A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.
B. vị trí liên kết hidrơ bị thay đổi.
C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.
D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.

Câu 15. Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:
A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu.
B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.
Câu 16. Đột biến thay thế một cặp nuclêơtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương
ứng
A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.
B. ngắn hơn so với mARN bình thường.
C. dài hơn so với mARN bình thường.
D. có chiều dài khơng đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
Câu 17. Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là
A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A
B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A
C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X
D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X
Câu 18. Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 19. Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 12


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”


A. đột biến
B. đột biến gen. C. thể đột biến.
D. đột biến điểm.
Câu 20. Nếu gen ban đầu có cặp nu. chứa A hiếm (A*) là A*-T, thì sau đột biến sẽ biến đổi
thành cặp
A. T-A
B. G-X
C. A-T
D. X-G
Câu 21. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm ngừng trệ q trình phiên mã, khơng tổng hợp được prơtêin.
B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật khơng kiểm sốt được q trình tái bản
của gen.
C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prơtêin.
Câu 22. Điều nào dưới đây khơng đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen ln gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen là nguồn ngun liệu cho q trình chọn giống và tiến hố.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 23. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. mối quan hệ giữa kiểu gen, mơi trường và kiểu hình.
B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
C. sức đề kháng của từng cơ thể.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 24. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình
thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến
điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. mất một cặp nuclêơtit ở vị trí thứ 80.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D. thêm một cặp nuclêơtit vào vị trí 80.

Câu 25. Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thơng tin
mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrơ giữa G
với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong
một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đơi sau
đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
A. 179.
B. 359.
C. 718.
D. 539.
Câu 26. Trên vùng mã hóa của một gen khơng phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp
nuclêơtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prơtêin do gen này điều khiển tổng hợp
bị thay đổi như thế nào so với prơtêin bình thường?
A. Prơtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.
B. Prơtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 13


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”

C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.
D. Prơtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.
III.KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Khi học về Đột biến gen, các em rất lúng túng về các dạng bài tập. Tuy nhiên sau khi áp
dụng ở lớp 12T4, các e bắt đầu yêu thích kiến thức đột biến gen và giải bài tập nhanh
hơn. Đây là nền tảng quan trọng để giải bài tập trong chương trình sinh học phân tử ở lớp
12 và bài tập ở kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.
IV.KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Tuy đề tài tôi nghiên cứu mới chỉ áp dụng được trên một phần rất nhỏ của sinh học
nhưng do thời gian có hạn nên tơi chưa có thời gian để mở rộng đề tài của mình. Hy vọng
rằng trong thời gian tới tơi sẽ hồn thiện đề tài của mình và ngày một mở rộng hơn để có
thể hoàn thiện các phương pháp giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm trong sinh học
trên tất cả các vấn đề và nội dung được nghiên cứu trong chương trình học THPT nhằm
mục đích kích thích được hứng thú và sự say mê trong học tập bộ môn, đồng thời học
sinh biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các bài tập có liên quan.
Trên đây là đề tài mà tơi nghiên cứu và trình bày đến quý thầy, cô giáo đồng nghiệp trong
tổ bộ môn. Rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy, cơ để tơi có thể hồn thiện đề tài
của mình ngày một tốt hơn và mở rộng hơn trong thời gian tới.
Vĩnh Long , ngày 18 tháng 3 năm 2020
Người viết

Dương Huỳnh Yến Linh

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 14


SKKN “Đột biến gen: Nội dung dành cho học sinh lớp 12 khối tự nhiên”
Đánh giá của Hội đồng Khoa học trường THPT Vĩnh Long
1.Nhận xét:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Xếp loại:…………………
Xác nhận của tổ chuyên môn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Tổ trưởng

Phạm Thị Kiều Liên

…………………………

Đánh giá của Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Long
1.Nhận xét:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Xếp loại:…………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

…………………………

Giáo viên: Dương Huỳnh Yến Linh

Trang 15



×